Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy trẻ lớp mẫu giáo 5 6 tuổi a đạt hiệu quả cao tại trường MN thị trấn bến sung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.58 KB, 14 trang )

1: PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1 Lý do chọn đề tài.
Trong mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe
đối với bản thân, nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một sức khỏe tốt,
ngoài những yếu tố về dinh dưỡng , thể dục thể thao, tinh thần thoải mái thì mơi
trường sống trong sạch đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để
có một mơi trường sống trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp những gì để góp
phần làm cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều này hồn tồn phụ
thuộc vào chính chúng ta và những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu thế nào là môi trường? Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật(
mục 1, điều 3 luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam đã sửa đổi năm 2005). Bảo
vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm
bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên
nhiên gây ra cho mơi trường.
Vì sao cần phải giáo dục bảo vệ môi trường? Giáo dục bảo vệ môi trường
là một q trình thơng qua các hoạt động giáo dục chính quy và khơng chính
quy nhằm giúp cho con người có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo
vệ môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào sự phát triển của một xã hội
bền vững về sinh thái. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là q trình
giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi
trường, sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện
qua những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh.
Trong những năm gần đây, theo ước tính của những nhà khí tượng thủy
văn, hằng năm trên Biển Đơng có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn
bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền
Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống và sản xuất của người dân.
Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sơng Cửu Long của
nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một


vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúa lớn nhất của nước ta có thể mất
đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta khơng có biện pháp kịp thời để khắc phục.
Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào
“Giờ Trái Đất” hay chương trình“ Tắt đèn, bật tương lại” diễn ra vào ngày
25/3/2017 là một phong trào mang một ý nghĩa vơ cùng thiết thực của nhân dân
tồn cầu trong việc góp phần giảm bớt tình trạng Trái Đất nóng lên. Đó cũng là
một trong những hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ mơi trường.
Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục những thế
hệ tương lai của đất nước, tôi nhận thấy một điều quan trọng trong cơng việc của
mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi
1


trường. Để đảm bảo cho con người được sống trong một mơi trường lành mạnh
thì việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cần được hình thành và rèn luyện từ
rất sớm, đặc biệt là lứa tuổi mầm non giúp trẻ biết môi trường xung quanh trẻ
bao gồm những gì, trẻ biết phân biệt được mơi trường xung quanh trẻ, những
việc làm tốt - xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ mơi trường, giáo dục
trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ
cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong
tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức giữ gìn,
bảo tồn văn hóa dân tộc. Từ đó trẻ biết cách sống tích cực với mơi trường nhằm
đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Chính vì vậy mà tơi chọn
đề tài này “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi”
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra " Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo
vệ môi trường vào dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A ", nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là lồng ghép giáo dục bảo vệ môi
trường cho 34 trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường mầm non
Thị trấn Bến Sung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã phối hợp các phương pháp sau
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế về giáo dục bảo vệ môi trường cho 34
trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A
+Điều tra trẻ thông qua phiếu điều tra.
+Quan sát, phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với trẻ và phụ huynh.
+Tổng hợp số liệu.
+Phương pháp tuyên dương khen thưởng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môi trường trong trường mầm non bao gồm tổng thể các không gian được
giới hạn bởi các phịng học, nhóm lớp theo các độ tuổi, các phòng chức năng,
sân chơi, cây xanh, nguồn nước và hệ thống thoát nước...
Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định giáo dục bảo vệ môi trường là rất
cần thiết và cấp bách bắt đầu từ lứa tuổi mầm non, bởi trẻ con lứa tuổi này dễ
hình thành những nề nếp thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt.
Tuy nhiên giáo dục bảo vệ môi trường không thể đặt ra thành một mơn học riêng
mà chỉ có thể tích hợp trong các mơn học của chương trình giáo dục mầm non.
Chuyên đề giáo dục và bảo vệ môi trường trong trường mầm non đã được
Bộ giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện lồng ghép trong chương trình Giáo
dục Mầm non. Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ luôn là một
hoạt động mang tính giáo dục cao, nó địi hỏi chúng ta phải nhạy bén linh hoạt,
tận dụng nguồn nguyên liệu phế thải để biến chúng thành những đồ dùng dạy
2


