Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ý ĐỊNH MUA XE điện HAI BÁNH của THẾ hệ z TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Đề tài: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XE ĐIỆN HAI BÁNH CỦA THẾ
HỆ Z TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Họ và tên sinh viên:

Nguyễn Chí Việt

Mã sinh viên:

1914410231

Lớp:

Anh 03 – Khối 01 KTQT

Khố:

58

Người hướng dẫn khoa học:

ThS. Dỗn Thị Phương Anh

Hà Nội, tháng 12 năm 2022



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Đề tài: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XE ĐIỆN HAI BÁNH CỦA THẾ
HỆ Z TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Họ và tên sinh viên:

Nguyễn Chí Việt

Mã sinh viên:

1914410231

Lớp:

Anh 03 – Khối 01 KTQT

Khố:

58

Người hướng dẫn khoa học:

ThS. Dỗn Thị Phương Anh


Hà Nội, tháng 12 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm theo học tại Khoa Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Ngoại
Thương, em quyết định chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
mua xe điện hai bánh của người tiêu dùng thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hà Nội”
làm nội dung phân tích và nghiên cứu cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong
q trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận đươc sự giúp đỡ rất nhiệt
tình từ q thầy cơ, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, vv. Em xin được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới toàn thể đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Ngoại Thương
nói riêng và Khoa Kinh tế quốc tế nói chung, đã cung cấp cho em những kiến thức
chun mơn cần thiết để em có thể hồn thành chương trình học tập. Em cũng xin
đặc biệt cảm ơn Ths Doãn Thị Phương Anh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong
xuốt quá trình thực hiện học phần tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln tin tưởng, động viên và
tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành xuất xắc bài nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Chí Việt


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU
...........................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ
...............................................................................................

TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ................................................................
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH MUA XE ĐIỆN HAI BÁNH
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THẾ HỆ Z......................................................................
1.1. Cơ sở lý luận về người tiêu dùng thế hệ Z................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về người tiêu dùng.................................................................. 4
1.1.2. Khái niệm về Thế hệ Z............................................................................. 5
1.2. Cơ sở lý luận và bối cảnh nghiên cứu về xe điện hai bánh........................6
1.2.1. Khái niệm về xe điện hai bánh................................................................. 6
1.2.2. Quá trình phát triển thị trường xe điện hai bánh...................................7
1.2.3. Thực trạng thị trường xe điện hai bánh.................................................. 9
1.2.4. Chính sách quản lý và kiểm soát xe điện hai bánh............................... 12
1.3. Cơ sở lý luận về ý định mua....................................................................... 16
1.3.1. Khái niệm ý định hành vi....................................................................... 16
1.3.2. Khái niệm hành vi người tiêu dùng....................................................... 17
1.3.3. Các mơ hình lý thuyết liên quan............................................................ 18
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ý định mua xe điện hai bánh của
người tiêu dùng thế hệ Z................................................................................... 22
1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước................................................................... 22
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước................................................................... 24
CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VỀ Ý
ĐỊNH MUA XE ĐIỆN HAI BÁNH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ...........................
2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất...................................................................... 28
2.2. Các yếu tố tác động và giả thuyết của mơ hình........................................ 29
2.2.1. Thái độ của người tiêu dùng đối với E2W............................................ 29
2.2.2. Chuẩn chủ quan.................................................................................... 30
2.2.3. Nhận thức kiểm soát hành vi................................................................. 30


i



2.2.4. Nhận thức về sự thân thiện với môi trường.......................................... 30
2.2.5. Nhận thức về ưu điểm của xe điện hai bánh........................................31
2.2.6. Nhận thức về sự hấp dẫn của xe máy động cơ xăng............................. 31
2.2.7. Đặc điểm nhân khẩu học....................................................................... 32
2.3. Thiết lập thang đo các yếu tố..................................................................... 33
2.4. Thiết kế bảng hỏi khảo sát điều tra........................................................... 38
2.4.1. Lựa chọn mức độ thang đo.................................................................... 38
2.4.2. Thiết kế bảng hỏi khảo sát điều tra....................................................... 39
2.5. Chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu.......................................................... 40
2.5.1. Phương pháp chọn mẫu........................................................................ 40
2.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................... 43
2.5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................. 44
2.6. Phân tích thang đo và nhân tố khám phá................................................. 48
2.6.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha................................................ 48
2.6.2. Phân tích các nhân tố khám phá EFA.................................................. 50
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý
ĐỊNH MUA XE ĐIỆN HAI BÁNH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THẾ HỆ Z
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................................
3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu............................................................... 56
3.1.1. Đánh giá chung về mẫu nghiên cứu..................................................... 56
3.1.2. Thống kê mô tả tần số............................................................................ 57
3.1.3. Thống kê mơ tả trung bình.................................................................... 60
3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính...................................................................... 64
3.2.1. Phân tích hệ số tương quan Pearson-r.................................................. 65
3.2.2. Kiểm tra sự vi phạm các giả định mơ hình hồi quy..............................65
3.2.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi.................................................... 66
3.2.4. Kết quả hồi quy và ý nghĩa các hệ số hồi quy........................................ 67
3.2.5. Kiểm định các giả thuyết của mơ hình.................................................. 69

CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ CHO DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN QUẢN
LÝ, HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH VÀ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................................

ii


4.1. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp sản xuất xe điện hai bánh................71
4.2. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý và hoạch định chính sách............73
4.2.1. Kiểm sốt và hạn chế xe máy nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và
ùn tắc giao thông............................................................................................. 73
4.3. Khuyến nghị đối với người tiêu dùng........................................................ 74
4.4. Khuyến nghị đối với nhà nghiên cứu......................................................... 75
4.4.1. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................ 75
4.4.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tương lai.................................................... 75
KẾT LUẬN
.................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
..........................................................................................
PHỤ LỤC
....................................................................................................................


iii

STT
1
2
3
4

5
6

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các tiêu chí để phân biệt xe đạp điện, xe máy điện và mô tô điện............6
Bảng 1.2. Phân loại xe điện hai bánh......................................................................... 9
Bảng 1.3. Bảng giá xe điện hai bánh....................................................................... 11
Bảng 1.4. Tổng hợp văn bản pháp luật liên quan đến xe điện hai bánh...................14
Bảng 2.1. Nội dung thang đo (các biến quan sát trong mơ hình)............................. 34
Bảng 2.2. Bảng quy ước mức độ của thang đo Likert............................................. 38
Bảng 2.3. Bảng kết quả tổng hợp kiểm định Cronbach’s Alpha cho từng nhóm nhân
tố............................................................................................................................. 48
Bảng 2.4. Kiểm định KMO và Bartlett’s cho nhóm yếu tố độc lập.........................51
Bảng 2.5. Ma trận xoay các nhân tố trong mơ hình................................................. 51
Bảng 2.6. Bảng kết quả tổng phương sai trích - TVE.............................................. 53
Bảng 2.7. Tổng hợp các biến sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA..................54
Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng khảo sát................................................................... 57
Bảng 3.2. Thống kê mô tả trung bình về “Thái độ đối với E2W”...........................60
Bảng 3.3. Thống kê mơ tả trung bình về “Nhận thức về ưu điểm”..........................60
Bảng 3.4. Thống kê mơ tả trung bình về “Nhận thức thân thiện với môi trường”...61
Bảng 3.5. Thống kê mơ tả trung bình về “Kiểm sốt hành vi”................................ 62
Bảng 3.6. Thống kê mơ tả trung bình về “Chuẩn chủ quan”...................................62
Bảng 3.7. Thống kê mơ tả trung bình về “Nhận thức về sự hấp dẫn của xe máy động
cơ xăng”.................................................................................................................. 63
Bảng 3.8. Thống kê mơ tả trung bình về “Ý định mua E2W”................................. 63
Bảng 3.9. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.....................64
Bảng 3.10. Kiểm tra sự vi phạm các giả định mơ hình hồi quy............................... 65

Bảng 3.11. Bảng kết quả hồi quy............................................................................. 67
Bảng 3.12. Hệ số beta chuẩn hóa của các yếu tố trong mơ hình (đã điều chỉnh).....68

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Q trình ra quyết định của người tiêu dùng........................................... 17
Hình 1.2. Mơ hình lý thuyết hành động hợp lý........................................................ 20
Hình 1.3. Mơ hình lý thuyết hành vi có kế hoạch.................................................... 21
Hình 1.4. Phát triển xe điện ở Bắc Kinh: Phân tích hành vi người tiêu dùng..........22
Hình 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xe điện................................ 23
Hình 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe máy điện Vinfast của..............25
Hình 1.7. Các yếu tố tác động tới hành vi người tiêu dùng đối với xe điện.............26
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với E2W.....................29
Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu ý định mua E2W của người tiêu dùng và giả thuyết
nghiên cứu............................................................................................................... 33
Hình 2.3. Quy trình thiết lập thang đo các yếu tố trong mơ hình............................. 33
Hình 2.4. Các biến quan sát (thang đo) trong mơ hình nghiên cứu.........................37
Hình 2.5. Quy trình thiết kế bảng hỏi khảo sát điều tra........................................... 39
Hình 2.6. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Hà Nội......................................... 41
Hình 2.7. Chất lượng khơng khí Hà Nội theo thời gian thực ngày 17/12/2022.......42
Hình 2.8. Quy trình phân tích nhân tố khám phá EFA............................................. 50
Hình 3.1. Số lượng tương ứng sinh viên mỗi Trường Đại học trên địa bàn Hà Nội
tham gia cuộc khảo sát của tác giả bài nghiên cứu.................................................. 56
Hình 3.2. Kết quả của kiểm định Breusch - Pagan.................................................. 66

