Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

phan tich dien bien tam trang nhan vat ba cu tu trong tac pham vo nhat cua kim lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.05 KB, 14 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
của Kim Lân - Ngữ văn 12
Bài làm
Đặt câu chuyện trong bóng tối của thời sự đói khát và chết chóc ấy, nhà văn đã
thể hiện cảm động tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và niềm khao khát
hạnh phúc của những người nghèo khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả phát
hiện và tập trung xây dựng thành công ở nhân vật bà cụ Tứ, mẹ của anh Tràng người đã “nhặt” vợ.
Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ thương con như muôn ngàn
người mẹ Viện Nam khác. Nhưng người mẹ ấy được đặt trong một tình cảnh
hết sức éo le. Đó là việc Tràng, con trai của bà, giữa lúc nạn đói hồnh hành lại
lấy vợ. Nhưng dường như chính nghịch cảnh này càng làm nổi rõ ánh sáng tâm
hồn ở người mẹ đáng thương.
Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện từ giữa truyện, lúc anh
Tràng đưa vợ về, song từ đấy, dù rất ít nói, bà vẫn là người thu hút nhiêu nhat
tâm trí của người đọc. Bởi trong lòng người mẹ ấy, cảm trăm mối tơ vò, chuyện
nay, chuyện xưa đan xen lẫn lộn, niềm vui, nỗi buồn, sự cay đắng tủi cực lẫn
xót thương vây lấy.
1. Tâm trạng bà cụ Tứ lúc về nhà
Như thường lệ, buổi chiều ấy trời sẩm tối, bà cụ Tứ về nhà. Chưa
thấy người, nhưng anh Tràng biết là mẹ, bởi ngồi đầu ngõ có tiếng người húng
hắng ho. Từ ngoài rặng tre, bà lọng khọng đi vào. Tính bà vẫn thế, vừa đi vừa
lẩm bẩm tính tốn gì trong miệng. Nhưng hơm nay khác, thấy mẹ, Tràng reo
lên như một đứa trẻ và gọi với vào trong nhà: U đã về đấy! Anh con trai lật đật
chạy ra đón mẹ từ ngồi cổng và trách sao bà về muộn. Ồ, hẳn có chuyện gì rồi,
mọi bữa anh cu Tràng đâu có thế. Mà cịn gọi với vào trong nữa. Trong nhà nào
có ai. Lâu nay, khi ông lão và đứa con gái út lần lượt ra đi, nhà chỉ còn mỗi hai
mẹ con. Bà nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm hỏi: Có việc gì thế vậy?
Anh cu Tràng chưa chịu nói, giục bà vào nhà.
Bà cụ Tứ phấp phỏng bước vào theo con vào nhà. Phấp phỏng vì linh tính cho


bà biết trong nhà hẳn xảy ra chuyện gì. Mà quả đúng như vậy. Mới đến giữa
sân, bà đứng sững lại và càng ngạc nhiên hơn. Trong nhà bà có người, lại là
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

đàn bà. Người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Bà chưa gặp, bà không quen bao giờ.
Người ấy lại đưng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình
bằng u?.. Ai thế nhỉ? Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu bà lão. Hay bà già rồi,
trơng gà hố cuốc. Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy
mắt mình nhn ra thì phải.. Khơng phải bà trơng gà hố cuốc, khơng phải mắt
bà nhn. Đúng là có người rồi. Bà lão nhìn kỹ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa
nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý khơng hiểu.
Cái anh cu Tràng hôm nay thật lạ. Tự dưng khách sáo với mẹ, cứ buộc
bà lão phải ngồi lên giường lên chiếc ghế chĩnh chệnh rồi mới nói. Bà lập cập
bước vào. Cái người đàn bà lạ ấy tưởng mẹ Tràng già cả, điếc lác lên cất tiếng
chào đến lần thứ hai. Hoá ra, bà khơng điếc, bà mải băn khoăn vì người đàn bà
ấy chào bà bằng u. Bà vẫn chưa hiểu vì sao lại thế. Đến khi anh Tràng nói: Nhà
tơi nó mới về làm bạn với tơi u ạ! Thì bà hiểu rất nhanh. Đột ngột quá! Bà cúi
đầu nín lặng. Bà khơng chỉ hiểu chừng ấy. Trong lịng người mẹ nghèo ấy còn
hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp của đứa
con mình. Chao ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên
làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn con mình thì… Chỉ
nghĩ đó, bà đã thấy biết bao lo lắng, xót thương. Trong kẽ mắt kèm nhèm của
bà rỉ xuống hai dịng nước mắt… Biết rằng chúng nó có ni nổi nhau sống
qua được cơn đói khát này không?
2. Tâm trạng bà cụ Tứ với đôi vợ chồng son:
Vợ chồng anh cu Tràng nào biết nỗi lòng bà cụ Tứ . Trông cảnh của
chúng, bà khẽ thở dài rồi nhìn đăm đăm vào người đàn bà mà từ giờ phút này

