Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch) của đoàn thị điểm từ góc nhìn và thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.49 KB, 20 trang )

Đề tài: Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch) của
Đoàn Thị Điểm từ góc nhìn và thể loại.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.......................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................2
5. Bố cục.....................................................................................................................2
NỘI DUNG.................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ......................................................................2
1.1. Tác giả.............................................................................................................2
1.2. Tác phẩm.........................................................................................................2
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG.........................................................................................3
2.1. Đặc trưng về thể loại ngâm khúc...................................................................3
2.2 Nhân vật hồi tưởng quá khứ...........................................................................5
2.3 Nhân vật than oán thực tại.............................................................................6
2.4 Nhân vật ý thức về quyền hạnh phúc...........................................................11
2.5. Đặc trưng thể loại ngâm khúc qua phương diện nghệ thuật Chinh phụ
ngâm khúc............................................................................................................ 12
2.5.1 Kết cấu nghệ thuật...................................................................................12
2.5.2. Không gian, thời gian nghệ thuật..........................................................13
2.5.3 Thể thơ.....................................................................................................16
2.5.4 Ngôn ngữ nghệ thuật..............................................................................16
2.5.5 Nhân vật..................................................................................................17
KẾT LUẬN.................................................................................................................18


MỞ ĐẦU



1. Lý do chọn đề tài
Trong nền văn học Việt Nam, văn học trung đại luôn giữ một vị trí quan trọng và thu
hút được rất nhiều người tìm tòi, nghiên cứu. Khi nhắc đến thời kỳ phong kiến hay thời
kỳ trung đại, có rất nhiều từ gắn liền đằng sau như “mục nát”, “thối nát”,...Nhưng với
quan điểm của riêng em, mỗi một thời kỳ đều có mặt tốt và mặt chưa tốt. Trung đại
Việt Nam cũng vậy. Nhưng không thể không công nhận nền văn học trung đại Việt
Nam đã có rất nhiều những tác gia nổi bật, nổi tiếng, trở thành biểu tượng như đại thi
hào dân tộc “Nguyễn Du”, hay bà chúa thơ nôm “Hồ Xuân Hương”,... Hơn nữa, văn
học trung đại cũng chính là nền tảng để văn học hiện đại sau này tiếp thu và phát triển
tạo dựng được sự thành công vang dội, khẳng định vị trí của mình. Trong văn học trung
đại, nổi bật nhất là văn học chữ Nôm, được diễn ra từ cuối thế kỷ XVIII đến hết thời kỳ
văn học trung đại. Phần lớn các tác phẩm văn học viết dưới dạng chữ Nôm là các thể
loại như ngâm khúc, hát nói, truyện thơ; nổi bật nhất có lẽ là ngâm khúc. Tác phẩm tiêu
biểu cho thể loại ngâm khúc là tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm. Bài
ngâm cho đến nay vẫn còn là đề tài được nhiều nhà phân tích, phê bình văn học chọn
để nghiên cứu. Các đoạn thơ trong bài ngâm cũng được chọn lọc để đưa vào các
chương trình giảng dạy tồn dân cho các cấp trung học. Thấy được tầm quan trọng
cũng như sức hấp dẫn và ý nghĩa của tác phẩm, nên em đã chọn đề tài này làm bài tập
lớn.
2. Lịch sử vấn đề
Tác giả Đoàn Thị Điểm và tác phẩm “Chinh phụ ngâm” đã có một chỗ đứng nhất định
trong văn học trung đại, mà hầu như không có một tác phẩm nào có thể thay thế được.
Bởi vậy, đã có rất nhiều bài nghiên cứu về tác giả cũng như các biện pháp nghệ thuật
được tác giả sử dụng trong tác phẩm ngâm khúc này. Với niềm u thích mơn học Văn
học dân gian cũng như rất thích tác phẩm ngâm khúc của bà Đồn Thị Điểm nên em
xin đóng góp một chút cơng sức nhỏ bé của mình thơng qua việc phân tích tác phẩm
này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1


Như đã trình bày ở trên, em lấy tác giả Đoàn Thị Điểm và các tác phẩm “Chinh phụ
ngâm” nổi bật của bà làm đối tượng nghiên cứu.

4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng kiến thức đã được học về văn học hiện đại, phong cách nghệ thuật của tác
giả văn học để đi tìm hiểu về nhà văn Nam Cao.
5. Bố cục
Ngồi phần mở đầu và kết luận thì bài tiểu luận này cịn có các chương sau
Chương 1. Giới thiệu
Chương 2. Nội dung

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
1.1. Tác giả
Tác giả Đoàn Thị Điểm là người phụ nữ vừa đẹp người, vừa đẹp nết. Theo như ghi
chép, tên hiệu của bà là Hồng Hà, sinh năm 1705 và mất năm 1748. Bà nổi bật với tài
thêu thùa, may vá, lại thêm cả tài bốc thuốc. Bà có suy nghĩ riêng và tiếng nói riêng
cho cuộc đời của mình. Sẵn sàng từ chối mọi cuộc hôn nhân mai mối của rất nhiều nhà
quyền quý lúc bấy giờ. Cuộc sống của bà khá vất vả khi người cha và anh cả đều mất
sớm. Cơng việc nhà bà phải một mình cáng đáng lo liệu. Bản thân cũng phải làm nhiều
ngành nghề để có đủ tiền ni dưỡng mẹ già và các cháu nhỏ. Trong số các nghề, bà có
làm nghề dạy học mà đây lại là nghề xưa nay chỉ dành cho người đàn ông. Từ chối
nhiều mối hỏi của nhà quyền quý nhưng đến năm 37 tuổi bà lại chấp nhận làm vợ thứ
của tiến sĩ góa vợ, ơng Nguyễn Kiều. Tuy nhiên hưởng cuộc sống chưa được bao lâu
thì chồng bà phải đi sứ Trung Hoa. Trong khoảng thời gian xa chồng ( ba năm), bà đã
sáng tác ra bản diễn nôm “Chinh phụ ngâm”, một tác phẩm ghi dấu ấn sự nghiệp văn
học của bà đến tận bây giờ.

