Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận cao học vấn đề cải tổ LIÊN hợp QUỐC và sự THAM GIA của VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.6 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................3
I. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Liên hợp quốc...............3
II. Nguyên nhân và nhu cầu cải tổ Liên hợp quốc.......................................4
III. Định hướng cải tổ Liên hợp quốc............................................................6
IV. Tham gia, đóng góp của Việt Nam tại Liên họp quốc..........................14
4.1. Việt Nam - một thành viên tích cực và trách nhiệm của Liên hợp quốc.15
4.2 Những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong thực hiện nghĩa vụ
thành viên của Liên hợp quốc......................................................................16
4.3 Một số khuyến nghị để nâng tầm tham gia, đóng góp của Việt Nam tại
Liên hợp quốc................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................22


1
MỞ ĐẦU
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Khối Đồng Minh và nhân
dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hịa bình và ngăn chặn các cuộc chiến
tranh thế giới mới. Tại Hội nghị Yalta, nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh
đã thống nhất thành lập tổ chức quốc tế để giữ gìn hịa bình và an ninh thế
giới. Trên cơ sở Hội nghị Durbarton Oaks ở Washington, D.C., từ 25 tháng 4
đến 26 tháng 6 năm 1945, đại diện của 50 quốc gia đã họp tại San Francisco,
California, Hoa Kỳ để thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày 24
tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập.
Hơn 70 năm qua, Liên hợp quốc đã có nhiều cống hiến trong việc thực
thi sứ mệnh gìn giữ hịa bình, an ninh, xây dựng một trật tự thế giới công
bằng, tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho nhân loại. Nhưng trước
những biến đổi khơng ngừng của tình hình thế giới, để thực thi hiệu quả hơn
mục đích, tơn chỉ của mình, Liên họp quốc cũng cần phải được cải tổ một
cách toàn diện. Đây là đòi hỏi bức thiết của bản thân Liên họp quốc, cũng như


của cộng đồng quốc tế.
Vấn đề cải tổ Liên họp quốc được đặt ra từ lâu với những sáng kiến và
thực tiễn từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, công cuộc cải tổ diễn ra
một cách chậm chặp với những bước đi thận trọng. Tháng 9-2000, Liên họp
quốc họp Hội nghị Cấp cao Thiên niên kỷ và thông qua Tuyên bố Thiên niên
kỷ, trong đó đề ra những mục tiêu ưu tiên của Liên họp quốc trong thế kỷ
mới, kể cả các mục tiêu về cải tổ nhằm tăng cường vai trò, hiệu quả và dân
chủ hóa Liên họp quốc. Đầu tháng 9-2003, trong Báo cáo về tình hình thực
hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ, Tổng Thư ký Liên họp quốc K. Annan kêu gọi
cải tổ mạnh mẽ Liên họp quốc, đồng thời quyết định thành lập một Nhóm
nghiên cứu và khuyến nghị các biện pháp ứng phó với các thách thức về hịa
bình - an ninh, cũng như cải tổ Liên hợp quốc. Tại khóa họp Đại hội đồng
Liên họp quốc khóa 60 (tháng 4-2005), Tổng Thư ký Liên họp quốc K. Annan


2
đã đọc báo cáo về cải tổ Liên họp quốc mang tựa đề “Vì một nền tự do rộng
lớn hơn: hướng tới sự phát triển, an ninh và nhân quyền”. Tiếp sau đó, trong
Thơng điệp ngày 26-5-2005, nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Liên hợp quốc,
ông K. Annan lại kêu gọi các nhà lãnh đạo của 191 thành viên có những quyết
định nghiêm túc, mạnh mẽ để cải cách tổ chức quốc tế lớn nhất này. Tổng
Thư ký Liên hợp quốc sau đó, ơng Ban Ki-moon cũng xác định việc cải tổ
Liên họp quốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thách thức lớn nhất
trong nhiệm kỳ của mình.
Thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ năm 1945, trong khi Liên hợp quốc
vẫn duy trì một trật tự cũ. Điều này làm xói mịn lịng tin vào sự hỗ trợ của
Liên họp quốc đối với nhiều vấn đề quốc tế. Cải tổ Liên hợp quốc và Hội
đồng Bảo an là điều cần thiết để tổ chức này có uy tín và tính pháp lý hơn,
việc đạt được các mục tiêu đặt ra sẽ dễ dàng hơn. Được coi là ngôi nhà chung
của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, Liên họp quốc luôn giữ vị trí là tổ

chức đa phương đầu tiên, lớn nhất và có ảnh hưởng nhất đến đời sống quốc tế.
Trong hơn 70 năm qua, Liên họp quốc đã giữ vai trò là cầu nối cho những
cuộc đối thoại, góp phần giải tỏa căng thẳng, ngăn chặn những leo thang có
thể dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới mới. Đồng thời thúc đẩy họp tác
quốc tế trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, con người. Cải tổ Liên họp
quốc là nguyện vọng không mới của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên,
mong muốn là một chuyện, có thể cải tổ và cải tổ như thế nào lại là câu
chuyện khác. Sau ho'n 70 năm, việc Liên hợp quốc vẫn bị chỉ trích là một cơ
cấu lỗi thời, đã cho thấy những thách thức không nhỏ trong quá trình nâng cao
vai trị của tổ chức này.
Trong bài phát biểu nhậm chức hôm 12-12-2016, ông A. Guteưes (tân
Tổng thư ký Liên Hợp quốc) nói rằng: “Liên hợp quốc cần phải công nhận
những nhược điểm và cải tổ cách thức làm việc. Tổ chức này là nền tảng của
chủ nghĩa đa phương, và trong nhiều thập niên qua đã có những đóng góp


3
đáng kể cho hịa bình. Tuy nhiên, thách thức hiện đang vượt quá khả năng đáp
ứng của chứng ta. Liên họp quốc cần phải sẵn sàng cho sự thay đổi”.


4
NỘI DUNG
I. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Liên hợp quốc
Cách đây hơn 70 năm, đại diện của 51 quốc gia trên thế giới đã tụ họp
tại San Francisco (Hoa Kỳ) để phê chuẩn bản "Hiến chương Liên Hợp
Quốc", khai sinh ra một tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh gọi là Liên Họp
Quốc (LHQ). Sinh hành từ đống tro tàn của hai cuộc đại chiến thế giới gây
cho nhân loại những đau thương không kể xiết, LLIQ đã tuyên bố gánh vác sứ
mạng cao cả của mình là "phịng ngừa cho các thế hệ mai sau khỏi thảm họa

