TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA KT - QTKD
o0o
CHUYÊN ĐỀ MÔN THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:
GVHD: BÙI VĂN TRỊNH
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1_ĐH kế toán 3b
Cần Thơ, 2010
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM 3
LỜI NÓI ĐẦU 4-5
Chương 1:SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 6
1. NGUỒN GỐC XUẤT HIỆN THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ
TÀI CHÍNH 6
2. CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI 6
3. CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 6
3.1 Thực trạng 6-7
3.2 Tiềm năng phát triển 8
3.3 Phương hướng phát triển 9
Chương 2: THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 12
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CHO THUÊ TÀI CHÍNH 12
1.1 Khái niệm. 12
1.2 Đặc điểm 12-15
2. PHÂN LOẠI CHO THUÊ TÀI CHÍNH 15
2.1Cho thuê tài chính 2 bên 15
2.2Cho thuê tài chính 3 bên 16-17
2.3Tái cho thuê 17-18
2.4Cho thuê giáp lưng. 18-19
2.5Cho thuê hợp tác 19-20
3. QUY TRÌNH CHO THUÊ TÀI CHÍNH 21
3.1 Lập hồ sơ đề nghị tài trợ 22
3.2 Phân tích tín dụng 22-23
3.3 Đề nghị tải trợ 23
3.4 Cho thuê(giải ngân) 23
3.5 Giám sát việc sử dụng và quản lý tài sản 23-24
Nhóm 1
Trang 2
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
3.6 Xử lý TS khi chấm dứt hợp đồng cho thuê 24-25
4. LỢI ÍCH CHO THUÊ TÀI CHÍNH 25
4.1 Với bên đi thuê 25
4.2 Với bên cho thuê 25-26
4.3 Đối với nền kinh tế 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Nhóm 1
Trang 3
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
STT MSSV Họ & Tên Chức vụ Điện thoại
01 0854010008 Lê Thị Huế Anh Nhóm phó 01228464045
02 0854010062 Lê Thị Hạnh 01216987187
03 0854010098 Kiều Hoàng Minh Kha Nhóm trưởng 01683486114
04 0854010103 Nguyễn Hoàng Khanh 01683459865
05 0854010139 Nguyễn Thị Trúc Mai 0979120216
06 0854010140 Nguyễn Thị Trúc Mai 01656017734
07 0854010141 Trần Văn Mãi 01694049434
08 0854010142 Bùi Vũ Mạnh 0933718711
09 0854010143 Đặng Thị Trà Mi 0972659366
10 0854010144 Tiết Thanh Mộng 0943550537
Nhóm 1
Trang 4
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
LỜI NÓI ĐẦU
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã là động cơ thúc đẩy các doanh
nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, hiện đại hóa các dây chuyền và công nghệ sản
xuất. Trong một thời gian dài trước đây, các doanh nghiệp đã hưởng lợi từ việc
cạnh tranh giữa các Ngân hàng Thương mại dẫn đến tình trạng nới lỏng cơ chế xét
duyệt tín dụng và giảm tỷ lệ lợi nhuận biên tế của một số ngân hàng nhằm thu hút
khách hàng và gia tăng số dư nợ vay. Trong tương lai khi các ngân hàng thương
mại Việt Nam dưới áp lực tuân thủ các quy định trong quản lý ngân hàng theo
thông lệ quốc tế sẽ phải cẩn trọng hơn trong các quyết định cấp tín dụng của mình.
Vì vậy, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay truyền thống từ các Ngân hàng Thương
mại sẽ phải tuân thủ theo các quy định thẩm định khắt khe hơn vì thế các doanh
nghiệp phải tìm đến một dịch vụ mang tính đa năng hơn và có những yêu cầu ích
khắc khe hơn.
Vì vậy, nhu cầu về cho thuê tài chính ngày càng tăng, khi các yêu cầu về đổi
mới trang thiết bị của các DN ngày càng nhiều , đồng thời các cơ chế chính sách
ngày càng hoàn thiện tạo ra khung pháp lý cho các công ty cho thuê tài chính phát
triển an toàn, bền vững.
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp để
tăng quy mô, trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh đã tạo ra
một cơ hội rất lớn đối với lĩnh vực cho thuê tài chính.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên xem xét việc sử dụng hoạt động cho thuê tài
chính như là một trong những cách để tồn tại và phát triển vì dù muốn hay không
muốn thì doanh nghiệp cũng phải vượt qua giai đoạn khó khăn lúc này, việc sử
dụng cho thuê tài chính tuy chi phí cao nhưng doanh nghiệp sẽ giải quyết được vấn
đề lưu động, chưa kể về lâu dài tài sản đi thuê sẽ là tài sản của doanh nghiệp.
