lOMoARcPSD|11617700
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA CTXX - XHH - ĐNA
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Tôn giáo Đạo Tin Lành tại Việt Nam.
Giảng viên hướng dẫn : Đàng Năng Hịa
Nhóm sinh viên thực hiện:
Lê Thị Mỹ Nhi
2055010209
Đỗ Thị Bích Phượng
2055010270
Nguyễn Thị Ngọc Châu
2055010032
Lê Ngọc Phương
2055010267
Lớp: DH20DN01
TP.HCM, ngày 09, tháng 05, năm 2022
lOMoARcPSD|11617700
MỤC LỤC
Lời cảm ơn .................................................................................................3
Mở đầu........................................................................................................4
Lý do chọn đề tài:.......................................................................................4
Nội dung.....................................................................................................5
I. Tổng quan về đạo Tin Lành.....................................................................5
1.Một số đặc điểm nhận biết của đạo Tin lành...........................................5
2. Sự khác biệt giữa Cơng giáo và Tin Lành..............................................6
II. Lịch sử hình thành đạo Tin Lành trên thế giới.......................................8
III. Lịch sử du nhập của đạo Tin Lành vào Việt Nam..............................10
IV. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành.............................................................12
V. Một số hình ảnh về Tin Lành...............................................................14
Tổng kết....................................................................................................15
Trích nguồn tài liệu:..................................................................................16
lOMoARcPSD|11617700
Lời cảm ơn
Để có thể hồn thành bài tiểu luận về đề tài : “Tôn giáo Đạo Tin Lành tại Việt
Nam.” ngoài sự cố gắng của bản thân, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ
trợ từ tập thể, cá nhân. Chúng em xin được cảm ơn đến:
- Người hướng dẫn thực hiện đề tài: Giảng viên Đàng Năng Hòa đã tư vấn,
định hướng khoa học rõ ràng cho tơi trong q trình học tập và thực hiện luận
án, đồng thời có những ý kiến gợi mở và đóng góp quý báu trực tiếp vào các
nội dung nghiên cứu của luận án.
Xin chân thành cảm ơn.
lOMoARcPSD|11617700
Mở đầu
Lý do chọn đề tài:
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, ra đời rất sớm trong lịch sử loài
người. Trong suốt chiều dài tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội, tơn giáo
đã có những lúc tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với sự tiến bộ của lồi
người. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận vai trị của tơn giáo đối với đời sống tinh
thần của nhân loại, bằng chứng là, những thăng trầm của lịch sử đều liên quan
ít nhiều với tơn giáo.
Việt Nam là một quốc gia tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau và đa dạng về chiều
hướng phát triển trên phạm vi cả nước. Là một tôn giáo lớn trên thế giới, đạo
Tin lành đã có mặt ở Việt Nam hơn 100 năm. Trong quá trình tồn tại và phát
triển ở Việt Nam, Tin lành đã chọn lựa các hình thức hoạt động mềm dẻo, giáo
lí và lễ nghi được đơn giản hoá, quần chúng hoá. Ở nhiều nơi đạo Tin lành đã
thích nghi dễ dàng với phong tục tập quán của người địa phương, số lượng tín
đồ đạo Tin lành ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó tới đời
sống chính trị xã hội, tâm lý lối sống, phong tục tập quán... đang đặt ra nhiều
vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm.
lOMoARcPSD|11617700
Nội dung
I. Tổng quan về đạo Tin Lành.
1.Một số đặc điểm nhận biết của đạo Tin lành
Đạo Tin lành là tôn giáo tách ra từ đạo Công giáo ở thế kỷ XVI cùng với sự
xuất hiện của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Nội dung cải cách chịu ảnh
hưởng sâu sắc tư tưởng dân chủ tư sản, ý chí tự do cá nhân. Trong sinh hoạt tơn
giáo, đạo Tin lành đề cao vai trò cá nhân. Trong sinh hoạt về tổ chức, đạo Tin
lành đề cao tinh thần dân chủ. Các luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu
tổ chức của đạo Tin lành đơn giản, nhẹ nhàng khơng rườm rà, gị bó như đạo
Cơng giáo.