học, đồ chơi cho trẻ một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý

tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Xuất phát từ những trăn trở đó tơi xây
dựng kế hoạch tổ chức cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả
nhất định.
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a.Thuận lợi.
Khi có kế hoạch thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chun mơn, các đồng nghiệp, phụ
huynh luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt
động cho trẻ.
Các cháu đi học chuyên cần, ngoan ngoãn, biết vâng lời cô giáo. Trường
tổ chức ăn bán trú.
Trẻ rất thích được tham gia các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi
trường. Đồ dùng trực quan trong lớp tương đối đầy đủ, thuận lợi cho việc tổ
chức lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động cho trẻ.
Trường có khn viên đủ rộng cho trẻ hoạt động, lớp có góc thiên nhiên
để trẻ được trải nghiệm sau các hoạt động chung và hoạt động góc. Được trang
bị hệ thống nước máy qua thanh lọc.
b.Khó khăn
Đa số trẻ ở trường tôi rất ham chơi và chưa có ý thức bảo vệ mơi trường
lớp cũng như sân trường, nhiều trẻ khi ăn quà còn vứt vỏ sữa, vỏ bim bim, vỏ
bánh, kẹo xuống sân trường, hay trẻ vẫn chưa có ý thức nhặt rác ngay dưới chân
mình bỏ vào thùng rác, đơi khi cịn chạy nhảy giẫm lên cả bồn hoa, cây cảnh...
Chính bản thân phụ huynh cũng chưa thật sự quan tâm đến vấn đề ô nhiễm mơi
trường, nhiều khi đưa con đi học bóc bánh, sữa cho con ăn xong ném ngay vỏ
xuống đất mặc dù thùng rác đặt bên cạnh. Đặc biệt môi trường xung quanh
trường lớp vẫn còn bẩn do trường học ở gần khu dân cư cho nên cịn tình trạng
vứt rác vào vườn trường gây tình trạng mất vệ sinh..
Phương tiện phục vụ cho việc giáo dục bảo vệ môi trường chưa được đầu
tư nhiều như: thùng rác chưa có đủ, khu vực để rác thải còn bừa bộn...
Một số trẻ cịn nhút nhát, chưa mạnh dạn nói lên suy nghĩ và việc làm của

mình và của mọi người xung quanh đối với môi trường.
c.Bảng khảo sát thực trạng của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Qua khảo sát thực trạng về kiến thức, hành vi bảo vệ môi trường ở lớp tôi
đầu năm học 2016 - 2017 với số trẻ 34 cháu tôi thấy kết quả trên trẻ như sau:
Đạt
Chưa
đạt
Nội dung khảo sát
Tốt
Khá
TB
SL % SL % SL % SL %
Có thói quen sống gọn gàng ngăn 4 11,7 6 17,6 19 56
5 14,7
3


nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh mơi
trường sạch sẽ.
Tích cực tham gia các hoạt động gần
5 14,7 7 20,6 17 50
5 14,7
gũi, bảo vệ môi trường, lớp.
Biết chia sẻ và hợp tác với bạn bè và
4 11,7 6 17,6 20 59
4 11,7
người xung quanh.
Có phản ứng với các hành vi của
con người làm bẩn môi trường và 4 11,7 6 17,6 20 59

4 11,7
phá hại môi trường
Từ những kết quả khảo sát như trên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ xem phải
làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
đồng thời nhắc nhở phụ huynh ý thức bảo vệ mơi trường, chính vì vậy tơi đã
mạnh dạn áp dụng một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào
công tác giảng dạy cho trẻ.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để viết sáng kiến kinh nghiệm
* Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông
qua hoạt động học trong các chủ đề.
Trong thời gian 1 ngày của trẻ ở lớp thông qua 9 nội dung trong ngày hầu
như ở hoạt động nào trẻ cũng được tham gia hoạt động bảo vệ mơi trường ngay
trong chính lớp học và khn viên ngồi sân trường: Trong thời gian để trẻ làm
quen với thời gian biểu này, tôi trực tiếp làm vệ sinh môi trường cùng trẻ. Khi
trẻ đã bắt đầu hình thành thói quen vệ sinh môi trường tôi vừa giúp, vừa hướng
dẫn tỉ mỉ cách làm cho trẻ, nói với trẻ về ý nghĩa của việc bảo vệ mơi trường.
Sau đó để trẻ dần dần tự thực hành từng việc một. Khi trẻ hiểu rõ về cách làm và
ý nghĩa của việc mình đang làm sẽ khiến trẻ cảm thấy khơng bỡ ngỡ và đặc biệt
khi nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường được tích hợp, lồng ghép vào các hoạt
động một cách khéo léo giúp trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt,
những hành động đúng, không đúng đã kích thích trẻ suy nghĩ bộc lộ tình cảm,
có thái độ phù hợp với mơi trường trong và ngồi lớp học. Dựa vào tình hình
của lớp, khả năng thực tế của trẻ tôi đã lựa chọn các nội dung, hoạt động tích
hợp để đưa vào kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ theo từng chủ đề
như sau:
- Chủ đề: Trường mầm non. Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề,
tơi cịn giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không vẽ bậy
lên tường lớp, không vứt rác giấy vụn ra nền nhà trong và sau khi học xong.
Khi tổ chức cho trẻ làm quen bài thơ “Rửa tay” ( Phạm Mai Chi - Hồng
Dân sưu tầm), tơi cho trẻ thể hiện các động tác minh họa theo nội dung của bài

thơ, trong khi tổ chức hoạt động để tránh nhàm chán cho trẻ tơi cịn cho trẻ chơi
trò chơi “Tay đẹp” ( Đọc theo lời đồng dao) nhằm nội dung giáo dục trẻ ý thức
giữ gìn vệ sinh cơ thể, ý thức tiết kiệm nước khi rửa tay và đánh răng.... Hay khi
cho trẻ làm quen bài thơ “Bé giữ vệ sinh môi trường” ( Tác giả Minh Châu, tôi

