Tải bản đầy đủ (.docx) (215 trang)

Tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 215 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC
DÂN
*****

HOÀNG THỊ HOÀI HƯƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN
THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CƠNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
ĐỊNH
Chun ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN (KINH TẾ ĐẦU TƯ)
Mã số: 9310104

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. TRẦN THỊ MAI HƯƠNG
2. TS. MAN NGỌC LÝ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2018

Người hướng dẫn khoa học

Nghiên cứu sinh

TS. Trần Thị Mai Hương

Hoàng Thị Hoài Hương


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH, HỘP
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................. 7
1.1. Nghiên cứu liên quan đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp....7
1.2. Nghiên cứu liên quan đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp.....................9
1.3. Nghiên cứu liên quan đến tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
khu công nghiệp đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp............................17
1.3.1. Các nghiên cứu đánh giá tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp.................................................... 17
1.3.2. Các kênh tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến
thu hút đầu tư vào khu công nghiệp...................................................................... 20
1.4. Khoảng trống nghiên cứu và kết luận............................................................. 24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................ 27

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO
KHU CÔNG NGHIỆP............................................................................................... 28
2.1. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp...................................... 28
2.1.1. Kết cấu hạ tầng khu công nghiệp................................................................ 28
2.1.2. Khái niệm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.....................29
2.1.3. Nội dung hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp......31
2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng khu công nghiệp.................................................................................. 36
2.2. Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp.............................................................. 38
2.2.1.Khái niệm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp............................................ 38
2.2.2. Một số công cụ sử dụng trong hoạt động thu hút đầu tư vào khu công nghiệp

40

2.2.3. . Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả thu hút đầu tư vào khu công nghiệp 41


2.3. Tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến thu
hút đầu tư vào khu công nghiệp...................................................................... 43
2.3.1. Quan điểm về tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp.......................................... 43
2.2.4. Các kênh tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp............................................................... 46
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia, nền kinh tế trên thế giới và địa phương ở
Việt Nam.................................................................................................................. 50
2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia, nền kinh tế trên thế giới và địa phương ở Việt
Nam 50
2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bình Định.................................................... 55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................ 58

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
ĐỀ XUẤT................................................................................................................... 59
3.1. Quy trình nghiên cứu....................................................................................... 59
3.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu................................. 61
3.2.1. Các biến của mơ hình và cách đo lường...................................................... 62
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................. 68
3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................ 69
3.3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp............................................................................. 69
3.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp............................................................................... 69
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu....................................................................... 73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................ 75
CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH....................................................... 76
4.1. Thực trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bình Định......................................................................................................... 76
4.1.1. Tổng quan về các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định.................76
4.1.2. Chủ thể, nguồn vốn và vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu cơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định............................................................. 77
4.1.3. Nội dung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu cơng nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bình Định............................................................................................. 79


4.1.4. Một số đánh giá về đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định............................................................. 85
4.2. Thực trạng hoạt động thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bình Định......................................................................................................... 89
4.2.1. Một số cơng cụ thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bình Định.................................................................................................... 89
4.2.2. Kết quả thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định .92

4.2.3. Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bình Định......................................................................... 94
4.3. Tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến thu hút
đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định...........................100
4.3.1. Tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến kết quả
thu hút vào khu công nghiệp..................................................................... 100
4.3.2. Tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư...................................104
4.3.3. Tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu cơng nghiệp đến chi phí
sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư........................................................... 107
4.3.4. Tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến năng
lực cạnh tranh của các nhà đầu tư............................................................. 112
4.3.5. Tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến rủi
ro của các nhà đầu tư................................................................................. 113
4.4. Ước lượng tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến
thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định................115
4.4.1. Ước lượng tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đến quyết định đầu
tư vào khu công nghiệp............................................................................. 115
4.4.2. Ước lượng tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
đến kết quả thu hút đầu tư vào khu cơng nghiệp và mức độ hài lịng của nhà
đầu tư trong khu công nghiệp.................................................................... 122
4.5. Đánh giá chung về tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp đến thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
130
4.5.1. Những mặt tích cực................................................................................... 130
4.5.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân........................................................... 134
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4.......................................................................................... 138


CHƯƠNG 5 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT

CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU
TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
139
5.1. Định hướng hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và
thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp............................................................. 139
5.1.1. Định hướng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và thu hút đầu
tư vào các khu công nghiệp của Việt Nam.......................................................... 139
5.1.2. Định hướng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và thu hút đầu
tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Bình Định.................................................. 142
5.2. Một số giải pháp về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp nhằm
tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Định........................................................................................................................ 143
5.2.1. Một số giải pháp đối với cơ quan quản lý khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Định 143
5.2.2. Một số giải pháp đối với nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu cơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định..................................................................... 151
5.2.3. Một số giải pháp phối hợp giữa nhà đầu tư hạ tầng và cơ quan quản lý khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định..................................................................... 155
TIỂU KẾT CHƯƠNG 5.......................................................................................... 159
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 160
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN................................162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 163
PHỤ LỤC................................................................................................................. 173


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCN

Cụm công nghiệp


CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CTR

Chất thải rắn

DN

Doanh nghiệp

GPMB

Giải phóng mặt bằng

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KCN

Khu công nghiệp

KCNC

Khu công nghệ cao

KCX


Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

PTBV

Phát triển bền vững

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TP

Thành phố

TTCP

Thủ tướng chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

XLNT

Xử lý nước thải



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thu
hút đầu tư vào khu công nghiệp ở Việt Nam............................................... 11
Bảng 1.2: Các tiêu chí đo lường thu hút đầu tư vào KCN của nghiên cứu...................16
Bảng 1.3: Tiêu chí đo lường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN............................ 19
Bảng 2.1: Các bên liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN...34
Bảng 2.2: Một số tiêu chí về năng lực phục vụ tăng thêm của hệ thống kết cấu hạ tầng KCN
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất trong các KCN trên địa bàn TP. Đà Nẵng tính đến
tháng 6/2017............................................................................................... 54
Bảng 3.1: Tiêu chí đo lường nhân tố đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN và
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội KCN............................................. 63
Bảng 3.2: Tiêu chí đo lường nhân tố nguồn nhân lực.................................................. 64
Bảng 3.3: Tiêu chí đo lường nhân tố chính sách thu hút đầu tư...................................64
Bảng 3.4: Tiêu chí đo lường nhân tố cơng tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền
địa phương.................................................................................................. 65
Bảng 3.5: Tiêu chí đo lường nhân tố lợi thế ngành đầu tư........................................... 66
Bảng 3.6: Tiêu chí đo lường nhân tố chi phí sử dụng hạ tầng..................................... 66
Bảng 3.7: Các tiêu chí đo lường thu hút đầu tư vào các KCN..................................... 67
Bảng 3.8: Tiến độ thực hiện nghiên cứu...................................................................... 69
Bảng 3.9: Thống kê mẫu khảo sát................................................................................ 73
Bảng 4.2: Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các KCN lũy kế giai đoạn 2010 – 2015. .79
Bảng 4.5: Hệ thống điện do điện lực Bình Định đầu tư phục vụ các KCN đang hoạt động
Bảng 4.6: Vốn đầu tư hạ tầng năng lượng các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Bình Định................................................................................................... 81
Bảng 4.8: Diện tích đầu tư hạ tầng cây xanh, hào rào KCN......................................... 83
Bảng 4.9: Vốn đầu tư hạ tầng xử lý nước thải các KCN đang hoạt động trên địa bàn
tỉnh Bình Định............................................................................................ 83
Bảng 4.10: Suất vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh Bình
Định tính đến tháng 12/2015...................................................................... 86