Đạo Tin lành cịn là một tơn giáo có đường hướng và phương thức hoạt động
rất năng động, luôn đổi mới từ nội dung đến hình thức để thích nghi với hoàn
cảnh xã hội. Đặc biệt, đạo Tin lành tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội,
nhất là lĩnh vực từ thiện nhân đạo, lấy đó làm phương tiện mở rộng ảnh hưởng.
Điều này tạo ra uy tín và khả năng tiếp cận, chung sống với nhiều chế độ chính
trị khác nhau.
Ra đời, phát triển cùng với giai cấp tư sản cho nên đạo Tin lành có mối quan hệ
khá chặt chẽ với giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản sử dụng đạo Tin lành như một
thứ vũ khí trong các cuộc cách mạng tư sản ở thời kỳ đầu và việc tìm kiếm thị
trường thuộc địa sau này. Ngược lại, đạo Tin lành nhờ dựa vào giai cấp tư sản
để củng cố phát triển lực lượng, kể cả việc lợi dụng các cuộc chiến tranh xâm
thực mà giai cấp tư sản tiến hành.
Ngoài tầng lớp thị dân, đối tượng truyền đạo quan trọng thứ hai của đạo Tin
lành là đồng bào các dân tộc thiểu số. Đó là những vùng đất mới - nơi chưa có
lOMoARcPSD|11617700
tơn giáo chính thống hoặc tơn giáo, tín ngưỡng cũ đang suy thối, mất uy tín,
nơi đời sống dân sinh, trình độ dân trí thấp. Truyền đạo đến những vùng này,
đạo Tin lành không những phát huy lợi thế vốn có "đơn giản về luật lệ, lễ nghi,
cách thức hành đạo" mà còn nghiên cứu rất kỹ đặc điểm lịch sử, văn hoá, tâm
lý, lối sống, phong tục, tập quán của từng dân tộc, chủ động địa phương hoá,
dân tộc hố để dễ dàng hồ nhập.
Tuy nhiên, trong từng thời kỳ lịch sử, từng tổ chức hệ phái Tin lành, mối quan
hệ nói trên có sự thay đổi ở từng nước, từng khu vực. Thời gian sau này, đạo
Tin lành chịu ảnh hưởng của các xu hướng tiến bộ trên thế giới nên nhiều phái
Tin lành tách dần khỏi sự kiềm tỏa của các thế lực chính trị.
2. Sự khác biệt giữa Cơng giáo và Tin Lành.
Đạo Tin lành có nhiều tổ chức hệ phái mặc dù có những dị biệt về giáo thuyết,
nghi thức hành đạo và cách tổ chức giáo hội nhưng nhìn chung đều thống nhất
ở những nội dung, ngun tắc chính. Có thể khái qt và so sánh với đạo Công
giáo:
Trước hết về thần học: Đạo Tin lành là một nhánh của Kitô giáo nên cũng lấy
kinh thánh Cựu ước và Tân ước làm nền tảng giáo lý. Khác với Công giáo, Tin
lành đề cao vị trí kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức tin
và sự hành đạo, nhưng không coi kinh thánh là cuốn sách của riêng giáo sĩ mà
tất cả các tín đồ, giáo sĩ đạo Tin lành đều đọc, sử dụng, nói và làm theo kinh
thánh.
Mặc dù được đánh giá là một tôn giáo “tiến bộ”, “năng động” và dễ thích nghi
nhưng vì đạo Tin lành đề cao vai trị của kinh thánh, thậm chí có một số hệ phái
Tin lành tỏ ra rất bảo thủ, không chấp nhận những điều gì trái với kinh thánh
nên dẫn đến sự phản ứng đối kháng với văn hố tín ngưỡng truyền thống của
các tín đồ ở những nơi đạo Tin lành truyền bá.
lOMoARcPSD|11617700
Về nhân sự, đạo Tin lành cũng có giáo sĩ như cơng giáo. Giáo sĩ đạo Tin lành
có hai chức: mục sư và giảng sư, không áp dụng luật độc thân như giáo sĩ đạo
Cơng giáo. Và có một điều đặc biệt là giáo sĩ Tin lành có nhiều người là nữ.