đã là con dâu. Bà nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ
này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ… Nghĩ thế,
bà càng cay đắng cho thân phận của mình. Bà là mẹ, bà đã chẳng lo được gì
cho con… May ra mà qua được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ,
nó n bề nó, chẳng may ra ơng giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào
mà la cho hết được? Trong cái khổ, có cái may. Bà khẽ dặng hắng một tiếng,
nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: một khi các con đã phải duyên phải kiếp
với nhau, bà cũng mừng lịng.
Bà cụ Tứ cịn dặn dị đơi vợ chồng trẻ: Nhà ta nghèo liệu mà bảo
nhau làm ăn. Khi anh Tràng bước dài ra sân, bà động viên nàng dâu: Rồi may
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

ra ơng giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Rồi ra
thì con cái chúng mày về sau.
Nói với con dâu là thế, nhưng lòng bà cụ Tứ thật ngổn ngang. Bà đăm đăm
nhìn ra sơng. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có
người chết theo gió thoảng vào két lẹt. Bà lão thở dài ra một hơi. Bà lão nghĩ
đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài
dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có
hơn bố mẹ trước kia khơng? Những câu hỏi lại bám lấy trong đầu bà. Bà lão
nhìn người đàn bà, lịng đầy xót thương. Bà nói với con dâu, lẽ ra đám cưới
phải làm được dăm ba mâm, nhưng nhà mình nghèo quá. Chắc cuũngchả ai
người ta chấp nhặt, chỉ mong vợ chồng hoà thuận là bà mừng. Nhưng lúc đói to
thế này mà chúng mày lấy nhau thì bà thương quá.
Ôi biết bao là buồn, vui, vay đắng, tủi cực cùng sự lo lắng, thương
xót đang tràn ngập trong lịng người mẹ nghèo khổ. Bà cụ nghẹn lời khơng nói
được nữa. Bà khơng khóc mà nước mắt cứ chảy xuống rịng rịng. Nhưng bà

đâu muốn để cho đơi vợ chồng son biết bà đang buồn. Khi anh cụ Tràng đánh
liềm đốt đèn, bà lão vội vàng lau nước mắt ngửng lên. Bà chủ động nói vui: Có
đèn à? Ừ thắp lên một tí cho sáng sủa… Dầu bây giờ đắt gớm lên mà ạ. Nói thế,
rồi bà lão đứng dậy uể oải sang giường bên kia nằm. Bà đem cả cái tâm trạng
ngổn ngang sang chiếc giường cũ kỹ!
3. Tâm trạng bà cụ Tứ buổi sáng đầu tiên khi có nàng dâu mới.
Anh cu Tràng khi mặt trời lên bằng con sào, mới trở dậy, người êm ái
lửng lơ như người từ trong mơ đi ra. Nàng dâu mới có vẻ “biết điều”, dậy sớm
hơn, quét lại sân. Chỉ có bà lão, chắc đêm qua khơng ngủ được. Đầu hơm, bà
nghĩ tới việc kiếm lấy ít nứa về đan cái phên ngăn căn nhà ra. Chưa biết chừng
nửa khuya bà đã dậy. Khi anh cu Tràng thức dậy, xung quanh đã thay đổi mới
mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn đều được quét sạch sẽ gọn gàng… Hai cái ang
nước vẫn để khơ ong ở dưới góc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung
hồn ngay lối đi đã hót sạch. Bà cụ Tứ đang lúi húi giẫy những bụi cỏ dại mọc
nham nhở ngoài vườn.
Thấy con trai đã dậy, bà cụ Tứ vội giục nàng dâu đi dọn cơm ăn chẳng
muộn. Sáng nay, lòng bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng
beo u ám của và rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Bà và cả đơi vợ chồng Tràng, hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp nhà
cửa cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá
hơn.
Bữa cơm sáng hơm nay cũng là bữa cơm ngày đói trơng thật thảm hại. Nhưng
có điều lạ là hơm nay, bạ cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con
dâu. Bà nói tồn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này. Bà bàn tính với
nàng dâu khi nào có tiền mua lấy đơi gà, rồi ngoảnh đi ngoảng lại chẳng mấy

chốc có một đàn gà cho mà xem. Vì thế chưa bao giờ trong nhà này mẹ conm
lại đầm ấm, hoà hợp đến thế. Khi niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng
nửa bát đã hết nhẵn, bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi
khói bốc lên nghi ngút. Đấy là nồi cám, mỗi khi đưa vào miệng, đắng chát và
nghẹn bứ trong cổ, nhưng bà lão cho mọi người mà miệng tươi cười, đon đả
nói, gọi là “chè khốn” và khen ngon đáo để. Bà không muốn bữa ăn đang vui
bỗng ngừng lại. Thực ra, lòng đau lắm. Cả một nỗi tủi hờn đang len vào tâm trí
bà.
Khi ngồi đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã khiến đàn quạ trên
những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợt hốt hoảng bay vù lên, lượn thành
từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen, bà cụ Tú giải thích
cho nàng dâu biết đấy là tiếng trống thúc giục thuế. Đói khát như thế này, vẫn
phải đóng thuế, làm sao mà sống qua ngày được. Bà ngoảnh vội ra ngồi vì
khơng dám để con dâu thấy bà khóc. Mà đó lại là những giọt nứoc mắt khóc
bởi cái tương lai mờ mịt, xanh xám của các con bà!
Bằng nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy, Kim Lân đã lách
sâu ngòi bút của mình để thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tấm lịng bao dung nhân
hậu của bà cụ Tứ với đơi vợ chồng trẻ. Bà cụ Tứ chính là hình ảnh đẹp đẽ nhất,
đại diện tiêu biểu cho hàng triệu bà mẹ Việt Nam. Đồng thời qua nhân vật này
cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Kim Lân.
Bài làm 2
Người mẹ Việt Nam luôn là một nguồn cảm hứng sáng tạo của văn chương.
Không một thể loại nào là khơng có các tác phẩm viết về mẹ. Trong các tác
phẩm của nhà văn của Kim Lân, người đọc chắc có lẽ khơng thể khơng bị ấn
tượng bởi nhân vật bà cụ Tứ. Bà là một người mẹ nghèo có tấm lịng nhân hậu,
tình u thương con người và có niềm tin vào tương lai.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí


Bà cụ Tứ là mẹ của anh cu Tràng. Trong tác phẩm, bà xuất hiện trước người
đọc trong bóng hồng hơn tê tái, người mẹ nghèo khổ "húng hắng ho" chẳng
khác nào một cái bóng đi vào ngõ. Trước mái tranh đứng rúm ró trên mảnh
vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Nhà văn đặt nhân vật vào hồn cảnh bất
ngờ đó là việc đứa con trai đưa một người đàn bà về nhà làm vợ vào giữa ngày
đói khủng khiếp và cái chết đang rình rập gõ cửa từng nhà. Viết về bà cụ Tứ
nhà văn đi sâu vào phân tích tâm lý và tấm lịng nhân ái đáng q đáng trọng
của bà đối với các con.
Cũng như mọi người trong xóm ngụ cư, lúc đầu bà rất ngạc nhiên và không thể
hiểu nổi điều gì xảy ra. Thấy Tràng ra đón từ ngồi ngõ lại reo lên như một đứa
trẻ vồn vã khác thường. Tâm trạng bà cụ Tứ trở nên phấp phỏng, có cái gì đấy
bất thường đang chờ đợi bà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, càng ngạc
nhiên hơn. Kim Lân đã chọn ngôn ngữ độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng
bà cụ: "Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại
đứng ngay đầu giường con trai mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Khơng
phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?" Cho đến khi nghe Tràng phân trần cắt nghĩa,
bà cụ mới hiểu. Lòng bà ngổn ngang những lo âu, tủi cực, xót thương lẫn vui
mừng. "Bà lão cúi đầu nín lặng". Trong lịng bà đầy những ám ảnh của một dĩ
vãng nặng trĩu những đắng cay. Bà nghĩ đến ông lão, đến đứa con Út, đến cuộc
đời cơ cực dài dằng dặc của mình mà thương, mà tủi cực xót xa: "Chao ơi,
người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi những
mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này. Cịn mình thì…" Trong kẽ mắt kèm
nhèm của bà rỉ xuống hai hàng nước mắt. Nạn đói đang đe dọa, con có vợ bà lo
lắng thự
Từ xót xa, mặc cảm, lo lắng bà nghĩ tới cái may của gia đình. Bà xót thương
người đàn bà lạ. Lịng người mẹ nghèo nhân hậu thấu hiểu cảnh ngộ người con
gái xa lạ bỗng trở thành con dâu của mình. "Người ta có gặp bước khó khăn,
đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được.."
Nghĩ thế bà vui trong lòng, cử chỉ của bà dịu dàng âu yếm. Bà gọi người đàn bà

xa lạ là "con" xưng hơ "u" một cách chân tình: "Thơi thì các con phải duyên
kiếp với nhau u cũng mừng lịng". Với bổn phận làm mẹ, bà ao ước có được
"dăm ba mâm" trước cúng tổ tiên sau mời làng xóm. Có thể nói bà là người suy
nghĩ trước sau song cái khó bó cái khơn, ao ước giản dị ấy khơng thể thực hiện
vì q nghèo.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Thương con, bà thương dâu. Bà dặn dò nàng dâu bằng những lời động viên an
ủi "Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi
may ra ông trời cho khá. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ ai khó ba đời? Có ra
rồi con cái chúng mày về sau". Bà lại động viên an ủi " cốt làm sao chúng mày
hòa thuận là u mừng rồi. Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá".
Sáng hôm sau, con trai đã có vợ. Gia đình bà dường như đã thay đổi. Sáng hôm
sau bà cùng con dâu dậy sớm thu dọn, quét tước nhà cửa." Bà mẹ Tràng cũng
nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ
hẳn lên". Bữa cơm đãi nàng dâu thật thảm hại. "Giữa cái mẹt rách có độc một
lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo". Bà đãi nàng dâu mới món
"chè khốn" cháo cám. Nhưng bà tồn nói chuyện vui, chuyện sung sướng sau
này, bà dặn con trai. Mấy hôm nữa mua ít nứa về ngăn cho khỏi trống, có tiền
ni mấy con gà chẳng mấy chốc có cả đàn gà. Bà đem lại cho cá con niềm tin
cuộc sống mặc dù tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập, tiếng quạ kêu từng hồi thê
thiết. Khơng khí ảm đạm vẫn bao trùm cuộc sống. Có thể nói trong bức tranh
xã hội sáng hôm ấy, bà cụ Tứ là một điểm sáng về đạo lý làm người. Người mẹ
không ao ước cho mình mà ln sống vì con, cho con, cho lớp con cháu mai
sau.
Nhân vật bà cụ Tứ tưởng như không thể có được nhất là trong hồn cảnh gia
đình bà, sự tăm tối của xã hội. Ngọn lửa tình mẫu tử ấy cũng đã đủ nhóm lên