Nhóm 1
Trang 5
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
Do thị trường Tài chính trên thế giới đã có nhiều bước phát triển mạnh mẻ
nhưng thị trường Tài chính ở Việt Nam còn khá mới mẻ và còn gặp nhiều khó khăn
trong quá trình phát triển.
Để biết thêm về thị trường cho thuê Tài chính trên thế giới và ở Việt Nam đã có
những bước phát triển ra sau, qui trình cho thuê Tài chính như thế nào, những thuận
lợi và khó khăn mà thị trường Tài chính ở Việt Nam gặp phải để đưa ra giải pháp
và phương hướng giải quyết các vấn đề gặp phải ở thị trường cho thuê Tài chính ở
Việt Nam.
Nhóm 1
Trang 6
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
Chương 1
SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1. Nguồn gốc xuất hiện cho thuê tài chính
Cho thuê Tài chính đã có từ lâu, theo Aristole từ những năm 384-322 trước công
nguyên khái niệm thuê tài sản đối với người đi thuê là sự cần thiết khách quan của
nền sản xuất xã hội. Ý nghĩa của từ “tài sản” nói chung là vấn đề sử dụng nó, chứ
không phải vấn đề sở hữu nó và chính việc sử dụng tài sản mới tạo ra của cả. [1, 1]
2. Cho thuê tài chính thế giới
Thuê tài chính là một hình thức đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên
thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ðức, Thụy Ðiển, Úc Loại hình cho thuê tài chính đã
được một số công ty tài chính đưa ra thị trường tài chính vào những năm cuối
những năm 50 đầu những năm 60 của thế kỷ 20 với tên gọi là thuê tài chính.
Thị trường cho thuê Tài chính đã xuất hiện đầu tiên ở mỹ năm 1952 sau đó phát
triển mạnh ở các nước châu âu. Thị trường này ngày càng lan rộng sang các nước
châu Á và có ảnh hưởng mạnh mẻ đến Việt Nam.
Tại Mỹ, ngành cho thuê tài chính chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền tài trợ cho
các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm của các doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt
động cho thuê tài chính trung bình hàng năm ở Hàn Quốc là 17 tỉ USD, ở Thái Lan
3 tỉ USD Và tổng doanh thu hàng năm của ngành này ước tính đạt trên 500 tỉ
USD với đà tăng trưởng trung bình 7% hàng năm. [1, 1]
3. Cho thuê tài chính ở Việt Nam
3.1 Thực trạng
Mặc dù cho thuê tài chính là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn
khá phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, hơn 10 năm
Nhóm 1
Trang 7
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
có mặt. Trên thị trường Việt Nam hiện có 13 công ty cho thuê tài chính đang hoạt
động. Ngoài ra, có rất nhiều các công ty tài chính, quỹ đầu tư đã và đang tiếp tục
được phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Riêng về khía cạnh cung ứng vốn thông qua kênh cho thuê tài chính hay có thể
hiểu cho thuê tài chính như một hoạt động tài trợ vốn trung và dài hạn.
Vốn điều lệ trung bình của một doanh nghiệp cho thuê tài chính là 150 tỉ đồng
- rất nhỏ so với vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại (thường là trên 1.000 tỉ
đồng). Và hiện có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Theo Nghị định vừa ban hành số 95/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công
ty cho thuê tài chính, công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân
hàng, là pháp nhân Việt Nam; được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới 3
hình thức: công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty cho thuê
tài chính cổ phần.
Các chủ thể có nhu cầu thuê tài chính trên thị trường cho thuê tài chính là các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, và cá nhân hoạt động trong
nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, thực tế thì khách hàng đi thuê
chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và xây dựng.
Tuy có nhiều phương thức giao dịch cho thuê tài chính nhưng trên thị trường
cho thuê tài chính Việt Nam hiện nay phổ biến có 3 phương thức:
- Phương thức giao dịch CTTC 3 bên.
- Phương thức giao dịch CTTC 2 bên.
- Phương thức giao dịch mua và cho thuê lại (bán và tái thuê).
Giá cả CTTC hiện nay thường cao hơn so với các loại hình tín dụng khác, chưa
hấp dẫn được các khách hàng thuê. Lãi suất cho thuê tài chính cao hơn so với lãi
suất cho vay trung dài hạn từ 20% đến 25% và cao hơn 10% nếu tài sản được mua
sắm trực tiếp từ nhà sản xuất. [3, 1]
Nhóm 1
Trang 8
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
3.2 Tiềm năng phát triển
Mặc dù cho thuê tài chính đã xuất hiện ở Việt Nam trên 10 năm nhưng vẫn
chưa có những văn bản luật cũng như chính sách đồng bộ nhằm khuyến khích loại
hình này thực sự phát huy hết hiệu quả. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam đặc
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã biết đến loại hình dịch vụ này và đã bắt đầu
sử dụng cho thuê tài chính như một công cụ tài chính phục vụ nhu cầu phát triển
kinh doanh của mình.