Các giáo sĩ tuy cũng được coi là người chăm sóc linh hồn cho tín đồ nhưng
khơng có quyền thay mặt Chúa để ban phúc hay tha tội cho con chiên.
Đạo Tin lành cũng thờ Thiên chúa và thừa nhận chúa 3 ngôi: Cha, Con, Thánh
thần; tin muôn vật đều do thiên chúa tạo dựng. đạo Tin lành cho rằng Chúa chỉ
mượn lòng bà Maria làm nơi sinh thành chứ Maria không thể là mẹ của Chúa
dù theo bất cứ nghĩa nào, thậm chí sau khi sinh ra GiêSu, Maria khơng cịn
đồng trinh nữa và cịn sinh rất nhiều con cái: Giacơp, Giơdep, Ximơn, Gruđa...
Chính vì thế họ phản đối mọi sự thờ phụng bà Maria.
Là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong đức tin. Do đó, luật lệ, lễ nghi, cách
thức hành đạo của Tin lành đơn giản, không cầu kỳ rườm rà. Đạo Tin lành
không thờ các tranh ảnh, hiện tượng cũng như dị vật phản đối việc hành hương
đến các thánh địa. Nếu tín đồ đạo Cơng giáo xưng tội trong tồ kín với linh
mục là hình thức chủ yếu nhất thì tín đồ đạo Tin lành khi xưng tội và cầu
nguyện có thể đứng giữa nhà thờ, đám đông để sám hối hoặc nói lên ý nguyện
của mình một cách cơng khai. Thánh đường của đạo Tin lành thường có kiến
trúc hiện đại, đơn giản. Trong thánh đường chỉ có duy nhất cây thập giá, biểu
tượng của Chúa Giê-Su bị nạn.
Về phương diện tổ chức, đạo Tin lành không lập ra tổ chức giáo hội mang tính
chất phổ qt cho tồn đạo mà đi theo hướng xây dựng các giáo hội riêng rẽ,
độc lập với những hình thức khác nhau theo từng hệ phái, từng quốc gia. Trong
tổ chức giáo hội, các hệ phái Tin lành chủ trương giao quyền tự trị cho các giáo
hội cơ sở, chi hội, các cấp giáo hội bên trên hình thành phù hợp với điều kiện
hồn cảnh cho phép. Giáo hội Tin lành không cấu thành bởi các vị giáo sĩ một
cách cố định như Công giáo mà cả tín đồ, giáo sĩ tham gia thơng qua bầu cử
một cách dân chủ...