giữ niềm tin hi vọng vào tương lai tươi sáng. Nét đẹp và nhân hậu vốn có trong
bà được tác giả diễn tả tinh tế qua cách sử dụng ngôn ngữ chọn lọc trong diễn
tả tâm lý nhân vật, góp phần khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ nghèo
Việt Nam.
Bài làm 3
Không phải là nhân vật chính, lại xuất hiện ở phần cuối của tác phẩm nhưng bà
cụ Tứ - mẹ của anh cu Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân đã góp phần làm cho
tác phẩm sâu sắc hơn. Với tình huống anh cu Tràng “nhặt” được vợ trong
những ngày đói deo dắt, Kim Lân muốn khắc hoạ số phận bi đát của người
nông dân trước cách mạng tháng Tám, thể hiện sự cảm thông, sẻ chia trước
khát khao hạnh phúc của những số phận khốn cùng ấy.
Sau tình huống nhặt được vợ, anh cu Tràng, chị vợ và người mẹ đường như trở
thành người khác. Và bà cụ Tứ người mẹ nghèo đã bộc lộ tấm lòng sâu sắc của
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

một người mẹ suốt đời những buồn đau, lo lắng đã đè nặng lên cuộc đời bà.
Bởi thế nhân vật phụ này đã tạo lên một phần không nhỏ giá trị nhân văn của
tác phẩm.
Chân thật trong hình ảnh và chân thật trong từng chi tiết, Kim Lân dường như
không kể mà dắt ta đến với bà cụ Tứ. Bắt đầu là cái dáng: “lọng khọng đi vào
ngõ vừa đi vừa lẩm bẩm tính tốn gì trong miệng”. Có biết bao nhiêu là thân
thương, trìu mến. Ta gặp lại dáng hình gầy gầy, cịng cịng vì sương gió cuộc
đời của người đàn bà quen thuộc. Từ “lọng khọng” đầy sáng tạo và giàu sức tạo
hình. Cái lẩm cẩm, chậm chạp theo nổi “phấp phỏng” trước sự đón tiếp khác
thường của ông “con giai”, bà bước vào trong nhà. Khi thấy một người đàn bà
đứng ngay ở đầu giường con mình, bà hết sức ngạc nhiên.
Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu óc già nua của bà. “Người đàn bà nào lại

đứng ở đầu giường thằng con mình thế kia? Khơng phải cái đục mà. Ai ihế nhỉ ?
Sao lại chào mình bằng u ?”. Phải, bà làm sao ngờ được giữa năm đói, nhà lại
nghèo mà con bà lại dẫn không về một người vợ! Băn khỗn mãi khi hiểu ra,
“bà lão cúi đầu nín lặng”, vừa “ai ốn vừa sót thương cho số kiếp con mình”.
Thương con để rồi tủi phận mình. “Chao ơi, người ta đựng vợ gả chồng cho
con là trong lúc nhà ăn nên làm nổi, cịn mình thì..”. Đọc những dịng này, ta có
cảm giác như trái tim người mẹ trong cái thân hình cịm cõi đang rung lên đau
đớn, xót xa. Việc trọng đại trong đời con, lẽ ra “làm được dăm ba mâm cơm
mới phải”, nhưng "nhà mình nghèo q”, nên điều đó chỉ nằm trong suy nghĩ,
khơng thực hiện được.
Bà cụ thương con, tủi phận rồi lại thương dâu. “Người ta có gặp bước khó khăn
đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được …”
Vừa mừng tủi, vừa lo lắng, bà lo nỗi lo rất chính đáng của con người đã trải
qua cuộc đời cực nhọc, đớn đau: “Biết rằng chúng nó có ni nổi nhau sống
qua được cơn đói khái này khơng?”. Nén nỗi lo trong lịng, bà cụ động viên con
tin tưởng vào tương lại “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi
may ra ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?...".
Bà nói với con dâu bằng giọng của người từng trải - vừa lo lắng, vừa thương
xót; “...Năm nay thì đói to đây. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...”
“ bà nghẹn lời khơng nói được nữa...”. Nhưng ta hiểu, người con dâu bà lúc này

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

rất hiểu bà, thấy thân thiết gắn bó với bà, thực sự coi bà là mẹ. Và nghĩa là
“ đám cưới ” đã xong.
Chẳng lễ nghi, không đưa đón, tấm lịng chân thật, nhân hậu của người mẹ
nghèo đã thay thế tất cả. Đến đây ta cứ liên tưởng tới mẹ chồng. Dần trong