chiến tranh" và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác và sự tiến bộ của tất cả các
dân tộc trên thế gian. Trên tinh thần ấy, Hiến chương LHQ đã vạch ra 4 mục
đích cơ bản của Tổ chức này là: duy trì hịa binh và an ninh quốc tế; xây dựng
quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia ừên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng
về quyền lợi và quyền tụ - quyết giữa các dân tộc; thực hiện họp tác quốc tế
trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và các vấn đề nhân đạo, đồng thời
thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới; xây dựng LHQ làm trung tâm
điều hịa các nỗ lực quốc tế vì những mục tiêu chung đã đề ra.
Trong hơn 70 năm tồn tại, mặc dù LHQ đã chưa làm được bao nhiêu
theo như tơn chỉ mục đích mà "Hiến chương" đã đề ra cũng như sự kỳ vọng
của nhân dân thế giới đối với tổ chức này, nhưng khơng ai cịn nghi ngờ về
vai ừị và đóng góp to lớn của LHQ trên nhiều lĩnh vực như bảo vệ hịa bình
và an ninh thế giới, thúc đẩy quan hệ họp tác, phát triển kinh tế thế giới và
hạnh phúc của nhân loại. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, sự đối đầu giữa hai
phe đã trói tay LHQ thực hiện tốt nhiệm vụ gìn giữ hịa bình thế giới. Mặc
dầu vậy, LHQ đã đóng góp vào việc ngăn chặn những căng thẳng của chiến
ừanh lạnh leo thang thành một cuộc đại chiến thế giới lần thứ ba ứong thế kỷ
XX; ngăn chặn những xung đột nhỏ leo thang thành nhũng xung đột lớn.
LHQ cũng đã cống hiến to lớn, góp phần vào việc làm tan rã hoàn toàn hệ
thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân trên toàn thế giới. Sau chiến


5
tranh lạnh, LHQ tiếp tục đóng vai trị then chốt trong việc kiến tạo hịa bình
cho thế giới. LHQ đã giải quyết và tổ chức thành công nhiều cuộc đàm phán
hịa bình các cuộc nội chiến và xung đột ứên thể giới như ở Namibia, Công
gô, Ảnggôla, E1 Salvađo, Môzăm bích, Campuchia ..., góp phần xóa bỏ chế
độ Apacthai ở Nam Phi; LHQ cũng góp phần thúc đẩy độc lập và quyền tự'
quyết dân tộc; ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và phổ biến vũ khí giết người
hàng loạt; thúc đẩy giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống. LHQ cũng

đã cử lực lượng gìn giữ hịa bình và quan sát viên đến bảo vệ hịa bình và an
ninh cho những khu vực xảy ra chiến Lanh. Trong giai đoạn 1990 - 2002,
LHQ đã tăng 6 lần số lượng các chiến dịch gìn giữ hịa bình để ngăn chặn
chiến tranh và tăng 4 lần các nỗ lực nhằm chấm dứt nhũng cuộc xung đột
đang diễn ra. Hiện nay có gần 120.000 lính mũ nồi xanh của LHQ đang phục
vụ ừong 17 chiến dịch gìn giữ hịa bình trên khắp thế giới với kinh phí hàng tỷ
USD. Với những cố gắng đó, hoạt động của LHQ đã góp phần làm giảm 40%
những cuộc xung đột bạo lực, 80% những cuộc xung đột gây nhiều đổ máu,
80% những cuộc diệt chủng và thanh lọc chính trị.
Ngồi lĩnh vực chính yếu là gìn giữ hịa bình và an ninh quốc tế, LHQ
và các tổ chức trực thuộc cũng đã thực hiện các hoạt động viện trợ phát triển
với số lượng lớn cho nhiều quốc gia trên thế giói, nhất là các nước đang phát
triển; thúc đẩy tiến bộ xã hội, xóa bỏ đói nghèo; đối phó với thiên tai, dịch
bệnh, bảo vệ mơi trường tồn cầu; viện trợ nhân đạo cho đông đảo những nạn
nhân của các cuộc xung đột; thúc đẩy sự tiến bộ về dân chủ và nhân quyền
trên thế giới. LHQ không chỉ cống hiến to lớn trong việc giải quyết những vấn
đề bức thiết của thế giới mà cịn thúc đẩy việc cơ cấu hóa và ữật tự hóa cộng
đồng quốc tế, khắc phục tình trạng vơ chính phủ trong hệ thống quốc tế, góp
phần tạo nên nền tảng của các mối quan hệ quốc tế đương đại. Từ 51 thành
viên ban đầu, đến nay LHQ đã quy tụ 193 quốc gia tham gia. Điều đó chứng
tỏ sức hút và vai ừị to lớn của nó trong thế giới ngày nay.


6
II. Nguyên nhân và nhu cầu cải tổ Liên hợp quốc
Tuy nhiên trong hơn 70 năm qua, Tổ chức này cũng gặp nhiều hạn chế
và thất bại trong việc thực hiện sứ mạng của mình. Trong suốt thời kỳ chiến
tranh lạnh LHQ đã gần như tê liệt trong việc kiến tạo hịa bình cho thế giới
trước sự đối địch gay gắt của 2 phe, quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an
đã trở thành một phương tiện để bác bỏ mọi sáng kiến và hành động hịa bình

của LHQ trước những cuộc khủng hoảng lớn khi đó. Từ thập kỷ 90 ừở đi,
LHQ cũng đã gặp phải những khó khăn và thất bại trong các chiến dịch vãn
hồi hịa bình và ngăn chặn các cuộc thảm sát tại Xômali, Ruanda, Burundi,
vùng Ban căng, Công gô, giải quyết vấn đề Trung Đơng... Đặc biệt, LHQ đã
hồn tồn bất lực ữong việc ngăn chặn hành động sử dụng vũ lực đơn phương
của Mỹ tại Irắc. LHQ cũng chỉ đạt được những thành công khá khiêm tốn
trong việc ngăn chặn chạy đua vũ trang, phổ biến vũ khí hủy diệt, đối phó với
những mối đe dọa an ninh mới, thúc đẩy sự bình đẳng, quyền tự quyết của các
dân tộc và giải quyết những vấn đề toàn cầu bức xúc hiện nay.
Mặc dù cịn có những hạn chế và khơng phải lúc nào cũng thành công
và thực sự công bằng trong việc thực hiện sứ mạng của mình, nhưng thực tiễn
cho thấy bất cứ vấn đề lớn nào của nhân loại ngày nay đều cần đến sự lãnh
đạo và điều phối của LHQ. Tuy vậy, bước vào thiên niên kỷ thứ ba, trước sự
biến động phức tạp của tình hình quốc tế, LHQ đang phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn, thách thức mới:
Thách thức đầu tiên phải nói tới đó chính là thách thức đổi với uy tín,
vai trị và chính sự tồn tại của Tổ chức này. Sự phân chia thế giới thành hai
phe thù địch trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã ữói tay LHQ thực hiện có hiệu
quả vai trò kiến đơn phương và sức mạnh vũ lực đã thách thức chủ nghĩa đa
phương, ngun tắc hịa bình và an ninh tập thể vốn được coi là nền tảng cơ
bản cho sự ra đời và lý do tồn tại của LHQ. Với hành động đó, siêu cường
duy nhất của thế giới đã coi LHQ chỉ là một công cụ mà người ta có thể đem


