Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ lớp mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi A2 tại trường Mầm non Minh Lương”
Mã số: ...........................................................
1. Tình trạng giải pháp đã biết
1.1 Mơ tả ngắn gọn giải pháp đã biết
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu, quan trọng nhất giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, cơ thể khỏe mạnh hài
hòa,cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường Mầm non.
Giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng
về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Ở lứa tuổi này,
cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Do vậy
trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc giáo dục một cách khoa học
và hợp lý.
Trong những năm học trước, phát triển vận động cho trẻ đã được chú
trọng.Tuy nhiên nó cịn mang tính hình thức thụ động, dập khn, chưa tạo được
hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ. Giáo viên chỉ giáo dục thể chất qua
các giờ thể dục sáng, giờ học thể dục kỹ năng là chủ yếu. Một số giải pháp đã
được áp dụng.
Giải pháp 1: Giáo dục thể chất thông qua hoạt động thể dục
Cho trẻ khởi động đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi, chạy: Đi thường, đi
bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm, dưới nền nhạc
một bài hát về chủ đề đang học, sau đó cho trẻ trẻ thực hiện bài tập thể dục phát
triển chung, với các động tác hô hấp, tay vai, bụng, chân, cô tập cùng trẻ, quan
sát và nhận xét trẻ tập.
Dạytrẻ thực hiện được các vận động cơ bản, đúng tư thế, tập đúng động
tác, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động. Tổ chức cho trẻ thực hiện
theo nhiều hình thức: cả lớp, tổ nhóm cá nhân. Để trẻ thi đua nhau luyện tập.
Giải pháp 2: Phối hợp với phụ huynh rèn trẻ tại nhà


Ngay từ đầu năm học tôi đã nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển thể
chất cho trẻ, thông qua hoạt động học, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng
về thể chất. Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng, khẩu
hiệu hay qua những các hội thi, ngày hội vận động cơ và trẻ có thể mời phụ
huynh tham gia. Phối kết hợp với các bậc phụ huynh làm các loại đồ dùng phục
vụ cho trẻ vận động và giáo dục các kỹ năng vận động cho trẻ tại nhà.

Mẫu


2
1.2 Ưu điểm, hạn chế của giải pháp đã biết
Giải pháp 1: Giáo dục thể chất thông qua hoạt động thể dục
Ưu điểm
Trẻ thực hiện được dưới sự hướng dẫn của cô, tập đầy đủ, đúng các động
tác phát triển các nhóm cơ và hơ hấp trong bài tập thể dục.Trẻ hứng thú tham gia
vào hoạt động vận động. Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản, đúng tư thế,
tập đúng động tác, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động.
Hạn chế
Thao tác mẫu hướng dẫn của cô chưa rõ ràng, cụ thể. Trẻ chưa thực sự
hứng thú trong các các hoạt động giáo dục thể chất, cơ chưa phát huy hết tính
tích cực của trẻ, trẻ thực hiện các bài tập vận động chưa đúng kĩ thuật. Hình thức
của cơ cịn chưa có sự thay đổi luân phiên
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho giờ học thể dục phát triển vận động cho trẻ
còn hạn chế hoặc đã cũ hỏng xuống cấp. Đồ dùng đồ chơi chưa đẹp mắt chưa
thu hút trẻ. Đồ dùng độ bền chưa cao, chưa phong phú chủng loại. Hình thức của
cơ cịn dập khn máy móc, chưa có tính linh hoạt, chưa có nhiều hình thức đổi
mới lơi cuốn thu hút trẻ.
Giải pháp 2: Phối hợp với phụ huynh rèn trẻ tại nhà
Ưu điểm: Quan hệ giữa giáo giáo viên và phụ huynh, giáo viên và trẻ, trở