Bảng 4.11: Một số thông số khác đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2015.....................87
Bảng 4.12: Đánh giá về hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN trên địa bàn
tỉnh Bình Định............................................................................................ 88
Bảng 4.14: Một số chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh
Bình Định................................................................................................... 90

36

81


Bảng 4.15: Quy mô vốn đầu tư thu hút tại các KCN tỉnh Bình Định...........................92
Bảng 4.16: Đầu tư theo dự án vào các khu cơng nghiệp tỉnh Bình Định.....................93
Bảng 4.17: Vốn đầu tư trong nước và nước ngồi tính đến năm 2015.........................93
Bảng 4.18: Cơ cấu đầu tư theo đối tác nước ngoài...................................................... 94
Bảng 4.19: Sự khác biệt giữa đánh giá của các nhà đầu tư bên trong KCN và bên ngoài
KCN về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN....................95
Bảng 4.22: Giá trị trung bình và kiểm định sự khác biệt trung bình tổng vốn đầu tư
đăng ký của các nhà đầu tư bên trong KCN và nhà đầu tư bên ngoài KCN....103
Bảng 4.24: Doanh thu các doanh nghiệp trong KCN so với tồn tỉnh Bình Định......105
Bảng 4.25: Kim ngạch xuất khẩu các DN trong KCN so với tồn tỉnh Bình Định....106
Bảng 4.26: Tổng hợp chi phí sử dụng hạ tầng bên trong và bên ngồi KCN.............108
Bảng 4.27: Giá trị trung bình về đánh giá chi phí sử dụng hạ tầng giữa các nhà đầu tư
trong KCN và nhà đầu tư bên ngoài KCN................................................ 109
Bảng 4.28: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp......................................................... 111
Bảng 4.29: So sánh một số vấn đề đến rủi ro trong hoạt động đầu tư kinh doanh của
nhà đầu tư bên trong và bên ngoài KCN................................................... 114
Bảng 4.30: Cơ cấu mẫu khảo sát nhà đầu tư bên trong và bên ngoài KCN................116
Bảng 4.31: Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha mơ hình Logistic....................117

Bảng 4.32: Phân tích nhân tố khám phá các nhân tố của mơ hình Logistic...............118
Bảng 4.33: Kết quả hồi quy mơ hình Logistic........................................................... 120
Bảng 4.34: Mơ phỏng xác suất quyết định đầu tư vào KCN...................................... 121
Bảng 4.35: Mức độ dự báo chính xác........................................................................ 122
Bảng 4.36: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của mơ hình hồi quy OLS
Bảng 4.37: Phân tích nhân tố khám phá của mơ hình hồi quy OLS...........................125
Bảng 4.38: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là kết quả thu hút đầu tư (vốn đầu tư
thực hiện).................................................................................................. 127
Bảng 4.39: Hệ số hồi quy chuẩn hóa.......................................................................... 127
Bảng 4.40: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là mức độ hài lòng của nhà đầu tư. .129
Bảng 4.41: Hệ số hồi quy chuẩn hóa trong mơ hình có biến phụ thuộc là mức độ hài
lòng của nhà đầu tư................................................................................... 130
Bảng 4.42: Tổng hợp kết quả hồi quy đối với thu hút đầu tư vào KCN.....................133

123


DANH MỤC HÌNH, HỘP
Hình 2.1. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN và đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh vào KCN........................................................................................................... 30
Hình 2.2: Chu kỳ đầu tư và các tiêu chí đại diện cho thu hút đầu tư vào khu cơng nghiệp. 44
Hình 2.3: Các kênh tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến
thu hút đầu tư vào khu công nghiệp............................................................................. 47
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu................................................................................... 59
Hình 3.1: Mơ hình đánh giá tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đến thu hút
đầu tư vào KCN ở khía cạnh quyết định đầu tư vào KCN........................................... 61
Hình 3.2: Mơ hình đánh giá tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN đến
thu hút đầu tư vào KCN ở khía cạnh kết quả thu hút đầu tư vào KCN và mức độ hài
lòng của nhà đầu tư...................................................................................................... 62
Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các KCN trên địa bàn

tỉnh Bình Định tính đến hết 2015................................................................................. 78
Hộp 4.1: Ý kiến về tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN đến
thu hút đầu tư vào KCN............................................................................................... 96
Hình 4.2: Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN và vốn thu hút vào các KCN
đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Định (đơn vị tính: tỷ dồng)............................ 101
Hình 4.3: Đánh giá của nhà đầu tư về tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
KCN đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị (Đơn vị tính %)........107
Hình 4.4: Đánh giá của nhà đầu tư về chi phí sử dụng hạ tầng trong các KCN.........110
Hình 4.5: Đánh giá của nhà đầu tư về tác động của đầu tư phát triển KCHT KCN đến
lợi thế cạnh tranh của nhà đầu tư (Đơn vị tính %)..................................................... 113
Hình 4.6: Đánh giá của nhà đầu tư về tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
KCN đến rủi ro (Đơn vị tính %)................................................................................ 115
Hộp 4.1: Ý kiến về tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN đến
thu hút đầu tư vào KCN............................................................................................... 96
Hộp 4.2: Ý kiến về tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội KCN đến thu
hút đầu tư vào KCN..................................................................................................... 97
Hộp 4.3: Ý kiến về tác động của chi phí sử dụng hạ tầng KCN đến thu hút đầu tư vào KCN .99


11

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) là một trong những
nhân tố quan trọng để thu hút đầu tư vào KCN, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của
địa phương và quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển. Quan điểm này không chỉ
được các nhà nghiên cứu khẳng định về mặt lý thuyết mà cịn được thể hiện qua sự
thành cơng của các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan trong việc thực hiện
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN nhằm tăng cường thu hút đầu tư từ đó tạo ra
những bước nhảy vượt bậc cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không

phải quốc gia, địa phương nào cũng thành cơng với mơ hình này. Vậy ở góc độ lý luận
và thực tiễn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN có tác động như thế nào đến thu hút
đầu tư vào KCN?
Trên thế giới và Việt Nam có nhiều nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm cho
thấy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN tác động tích cực đến thu hút đầu tư vào
KCN. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của nhà đầu tư ((Marshall (1890); Jacobs (1969); Krugman (1979, 1991);
giảm chi phí cho nhà đầu tư (Marshall (1890); Weber (1929); Vernon (1966); Badri,
Masood (1996); Fujita, Thisse (1996)); góp phần làm gia tăng năng lực cạnh tranh cho
nhà đầu tư (Porter, 1990); góp phần hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư Kuchiki (2005,
2006). Nguyen Ngoc Anh, Nguyen Thang (2007); Đinh Phi Hổ (2012); Phạm Văn Ơn,
Trần Phan Đoan Khánh (2012) cũng cho thấy kết cấu hạ tầng KCN có tác động thuận
chiều đến thu hút đầu tư vào KCN. Theo số liệu điều tra năm 2012 của nhóm Tư vấn
hợp tác phát triển miền Trung từ các nhà đầu tư hoạt động trong các KCN của vùng
duyên hải miền Trung cho rằng các yếu tố quan trọng sẽ ảnh hưởng tích cực đến các
quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào các KCN theo thứ tự là: chính sách ưu
đãi, hỗ trợ; vị trí địa lý; lợi thế về chi phí lao động; cơ sở hạ tầng đồng bộ; nguồn nhân
lực chất lượng; thị trường nhiều tiềm năng; tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Có thể nói,
nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN đóng vai trị
rất quan trọng đến thu hút đầu tư vào KCN. Tuy nhiên, đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng KCN bao gồm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN và đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng xã hội KCN. Đa số các nghiên cứu chỉ dừng lại ở phân tích tác động
của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng chung của KCN hoặc của các nội dung đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN mà có rất ít nghiên cứu phân tích tác động
tách biệt của 2 nội dung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội KCN và đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN đến thu hút đầu tư vào KCN. Ở Việt Nam cũng ít