7
ra dùng khi cần thiết, nếu không, người ta chỉ coi nó như một gánh nặng phải
cưu mang. Việc một quốc gia có nhiệm vụ đi đầu ừong việc gìn giữ Hiến
chương LHQ như Hoa Kỳ lại ngang nhiên trà đạp lên những nguyên tắc cơ
bản của nó đã làm cho vai ừị và uy tín của LHQ bị suy giảm nghiêm trọng
nhất từ trước tới nay, tính họp hiến của LHQ đã mất đi sự tin cậy cần thiết

trong con mắt cộng đồng quốc tế. Trong tình thế đó, liệu LHQ có cịn khả
năng đảm bảo hịa bình và an ninh ừên hành tinh không khi mà hiện nay,
nhiều quốc gia, nhất là những nước nhỏ yếu đang ở vào thế, hoặc cảm thấy ở
vào thế ít được bảo vệ hơn nhiều.
Sau chiến tranh lạnh, nhiệm vụ gìn giữ hịa bình và an ninh quốc tể của
LHQ cũng gặp nhiều thách thức mới. Mơi trường quốc tế có sự đan xen giữa
mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, phạm vi và sự liên quan
của các mối đe dọa cũng ngày càng rộng và khó tách biệt. Đến nay, nhiều
điểm nóng an ninh truyền thống trên thế giới vẫn tồn tại mà chưa có thuốc đặc
trị để giải quyết tận gốc.
Trong khi đó, vấn đề chạy đua vũ trang và phổ biến vũ khí giết ngirời
hàng loạt, rồi những vấn đề an ninh phi truyền thống như chủ nghĩa khủng bố,
xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa ly khai, cực đoan...
lại nổi lên rất bức xúc ở nhiều nơi, đe dọa nghiêm trọng hịa bình và an ninh
thế giới. Những hiểm họa đó là những thách thức nặng nề đối với vai trò của
LHQ trong những năm sắp tới.
Thế giới ngày nay với sự xuất hiện hàng loạt các vấn đề tồn cầu nhức
nhối khác như vấn đề đói nghèo, nợ nần và sự chênh lệch phát triển Bắc Nam, sự suy thối mơi trường sống, bùng nổ dân số, các loại bệnh, dịch nguy
hiểm, hoạt động tội phạm xuyên quốc gia... đã trở thành những vấn đề lớn ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và sinh tồn của nhân loại. LHQ với tư
cách là tổ chức đa phương lớn nhất thế giới cần phải phát huy vai trò của


8
mình trong việc giải quyết những thách thức đó nhằm thúc đẩy hịa bình, ổn
định và phát triển tiến bộ trên toàn cầu.
III. Định hướng cải tổ Liên hợp quốc
Hom 70 năm qua tình hình quốc tế đã có nhiều thay đổi. Bất cứ một
thiết chế hay cơ cấu quyền lực nào đều phải được đổi mới và cải tổ để thích
ứng với sự vận động đổi thay khơng ngừng của hiện thực. LHQ với tư cách là

một tổ chức quyền lực đa phương có tính tồn cầu, một phương tiện ủy thác
để qua đó nhân loại có thể đối phó với những thách thức hiện nay và mai sau,
thì Tổ chức này cần có các cuộc cải cách rộng lớn và sâu sắc để tăng cường
tính chính đáng, tính hiệu quả và trách nhiệm của nó. vấn đề cải tổ LHQ
không chỉ xuất phát từ yêu cầu giải quyết hiệu quả các thách thức to lớn đã đề
cập bên trên mà nó cịn xuất phát tù' những áp lực của hiện thực chính trị và
kinh tế quốc tế mới hiện nay. Cơ cấu tổ chức và phương thức hóạt động của
LHQ vốn chỉ phản ảnh tương quan lực lượng và bối cảnh quốc tế thời kỳ năm
1945, đến nay đã khơng cịn phù họp với sự đổi thay nhanh chóng của diện
mạo tình hình quốc tế. Hơn 70 năm qua, thế giới đã hải qua các thời kỳ như
phong trào phi thực dân hóa, chiến tranh lanh và hậu chiến tranh lạnh. Cục
diện quốc tế đã chuyển từ hai cực sang nhất siêu đa cường và đang vận động
theo hướng đa cực hóa, đa trung tâm quyền lực với sự nổi lên của các cường
quốc mới, các trung tâm quyền lực mới, sự gia tăng vai trò vị thế của các
nước đang phát triển. Bên cạnh đó là sự tấn cơng mạnh mẽ của q ừình Tồn
cầu hóa kinh tế phát triển như vũ bão hiện nay, rồi các vấn đề mà LHQ phải
đối mặt cũng xuất hiện thay đổi lớn cả về tính chất và quy mơ. Bản thân Tổ
chức LHQ cũng đã mờ rộng từ 51 thành viên sáng lập ban đầu lên 193 thành
viên hiện nay, mà đa số là các nước đang phát triển. Trong khi đó, cơ cấu cơ
bản và phương thức vận hành của LHQ nói chung và của HĐBA - cơ quan
quan trọng nhất của LHQ có ừách nhiệm chính trong việc gìn giữ hịa bình và
an ninh quốc tế nói riêng đã không hề thay đổi trong suốt hơn 70 năm qua. Nó


9
ngày càng tỏ ra bất cập, khơng cịn khả năng đổi phó với tình hình quốc tế
ngày càng phức tạp. Điều đó làm cho vai trị, tính hiệu quả và quyền lực thực
tế của Tổ chức này bị đe dọa nghiêm trọng. Thực trạng đó cho thấy, để LHQ
tiếp tục phát huy vai frò là trung tâm phối họp giải quyết các vấn đề tồn cầu
thì việc cấp thiết cải tổ nó một cách tồn diện và có hệ thống cho phù hợp với

một thế giới mới là một yêu cầu thực tể khách quan.
Cải tổ LITQ trước hết là cải tổ bộ máy và sự vận hành của Tổ chức
này, trong đó cốt lõi nhất là cải tổ HĐBA. Cơ chế 5 ủy viên thường trực và 10
ủy viên khơng thường trực hiện nay khơng cịn phản ảnh đúng tương quan lực
lượng quốc tể mói. HĐBA cần phải được mở rộng cả số thành viên thường
trực và không thường trực. Nó cần được cân đối lại theo hướng mở rộng diện
các nước thưòng trực với đại diện của các châu lục, các cường quốc mới nổi
và của các nước đang phát triển. Điểm chốt thứ hai là vấn đề liên quan đến
quyền phủ quyết của ủy viện thường trực và không thường trực. Với cơ chế
phủ quyết hiện nay, quyền lực tối cao trong các quyết định liên quan đến vận
mệnh nhân loại nằm trong tay mấy đại cường quốc. Với quyền phủ quyết
tuyệt đối của 5 ủy viên thường trực thì chỉ một lá phiếu phủ quyết cũng có thể
làm cho mọi nghị quyết phản ánh ý nguyện của đông đảo các nước và nhân
dân thế giới bị vơ hiệu hóa. Ngược lại, trong trường họp Irắc thì đa số các ủy
viên thường trực bác bỏ và cả nhân loại phản đối nhưng một nước vẫn có thể
đơn phưong hành động. Điều đó cho thấy tính cấp thiết phải cải tổ cơ quan
quan trọng nhất này của LHQ theo hướng đảm bảo dân chủ thực sự và tính
cơng khai, cơng bằng, tính minh bạch trong cơng việc, nâng cao trách nhiệm,
hiệu quả công tác, thực sự là đại diện cho quyền lợi của đa số các nước chứ
không chỉ là của một số nước "mạnh vì gạo, bạo vì tiền". Cơ chế phủ quyết
này rõ ràng cần phải được thay đổi theo hướng giảm và tiến tới xóa bỏ toàn
bộ đặc quyền này. Tuy nhiên, các cường quốc nắm trong tay quyền phủ quyết
khơng dễ gì vứt bỏ hoặc chia sẻ đặc quyền đặc lợi của mình, cịn các quốc gia