4


tổ chức cho trẻ học ngồi trời sau đó cho trẻ cùng nhặt lá rơi, nhặt rác trên sân
trường để bỏ vào thùng rác.
Kết quả: Tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào các trò chơi và các hoạt động,
trẻ thể hiện ý thức Bảo vệ môi trường như: Đi lại nhẹ nhàng, không làm ồn ào
nơi công cộng, cùng cô sắp xếp bàn ghế, quét lớp, sắp xếp sách vở đồ chơi,
trồng cây xanh vào góc thiên nhiên, biết giữ gìn vệ thân thể, rửa tay bằng xà
phịng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh...
Ảnh:Trẻ biết lau bàn và sắp xếp bàn ghế gọn gàng ngăn nắp sau khi ăn.
- Chủ đề: Gia đình. Trẻ nhận biết mơi trường gia đình bao gồm: các phịng ở,
nhà vệ sinh, sân vườn, các nguồn nước...trẻ thấy được sự thay đổi của môi
trường xung quanh nhà của trẻ, nhận biết được mơi trường sạch, mơi trường bẩn
trong gia đình. Biết quý trọng, giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ
chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, khơng khạc nhổ bừa bãi... có ý thức về
những điều nên làm như: Tắt điện khi ra khỏi phòng, dùng cốc hứng nước đánh
răng, rửa mặt để tiết kiệm nước, khơng để vịi nước chảy liên tục, thấy nước
chảy tràn ra biết khóa vịi lại...
Với đề tài Thơ “Em yêu nhà em”, tôi sử dụng bài giảng điện tử kết hợp
làm sa bàn có nhiều cây xanh để trẻ cảm nhận tốt hơn về vẻ đẹp của thiên nhiên,
từ đó giáo dục trẻ biết giữ gìn mơi trường sống xung quanh nơi trẻ ở và học tập,
trẻ nhận biết phân biệt được môi trường bẩn, môi trường sạch, trẻ hiểu được ích
lợi khi sống trong mơi trường sạch, tác hại ra sao khi sống trong môi trường bẩn.
Bên cạnh đó với chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình bé, thông qua các

hoạt động giúp trẻ nhận biết một số đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình
như: bóng điện để thắp sáng, quạt, tivi, tủ lạnh, máy giặt...Cô giáo dục trẻ kĩ
năng sử dụng đồ dùng bằng điện đúng cách vừa tiết kiệm lại có thể bảo quản đồ
dùng, tránh được những vấn đề gây cháy nổ hay nguy hiểm khác.
Kết quả: Trẻ có ý thức giữ gìn nhà cửa, lớp học sạnh sẽ, sắp xếp đồ dùng
ngăn nắp, có ý thức về những điều nên làm như: tắt điện khi ra khỏi phòng, cất
đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, khóa vịi nước khi rửa tay, rửa mặt xong...,
trẻ hứng thú và tích cực sưu tầm các vật liệu phế thải và làm đồ chơi từ chúng.
- Chủ đề: Bản thân. Khi thực hiện chủ đề này tôi đã lồng ghép giáo dục bảo vệ
môi trường vào các hoạt động mục đích là giáo dục trẻ biết lợi ích của việc giữ
gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người. Trẻ có hành
vi và thói quen tốt trong ăn uống: biết mời cô, mời bạn, không làm rơi vãi cơm,
biết dùng khăn lau tay và khăn ướt để lau miệng, khơng ăn q vặt...Nhận biết
các kí hiệu thơng thường như thùng đựng rác, nhà vệ sinh nam, nữ..., biết tránh
xa những nơi nguy hiểm như ổ cắm điện, khu vực nấu ăn hay bình nước nóng...
Giờ học: Làm quen tác phẩm văn học đề tài thơ: “Bé ơi”. Tôi lựa chọn địa
điểm tổ chức hoạt động ngoài sân trường dưới gốc các cây to, có bóng mát, mục
đích của tơi là để tạo khơng khí thoải mái khơng gị bó đối với trẻ mà lại có thể
5


lồng ghép giáo dục bảo vệ mơi trường. Qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc giữ
gìn vệ sinh, khơng nghịch bẩn, rửa mặt hàng ngày bằng khăn sạch, biết đội mũ,
ô khi đi ra nắng và đeo khẩu trang để tránh bụi, thường xuyên đánh răng, không
ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, phải giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, rửa tay
bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đặc biệt phải tiết kiệm nước
khi rửa tay, đánh răng, tắm gội...Trong giờ hoạt động chiều mục đích ơn kiến
thức sáng, tơi tổ chức cho trẻ đọc thơ và cho trẻ chơi trò chơi " Chọn những
hành vi đúng - sai". Làm một số bức tranh vẽ về việc giữ gìn bảo vệ mơi trường
của trẻ nhỏ như: Bé chăm sóc cây xanh; bé bẻ cành, giẫm lên bồn hoa, lên cỏ; bé

vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi ra sân trường, xuống ao, sơng; bé qt nhà; bé
tranh giành đồ chơi; chơi ngồi nắng...Sau đó chia trẻ làm hai đội , mỗi đội có
một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các vòng và yêu cầu 2 đội khoanh tròn
hành vi đúng, gạch “x” hành vi sai. Thời gian là một bản nhạc, sau bản nhạc đội
nào khoanh được đúng theo yêu cầu là đội chiến thắng. Nếu trẻ hứng thú tôi có
thể đổi yêu cầu của đội chơi hoặc nâng cao yêu cầu hơn.
Ảnh: Trẻ sắp xếp và lau chùi các giá góc.
Kết quả: Tơi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi, trẻ đã biết hành
vi đúng, sai khi chăm sóc bản thân và mơi trường, tự phân công nhau để làm
một số công việc hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, quét lớp, lau bàn, lau các giá
góc, kê bàn ghế gọn gàng khi ăn xong.
- Chủ đề Giao thông. Tôi giúp trẻ hiểu được:
- Một số nơi nguy hiểm, một số quy định đơn giản để đảm bảo an tồn khi tham
gia giao thơng.
- Các hành vi văn minh khi tham gia giao thông.
- Trẻ phải nắm được phương tiện giao thơng thải ra khói bụi: ơ tơ, xe máy, tàu
hỏa... thả khói vào khơng khí.
Với đề tài thơ: Cô dạy con, tôi sử dụng tranh ảnh và bài giảng điện tử với
nhiều hình ảnh động tạo hứng thú cho trẻ, sau khi kết thúc bài học tơi cho trẻ
xem video hình ảnh của các phương tiện giao thơng gây ơ nhiễm mơi trường.
Hình ảnh người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe thò đầu ra cửa
sổ, người ngồi sau đứng lên xe đạp, xe máy, người đi bộ đi trên vỉa hè, đi đúng
luật giao thơng, trẻ em đá bóng dưới lịng đường, hình ảnh người đi xe máy đeo
kính, khẩu trang, đội mũ bảo hiểm..., sử dụng tranh về các hành vi khi tham gia
giao thông, cho trẻ gạch hành vi sai, tơ màu tranh có hành vi đúng...
Bên cạnh đó giáo dục trẻ khi đi đường biết đeo kính, bịt khẩu trang, đội
mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy... trẻ biết nhận ra cái đẹp trong việc giữ gìn
đồ dùng, phương tiện đi lại của gia đình sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
Kết quả: Trẻ đã có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy, đeo khẩu
trang, không nghịch khi ngồi trên xe...


6


- Chủ đề: Thế giới thực vật: Giáo dục trẻ biết q trình phát triển của cây, ích
lợi của cây xanh với môi trường sống và biết chặt phá rừng bừa bải làm cho môi
trường ô nhiễm, thiên tai xảy ra nhiều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
con người.
Đề tài: Thơ: Từ hạt đến hoa, tôi sử dụng bài giảng điện tử vào dạy giúp
trẻ biết rõ hơn về quá trình phát triển của cây qua các hình ảnh động, cuối bài
học tơi cịn cho trẻ làm thí nghiệm trồng cây, đồ dùng là một số thùng xốp và
hộp sữa chua, cho trẻ tự tay gieo các loại hạt như hạt rau, hạt cây hoa, mục đích
của tơi là để trẻ được thực hành trải nghiệm, tìm hiểu và hàng ngày quan sát,
chăm sóc để trẻ biết trình tự phát triển của cây.
Ngồi ra tơi cịn sưu tầm các bài hát, câu đố, bài thơ, vè... về các loại cây
để trẻ biết được ích lợi của cây xanh đối với con người từ đó trẻ có thái độ u
quý, biết chăm sóc bảo vệ cây xanh ( Khơng ngắt lá, bẻ cành, không giẫm lên
cỏ, hoa...). Bên cạnh đó vào hoạt động chiều tơi cịn cho trẻ tìm hiểu sự phất
triển của cây xanh thơng qua các thí nghiệm gieo hạt vào lọ và để bên cạnh cửa
sổ để quan sát, qua đó giáo dục trẻ biết quá trình lớn lên của cây xanh và các yếu
tố ảnh hưởng đến sự sống của cây.
Ảnh: Trẻ chăm sóc cây ở góc thiên nhiên
Kết quả: Trẻ biết được sự phát triển của cây xanh, biết cách chăm sóc và
bảo vệ cây xanh, ngồi ra trẻ cịn biết tận dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên
để làm một số đồ chơi như con cá, con trâu, chong chóng, đồng hồ đeo tay...trẻ
biết mối quan hệ của cây xanh với môi trường sống: cây làm cảnh, cho bóng
mát, làm cho khơng khí trong lành, giữ cho đất khơng bị xói mịn khi mưa bão,
biết rừng là nơi có nhiều cây, giúp chắn gió, ngăn lũ, là nơi sinh sống của nhiều
lồi động thực vật.
- Chủ đề: Thế giới động vật. Ngoài việc cung cấp kiến thức về đặc điểm, lợi

ích cũng như tác hại của một số con vật với đời sống con người, tơi cịn giáo dục
trẻ u quý con vật nuôi, mong muốn và thực hiện những hành động tốt để chăm
sóc, bảo vệ con vật gần gũi.
Ví dụ ở chủ đề nhánh: Một số con vật sống trong rừng, tôi cho trẻ xem một
đoạn phim tài liệu về sự sống nới hoang giã của các con vật sống trong rừng và
một đoạn tư liệu về con người đi săn bắn thú rừng, sau đó cho trẻ nhận xét về
hai đoạn phim về sự bảo tồn các con vật hoang dã.... Hoặc bằng cách cắt rời các
bức tranh thành nhiều mảnh ghép khác nhau cho trẻ lắp ghép để trẻ biết thêm về
sự đa dạng phong phú của thế giới động vật, nhưng chúng đang có nguy cơ tuyệt
chủng do ý thức con người... Từ đó giáo dục trẻ cần biết quan tâm chăm sóc bảo
vệ các con vật.
Kết quả: Trẻ biết yêu quý các loài động động vật, biết chăm sóc và bảo
vệ các con vật gần gũi và tránh những con vật hung dữ.