“một đám cưới”(Nam Cao). Người mẹ ấy “mở tài ăn nói”, nói rất nhiều, rất
“ngọt ngào” để khoả lấp sự “khơng có nhiều liền”, làm “mát lịng mát ruột” cha
Dần. Chao ơi, những người mẹ nông dân nghèo trước cách mạng là thế ư? Tình
yêu thương con, ý thức trách nhiệm của người làm mẹ khiến họ cưới vợ cho
con bằng tất cả những khả năng mình có thể, dẫu chỉ là lời nói...Nhưng nếu mẹ
chồng Dần nói rất nhiều thì thì bà cụ Tứ lúc này chỉ nói rất ít. Bà khóc “Nước
mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Những giọt nước mắt ấy đã nói lên tất cả tấm
lịng chân thật của bà. Bà dành lời cho bữa cơm mừng con dâu ngày hơm sau “tồn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này”, bà say sưa với các con
những dự định cho tương lai...
Từ sự ngỡ ngàng đến thoáng im lặng, “hiểu ra biết bao cơ sự”, từ giọt nước mắt
tủi phận nghèo, thương con dâu đến nổi lo lắng “không biết chúng có ni
nhau sống nổi qua ihì đói khơng” đến niềm vui mừng, niềm tin vào tương lai...,
tất cả đan xen, hiển hiện dưới ngòi bút Kim Lân. Tác giả đã đi sâu phân tích
diễn biến tâm lí tinh tế của bà cụ Tứ, thể hiện một cách tài tình trong từng suy
nghĩ, từng hành động, lời nói. Lỗi lo xa cho tương lai, lối nhìn người mà ngẫm
đến mình, tủi phận mình hay duy tâm của người già: "...chẳng may ông giời bắt
chết cũng phải chịu chứ biết làm thế nào mà lo cho hết được? ”tưởng đọc lên ta
khơng thể khơng chắc chắn đó là lời của bà cụ Tứ. Quả là không thể lẫn đi đâu
được cách nói, cách nghĩ vừa lẫn thẩn, vừa hồn hậu của người mẹ già nơng
thơn.
Tác giả vừa hóa thân vào nhân vật để phân tích diễn biến tâm lý vừa khách
quan ghi lại. Đặt nhân vật trong hồn cảnh khơng gian, thời gian nhất định,
Kim Lân đã diễn tả sâu sắc tâm trạng nhân vật. Bà cụ Tứ ngửi “mùi đốt đống
rấm ở những nhà có người chết thoảng vào khét lẹt” mà “nghĩ đến ông lão,
nghĩ đến đứa con gái út”, đến “cuộc đời cuộc đời cực khổ dằng dặc của mình”
để rồi phấp phỏng lo lắng cho tương lai của con: “liệu chúng nó có hơn bố mẹ
chúng nó trước kia không?”.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Nghệ thuật “biện chứng pháp tâm hồn” đã thể hiện nhuần nhị trong từng biến
thái tinh tế, phong phú của tâm lý người mẹ nghèo. Tác giả phải có sự thấu
hiểu, trân trọng đặc biệt, phải có vốn sống phong phú đến mức độ nào mới có
thể diễn tả một cách chân thực, tài tình đến vậy. Vợ nhặt khơng cịn là những
trang văn, đó là những trang đời - những trang đời thâm đẫm những giọt nước
mắt tủi cực, xót xa, phấp phỏng nổi lo cho tương lai và rạng rỡ trong trái tim
người mẹ nghèo. Chân thực mà cũng thật cảm động, hình ảnh bà cụ Tứ không
chỉ giúp ta chứng kiến diễn biến tinh tế của tâm tư mà con rung cảm sâu sắc
trước tâm, trước tấm chân tình tha thiết của người mẹ.
Đọc truyện, có lẽ khơng ai qn được cách giấu giếm đầy ngượng ngập, vụng
về về những dịng nước mắt xót thương con của bà lão: “Có đèn đấy à? ừ thắp
lên tí cho sáng sủa...Dầu bây giờ đắt gớm lên mày ạ...”. Bà đã cố nén sự xúc
động của mình, đã cố nuốt những giọt nước mắt chát đắng xót xa vào trái tim
vốn đã chát đắng xót xa vào trong trái tim vốn đã chát đắng của một đời tủi cực.
Và khi ấy, trước đơi mắt nhồ lệ của người đọc, dòng “nước mắt cứ chảy ròng
ròng” sau lời bộc bạch tâm tình với con dâu của bà lão lại hiện lên rõ nét hơn
bao giờ hết. Những giọt nước mắt trong suốt từ đôi mắt đục mờ. Những giọt
nước mắt lấp lánh lòng vị tha cao quý của người mẹ. Những giọt nước mắt mặn
mòi là muối của đất, là muối của trái tim yêu thương dạt dào như biển cả..
Những giọt nước mắt lặn vào trong ấy đã hoá niềm vui chân thành trong xúc
động “xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa”, trong tíu tít những dự định nào
ngăn buồng cho đôi trẻ, nào mua đôi gà... Để ý ta sẽ thấy chính bà lão “gần đất
xa trời” này lại là người nói đến tương lai nhiều hơn tất cả. Khơng đơn thuần
chỉ là tâm lí lạc quan khỏe khoắn của người lao động, đó là cả niềm ao ước
thiết tha về một ngày mai sáng sủa hơn cho con của người mẹ nghèo. Có thể bà
chẳng cịn sống mấy nữa. Nhưng bà sống vì con, tìm thấy ý nghĩa đời người
trong sự chăm lo vun vén cho con. Và bởi vậy, những ước muốn, hy vọng đâu