có nghiên cứu phân tích tổng hợp các kênh tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng KCN đến thu hút đầu tư vào KCN. Để thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất kinh

doanh vào KCN là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu
tư và vận hành kết quả đầu tư; mỗi giai đoạn đầu tư khác nhau sẽ có một tiêu chí đánh
giá về thu hút đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường đo lường thu hút
đầu tư vào KCN ở một khía cạnh như quyết định đầu tư, ý định đầu tư, kết quả thu hút
đầu tư hoặc mức độ hài lòng của nhà đầu tư mà chưa đánh giá theo các tiêu chí phù
hợp với từng giai đoạn đầu tư. Nghiên cứu của tác giả sẽ phân tích tác động của đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng KCN đến thu hút đầu tư vào KCN ở cả ba khía cạnh: quyết
định đầu tư vào KCN (tương ứng với giai đoạn chuẩn bị đầu tư), kết quả thu hút đầu tư
vào KCN (tương ứng giai đoạn thực hiện đầu tư) và mức độ hài lòng của nhà đầu tư
trong KCN (tương ứng với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư hoặc cả chu kì đầu tư).
Từ đầu năm 1990 đến nay hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN tại
Việt Nam đã diễn ra sơi nổi cùng với đó là sự gia tăng dòng vốn đầu tư vào các KCN
này. Theo báo cáo tổng kết hoạt động mơ hình khu công nghiệp, khu kinh tế năm 2017
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “từ khi thành lập cho đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào KCN, KCX hàng năm chiếm từ 35% - 40% tổng vốn đăng ký tăng thêm của
Việt Nam; riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 80%”. Như vậy thực hiện đầu tư phát
triển mơ hình KCN đã thu hút được khối lượng vốn lớn cho Việt Nam, thúc đẩy q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh nghiệm về phát triển các KCN
trong nước và quốc tế đều cho rằng, nếu việc đầu tư kết cấu hạ tầng KCN bị chậm trễ
hoặc thiếu hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, các KCN đều có nguy cơ kém hiệu quả. KCN
nào có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại thì ở đó hoạt động đầu tư diễn ra càng sôi nổi;
kết cấu hạ tầng yếu kém, chưa hồn chỉnh thì việc thu hút sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên,
ở Việt Nam cũng cho thấy sự gia tăng về số lượng KCN không tỷ lệ thuận với tỷ lệ lấp
đầy KCN. Ngay cả những KCN đã đầu tư xong kết cấu hạ tầng thì tỷ lệ lấp đầy vẫn
cịn thấp, chưa đóng góp vào nền kinh tế tương xứng với nguồn lực đã đầu tư; chưa thể
hiện được vai trò động lực phát triển kinh tế địa phương như mục tiêu đề ra. Đây là
thực tế diễn ra ở nhiều KCN tại Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng.
Bình Định xác định hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN sẽ là một
nhân tố quan trọng giúp tỉnh tăng cường thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, đưa
Bình Định trở thành cực tăng trưởng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Theo

quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020, tại Bình Định sẽ có 08 KCN
với tổng diện tích quy hoạch 1.961 ha. KCN Phú Tài được Thủ tướng Chính phủ thành
lập theo Quyết định số 1127/QĐ-TTg ngày 18/12/1998 với quy mô diện tích 80 ha là


KCN tập trung đầu tiên của tỉnh Bình Định. Đến nay, quy mô KCN Phú Tài đã qua 5
lần điều chỉnh, mở rộng để kịp thời đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp và
hiện có diện tích 345,8 ha. Tiếp theo đó, KCN Long Mỹ được hình thành vào năm
2004 nhằm bổ sung các nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển cơng nghiệp và góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiện tại, KCN Long Mỹ đã cơ bản lấp đầy
các dự án thứ cấp trên diện tích hơn 110 ha theo quy hoạch được duyệt. Được thành
lập và đầu tư sau KCN Hòa Hội nhưng KCN Nhơn Hịa có tiến độ xây dựng hạ tầng
kỹ thuật nhanh và có thể xem như đã lấp đầy mặt bằng giai đoạn 1 của KCN. KCN Cát
Trinh được thành lập tháng 10.2011, hiện đang thực hiện công tác bồi thường, GPMB
và tái định cư, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Trước đó, vào tháng 6.2011, KCN
Hòa Hội bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư do chủ đầu tư hạ tầng không bảo đảm năng
lực triển khai xây dựng theo đúng tiến độ cam kết, mặc dù tỉnh đã tạo điều kiện hết sức
thuận lợi. Với những điều kiện trên, tính đến hết năm 2015, các KCN trên địa bàn tỉnh
có 219 dự án được cấp giấy chứng nhận đồng với tổng vốn đăng ký 30.333 tỷ đồng;
đến 2017 có 226 dự án với 11.856 tỷ đồng vốn đăng kí (do một dự án lớn đã hủy đăng
ký đầu tư), lũy kế vốn thực hiện chỉ là 7.421 tỷ đồng. Tuy nhiên, các KCN của tỉnh
chưa có các dự án đầu tư quy mơ lớn, cơng nghệ cao, có khả năng thúc đẩy sự phát
triển của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Vốn đầu tư nước ngồi vào Bình Định cịn nhỏ
bé, phần lớn dự án đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu hút được là những dự án
nhỏ, khả năng tài chính khơng mạnh và chưa tạo ra động lực để thu hút các nhà đầu tư
lớn. Vốn đầu tư thu hút được chủ yếu tập trung ở ba KCN đã tương đối hoàn thiện về
kết cấu hạ tầng với tỷ lệ lấp đầy cao ( từ 80% trở lên) còn năm KCN khác đang trong
giai đoạn đầu tư kết cấu hạ tầng KCN thu hút được một số dự án hoặc chưa thu hút
được. Theo ông Dương Ngọc Oanh, Trưởng phòng Quản lý đầu tư (Ban quản lý Khu
kinh tế tỉnh Bình Định) cho rằng: “Sức hấp dẫn nhà đầu tư là cơ sở hạ tầng. Việc đầu

