Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.03 KB, 2 trang )
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng và
cụ Tứ trong “Vợ nhặt” của Kim Lân
1. Yêu cầu về kỹ năng :
- Học viên biết cách phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trong truyện (Tràng và bà cụ Tứ trong tác
phẩm Vơ nhặt của Kim Lân ) để thấy được ý đồ nghệ thuật của tác giả (Khi đói người ta không nghĩ đến
con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái
chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai,
vẫn muốn sống, sống cho ra con người.).
- Biết làm bài nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng,diễn đạt tốt, biết chọn những dẫn chứng
tiêu biểu để làm rõ vấn đề, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.Viết chữ cẩn thận ,rõ ràng.
2. Yêu cầu về kiến thức :
Học viên có những cách cảm nhận và trình bày khác nhau, nhưng cần thấy được những ý cơ bản là:
a. Kim Lân là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn, thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh
nông thôn và hình tượng người nông dân. Ngay sau cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, ông viết tác phẩm
Xóm ngụ cư, nhưng bị mất bản thảo. Sau 1954, dựa theo phần cốt truyện cũ, ông viết truyện ngắn Vợ
nhặt.
b. Làm rõ ý đồ nghệ thuật của nhà văn qua diễn biến tâm trạng của các nhân vật:
- Diễn biến tâm trạng của Tràng:
+ Giữa lúc nạn đói khủng khiếp… một người đàn bà mà anh mới gặp có hai lần đã đồng ý theo không anh
về làm vợ, điều này khiến Tràng lúc đầu cũng phân vân, do dự… nhưng rồi lại tặc lưỡi một cái “Chặc
kệ !”…
+ Sự kiện bất ngờ này đã làm thay đổi cuộc đời và số phận của Tràng: Trên đường về nhà anh đã thành
một người khác ( có lúc phớn phở khác thường, có lúc lại lúng ta lúng túng… Anh quên hết những cảnh
sống ê chề… để cảm nhận hạnh phúc…). Tác giả thể hiện thật cụ thể, sinh động niềm khát khao tổ ấm gia
đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ đã vượt lên tất cả, bất chấp cái đói và cái chết…
+ Buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ, anh thấy cuộc đời mình đã thay đổi hẳn: Trong tâm trạng “êm ái lửng
lơ”, anh nhận thấy “xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ…”Anh bỗng thấy mình
trưởng thành, ý thức về bổn phận, trách nhiệm với gia đình…
- Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ:
+ Sự kiện Tràng bỗng nhiên có vợ, lúc đầu khiến bà cụ Tứ ngạc nhiên… rồi sau đó buồn vui lẫn lộn…
+ Từ chỗ thương con trai mình, bà chuyển sang thương người con dâu… Bà nghĩ đến thân phận của con,