Đặc biệt trong vòng từ hai đến ba năm trở lại đây khi nền kinh tế Việt Nam
thực sự chuyển mình và trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư thì cho
thuê tài chính đã có cơ hội để thể hiện hết những ưu điểm của mình. Cũng như
nhiều ngành nghề khác, ngành cho thuê tài chính đang chứng kiến những cơ hội
ngàn năm có một để phát triển lên một tầm cao mới.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã là động cơ thúc đẩy các doanh
nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, hiện đại hóa các dây chuyền và công nghệ sản
xuất sẽ làm cho thị trường cho thuê tài chính của Việt Nam phát triển nhanh trong
một vài năm tới đây.
Để nâng cao tính chuyên môn hóa trong các dịch vụ của ngân hàng và giảm
thiểu rủi ro thì các Ngân hàng Thương mại sẽ tiến tới việc tập trung phát triển các
dịch vụ của mình và chuyển dần hoạt động cho vay đầu tư thiết bị cho các công ty
cho thuê tài chính trực thuộc sẽ là động lực cho sự phát triển của ngành cho thuê tài
chính của Việt Nam.
Thêm vào đó với sự hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam cũng như việc cải cách
chu trình cấp giấy phép kinh doanh, trong vòng 5 năm tới số lượng doanh nghiệp
mới thành lập sẽ ra tăng nhanh chóng và đây chính là nhân tố kích thích sự tăng
trưởng của thị trường cho thuê tài chính Việt Nam. [3, 1]
Nhóm 1
Trang 9
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
3.3 Phương hướng phát triển
3.3.1 Đối với bên đi thuê
Dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng
vốn trong các doanh nghiệp;
Thanh toán tiền thuê đầy đủ và đúng hạn. [5, 1]
3.3.2 Đối với các công ty cho thuê tài chính
Tăng cường nguồn vốn bằng cách phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá
khác; Huy động tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên; Khai thác nguồn hàng trả
chậm từ các nhà cung cấp nước ngoài.
Mở rộng mạng lưới kinh doanh, xây dựng chiến lược khách hàng và hàng hoá
cho thuê. Phát triển dịch vụ tư vấn máy móc thiết bị. Liên kết với các công ty sản
xuất trang thiết bị để đưa ra kế hoạch quảng bá về hoạt động CTTC cũng như sản
phẩm của công ty sản xuất đến khách hàng.
Để thực hiện những điều trên thì các công ty Tài chính phải thực hiện các điều
sau:
Một là: Phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính phải trên cơ sở đa dạng hoá
các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt
là thị trường vốn và thị trường chứng khoán.
Hai là: Phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính dựa trên cơ sở sự hình thành
và phát triển của các doanh nghiệp theo hướng đa dạng hoá loại hình sở hữu, đa
năng hoá nội dung hoạt động.
Ba là: Hoàn thiện và phát triển cho thuê tài chính Việt Nam phải dựa trên
một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, đơn giản, dễ
hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra. Tham khảo và vận dụng có chọn lọc các ưu thế và chuẩn
mực của quốc tế về cho thuê tài chính. [5, 1]
3.3.3 Đối với nhà nước
Vấn đề quản lý tài sản thuê. Để đảm bảo an toàn hoạt động cho các công ty
cho thuê tài chính, theo kinh nghiệm của nhiều nước, cần phải đăng ký quyền sở
Nhóm 1
Trang 10
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
hữu tài sản cho thuê, tránh trường hợp bên thuê sử dụng tài sản cho thuê vào mục
đích cầm cố, thế chấp và bán
Cần có chính sách miễn, giảm thuế để tạo điều kiện cho các công ty cho thuê
tài chính áp dụng lãi suất cho thuê phù hợp, đủ sức cạnh tranh trên thị trường như
thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với hoạt động cho thuê.