tư dàn trải, nhỏ giọt không thể phát huy hiệu quả các KCN mà cịn dẫn đến lãng phí.
Ta có thể thấy số lượng KCN được thành lập trên địa bàn tỉnh là 8 nhưng thực tế chỉ
có 3 KCN về cơ bản đã hồn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, cịn các KCN khác chưa
hoàn thiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cũng là một hạn chế lớn trong thúc đẩy thu
hút đầu tư vào các KCN”. Theo các ngành chức năng của tỉnh Bình Định, “chính sách
ưu đãi phải song hành với sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, cùng các hỗ
trợ khác mới đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư; một ưu tiên hàng đầu được các nhà đầu tư
quan tâm nhưng Bình Định lại để mất điểm chính là hạ tầng KCN”. Việc chậm trễ
trong bồi thường và giải phóng mặt bằng, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, kết cấu hạ tầng tại các KCN chưa được đầu tư chất lượng, đồng bộ làm cho các
nhà đầu tư thứ cấp nản chí, dẫn đến việc chậm đầu tư hoặc hỗn đầu tư. Mặt khác, do


xuất phát điểm về kết cấu hạ tầng xã hội KCN trên địa bàn tỉnh còn thấp nên cũng ảnh
hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN. Các dự án nhà ở công nhân gắn kết với quy
hoạch đô thị và KCN sẽ giải quyết được tình trạng thuê chỗ ở với điều kiện sinh hoạt
thiếu thốn trong các khu dân cư gần các KCN trên địa bàn nhưng các KCN trên địa
bàn lại chưa được thực hiện đầu tư đúng mức. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Sĩ, Phó
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Định), “việc
hồn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho các KCN chưa quyết liệt, dẫn đến tình trạng quy
hoạch đến đâu thì khu dân cư mọc đến đó. Rồi nhiều vấn đề khác nảy sinh khi KCN
dùng chung hạ tầng với khu dân cư. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu
tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh”.
Như vậy, hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN (kết cấu hạ tầng kỹ
thuật lẫn kết cấu hạ tầng xã hội) tại Bình Định có ảnh hưởng khơng nhỏ đến thu hút
đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện hoạt động đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng KCN và phát huy tác động tích cực của hệ thống kết cấu hạ tầng KCN nhằm
tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn là một vấn đề được sự quan tâm
của Bình Định trong thời gian qua.
Thực trạng trên ở Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng khiến các nhà

nghiên cứu quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN tác
động đến thu hút đầu tư vào KCN như thế nào trên các khía cạnh: quyết định đầu tư
vào KCN, kết quả thu hút đầu tư vào KCN, mức độ hài lòng của nhà đầu tư vào KCN?
Ở mức độ nào? Tác động qua những kênh nào? Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN
hiện tại đã đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư hay chưa? Có cần thiết phải đầu tư
phát triển thêm các KCN? Và hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách làm gì về đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng KCN nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN trên địa
bàn tỉnh Bình Định? Những phân tích của nghiên cứu sẽ góp phần luận giải những vấn
đề trên về cả mặt lý thuyết lẫn thực tiễn.
Trước những khoảng trống của các cơng trình nghiên cứu trước và những vấn
đề của thực tiễn thì việc tìm hiểu tác động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN đến
thu hút đầu tư vào KCN là cần thiết. Vì thế, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến thu hút đầu tư vào các khu
cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định” làm đề tài luận án của mình.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
KCN đến thu hút đầu tư vào KCN. Tác giả cũng đưa ra một số đề xuất về đầu tư phát


triển kết cấu hạ tầng KCN nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào KCN cho nhà quản lý
và nhà đầu tư hạ tầng.
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên tác giả trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
i. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN?
ii. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN tác động đến thu hút đầu tư vào KCN
qua những kênh nào?
iii. Mức độ tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN đến thu hút đầu
tư vào KCN?
iv. Có những giải pháp gì về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN nhằm tăng
cường thu hút đầu tư vào KCN?


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng khu công nghiệp đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Định. Số liệu thứ cấp thu thập trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2016 và đối tượng
điều tra khảo sát bao gồm các nhà quản lý, các nhà đầu tư bên trong KCN và nhà đầu
tư bên ngoài KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định.

4. Những đóng góp mới của luận án
Về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Luận án tổng hợp và phân tích bốn kênh tác động của đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng KCN đến thu hút đầu tư vào KCN bao gồm: kênh hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, kênh chi phí, kênh năng lực cạnh tranh và kênh rủi ro.
Luận án xây dựng mơ hình và ước lượng tác động của hai nội dung: đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội KCN
đến thu hút đầu tư vào KCN ở trên ba khía cạnh là quyết định đầu tư vào KCN, kết
quả thu hút vào KCN và mức độ hài lòng của nhà đầu tư trong các KCN.
Luận án đã chỉ ra đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN tác động thuận
chiều đến quyết định đầu tư vào KCN, kết quả thu hút đầu tư vào KCN và mức độ hài
lòng của nhà đầu tư trong các KCN. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội KCN tác
động thuận chiều đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư trong các KCN.
Về thực tiễn
Luận án xác định và chỉ ra bản chất; phân tích các kênh tác động của đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng KCN đến thu hút đầu tư vào KCN. Đồng thời, ước lượng
tác động này trong tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN.


Luận án đã đánh giá tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN đến thu hút
đầu tư tùy theo các giai đoạn của hoạt động đầu tư với những tiêu chí tương ứng là

quyết định đầu tư vào KCN, kết quả thu hút vào KCN và mức độ hài lòng của nhà đầu
tư. Các dữ liệu được tác giả thu thập từ các nhà đầu tư bên trong và bên ngồi KCN
trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Từ những kết quả phân tích trên, giúp các nhà quản lý và nhà đầu tư hạ tầng
kiểm soát hoặc điều chỉnh các yếu tố của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN thúc
đẩy thu hút đầu tư vào các KCN. Luận án đề xuất cho nhà quản lý KCN và nhà đầu tư
hạ tầng trên địa bàn tỉnh Bình Định các giải pháp hợp lý về đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng KCN nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào KCN.

5. Bố cục luận án
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án có nội dung bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu
công nghiệp đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu đề xuất
Chương 4: Tác động của đầu tư của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu
công nghiệp đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
Chương 5: Định hướng và giải pháp về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu
công nghiệp nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bình Định
Bên cạnh đó, luận án cịn có các nội dung:
− Danh mục các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố
− Tài liệu tham khảo
− Phụ lục