lOMoARcPSD|11617700
Nhìn chung, có thể thấy sự cải cách của Tin lành về cách thức hành đạo cũng
như tổ chức giáo hội chịu ảnh hưởng đậm nét của tư tưởng dân chủ và khuynh
hướng tự do cá nhân, giảm thiểu và bớt đi sự linh thiêng về luật lệ, lễ nghi, cơ
cấu tổ chức của đạo Công giáo. Sinh hoạt tôn giáo không lệ thuộc nhiều vào
việc lễ bái, nơi thờ tự, chức sắc... Người ta khó có thể đánh giá mức độ và nhu
cầu tín ngưỡng của tín đồ Tin lành qua việc họ có đến nhà thờ tham dự các sinh
hoạt tơn giáo hay khơng. Đối với tín đồ Tin lành, nếu có đức tin thì ở tại gia
đình với quyển kinh thánh, họ có thể chu tồn bổn phận của một tín đồ. Với lối
sống đạo nhẹ nhàng đơn giản, không rườm rà và ràng buộc khắt khe như đạo
Công giáo, lại đề cao tinh thần dân chủ trong các hoạt động về tổ chức nên đạo
Tin lành là một tơn giáo có màu sắc mới mẻ, thích hợp với lối sống của giai cấp
tư sản, tiểu tư sản, cơng chức thị dân nói chung trong xã hội công nghiệp. Ngày
nay, người ta dễ dàng nhận thấy những nước có nền cơng nghiệp tiên tiến là
những nước có đông người theo đạo Tin lành như Thụy Điển, Nauy, Đan Mạch,
Đức, Anh, Hà Lan, Mỹ…
II. Lịch sử hình thành đạo Tin Lành trên thế giới.
Martin Luther, một tu sĩ trong dòng tu Cơ Đốc, đã đứng ra kêu gọi giáo hội sửa
đổi những sai trật để đi đúng lại với niềm tin ban đầu của Kinh Thánh. Vấn đề
chính ông đưa ra là sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin mà thôi mà không bởi chút công
trạng nào của con người. Con người không thể dùng tiền bạc hay cơng trạng
nào của mình để mua lấy sự cứu rỗi. Ơng cũng đề nghị bỏ đi một số hình thức
tơn giáo mê tín sai lạc của giáo hội lúc bấy giờ.
Giáo hội lúc ấy đã bác bỏ đề nghị của Martin Luther và vì thế mà Luther cùng
với một số người khác đã lập nên giáo hội Cải Chánh (Protestantism,
Evangelicalism dịch chính xác là Kháng cách và Phúc Âm) mà ngày nay tiếng
Việt gọi là giáo hội Tin Lành. Chữ “Tin lành” ở đây nghĩa là tin tức tốt lành có
Chúa Cứu Thế Giê-su xuống trần gian chịu chết thay cho tội lỗi của nhân loại
để qua đó mọi người đều được cứu rỗi linh hồn. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương
lOMoARcPSD|11617700
thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị
hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3: 16)
Thế kỷ XVI, Giáo Hội Tin Lành được thành lập, sau khi tách rời khỏi Công
Giáo La Mã trong cuộc cải chánh Giáo Hội Công Giáo La Mã của Tu sĩ Martin
Luther ở Đức Quốc, Mục sư Ulrich Zwingli ở Thụy Sĩ, nhà thần đạo John
Calvin ở Pháp Quốc và vua Henry VIII ở Anh Quốc. Các cuộc cải chánh này
nhằm mục đích đưa tín hữu trở lại niềm tin đúng theo các giáo lý trong Kinh
Thánh như lúc ban đầu và bất phục tùng Giáo Hoàng ở La Mã.
Trong thời cải chánh ở thế kỷ 16, lịch sử ghi nhận có bốn Hội thánh Tin Lành
Cải Chánh nổi bật nhất đó là Lutherans, Calvinist, Anabaptists và Anh Quốc
Giáo. Từ thế kỷ XVI cho đến nay, người ta ghi nhận có nhiều Giáo Hội Tin
Lành khác được thành lập như: Trưởng Lão, Quakers, Báp-tít, Ngũ Tuần, Giám
Lý, Phúc Âm Liên Hiệp, Mennonite, Nazarene, Anh Em, Hội Thánh Đấng
Christ, Church of God in Christ, Giáo Hội Thánh Hữu Ngày Sau Của Chúa
Giê-su Ki-tô…
Mặc dầu, các Giáo Hội Tin Lành khơng hồn tồn đồng ý với nhau về một vài
giáo lý hay phương cách hành đạo, nhưng tất cả đều nhất trí khơng thuận phục
Giáo Hồng của Cơng Giáo La Mã. Chấp nhận Kinh Thánh là thẩm quyền duy
nhất của các vấn đề thuộc đức tin và phương cách hành đạo của tín hữu thuộc
Giáo Hội Tin Lành.