vi



TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua xe điện hai bánh của
người tiêu dùng thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hà Nội
Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Chí Việt
Mã số sinh viên: 1914410231 - Khóa 58. Lớp hành chính: Anh 03 Kinh tế quốc tế
Người hướng dẫn nghiên cứu: ThS. Doãn Thị Phương Anh
Đơn vị công tác: Khoa Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội
Từ khóa (Keyword): ý định mua, xe điện, xe điện hai bánh, thế hệ Z, Hà Nội.
Đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua xe điện hai bánh của
người tiêu dùng thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hà Nội”, được thực hiện trên địa
bàn Thành phố Hà Nội, thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022.
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích và làm rõ ảnh hưởng
của các nhân tố đến ý định mua xe điện hai bánh, từ đó, tác giả đề xuất những
khuyến nghị về phía doanh nghiệp, cơ quan quản lý và hoạch định chính sách và
phía nhà nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài bao gồm:
phân tích tại bàn, phân tích tổng hợp so sang, phân tích định tính và định lượng.
Trong phân tích nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô
tả, kiểm định độ tin cậy các thang đo, thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA và
tiến hành rút trích nhân tố, phân tích hồi quy đa biến. Thơng qua q trình điều tra
bằng bản hỏi, tác giả thu được 349 khảo sát hợp lệ. Các bước phân tích được tác giả
thực hiện trên hai phần mềm là SPSS và STATA.
Từ kết quả của bài nghiên cứu, tác giả xác định được 4 nhân tố các tác động
đến ý định mua xe điện hai bánh của người tiêu dùng thế hệ Z trên địa bàn thành
phố Hà Nội: nhận thức chuẩn chủ quan, nhận thức về ưu điểm của xe điện hai bánh,
nhận thức kiểm soát hành vi và nhận thức về sự hấp dẫn của xe máy động cơ xăng.

vii


viii



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, tình trạng ơ nhiễm khơng khí trên thế giới đang ở mức đáng báo
động. Theo dữ liệu cập nhật nhất, gần như toàn bộ dân số trên thế giới (99%) đang
hít thở bầu khơng khí có mức độ ơ nhiễm cao (WHO). Tại Việt Nam, dưới những
chuyển biến xấu về môi trường trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội và
TP.HCM liên tục lọt top những thành phố có mức độ ơ nhiễm khơng khí cao nhất
thế giới, theo thống kê của trang iqair.com. Nhiều thống chỉ ra rằng, khí thải đến từ
các phương tiện tham gia giao thơng chính là ngun nhân chủ yếu gây ra ơ nhiễm
khơng khí. Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, tỷ lệ giao thơng gây ra ơ nhiễm khơng
khí đơ thị chiếm 70% (Số liệu năm 2020).
Trước tình trạng đó, nhiều nước đã đưa ra các giải pháp như khuyến khích
người dân sử dụng cac phương tiện công cộng, dùng xe đạp khi di chuyển với
khoảng cách ngắn, cấm, hạn chế số lượng xe máy, … Tuy nhiên các biện pháp trên
không thực sự phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước ta, trong đó, xe
máy vẫn là phương tiện di chuyển chủ yếu và không thể thay thế trong trong tương
lai gần. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng đô thị Việt Nam rất phức tạp, nhiều ngõ ngách
rất sâu và nhỏ, đường tráng nhựa vẫn chưa đủ về mặt chất và mặt lượng để phục vụ
nhu cầu đi lại của người dân đô thị, … Do vậy, giải pháp khả thi nhất đó chính là
cần phải có một phương tiện thay thế cho xe máy truyền thống mà vẫn đáp ứng
được nhu cầu đi lại của người dân và đáp ứng được việc sử dụng nhiên liệu xanh
thân thiện với môi trường. Xét về mặt này thì khơng phương tiện nào phù hợp hơn
xe điện hai bánh.
Xe điện hai bánh đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ những năm 2000, trải
qua vô vàn những biến động, đã có lúc, phương tiện này hồn tồn vắng bóng trên
thị trường do khơng được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận. Tuy nhiên, với sự
tham gia của các doanh nghiệp lớn như Vinfast, Piaggo, … đã làm cho thị trường xe
điện hai bánh trở nên vô cùng sôi động. Với những cải tiến về công nghệ, vật liệu,

hệ thống sạc, … những sản phẩm được ra mắt trong thời gian gần đây đã chứng
minh được chất lượng và giá trị của mình, được người tiêu dùng Việt Nam đón nhật
rất tích cực. Điều này khơng chỉ tạo được sự chú ý của các doanh nghiệp khác trong
1