chỉ dành cho tuổi trẻ - nó trở nên đằm sâu, nồng thắm hơn trong tâm lòng của
những người mẹ nghèo như bà cụ Tứ. Ai dám bảo bà mẹ lẩm cẩm, dớ dẩn? Ai
dám cười những ước mong, dự định của bà? Cái gốc lạc quan, yêu thương
không những không tàn héo đi mà ngược lại càng xanh tươi hơn trong mưa
nắng cuộc đời. Tâm tính ấy làm ta xúc động, thấm thía bao điều...

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Tâm tính ấy khiến bữa cháo thành bữa tiệc, khiến nồi cháo “chát xít, nghẹn bứ
trong miệng mà ngon ngọt trong lòng”. Người đọc cười ra nước mắt trước sự
hào hứng, vui vẻ khi bà lão “lễ mễ” bưng nồi cháo cám “nghi ngút khói” lên
nhà, đon đả tươi cười múc cho con mà bảo: “Cám đây mày ạ, hì. Ngon đáo để,
cứ thử ăn mà xem”. Phải, cái nồi cháo cám hèn hạ đành rồi, nhưng tấm lịng
người mẹ q ngẫm lại khơng đáng thương, đáng quý hay sao? Dường như bà
cố gắng xua đi cái khơng khí ảm đạm, cố gắng vượt lên hồn cảnh bằng sự tươi
tỉnh động viên con. Bên trong cái vẻ tươi tỉnh ấy, ta biết lòng người mẹ đang
thổn thức.
Lòng người đọc cũng dâng lên bao xót xa... Tội nghiệp thay niềm vui của bà
lão - cái niềm vui không cất cánh lên được. Bởi, vẫn cịn đó bát cháo cám, vẫn
cịn đó tiếng trống thúc thuế dồn dập khiến niềm vui không thể trọn vẹn... “Bà
không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc” cịn người đọc thì nhìn thấy rõ
những giọt nước mắt trong lòng bà, thấy rõ những giọt nước mắt của Kim Lân
khi viết những dòng này. Bằng tất cả sự nâng niu, trân trọng, Kim Lân đã để
trái tim đập cùng một nhịp với trái lim người mẹ nông dân nghèo...
Qua "Vợ nhặt", Kim Lân đã xây dựng thành cơng hình ảnh người mẹ nghèo
trong trận đói khủng khiếp 1945. Người mẹ nghèo tiền bạc nhưng giàu lịng
u thương và hết mình vì con - người mẹ Việt Nam truyền thống. Đằng sau bà

cụ Tứ, ta thấy thấp thoáng những Lão Hạc, chị Dậu, mẹ Dần... những người
sống tận lòng cho những người thân yêu của họ.
Bài làm 4
Vợ nhặt là tác phẩm hoàn hảo của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt của
dân chúng ta trong nạn đói năm 1945. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu
thuyết “xóm ngụ cư” được viết ngay sau cách mạng tháng tám nhưng dang dở.
Sau lúc hịa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để
viết truyện ngắn này. với tác phẩm vợ nhặt, Kim Lân đã rất thành công trong
việc đi sâu phân tách diễn biến tâm lí nhân vật, tiêu biểu là nhân vật bà cụ Tứ.
Nhân vật bà cụ Tứ được giới thiệu là 1 người mẹ nghèo khổ, sống cộng 1 đứa
con trai chịu rộng rãi thiệt thòi, cảnh ngộ của mẹ con bà thật đáng thương nhất
là trong cảnh đói năm 1945. mẫu đói đã kéo tới xóm ngụ cư và vào đến tận
trong nhà bà. loại nạn đói được tác giả bộc lộ, trên trời từng đàn quạ đen rỉa xác
người chết đói bay lên, gào lên từng hồi khẩn thiết. Dưới đất bên các gốc đa
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

gốc gạo xù xì, bóng các người đói chuyển động dật dờ như những bóng ma. ko
khí vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi và mùi gây của xác người, đa số tạo nên 1
bầu ko khí ảm đạm tóc tang và thê lương. loại đói, loại chết len lách vào ngõ
ngách, gõ cửa từng nhà, đụng chạm tới từng người, cõi âm hòa mang cõi dương,
cuộc sống mấp mé bên bờ vực của chiếc chết. Giữa bối cảnh tối sầm lại vì đói
khát đó thì 1 việc hệ trọng nhất của 1 đời người lại diễn ra 1 cách thức chóng
vánh vội vàng, ấy là việc anh cu Tràng có vợ.
Con trai bà, anh cu Tràng được biết tới là 1 người xấu xí, đói nghèo, lại là dân
cư ngụ, sống trong tình cảnh đó chưa bao giờ anh nghĩ là mình sẽ lấy vợ và lấy
được vợ. Nhưng, cũng trong nạn đói tàn khốc đấy câu hị của anh như xua tan
mệt mỏi, có cảm giác vui vui. có chỉ vài ba câu đề cập tầm phơ mà Thị sẵn