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu liên quan đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
Các vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN đã được nhiều

nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Các vấn đề về quy hoạch, tổ chức lãnh thổ, phân tích thực trạng quy hoạch, lựa
chọn vị trí đặt KCN từ đó đưa ra các giải pháp về quy hoạch khu công nghiệp nhằm
phát triển KCN tại Việt Nam được đề cập trong các nghiên cứu điển hình như Phạm
Đình Tuyển (2001), Nguyễn Xuân Hinh (2003), Nguyễn Cao Lãnh (2009). Các nghiên
cứu này đã phân tích các luận cứ khoa học và thực tiễn về đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng KCN, phát triển KCN, quy hoạch phát triển KCN, tổ chức lãnh thổ KCN từ đó
đưa ra đề xuất hỗ trợ cho q trình lựa chọn vị trí của KCN. Tác giả Nguyễn Đình Thu
(2005) đi sâu phân tích giải pháp đầu tư nhằm tăng tính liên kết giữa khu chức năng ở,
cơng cộng và sản xuất trong quy trình quy hoạch xây dựng các KCN tại Hà Nội. Vấn
đề về quy hoạch KCN những năm gần đây được các nhà nghiên cứu phân tích theo
hướng quy hoạch phát triển KCN bền vững, KCN xanh, KCN sinh thái như nghiên
cứu của Nguyễn Cao Lãnh (2009) đã trình bày về quy hoạch phát triển mạng lưới, quy
mô, giải pháp thiết kế, quy hoạch xây dựng KCN theo hướng sinh thái; đề xuất các
giải pháp nhằm quy hoạch xây dựng KCN Việt Nam theo hướng KCN sinh thái.
Nhóm nghiên cứu về thực trạng phát triển, phát triển bền vững KCN của Việt
Nam đã phân tích chi tiết hiện trạng phát triển của các KCN ở Việt Nam và các địa
phương. Đồng thời các tác giả đưa ra đánh giá về mặt được và chưa được của quá trình
phát triển KCN những định hướng cho các nhà hoạch định chính sách phát triển các
KCN bền vững và các giải pháp nhằm phát triển bền vững KCN đều được các giả đưa
ra rất phong phú và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Có thể kể đến các cơng trình cụ
thể như: Nguyễn Chơn Trung, Trương Giang Long (2004), Trần Ngọc Hưng (2004),
Vũ Thành Hưởng (2010), Phan Mạnh Cường (2015). Trước đó, nghiên cứu của Word
Bank (1992) đã phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của các KCX, KCN.
Một số nghiên cứu khác đi sâu vào phân tích tác động của các cơ chế, chính
sách phát triển các KCN trên cả nước đến sự phát triển bền vững của các KCN. Thơng
qua phân tích những tồn tại trong thực tiễn áp dụng ở các địa phương như: tình trạng
thành lập nhiều KCN tại những địa bàn chưa được chuẩn bị kỹ về mặt bằng, vấn đề
cạnh tranh không lành mạnh về thu hút giữa các địa phương, vấn đề quản lý ô nhiễm



mơi trường, ảnh hưởng của chính sách đến phát triển KCN. Các tác giả đề xuất các
khuyến nghị thay đổi, hồn thiện một số chính sách nhằm đảm bảo cho sự phát triển
các KCN bền vững như đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống
thể chế KCN, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với KCN. Các nghiên cứu về vấn đề
này có thể kể đến như: Chế Đình Hồng (1996), Lê Tuyển Cử (2004), Ngô Thắng Lợi
và cộng sự (2006); Vũ Thành Hưởng (2010).
Nhiều nhà nghiên cứu về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN như Nguyễn
Ngọc Dũng (2010), Trần Ngọc Hưng (2004), Nguyễn Đình Trung (2012). Nguyễn
Ngọc Dũng (2010) đã phân tích thực trạng và đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá tính đồng
bộ, chỉ rõ khả năng phát triển đồng bộ KCN của Hà Nội. Tác giả cũng đã tập trung vào
nghiên cứu sự đồng bộ giữa đầu tư, hiệu quả thu hút đầu tư với hoàn thiện kết cấu hạ
tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài hàng rào KCN. Trên cơ sở các kiến nghị về
những quan điểm, giải pháp phát triển KCN đồng bộ trên địa bàn Hà Nội, tác giả đã đề
xuất thí điểm áp dụng một KCN đồng bộ. Một số tác giả đi sâu nghiên cứu về đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN như Đinh Hữu Quý (2005). Trần Ngọc Hưng
(2006) đi sâu phân tích nội dung về đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường và xử lý chất
thải trong KCN. Tác giả đã phân tích về các nội dung đầu tư hoạt động bảo vệ môi
trường trong các KCN như đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải, đấu nối hệ thống của
nhà máy với hệ thống xử lý chất thải chung của KCN. Nghiên cứu đến vấn đề đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng xã hội cũng như tác động xã hội của phát triển KCN qua đó
đề xuất các giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh cùng với đầu tư và phát triển các
KCN cũng được nhiều tác giả quan tâm có thể kể đến như: Trần Viết Tiến (2008), Lê
Xuân Bá (2007), Hoàng Hà và cộng sự (2009), Trần Ngọc Hưng (2009). Các tác giả
này đi sâu vào các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội như
vấn đề việc làm, nhà ở, các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa nhằm đảm bảo đời sống cho
người lao động trong các KCN và đưa ra những đánh giá, kiến nghị và giải pháp để
giải quyết tốt vấn đề này trong phát triển các KCN.
Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt

động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN ở Việt Nam và các địa phương. Các
nghiên cứu này ở Việt Nam thường chỉ dừng lại về phân tích, đánh giá, so sánh và ra
các giải pháp, kiến nghị mà chưa sử dụng nhiều các phương pháp định lượng. Các
nghiên cứu này đã đưa ra các đề xuất, giải pháp hữu ích cho các nhà hoạch định chính
sách liên quan nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư phát triển KCN, thu hút đầu tư và
phát triển bền vững các KCN. Bên cạnh đó chưa có nghiên cứu nào liên quan đến hoạt
động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định.


1.2. Nghiên cứu liên quan đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp
1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào
khu cơng nghiệp
Có nhiều nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư
nói chung và thu hút đầu tư vào KCN nói riêng ở trong và ngồi nước.
Ở cách tiếp cận chi phí, Badri (1996) đã thu thập dữ liệu của tổng cộng 2125
CEO của các cơng ty ở 23 quốc gia trên tồn thế giới và dùng phương pháp phân tích
nhân tố để thực hiện nghiên cứu để chỉ ra những nhân tố chủ yếu tác động tới lựa chọn
vị trí cơng nghiệp của các nhà đầu tư này là kết cấu hạ tầng giao thông, lao động,
nguyên vật liệu, thị trường, cụm công nghiệp, hỗ trợ và quản lý của chính phủ, thuế,
khí hậu và cộng đồng xã hội. Ngoài ra, để lựa chọn vị trí đầu tư ra nước ngồi, bốn yếu
tố chung được xác định: tình hình chính trị của quốc gia được đầu tư, khả năng cạnh
tranh toàn cầu, các quy định của chính phủ và các yếu tố kinh tế.
Nghiên cứu của Porter (2000) về lợi thế cạnh tranh, địa điểm đầu tư, các tổ hợp
công nghiệp/ngành nghề và chiến lược công ty đã đưa ra một cách tiếp cận động về
các động cơ quyết định đầu tư, nêu bật vai trị của các tổ hợp cơng nghiệp/ngành nghề
trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời phân tích vai trị của các địa
điểm đầu tư trong q trình hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Shatz, Venables (2000) dựa vào phân tích dịng chảy FDI từ các quốc gia Hoa
Kỳ, Nhật Bản và EU sang quốc gia khác để đưa ra các kết luận rằng động cơ của các
tập đoàn đa quốc gia khi lựa chọn địa điểm đầu tư ở nước ngoài bao gồm 2 lý do: một