10
khác thì đều muốn có chân trong cơ quan trọng yếu nhất này của LHQ. Vì
thế, cải cách HĐBA là một cơng việc khó khăn và phức tạp nhất trong cải tổ
LHQ. Nó được khởi động và thúc đẩy mạnh mẽ trong nhiều năm qua nhưng
vẫn đang rơi vào bế tắc.

Trong khi 5 nước ủy viên thường trực HĐBA lại được trao cho quá
nhiều quyền lực mang tính đặc lợi thì Đại hội đồng với tư cách đại diện cho
tất cả 193 nước thành viên lại khơng có quyền quyết định các vấn đề của
LHQ. Vì thế, để cải tổ LHQ theo hướng dân chủ và tiến bộ, nhất thiết phải
tăng cirờng quyền lực cho Đại hội đồng, làm sống động vai trò của cơ quan
này, đảm bảo vai ừò ra quyết định hiệu quả hơn đối với cơ quan lớn nhất và
mang tính đại chúng nhất này của LHQ. Theo đó, cần củng cố vai trị và thẩm
quyền của Chủ tịch Đại hội đồng, đồng thời giao cho Đại hội đồng những
quyền lực thực tế hơn trong việc xem xét và quyết định những vấn đề trọng
đại của LHQ và của thế giới, trong đó có cả việc bầu Tổng thư ký LHQ.
Ngoài ra, các cơ quan LHQ khác như Hội đồng Kinh tế - xã hội, Ban thư ký
cũng cần được cải tổ mạnh mẽ theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tiết kiệm và
công bằng trong tuyển dụng nhân viên. Hội đồng Quàn thác là một trong 6 cơ
quan LHQ được lập ra nhằm thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa và quản lý
các vùng lãnh thổ do LHQ ủy trị đến nay đã hoàn thành sứ mệnh của mình
nên cần chấm dứt hoạt động của nó. Thay vào đó nó cần đảm nhiệm nhiệm vụ
tăng cường sự hợp tác và hỗ trợ phát triển quốc tế, thúc đẩy phát triển tiến bộ
ở các nước đang phát triển, nỗ lực xóa bỏ đói nghèo và bất bình đẳng giữa các
quốc gia, thu hẹp khoảng cách Bắc - Nam, đảm bảo thực hiện các mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ (MDGS).
Trong nỗ lực cải tổ mạnh mẽ Tổ chức LHQ, bên cạnh ưu tiên cải tổ bộ
máy và phương thức vận hành của các cơ quan LHQ, cần phải cài cách hoạt
động của LHQ trên 3 lĩnh vực lớn là kinh tế, bảo đảm an ninh và nhân quyền,
về cải cách kinh tê, cân củng cô các CO' quan kinh tế của LHQ, coi thúc đẩy


11
hợp tác phát triển quốc tế là nhiệm vụ trọng yếu của LHQ trong giai đoạn
hiện nay bên canh nhiệm vụ gùi giữ hịa bình và an ninh quốc tế. LHQ cần coi
trọng tạo sự giúp đỡ và ủng hộ có hiệu quả cho sự phát triển của các nước,

đặc biệt là các nước đang phát triển, từng bước thiết lập nguyên tấc hợp tác
kinh tế quốc tế bình đẳng, cùng có lợi, làm cho các nước cùng phát triển. Cải
cách an ninh cần tăng cường chủ nghĩa đa phương và hệ thống an ninh tập
thể, ngán chặn và hòa giải xung đột, bảo vệ hòa binh và ổn định, thực hiện an
ninh lâu dài, phản đối sử dụng bạo lực bừa bãi; chấm dút những tiêu chuẩn
kép trong hệ thống an ninh quốc tế, ví như việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt
nhân phải đi liền với giải trừ vũ khí hạt nhân ở tất cả các nước; gia tăng thẩm
quyền của LHQ và của các thể chế tư pháp quốc tế nhằm xác định và trừng
phạt những hành động sai trái vi phạm luật pháp quốc tế của các nước thành
viên, kể cả nhũng thành viên có nhiều quyền lực. Cải cách nhân quyền cần
bảo vệ cả nhân'quyền và chủ quyền, coi nhân quyền thuộc phạm vi chủ
quyền, phản đối việc sử dụng tiêu chuẩn kép về vấn đề nhân quyền trong
QHQT, lấy cớ nhân quyền, dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ các
nước khác.
Vấn đề cải tổ LHQ đã trở thành đề tài nổi bật trong sinh hoạt của Tổ
chức này sau chiến hanh lạnh, nó đã được khởi động và thúc đẩy trong nhiều
năm qua. Tuy nhiên, con đường cải cách LHQ là không hề bằng phẳng, bởi
nơi đây là nơi hội tụ và đan xen rất nhiều vướng mắc về lợi ích. Tại vũ đài lớn
nhất thế giới này, đằng sau sự thể hiện của mỗi quốc gia, mỗi nguyên thủ và
mỗi quan chức ngoại giao đều có hình ảnh của lợi ích, đó là cuộc đấu tranh
giành đất lợi ích. Mặc dầu vậy, cải tổ LHQ là vấn đề liên quan tới lợi ích thiết
thân của hầu hết mỗi quốc gia, đồng thời liên quan tới trật tự thế giới trong
tương lai của nhân loại, do đó, có thể nói con đường cải tổ của LHQ chỉ có
đường tiến chứ khơng có chỗ quay lại.


12
Theo giới chuyên gia, để thúc đẩy được tiến trình cải tổ cơ chế hoạt
động của Liên hợp quốc, chỉ có quyết tâm chính trị thơi là chưa đủ. Liên họp
quốc cũng như cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với khơng ít thách thức.