2


1.2. Tác phẩm
“Chinh phụ ngâm” là tác phẩm được viết theo lối văn vần của tác giả Đặng Trần Côn.
Sau đó được tá giả Đồn Thị Điểm dịch lại bằng thơ Nôm, viết theo thể loại ngâm khúc
với thể thơ song thất lục bát. Bản dịch của bà Đoàn Thị Điểm vẫn được cho là bản dịch
phổ biến nhất, có nhiều quan điểm cho rằng bản dịch còn nổi tiếng hơn so với bản gốc.
Tuy nhiên, bản dịch sang thơ Nôm này cũng khiến nhiều nhà nghiên cứu tranh cãi. Sau
cùng, bản dịch đã trở thành áng văn thơ cổ điển đóng góp cho nền văn học trung đại
Việt Nam. Trong tác phẩm là giá trị nội dung, nghệ thuật sâu sắc. Tác phẩm nói lên nỗi
lịng, nỗi vất vả, đáng thương của những người phụ nữ phải xa chồng, thậm chí là mất
chồng từ rất sớm vì chiến tranh trong xã hội phong kiến. Ngoài ra, tác phẩm cũng thể
hiện khát khao cháy bỏng về hạnh phúc, ước mơ sum họp gia đình và lên án chiến
tranh phong kiến đã tước đoạt đi niềm hạnh phúc của con người.

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG
2.1. Đặc trưng về thể loại ngâm khúc
Ngâm khúc là thể loại trữ tình trường thiên của riêng văn học Việt Nam. Thể
loại trừ tình này có khối lượng tương đối lớn. Một tác phẩm có dung lượng từ trăm câu
thơ đến vài trăm câu thơ cũng có. Nó được viết theo thể loại văn vần, theo thể song thất
lục bát. Ngâm khúc là lời bộc bạch của nội tâm, diễn tả nỗi buồn của nhân vật trữ tình.
Đặc trưng ở thể loại này là nhân vật trữ tình trong tác phẩm đều được xây dựng
bằng hình thức độc thoại nội tâm. Nhân vật nó có thể do người thi sĩ tự tạo ra, tưởng
tượng ra; cũng có thể là chính người thi sĩ thơng qua tác phẩm văn chương để nói thay
lịng mình. Thêm nữa, các nhân vật ấy đều có điểm chung chính là cảnh ngộ thê lương.
Trong “Chinh phụ ngâm”, là lời xót thương, ai oán của người phụ nữ vốn đang có cuộc
sống ấm no, hạnh phúc bên chồng thì chiến tranh nổ ra, người phụ nữ phải từ biệt
chồng để chồng xông pha ra nơi chiến trận, mãi không thấy quay về. Hay trong “Cung
oán ngâm khúc” lại là sự đau khổ đến thấu tâm can của một người con gái, vốn có xuất

thân là một cung nữ. Nàng có vẻ đẹp trẻ trung nên đã được vua sủng ái. Nhưng vua là
người đàn ơng mà ba nghìn giai nhân chốn hậu cung khơng tiếc gì mà đều muốn tranh
giành, lấy lịng. Vậy nên, sự sủng ái yêu thương, những lời hứa hẹn đường mật của nhà
vua dành cho nàng cũng chỉ là thoáng qua một thời gian. Lúc đầu, nàng sống trong
3


hạnh phúc, sống trong tình yêu của nhà vua nhưng rất nhanh, sau đó, nàng lại bị chính
người đàn ơng cho nàng tất cả ruồng bỏ, phụ bạc. Ở trong chốn cung đình hoa lệ nhưng
nàng ln khóc thương cho số mệnh của mình. Cịn trong “Ai tư vãn” lại là tiếng khóc
mà viết nên thơ của một vị hồng hậu quyền q, tài sắc, thơng minh khóc cho chồng
của mình. Chồng của bà là một vị anh hùng hào kiệt của nhân tộc, tài năng xuất trúng
nhưng vì một căn bệnh lạ mà đột ngột qua đời. Và có cả tiếng lịng trần tình, lời bộc
bạch khi bị oan của một nhà nho giáo tri thức, tuy nghèo nhưng giàu nhân văn. Trong
gia đình của ơng, có người chú chống lại vua và triều đình. Điều này đã khiến cho cả
gia đình ơng liệt vào tội chu di. Cha của ơng đang làm quan, mà vì thế cũng bị tước
chức, bị bắt và áp giải về Kinh. nhưng trên đường đi đã tự vẫn. Về bản thân của nhà tri
thức này, dù đã cố tránh nhưng bản thân vẫn bị vướng vào cảnh từ đầy. Các tác phẩm
ngâm khúc được ví dụ ở trên đều khác nhau về hồn cảnh, về xuất thân, giai cấp của
mỗi người. Nhưng tựu chung lại, họ đều mang trong mình một nỗi đau, một niềm mất
mát mà khơng ngơn từ nào có thể diễn tả được hết. Bởi vật, tác phẩm ngâm khúc nào
cũng có chung một nội dung. Đó là lời bộc bạch tâm trạng của con người về bi kịch
cuộc đời mình. Khóc thương ai ốn cho chính số phận của mình. Đau khổ, tụ xót chính
mình cho những gì đã và đang xảy ra. Đẻ rồi, họ lại nói lên sự tiếc nuối về quá khứ, về
những gì chưa kịp làm. Tiếc nuối cho niềm hạnh phúc của chính mình đã một đi khơng
trở lại. Khát vọng có được hạnh phúc là tiếng nói chung của thể loại này. Đây cũng
chính là nội tâm cảm xúc của nhân vật được khúc ngâm thể hiện một cách sâu sắc và
phong phú. Từ cái khát khao hạnh phúc của chủ thể trữ tình mà giờ họ đã biết đặt hạnh
phúc của mình lên trên các phương diện khác nhau mà xem xét. Sau khi đi tìm hiểu về
kết cấu của một tác phẩm ngâm khúc, em thấy rằng kết cấu của thể loại này khá đặc

biệt. Nó được diễn ra theo quá trình gấp khúc của thời gian. Ban đầu, phần mở đầu của
tác phẩm bao giờ cũng là sự hồi tưởng, nhớ về quá khứ của nhân vật. Tiếp theo, phần
giũa (phần trung tâm) luôn là cuộc sống đau khổ, bất hạnh của con người ở hiện tại. Và
phần cuối (phần kết thúc) là ước mơ, khát vọng vào ngày mai tươi sáng. Chính bởi sự
kết cấu đặc biệt này mà ngân khúc khơng chỉ đơn giản là tiếng khóc than thương thân
mà nó cịn là diễn biến, nhận thức, thái độ của nhân vật. Trước khi họ trải qua hiện tại
chỉ tồn mất mát, sầu đau thì cũng đã từng ít nhất một lần được hưởng sự hạnh phúc
trọn vẹn. Từ đó, họ đã tự suy ngẫm ra được và tự đặt ra những câu hỏi như: “Vì đâu
mà phải khổ? Hạnh phúc ở chốn nào? Hay làm sao để tìm lại được hạnh phúc?”.