7


- Chủ đề Nước và một số hiện tượng tự nhiên. Giúp trẻ biết về các hiện tượng
tự nhiên: nắng, gió, mây, mưa, lũ lụt... qua đó trẻ biết phân biệt đặc điểm của
nước, nguồn nước sạch, nước bẩn, ích lợi của nước sạch như: nước để ăn, uống,
tắm gội.., biết tiết kiệm nước sạch, tránh xa những nguồn nước bẩn gây ô nhiễm
và bệnh tật cho con người, tác hại của của một số hiện tượng tự nhiên.
Trong đề tài chuyện “Giọt nước tí xíu”, tơi cung cấp cho trẻ biết nguồn
gốc của mưa, tác dụng của mưa, của nước đối với con người, bên cạnh đó cũng
giúp trẻ nhận ra rằng nếu mưa lâu ngày làm cho đường phố, đường làng bẩn,
mưa to có sấm sét nguy hiểm, mưa to có thể dẫn đến lũ lụt... ngồi ra giáo dục
trẻ có một số ý thức bảo vệ nguồn nước sạch: tiết kiệm nước, dùng nước đúng
mục đích.
Kết quả: Trẻ lớp tơi đã có một số kiến thức, hành vi, thái độ tốt về bảo vệ
môi trường: không vớt rác bừa bãi ra sân trường, biết dùng nước tiết kiệm,

không đến gần những người hút thuốc lá, và nơi nguy hiểm.
Với việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động học ở
các chủ đề, kể cả các chủ đề khác như Nghề nghiệp, Quê hương đất nước - Bác
Hồ, Trường tiểu học... rất phong phú và đa dạng, giúp trẻ có được những kiến
thức và kĩ năng thực hành bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của trẻ, trẻ
biết chăm sóc bản thân, kiến thức về môi trường xung quanh gần gũi với bản
thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi luôn sạch sẽ, gọn gàng ngăn
nắp... biết bảo vệ và giữ gìn mơi trường, có thái độ đúng với mơi trường một
cách tích cực và hiệu quả.
*. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác.
a. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thơng qua hoạt động ngồi trời,
và hoạt động lao động.
Vào những giờ hoạt động ngồi trời tơi thường trị chuyện cùng trẻ về lợi
ích của cây xanh như cây xanh làm cho khơng khí trong lành, làm giảm ơ nhiễm
mơi trường… cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, cây xanh của
rừng còn ngăn chặn lũ lụt… Bên cạnh đó trẻ cịn biết tận dụng những chiếc lá
vàng, cây cỏ trong vườn trường, tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con vật gần
gũi… con gà, con mèo… hay cho trẻ chơi bán hàng nấu ăn, làm nón, quần áo…
Qua đó tơi giáo dục trẻ lịng u thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo quản, giữ gìn
mơi trường thiên nhiên mà mình đang sống. Ở phần hoạt động có mục đích tơi
tổ chức cho trẻ đi tham quan mơi trường ngồi lớp học, phía trước trường. Hoặc
cho trẻ quan sát hình ảnh của chợ Bến Sung đang hoạt động vào buổi sáng... Yêu
cầu trẻ nhận xét về vệ sinh môi trường ở tại nơi đó và tìm ra cách khắc phục bảo
vệ mơi trường. Ví dụ khi cho trẻ dạo chơi trên sân trường quan sát cây xanh và
bồn hoa, cô cho trẻ nêu lên nhận xét của trẻ về cảnh vật, môi trường tại nơi đây,
trẻ biết được khu vực này luôn được quan tâm, nhổ cỏ nên sạch sẽ, tôi tổ chức
cho trẻ nhặt lá rụng, nhổ cỏ, tưới cây làm cho khu sân trường thêm sạch, cho trẻ
tham gia trồng cây và chăm sóc cây cùng bác bảo vệ và các cô giáo.

8



Trẻ cùng thực hiện làm vệ sinh mơi trường ngồi lớp học( HĐ ngồi trời).
Bên cạnh đó tơi ln kết hợp với kế hoạch lao động tổng vệ sinh của nhà
trường để sắp xếp lịch lao động vệ sinh cho lớp mình. Cụ thể: vào buổi chiều
thứ 6 tuần 1, và tuần 3 hàng tháng cả cơ và trị vệ sinh trong lớp học, tôi chia
theo tổ cho trẻ thực hiện:
- Tổ 1: Lau đồ dùng, đồ chơi, lau cửa sổ.
- Tổ 2: Lau các giá để đồ chơi của lớp.
- Tổ 3: Sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định.
Vào chiều thứ 6 của tuần 2 và tuần 4 tổ chức cho trẻ cùng cơ vệ sinh ngồi sân
trường, cụ thể phân công từng tổ:
- Tổ 1: Thu gom rác xung quanh trường( nhặt giấy vụn, vỏ bimbim, vỏ hộp sữa,
lá khô) bỏ vào thùng rác.
- Tổ 2: Nhổ cỏ trong các bồn hoa cây cảnh.
- Tổ 3: Tưới cây.
Sau mỗi buổi lao động tôi tổ chức cho trẻ vệ sinh tay, chân bằng xà phòng,
gợi ý cho trẻ nêu lên các bước rửa tay bằng xà phòng, qua đó giáo dục trẻ ý thức
giữ gìn vệ sinh thân thể và tiết kiệm nguồn nước sạch.
* Kết quả: Tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú khi tham gia các hoạt động ngoài
trời và hoạt động lao động, trẻ có ý thức tự lập, tự giác và tinh thần đồn kết
cùng nhau bảo vệ mơi trường.
b. Thơng qua hoạt động nêu gương.
Hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt động để tôi thực hiện
nhiệm vụ giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ một cách có chiều sâu, giúp cho trẻ
có ý thức bảo vệ mơi trường một cách có hiệu quả nhất. Vào mỗi buổi nêu
gương tôi cho trẻ nêu lên những việc làm tốt của bản thân và của bạn như: biết
kê bàn ăn, quét lớp, biết nhặt rác bỏ vào thùng, có kĩ năng sống như biết chào
hỏi khi gặp người lớn, biết mời khi ăn, khi mắc lỗi với cô giáo, với các bạn thì
biết xin lỗi, khi có người khác giúp đỡ hay cho quà biết nói cảm ơn... Trong