ngành, mà còn tạo được sự chú ý đối với cả những cơ quan quản lý, bộ ban ngành,
để từ đó có các chính sách cơ chế thúc đẩy phát triển xe điện hai bánh tại Việt Nam.
Với tất cả những yếu tố thuận lợi như trên, chắc chắn trong tương lai không xa, xe
điện hai bánh sẽ gánh vác được trách nhiệm thay thế cho xe máy truyền thống, nếu
như có các chính sách quản lý và sử dụng phù hợp.
Hiện này, số lượng các nghiên cứu về xe điện hai bánh tại Việt Nam và trên
thế giới chưa thực sự nhiều và hầu như chỉ tập trung vào hành vi của người tiêu
dùng mà chưa có nhiều nghiên cứu về ý định của người tiêu dùng. Tại Việt Nam, do
chính sách quản lý loại phương tiện này cịn lỏng lẻo nên việc thu thập, thống kê số
liệu gặp nhiều khó khăn, do đó, các nghiên cứu về phương tiện này cũng rất hạn
chế. Do đó, từ những yếu tố kể trên, tác giả nhận thấy được tầm quan trọng cũng
như là sự cần thiết để thực hiện nghiên cứu về đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định mua xe điện hai bánh của người tiêu dùng thế hệ Z trên địa
bàn thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của bài khóa luận này là tìm hiểu và xem xét sự tác động của
các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định mua xe điện hai bánh của người tiêu dùng thế hệ
Z trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó xác định được vai trò, tầm quan trọng cũng
như là mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố. Từ kết quả của bài nghiên cứu,
tác giả đưa ra một số khuyến nghị về phía doanh nghiệp, phía cơ quan quản lý
hoạch định chính sách và đề xuất hướng nghiên cứu mới cho các nghiên cứu tiếp
theo.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động tới ý định mua xe điện hai bánh


của người tiêu dùng thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố Hà

Nội và nhóm đối tượng nghiên cứu thế hệ Z chủ yếu là sinh viên và người đi làm.
Ngoài ra, bài nghiên cứu có phạm vi thời gian là năm 2022.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tại bàn để
điều tra thông tin, dữ liệu, nghiên cứu và tham khảo từ các nguồn tài liệu bên ngoài,

2


các bài báo nghiên cứu, tạp chí, … Bên cạnh đó, phương pháp định lượng, điều tra
bằng bảng hỏi cũng được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu, làm cơ sở để thực
hiện phân tích kinh tế lượng sau này. Dữ liệu khảo sát được tác giả thu thập và thực
hiện thông qua công cụ google biểu mẫu. Sau đó, dữ liệu sẽ được làm sạch và đưa
vào phần mềm SPSS và STATA để kiểm định và đánh giá mơ hình, mức độ tin cây,
tính chính xác của các biến nghiên cứu, mức độ ảnh hưởng cũng như là chiều ảnh
hưởng của chúng đến ý định mua xe điện hai bánh của người tiêu dùng thế hệ Z trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Khung phân tích
Ngồi danh mục bảng biểu, hình vẽ, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục,
bài nghiên cứu bao gồm 04 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ý định mua xe điện hai bánh của người tiêu
dùng thế hệ Z.
Chương 2: Mơ hình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu về ý định mua xe
điện hai bánh của người tiêu dùng.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua xe

điện hai bánh của người tiêu dùng thế hệ Z trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 4: Khuyến nghị cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý, hoạch định
chính sách và đối với nhà nghiên cứu.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH MUA
XE ĐIỆN HAI BÁNH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
THẾ HỆ Z
1.1. Cơ sở lý luận về người tiêu dùng thế hệ Z
1.1.1. Khái niệm về người tiêu dùng
Thuật ngữ người tiêu dùng khơng chỉ có ý nghĩa là người mua sản phẩm hàng
hóa dịch vụ trực tiếp mà cịn dùng để chỉ cả người sử dụng cuối cùng (người thụ
hưởng) hàng hóa, dịch vụ đó. Có nghĩa là, thuật ngữ người tiêu dùng sẽ bao gồm cả
người mua và người sử dụng.
Trên quan điểm pháp luật, căn cứ quy định tại Điều 3, Khoản 1 của Luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, khái niệm người tiêu dùng được định nghĩa như
sau: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu
dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.”. Trên thế giới, mặc dù có sự khác
biệt nhất định, nhưng xu hướng chung mang tính thơng lệ trong luật pháp bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng của các quốc gia đều thống nhất ở mục đích của hành vi
mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm là phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá
nhân, gia đình, khơng nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận và người tiêu dùng
chỉ bao gồm các cá nhân mà không bao gồm các tổ chức, Người tiêu dùng cũng có
thể là người được cho, tặng sản phẩm nào đó nhưng họ khơng phải là người mua,
họ chỉ là người tiêu thụ sản phẩm đó.
Trên phương diện kinh tế học, người tiêu dùng (consumer) là tác nhân kinh tế
chịu trách nhiệm thực hiện hành vi tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
(Mankiw, 2014). Nhìn chung, người ta thường coi người tiêu dùng là một cá nhân,