Đạo Tin lành ra đời xét về mặt văn hoá, tư tưởng được thúc đẩy bằng
phong trào Văn hóa phục hưng - chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc ở châu
Âu thế kỷ XV, XVI. Với chủ trương đề cao con người, đề cao nhân tính, nhân
quyền đối lại việc đề cao thần tính, thần quyền, đề cao tự do cá nhân, dân chủ
và sự hưởng lạc, đối lại sự kìm hãm dục vọng và sự ràng buộc của chế độ
phong kiến và luật lệ Công giáo, đề cao lòng yêu nước cụ thể đối lại đề cao
lòng yêu Thiên Chúa và một nước Chúa chung chung diệu vợi... Văn hoá phục
hưng - chủ nghĩa nhân văn đã tạo ra chiều kích mới về văn hố, tư tưởng, cách
lOMoARcPSD|11617700
nhìn mới về con người và tơn giáo, làm cơ sở cho việc nảy nở và tiếp thu
những tư tưởng cải cách tôn giáo.
Đạo Tin lành ra đời là sự kế thừa, tiếp nối các phong trào chống lại quyền lực
Giáo hồng và Giáo triều Rơma từ nhiều thế kỷ trước, mà tiêu biểu là một số
phong trào từ thế kỷ XII trở đi, như: phong trào Albigeois (thế kỷ XII) ở Pháp,
phong trào Waldensians (thế kỷ XII) ở Pháp, phong trào John Wycilff (thế kỷ
XIV) ở Anh, phong trào Jerome Savararola (thế kỷ XV) ở Ý, và nhất là phong
trào Jean Huss (thế kỷ XV) ở Tiệp…
Đa số Giáo Hội Tin Lành tin sự cứu rỗi là do ân điển của Đức Chúa Trời và bởi
đức tin của tín hữu đặt vào sự chết chuộc tội của Đức Chúa Giê-su. Trái lại,
Cơng Giáo La Mã cho rằng ngồi ân điển của Đức Chúa Trời và đức tin vào sự
chết chuộc tội của Đức Chúa Giê-su ra tín hữu cần phải làm thêm những điều
phước đức theo lời dạy của Giáo Hội Cơng Giáo La Mã thì mới được cứu. Sự
khác biệt về giáo lý cứu rỗi này là nguyên động lực chính, làm cho Giáo Hội
Tin Lành Cải Chánh tách rời khỏi Công Giáo La Mã hồi thế kỷ XVI.
Dù đã tách khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã, Giáo Hội Tin Lành Cải Chánh
vẫn giữ giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi, sự chết chuộc tội và sự sống lại của
Đấng Christ, nghi lễ Báp-têm và Tiệc Thánh.
III. Lịch sử du nhập của đạo Tin Lành vào Việt Nam.
Khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đạo Tin lành mới được truyền vào
nước ta. Năm 1887, Mục sư Tiến sĩ A.B.Simpson - người sáng lập Hội Truyền
giáo CMA khi đến truyền giáo ở vùng Hoa Nam đã sang nghiên cứu tình hình ở
Việt Nam. « Tại sao Vương quốc An Nam này cùng với Tây tạng lại không
được dân sự của Đức Chúa trời xem như một trong những khu vực truyền giáo
đầu tiên của cuộc tiến hành mới». Tuy nhiên từ năm 1983 đến năm 1911, nhiều
lOMoARcPSD|11617700
Mục sư hệ phái Tin lành CMA ở nước ngoài đã tìm cách đến để truyền bá đạo
Tin lành vào Việt Nam nhưng đều khơng có kết quả.