Thách thức khơng thể bỏ qua đó là việc tạo dựng một mơi hường hịa
bình trên quy mơ tồn cầu, điều kiện tiên quyết để có được sự phát triển bền
vững. Để đạt được điều này, trước mắt cộng đồng quốc tế cần phải giải quyết
được hai vấn đề: xóa bỏ các điểm nóng và ngăn ngừa xung đột. vấn đề biến
đổi khí hậu, mơi trường, di cư và kiểm sốt biên giới cũng địi hỏi LHQ phải
có cái nhìn tổng thể hơn, gắn với những thách thức an ninh.
Tuy nhiên, có lẽ thách thức lớn nhất là việc phải gây dựng lại sự đoàn
kết trong đại gia đình LLIQ. Kể từ thời Chiến hanh Lạnh, chưa bao giờ cơ
quan đa phương lớn nhất toàn cầu này rơi vào tình trạng thiếu đồn kết như
hiện nay. Theo ông tân Tổng thư ký LHQ A. Guterres, một nền “ngoại giao
hịa bình” mới địi hỏi phải tiếp xúc ngoại giao kín đáo và "con thoi" giữa các
bên chủ chốt trong các cuộc xung đột và tranh chấp. Tổng thư ký LHQ cần
“hành động với sự khiêm nhường để cố gắng tạo điều kiện cho các quốc gia
thành viên có thể đến với nhau và vượt qua những khác biệt”...
Bảo đảm sự phát triển hài hòa, trước hết là cơng cuộc xóa đói, giảm
nghèo, giảm bớt khoảng cách giàu, nghèo giữa các quốc gia, các khu vực trên
thế giới cũng là một thách thức. Hiện tại, cuộc chiến chống đói nghèo, giảm
thiểu bất bình đẳng xã hội cịn trở nên khó khăn hom bởi những nghịch lý
đang tồn tại ừong đời sống quốc tế đương đại. Thế giới vẫn phải chứng kiến
có khoảng hơn 1 tỷ người trên thế giới sống trong tình trạng nghèo đói, chỉ
với chưa đầy l,25USD/ngày. Như vậy, những thành công to lớn trong khoa
học - công nghệ vẫn chưa thể giúp loại bỏ tình trạng nghèo đói trên thế giới,
mà ngược lại cịn khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, thậm
chí thực tế này cịn đang diễn ra ở ngay tại các nước công nghiệp phát triển
nhất. Sự gia tăng mạnh mẽ của quá trình hợp tác, liên kết quốc tế đã không


13
tạo ra được bức tranh cùng nhau phát ữiển giữa các quốc gia như kỳ vọng, trái
lại nỏ còn khiến khơng ít quốc gia cịn trở nên nghèo hơn trong so sánh với sự

giàu lên của các nước công nghiệp phát ữiển. Tuy chiếm ưu thế về nguồn lực,
nhưng việc các nước phát ữiển giàu có khơng ngại thi hành những chính sách
bảo hộ khi cần thiết càng khiến tình trạng bất bình đẳng thêm sâu sắc, và các
nước nghèo càng ít cơ hội phát triển hơn.
Trong bài phát biểu nhậm chức hơm 12-12-2016, ơng A. Guterres nói
rằng: “Liên hợp quốc cần phải công nhận những nhược điểm và cải tổ cách
thức làm việc. Tổ chức này là nền tảng của chủ nghĩa đa phương, và trong
nhiều thập niên qua đã có những đóng góp đáng kể cho hịa bình. Tuy nhiên,
thách thức hiện đang vượt quá khả năng đáp ứng của chúng ta. Liên hợp quốc
cần phải sẵn sàng cho sự thay đổi”.
Chính thức tuyên thệ nhậm chức để ừở thành Tổng Thư ký thứ 9 của
Liên họp quốc, ông A. Guterres đã cam kết sẽ tiến hành cuộc cải tổ khâu quản
lý để bảo đảm rằng, Liên họp quốc có thể hoạt động “mau lẹ, hiệu quả, và
năng suất”. Ông A. Guterres nhấn mạnh: “Liên họp quốc cần phải chú trọng
nhiều hơn đến quá ừình thực thi và rút ngắn thời gian lên kế hoạch, chú trọng
nhiều hơn đến con người và giảm bớt những thủ tục quan liêu”. Theo tân
Tổng Thư ký, ưu tiên của Liên họp quốc là giải quyết những vấn đề gốc rễ
của vô số những thách thức đang đặt ra đối với ba trụ cột chính của Liên họp
quốc, đó là: hịa bình và an ninh, phát triển bền vững, nhân quyền.
Cuộc nội chiến kéo dài gần 6 năm qua ở Syria; tăng cường can dự để
hòa giải cuộc xung đột ở miền Đơng Ukraine; tìm kiếm giải pháp cho chương
trình hạt nhân của Triều Tiên; đối phó với các vấn đề biến đổi khí hậu, mơi
trường, di cư và kiểm sốt biên giới... gói gọn trong hai từ “giải quyết”, song
dường như Liên họp quốc đã “góp sức” nhung chưa thể đặt dấu kết thúc cho
nhũng vấn đề này. Cho dù tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này trong
năm qua đã được ghi nhận với nhũng bước tiến thành công, như: nỗ lực đối


14
với vấn đề biến đổi khí hậu, mà thành quả là Hiệp định Paris được thông qua

và được đưa vào thực thi; tầm nhìn và quyết tâm hiện thực hóa một thế giới
công bằng hơn, thịnh vượng hơn và an tồn hơn thơng qua việc thực thi
Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững; vấn đề bĩnh đẳng giới, mà
nổi bật nhất là việc thành lập Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và
Trao quyền cho phụ nữ (được biết đến với cái tên Tổ chức Phụ nữ của Liên
hợp quốc)...
Tuy nhiên, Liên họp quốc cũng phải đối mặt với nhiều thách thức “dai
dẳng”, khó “xoay chuyển”, trong đó có cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất
kể từ thời đại suy thoái, sự bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy và xung đột và con số
kỷ lục người dân trốn chạy khỏi chiến tranh, áp bức và nghèo đói. Có thể thấy
rõ, trong 10 năm qua'(2006 - 2016), Liên họp quốc đã có quyền lực và công
cụ để ngăn ngừa và chấm dứt các cuộc xung đột, có khả năng thu hẹp khoảng
cách giữa người giàu và người nghèo... Nhưng theo tân Tổng Thư ký Liên
hợp quốc A. Guterres, những xu hướng tăng trưởng dân số của thế giới, tình
trạng biến đổi khí hậu, cũng như nhiều trào lưu lưu khác thể hiện rằng, trong
thế giới ngày nay, các vấn đề đều mang tính tồn cầu, do đó khơng thể giải
quyết chúng trên cơ sở từng quốc gia, mà thay vào đó cần phải dựa trên cơ
chế đa phương. Trong bối cảnh đó, Liên họp quốc nổi lên là nền tảng của cách
tiếp cận đa phương. Tuy nhiên, ơng António Guteưes thẳng thắn thừa nhận,
ngày càng nhiều người dân hoài nghi về những tổ chức đa phương như Liên
họp quốc. Do đó, ơng kêu gọi tồn bộ tổ chức Liên hợp quốc cùng nỗ lực để
sửa chữa những thiếu sót, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải cải tổ hệ
thống phát triển của Liên họp quốc, cũng như xử lý những hạn chế đang cản
trở hoạt động của tổ chức này.
Ngoài những thách thức từ bối cảnh quốc tế hiện nay, một trở ngại trước
mắt đối với tân Tổng Thư ký Liên hợp quốc A. Guterres đó chính là việc vưọt
qua nhiều hạn chế đối với quyền hạn của chính mình khi thực sự muốn thay