những trên thực tế, người tiêu dùng có thể là một cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ
chức. Người tiêu dùng đại diện cho yếu tố “cầu” của thị trường. Bởi vậy, người tiêu
dùng là chủ thể quyết định số lượng và các hình thức sản phẩm và hàng hóa lưu
thơng trên thị trường.
Ngồi ra, trên phương diện marketing, người tiêu dùng được hiểu là những cá
nhân hoặc hộ gia đình, mua hàng hóa hoặc dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân (Kotler
&Amstrong, G., 2014).
Như vậy, trong một số hoàn cảnh khác nhau, khái niệm người mua, người tiêu
dùng mang ý nghĩa khác nhau. Người mua đề cập tới khách hàng chi trả trực tiếp
4


cho việc mua hàng, họ có thể sử dụng hoặc khơng sử dụng sản phẩm. Cịn thuật ngữ
người tiêu dùng dùng để chỉ người sử dụng, tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm đó.
Như vậy, người mua hàng khơng nhất thiết phải là người tiêu dùng, ngược lại,
người tiêu dùng cũng khơng nhất thiết phải là khách hàng.
Về khía cạnh hành vi người tiêu dùng, Solomon (2013) cho rằng, người tiêu
dùng là người xác định được nhu cầu mua sản oohaamr và định đoạt sản phẩm
trong 3 giai đoạn (trước khi mua – mua – sau khi mua). Vì vậy, hai khái niệm này
đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng trong nhiều trường hợp, chúng có sự
phân biệt với nhau tùy theo cách sử dụng của tác giả.
Để đơn giảm hóa, tác giả quyết định xem xét khái niệm người tiêu dùng trên
phương diện kinh tế học, người tiêu dùng là người thụ hưởng, sử dụng cuối cùng,
tương tự như trên phương diện hành vi người tiêu dùng.
1.1.2. Khái niệm về Thế hệ Z
Gen Z (Generation Z), hay còn gọi là thế hệ Z, là thuật ngữ được dùng để chỉ
một nhóm hệ nhận khẩu học được sinh ra ngay sau thế hệ Y, trong khoảng thời gian
từ giữa năm 1990 đếm cuối những năm 2000 (Turner, 2015). Điểm đặc biệt của thế
hệ này là họ được sinh ra trong thời đại công nghệ với vô vàn các thiết bị điện tử
xung quanh, do đó mà họ có nhiều những tên gọi khác nhau gắn với thời đại này

như “Công dân kỹ thuật số (Digital natives), Thế hệ Internet (Internet Generation),
Thế hệ công nghệ (Gen-Tech), Thế hệ trực tuyến (Online Generation), …
Thế hệ Z được lớn lên trong bối cảnh xã hội khác hoàn toàn với các thế đi
trước. Tại thời điểm họ được sinh ra, hầu hết, chiến tranh đã kết thúc, họ được
hưởng một nền hịa bình lâu dài, đi cùng với đó, họ cũng có chế độ dinh dưỡng và
học tập tương đối đủ đầy so với thế hệ trước. Tại Việt Nam, hầu hết thế hệ này được
đi học từ bậc mẫu giáo đến bậc THPT, thậm chí nhiều người trong số họ còn đi học
những bậc học cao hơn như học đại học, thạc sỹ. Ngoài ra, trong thời kỳ của họ,
những thành tự công nghệ đã len lỏi vào hầu khắp mọi nơi trong cuộc sống, có thể
kể đến như: “internet, điện thoại thông minh, wifi, mạng xã hội, …”. Do đó, họ có
thể tiếp cận với vốn tri thức, thế giới bên ngoài một cách dễ dàng. Họ cũng là những
người nhanh tróng đón nhận những xu hướng cơng nghệ mới của thế giới. Họ được
kỳ vọng sẽ làm thay đổi thế giới, họ quyết định văn hóa, xu hướng tiêu dùng của

5


tương lai, điều này có ý nghĩa kinh tế và xã hội sâu sắc, bởi họ chính là nhân tốt
quyết định của tương lai gần, nhìn vào họ, chúng ta có thể phán đốn ra tương lai
gần trong tương lai sẽ diễn ra như thế nào.
Hiện nay, chưa có cơng bố chính thức nào của giới khoa học về thời điểm bắt
đầu và kết thúc của thế hệ này. Nhiều nghiên cứu thường sử dụng khoảng thời gian
từ năm 1990 đến đầu những năm 2000 để chỉ thế hệ này. Tuy nhiên điều này vẫn
chưa nhận được sự đồng tình của các nhà khoa học xã hội.
Thông qua tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu và bài nghiên cứu khác nhau, để
đơn giản hóa, tác giả quyết định phân loại nhóm đối tượng thế hệ Z là những người
được sinh ra từ năm 1995 đến năm 2012 (Bassiouni & Hackey, 2014).
1.2. Cơ sở lý luận và bối cảnh nghiên cứu về xe điện hai bánh
1.2.1. Khái niệm về xe điện hai bánh
Trên thế giới, xe điện hai bánh thường được biết đến với tên gọi Electric Two