Sớm hình thành các trung tâm giao dịch, mua bán máy móc, thiết bị cũ. Khi kết
thúc hợp đồng cho thuê tài chính hoặc vì lý do nào đó hợp đồng cho thuê tài chính
kết thúc trước hạn, để tìm được một khách hàng mới thuê lại máy móc, thiết bị này
quả là một việc khó khăn. Việc hình thành các trung tâm môi giới, mua bán, kinh
doanh thiết bị cũ giúp tháo gỡ khó khăn cho các công ty cho thuê tài chính trong
việc thu hồi vốn. [5, 1]
3.3.4 Một số giải pháp khác
Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ cho thuê tài
chính ở nước ta:
Tiếp tục hoàn thiện các điều kiện của một giao dịch cho thuê tài chính. Theo
các văn bản hiện hành, một giao dịch cho thuê tài chính thoả mãn các điều kiện là:
Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền sở hữu tài sản
thuê hoặc tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên. Để được quyền sở hữu tài
sản thuê, bên thuê mua lại tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế
của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. Thời hạn cho thuê một tài sản ít nhất phải
bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. Tổng số tiền thuê một loại
tài sản quy định tại hợp đồng thuê ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó
trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. Như vậy, trong các văn bản hiện hành
cần phải bổ sung thêm quy định về việc bên thuê có quyền sở hũu tài sản thuê vào
thời điểm kết thúc thời hạn thuê.
Bên thuê và các đối tác trong cho thuê tài chính:
Nhóm 1
Trang 11
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
- Trong các văn bản hiện hành, "bên thuê" chỉ là các doanh nghiệp được thành
lập theo pháp luật Việt Nam. Vậy "bên thuê" là mọi tổ chức, đơn vị và cá nhân
chứng minh được khả năng thanh toán tiền thuê của mình.
- Các đối tác tham gia thành lập công ty cho thuê tài chính không nên dừng
lại ở các doanh nghiệp trong nước mà bổ sung thêm đối tác tham gia thành lập là
các doanh nghiệp nước ngoài, việc các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín
dụng tham gia thành lập công ty cho thuê tài chính đã trở nên khá phổ biến ở nhiều
nước. Do vậy, sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài trong đối tác của các
công ty cho thuê tài chính giúp cho các công ty cho thuê tài chính trong nước tiếp
cận nhanh với nguồn máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại trên thế giới. Tuy
nhiên, đối tác là các tổ chức tín dụng trong công ty cho thuê tài chính phải chiếm tỷ
lệ vốn đủ lớn để chi phối hoạt động của công ty. [5, 1]
Nhóm 1
Trang 12
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
Chương 2
THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1. Khái niệm và đặc điểm cho thuê tài chính
1.1 Khái niệm
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho
thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở
hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy
móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên
thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài
sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả
thuận.
Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê
hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài
chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít
nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
(Trích nghị định số 95/2008/NĐ-CP sữa đổi nghị định số 16/2001/NĐ-CP của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính).
[2, 122]
1.2 Đặc điểm
1.2.1 Điều kiện cho thuê
Về mặt pháp lý: Phải có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật Việt
nam. Về mặt tài chính: Tình hình tài chính lành mạnh, phương án sản xuất kinh
doanh có hiệu quả kinh tế và đảm bảo khả năng trả nợ. [8, 1]
1.2.2 Điều kiện đi thuê
Trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuế tài sản là do bên đi thuê đóng.
[8, 1]
Nhóm 1
Trang 13
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
1.2.3 Những đối tượng cho thuê
Bao gồm các khách hàng là tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh
tế hoạt động kinh doanh tại Việt nam có nhu cầu thuê tài sản trực tiếp sử dụng tài
sản thuê cho mục đích hoạt động của mình và đáp ứng đủ điều kiện thuê theo quy
định của pháp luật Việt nam. [8, 1]
1.2.4 Thời hạn cho thuê
Là khoảng thời gian tính từ thời điểm Công ty thanh toán khoản tiền đầu tiên
cho nhà cung cấp tài sản đến khi khách hàng trả hết nợ gốc, nợ lãi thuê tài chính và
các khoản chi phí khác đã được thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính giữa
Công ty và khách hàng. Thời hạn cho thuê được thỏa thuận giữa Công ty và khách
hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất xuất kinh doanh, thời gian thu hồi vốn của dự án
đầu tư, nguồn vốn cho thuê tài chính của Công ty. Với tổ chức nước ngoài, thời hạn
cho thuê tài chính không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành
lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn
cho thuê tài chính không vượt quá thời hạn được phép sinh sống và làm việc tại
Việt Nam. [8, 1]
1.2.5 Thời gian ân hạn
Là khoảng thời gian tính từ thời điểm Công ty thanh toán khoản tiền đầu tiên
cho nhà cung cấp đến thời điểm bắt đầu tính thời gian của kì hạn trả nợ thứ nhất,
mà trong khoảng thời gian đó khách hàng chưa phải trả nợ gốc. Thời gian ân hạn
được quy định tùy thuộc loại hình tài sản. [8, 1]
1.2.6 Kỳ hạn trả nợ
Là các khoảng thời gian trong thời hạn cho thuê tài chính đã được thoả thuận
giữa Công ty và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải
trả một phần hoặc toàn bộ số tiền thuê tài chính cho Công ty. [8, 1]
1.2.7 Tài sản thuê
Là các máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác được
Công ty đứng ra mua theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với
Nhóm 1
Trang 14
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
các tài sản này trong suốt thời hạn cho thuê. Hiện nay, các công ty cho thuê tài
chính không được cho thuê bất động sản. [8, 1]
1.2.8 Lãi suất
Lãi suất cho thuê tài chính cơ sở và lãi suất cho thuê tài chính cơ bản là lãi suất
tham chiếu để xác định mức lãi suất cho thuê cụ thể đối với từng khách hàng. [8, 1]
2.9 Tỷ lệ cho thuê
Tối đa 80% tổng giá trị tài sản tương ứng tỷ lệ trả trước tối đa của khách hàng
là 20% tổng giá tri tài sản. [8, 1]
1.2.10 Tỷ lệ đặt cọc
Hay còn gọi là tỷ lệ ký quỹ, thường từ 0 - 5% tổng giá trị tài sản. [8, 1]
1.2.11 Giá chọn mua
Là 0.3% trị giá cho thuê nhưng không dưới 2 triệu VND và không vượt quá 30
triệu VND cho một hợp đồng thuê tài chính. [8, 1]
1.2.12 Kỳ trả nợ:
Kỳ trả nợ được thỏa thuận giữa Công ty và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản
xuất, kinh doanh, thời gian thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng thanh toán tiền
thuê của khách hàng và nguồn vốn cho thuê tài chính của Công ty. Kỳ trả nợ có thể
theo tháng hoặc quý và số tiền trả nợ gốc mỗi kỳ có thể không bằng nhau. Lịch
thanh toán sẽ được công ty cho thuê tài chính gửi đến khách hàng tối thiểu 2 ngày
trước ngày đến hạn thanh toán. [8, 1]
1.2.13 Thanh lý trước hạn
Trong trường hợp thanh lý trước hạn, khách hàng làm đơn xin thanh lý trước
hạn trong đó ghi rõ lý do thanh toan toán trước hạn và gửi về công ty cho thuê tài
chính. Trong trường hợp thanh lý khi hết thời hạn thuê như trong hợp đồng, công ty
cho thuê tài chính sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục cần thiết và tiến hành
chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho khách hàng như thỏa thuận trong hợp đồng
khi khách hàng hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán với công ty cho thuê tài chính
(như nợ gốc, lãi, giá chọn mua…). [8, 1]
Nhóm 1
Trang 15
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
1.2.14 Bảo đảm trong giao dịch cho thuê
Về nguyên tắc, trong giao dịch cho thuê ko cần các biện pháp bảo đảm như thế
chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ 3, vì bên cho thuê có đc quyền thu hồi tài
sản nếu bên đi thuê mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên trong một số trường hợp
đặc biệt bên cho thuê cũng có thể yêu cầu bên đi thuê phải có các biện pháp bảo
đảm thích hợp. [8, 1]
2. Phân loại cho thuê tài chính
2.1 Cho thuê tài chính 2 bên
2.1.1 Nội dung
Theo phương thức này, trước khi thực hiện nghiệp vụ cho thuê, tài sản cho
thuê đã thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê bằng cách mua tài sản hoặc tự xây
dựng.
Hình thức này thường do các công ty bất động sản và các công ty sản xuất máy
móc thiết bị thực hiện như các nhà đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng, các chung
cư, sau đó ký hợp đồng cho thuê với khách hàng. Các tổ chức tài chính rất ích áp
dụng cho phương thức tài trợ này. [7, 247]
2.1.2 Sơ đồ
(1) Bên cho thuê và bên đi thuê ký hợp đồng cho thuê.
(2a) Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho bên đi thuê.
(2b) Bên cho thuê giao tài sản cho bên đi thuê
Nhóm 1
BÊN ĐI THUÊBÊN CHO THUÊ
(2a)
(1)
(2b)
(3)
Trang 16
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
(3) Theo định kỳ bên đi thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê.
2.2 Cho thuê 3 bên
2.2.1 Nội dung
Theo phương thức này, bên cho thuê chỉ thực hiện việc mua tài sản theo yêu
cầu của bên đi thuê và đã được 2 bên thỏa thuận theo hợp đồng thuê.