Đến năm 1911, Mục sư R.A Jaffray cùng với hai cộng sự là Hosler và G.L
Hugles đã đến được Đà Nẵng và nhờ ông Bornet giúp đỡ đã xây dựng được cơ
sở truyền giáo đầu tiên tại Đà Nẵng và năm 1911 được xem là cột mốc để xác
định việc truyền bá đạo Tin lành vào Việt Nam. Từ cơ sở ở Đà Nẵng, các giáo
sĩ hội truyền giáo mở thêm một số cơ sở khác ở những vùng lân cận như: Hội
An, Tam kỳ, Đại Lộc... và cử người dân đi truyền đạo ở Bắc kỳ và Nam kỳ với
các hoạt động chủ yếu là: dịch kinh thánh, lập nhà in và mở trường đào tạo mục
sư truyền đạo. Việc đặt được cơ sở truyền giáo đầu tiên tại Đà Nẵng đã làm cho
lãnh đạo Hội truyền giáo CMA hết sức phấn khởi và Mục sư Tiến sĩ
A.B.Simpson đã tiếp tục bổ sung lực lượng giáo sĩ vào Việt Nam để phát triển
đạo. Từ Đà Nẵng, các giáo sĩ Hội Truyền giáo CMA đã mở rộng việc truyền
đạo qua các vùng lân cận và cử người đi truyền đạo đến miền Bắc và miền
Trung. Sau 07 năm truyền giáo, đến năm 1918, Hội Truyền giáo CMA đã thành
lập được 05 Chi hội ở Bắc Kỳ, 06 Chi hội ở Trung kỳ và 05 Chi hội ở Nam kỳ.
Đồng thời từ những năm 1914 đến 1925, dưới sự giúp đỡ của một số văn sĩ
người Việt; các giáo sĩ Hội Truyền giáo CMA đã cho dịch kinh thánh ra chữ
Quốc Ngữ để hỗ trợ cho việc truyền giáo. Trong khoảng thời gian này, hoạt
động của đạo Tin lành cũng có một số dấu ấn nhất định, cụ thể như:
năm 1921, một nhà thờ đạo Tin lành đã được xây dựng tại Hà Nội và trường
Kinh thánh cũng đã được mở ở Đà Nẵng;
Trong 03 năm liên tiếp (1924, 1925, 1926), tại Đà Nẵng Hội Truyền giáo CMA
đã tổ chức bồi linh hiệp nguyện có tính chất như Đại hội đồng để giải quyết các
công việc của đạo.
Từ năm 1924 đến năm 1927, đã có 4 Đại hội đồng của Đạo Tin lành được tổ
chức. Đại hội đồng lần thứ IV ở Đà Nẵng đã bầu ra Ban Trị sự Tổng liên Hội
lOMoARcPSD|11617700
thánh Tin lành Việt Nam do mục sư Hoàng Trọng Thừa làm Hội trưởng đầu
tiên. Đến Đại hội đồng lần V (1928) đã thông qua Điều lệ và đến Đại hội đồng
lần thứ VIII (1936) Điều lệ mới chính thức được phê duyệt và thi hành. Riêng
về tên gọi, mãi đến năm 1945, mới đổi tên thành Tổng liên hội Hội thánh Tin
lành Việt Nam.
Trải qua một thời gian hoạt động, đến năm 1954, khi đất nước ta bị chia cắt làm
02 miền thì Hội thánh Tin lành Việt Nam cũng bị chia làm 02 tổ chức đó là Tin
lành Việt Nam (miền Nam) và Tin lành Việt Nam (miền Bắc); 02 tổ chức này
sau khi bị chia, tách đã có q trình hình thành và phát triển khác nhau.
đạo Tin lành ở hai miền Nam - Bắc có sự khác nhau:
+ Ở Miền Bắc số đơng tín đồ giáo sĩ bị đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch kích
động nên đã di cư vào Nam. Những người ở lại miền Bắc đã lập tổ chức giáo
hội riêng lấy tên gọi là Hội thánh Tin lành Việt Nam thường gọi là Tổng hội Tin
lành miền Bắc với những hoạt động bình thường, phạm vi ảnh hưởng khơng
lớn, số lượng tín đồ cũng tăng một cách khơng đáng kể.
+ Ở miền Nam, những năm 1954 – 1975, lợi dụng cuộc chiến tranh xâm lược,
đế quốc Mỹ, CMA đã lập ra Tổng liên hội thánh Tin lành Việt Nam thường gọi
là Hội thánh Tin lành Việt Nam.