Wheeler, tên viết tắt là E2W, dùng để chỉ những phương tiện có hai bánh, tạo ra
động năng bằng một nguồn điện mà không được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch. Tại
Việt Nam, xe điện hai bánh chủ yếu được chia thành xe đạp điện (E-bike) và xe
máy điện (E-motorbike).
Về mặt kỹ thuật, có thể coi E2W có thiết kế giống với xe đạp và xe máy tay
ga, chỉ khác là động cơ của xe điện hai bánh chạy bằng nguồn điện được cung cấp
từ ắc quy hoặc pin lithium được đặt ở thân xe. Dựa trên những quy định cụ thể về xe
máy điện, xe đạp điện và các tiêu chuẩn kỹ thuật được BGTVT ban hành 1, những
tiêu chí để phân biệt xe đạp điện và xe máy điện gồm có: cơng suất động cơ, tốc độ,
bàn đạp. Các tiêu chí được thể hiện trong bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1. Các tiêu chí để phân biệt xe đạp điện, xe máy điện và mơ tơ điện
Các tiêu chí
Tốc độ lớn nhất
Trọng lượng
Công suất động cơ
Bàn đạp
Nguồn: Bộ Giao thông vận tải
6


Từ bảng trên ta thấy, có 3 tiêu chí cơ bản để phân biệt các loại xe với nhau,
bao gồm: trọng lượng, công suất của động cơ và tốc độ của xe, bên cạnh đó yếu tố
bàn đạp cũng được xem xét để nhanh chóng phân biệt bằng mắt thường. Xe điện hai
bánh (E2W) vận hành chủ yếu bằng ắc quy hoặc pin. Đây là phương tiện sử dụng
nhiên liệu xanh, khơng phát ra khí thải, được kỳ vọng như một biện pháp thay thế
xe máy truyền thống, góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường, đặc biệt là vấn
đề ơ nhiễm khơng khí.
1.2.2. Q trình phát triển thị trường xe điện hai bánh
Tại Việt Nam, E2W đã có mặt trên thị trường từ những năm 2000 với loại hình
đầu tiên là xe đạp điện, trong bối cảnh thị trường xe máy đang trên đà phát triển

mạnh mẽ, trở thành phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân đô thị. Đây là
loại xe ở giữa xe đạp và xe máy nên chủ yếu hướng đến đối tượng học sinh cấp 2,
cấp 3 - nhóm khách hàng chưa đủ tuổi chạy xe máy nhưng không muốn tốn sức với
xe đạp. Vào thời kỳ này, người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng sử dụng xe đạp
thương hiệu Nhật Bản, và các xe đạp cũ nhập khẩu từ Nhật Bản (second-hand) với
mức giá phù hợp và chất lượng còn tốt.
Từ năm 2002 đến 2004, xe đạp điện thương hiệu Trung Quốc tràn vào Việt
Nam, các công ty chủ yếu cạnh tranh về giá và chi phí, chưa chú trọng đến chất
lượng dịch vụ. Thêm vào đó, những hạn chế về công nghệ, chất lương pin cũng như
thời gian sạc lâu và thiếu các linh kiện thay thế đã làm cho người tiêu dùng thờ ơ và
nhanh chóng rời bỏ E2W. Tại Hà Nội, người dân vẫn chưa đón nhận xe điện hai
bánh, xe máy truyền thống vẫn là phương tiện ăn sâu vào tâm chí người dùng. Đến
năm 2006, xe điện hai bánh hầu như khơng cịn có mặt trên thị trường Việt Nam.
Xe đạp điện xuất hiện trở lại vào năm 2008, theo sau là xe máy điện và thị
trường E2W bắt đầu phát triển nhanh chóng vào giai đoạn từ năm 2008 đến năm
2012. Trên thi trường, E2W chủ yếu được cung cấp bởi các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp và công ty thương mại trong ngành sản xuất – kinh doanh xe máy và xe đạp.
Thiết kế xe (mẫu mã) và linh kiện được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và Đài
Loan về lắp ráp trong nước, chiếm 92% - 95% tổng số lượng xe điện hai bánh tiêu
thụ. Đối với xe điện hai bánh nhập khẩu từ nước ngoài, xe nhập khẩu từ Trung
Quốc, Đài Loan chiếm 80% tổng số lượng nhập khẩu, từ Nhật Bản và châu Âu

7


chiếm 12% - 15%, xe sản xuất trong nước chiếm 5% - 8% tổng số lượng tiêu thụ
(Thủy, 2018). Ngoài ra, vẫn còn một số lượng lớn E2W nhập khẩu lậu trơi nổi trên
thị trường, chưa được kiểm sốt. Do vậy chất lượng xe khơng đảm bảo, khơng an
tồn khi lưu thơng và đặc biệt khó kiểm sốt xuất sứ, nguồn gốc. Đa số các doanh
nghiệp đều tìm nguồn hàng giá với giá cạnh tranh từ Trung Quốc rồi nhập về lắp
ráp. Trong thời kỳ này, các doanh nghiệp chứ trọng vào số lượng và mẫu mã xe hơn