Bên cho thuê không phải mua tài sản trước và như vậy sẽ làm cho vòng quay
của vốn nhanh hơn vì không phải dự trữ tồn kho.
Tài sản được chuyển giao trực tiếp giữa bên cung cấp và bên đi thuê và giữa họ
chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng hoạt động của tài sản, cũng như thực hiện
việc bảo hành và bảo dưỡng tài sản. Như vậy bên cho thuê trút bỏ gánh nặng về
tình trạng hoạt động của tài sản.
Bên cho thuê không trực tiếp nhận tài sản rồi sao đó chuyển giao cho bên đi
thuê nên sẽ hạn chế được rủi ro, lien quan đến việc từ chối nhận hàng của bên đi
thuê, do những sai sót về mặt kỹ thuật. Xuất phát từ các ưu điểm trên đây mà các
ngân hàng và các tổ chức tài chính đã áp dụng chủ yếuphuowng thức này để tài trợ
cho các doanh nghiệp, đặc biệt đối với cho thuê thiết bị. Trên thế giới 80% hợp
đồng cho thuê áp dụng theo phương pháp này.[7, 249]
Nhóm 1
Trang 17
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
2.2.2 Sơ đồ
(1a) Bên cho thuê và bên đi thuê ký hợp đồng cho thuê.
(1b) Bên cho thuê và bên cung cấp ký hợp đồng mua tài sản.
(2a) Bên cung cấp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên cho thuê.
(2b) Bên cung cấp chuyển giao tài sản cho bên đi thuê.
(2c) Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản.
(2d) Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho bên đi thuê.
(3) Theo định kỳ bên đi thuê thánh toán tiền thuê cho bên cho thuê.
2.3 Tái cho thuê
2.3.1 Nội dung
Tái cho thuê hay còn gọi là bán và thuê lại là một dạng đặc biệt của phương
thức cho thuê, có sự tham gia của hai bên. Trong hoạt động kinh doanh có nhiều
doanh nghiệp thiếu vốn lưu động để khai thác tài sản cố định hiện có,vì thế họ sẽ
bán một phần tài sản của mình cho ngân hàng hoặc công ty tài chính sau đó thuê
lại tài sản để sử dụng và như vậy doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn tài chính đáp ứng
nhu cầu vốn lưu động.
- Đối với những doanh nghiệp không có đủ nguồn vốn lưu động để khai thác
tài sản cố định hiện có.
- Đối với những doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.
=> Phương thức tái cho thuê áp dụng trong hai trường hợp trên đây là sự chuyển
hóa từ cho vay ngắn hạn sang tài trợ trung và dài hạn.[7, 250]
Nhóm 1
BÊN CUNG CẤP
BÊN CHO THUÊ
BÊN ĐI THUÊ
(3)
(2b)
(1b)
Trang 18
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
2.3.2 Sơ đồ
(1a) Bên cho thuê ký hợp đồng mua tài sản doanh nghiệp.
(1b) Bên cho thuê và bên đi thuê ký hợp đồng cho thuê.
(2a) Doanh nghiệp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho ngân hàng.
(2b) Ngân hàng lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho doanh nghiệp được
phép sử dụng tài sản.
(2c) Ngân hàng trả tiền mua tài sản cho doanh nghiệp. Nếu là biện pháp giải quyết
nợ quá hạn thì khoản thanh toán này được thu hồi khoản nợ quá hạn.
(3) Theo định kỳ doanh nghiệp thanh toán tiền thuê cho ngân hàng.
2.4 Cho thuê giáp lưng
2.4.1 Nội dung
Cho thuê giáp lưng là phương thức mà trong đó, thông qua sự đồng ý của bên
cho thuê, bên đi thuê thứ nhất cho bên đi thuê thứ hai thuê lại tài sản đó. Trên thực
tế, thực chất bên đin thuê thứ nhất cghir là bên trung gian giữa bên cho thuê và bên
thuê thứ hai, nhưng về mặt pháp lý bên đi thuê thứ nhất phải chịu trách nhiệm về
việc thực hiện hợp đồng với bên cho thuê. Với phương thức này, mặc dù doanh
nghiệp không đủ điều kiện đẻ trực tiếp thuê với bên cho thuê, vẫn thuê dược tài sản
để sử dụng cho sản xuất kjinh doanh.