4


Thể loại này được xây dựng và phát triển dựa vào sự nảy sinh suy nghĩ cá nhân,
ý thức cá nhân của con người trong văn học. Nhưng nó vẫn chịu sự tác động rất lớn bởi
bút pháp ước lệ tượng trưng khái quát của thời kỳ trung đại. Bởi vậy mà các nhân vật,
các chủ thể trữ tình khơng được bộc lộ cảm giác, tính cá thể riêng biệt. Họ vẫn phải là
những con người mang tính khái quát, là một hình mẫu đại diện cho một tầng lớp, một
loại người trong xã hội. Các nhân vật trong thể loại này đều bị khuyết đi tính cá thể nên
sự bày tỏ tình cảm của nhân vật chỉ xoay quanh một sự địi hỏi, khát khao mang tính
phổ qt, cảnh ngộ đã được phổ biến. Không gian và thời gian của thể loại này đều
khơng có sự cụ thể, khơng thể xác định, nó chỉ mang tính phiến định.
2.2 Nhân vật hồi tưởng quá khứ
Như đã trình bày ở mục trên, đối với kết cấu của thể loại ngâm khúc này, phần
mở đầu bao giờ cũng là sự hồi tưởng về quá khứ của nhân vật. Người chinh phụ trong
tác phẩm đã quay ngược dòng quá khứ, nhớ lại về những tháng ngày trước khi phải tiễn
chồng lên đường. Mở đầu bài thơ “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm
“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”
Thời gian ấy, khi trời và đất “nổi cơn gió bụi” tức là vận hạn đất nước đang có

biến động, dễ lâm vào cảnh chiến tranh. Lẽ đương nhiên, sẽ có nhiều người phải ra đi
với hy vọng xua tan được cát bụi, đem lại sự bình yên cho quê hương đất nước. Bên
cạnh hình ảnh đã và đang dự báo về sự mất mát, chia lìa là hình ảnh “khách má hồng”.
Ý này chỉ người đàn bà đẹp nhưng lại mang nhiều nỗi gian truân, vất vả đã gợi cho
người đọc sự thương xót. Cuối cùng, ngày xuất chinh cũng đã được định đoạt. Ngày
đưa tiễn chồng mình, người chinh phụ không khỏi than lên những câu ai ốn:
"Buổi tiễn đưa lịng bận thê noa
Bóng cờ tiếng trống xa xa
Sầu lên ngọn ải, ốn ra cửa phịng’’
Đối với người chinh phu - người chồng, việc lên đường này là để thực hiện ý chí
nam nhi, thể hiện tinh thần yêu nước. Chứng tỏ mình là một thần dân trung thành với
nhà vua. Đồng thời, đây cũng là sự lên đường để đi lập nghiệp cho bản thân, đem vinh
hiển về cho gia đình. Chẳng vậy mà chàng chinh phu “ xếp bút nghiên theo việc đao
5


cung” với ý chí lập nên cơng danh vang hùng, ghi tên mình vào trang thiên sử. Nhưng
xét lại thì tham vọng, trách nhiệm này của chinh phu lại mâu thuẫn với hạnh phúc đơi
lứa, hạnh phúc gia đình mà đáng lẽ ra chàng đang được hưởng. Còn nàng chinh phụ người vợ ban đầu nàng vốn đồng tình với việc lên đường tịng qn của chồng. Và
chính nàng cũng biết nén lại tình cảm đơi lứa riêng tư để chồng đi vì việc nước:
“Phép cơng là trọng, niềm tây xá gì”
Bởi lẽ, khi đối diện với việc nước nguy nan, lời kêu gọi tinh thần của người đàn
ông xông pha nơi trận mạc thì bất cứ ai cũng sẽ nghe theo tiếng gọi đó. Hơn nữa,
dường như vẻ oai hùng, hào kiệt lẫm liệt của nam tử hán lúc bừng bừng ý chí lên
đường và “chiếc ấn phong hầu” mà những trang sử thường ngợi ca dành cho những
người lập được chiến cơng hiển hách đã khiến cho hình ảnh của người chồng trong mắt
người vợ càng đẹp đẽ hơn, sáng chói hơn. Thời khắc ấy, người chinh phu không chỉ là
chỗ điểm tựa, nơi dựa dẫm của người vợ mà cịn hiện ra vẻ anh hùng.
Tóm lại, trong hoàn cảnh ấy, trong thời gian ấy, cả người chinh phu và người
chinh phụ đều đồng lòng, nguyện ý đi theo việc nước. Người chồng thì hứng khởi, khơi

dậy niềm tin gầy dựng cơ đồ. Cịn người vợ thì mong chồng lập được việc lớn, vừa để
chồng thỏa chí nam nhi vẫy vùng bốn bể, vừa là để rạng danh gia tộc. Quả thực, người
chinh phụ đã đồng ý, nguyện tình với việc chồng mình ra trận.
2.3 Nhân vật than oán thực tại
Tiếp đến phần chính, là hiện tại cuộc sống của người chinh phụ khi chiến tranh
đang diễn ra. Đó chính là thực tại đen tối, u ám khiến nàng phải sống cuộc sống vất vả,
lẻ loi, luôn trông ngóng đợi tin của chồng.
Trước hết, người chồng đi chinh chiến nơi xa trường để lại người chinh phụ ở
nhà một mình, quán xuyến mọi việc trong gia đình. Nàng ấy vừa phải chăm sóc, phụng
dưỡng cha mẹ già; vừa phải chăm non, ẵm bồng con thơ. Lại thêm cả việc phải tính
tốn chi li, làm lụng để gánh vác được giang sơn nhà chồng. Có thể thấy, đây là một
hình ảnh chung của những người phụ nữ phong kiến khi có chồng phải đi đánh trận. Ở
nhà, cha mẹ già thì thẫn thờ, tựa cửa mong ngóng hình ảnh con trai. Người vợ ở chốn
kh phịng thì nước mắt đầm đìa thương chồng, nhớ chồng mà vẫn phải một tay ôm
con nhỏ, một tay lo việc nhà. Nàng than oán với tình cảnh thực tại, nhớ chồng nhưng
vẫn phải cố nín lại trong lịng vì cịn “Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm”. Thêm nữa,
6