nên thân thiện và gần gũi hơn. Phụ huynh đã biết quan tâm đến việc giáo dục thể
chất cho trẻ hơn.
Hạn chế: Đa số phụ huynh đều làm nghề nông, một số phụ huynh mải lo
kinh tế gia đình, một số phụ huynh nhận thức còn hạn chế chưa hiểu biết và
quan tâm đến giáo dục thể chất cho trẻ. Nhiều bố mẹ đi làm ăn xa gửi con ở
cùng ông bà nên việc phối kết hợp giữa cô giáo với phụ huynh cịn gặp rất nhiều
khó khăn.Các bậc phụ huynh là ơng bà lớn tuổi nên việc chuẩn bị đồ dùng, dạy
các kỹ năng còn chưa thực hiện được.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
2.1 Mục đích của giải pháp
Sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho
trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi A2 tại trường Mầm non Minh Lương”
Nhằm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển
bình thường theo lứa tuổi 5-6 tuổi.Để giúp trẻ hứng thú trong giờ học, tích cực
vận động, nhanh nhẹn hoạt bát có các kỹ năng vận động tốt.Trẻ thực hiện được
và kiểm soát, phối hợp vận động các nhóm cơ lớn, trẻ thực hiện được và kiểm
sốt, phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ.Trẻ biết phối hợp được các giác quan
và giữ thăng bằng khi vận động,trẻ sử dụng được sức mạnh, sự nhanh nhẹn và
dẻo dai của cơ thể khi thực hiện các vận động: bò, bật, đi, chạy, nhảy, tung,
ném, bắt.Trẻ hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân, thực hiện một số việc tự
phục vụ trong sinh hoạt. Trẻ hiểu biết, thực hành dinh dưỡng: Lựa chọn được
một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm; Kể tên một số món ăn cần có trong


3
bữa ăn hằng ngày; Biết ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước đun sơi để
khỏe mạnh, đủ chất dinh dưỡng. Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho
sức khỏe.
2.2. Mơ tả chi tiết nội dung của giải pháp
Năm học 2021-2022 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 tuổi

A2 với 31 học sinh, Tơi nhận thấy trẻ lớp mình chưa được nhanh nhẹn và năng
động. Nhiều trẻ cân nặng và chiều cao còn chưa phát triển theo đúng lứa tuổi,
nhiều trẻ còn lười ăn, các kỹ năng vận động cịn hạn chế. Vì vậy ngay từ đầu
năm học tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ, tìm tịi nghiên cứu làm sao để tất cả các
trẻ lớp tơi đều phát triển một cách bình thường phù hợp với độ tuổi cả về chiều
cao và cân nặng, các trẻ đều có các kỹ năng lao động tự phục vụ, các trẻ đều yêu
thích vận động, u thích mơn giáo dục thể chất, nhanh nhẹn năng động hoạt
bát, có các kỹ năng vận động tốt.
Để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ tôi đã tìm ra một số biện
pháp cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Tổ chức linh hoạt các hình thức khác nhau trong tiết thể
dục cho trẻ
Như chúng ta đã biết sự tập trung chú ý của trẻ chưa cao, trẻ chỉ thích
những thứ mới lạ, hấp dẫn, lơi cuốn trẻ. Nên việc gây hứng thú cho tiết học thể
dục là vơ cùng quan trọng, vì tiết thể dục có tính chất cứng nhắc và khơ khan,
Trình tự các tiết học thể dục là như nhau. Nếu như cô giáo cứ cho trẻ tập các bài
thể dụctheo một trình tự giống nhau, thì trẻ sẽ uể oải, nhàm chán, trẻ khơng
hứng thú tập luyện, chất lượng giờ dạy không đạt kết quả cao.
Để tạo hứng thú cho trẻ trong tiết dạy, để giờ học đạt kết quả cao, trước
hết là phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ. Đồ dùng phải đẹp an tồn với
trẻ, đảm bảo tính giáo dục.Trong các tiết thể dục tơi có thể đổi mới bằng các
hình thức câu lạc bộ, hội thi, chương trình, ngày hội để kích thích sự hứng thú
của trẻ, giúp trẻ tập trung hơn trong giờ học, để trẻ khơng bị nhàm chán. Tơi có
thể thay giờ học bằng các hình thức như là câu lạc bộ “Bé khỏe bé ngoan”,“Hội
thi bé tài năng” “Chương trình chúng tơi là chiến sĩ”, “Ngày hội thể thao”
Minh chứng 01: Giờ học thể dục với hình thức “Hội thi và chương trình”