Cần lưu ý rằng tiền thuê mà bên thuê thứ hai phải trả thường cao hơn tiền thuê
mà bên thứ nhất phải trả cho bên cho thuê. Phần chênh lệch giữa hai khoản tiền
thuê đó, bên thuê thứ nhất được hưởng, coi như hoa hồng trách nhiệm. Ngoài ra,
Nhóm 1
Trang 19
(2a)
Bên cho thuê
(NH hoặc Cty CTTC
Bên đi thuê
(Doanh nghiệp)
(1a)
(1b)
(2b)
(2c)
(3)
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
cho thuê giáp lưng cũng áp dụng trong trường hợp bên đi thuê thứ nhất đã thuê tài
sản và sử dụng tài sản đó nhưng sau đó không có nhu cầu sử dụng thì có thể cho
bên khác thuê lại với sự đồng ý của bên cho thuê.(7, trang 255)
2.4.2 Sơ đồ:
(1a) Bên cho thuê và bên đi thuê thứ nhất ký hợp đồng cho thuê.
(1b) Bên đi thuê thứ nhất và bên đi thuê thứ hai ký hợp đồng cho thuê.
(2) Bên cho thuê hoặc bên cung cấp chuyển giao tài sản cho bên thuê thứ hai.
(3a) Bên thuê thứ hai trả tiền cho bên thuê thứ nhất.
(3b) Bên đi thuê thứ nhất trả tiền thuê cho bên cho thuê.
2.5 Cho thuê hợp tác
2.5.1 Nội dung
Cho thuê hợp tác là một phương thức đặc biệt, biến tướng từ các loại cho thuê
cơ bản nói trên. Trong cho thuê hợp tác, bên cho thuê đã vay phần lớn từ các ngân
hàng hoặc các định chế tài chính khác để mua tài sản cho thuê. Nguyên nhân cơ
bản của nó là đối với các tài sản thuê có giá trị lớn, một bên cho thuê không đủ vốn
để tài trợ hoặc sợ rủi ro vì tập trung vốn quá lớn vào một khách hàng. Trong trường
hợp này một hoặc một số bên cho thuê hợp tác với một hoặc nhiều bên cho vay
khác đẻ cùng tài trợ. Tuy nhiên hình thức này không phải là hình thức đồng tài trợ
Nhóm 1
BÊN CHO THUÊ
BÊN ĐI THUÊ THỨ 2BÊN ĐI THUÊ THỨ 1
(1a)
(3a)
(1b)
(3b)
Trang 20
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
vì vốn tài trợ trong phương pháp này bao gồm hai phần, một phần là vốn của bản
than bên cho thuê, và một phần là vốn vay được cung cấp từ các bên cho vay.
Trong cho thuê hợp tác, vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền
tài trợ, khoang 60% - 80%, và khoảng cho vay được bảo đảm bằng chính taì sản
cho thuê, và cam kết chuyển nhượng hợp đồng cho thuê và các khoản tiền thuê.[7,
253]
2.5.2 Sơ đồ
(1a) Bên cho thuê và bên đi thuê ký hợp đồng cho thuê.
(1b) Bên cho thuê và bên cung cấp ký hợp đồng mua tài sản.
(1c) Bên cho thuê và bên cho vay ký hợp đồng tín dụng.
(1d) Bên cung cấp và bên đi thuê ký hợp đồng về bảo hành và bảo dưỡng tài sản.
(2a) Bên cung cấp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên đi thuê.
(2b) Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản bằng một phần vốn của mình và một
phần vốn đi vay.
(2c) Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên đi thuê.
(3a) Bên đi thuê thanh toán tiền thuê thao định kỳ.
(3b) Bên cho thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho vay.
Nhóm 1
Trang 21
BÊN CHO THUÊ
(leasor)
BÊN ĐI THUÊ
(leasee)
BÊN CUNG CẤP
(supplier)
BÊN CHO VAY
(lender)
(1a)
(1b)
(1c)
(1d)
(2a)
(2b)
(2c)
(3a)
(3b)
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
3. Quy trình cho thuê tài chính
Nhóm 1
Trang 22
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
3.1 Lập hồ sơ đề nghị tài trợ
Bên cạnh những giấy tờ cần thiết cho hồ sơ tương tự như cho vay trung dài hạn,
cần lưu ý trong hồ sơ bên đi thuê phải mô tả chi tiết:
+ Các thông số kĩ thuật liên quan đến tài sản.
+ Giá tài sản.
+ Nhà cung cấp.
+ Cách thức chuyển giao tài sản của các bên liên quan.
3.2 Phân tích tín dụng
Bên cho thuê cần phân tích những nội dung sau:
+ Phân tích khả năng thanh tài chính, khả năng thanh toán.
+ Thẩm định kĩ những yếu tố đc nêu trong hồ sơ (thông số kĩ thuật liên quan
đến tài sản, Giá tài sản, Nhà cung cấp….).