là để khai thác thị trường nội địa của nước nhận đầu tư (còn gọi là FDI liên kết ngang),
hai là để giảm thiểu chi phí đầu vào sản xuất của mình (cịn gọi là FDI liên kết dọc).
Xuất phát từ hai động cơ này, đa số dòng FDI vào các nước phát triển là để khai thác
thị trường tại chỗ, còn dòng FDI vào các nền kinh tế đang phát triển là để tiết giảm chi
phí đầu vào sản xuất. Khoảng cách và quy mô thị trường là 2 nhân tố cực kỳ quan
trọng để các nhà đầu tư quốc tế lựa chọn địa điểm đầu tư. Đặc điểm của các FDI liên
kết ngang là tìm kiếm điều kiện tiếp cận thị trường nước nhận đầu tư rộng mở hơn,
thay vì xuất khẩu trực tiếp hàng hố sang thị trường đó, do vậy các cơng ty sẽ cân nhắc
giữa các chi phí cố định để xây dựng cơ sở sản xuất tại địa điểm nước ngoài với các
chi phí tiết giảm được. Bên cạnh đó, các cơng ty cũng phải tính tới các chi phí phát
sinh khi vận hành tại nước nhận đầu tư như chi phí liên quan tới thủ tục hành chính,
các sắc thuế áp dụng và sự điều chỉnh chính sách. Rõ ràng, quốc gia nào tạo được một
môi trường đầu tư kinh doanh với chi phí giao dịch tối ưu nhất sẽ có lợi thế cạnh tranh


thu hút FDI tồn cầu. Chính vì vậy, theo quan điểm này ta có thể thấy hoạt động đầu
tư phát triển các KCN tại các nước đang phát triển sẽ tạo ra những ưu thế nổi trội về
chi phí và chính sách để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi.
Ở góc độ marketing địa phương, các nhà nghiên cứu xem mơi trường đầu tư là
một hàng hóa dịch vụ. Các thị trường mục tiêu của hàng hóa đặc biệt này hướng đến
có thể là khách du lịch, thị trường xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà đầu tư, và các doanh
nghiệp địa phương và quốc tế (Kotler và cộng sự, 1993). Trong số các khách hàng đó,
các nhà đầu tư có lẽ là một mục tiêu quan trọng cho mọi nơi, đặc biệt là ở các nền kinh
tế đang phát triển. Một số nghiên cứu về thăm dị mơi trường đầu tư cho rằng địa
phương nên có một số địa điểm phát triển trọng điểm để kích thích dịng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài cũng như để tạo ra một mức độ cao của sự hài lòng của nhà đầu
tư, đặc biệt là ở các nước đang phát triển (Nguyen Nhu Binh, Haughton (2002)) do
FDI tạo ra nhiều lợi ích cho các địa phương và quốc gia. Và một trong những địa điểm
trong tâm được các tác giả trên đề cập đến đó chính là phát triển mơ hình CCN - KCN.
Porter và cộng sự (2008) cũng cho rằng địa phương cần xây dựng, hồn thiện mơi

trường đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương và hấp dẫn các nhà đầu
tư, khách du lịch.
Ở Việt Nam, Nguyen Dinh Tho (2009) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư bao gồm kết cấu hạ tầng kinh doanh cơ bản (hạ
tầng cơ bản, lao động, cấp đất, chất lượng trường học), hỗ trợ của chính quyền địa
phương (hỗ trợ thương mại, khuyến khích đầu tư, dịch vụ cơng) và chất lượng cuộc
sống. Nghiên cứu này với dữ liệu bao gồm 396 doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Tiền
Giang đánh giá kết cấu hạ tầng kinh doanh (chất lượng trường học) là một nhân tố tác
động đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư tuy nhiên các yếu tố còn lại như kết cấu hạ
tầng cơ bản, lao động và cấp đất lại không ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư.
Nghiên cứu cũng cho thấy khuyến khích đầu tư, dịch cụ cơng và chất lượng cuộc sống
ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư (trong đó khuyến khích đầu tư có tác
động mạnh nhất). Nguyễn Mạnh Toàn (2010) kết luận rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát
triển là yếu tố quan trọng bậc nhất, xếp theo sau lần lượt là những ưu đãi hỗ trợ đầu tư
của chính quyền địa phương; chi phí hoạt động thấp; nhân tố kém phần quan trọng hơn
là thị trường tiềm năng tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm nhà đầu tư vào địa
phương ; nhân tố khơng ảnh hưởng lớn là vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng xã hội. Đinh Phi
Hổ (2012) đã sử dụng bộ số liệu điều tra 226 doanh nghiệp trong các KCN ở Việt Nam
để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN kết quả cho thấy nhân
tố kết cấu hạ tầng là nhân tố tác động mạnh nhất đến thu hút đầu tư vào KCN bên cạnh
các nhân tố chế độ chính sách đầu tư; mơi trường sống và làm việc; lợi thế ngành đầu


tư; chất lượng dịch vụ công; thương hiệu địa phương; nguồn nhân lực; chi phí đầu vào
cạnh tranh. Các tác giả trên đã sử dụng phương pháp hồi qui OLS để thực hiện các
phân tích trên. Cũng theo số liệu điều tra năm 2012 của nhóm Tư vấn hợp tác phát
triển miền Trung từ các nhà đầu tư hoạt động trong các KCN của vùng, các nhà đầu tư
cho rằng các yếu tố quan trọng sẽ ảnh hưởng tích cực đến các quyết định đầu tư của
các doanh nghiệp vào các KCN theo thứ tự là: chính sách ưu đãi, hỗ trợ; vị trí địa lý;
lợi thế về chi phí lao động; cơ sở hạ tầng đồng bộ; nguồn nhân lực chất lượng; thị

trường nhiều tiềm năng; tài nguyên thiên nhiên dồi dào.. Ngồi ra có các tác giả Việt
Nam nghiên cứu về vấn đề này được tác giả tổng hợp như sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến
thu hút đầu tư vào khu công nghiệp ở Việt Nam
Tác giả

Các nhân tố ảnh hưởng

Mai
Văn−Chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN
Nam,
−Cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN
Nguyễn
−Vị trí thành lập KCN
Thanh Vũ −Hạ tầng cung cấp điện, viễn thông, nước sản
(2010)
xuất, xử lý nước thải
−Nguyên liệu đầu vào
−Lực lượng lao động
Nguyễn
− Lợi ích kỳ vọng của đầu tư
Phúc
− Chính sách thu hút đầu tư
Nguyên
− Sự phát triển của công nghiệp bổ trợ
(2013)
− Các biến số của doanh nghiệp và vùng
Nguyễn
Thị Ninh
Thuận, Bùi

Văn Trịnh
(2012)

Tuấn
Lộc,
Nguyễn
Thị Tuyết
(2013)

Nguyễn
Minh Hà,
Nguyễn
Duy
Khương
(2014)

Phạm Văn
Ơn, Trần



























Chính sách ưu đãi
Vị trí đất đai
Cơ sở hạ tầng
Điện nước, xử lý nước thải
Nguyên liệu
Lao động
Quy mô thị trường
Chất lượng nguồn nhân lực
Chi phí
Cơ sở hạ tầng
Hình thành cụm ngành
Chính sách ưu đãi
Quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa
phương
Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
Ngành đầu tư của dự án

Tổng vốn đầu tư của dự án
Diện tích đất của dự án
Thời gian hoạt động dự án
Hình thức sở hữu dự án
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đặc tính của chủ đầu tư
Số lao động
Kết cấu hạ tầng
Lợi thế ngành đầu tư

Phương
pháp
Phân tích
nhân tố

Lĩnh
vực
Khu
cơng
nghiệp

Phương
pháp
IVprobit

Khu
cơng
nghiệp

Phân tích

nhân tố

Khu
cơng
nghiệp

Hồi quy
OLS

Địa
phương

Ảnh hưởng của các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu
tư lần lượt là nhân tố về cơ sở hạ
tầng, nhóm nhân tố về công tác
quản lý và hỗ trợ của địa phương,
nhóm nhân tố về sự hình thành và
cụm ngành, nhóm nhân tố về chất
lượng nguồn nhân lực, vị trí địa lý
và tài ngun thiên nhiên.