những buổi nêu gương như vậy đã giúp trẻ làm tốt hơn những cơng việc hàng
ngày. Tơi ln khen ngợi, khích lệ kịp thời những hành vi tốt của trẻ đã thực
hiện có ý nghĩa bảo vệ môi trường: Không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm nước khi
rửa tay chân, biết cất đồ dùng, đò chơi vào đúng nơi quy định....
* Kết quả: Trẻ hứng thú, tích cực hơn trong những việc làm góp phần bảo vệ
mơi trường.
c. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động lễ hội và giáo
dục mọi lúc mọi nơi.
Hoạt động lễ hội có một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ bảo
vệ môi trường. Thông qua việc tổ chức lễ hội , hình thành ở trẻ các kĩ năng, thái
độ, hành vi tich cự về các địa danh và môi trường, biết bảo vệ, giữ gìn mơi
trường và các địa danh nơi diễn ra lễ hội. Nội dung được tích hợp trong các hoạt
9


động giáo dục dưới nhiều hình thức. Ví dụ ngày lễ, ngày tết Nguyên Đán cô phát
động phong trào “Tết trồng cây”, cô cùng trẻ sưu tầm cây xanh, cây cảnh về
trồng, cùng chăm sóc tưới cây.
Ngồi ra tơi cịn tận dụng mọi lúc, mọi nơi để giáo dục trẻ như: giờ ăn
trưa nhắc nhở trẻ ăn hết suất, bỏ thức ăn rơi vài vào đĩa, ăn xong biết xếp thìa,
bát vào nơi quy định, nhắc trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng nước,
khơng vặn vịi nước chảy khi đánh răng... ; ngay cả khi trẻ ngủ dậy, trẻ đi vệ sinh
tôi cũng luôn chú ý nhắc nhở trẻ cách rửa tay, chải tóc...
Kết quả: Trẻ lớp tơi có thói quen vệ sinh rất tốt.
*. Ứng dụng cơng nghệ thông tin.
Trong giai đoạn hiện nay, việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác giảng dạy là rất cần thiết và vô cùng quan trọng, sử dụng cơng
nghệ thơng tin giúp cho trẻ có tư duy trực tiếp để phát huy tính tích cực của trẻ,
trẻ càng hứng thú thì kết quả đạt được càng lớn. Ngày nay nếu tổ chức các hoạt
động học mà chỉ sử dụng mỗi tranh ảnh khơng thì trẻ sẽ rất dễ bị nhàm chán,

chất lượng chắc chắn không cao. Chính vì vậy mà tơi ln tìm tịi, học hỏi cách
làm các hiệu ứng trong PowerPoint để tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường.
Ví dụ: Với hoạt động Làm quen tốn, đề tài: "Đếm đến 7, nhận biết các
nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7", chủ đề: Thế giới thực vật, tơi tổ chức theo
hình thức trị chơi với chương trình "Bé yêu cây xanh", trong suốt chương trình
tơi đưa các hình ảnh bé trồng cây xanh và chăm sóc cây xanh vào để thực hiện
mục đích của đề tài, trẻ được đếm, được nhận biết chữ số qua đó giáo dục trẻ về
lợi ích của cây xanh và ý thức bảo vệ mơi trường.
Hình ảnh minh họa cho hoạt động làm quen với toán
Hay với tiết Làm quen chữ cái g, y, chủ điểm: Nước và các hiện tượng tự nhiên,
khi sử dụng giáo án điện tử tơi tạo ra các hình ảnh động gây sự hứng thú cho trẻ.
Qua hình ảnh trẻ được quan sát và làm quen với các chữ cái mới, đồng thời giáo
dục trẻ ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước.
Hình ảnh minh họa cho đề tài: Làm quen chữ cái g, y.
Ngồi những biện pháp trên tơi ln tìm tịi, sưu tầm những tài liệu, sách
báo nói về mơi trường và tơi sử dụng các video có hình ảnh về những hành động
gây ô nhiễm môi trường như: nạn chặt phá rừng, lũ lụt, thiên tai, đốt rừng lấy
củi, rồi những hình ảnh như vứt rác bừa bãi, trẻ em tắm nước bẩn... để mở cho
trẻ xem vào giờ đón, trả trẻ, bên cạnh đó tơi cịn sưu tầm những hình ảnh mang
tính giáo dục treo vào góc tun truyền như: Rửa tay đúng dưới vòi nước sạch,
bé chăm sóc cây xanh, đội mũ nón, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời...
*. Làm đồ chơi sáng tạo.
Bên cạnh những biện pháp trên, tơi cịn trao đổi với đồng nghiệp tìm
kiếm, suy nghĩ, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản được tận dụng
10


