Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Vật liệu và giải pháp chống bám dính thành silô xi măng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.43 KB, 7 trang )

Vật liệu và giải pháp chống bám dính thành silô xi măng
28/08/2009
Giới thiệu chung
Silô xi măng là một thiết bị không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất xi
măng. Nó dùng để lưu giữ xi măng bột sau khi nghiền, trước khi đóng
bao hoặc xuất rời. Do xi măng là sản phẩm ở dạng bột mịn, hoạt tính
cùng với nhiều nguyên nhân khác, trong quá trình sử dụng thường xảy
ra tình trạng bột xi măng bám dính vào thành silô, tích tụ, kết tảng, làm
giảm thể tích hiệu dụng của silô, khi các tảng xi măng rơi xuống sẽ gây
tắc vòi đóng bao. Khi silô bị dính bám, kết tảng gây tắc vòi đóng bao thì
việc xử lí nó là điều rất khó khăn, tốn kém và nguy hiểm, ảnh hưởng rất
lớn đến sản xuất. Chi phí mỗi lần vệ sinh thông tắc cho silô rất lớn,
thông thường khoảng trên nửa tỷ đồng/01 silô, tuỳ theo mức độ bám
dính nhiều hay ít. Mỗi lần vệ sinh silô có hàng trăm thậm chí hàng ngàn
tấn xi măng phải đục ra, nghiền lại. Việc thông tắc silô rất khó khăn,
nguy hiểm, thậm chí đã xảy ra tai nạn chết người trong khi vệ sinh
thông tắc silô ở một số nhà máy và việc vệ sinh thông tắc silô thường
kéo dài nhiều ngày làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của nhà
máy.
Bài viết dưới đây xin được giới thiệu kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ đã được Viện Vật liệu Xây dựng - BXD nghiên cứu và bước đầu
áp dụng có kết quả ở một số công ty sản xuất xi măng trong nước từ năm
2007 đến nay.
1. Đánh giá tìnhtrạng, nguyên nhân gây nên hiện tượng bám dính xi
măng
Đối với các nhà máy xi măng từ trước đến nay, silô xi măng khi xây dựng
chưa chú trọng đến việc chống bám dính mặt trong thành silô. Với khí hậu
Việt Nam có độ ẩm không khí cao, hiện tượng xi măng bám dính thành silô
rất dễ xảy ra do đó vấn đề phòng, chống bám dính thành silô xi măng là nhu
cầu cần thiết của hầu hết các nhà máy xi măng. Đề tài nghiên cứu vật liệu và
giải pháp chống bám dính thành silô xi măng, kéo dài chu kỳ thông tắc silô


bằng các vật liệu và giải pháp công nghệ thích hợp mang tính khoa học và
mang tính thực tiễn cao.
Việc chống dính silô xi măng nếu được thi công ngay từ khi thi công xây
dựng công trình sẽ mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao hơn nhiều so với
khi đã đưa silô vào sử dụng. Việc chống bám dính ngay từ khi thi công silô sẽ
cho lớp vật liệu chống dính có chất lượng cao hơn, sự liên kết giữa lớp vật
liệu mới với bê tông gốc cao hơn, điều kiện thi công thuận lợi hơn, chi phí thi
công ít hơn, do đó giá thành giảm đi đáng kể. Đây là những nhận xét được
rút ra từ thực tiễn khi chống dính các silô mới và cũ.
Việc bám dính xi măng trong silô được xác định là do các nguyên nhân chủ
yếu sau:
+ Độ đặc chặt, độ nhẵn, độ phẳng của thành trong silô (cơ sở để tạo các dính
bám ban đầu và sau đó càng để lâu càng rắn chắc).
+ Mức độ tích tụ năng lượng bề mặt (tổng năng lượng tự do bề mặt của bột
xi măng và bề mặt thành silô).
+ Tình trạng tích tụ ẩm bề mặt (ẩm từ không khí, khí nén, thấm ẩm ).
+ Cấu tạo bên trong của silô, dung tích, chiều cao và thời gian lưu xi măng
trong silô
2. Kết quả nghiên cứu vật liệu và giải pháp chống dính bám thành silô xi
măng
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng đã
nghiên cứu thành công đề tài “Vật liệu và giải pháp chống dính bám thành
silô xi măng”, và được Hội đồng KHCN Bộ Xây dựng đánh giá xuất sắc. Kết
quả nghiên cứu bước đầu đã được áp dụng thành công vào thực tế sản xuất
khi chống dính các silô xi măng tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn
và Cẩm Phả.
Đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu trám bả chất lượng cao, có cường
độ, độ mài mòn, độ liên kết với bê tông gốc rất cao, bền lâu trong môi trường
xi măng nóng, dùng để trám bả, tạo phẳng, tạo nhẵn bề mặt bê tông gốc.