4


Tiết học thể dục gồm có 3 phần: Khởi động, trọng động và hồi tĩnh, mỗi
phần đều giải quyết một nhiệm vụ nhất định, mỗi phần có tác dụng và hỗ trợ lẫn
nhau và hoàn thiện cho nhau, để trẻ hứng thú hơn giữa các phần tơi có thể ứng
dụng công nghệ thông tin kết hợp những bài hát, bản nhạc, âm thanh ngộ
nghĩnh, sinh động cho trẻ thêm thoải mái, hứng thú trong khi luyện tập.Đặc biệt
trong giờ học tơi dùng một loại tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự
chú ý của trẻ, bên cạnh đó tôi luôn sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh như:
“Nghiêm”,“Nghỉ”,“Đi”,“Chạy”,“Dừng lại”, mệnh lệnh, khẩu lệnh rõ ràng, dứt
khốt và lơi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ. Trong quá trình trẻ tập luyện tuỳ
theo đối tượng trẻ, tơi có thể nâng cao dần yêu cầu của hoạt động, tuỳ theo từng
chủ đề tôi lựa chọn các bài hát phù hợp.
Tôi nhận thấy,sau khi chuẩn bị đầy đủ chu đáo đồ dùng và kết hợp linh
hoạt các hình thức khác nhau trong tiết dạy tôi thấy trẻ vô cùng hứng thú. Trẻ
tập luyện theo hình thức đua và khen thưởng trẻ hào hứng có tinh thần trách
nhiệm và đồn kết nhau trong tập luyện, trẻ có tinh thần tự giác cao và biết nhắc
nhở thành viên trong đội mình cùng tích cực tham gia các hoạt động. Nên giờ
học đạt kết quả rất cao.
Biện pháp 2: Tham mưu với tổ trưởng, ban giám hiệu nhà Trường bổ
xung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi giáo dục thể chất tại điểm trường
Ở lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình
tượng, giáo dục thể chất không thể thành công được nếu như trẻ không được tập
luyện qua đồ dùng đồ chơi, có đồ dùng đồ chơi cô dạy trẻ dễ dàng hơn sẽ giúp
trẻ hứng thú dễ hiểu hơn. Trẻ sẽ tích cực luyện tập thực hành hơn.Biết được tầm
quan trọng của đồ dùng,đồ chơi đối với hoạt động giáo dục thể chất.Khi được
nhà trường phân công nhiệm vụ vào lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi A2 điểm Minh
Chiềng. Tơi đã kiểm tra rà sốt thống kê những đồ dùng cần thiết của hoạt động
giáo dục thể chất cho trẻ vào sổ tay ghi chép. Ngay những buổi họp đầu năm,
sinh hoạt chuyên môn của tổ, họp phụ huynh tôi đã mạnh dạn đưa ra kế hoạch
cụ thể và liệt kê những đồ dùng cần thiết với tổ trưởng chuyên môn, tham mưu
với ban giám hiệu nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của điểm

trường để xem xét bổ xung và đầu tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi còn thiếu để


5
phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất của trẻ. Ví dụ: Máy chạy bộ, xe đạp tập
gym, ghế đẩy tạ, thiết bị đập bụng, thiết bị xoay eo, lắc hơng.