việc dạy con học hành, hiểu đạo lý làm người, vốn dĩ là công việc của người chồng,
người cha. Nhưng giờ đây, người vỡ đã phải kiêm luôn công việc ấy. Nàng vừa làm
mẹ, lại vừa thay chồng làm cha. Nàng đã rèn dũa, chỉ dạy cho con biết chăm chỉ sách
đèn, học tập, bài vở để có thể trở thành một người có hiểu biết. Đây như một lời ai
oán , một tiếng than về nỗi vất vả của mình khi trong gia đình khơng có bóng dáng
người đàn ông. Nàng phải tự mình lo toan từng việc lớn nhỏ trong gia đình, chăm sóc
bố mẹ chồng chu đáo và cả việc nuôi con thơ nên người. Tất cả, chỉ có một thân, một
mình người phụ nữ: “Nay một thân ni già dạy trẻ”. Có thể thấy, tuy than thở về thực
tại gian truân là vậy nhưng đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến thì những
điều này có đáng kể gì. Nhìn vào hình ảnh người phụ nữ trong thời kỳ này, ta thấy
được sự hy sinh lớn lao vì chồng, vì con đáng tự hào của người phụ nữ. Ng phụ nữ với

hy vọng có chồng là điểm tựa, là người san sẻ những nỗi vất vả trong cuộc sống hằng
ngày. Để cùng nhau xây dựng gđ hạnh phúc, êm ấm, nuôi dậy con thơ nên người.
Nhưng giờ đây, khi tình cảnh bắt buộc ng chồng phải chinh chiến nơi phương xa, ng vợ
ko những mất đi điểm tựa của cđ mình. ng vợ phải gồng mình lên, bỏ lại những yếu
đuối vốn có ở phận nhi nữ mà mạnh mẽ hơn, cứng cỏi hơn, trở thành trụ cột cho cả gđ
nhà chồng. Để có thể làm được điều ấy, chính nhờ vào tình u chồng, thương con
cùng với tấm lòng hiếu thảo, tảo tần. Đọc những dòng tâm sự của người chinh phụ, em
đã ko khỏi xót xa, thương cảm với sự cơ đơn, vất vả, với nỗi khổ tâm mà kb san sẻ
cùng ai. Chắc hẳn, bất cứ ai, nhất là người phụ nữ, khi đọc tác phẩm “Chinh phụ
ngâm” đều sẽ cảm thấy nhói ở đâu đó trong tim. Ở thời điểm hiện tại của mỗi chúng ta.
Vợ chồng, tình u đơi lứa đều ko bị chia cắt bởi sự khắc nghiệt của chiến tranh như
trong tác phẩm. Chúng ta may mắn hơn nhiều! Chỉ đọc thôi, cũng đã phải thán phục sự
kiên cường trước những khó khăn, vất vả, bị đè nặng lên vai của người phụ nữ nhỏ bé,
đáng lẽ ra nên được yêu thương và che chở. Đó cũng chính là vẻ đẹp đại diện cho
người phụ nữ từ xưa đến nay.
Thông qua vài câu thơ, người chinh phụ đã nói lên phần nào nỗi vất vả mà người
vợ phải cam chịu khi chồng đi lính. Nhưng sau cùng, tất cả sự vất vả ấy chẳng đáng là
gì so với nỗi cô đơn và niềm khát khao hạnh phúc của nàng. Cả bài “Chinh phụ ngâm”
chủ yếu vẫn là nỗi nhớ mong một bóng dáng quen thuộc. Mà sự đợi chờ triền miên
trong vơ vọng ấy như bào mịn tấm thân người chinh phụ. Sau khi tiễn người chồng
yêu thương, người mà nàng nguyện ý trao cả cuộc đời thì người chinh phụ nặng lịng
với một nỗi lo sợ. Nàng sợ rằng người chồng của mình ở ngồi chốn biên cương xa
7


xôi, đầy rẫy hiểm nguy kia sẽ thế nào? Hàng vạn, hàng ngàn người lên đường với ý chí
anh hùng, can trường nhưng mấy ai cịn giữ được tính mạng mà quay về đồn tụ với
gia đình, với vợ con. Đa phần, họ đã tự mình biết và định cho mình một cái kết, đó là
bỏ mạng nơi đất khách quê người.


“Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phụ trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn”.
Thật thê lương ai oan cho sự chia cắt lứa đơi. Nhìn vào hình ảnh người chinh phụ, nàng
vốn là người phụ nữ trẻ tuổi. Nàng tận hưởng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình
chưa được bao lâu thì đã phải sống trong nỗi lo sợ mất chồng, nỗi cơ đơn một mình.
Trong khoảng thời gian đầu, người chinh phụ vẫn nhận được tin tức của chồng mình
gửi về. Cả hai cịn hẹn ngày đón nhau, chàng hẹn ngày trở về, nàng hẹn sẽ ra đón.
Nàng ơm hy vọng, ơm mơ mộng được đồn tụ nhưng rồi chàng không về. Nàng vừa
thất vọng, một phần than trách người chồng đã tạo cho mình hy vọng và nàng cũng ốn
trách chính cái xã hội và cuộc chiến. Lâu rồi, khơng cịn tin tức gì nữa, khơng biết
chồng mình phương xa tình cảnh thế nào. Nàng chỉ biết sầu muộn trong lịng một
mình. Nàng nhìn quanh căn phòng rất rộng, rất ấm áp khi hai vợ chồng vẫn còn chung
sống. Giờ đây chỉ còn sự u tối, ảm đạm, lạnh lẽo. Người chinh phụ cảm thấy cơ đơn
trong chính căn phịng của mình. Càng nhớ chồng bao nhiêu nàng càng cô đơn bấy
nhiêu:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác địi phen
Ngồi rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”
Người đọc như mường tượng được ra hình ảnh, cảm xúc của nhân vật trữ tình
khi đọc từng câu, từng chữ, từng vần thơ. Bước chân thê lương của người phụ nữ,
những hành động lập đi lập lại như một nỗi nhớ cứ thổn thức, đong đầy tâm trạng của
8


nhân vật. Chờ đợi trong vô vọng, không một tin tức, khơng một dấu hiệu để nàng có
thể có thêm những hy vọng. Nỗi cô đơn thê lương này, lẻ loi đơn cơi này, nàng rất
muốn có người sẻ chia, để thấu hiểu và đồng cảm với nàng. Nhưng đổi lại, nàng không