IV. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành.
Trong thời gian gần đây, cùng với trào lưu đổi mới Tổng Liên hội Tin
lành đã hoạt động trở lại. Các hệ phái liên hệ với nhau, một số phái ra miền
Bắc lợi dụng danh nghĩa hợp pháp của Tổng hội thánh Tin lành Việt
Nam để truyền đạo. Đặc biệt đạo Tin lành chú trọng phục hồi và phát triển ở
Tây nguyên, truyền đạo ở các vùng núi phía Bắc trong các đồng bào dân
tộc thiểu số với phương pháp truyền đạo khá đa dạng và linh hoạt. Ngoài
việc truyền đạo trực tiếp, các Giáo hội Tin lành thường thông qua các hoạt
lOMoARcPSD|11617700
động khoa học, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, đầu tư kinh doanh… tranh
thủ cảm tình của quần chúng để truyền đạo, thậm chí cịn dùng cả các biện
pháp mua chuộc, đe dọa và cưỡng ép vào đạo. Hiện nay một số thế lực phản
động trong và ngoài nước đã bịa đặt ra cái gọi là Nhà nước Đềga độc lập và Tin
Lành Đềga ở Tây Nguyên nhằm tuyên truyền, kích động cho sự chia rẽ, ly
khai.. Nhà nước Việt Nam đã kiên quyết bác bỏ cái gọi là “Nhà nước Đềga độc
lập”, coi đây là âm mưu chia rẽ sự toàn vẹn lãnh thổ và gây mất an ninh trật
tự của đất nước và khẳng định ở Việt Nam khơng có cái gọi là đạo Tin
Lành Đềga ngoài đạo Tin Lành đã tồn tại ở nước ta trong nhiều năm qua.
Trước hết đó là sự va chạm, xung đột với các tập tục gia đình, xã hội, tín
ngưỡng cổ truyền và các tơn giáo khác ở Việt Nam. Đối với mỗi người Việt
Nam, thờ cúng ông bà, tổ tiên, thành hồng và những người có cơng với làng,
nước... là sự thiêng liêng, thậm chí đã thành tiêu chí hàng đầu về đạo đức của
mỗi thành viên trong gia đình, họ tộc, làng xóm. Những tập tục xuất phát từ
trong nghi lễ chịu ảnh hưởng của Nho giáo, thể hiện lòng hiếu thảo của con cái
đối với ông bà, cha mẹ như giỗ chạp, ma chay, cưới xin đã góp phần vào nết
đẹp văn hố mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Trong khi đó, đạo Tin lành là một tôn giáo độc thần, chỉ thờ phụng một đức
Chúa Trời duy nhất. Tin lành vốn chủ trương triệt để phản đối việc thờ tranh
ảnh, tượng thánh và nâng lên một bước nữa là chống lại việc thờ hình tượng.
Điều kiện để trở thành tín đồ chính thức của đạo Tin lành là: không dự vào việc
hương hoả, cúng cấp cùng các sự dị đoan, không nên dùng hoặc buôn bán các
vật không hợp với tôn chỉ của đạo Tin lành như: thuốc phiện, rượu, các vật
phẩm thờ cúng hình tượng.
Cùng với sự phát triển của đạo Tin lành là sự thay đổi lối sống, tâm lý, tình
cảm, sự phân giới về xã hội, văn hố, tín ngưỡng dân tộc. Nó cũng tạo nên sự
chia rẽ trong nội bộ gia đình, dịng họ, lưu tồn định kiến hồi nghi cộng sản,
làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và nghiêm trọng hơn
lOMoARcPSD|11617700
là các tín đồ Tin lành dễ bị các phần tử xấu lơi kéo chống đối chính quyền, nổi
loạn....Đây quả thật là những thách đố đối với chúng ta.