chất lượng, giá bán xe thấp được quan tâm hơn dịch vụ sửa chữa và bảo hành. Các
doanh nghiệp sản xuất E2W lớn ở miền Bắc là Detech, Việt Thái, Sufat, HTC đều là
những doanh nghiệp sản xuất xe máy trong nước. Trong khi các doanh nghiệp phía
Nam là Hitasa, Asama là doanh nghiệp sản xuất xe đạp. Phía Bắc có doanh nghiệp
nước ngồi là Jili, Zhongshen Motor, phía Nam có doanh nghiệp nước ngoài
Asama.
Theo Cục đăng kiểm và Uỷ ban An tồn Giao Thơng Quốc Gia, tính đến năm
2015, có khoảng 2 triệu E2W đang lưu hành tại Việt Nam, trong đó, xe máy điện
chiếm tỉ lệ là 70% và xe đạp điện chiếm tỉ lệ là 30%. Khi nhu cầu sử dụng E2W
tăng, số lượng các nhà sản xuất – lắp ráp và kinh doanh xe máy điện và xe đạp điện
cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Sau năm 2014, thị trường xe điện hai bánh có dấu hiệu chững lại. Số lượng tiêu
thụ và đối tượng sử dụng dần đi vào ổn định. Từ 1/7/2016, Chính phủ ban hành quy
định về Quy chuẩn kỹ thuật và kiểm định đối với xe điện hai bánh, đặc biệt là đối với
xe máy điện, nhằm ổn định thị trường, ngăn chặn tình trạng nhập khẩu lậu kém chất
lượng, đảm bảo an tồn khi lưu thơng. Một số đơn vị sản xuất – kinh doanh nhỏ lẻ
không đáp ứng đủ điều kiện của Chính phủ đã phải tự động đóng cửa, dừng sản xuất.
Các doanh nghiệp sản xuất E2W đã chú trọng vào chất lượng và tuân thủ quy định. Tuy
nhiên, những quy định và thủ tục hành chính trong việc cấp đăng ký kiểm định xe đã
làm cho số lượng mẫu mã xe bị giảm đáng kể so với những năm trước. Ngoài ra, quy
định xe máy điện phải đăng ký và có biển kiểm sốt khi tham gia giao thông đã được
tuân thủ và thực thi chặt chẽ hơn giai đoạn trước đó.

Từ năm 2018 đến nay, thị trường E2W tại Việt Nam được dự báo có sự tăng
trưởng mạnh mẽ, vươn lên trở thành thị trường xe điện lớn thứ hai thế giới sau
Trung Quốc. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã tích cực đầu tư cho sản xuất

8



lắp ráp xe điện, R&D cũng như mở rộng đại lý phân phối và dịch vụ sau bán hàng.
Điển hình có thể kể đến các doanh nghiệp tiêu biểu như Vinfast, Pega, Dat Bike, …
Vào cuối năm 2018, Vinfast cho ra mắt mẫu xe điện Klara với thiết kế chỉnh chu
cùng với linh kiện đến từ những thương hiệu hàng đầu trên thế giới như Bosch,
Nissin, IRC, LG.Với tốc độ tối đa 70 km/h cùng tầm hoạt động lên đến 120km và
các tính năng thơng minh như smart-key, đồng bộ thơng tin qua smartphone, hệ
thống định vị tồn cầu (GPS), … mức giá của mẫu xe này lên đến 35 triệu đồng,
tương đương với một số chiếc xe máy chạy bằng động cơ đốt trong như Honda
Vision,Yamaha Janus, ...
Từ sự ra đời của những chiếc xe điện hiện đại như vậy, có thể thấy được xu
hướng tương lai mà xe điện hai bánh có thể thay thế hồn tồn xe máy chạy bằng
động cơ đốt trong, khi mà phân khúc khách hàng giờ đây đã mở rộng đến mọi tầng
lớp, lứa tuổi, các sản phẩm cũng được đầu tư, nghiên cứu về mẫu mã cũng như công
nghệ hiện đại không kém những chiếc xe gắn máy truyền thống
1.2.3. Thực trạng thị trường xe điện hai bánh
1.2.3.1. Kiểu dáng, kích thước và thông số kỹ thuật của E2W
Căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Giao thông vận tải về xe
máy điện và xe đạp điện, có thể phân biệt hai loại xe này thông qua một số đặc điểm
sau:
Xe đạp điện: Là xe điện nhưng có thiết kế bàn đạp hỗ trợ, vận tốc thiết kế
tối đa là 25km/h, công suất động cơ điện không được lớn hơn 250W và có tổng khối
lượng xe khơng nặng q 40kg.
Xe máy điện: là loại xe điện có vận tốc thiết kế không vượt quá 50km/giờ,
công suất động cơ không vượt quá 4kW.
Các thông tin phân loại xe điện hai bánh được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 1.2. Phân loại xe điện hai bánh
Tiêu chí