15

đổi Liên hợp quốc. Với vai trò là Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ơng A.
Guterres vấp phải tình trạng chia rẽ trong Hội đồng Bảo an Liên họp quốc.
Hiện 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an đang trong tình trạng chia rẽ khá
sâu sắc như trong thời Chiến ừanh Lạnh, vì thế giữ được cách tiếp cận trung
dung là điều không hề dễ dàng đối với ông A. Guterres, chưa nói đến việc hối
thúc sự cải tổ cơ quan siêu quyền lực này. Thứ hai, đối với các cơ quan và
chương trình của Liên họp quốc nói chung, các chính phủ thành viên đề ra
chính sách, và các bộ máy khác nhau của Liên họp quốc chi được giao nhiệm
vụ thực thi chính sách đó. Do vậy, cả Tổng thư ký lẫn Ban Thư ký Liên họp
quốc đều khơng có bất kỳ vai trị kiến tạo chính sách độc lập nào.
Ngồi ra, cịn một trở ngại khác có thể đến từ Mỹ, nhà tài trợ lớn nhất
của Liên hợp quốc (cung cấp 20% ngân sách hoạt động của Liên họp quốc).
Ngày 20- 01, nước Mỹ có tân Tổng thống Donald Trump - người đã chỉ trích
Liên họp quốc hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng của tổ chức này và
không giải quyết được các vẩn đề tồn cầu.
Mặc dù vậy, theo giới phân tích, bất chấp những hạn chế đối với quyền
hạn của mình, ơng A. Guterres đang nắm trong tay cơ hội hiếm có để thúc đẩy
cuộc cải tổ Liên hợp quốc. Trong thời gian gần đây, Liên họp quốc đang phải
gánh vác nhiều trọng trách hơn vì khơng có chính phủ của cường quốc nào
muốn tăng cường vai trò của họ trên trường quốc tế. Mỹ tiếp tục có những
điều chỉnh đáng kể chính sách đổi ngoại theo hướng tránh bất kỳ cam kết triển
khai quân đội dài hạn nào hay phải chi tiền của người đóng thuế. Các nhà lãnh
đạo châu Âu, vốn đang vật lộn với thách thức nội bộ cả về chính trị, an ninh
và kinh tế, cũng khơng tha thiết theo đuổi những cúộc phiêu lưu mới ở nước
ngoài mà khơng nhìn rõ lợi ích thu được. Trong khi đó, hai cường quốc khác
là Trung Quốc và Nga cũng có những mối bận tâm riêng của mình. Với Trung
Quốc, đó là thúc đẩy tiến trình cải cách kinh tế đầy phức tạp và nhiều rủi ro ở
trong nước. Còn nước Nga vẫn chưa hành động quyết liệt khi mà Tổng thống



16
V. Putin cho rằng, những lợi ích và vị thế của nước Nga đang bị đe dọa. Trong
một thế giới mà khơng có quốc gia nào muốn đứng mũi chịu sào, Liên hợp
quốc càng mang trọng trách nặng nề hơn. Chính bởi vậy, dù muốn hay khơng,
các quốc gia nhiều ảnh hưởng tại Liên họp quốc vẫn phải công nhận sự cần
thiết phải cải tổ cơ chế hoạt động của cơ quan này để có thể xừ lý hiệu quả
hơn những vấn đề mà các nước lớn không muốn trực tiếp tham gia giải quyết
nữa.
Với những thách thức lớn như vậy, sự thành công không chỉ phụ thuộc
vào năng lực và kinh nghiệm của bản thân ông A. Guterres, mà cịn ở 5 ủy
viên thường trực có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an.
Có lẽ chính bởi vậy mà thông điệp đầu tiên Tổng Thư ký Liên họp quốc
A. Guterres đưa ra là “làm điều đúng đắn thôi là chưa đủ, mà chúng ta còn
cần phải giành lấy quyền được làm điều đúng đắn”.
IV. Tham gia, đóng góp của Việt Nam tại Liên họp quốc
Việt Nam chính thức gia nhập LHQ vào ngày 20/9/1977. Trong suốt gần
40 năm là thành viên của tổ chức lớn nhất hành tinh này, Việt Nam ln tích
cực và tham gia có trách nhiệm vào các hoạt động trong khuôn khổ hệ thống
LHQ, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác của các nước thành
viên để xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam luôn coi LHQ là một diễn
đản đa phưong quan ừọng để tăng cường quan hệ với tất cả các quốc gia trên
thế giới, cùng bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ vì hịa
bình, họp tác và phát triển, bảo đảm những lợi ích cốt lõi của quốc gia và hài
hịa với lợi ích chung của cộng đơng quốc tế. Có thể thấy sự chủ động, tích
cực và những đóng góp nổi bật của Việt Nam ừong các hoạt động chung của
LHQ và nỗ lực cải tổ tổ chức này qua một số mặt sau:
4.1. Việt Nam - một thành viên tích cực và trách nhiệm của Liên hợp
quốc
Với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, họp tác, phát triển, đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, là bạn, đối tác tin cậy và trách



17
nhiệm của các nước trong cộng đồng quốc té, Việt Nam đã chủ động tích cực
tham gia và được các nước bầu vào các cơ chế hoạch định chính sách của
LHQ, như ECOSOC (1997 - 2000), ủy ban Nhân quyền (2001 - 2003) và Hội
đồng Nhân quyền (2014 - 2016), Liên minh Viễn thơng quốc tế (2003 2Ọ07), Phó Chủ tịch Hội đồng chấp hành tổ chức UNDP/ƯNFPA, phối hợp
với LHQ triển khai kế hoạch chung trong phát triển kinh té - xã hội. Nổi bật
nhất là Việt Nam đã hồn thành xuất sắc vai trị ủy viên khơng thường trực
HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008 - 2009. Trong nhiệm kỳ đó, Việt Nam .đã đề cao
các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đồng thời thúc
đẩy họp tác, giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế, bảo vệ lợi ích chính
đáng cùa các bên liên quan; góp phần giảm căng thẳng và hỗ trợ giải quyết
các vấn đề hịa bình, an ninh tại nhiều khu vực trên thế giới. Trong thời gian là
Chủ tịch HĐBA LHQ vào tháng 7/2008, Việt Nam đã tổ chức và chủ tri thảo
luận mở về "Trẻ em và xung đột vũ trang" tại HĐBA. Sáng kiến này đã được
các nước đánh giá cao, thể hiện đóng góp thực chất và có trách nhiệm của
Việt Nam đói với LHQ.
Cùng LHQ gánh vác sứ mệnh gìn giữ hịa bình, an ninh quốc tế, Việt
Nam đã cử cán bộ tham gia Lực lượng gìn giữ hịa bình của LHQ làm nhiệm
vụ tại Phái bộ ở Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi1. Việt Nam ủng hộ giải
trừ quân bị toà diện và triệt để do LHQ đề ra, nghiêm túc thực hiện các nghĩa
vụ thành viên của các điều ước quốc tế về chống phổ biến vũ khí hủy diệt
hàng loạt, thực hiện đầy đủ các nghị quyết của HĐBA LHQ về báo cáo các
biện pháp thực hiện các điều ước - này, phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân
toàn diện và ký Nghị định thư bổ sung cho Hiệp ước Bảo đảm hạt nhân theo
Hiệp ước Khơng phổ biến vũ khí hạt nhân.
4.2 Những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong thực hiện nghĩa
vụ thành viên của Liên hợp quốc
1Năm 2014, Việt Nam cử 02 sĩ quan tham gia lực lượng gìn giừ hịa bình tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi



18
Trong những năm qua, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt qua
những khó khăn, thách thức do trình độ phát triển cịn thấp, nhưng Việt Nam
ln tích cực triển khai thực hiện và hoàn thành trước thời hạn các Mục tiêu
Thiên niên kỷ (MDGs), chủ động lồng ghép các mục tiêu này vào các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam đã hoàn thành sớm
một cách ấn tượng mục tiêu xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói 2,
đạt được mục tiêu thứ hai về phổ cập giấo dục tiểu học như tỷ lệ hoàn thành
tiểu học là 88,2% và tỷ lệ người dân từ 1 5 - 3 5 tuổi biết đọc biết viết là
98,5%3, hoàn thành mục tiêu về tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế
cho phụ nữ. Trước tiến độ triển khai MDGs chưa đồng đều và còn chậm ở
nhiều nơi trên thế giới, những thành tựu của Việt Nam đã được các nhà lãnh
đạo Liên họp quốc đánh giá cao, coi đây là một mơ hình tốt cho các nước
đang phát triển tham khảo. Hiện Việt Nam đang cùng các thành viên LHQ nỗ
lực triển khai Chương trình Nghị sự phát triển 2030 của LHQ được thơng qua
tại Đại hội đồng LHQ khóa 70 (25/9/2015) với 17 Mục tiêu phát triển bền
vững và 169 mục tiêu cụ thể.
Việt Nam luôn nhận thức được tầm quan trọng và vai trò trung tâm của
LLIQ trong ứng phó với các thách thức tồn cầu, qua đó ủng hộ sự phát triển
LHQ theo hướng ngày càng minh bạch, dân chủ để ứng phó tốt hơn với tình
hình mới. Tháng 01/2007, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon chính thức chọn
Việt Nam là một trong 8 nước thí điểm thực hiện sáng kiến “Một Liên họp
quốc” (One United Nations) tại Việt Nam. Đây là sự tiếp nối của cả một quá
trình cải cách việc quản lý, sử dụng và nâng cao tính hiệu quả của nguồn lực
ODA, phản ánh sự chủ động, tính làm chủ của Chính phủ Việt Nam. Ngày
23/5/2015, Ngôi nhà chung LHQ đã được khánh thành, là một trong 6 trụ cột
của Sáng kiến cải tổ thống nhất hành động tại Việt Nam (gồm kế hoạch
2 Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giám từ 14,2% năm 2010 xuống dưới 5% năm 2015 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015; thiếu

đói giảm xuống cịn 6,9% (năm 2008), giảm tỳ lệ suy dinh dưỡng xng cịn 11,7% (năm 2011).
3 Nguồn: Báo Nhẵn dân điện từ ngày 06/05/2016.


19
chung, ngân sách chung, lãnh đạo chung, bộ quy tắc thực hành quản lý chung,
tiếng nói chung và ngơi nhà xanh - Một Liên hợp quốc).
Những đóng góp của Việt Nam tại LHQ đã góp phần nâng cao uy tín,
vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo đàm lợi ích, lập trường
quốc gia trên nhiều vấn đề quốc tế.
4.3 Một số khuyến nghị để nâng tầm tham gia, đóng góp của Việt
Nam tại Liên hợp quốc
Chặng đường hình thành và phát triển của LHQ trong hơn 70 năm qua
cho thấy tổ chức này sẽ tiếp tục là nền tảng khơng thể thiếu cho một nền hịa
bình bền vững, công bằng và thịnh vượng trên thế giới. Do đó, Việt Nam cần
tiếp tục đẩy mạnh tham gia các hoạt động của LHQ vừa để nâng tầm đóng
góp của ta vào nỗ lực chung nhằm thúc đẩy uy tín, vai trị của tổ chức này,
vừa tranh thủ họp tác, hỗ trợ của LHQ để phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ
quốc, nâng cao vị thế quốc té và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Để thực hiện tốt mục tiêu này, trong thời gian tới, chúng ta cần ừiển
khai đồng bộ các nhóm giải pháp sau:
a) Tiếp tục đẩy mạnh tham gia và đóng góp thoả đáng vào các nỗ lực
vì hồ bình, độc lập và phát triển. Ta cần tham gia đầy đủ và thực chất hơn
vào các cơ chế hoạch định chính sách và các cơ chế, hội nghị ừong khuôn khổ
LHQ về phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, an ninh lương thực, tài chính
cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân số và phát triển, phụ nữ, frẻ em, chống
phân biệt chủng tộc, phòng chống HIV/AIDS... nhằm tranh thủ sự hỗ trợ, họp
tác của các nước thành viên và của LHQ trong nỗ lực thực hiện Chương trình
Nghị sự phát triển đến 2030 và các mục tiêu phát ừiển quan trọng khác.
b) Chủ động, tích cực hơn nữa trong nỗ lực cải tổ LHQ để phát huy

vai trò và thúc đẩy các lợi ích của ta (tham gia bàn bạc, đề xuất hướng giải
quyết, chủ động đối thoại, có những đóng góp, sáng kiến cụ thể, có ý nghĩa
thực tiễn). Đặc biệt, cần tích cực phối họp với các nước thành viên, nhất là


20
các nước ASEAN và các nước có cùng quan điểm để đề ra định hướng và một
số biệri pháp cụ thể nhằm cải tổ phương thức hoạt động của LHQ theo hướng
ngày càng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được lợi ích của các nước thành viên,
nhất là các nước đang phát triển.
c) Kiên trì đẩu tranh bảo vệ các lợi ích thiết thân của ta, nhất là trên
các vẩn đề nhân quyền, an ninh, lãnh thồ. Trước tình hình chính trị - xã hội
ổn định của Việt Nam, dân chủ, nhân quyền luôn là chiêu bài được Mỹ và
phương Tây thường xuyên lợi dụng để chống phá, can thiệp vào công việc nội
bộ của ta, thúc đẩy “diễn biến hịa bình”. Trong bối cảnh đó, cơng tác đấu
tranh ngoại giao trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền cần được triển khai
một cách bài bản, tích cực, chủ động, có hiệu quả thơng qua các biện pháp,
hình thức đấu tranh linh hoạt, có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan trong và ngoài nước.
Đặc biệt là cần phát huy vai ừò thành viên của Hội đồng Nhân quyền
LHQ, chủ động đấu tranh ngăn chặn Mỹ và phương Tây lợi dụng cơ chế này
để đưa ra các nghị quyết về tình hình nhân quyền Việt Nam. cần tiếp tục ứng
cử và vận động các nước bầu Việt Nam vào các cơ chế quan trọng của LHQ
trong thời gian tới, như Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Nhân quyền,
Uỷ ban Phát triển Xã hội, Uỷ ban về Tình trạng Phụ nữ... để nâng cao vị thế
của Việt Nam và tận dụng
tốt lợi thế là thành viên của các cơ quan này nhằm vô hiệu hoá âm mưu
của các thế lực thù địch chống phá ta tại các diễn đàn này. Trong quá ừình
tham gia các cơ chế này, ta cần tích lũy và học hỏi kinh nghiệm từ các nước
thành viên để nghiên cứu, áp dụng các hình thức đấu tranh mới, linh hoạt hơn