Minh chứng 02: Hình ảnh trang thiết bị khu vận động được nhà trường mua
sắm bổ sung mới
Để giúp trẻ hứng thú với tiết học phù hợp với khả năng và tình trạng của
từng trẻ, giúp trẻ khơng cảm thấy nặng nề với tiết học. Trong tất cả các hoạt
động học tập và vui chơi liên quan đến hoạt động thể chất. Bản thân tôi chú
trọng xây dựng kế hoạch từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, xây dựng phù
hợp với điều kiện thực tế của lớp và căn cứ vào từng thể lực và sức khỏe của
trẻ.Ví dụ: Như hoạt động chạy chậm, trẻ thể lực tốt cho chạy 120m. Còn những
trẻ thể lực yếu hơn có thể chạy 100m.
Luân phiên các hoạt động giữa tay và chân để tránh gây mệt mỏi, nhàm
chán cho trẻ mà lại được hiệu quả cao. Khi thực hiện các hoạt động đều phải
thực hiện với đồ dùng (không dạy chay) để kích thích hứng thú của trẻ.Để trẻ có
thái độ tập luyện tốt, Thực hiện tốt các động tác thẻ dục.
Ngoài những đồ dùng đồ chơi được nhà trường cung cấp tôi đã phối hợp
với phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm cùng lớp để tự làm mới được nhiều đồ
dùng dụng cụ luyện tập cho trẻ, tôi đã dùng các loại ống nước để làm vòng thể
dục, dùng các loại vải vụn để làm bao cát cho trẻ ném, dùng các dây hoa để trang
trí cổng thể dục cho trẻ chui qua, dùng các bánh xe để cho trẻ chơi bật liên tục vào
vòng, bật tách khép chân, dùng các lon nước để trẻ chơi boling.Các loại đồ dùng
phục vụ cho trẻ hoạt động đều được làm đảm bảo an tồn, khơng sắc nhọn, phải bền,
chắc, có độ mềm dẻo.Nhờ có đủ đồ dùng để trẻ trải nghiệm, thực hành giúp trẻ
hứng thú và yêu thích vận động, các kỹ năng vận động của trẻ đã được phát triển
rất tốt.(Minh chứng 03: Một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ vận động)

Biện pháp 3: Phát triển thể chất thơng qua dinh dưỡng hằng ngày
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ nhưng chất
lượng của dinh dưỡng vẫn là chủ yếu. Trẻ em nếu ăn uống đầy đủ và hợp lý thì
sẽ giúp trẻ phát triển một cách cân đối và khỏe mạnh cả về cân nặng chiều cao.
Nhiều bố mẹ cho rằng, trẻ chỉ cần ăn được nhiều là sẽ phát triển tốt, tăng cân
tốt. Tuy nhiên để trẻ phát triển khỏe mạnh và khơng có bệnh tật thì chế độ dinh


6
dưỡng phù hợp có vai trị quyết định. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp cần đảm bảo
đủ cả 4 nhóm thực phẩm: Chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất vitamin và muối
khoáng. Nếu bữa ăn của bé thường xun khơng đủ bốn nhóm thực phẩm này thì trẻ
khơng những khơng tăng cân mà cịn làm trẻ biếng ăn, chậm lớn mắc thêm một số
bệnh như béo phì, thừa cân.
Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo
độ tuổi sẽ giúp trẻ cao lớn, mạnh khỏe và thông minh cô cần giáo dục trẻ. Ăn đủ
3 bữa chính trong ngày, khơng nên bỏ bữa sáng. Không nên ăn tối quá muộn và
ăn trước khi đi ngủ, vì ăn tối quá muộn hoặc gần với giấc ngủ sẽ làm
chậm q trình tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể.
Lúc này thức ăn vừa được hấp thụ sẽ tiêu hóa một cách gấp gáp. Đồng
thời, các chất dinh dưỡng sẽ không thể tạo ra năng lượng mà chuyển hóa thành
các chất béo khơng lành mạnh lâu ngày làm tăng nguy cơ gây bệnh béo
phì.Uống bổ xung 1-2 hộp sữa mỗi ngày, để giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh và
thông minh.Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và
chất xơ cho cơ thể.Hạn chế ăn uống đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt đóng
chai, nước trái cây có thêm đường... để phịng chống sâu răng và béo phì.
Khi đến giờ ăn cơ có thể hỏi trẻ hơm nay chúng mình ăn món gì? gợi ý trẻ
về các thức ăn ngày hơm đó có những chất gì. Ví dụ: Cơm thì có nhiều chất bột
đường, thịt lợn thì có chất đạm, rau có nhiều các loại vitamin, hàng ngày cần ăn
đủ các nhóm cơ bản như: chất đạm, chất bột đường, chất béo, và vitamin, để trẻ