sàng theo không anh về làm vợ. Tình huống nhặt vợ của anh cu Tràng làm cho
cả xóm cư ngụ ngỡ ngàng, cịn bà cụ Tứ thì khơn cùng sửng sốt. Bà cụ kinh
ngạc vì con mình nghèo, xấu xí, dân ngụ cư lại đang thời buổi đói khát, ni
thân chẳng xong.
Tràng cịn dám lấy vợ, rước thêm mồm ăn. khi bà cụ đi làm cho về muộn, thấy
người đàn bà ngồi ở đầu giường con mình rất ngạc nhiên, càng sửng sốt hơn
khi được người đàn bà chào bằng u và được Tràng giới thiệu: “ “Kìa nhà tơi nó
chào u”..”Nhà tơi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”. Bà sửng sốt đến mức
khơng cịn tin được vào mắt và tai mình : “Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ
nhoèn vì tự nhiên bà lão thấy mắt mình nhoèn thì phải. Bà lão nhìn kĩ người nữ
giới lẫn nữa, vẫn chưa nhìn thấy người nào. Bà lão quay sang nhìn cịn tỏ ý
khơng hiểu”. lúc đã hiểu ra, bà lại xót thương cho số kiếp của con trai mình, bà
liên tưởng đến người chồng quá cố, tới đứa con gái đã tắt hơi, lịng bà nặng trĩu
tủi buồn, xót xa.
Bà cụ Tứ mừng cho con trong khoảng này yên bề gia thất, tủi thân làm cho mẹ
không lo nổi vợ cho con. Giờ đây giữa khi người chết đói “như ngả rạ" lại
mang người theo con trai bà về làm cho vợ. cái tủi, mẫu buồn của người mẹ bị
dồn vào cảnh nghèo quẫn bách. Biết lấy gì để cúng tiên sư, đế trình làng khi
con đã với vợ. Bà cụ Tứ khóc vì mừng con với vợ, khóc vì thương con dâu
không biết khiến sao vượt qua nổi cạnh tranh này. Bà cụ xót xa thương con dâu,
thương con trai, tủi phận mình: “bà cụ nghẹn lời khơng nhắc được nữa, nước
mắt cứ chảy xuống ròng rã ròng”. bao nhiêu lo âu bộn bề trong lòng.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trong mẫu mừng, loại tủi, chiếc lo, người đọc vẫn thấy được niềm vui của cụ.
một niềm vui khổ thân không sao chứa cánh lên được, cứ bị mẫu buồn, cái lo

níu kéo xuống. Nhưng bà cụ Tứ cố vui và gắng làm con, cho dâu vui. Bà cố
nhắc toàn chuyện vui, nào là chuyện vợ chồng dạy dỗ nhau khiến ăn, chuyện
mai sau, chuyện con dòng, nhà cửa. Bà tin vào học thuyết nhân sinh “người nào
giàu ba họ, ai khó ba đời”, các lời kể của bà giữa hiện thực đói khát thê thảm ấy
là bí quyết để lấn áp bóng đêm bao trùm.
Qua việc khắc họa hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn thật tinh tế nhận ra
được nét tâm lí thân thuộc của người cao tuổi. Trong bế tắc, trong tuyến đường
cùng họ thường kể đến tương lai, tới các điều rẻ đẹp, do đó khi ánh đèn trong
nhà bà được thắp lên thì bà cụ Tứ đã lau nước mắt, bà tin vào một cuộc sống rẻ
đẹp hơn lâu dài sẽ đến với con trai bà, gia đình bà và cả xóm cư ngụ.
Nhân vật bà cụ Tứ đã đem đến 1 luồng gió mới cho tác phẩm, khi nhắc tới bà
người đọc sẽ không thể quên 1 người mẹ ân cần, chu đáo, ln hình dung các
điều rẻ đẹp cho con mình, một người ln hướng tới 1 cuộc sống hạnh phúc, rẻ
đẹp hơn sẽ đến ở 1 mai sau không xa.
Bài làm 5
Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam
hiện đại. Ơng thường viết về nơng thơn và những con người dân quê, lam lũ
hồn hậu, chất phác mà giàu tình yêu thương. Vợ nhặt là một trong những sáng
tác tiêu biểu của ơngTác phẩm đã khắc hoạ tình cảnh thê thảm của nhân dân ta
trong nạn đói năm 1945 đồng thời khẳng định, ca ngợi tình yêu thương, đùm
bọc, khát khao hạnh phúc, hướng đến tương lai của những người dân lao động.
Trong đó nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn khắc hoạ rất sinh động, tinh tế, là
một người mẹ nghèo khổ, trải đời, giàu tình yêu thương và có nội tâm phong
phú, phức tạp.
Kim Lân rất am hiểu nông thôn và đời sống của nhân dân nên ơng có những
trang viết sâu sắc, cảm động. Truyện Vợ nhặt rút từ tập Con chó xấu xí) được
coi là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân. Thiên truyện có một q trình
sáng tác khá dài. Nó vốn được rút ra từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư (cuốn tiểu
thuyết viết dang dở ở thời kì trước Cách mạng). Hồ bình lập lại, Kim Lân viết
lại. Vợ nhặt mang dấu ấn của cả một quá trình nghiền ngẫm lâu dài về nội dung