từ nguyên vật liệu phế thải để hướng dẫn trẻ cùng thực hiện. Sưu tầm thêm các
mẫu đồ chơi trên mạng internet, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non làm phong
phú hơn ngân hàng đồ chơi tại lớp cho trẻ. Tạo sự hứng thú cho trẻ được khám

phá các loại nguyên vật liệu ấy và tự tay mình làm những đồ chơi mà mình
thích. Tơi cho rằng làm tốt cơng tác này thì hiệu quả của việc giáo dục trẻ bảo
vệ mơi trường được tăng cao.
Ngồi ra trong hoạt động chiều tơi cịn tổ chức cho trẻ làm đồ dùng, đồ
chơi từ nguyên vật liệu phế thải do trẻ sưu tầm như: làm quạt điện bằng hộp sữa
và xốp bitits,làm con chim cánh cụt bằng hộp sữa, xốp, làm con công bằng vỏ
hộp sữa chua..., và nhặt lá rụng vào làm tranh các con vật...
Trẻ làm đồ chơi từ nguyên liệu phế thải
*. Công tác tuyên truyền và phối kết hợp cùng phụ huynh trong công tác
giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
Phụ huynh là nguồn động viên khích lệ và ln sát cánh cùng tơi trong
suốt q trình chăm sóc và giáo dục trẻ, bởi vì khơng những phụ huynh rèn nề
nếp cho trẻ mà còn tuyên truyền cho các bậc phụ huynh khác cùng ý thức bảo vệ
mơi trường và nhiệt tình ủng hộ các phong trào khác của trường lớp.
Tôi đã tuyên truyền với phụ huynh về sự ô nhiễm của môi trường địa
phương hiện nay bằng cách:
Qua buổi đón trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ bảo vệ
môi trường, không vứt rác bừa bãi và nhắc trẻ cất giầy, dép, đồ dùng cá nhân
đúng nơi qui định, khi nhìn thấy vỏ bánh kẹo nơi cơng cộng, ngồi sân trường
phải nhặt bỏ vào thùng rác ngay… đó cũng là một việc để giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ.
Lồng vào các buổi họp phụ huynh trao đổi về tầm quan trọng của việc giáo
dục bảo vệ môi trường. Tuyên truyền với phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ ở nhà
như nhắc trẻ biết chào hỏi người lớn, mời bố mẹ, anh chị ăn cơm, ăn cơm xong
biết lấy tăm, lấy nước mời mọi người, biết cất dọn đồ dùng, cùng bố mẹ chăm
sóc bảo vệ cây xanh, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, sử dụng nguyên vật liệu phế
thải( Các chai, lọ nhựa, vải vụn, bìa cattong…) phụ huynh cung cấp cho để làm
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi của trẻ, còn nhằm giúp cho phụ
huynh biết tác dụng của việc bảo vệ môi trường…
Tôi luôn tìm và tải trên mạng các bài báo, phóng sự nêu cao ý thức bảo vệ

của người dân, các loại tranh ảnh về các khu ô nhiễm môi trường, khu rác thải
chưa được xử lý, những cánh đồng lúa, hoa màu bị lạm dụng thuốc trừ sâu,
thuốc bảo vệ thực vật...rồi dán vào góc tuyên truyền với phụ huynh. Đặc biệt
trong năm học vừa qua tôi đã vận động sự hỗ trợ của phụ huynh về nguồn
nguyên vật liệu phế thải để tậ dụng, hướng dẫn trẻ làm đồ chơi đơn giản cho
mình và tặng người thân, nhiều phụ huynh cịn ủng hộ cây xanh để tơi bổ sung
vào góc thiên nhiên và bồn hoa của nhà trường, điều đó đã khẳng định rằng công

11


tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình đã có sự đồng thuận, thống nhất và
đạt kết quả cao.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân đồng nghiệp và nhà trường
Qua một thời gian dài kiên trì thực hiện một số biện pháp lồng ghép giáo
dục bảo vệ môi trường vào dạy trẻ, đến nay tôi đã đạt được kết quả đáng mừng.
a, Kết quả đạt được
* Về phía trẻ.
Đa số trẻ đã có ý thức cá nhân, ý thức tập thể bảo vệ môi trường: Không
vứt rác bừa bãi ở nơi cơng cộng, khi có nhu cầu vứt rác mang rác tới thùng đựng
rác hoặc bỏ rác vào nơi quy định, khi nhìn thấy rác ở nơi cơng cộng trẻ đã biết
nhặt cho vào thùng rác, không khạc nhổ, khơng bẻ cây, hái hoa, biết chăm sóc
cây, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tiết kiệm điện, nước... Trẻ đã tự ý thức về
hành vi của mình: Tự rửa tay trước khi ăn cơm, lau miệng khi ăn xong, rửa tay
sau khi đi vệ sinh....
Trẻ có kỹ năng sống, có thói quen hành vi văn minh lịch sự trong giao
tiếp, ứng xử với mọi người, có ý thức với mọi hành vi bảo vệ mơi trường. Trẻ
tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường một cách hào hứng, tự
nguyện. Trẻ yêu thích hứng thú mong muốn được làm những công việc phù hợp