nhận thức được tầm quan trọng của giờ ăn và cố gắng ăn hết xuất của
mình.Trong khi ăn cơ cơ cần tạo bầu khơng khí thoải mái ấm cúng vui vẻ, yên
tĩnh, nhẹ nhàng cho trẻ tránh những gây xúc động mạnh giúp trẻ thoải mái, hứng
thú ăn thì cảm giác ngon miệng của trẻ sẽ được tăng lên. Ngồi ra tơi cũng đã
tun truyền với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ tại nhà. Những
trẻ suy dinh dưỡng thấp cịi có thể tun truyền với phụ huynh cho trẻ uống bổ
xung thêm sữa mỗi ngày,trẻ lười ăn thì nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, luân phiên
các món ăn để trẻ không bị chán, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Ở trường trẻ được
ăn 2 bữa, một bữa chính và một bữa phụ, năng lượng bữa chính chiếm từ 3035% năng lượng cả ngày, bữa phụ chiếm từ 15 -25 % năng lượng cả ngày.
Minh chứng 04: Hình ảnh trẻ hứng thú trong bữa ăn
Từ khi tôi động viên khuyến khích trẻ ăn, phối hợp với phụ huynh tổ chức
dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, các trẻ đã ăn hết suất, đã giúp tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng
và thấp cịi của lớp tơi giảm mạnh so với đầu năm học. Trẻ ăn uống đầy đủ chất
dinh dưỡng đã giúp cho trẻ khỏe mạnh hơn, năng động, nhanh nhẹn, yêu thích
vận động hơn, Kỹ năng vận động của trẻ tốt hơn. Cuối kỳ I lớp tơi đã có 30/31
trẻphát triển bình thường về cần nặng và chiều cao.
2.3. Những điểm khác biệt tính mới của giải pháp so với giải pháp đã biết
Trước khi áp dụng

Sau khi áp dụng sáng kiến

Tơi nhận thấy một số trẻ cịn nhút Trẻ đã mạnh dạn tự tin, kỹ năng vận
nhát, kỹ năng vận động cịn hạn chế, động tốt, trẻ tích cực tham gia các vận


7
chưa phát huy được tính tích cực của trẻ,
chưa thực hiện đúng các động tác, nhiều
trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.
Giáo viên chưa chú trọng đến việc

lồng ghép thể chất vào các hoạt động
khác chưa nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất cho trẻ.

Thao tác mẫu hướng dẫn của cô
chưa rõ ràng, cụ thể. Hình thức của cơ
cịn dập khn máy móc, chưa có tính
linh hoạt đổi mới.
Phụ huynh chưa hiểu được tầm quan
trọng của lĩnh vực phát triển thể chất,
chưa có sự phối hợp giữa giáo viên và
phụ huynh trong việc nâng cao thể chất
cho trẻ.

động, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp cịi
giảm
Giáo viên tích cực lồng ghép các vận
động trong các hoạt động không chỉ
trong các giờ thể chất mà còn lồng ghép
các hoạt động khác như khám phá khoa
học, tốn, tạo hình, kỹ năng sống, âm
nhạc, các hoạt động khác trong ngày và
cho trẻ vận động ở mọi lúc mọi nơi
nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
cho trẻ.
Thao tác mẫu hướng dẫn của cô rõ
ràng, cụ thể. Ln đổi mới hình thức
tổ chức, phương pháp để phát huy tính
tích cực của trẻ
Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng

của phát triển thể chất đối với trẻ. Tơi
ln tích cực phối kết hợp với giáo viên
cùng lớp và các bậc phụ huynh làm các
loại đồ dùng phục vụ cho trẻ vận động,đồ
dùng đảm bảo an toàn và hiệu quả. Phối
kết hợp cùng với phụ huynh xây dựng
môi trường vận động sạch sẽ, đẹp, an
toàn cho trẻ