* Đặc biệt :
+ Trình độ máy móc thiết bị: lạc hậu hay tiên tiến
=> ảnh hưởng khả năng thanh toán của bên đi thuê và việc thu hồi vốn của bên cho
thuê
+ Giá cả tài sản: cao hay thấp hơn giá thị trường
=> ảnh hưởng lợi nhuận bên đi thuê và khả năng thanh toán tiền thuê
+ Năng lực nhà cung cấp: bên cho thuê nếu xét thấy nhà cung cấp ko đủ khả
năng cung cấp hàng theo đúng hợp đồng thì có thể yêu cầu bên đi thuê thay đổi nhà
cung cấp với điều kiện tốt hơn
* Đối với những tài sản thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ phức tạp cần thẩm
định:
+ Trách nhiệm về lắp đặt
+ Trách nhiệm về bàn giao tài sản
+ Đào tạo công nhân và chuyển giao công nghệ
+ Bảo hành, bảo dưỡng
Nhóm 1
Trang 23
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
* Bảo đảm trong giao dịch cho thuê:
Về nguyên tắc, trong giao dịch cho thuê không cần các biện pháp bảo đảm như
thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ 3, vì bên cho thuê có được quyền thu
hồi tài sản nếu bên đi thuê mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên trong một số trường
hợp đặc biệt bên cho thuê cũng có thể yêu cầu bên đi thuê phải có các biện pháp
bảo đảm thích hợp.
3.3 Quyết định tài trợ
Sau khi phân tích tín dụng bên tài trợ sẽ quyết định có tài trợ hay không.
* Nếu quyết đinh tài trợ:
+ Lập hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên đi thuê.
+ Bên cho thuê ký hợp đồng mua tài sản thuê với nhà cung cấp.
3.4 Cho thuê (giải ngân)
+ Nhà cung cấp giao tài sản thuê và lắp đặt cho bên đi thuê.
+ Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản thuê với nhà cung cấp.
3.5 Giám sát việc sử dụng và quản lý tài sản
Quy định trong hợp đồng : bên đi thuê phải sử dụng và quản lý tài sản đúng quy
trình kĩ thuật.
Phương pháp giám sát :
+ Giám sát theo định kì
+ Kiểm tra đột suất
=> kết hợp cả 2 phương pháp
Nội dung giám sát:
+ Kiểm tra quy trình bảo dưỡng tài sản của bên đi thuê và việc đóng bảo
hiểm của tài sản thuê.
+ Kiểm tra môi trường vận hành tài sản và tình trạng hoạt động của tài sản.
=> xem xét mức độ hư hỏng có nằm trong giới hạn cho phép không
+ Kiểm tra cường độ sử dụng tài sản.
Nhóm 1
Trang 24
Chuyên đề môn Thị Trường cho thuê tài Chính
=> xem xét có sử dụng quá hạn mức tối đa quy định trong hợp đồng không, nếu
quá bên đi thuê sẽ bị phạt.
+ Giám sát việc thanh toán tiền thuê và hiệu quả tài chính của việc sử dụng
vốn.
=>Kết luận: trên cơ sở giám sát thì bên cho thuê có thể hạn chế được rủi ro
về tài sản và tín dụng khi bên đi thuê vi phạm hợp đồng.
3.6 Xử lý tài sản khi chấm dứt hợp đồng cho thuê
* Cách thức xử lý tài sản khi chấm dứt hợp đồng cho thuê :
+ Được thỏa thuận trước trong hợp đồng.
+ Nếu không được thỏa thuận trước trong hợp đồng kết thúc hợp đồng thuê,
bên đi thuê trả lại tài sản.
* Các cách xử lý:
+ Bên đi thuê đc chuyển giao quyền sở hữu tài sản:
Áp dụng đối với những hợp đồng cho thuê thanh toán toàn bộ, khi đó kết
thúc hợp đồng cho thuê bên cho thuê đã thu hồi được toàn bộ vốn tài trợ và chi phí
tài chính.
+ Bên đi thuê mua tài sản thuê:
Áp dụng nếu hợp đồng quy định bên đi thuê được quyền mua tài sản khi
kết thúc hợp đồng.
=> Đây là cam kết đơn phương nên bên đi thuê được quyền lựa chọn mua hoặc
không mua.
- Một số trường hợp ngoại lệ bên cho thuê có thể từ chối bán.
- Giá bán được tính trên cơ sở hiện giá( bên cho thuê bán theo vốn gốc còn lại
phải thu hồi).
* Cho thuê tiếp được thỏa thuận trước trong hợp đồng như sau:
+ Điều khoản về giá thuê
+ Cơ sở tính tiền thuê. Thông thường tiền thuê trong thời hạn gia hạn thấp hơn
so với tiền thuê trước.
Nhóm 1
Trang 25