liên quan đến bảo vệ mơi trường trong và ngồi lớp học sạnh sẽ, thống mát.
Trẻ có thái độ gần gũi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, yêu
quý chăm sóc bảo vệ cỏ cây, hoa lá trong gia đình, nhà trường và ở khắp mọi
nơi, yêu quý chăm sóc bảo vệ vật nuôi gần gũi, quý trọng bảo vệ đồ dùng đồ
chơi, biết lau chùi đồ dùng đồ chơi bị bụi bẩn, thích tham gia vào cơng việc
trồng cây, chăm sóc cây cùng các cơ giáo trong trường.
Đã phát huy tính tích cực của trẻ khi trẻ được trải nghiệm với môi trường
tự nhiên cũng như môi trường xã hội.
Ngồi ra trẻ cịn biết nhắc nhở khi nhìn thấy người khác vứt rác bừa bãi,
nhắc nhở người lớn không hút thuốc lá nơi cơng cộng và biết nói hút thuốc lá có
hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tới môi trường.
Trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt động lao động khi được yêu cầu.
b Về phía phụ huynh.
Phụ huynh rất phấn khởi yên tâm khi thấy con em mình có ý thức bảo vệ
mơi trường, khơng những ở trường mà cịn ở nhà cho nên đã đóng góp tranh ảnh
có nội dung về bảo vệ mơi trường, tranh ảnh, hình ảnh các hoạt động của con
người về mơi trường, ủng hộ cây xanh, thu gom nguyên vật liệu phế thải để giáo
viên và trẻ cùng làm những đồ dùng, đồ chơi đơn giản. Bản thân các bậc phụ
huynh cũng ý thức cao và trách nhiệm cao hơn rất nhiều về việc bảo vệ mơi
trường trong và ngồi sân trường
Để minh chứng cho kết quả đạt được của trẻ rõ ràng hơn tôi đã thực hiện
việc so sánh đối chứng về việc thực hiện các biện pháp lồng ghép giáo dục bảo
vệ môi trường, cụ thể:
12


Nội dung khảo sát

Tốt
SL %


Đạt
Khá
SL %

Có thói quen sống gọn gàng ngăn
nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
12 35,3 14 41,2
trường sạch sẽ.
Tích cực tham gia các hoạt động gần
13 38,2 12 35,3
gũi, bảo vệ môi trường, lớp.
Biết chia sẻ và hợp tác với bạn bè và
13 38,2 12 35,3
người xung quanh.
Có phản ứng với các hành vi của
con người làm bẩn môi trường và
11 32,4 17 50
phá hại mơi trường
Nhìn vào bảng thống kê tơi thấy rất phấn khởi, đây
khích lệ tơi cố gắng hơn nữa trong những năm học tiếp theo.

TB
SL %

Chưa
đạt
SL %

8


23,5

0

0

9

26.5

0

0

9

26,5

0

0

6

17,6

0

0


là niềm động viên

3. KẾT LUẬN CHUNG
3.1. Với vai trị là người làm cơng tác giáo dục tơi nhận thức đúng đắn về
vai trị và tầm quan trọng của môi trường và công tác giáo dục bảo vệ mơi
trường cho trẻ nhỏ. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng
mức ngay từ lứa tuổi mầm non vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích tiếp xúc với thế giới
tự nhiên và cuộc sống xung quanh. Để giúp trẻ có những kiến thức và kĩ năng
thực hành bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của trẻ, điều quan trọng là
giáo viên phải luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, ln có ý thức hướng dẫn trẻ
kiên trì khơng nóng vội. Trên cơ sở đó giáo dục trẻ biết yêu quý, gần gũi môi
trường và đánh giá các hành vi tốt, xấu của con người trong việc chăm sóc bảo
vệ mơi trường, Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự
phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
3.2. Những đề xuất, kiến nghị.
a. Đề xuất
- Giáo viên có trách nhiệm tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh có ý
thức bảo vệ môi trường, phát động phong trào trồng cây xanh, tạo môi trường
xanh, sạch đẹp cho trường lớp, tăng cường sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, thường
xuyên tổ chức các buổi lao động, dạo chơi tham quan, làm đồ dùng đồ chơi sáng
tạo để trẻ được thực hành trải nghiệm.
b.Kiến nghị
Nhà trường nên đầu tư và nâng cấp các loại trang thiết bị, cơ sở vật chất,
thùng đựng rác. Xử lý tốt các nguồn nước thải, nhà vệ sinh. Đấu mối với công ty
xử lý rác thải thu gom rác vào thời gian nhất định.Trồng vườn rau sạch giúp bé
tìm hiểu các loại rau củ, đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm sạch, tươi cho nhà
bếp.
Trên đây là những biện pháp mà thực tế tôi đã thực hiện và thành công, tuy
nhiên do điều kiện thực tế của trường lớp và địa phương nên không tránh khỏi

13


những thiếu sót, qua đây tơi rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa
học, các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tơi hồn thiện và đạt kết quả cao hơn.
HIỆU TRƯỞNG XÁC NHẬN

Bến Sung, ngày 15 tháng 3 năm
2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến

Lê Thị Năm
Lê Thị Vi

14



×