thể giải tỏa được với ai. Phải chăng nàng chỉ có thể tâm sự với ánh hoa đèn bên trong
căn phịng. Liệu chiếc đèn kia có thấu được sự thuỷ chung một lòng với chồng, thuỷ
chung với một nỗi nhớ, thuỷ chung với “một bóng hình khá thương” kia khơng. Chẳng
ai cả, khơng một ai có thể thấu hiểu hết được mà chỉ có “Lịng thiếp riêng bi thiết mà
thôi”. Nỗi nhớ ấy dường như đã thể hiện ở cả thời gian và không gian kéo dài đằng
đẵng, ám ảnh nàng. Ở đâu cũng thấy đơn côi một mình dù là ban ngày, ban đêm, hay
trong phịng, ngồi phong….
Từ sự mong nhớ chồng da diết, người chinh phụ đã bày tỏ khát khao hạnh phúc đơi
lứa. Chính từ khát vọng được tìm lại hạnh phúc đã mất mà khiến cho con người càng
đau đớn, sầu não. Bởi vì ở hiện tại, ngay trong khoảnh khắc này lại phải sống trong
cảnh đơn cơi, lẻ bóng. Bằng bút pháp nghệ thuật tượng trưng, khúc ngâm đã phần nào
thể hiện được yêu cầu về tình yêu vợ chồng ở người chinh phụ:
“Lá màn lay ngọn gió xuyên
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa, dưới nguyệt, trong lòng xiết đau”.
Bản thân người chinh phụ cũng đã tự mình gắng gượng để thốt được ra khỏi
cảnh cơ đơn. Nàng muốn xóa tan ưu phiền, lại vẫn khơng kìm được lịng mà nhớ về
q khứ. Rồi lại ngồi thẫn thờ, bồi hồi nhớ lại lời thề hẹn năm nào, thì lại càng tiếc
nuối quá khứ hạnh phúc, tươi đẹp. Nàng lúc này đã chẳng buồn đối hồi đến những
việc “nữ cơng” “phụ xảo”, đến việc trang điểm hằng ngày “Vắng chàng điểm phấn
trắng hồng với ai”. Khát khao cháy bỏng vì hạnh phúc là thế, nhưng ở chốn thực tại thì
đang bị cuộc chiến tranh chia cắt. Từ đây, người chinh phụ du đã nhận thức được nỗi
khổ đau mà chiến tranh đem lại. Và nàng, dường như cũng nhận ra sai lầm của mình là
lúc ban đầu đã đồng ý cho chồng xông pha vào chỗ hiểm huy:
9



“Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu
Thà khuyên chàng chẳng chịu tước phong.
Nhân vật mơ tưởng về tương lai”.
Sống dằn vặt trong nỗi ngưỡng, đơn cơi khơng cịn ai thấu hiểu sự mệt mỏi của
việc đợi chờ người thương mà khơng hề có lấy một tin tức.Từ những điều đau khổ, cào
xé tâm can của người chinh phụ đã làm cho người chinh phụ rơi vào tâm trạng ảo
tưởng. Nàng mơ về ngày chiến thắng, khi ấy sẽ là ngày đồn tụ gia đình, đồn tụ vợ
chồng sau bao tháng ngày xa cách. Đây là một tâm trạng thường thấy ở phụ nữ. Nàng
chinh phụ tự mình mơ tưởng về cảnh người chồng khải hoàn trở về:
“Nền huân tướng nên cơng rạng vẻ
Chữ đồng hưu bia thẻ nghìn đơng
Ơn trên: tử ấm thê phong
Phần vinh thiếp cũng đượm chung hương trời”
Hình ảnh người chồng, người chinh phụ trở về trong sự chiến thắng thật đẹp,
thật hạnh phúc. Nàng cũng tự hào về người chồng của mình, nàng cũng vui mừng khơn
xiết khi chàng vẫn cịn giữ được ngun tính mạng để trở về. Khơng những thế, chàng
cịn thêm theo vinh hiển, làm rạng danh gia đình. Với cơng trạng ấy, nàng nữa thì xứng
đáng vơ cùng, xứng đáng với biết bao tháng ngày chờ đợi, tựa cửa ngóng chồng. Hơn
nữa, nếu như ở đoạn trên, nhớ chồng, sống trong nỗi cơ đơn, nàng chinh phụ chả thiết
tha gì đến việc chăm sóc, điểm tơ son phấn. Nhưng trơng ảo mộng mơ lần lại không
như vậy. Chồng đã về, vợ chồng đã được tái ngộ, nàng không giấu nổi niềm xúc động
và cũng thấy yêu quý bản thân hơn.
“Vì chàng tay chuốc chén vàng
Vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng
Mở khăn lệ, chàng trông từng tấm
Ðọc thơ sầu, chàng thẩm từng câu”.
Nàng trang điểm, làm đẹp mình để chồng chinh phu bao năm xa cách nhưng khi
nhìn vào vẫn thấy vợ yêu như ngày nào. Rồi nàng còn đem “khăn lệ”, “thơ sầu” ra để
10



khoe với chồng sự nhớ thương người chồng. Cũng là để cho chẳng thấy sự đơn cơi lẻ
bóng khi chẳng đi xa và cả tấm lòng thuỷ chung sắc son một lòng đợi chồng của người
chinh phụ. Chàng chinh phụ cũng rất hạnh phúc, mà “trông từng tấm”, “thấm từng câu”
như thể chàng hiểu thấu được những gì vất vả, tủi hờn mà người vợ phải chịu trong
ngần ấy năm. Đơi vợ chồng bị chiến tranh chia cắt thì giờ đây đã lại “kết mối duyên
đến già”, và họ cũng “Giữ gìn nhau vui thuở thanh bình”. Có thế chứ, hạnh phúc, yêu
thương, trân trọng nhau cho bõ những tháng ngày xa cách, những tháng ngày chỉ biết
“lấy nước mắt rửa mặt”. Nhưng tất cả đâu phải sự thật, đây vốn chỉ là ảo mộng mà
người chinh phụ vẽ ra để an ủi bản thân. Vẽ ra cái kết viên mãn cho chính mình, cái kết
là niềm ước ao trong lịng người chinh phụ. Để rồi, nàng vin vào đó mà có thêm sức
chống chọi với tình cảnh sầu thương ở hiện tại. Đọc những dòng thơ cuối, tưởng chừng
là hạnh phúc, là tươi sáng bừng lên trong tác phẩm sầu thương nhưng khơng. Ngược
lại, những dịng thơ ấy đang cứa vào lịng người đọc. Nó khắc đậm hơn hình ảnh chinh
phụ tuyệt vọng, lẻ loi nên đã tự họa nên bức tranh tương lai để vồ về, tự thương cảm
với chính mình. Đây chính là sự đau khổ đến cùng cực mà nếu như khơng nằm trong
hồn cảnh của người chinh phụ, khơng một ai trong chúng ta có thể thấu cảm hết cả.
2.4 Nhân vật ý thức về quyền hạnh phúc
Hạnh phúc của người chinh phụ dường như có sự thay đổi trong thời gian. Ban
đầu, hạnh phúc của người chinh phụ là hình ảnh người chồng anh hùng xông pha chiến
trường hiểm độc để xây dựng sự nghiệp, đem vinh hiển về cho gia đình. Nhưng sau
này, khi trải qua rồi, người chinh phụ lại thấy đó là một sai lầm. Đáng lẽ, phải can ngăn
bước chân người chồng:
“Lúc ngoảnh lại thấy màu dương liễu
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong”
Từ khát khao, mong mỏi có được hạnh phúc mà nàng đã nhận ra rằng hạnh phúc
là quyền của mỗi cá nhân, là lẽ vốn có trong cuộc đời. Chính vì vậy, nàng đã đem cuộc
sống của mình đi so sánh với cỏ cây, mn thú:
“Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội,
Cũng dập dìu, chẳng vội phân trương.