Vận hành


Cơng suất động cơ


9

Vận tốc
Đăng ký xe
Nguồn: vinfastauto.com
Bên cạnh các thông số kỹ thuật động cơ, có thể phân biệt xe đạp điện và xe
máy điện nhanh bằng mắt thường căn cứ vào các đặc điểm sau: Có bàn đạp, có thể
vận hành cơ cấu đạp chân, tiếp đến là các thông số kỹ thuật của từng xe.
1.2.3.2. Mức giá xe điện hai bánh
Không giống như thời kỳ đầu những năm 2000, hiện nay, E2W trên thị trường
có nhiều mẫu mã khác nhau, đa dạng về màu sắc và kiểu dáng thiết kế, phù hợp với
mọi phân khúc khách hàng. Chính vì thế mà mức giá của xe điện hai bánh trên thị
trường cũng hết sức đa dạng, có thể được chia làm 3 loại: xe giá thấp, xe phổ thông
và xe cap cấp.
Xe giá thấp thường tập trung vào phân khúc khách hàng khơng có q nhiều
ngân sách, khơng q quan tâm đến trải nghiệm sản phẩm, hoặc cũng có thể là tệp
khách hàng lớn tuổi. Xe loại này thường là xe đạp điện có trọng lượng nhỏ gọn, có
cơng suất động cơ vừa phải, tốc độ xe không quá cao, và có mức giá khoảng dưới
15 triệu đồng có thể kể đến như: Nakita CAPA, FUJI CAP A9, Osakar Win@, …
Xe phổ thông thường tập trung vào phân khúc khách hàng là học sinh sinh
viên, hay thậm chí là người đi làm. Khách hàng thuộc phân khúc này thường có
ngân sách khơng có q nhiều, nhu cầu di chuyển đi lại hằng ngày tương đối lớn,
quan tâm đến trải nghiệm sử dụng và độ bền của xe. Mức giá phổ biến của các loại
xe tầm trung khoảng từ 17 đến 30 triệu đồng, thường là xe máy điện hoặc xe đạp
điện (Kiểu dáng xe máy tay ga) ví dụ: Vinfast Ludo, Vinfast Impes, Odora TTFAR,

Xe cao cấp là loại xe hướng đến phân khúc khách hàng có thu nhập cao, là đối

thủ cạnh tranh trực tiếp với các loại xe máy chạy bằng động cơ đốt trong. Chính vì
vậy mà mức giá của xe loại này ngang bằng với xe máy, khoảng trên 30 triệu đồng.
Xe loại này thường là xe máy điện, có thể kể đến các sản phẩm như: VinFast Vento,
Yamaha NEO’s, Yadea G5, Pega S, …
Dưới đây là bảng giá xe điện hai bánh được tác giả tổng hợp:

10


11


Bảng 1.3. Bảng giá xe điện hai bánh

Xe giá thấp
Xe phổ thông

Xe cao cấp

1.2.3.3. Số lượng xe E2W tiêu thụ
Theo báo cáo của Motorcycles Data, trong 5 tháng đầu năm 2021, các nhà sản
xuất đã bán ra tổng số lượng 1,31 triệu chiếc xe máy các loại tại thị trường Việt
Nam, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái; con số này đã cho thấy sự phục hồi
nhưng vẫn chưa thể đạt mức bằng năm 2019 khi vẫn còn thấp hơn 2,3%. Trong đó,
quý I đạt doanh số 777.638 chiếc, giảm 2% so với năm 2020 và 2,1% so với năm
2019. Bước sang quý II, tình hình đã được cải thiện rõ rệt, đồng thời nguyên nhân
một phần do năm 2020, thị trường Việt Nam phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn
sóng COVID-19, điều này giúp doanh số tăng lên hơn 530 nghìn chiếc chỉ sau 2
tháng.
Báo cáo trên cũng cho biết, Honda tiếp tục nắm thị phần lớn nhất về xe máy

tại Việt Nam với doanh số 5 tháng đầu năm 2021 đạt 904.226 chiếc, tăng 11,9% so
với cùng kỳ năm ngoái; tiếp theo là Yamaha với 244.136 chiếc, tăng 23,6% và
VinFast với 50.572 chiếc, tăng 62% nhờ vào các mẫu xe máy điện mới ra mắt đầu
năm nay như Theon và Feliz.
Thị trường xe máy Việt Nam đang chuyển dịch theo hướng điện hóa, trong khi
đó, doanh số xe máy sử dụng động cơ đốt trong truyền thống (ICE) đang dần bão
hòa, xe máy điện đang phần nào chiếm được thị phần nhất định trong năm 2021.
Theo công bố của Hiệp hội các Nhà sản xuất Xe máy Việt Nam (VAMM), tổng
doanh số của 5 nhà sản xuất xe máy (Honda, Yamaha, Suzuki, SYM và Piaggio)
trong quý I/2021 chỉ đạt 701.454 xe, giảm 10,6% so với quý liền kề và giảm 4,05%
so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, theo thống kê của Motorcycles Data, tổng


12


×