Hồi quy
Binary
Logistic

Khu
cơng
nghiệp
và cụm

cơng
nghiệp

Có 5 nhân tố có ý nghĩa thống kê
ảnh hưởng dương đến việc doanh
nghiệp đầu tư vào KCN đó là ngành
đầu tư, diện tích đất dự án, hình
thức sở hữu dự án, tình trạng chủ
đầu tư và số lao động tại thời điểm
dự án thực hiện

Hồi quy
OLS

Khu
công

Mức độ tác động thuận chiều của
các nhân tố lần lượt như sau: nhân

Kết quả
Các yếu tố quan trọng đã ảnh hưởng
đến quyết định đầu tư của các DN
vào KCN bao gồm: cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, chính sách thu hút đầu tư vào
KCN và vị trí thành lập KCN

Lợi ích kỳ vọng của đầu tư, Chính
sách thu hút đầu tư, Sự phát triển
của công nghiệp bổ trợ có tác động

tích cực dến quyết định của nhà đầu
tư thông qua tác động trực tiếp đến
ý định đầu tư.
Yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất
đến thu hút đầu tư vào KCN là cơ sở
hạ tầng KCN, vị trí KCN và chính
sách thu hút đầu tư


Tác giả
Phan Đoan
Khánh
(2015)


Nam
Khánh
Giao

cộng
sự
(2015)

Nguyễn
Viết Bằng,

Quốc
Nghi, Lê
Cát
Vi

(2016)

Các nhân tố ảnh hưởng











Chất lượng dịch vụ cơng
Mơi trường sống và làm việc
Chế độ chính sách đầu tư
Chi phí đầu vào cạnh tranh
Nguồn nhân lực
Thương hiệu địa phương
Nhân tố kinh tế
Nhân tố tài nguyên
Nhân tố cơ sở hạ tầng
Nhân tố chính sách











Cơ sở hạ tầng
Nguồn nhân lực
Chất lượng dịch vụ công
Lợi thế ngành đầu tư
Thương hiệu địa phương
Chính sách đầu tư
Mơi trường sống và làm việc
Chi phí đầu vào cạnh tranh

Phương
pháp

Lĩnh
vực
nghiệp,
cụm
cơng
nghiệp

Hồi quy
OLS

Lĩnh
vực
cơng
nghiệp

– xây
dựng,
thương
mại,
dịch vụ

Hồi quy
OLS

Khu
cơng
nghiệp

Kết quả
tố mơi trường sống và làm việc, chi
phí đầu vào cạnh tranh, kết cấu hạ
tầng, chính sách đầu tư, nguồn nhân
lực và thương hiệu địa phương

Các yếu tố tác động đến thu hút vốn
đầu tư vào khu vực công nghiệp –
xây dựng gồm: quyết định của chính
quyền địa phương, chính sách đầu
tư và công tác hỗ trợ, thị trường.
Các yếu tố thị trường, chi phí đầu
tư, đối tác tin cậy, vị trí thuận lợi
cho hoạt động kho bãi, các KCN tác
động đến thu hút vốn đầu tư vào
khu vực thương mại – dịch vụ.
Trong 08 yếu tố này thì yếu tố về cơ

sở hạ tầng và nguồn nhân lực là 02
yếu tố có tác động nhiều nhất đến sự
thỏa mãn của các nhà đầu tư.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Như vậy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN và ở mỗi
cách tiếp cận, phương pháp khác nhau các tác giả phân tích những nhân tố khác nhau.
Ta cũng có thể thấy đa số các nghiên cứu ở Việt Nam đề sử dụng phương pháp hồi quy
để thực hiện nghiên cứu. Dựa trên các nghiên cứu trước, trong khuôn khổ nghiên cứu,
tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN sau đây:
i. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN xuất phát từ nội tại doanh
nghiệp như tâm lý, cảm xúc và hành vi của nhà đầu tư (Kahneman (1979); Waweru và
cộng sự (2008)); các đặc tính của chủ đầu tư (Stighlitz, 1988); tổng vốn đầu tư của dự
án (Goetzmann (1996); Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Duy Khương (2014)).
ii. Nhân tố bên ngồi doanh nghiệp
Thu hút đầu tư vào KCN cịn bị ảnh hưởng mạnh bởi các nhân tố bên ngoài
doanh nghiệp. Tác giả tổng hợp và phân tích các nhân tố bên ngoài như dưới đây:
− Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng với các nội dung như đầu tư hệ thống giao
thông vận tải, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, …được nhiều nhà nghiên cứu đề
cập như Dunning (1997), Kotler (2002), Nguyen Dinh Tho (2009). Thông thường đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng tác động thuận chiều đến thu hút đầu tư vào KCN. Bên


cạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư kết cấu hạ tầng KCN cũng được các tác
giả sử dụng để đánh giá ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN. Hầu hết các nghiên
cứu đều cho rằng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN tác động tích cực đến thu hút
đầu tư vào KCN như Đinh Phi Hổ (2012); Mai Văn Nam, Nguyễn Thanh Vũ (2010),
Nguyễn Thị Ninh Thuận, Bùi Văn Trịnh (2012), Phạm Văn Ơn, Trần Phan Đoan

Khánh (2015) và nhiều nghiên cứu khác.
− Nguồn nhân lực
Sự thuận lợi của yếu tố lao động như: sự sẵn có lao động phổ thơng, lao động
có kỹ năng chất lượng cao, chi phí lao động rẻ hay tính kỷ luật người lao động cao sẽ
góp phần tạo nên sự hấp dẫn của môi trường đầu tư. Driffield, Menghinello (2010) cho
rằng các công ty đa quốc gia thường bị thu hút bởi chi phí phí lao động thấp hơn của
nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng, tiền lương thấp khơng
có mối quan hệ thuận chiều với thu hút đầu tư như Chen (2011); Jenkins, Thomas
(2002); lao động có tay nghề và lao động phổ thông ở các nước đang phát triển rẻ
nhưng khơng phải là yếu tố chính hấp dẫn FDI bởi lợi thế này thường tương đồng giữa
các nước này, không mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho nước chủ nhà (Tarzi,
2005). Các nghiên cứu khác như Kang và cộng sự (2007); Liu và cộng sự (2012) cho
rằng, trình độ, kỹ năng quan trọng hơn chi phí lao động trong thu hút đầu tư nước
ngoài. Carstensen and Toubal (2004) đã sử dụng mơ hình moment tổng qt (GMM)
để xác định các yếu tố khuyến khích và cản trở vốn đầu tư nước ngoài từ các nước
OECD vào 7 quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi ở Trung và Đông Âu trong giai đoạn
1993-1999 lại cho rằng chi phí lao động thấp có tác động đến vốn đầu tư nước ngồi.
Bên cạnh đó các tác giả khác như Đinh Phi Hổ (2012); Phạm Văn Ơn, Trần Phan Đoan
Khánh (2015); Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2016) đều khẳng định nguồn nhân lực
có tác động tích cực đến thu hút đầu tư vào KCN.
− Chi phí sử dụng hạ tầng
Weber (1909), Vernon (1966) giải thích sự tập trung công nghiệp vào một
không gian nhất định do 3 nguyên nhân chủ yếu: 2 yếu tố đầu là chi phí vận tải rẻ nhất
và chi phí nhân cơng thấp nhất, thứ 3 là các lực tích tụ và khơng tích tụ - đó là những
yếu tố thuộc địa phương. Nhưng quan trọng hàng đầu vẫn là yếu tố chi phí vận tải.
Trong thu hút đầu tư vào KCN, các chi phí thường được nghiên cứu đề cập đến đó là
chi phí sử dụng hạ tầng KCN như: chi phí giao thơng, chi phí điện, nước, xử lý chất
thải, chi phí thông tin, liên lạc. Theo quan điểm này, Krugman (1991) cho rằng sự kết
hợp giữa tính kinh tế tăng theo quy mơ và chi phí vận chuyển thúc đẩy người sử dụng