Chẳng xem chim yến trên rường,
11


Bạc đầu khơng nỡ đơi đường rẽ nhau.

Kìa lồi sâu đơi đầu cùng sánh,
Nọ lồi chim chắp cánh cùng bay.
Liễu, sen là thức cỏ cây,
Đôi hoa cùng sánh, đôi dây cùng liền.

Ấy lồi vật tình dun cịn thế,
Sao kiếp người nỡ để đấy đây ?”
Chỉ là “chim uyên”, “chim én” hay thậm chí là lồi “liễu hoa” đều chỉ là con
vật, cỏ cây cịn được vui vầy, đơi lứa hạnh phúc, quấn quýt bên nhau. Mà cớ sao, con
người chúng ta u nhau nhưng vì ai, vì gì mà khơng được hưởng hạnh phúc. Một hạnh
phúc, tình yêu giản dị như lồi động thực vật kia thơi. Nhìn những hình ảnh tự do, sống
bên nhau ấy, nàng đã ước rằng nếu ở kiếp sau, nàng không làm người, nàng và chàng
chinh phu sẽ như “Đôi chim liền cánh, như cây liền cành”. Nhìn những hình ảnh ấy,
nàng đã nhận ra và ý thức được quyền được hưởng hạnh phúc của con người. Chiến
tranh khơng hề giúp ích gì mà chỉ khiến con người rơi vào cảnh lìa tan, ly biệt. Người
ra đi thì nguy hiểm, nay sống mai chết, ln thương nhớ ra đình với ước mong được về
với gia đình. Người phụ nữ ở nhà thì lo lắng, thương chồng, chịu cảnh cơ đơn và phải
một mình gồng gánh gia đình. Đây chính là bộ mặt thật của chiến tranh trong tác phẩm
nói riêng và tất cả các cuộc chiến tranh khác trên tồn thế giới nói chung. Nàng chinh
phụ đã nhận ra được, đã ý thức được về quyền được hạnh phúc cho nên nàng đã trách
cứ bản thân và thể hiện rõ ràng việc nếu được quay ngược lại thời gian, nàng chinh phụ
sẽ khơng đồng tình, khơng mong muốn việc chồng mình ra trận. Và nàng ko màng
những danh vị, tước hầu mà sử sách thường ca ngợi nưa. Có thể thấy, người chinh phụ
trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” đã và đang đòi hỏi quyền hạnh phúc và lên án, phê

phán các thế lực xâm phạm tới quyền được sống, quyền được hạnh phúc của con
người.

12


2.5. Đặc trưng thể loại ngâm khúc qua phương diện nghệ thuật Chinh phụ ngâm
khúc
2.5.1 Kết cấu nghệ thuật
Bài thơ “Chinh phụ ngâm” được thể hiện theo kiểu kết cấu độc đáo theo lối đối xứng.
Trọng tâm chính là cuộc sống con người ở thời điểm hiện tại. Đối xứng với cái trọng
tâm chính là hai phương hướng khác nhau: quá khứ và tương lai. Từ cuộc sống hiện tại
của người chinh phụ, mà soi chiếu vào quá khứ đã qua và định hướng ở tương lai. Ở
quá khứ, người chinh phụ đã từng được sống một cuộc sống hạnh phúc bên người
chồng của mình và cả việc ủng hộ chồng lên đường đánh giặc, tham gia vào cuộc
chiến. Quá khứ ấy đã đi xa, hạnh phúc không thể quay trở lại và người chinh phụ cũng
tự dằn vặt, hội hận vì việc ủng hộ chiến tranh, ủng hộ việc chồng đi lính, mà giờ đây
chinh phụ phải sống cuộc sống đau khổ. Vì hiện tại đau khổ, mà người chinh phụ cũng
đã phần nào đoán ra được về tương lai chắc cũng chả tương sáng gì. Ở cuối tác phẩm,
ta thấy có cuộc đồn tụ hạnh phúc, người chinh phụ lại được ở trong vòng tay yêu
thương của người chồng. Nhưng thật ra, cái kết hạnh phúc đấy chỉ là sự ảo tưởng, mơ
tưởng của chính người chinh phụ vì q cơ đơn, lẻ loi nên đã tự tạo ra để an ủi bản
thân. Từ quá khứ hạnh phúc, đến thực tại và rồi là hiện tại ảo tưởng, chúng đã tạo nên
bức tranh tương phản. Mà thông qua đó, càng khắc sâu thêm nỗi niềm tâm sự của nàng
chinh phụ trong cuộc sống thực tại và mình cũng làm nhấn mạnh thêm màu sắc bi ai
khi nghĩ về tương lai ngày mai mờ mịt. Đây chính là hình thức đối xứng theo thời gian
để làm nổi bật hẳn lên cảm xúc chủ đạo của khúc ngâm.
2.5.2. Không gian, thời gian nghệ thuật
Trong một tác phẩm văn học nào đều có khơng gian, thời gian. Nó được sử dụng
như một biện pháp nghệ thuật để tác giả có thể khai thác kỹ về nhân vật. Trong “Chinh

phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm, mang đậm nét cảm nhận về thế giới của con người
trung đại.
Về thời gian, quan niệm của của con người trung đại thì thời gian mang tính
chất tuần hồn. Nó tương ứng với thời gian tuần hồn của vũ trụ. Thời gian chính là sự
trơi theo dịng đời ngắn ngủi của con người. Ở tác phẩm này, thời gian như dài đằng
đẵng, triền miên không dứt của người chinh phụ khi phải dành rất nhiều năm tháng đợi
chờ chồng. Thông qua kiểu thời gian này, tác phẩm như khắC hoạ sự trải dài của tâm
trạng cô đơn, buồn tủi của người phụ nữ. Trong phần đầu của tác phẩm, thông qua việc
13


người chinh phụ hồi tưởng về buổi đưa tiễn chồng chuẩn bị xuất chinh cũng xuất hiện
ba mốc thời gian khác nhau. Đầu tiên là cuộc tiễn đưa của đôi vợ chồng nàng chinh
phụ. Bịn rịn, không muốn phải rời xa nhau
“Nhủ rồi tay lại cầm tay
Bước đi một bước dây dây lại dừng”
Tiếp đến, là thời gian lúc người chinh phụ đi theo đồn qn của chồng mình như để cố
níu giữ, cố nhìn theo bóng dáng của người chồng:
“Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay
Hà lương chia rẽ đường này
Bên đường trơng lá cờ bay ngùi ngùi”
Ngồi ra, cịn có cả cuộc tiễn chồng được diễn ra trong tâm tưởng của người chinh phụ:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu”
Thời gian của tác phẩm còn được thể hiện qua những câu thơ ốn trách, giận hờn người
chồng vì đã lỡ hẹn khơng trở về đoàn tụ như trong bức thư mà người chồng gửi về:
“Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca
Nay quyên đã giục oanh già
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo

Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió
Hỏi ngày về chỉ độ đào bơng
Nay đào đã quyến gió đơng
Phù dung lại rã bên sơng ba xoà”
Ở đây, ta thấy thời gian được diễn ra qua bốn mùa trong năm xuân, hạ, thu,
đông. “Chim oanh”, “đào” là biểu tượng của mùa xuân. Để ám chỉ mùa hạ, tác giả
14


dùng hình ảnh “chim đỗ quyên”. Xuyên suốt các câu thơ, khơng có từ ngữ nào chỉ về
thời gian. Mà tác giả đã lấy những hình ảnh liên tưởng về thời gian giúp người đọc tự
hình dung ra sự bất tận của thời gian. Thơng qua đó, người đọc thấy được tâm trạng đợi
chờ mòn mỏi của người chinh phụ, qua hết mùa xuân, đến hè, sang thu và đông, lặp đi
lặp lại khơng biết bao nhiêu lần. Từ đó, cho thấy sự mong ngóng, hy vọng sự trở về
như lời ước hẹn. Ngoài thời gian gián tiếp được thể hiện trong các cách trên thì trong
tác phẩm cịn có cả thời gian trực tiếp qua những từ ngữ chỉ thời gian một cách cụ thể
như: “sáng- trưa- chiều- tối”
“Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy,
Sớm đã trông nào thấy hơi tâm,
Ngập ngừng lá rụng cành trâm,
Thôn trưa nghe dậy tiếng cầm lao xao.
Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ,
Chiều lại tìm nào có tiêu hao,
Ngập ngừng gió thổi chéo bào”
Việc thể hiện thời gian một cách trực tiếp như này, đã nhấn mạnh sự đợi chờ đến
tê tái, sự đơn cơi, lẻ bóng xun suốt tất cả thời gian trong ngày của nhân vật. Tâm
trạng đau khổ, buồn thương, lo lắng luôn thường trực của người chinh phụ.
Về không gian nghệ thuật theo quan niệm của con người trong thời kỳ văn học
trung đại là không gian bao la, vơ tận mang tính chất vĩnh hằng. Và trái ngược với
không gian bao la, mơ hồ là không gian thực tại, khơng gian trong tâm trí của người

nhân vật. Trong “Chinh phụ ngâm” khơng gian đầu tiên hiện ra chính là không gian
chiến trận, gắn liền với số phận người chinh phụ. Từ lúc chồng rời nhà, xông vào cuộc
chiến, thì người chinh phụ ln dõi theo bước chân chồng ở nơi chiến trường xa xôi,
đầy rẫy sự hiểm nguy, hoang vắng, heo hút:
“Chàng từ đi vào nơi gió cát
Đêm trăng này nghỉ mát nơi nao”

15


Không gian bao trùm lên tác phẩm là sự mất mát, thê lương, thiếu sự sống.
Chính vì vậy, nó đã góp phần thể hiện tính chất của cuộc chiến, chẳng có ích lợi gì,
quyền lợi của con người, quyền hạnh phúc đều bị tước đoạt bởi cuộc chiến tranh phi
nghĩa của thế lực phong kiến. Đối lập với không gian bao la hiểm nguy của người
chồng là không gian tù túng nơi kh phịng của người chinh phụ. Đó là khơng gian
đơn cơi, lẻ bóng của người thiếu phụ ngày đêm luôn mong mỏi thấy được tin tức của
chồng, chờ ngày chồng được trở về. Người chinh phụ phải một mình đối diện với ngọn
đèn khuya, khơng có nơi để chia sẻ sự vất vả, lạnh lẽo vì phải tự mình gặm nhấm nỗi
khắc khoải nhớ chồng:
“Rêu xanh mấy lớp chung quanh
Dạo sân một bước trăm tình ngẩn ngơ”.
Cịn có cả không gian ngoại cảnh bao la gắn với tâm trạng ngóng trơng của chinh phụ:
“Trơng bến nam bãi chia mặt nước
Cỏ biếc um dâu mướt màu xanh”
“Trông đường Bắc đơi chịm qn khách
Rườm rà cây xanh ngắt núi non”
“Non Đông thấy lá hầu chất đống
Trĩ sập sè mai cũng bẻ bai”
“Lũng tây thấy nước đường uốn khúc
Nhạn liệng không song giục thuyền câu”

Ngồi ra, cịn có cả khơng gian ảo gắn chung với tâm trạng thương nhớ vô biên và khát
khao được hưởng hạnh phúc :
“Sớm còn hồn mộng được gần
Đêm đêm thường đến Giang Tân tìm người”
Trong “Chinh phụ ngâm” không gian và thời gian nghệ thuật đều được xây
dựng để người đọc thấy được sự thời gian chờ đợi, thời gian lẻ loi một mình của người
chinh phụ. Vừa phải đợi chồng một quá trình dài đằng đẵng vừa phải sống trong một
16


không gian chật hẹp, tù túng nhưng khi muốn vươn ra khỏi thì lại sợ hãi, hoảng hốt. Nó
cho thấy khát vọng muốn được thoát khỏi cuộc sống này, nhưng thốt ra rồi thì biết đi
đâu? làm gì, mới tìm được lại hạnh phúc. Ta có thể thấy, khơng gian hay thời gian đều
khơng có tính chất cụ thể, khơng thể xác định được sự việc cũng như không gian thời
gian. Qua đó, thể hiện sự chán ghét, lên tiếng chống lại những cuộc chiến tranh đối lập
với cuộc sống tự do, hạnh phúc, ấm no của con người.