Giáo viên chưa tích cực trao đổi với Giáo viên tích cực trao đổi với phụ huynh
phụ huynh trong việc giáo dục thể trong việc rèn thể chất cho trẻ ở nhà để
nâng cao thể lực cho trẻ, trẻ không chỉ
chất cho trẻ tại nhà.
được củng cố, tăng cường sức khỏe mà
còn phát triển cân đối, hài hịa về hình
thái và chức năng của cơ thể giúp trẻ
phát triển toàn diện về mọi mặt
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Với những biện pháp của sáng kiến đã được áp dụng thành cơng và có
hiệu quả tại lớp Mẫu giáo 5 tuổi A2, Trường Mầm non Minh Lương và có thể áp
dụng rộng rãi thành cơng, hiệu quả tại các nhóm lớp 5-6 tuổi ở các trường Mầm
non cùng điều kiện trong huyệnVăn Bàn.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được sau khi áp dụng giải pháp mới so với
giải pháp đã biết sau khi áp dụng sáng kiến
4.1 Theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến
Theo ý kiến của cô giáo La Thị Muốn là giáo viên chủ nhiệm cùng lớp sau
khi áp dụng sáng kiến tôi thấy trẻ lớp tơi tích cực tham gia vận động, trẻ có kỹ


8

năng vận động tốt, thực hiện đúng động tác, nhanh nhẹn khéo léo khi thực hiện
các vận động, trẻ hứng thú với các hoạt động giáo dục thể chất.Trẻ được vận
động mọi lúc mọi nơi giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ. Phụ
huynh tích cực phối hợp với giáo viên trong việc rèn thể chất cho trẻ, tích cực
làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ vận động.
Theo ý kiến của bà Trần Thị Quỳnh tổ trưởng tổ chuyên môn: Sau khi áp
dụng các biện pháp trẻ hứng thú đi học, kỹ năng vận động của trẻ được nâng lên,
Trẻ phát triển khỏe mạnh, ăn hết suất, cân nặng và chiều cao của trẻ đã tăng lên
rất nhiều.Các biện pháp trong sáng kiến rất dễ hiểu, đơn giản, dễ thực hiện sáng
tạo khoa học, phù hợp với đối tượng trẻ có thể áp dụng cho tất cả các lớp có
cùng độ tuổi 5-6 tuổi trong tổ mẫu giáo lớn.
4.2 Theo ý kiến của tác giả sáng kiến
Trước khi áp dụng sáng kiến
Tôi nhận thấy một số trẻ còn nhút nhát, kỹ năng vận động còn hạn chế, chưa
phát huy được tính tích cực của trẻ, chưa thực hiện đúng các động tác, nhiều trẻ suy
dinh dưỡng, thấp cịi.
Giáo viên cịn dập khn máy móc, chưa linh hoạt trong tổ chức giáo dục
thể chất cho trẻ
Phụ huynh chưa nhận thức được việc nâng cao thể chất cho trẻ ngay từ
khi còn nhỏ,chưa thường xuyên trao đổi với cô giáo chủ nhiệm về thể lực và sức
khỏe của trẻ, chưa quan tâm đến giáo dục thể chất cho trẻ.
Và tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến và kết quả cụ
thể được thể hiện trong bảng tổng hợp sau.
Bảng khảo sát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến thời gian (Tháng
9/2021)
Trước khi áp dụng sáng kiến
Nội dung đánh giá

Số
lượng


Đạt yêu
cầu

Tỉ lệ
(%)

Chưa
đạt yêu
cầu

Tỉ lệ
(%)

Sự tập trung chú ý, hứng thú khi
tham gia vận động

31

11/31

35%

20/31

65%

Trẻ tích cực tự giác trong vận
động


31

10/31

32%

21/31

68%

Trẻ có kĩ năng vận động tốt

31

12/31

39%

19/31

61%

(Minh chứng 06: Bảng khảo sát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến)
Sau khi áp dụng sáng kiến


9
Qua quá trình áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi A2 tại trường Mầm non Minh
Lương” tơi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng và kĩ năng của trẻ đã

được nâng lên rõ rệt cụ thể như sau:
Từ khi áp dụng những biện pháp trên giúp trẻ phát triểnđược các tố chất
như: Nhanh- mạnh - bền, trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện
thể dục, thể thao, dần hình thành cho trẻ ý thức tập luyện, Kỹ năng vận động của
trẻ tốt hơn.Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các vận động.Tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng, thấp còi giảm mạnh so với đầu năm học.
Giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn trong quá trình giáo dục phát triển thể
chất cho trẻ.
Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của giáo dục thể chất, phụ huynh
quan tâm đến con, nhiệt tình phối hợp với cơ rèn thể lực cho trẻ ở nhà.
Bảng khảo sát trẻ sau khi áp dụng sáng kiến (Tháng 02/2022)
Nội dung đánh giá