và chiêm nghiệm kĩ lưỡng về nghệ thuật.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Tác phẩm đã tái hiện lại bối cảnh ngày đói vơ cùng thê thảm ở nơng thơn Việt
Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945. Ơng đặc tả chân
dung người năm đói "khn mặt hốc hác u tối", "Những gia đình từ những
vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh
xám như những bóng ma", và "bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như
những bóng ma". Trong khơng gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ
chết ấy, tiếng quạ "gào lên từng hồi thê thiết" cùng với "mùi gây của xác
người". Nhưng quan trọng hơn, bên cạnh mảng tối của bức tranh hiện thực
buồn đau là mảng sáng của tình người, của một chủ nghĩa nhân văn tha thiết,
cảm động.
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân bộc lộ một quan điểm nhân đạo sâu sắc
của mình. Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng
đói quay quắt, trong bất kì hồn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái
chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày
mai. Thể hiện sâu sắc cho tư tưởng ấy là chân dung tính cách, tâm lý của bà cụ
Tứ trước tình huống bất ngờ: con trai mình đột ngột có vợ.
Tâm lí ở cụ Tứ có phần phức tạp, với những nỗi niềm trắc ẩn trong chiều sâu
riêng của người già từng trải và nhân hậu. Khởi đầu tâm lí ở bà cụ Tứ là ngỡ
ngàng trước một sự việc dường như không hiểu được. Cô gái xuất hiện trong
nhà bà phút đầu là một hiện tượng lạ. Trạng thái ngỡ ngàng của bà cụ Tứ được
khơi sâu bởi hàng loạt những câu hỏi nghi vấn: "Quái sao lại có người đàn bà
nào ở trong nhà ấy nhỉ ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con
mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Khơng phải con cái Đục mà. Ai thế
nhỉ?" Rồi lại:"Ô hay, thế là thế nào nhỉ?". Sự ngạc nhiên này thể hiện nỗi đau

của người viết: chính là sự cùng quẩn của hoàn cảnh đánh mất ở người mẹ sự
nhạy cảm trước việc con trai u q của mình có vợ.
Sau khi hiểu ra mọi chuyện, bà lão"cúi đầu nín lặng". Sự nín lặng đầy nội tâm.
Đó là nỗi niềm xót xa, lo, thương trộn lẫn. Tình thương của bà mẹ nhân hậu
mới bao dung làm sao: "... chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói
khát này khơng?". Trong chữ "chúng nó" người mẹ đã đi từ lịng thương con
trai sang con dâu. Trong chữ cúi đầu, bà mẹ tiếp nhận hạnh phúc của con bằng
kinh nghiệm sống, bằng sự trả giá của một chuỗi đời nặng nhọc, bằng ý thức
sâu sắc trước hoàn cảnh.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Rồi tình thương lại chìm vào nỗi lo, tạo thành một trạng thái tâm lí triền miên
day dứt. Bà mẹ: nghĩ đến bổn phận làm mẹ chưa trịn, nghĩ đến ơng lão, đến
con gái út, nghĩ đến nỗi khổ đời của mình, nghĩ đến tương lai của con..., để
cuối cùng dồn tụ bao lo lắng, yêu thương trong một câu nói giản dị:"chúng mày
lấy nhau lúc này, u thương quá..." Trên ngổn ngang những nỗi buồn lo, niềm
vui của mẹ vẫn cố ánh lên. Cảm động thay, Kim Lân lại để cái ánh sáng kỳ
diệu đó tỏa ra từ... nồi cháo cám. Hãy nghe người mẹ nói: "chè đây - Bà lão
múc ra một bát - chè khoán đây, ngon đáo để cơ". Chữ "ngon"này cần phải cảm
thụ một cách đặc biệt.
Đó khơng phải là xúc cảm về vật chất, (xúc cảm về cháo cám) mà là xúc cảm
về tinh thần: ở người mẹ, niềm tin về hạnh phúc của con biến đắng chát thành
ngọt ngào. Chọn hình ảnh nồi cháo cám, Kim Lân muốn chính mình cho cái
chất người: trong bất kỳ hồn cảnh nào, tình nghĩa và hi vọng không thể bị tiêu
diệt, con người muốn sống cho ra sống, và cái chất người thể hiện ở cách sống
tình nghĩa và hi vọng. Nhưng Kim Lân không phải là nhà văn lãng mạn. Niềm

vui của cụ Tứ vẫn cứ là niềm vui tội nghiệp, bởi thực tại vẫn nghiệt ngã với
miếng cháo cám "đắng chát và nghẹn bứ".
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, là tác phẩm giàu giá trị hiện
thực, nhân đạo; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ, ca ngợi niềm
tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người. Truyện xây dựng thành cơng
hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo khổ mà ấm áp tình thương,
niềm hi vọng, lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo,
nhất là ngịi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động
và hấp dẫn.
Mời bạn đọc cùng tham khảo />
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×