2.5.3 Thể thơ
Ngâm khúc được viết theo thể thơ song thất lục bát. Đây là một thể thơ trữ tình dài hơi,
như một khúc ca ngâm nga, than vãn để bộc lộ cuộc sống nội tâm của nhân vật.
2.5.4 Ngôn ngữ nghệ thuật
“Chinh phụ ngâm” của tác giả Đoàn Thị Điểm vượt trội hơn hẳn so với bản
nguyên tác. Dưới ngòi bút và phương pháp diễn Nôm của tác giả đã làm tác phẩm khắc
phục được tính chất “tập cổ” và bút pháp ước lệ tượng trưng có nhiều phần nặng nề.
Thể thơ song thất lục bát đạt đến trình độ điêu luyện với mơ hình nhịp vận, mơ hình
ngắt nhịp với độ hợp lý cao. Ngôn ngữ dân tộc đã khẳng định khả năng trữ tình dồi dào
ở sự tinh tế, chân thực. Trong việc sử dụng từ ngữ, bản hiện hành của bà Đồn Thị
Điểm rất thành cơng trong việc sử dụng thuần thục hàng loạt các từ láy để khắc hoạ âm
thanh, những xúc cảm trừu tượng của người chinh phụ. Ngồi ra cịn có cách dùng điệp
từ để diễn tả nội tâm đau khổ nhưng vẫn đầy yêu thương của con người. Hay biện pháp

so sánh để thấy nỗi nhớ và sự chờ đợi mòn mỏi của chinh phụ càng ngày càng tăng
thêm theo thời gian. Và có cả biện pháp cường điệu như trong câu thơ
“Sầu ôm nặng hãy lấy chồng làm gối
Muộn chứa đầy hãy thổ thành cơm”.
Thơng qua biện pháp này, tác giả đã phóng đại nỗi nhớ của người chinh phụ
đang phải sống trong cảnh xa chồng, nhớ thương chồng da diết. Về ngữ pháp, tác giả
sử dụng linh hoạt các kiểu câu như cầu khiến, cảm thán, nghi vấn,... làm tăng thêm sự
phong phú cho tác phẩm. Sự phối hợp nhịp nhàng, bổ sung cho nhau, đã tạo nên sự
thành công về mặt ngôn ngữ của khúc ngâm này.
2.5.5 Nhân vật
17


Trong tác phẩm, nhân vật chính là một người phụ nữ trẻ tuổi, xinh đẹp, dịu
dàng, phẩm hạnh đoan trang, đang hưởng một cuộc sống ấm êm bên chồng. Cuộc sống
vui vẻ chưa được bao lâu thì chồng phải đi lính, người phụ nữ cũng ủng hộ, đồng tình
với việc đó. Nhưng rồi, khi cuộc chiến nổ ra, người chinh phụ ở nhà lo lắng thấp thỏm
cho an nguy người chồng, lại vừa tự thương xót cho số phận của mình. Đối mặt trực
tiếp với sự tàn khốc của cuộc chiến, từ một người phụ nữ ủng hộ người chồng thể hiện
chí khí đấng nam nhi và mong cầu vinh quang ngày trở về; thì giờ đây, người chinh
phụ đã nhận ra cái sai ở chính bản thân mình, khi q khứ đã đồng tình, hưởng ứng
việc làm đó. Ở người chinh phụ ta thấy khơng có sự biến đổi về thân phận. Từ đầu đến
cuối tác phẩm chỉ thấy nội tâm của người chinh phụ đều âu sầu, thểu não, chỉ là một
tiếng than thở kéo dài. Từ nội tâm đầy kịch tính của nhân vật, từng lớp, từng lớp cảm
xúc được tạo ra. Đó là cảm xúc nhớ mong, chờ đợi, hy vọng, hào hứng, bẽ bàng, thất
vọng, tủi hờn, trách móc,...nó giống như một vịng trịn của hình thức đối xứng. Qua
đó, sự trùng điệp của nội tâm giúp cho việc diễn tả tâm trạng được phong phú, người
đọc không cảm thấy bị nhàm chán, mệt mỏi. Ở đây, tâm trạng người chinh phụ chẳng
qua chỉ là bồi đắp thêm vào chứ khơng hề có sự phát triển. Nhưng xét cho cùng, chinh
phụ vẫn là một người phụ nữ chuẩn khuôn phép, chuẩn mực trong từng hành vi, cử chỉ

và ngay trong cả suy nghĩ. Mọi xúc cảm, mọi trạng thái trong lịng nàng đều chỉ có
mức độ.
KẾT LUẬN
Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của bà Đoàn Thị Điểm thể hiện thành công khao
khát hạnh phúc đôi lứa của con người. Ai cũng có quyền được sống, được có quyền có
một cuộc đời hạnh phúc, ấm no. Bên cạnh đó, bà đã lên án, tố cáo chiến trang phong
kiến gây ra bao nhiêu đau khổ cho những con người vô tội, tước đoạt đi quyền được
hạnh phúc của biết bao gia đình. Chính việc lên tiếng khẳng định quyền sống, quyền
hạnh phúc và phản đối chiến tranh là giá trị hiện thực và nhân đạo có ý nghĩa tồn tại
lâu dài trải qua nhiều năm tháng của khúc ngâm. Ngồi ra, tác phẩm cịn cho thấy
thành tựu nghệ thuật dưới sự vận dụng điêu luyện của bút pháp trữ tình đặc sắc, nhất là
việc sử dụng các hình thức diễn đạt đậm nét dân tộc. Ngôn ngữ và thể thơ song thất lục
bát đều đã góp phần tạo nên thành công vang dội, đưa tác phẩm trở thành một trong
những tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại ngâm khúc.

18



×