Số
lượng

Sau khi áp dụng sáng kiến
Đạt yêu
cầu

Tỉ lệ
(%)

Chưa đạt
yêu cầu

Tỉ lệ
(%)

Sự tập trung chú ý, hứng thú

khi tham gia vận động

31

31/31

100

0

0%

Trẻ tích cực tự giác trong vận
động

31

31/31

100

0

0%

Trẻ có kĩ năng vận động tốt

31

31/31


100

0

0%

(Minh chứng 07: Bảng khảo sát trẻ sau khi áp dụng sáng kiến)
Hiệu quả về kinh tế
Tiết kiệm được chi phí mua đồ dùng đồ chơi cho trẻ vận động và thời gian
cho giáo viên. Lớp có thêm nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo hấp dẫn
Hiệu quả về xã hội
Tạo được niềm tin và sự tin tưởng với phụ huynh, hiểu được tầm quan
trọng của giáo dục thể chất đối với trẻ, phụ huynh phấn khởi và quan tâm
hơn đến việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ ở trường cũng
như ở nhà. Phụ huynh phối hợp với giáo viên cùng làm đồ dùng đồ chơi t
Hiệu quả cơng tác chun mơn
Trẻ u thích vận động.Trẻ thực hiện đúng kĩ thuật động tác, tích cựctham
gia các vận động, quan hệ giữ cô và trẻ trở nên thân thiện gần gũi hơn.
Giáo viên nâng cao được năng lực chuyên môn cho bản thân,biết cách
linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ và lồng
ghép các vận động đó vào trị chơi, hoạt động khác với nội dung phù hợp, các
tiết dạy đổi mới gây được sự tập trung chú ý của trẻ, tham gia hội giảng và các


10
ngày hội ngày lễ kết hợp lồng ghép với các biện pháp nêu trên.Cơ nắm bắt được
tâm sinh lí của trẻ, để đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp.
Các bậc phụ huynh quan tâm đến việc phát triển thể chất cho trẻ, thường
xuyên trao đổi, phối hợp với giáo viên về thể lực, khả năng vận động của trẻ ở

nhà để giáo viên nắm bắt kịp thời và đưa ra các biện pháp nâng cao thể chất cho
trẻ hợp lí. Đồng thời tự nguyện đóng góp ngun liệu, phế liệu để cô và cháu
cùng chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
TT

1

2

Họ Tên

La Thị Muốn

Trần Thị Quỳnh

Ngày tháng
năm sinh

Nơi cơng
tác

Trình
độ
chun
mơn

Chức
danh


04/02/1986

Trường
MN Minh
Lương

Cao
Đẳng

Giáo viên

14/08/1992

Trường
MN Minh
Lương

Cao
Đẳng

Tổ trưởng
chun
mơn tổ
MG lớn

Nội dung
công việc hỗ
trợ
Hỗ trợ tổ chức
các hoạt động

và làm đồ
dùng đồ chơi
Hỗ trợ tổ chức
các hoạt động
và đánh giá kết
quả của trẻ

Cùng 31 trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A2 và 31 phụ huynh tại điểm Minh
Chiềng Trường Mầm Non Minh Lương
6. Tài liệu minh chứng
Minh chứng 01: Giờ học thể dục với hình thức “Hội thi bé tài năng”
Minh chứng 02: Hình ảnh trang thiết bị khu vận động được nhà trường
mua sắm bổ sung mới.
Minh chứng 03: Một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ vận động
Minh chứng 04: Chùm hình ảnh trẻ tham gia vận động trong ngày lễ, ngày hội
Minh chứng 05: Hình ảnh trẻ hứng thú trong bữa ăn
Minh chứng 06: Bảng khảo sát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến
Minh chứng 07: Bảng khảo sát trẻ sau khi áp dụng sáng kiến
Minh chứng 08: Phiếu khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến
Minh chứng 09: Phiếu khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến
Minh Lương, ngày 30 tháng 03 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
NGƯỜI BÁO CÁO

Nguyễn Thị Hải

Hoàng Thị Dung


11




×