và nhà cung cấp đầu vào trung gian thiết lập nhà máy gần nhau. Việc tích tụ này làm
giảm chi phí vận chuyển và tạo ra trung tâm sản xuất lớn có hiệu quả, có nhiều nhà
cung cấp đa dạng hơn so với trung tâm sản xuất nhỏ. Điều này sẽ khuyến khích cơng
ty cùng ngành tập trung cùng địa điểm. Ban đầu một công ty xác định địa điểm mang
tính chất tình cờ, nhưng sự lựa chọn địa điểm của nhiều cơng ty theo ngun tắc này sẽ
hình thành các KCN. Đinh Phi Hổ (2012), Lê Tuấn Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2013);
Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2016) cho rằng các chi phí đầu vào cạnh tranh là nhân
tố quan trong tác động đến thu hút đầu tư nước ngoài.
− Lợi thế ngành đầu tư
Nhà đầu tư đầu tư vào một KCN trước hết kỳ vọng vào lợi ích tương lai của
quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, sự thuận tiện của KCN thể hiện ở yếu tố lợi thế ngành
đầu tư có ý nghĩa sống cịn với ý định đầu tư của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư không
muốn phải đầu tư mọi mặt để sản xuất ra sản phẩm, họ muốn tận dụng lợi thế so sánh
và lợi thế cạnh tranh ở các KCN dựa vào cơ cấu định hướng ngành ở KCN đó. Khi có
những lợi thế về ngành đầu tư, các doanh nghiệp này sẽ có khả năng tiếp cận yếu tố
đầu vào, thơng tin công nghệ và nguồn nhân lực dễ dàng hơn (Lê Thế Giới, 2009).
Mỗi địa phương và mỗi KCN có những lợi thế ngành riêng với những đặc thù riêng
tạo nên tính hấp dẫn cho mơi trường đầu tư. Nhà đầu tư nhận thức được sự thuận lợi
của yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ. Theo Brainard (1997)
yếu tố này đóng vai trị quan trọng, giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí vận chuyển
nguyên liệu, hàng hóa, thuận lợi trong tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm đến khu vực khác, tồn cầu. Ngồi ra, vị trí địa lý thuận lợi cho ngành đầu tư sẽ
kích thích cơng ty tích tụ, giúp họ khai thác hiệu quả đầu vào trung gian chung của
ngành (Krugman, 1991).
− Chính sách thu hút đầu tư
Chính sách của chính phủ mà cụ thể là các chính sách của từng vùng, địa
phương có vai trị rất lớn đến quyết định đầu tư của một doanh nghiệp. Thực tế cho
thấy tại các nước phát triển, chính sách của Chính phủ có vai trị to lớn trong định
hướng đầu tư vào KCN. Rosenfeld (1996) đã phát hiện được tác động tích cực của

chính sách đến hợp tác đầu tư ở Đan Mạch. Tương tự, Kipping (1996) cũng đã phát
hiện được vai trị của Chính phủ trong việc phát triển ngành công nghiệp ở Pháp và
Đức. Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam đều khẳng định tác động tích cực của chính
sách thu hút đầu tư đến thu hút đầu tư vào KCN như Đinh Phi Hổ (2012), Nguyễn Thị
Ninh Thuận, Bùi Văn Trịnh (2012); Nguyễn Phúc Nguyên (2013).


− Cơng tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương
Sự sẵn lòng và kỹ năng quản lý của cán bộ địa phương cho các nhà đầu tư là
một yếu tố không kém phần quan trọng trong thu hút đầu tư vào KCN. Bevan và cộng
sự (2004) cho rằng, cơng tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương ảnh hưởng
đến chiến lược kinh doanh quốc tế của cơng ty như: quyết định địa điểm, hình thức,
quy mơ đầu tư và tính khả thi của quyết định đầu tư. Meyer and Nguyen (2005) bằng
cách sử dụng mơ hình hồi quy Negative Bonomial và Logit đã kiểm tra phân bố không
gian tại các địa phương cho cả FDI đăng ký mới năm 2000 và FDI tích lũy đến năm
2000, nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược lựa chọn vị trí và hình
thức đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại thị trường mới nổi (Việt Nam).
Kết quả cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến sự sẵn có các khu cơng
nghiệp và các chính sách thân thiện của chính quyền địa phương. Nguyen Ngoc Anh,
Nguyen Thang (2007) lại cho rằng, cơng tác quản lý của chính quyền

địa phương,

thực thi thể chế ở Việt Nam (đo bằng PCI cấp tỉnh) không phải là một yếu tố quan
trọng đến thu hút FDI của tỉnh.
Như vậy, tổng quan nghiên cứu cho thấy một số nghiên cứu thường sử dụng các
nhân tố thuộc về doanh nghiệp để đánh giá ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN,
phần lớn các nghiên cứu thường chỉ đánh giá tác động của các nhân tố bên ngoài
doanh nghiệp đến thu hút đầu tư vào KCN. Một số nghiên cứu sử dụng các nhân tố
bên trong doanh nghiệp với tư cách là các biến kiểm sốt bên cạnh các nhân tố xuất

phát từ bên ngồi doanh nghiệp.
Qua tổng quan nghiên cứu ở trên, phương pháp hồi quy cũng là phương pháp
thường được các nghiên cứu sử dụng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút
đầu tư vào KCN cũng như tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN đến thu
hút đầu tư vào KCN.

1.2.2. Tiêu chí đo lường thu hút đầu tư vào khu cơng nghiệp
Các tiêu chí được các nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường thu hút đầu tư khá
đa dạng và thường phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu có thể là tiêu chí tài chính, các
chỉ tiêu phi tài chính hoặc các chỉ tiêu định tính, các chỉ tiêu định lượng.
Nhóm chí tiêu định lượng là nhóm chỉ tiêu được sử dụng khá phổ biến để đo
lường thu hút đầu tư vào KCN. Hoạt động thu hút đầu tư thúc đẩy các nhà đầu tư
đưa ra hành vi bỏ vốn đầu tư. Biểu hiện của hành vi này là số lượng vốn, giá trị của
dự án mà nhà đầu tư thực hiện. Khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu


×