Hơn nữa, hiện nay các thế lực thù địch và lực lượng chống đối muốn thông qua
đạo Tin lành để thực hành chủ nghĩa li khai, giải lãnh thổ. Ở Việt Nam, điều
này đã trở thành hiện thực khi người ta thấy Tin lành lan toả một cách nhanh
chóng ở những vùng đất “phên dậu” của tổ quốc: miền núi phía Bắc, Tây
Nguyên.
V. Một số hình ảnh về Tin Lành.
Martin Luther - một tu sĩ trong dòng tu Cơ Đốc - người đã đứng ra kêu gọi giáo hội sửa đổi những sai
trật để đi đúng lại với niềm tin ban đầu của Kinh Thánh.
Mục sư Hosler cử hành lễ cho ông Nguyễn Văn Phúc, tín hữu người việt đâu tiền, tại Đà Nẵng.
Downloaded by Hei Ut ()
lOMoARcPSD|11617700
Hội Thánh thờ phượng Chúa đêm Ngày 24/12/2010.
Hội thánh Tin Lành Việt Nam Chi hội Thông Tây Hội tại Quang Trung, Gò Vấp.
Downloaded by Hei Ut ()
lOMoARcPSD|11617700
Tổng kết
Vấn đề đạo Tin lành hiện nay vẫn còn là một chủ đề “chứa chất nhiều tiềm
năng” đối với các thế lực thù địch Việt Nam và các phần tử cơ hội chủ nghĩa
trong chính giới Mỹ để họ khai thác trong các chiến dịch nhân quyền và tự do
tôn giáo.
Với tinh thần đảm bảo và tôn trọng quyền phát triển tự do tín ngưỡng tơn giáo
của cơng dân, nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết các
vấn đề tôn giáo, đặc biệt là đối với đạo Tin lành. Nhà nước Việt Nam đã công
nhận tư cách pháp nhân của Tổng Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) từ
năm 1958 và Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) từ đầu
năm 2001. Vậy có nghĩa là chúng ta thừa nhận sự tồn tại khách quan của đạo
Tin lành ở Việt Nam, từng bước đưa đạo Tin lành vào thể chế luật pháp tơn
giáo để khai thác những mặt tích cực, nhưng kiên quyết ngăn chặn chống lại
bất cứ một nhóm người nào lợi dụng đạo Tin lành để phá hoại sự nghiệp đoàn
kết toàn dân làm hại đến nền văn hố lành mạnh của dân tộc
Dù có mặt ở Việt Nam khá muộn màng, sau hơn 100 năm tồn tại Tin Lành
được xem là tôn giáo phát triển nhanh nhất Việt Nam, đặc biệt là từ những thập
niên cuối thế kỷ 20. Sự hình thành và phát triển của cộng đồng Kháng Cách tại
Việt Nam là một thành quả đáng kể nếu so sánh với những xứ sở lân cận. Sau
100 năm hoạt động truyền giáo ở Thái Lan, chỉ có 9 000 người qui đạo. Cộng
đồng Kháng Cách ở Campuchia và Lào có quy mơ nhỏ hơn nhiều. Số tín hữu
ở Trung Quốc đơng đảo hơn nhưng họ có đến hơn 200 năm truyền giáo[80] với
sự tập trung rất lớn của các hội truyền giáo từ châu Âu và Bắc Mỹ. Kể từ cuộc
chiến giành độc lập, Tin Lành được cơng nhận là một trong những tơn giáo
chính của đất nước.
Downloaded by Hei Ut ()
lOMoARcPSD|11617700
Trích nguồn tài liệu:
1. Nguyễn Xuân Hùng, Về nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi đạo Tin lành tại
Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo, Số 3, 2001.
2. Phạm Đăng Hiển, Góp một góc nhìn về vấn đề đạo Tin lành ở Tây nguyên,
Tạp chí Dân tộc học, Số 5, 2003.
3. Nguyễn Thanh Xuân, Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và ở
Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2002.
4. />5. />
Downloaded by Hei Ut ()