để đề cao vị thế của ta và hạn chế can thiệp tác động từ bên ngoài.
d) Tiếp tục thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong xử lý các vẩn đề
nhạy cảm, tránh căng thẳng, đổi đầu với các nước, nhất là các nước lớn. Ta
cần chủ động hơn trong việc xử lý, có sự phối họp chặt chẽ ừong nước và


21
tranh thủ nhiều bạn bè có cùng quan điểm nhằm thực hiện chủ trương của ta
về các vấn đề liên quan (thể hiện quan điểm nhất quán của ta về giải trừ quân
bị vũ khí huỷ diệt hàng loạt, ủng hộ giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc
tế, cải tổ LHQ, đề cao vai ừò của chủ nghĩa đa phương...). Chủ động, tích cực
tham gia theo dõi và cùng các nước đóng góp vào q trình bàn bạc và xử lý
nhiều vấn đề mới nổi lên, thay vì bị động ngồi chờ các nước định đoạt cách
thức xử lý vấn đề xong rồi mới tham gia. Với một số nước lâu nay ta chưa
thực sự có quan hệ đối tác trên các vấn đề chính trị, ta cần chủ động tỏ thái độ
hợp tác và ủng hộ trên một số vấn đề không gây cấn đối với ta để tranh thủ
thiện cảm, sự ủng hộ của các nước này đối với những vấn đề thuộc quan tâm,
lợi ích của ta.
d) Tiếp tục huy động hỗ trợ kỹ thuật và tài chinh của LHQ cho các
yêu cầu mới của ta về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế
Trong giai đoạn đất nước đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn
diện, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định
để phát triển, ta cần tập trung tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong hệ thống
phát triển LHQ, đặc biệt là các dự án viện trợ của LHQ, để nâng cao trình độ
năng lực sản xuất, phát triển nguồn nhân lực khoa học - kỹ thuật, như các dự án
của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho trồng rừng và nâng cấp đê
biển, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng... Do viện trợ từ các tổ chức thuộc hệ thống
LHQ thường không kèm điều kiện ràng buộc nào nên ta cần tích cực tận dụng
để hỗ trợ hoạch định chính sách trên những lĩnh vực cần thiết, đơi khi nhạy
cảm song ta cịn yếu hoặc thiếu, như thuỷ lợi, nông nghiệp và thực phẩm, lâm

nghiệp, thương mại, viễn thơng... Các cơng trình nghiên cứu, quy hoạch này sẽ
là cơ sở có giá trị cho việc xây dựng định hướng cùa Việt Nam trong thời gian
tới. Ta cũng cần tranh thủ ý kiến tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm của
các tổ chức của LHQ để soạn thảo nhiều bộ luật, văn bản quy phạm pháp luật
quan trọng khác, đặc biệt trong bối cảnh ta vừa ký kết và chuẩn bị thực thi hàng


22
loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nổi bật là Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu
(EVFTA).
đ) Cần sớm xây dựng định hướng vêu cầu sự hỗ trợ của LHQ với
tầm nhìn dài hạn, trong đó ưu tiên chuyển mạnh từ hỗ trợ kỹ thuật, chuyển
giao công nghệ, cung cấp tư vấn... sang hỗ trợ các biện pháp cải cách về chính
sách, thể chế kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, nền hành chính công, luật
pháp, lập kế hoạch đầu tư và phát triển hệ thống tài chính - ngân hàng... Cùng
với đó là thúc đẩy sự hỗ trợ của các tổ chức trong hệ thống LHQ đối với Việt
Nam trong các lĩnh vực phát triển bền vững, úng phó với các thách thức tồn cầu
như biến đổi khí hậu, quản lý tài ngun nước, năng lượng, môi trường và đa
dạng sinh học.
e) Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công
tác đối ngoại đa phương. Đây là một địi hỏi tất yếu và cần có sự quan tâm
của Lãnh đạo Cấp cao và các Bộ, ngành, cần kết hợp chặt chẽ giữa việc đào
tạo, bồi dưỡng thường xuyên với đào tạo, bồi dưỡng tăng cường theo hướng
giúp cán bộ có nền tảng kiến thức rộng, trình độ ngoại ngữ tốt và khả năng
phân tích, tổng họp các diễn biến riêng lẻ để đưa ra các nhận định chính xác.
Đồng thời, cần quan tâm đặc biệt bồi dưỡng cán bộ trẻ để hướng cán bộ phát
triển theo các hướng khác nhau và theo thế mạnh của mỗi cá nhân, hướng cán
bộ đi chuyên sâu hơn vào một số lĩnh vực củá ngoại giao đa phương như giải
trừ quân bị, gìn giữ hồ bình, mơi trường, phát triển... trong khi vẫn tiếp tục

bồi dưỡng cán bộ theo chiều rộng.
f) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đổi ngoại đa phương
Tuyên truyền là hoạt động ngày càng cần thiết trong ngoại giao đa
phương nhằm góp phần giúp quần chúng nhân dân theo dõi sát các hoạt động
của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết về những quyết
sách của Việt Nam trên những vấn đề phức tạp tại các cơ quan này và nâng


23
cao niềm tin vào đường lối đổi mới, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta. Sự tham gia của các cơ quan truyền thông cũng giúp dư luận quốc tế
hiểu hơn về chính sách đối ngoại, nỗ lực đóng góp xây dựng của Việt Nam,
qua đó góp phần tăng cường quan hệ của ta với các đối tác. Cùng với đó, ta
cần chú trọng phát triển quan hệ và tăng cường hợp tác với các cơ quan, hãng
thông tấn nước ngồi, nhất là các hãng thơng tấn, báo chí có uy tín, để cung
cấp thơng tin kịp thời, chính xác, tạo sự tin cậy và tranh thủ tuyên truyền chủ
trương, chính sách và quan điểm, lập trường của ta trên các vấn đề quốc tế
quan tâm.
Hòa vào dòng chảy của lịch sử và với chính sách đối ngoại độc lập, tự
chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa cũng như nỗ lực vượt bậc và sự chuẩn bị kỹ
lưỡng của Việt Nam, chúng ta hồn tồn có thể tự hào và tin tưởng Việt Nam
có đù khả năng tham gia và tham gia hiệu quả vào các hoạt động của tổ chức
đa phương lớn nhất hành tinh này, phấn đấu phát huy vai trị của Liên họp
quốc vì lợi ích chung của mọi dân tộc./.


24



×