- Nghiên cứu lựa chọn vật liệu làm lớp sơn chống dính bám có tính năng cao,
phù hợp với môi trường trong silô xi măng.
- Đã nghiên cứu qui trình kỹ thuật, biện pháp thi công chống dính bám thành
silô xi măng và triển khai thi công ứng dụng thử tại một số nhà máy xi măng,
bước đầu được đánh giá mang lại hiệu quả tốt.
a. Nghiên cứu vật liệu kết nối trám bả cường độ cao
- Trước khi sơn các lớp sơn chống dính cần thiết phải có vật liệu kết nối trám
bả, có cường độ, độ bám dính với bê tông gốc, độ mịn, khả năng bền nhiệt,
chịu mài mòn rất cao. Kết quả nghiên cứu, Viện đã chế tạo được loại vữa
đảm bảo các chỉ tiêu yêu cầu chất lượng đề ra.
- Vữa trám bả kết nối được đặt tên là KC - 03, được nghiên cứu sản xuất trên
cơ sở chất kết dính mác cao, phụ gia chống co ngót, thành phần siêu mịn
hoạt tính, phụ gia tăng dẻo và tác nhân kết nối polymer - latex. Vữa có cường
độ cao (Rn. 40N/mm
2
), có khả năng bám dính với nền cao (2,5 N/mm
2
),
không co ngót và có khả năng chịu được môi trường trong silô xi măng. Do
có thành phần siêu mịn lớp vật liệu KC - 03 có bề mặt nhẵn, mịn, ít lỗ xốp, độ
đặc chặt cao, chịu mài mòn.
- Vật liệu KC - 03 được chế tạo sẵn, gồm có hai thành phần A (phần bột khô)
và B (dạng nhũ tương latex), khi sử dụng chỉ cần phối thành phần B với
lượng nước vừa phải và trộn với thành phần A theo tỷ lệ thích hợp. Vật liệu
KC - 03 là vữa trám bả tuyệt hảo không chỉ thích hợp cho việc thi công lớp
phủ, chống dính, mà còn là vật liệu dùng để chống thấm mặt bê tông, các
công việc sửa chữa bê tông yêu cầu có độ bám dính, cường độ và khả năng
chống thấm cao, không co ngót.
- Một số đặc trưng cơ bản của vữa KC - 03
+ Trạng thái : Bột mịn

+ Màu sắc: Nâu xám
+ Cường độ nén Rn 28 ngày: > 40 N/mm
2
+ Cường độ bám dính với nền bê tông gốc: > 2,5 N/mm
2
+ Tỷ trọng vữa khô: 1,7 kg/lít, vữa ướt: 1,8 - 2,0 Kg/lít.
Khi trám bả lên các bề mặt khác nhau yêu cầu độ dày và lượng hao phí cũng
khác nhau.
b. Nghiên cứu lựa chọn vật liệu sơn phủ chống dính
- Trong số nhiều mẫu sơn cao cấp, đặc dụng khác nhau Viện đã nghiên cứu
và đã lựa chọn được mẫu sơn có ký hiệu là VCD - 05, đây là sơn cao cấp, hệ
Epoxy hai thành phần, dung môi nước. Sơn có những ưu điểm tuyệt hảo, có
chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu làm lớp vật liệu sơn phủ chống dính.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số các mẫu sơn thử nghiệm thì mẫu sơn
VCD - 05 là mẫu hội tụ nhiều tính ưu việt nhất. Đó là mẫu sơn có khả năng
chống dính bám cao nhất, có khả năng tự rửa sạch, bền nhiệt, bền kiềm, có
khả năng chịu mài mòn tốt và sử dụng dung môi nước, ít độc hại, ít gây ô
nhiễm môi trường. Sơn VCD - 05 là sơn có thành phần hạt siêu mịn, cỡ
Nano, nhờ đó nó có tính chống dính bám theo nguyên lý triệt tiêu lực hút bề
mặt (tương tự bề mặt lá sen) do tính năng của các hạt siêu mịn, cũng do đó
sơn VCD - 05 còn có khả năng thở (cho hơi nước thoát qua) nhờ đó tránh
hiện tượng phồng rộp, bong tróc.
Với những tính năng như trên, việc sơn phủ bên trong thành silô một lớp sơn
VCD - 05 sẽ cho phép chống được sự dính bám của xi măng lên thành silô,
bề mặt nhẵn phẳng sẽ không cho phép tạo nên các mầm dính kết ban đầu.
Lớp sơn VCD - 05 cũng giúp tránh được hiện tượng hấp hơi nước trên bề
mặt thành silô, nhất là vào mùa mưa đối với khu vực phía Nam và vào mùa
xuân ẩm ướt với khu vực phía Bắc.
- Các tính năng chủ yếu của sơn VCD - 05:
+ Thành phần: Sơn gốc hệ Epoxy 2 thành phần. Dung môi: Nước:

+ Tỷ trọng: thành phần A: 1,4kg/l; thành phần B: 1,01 kg/l.
+ Bám dính với nền vữa, bê tông rất cao: 2,7 N/mm2
+ Độ che phủ: 02-03 lớp: 0,4 - 0,6 kg/m2
+ Khả năng chịu nhiệt, mài mòn, hoá chất, và chống dính xi măng cao
+ Tỷ lệ thành phần A và B, A:B = 1:1.
Kết quả so sánh các số chỉ tiêu cơ bản của các mẫu sơn khác với sơn VCD -
05

Các chỉ tiêu MTC -
61
VCD -
05
SR - 03 SFR -
253
IPF
Nguồn gốc PU.
Hai
thành
phần
Epoxy
hai
thành
phần
nước
Silicol Epoxy
hai
thành
phần
Epoxy
biến tính

hai
thành
phần
Dung môi Hữu cơ> 2,76 Nước Nước Hữu cơ
Bám dính với nền
(TCVN 3445:1986
N/mm2)
1,68 (Đứt lớp
vữa)
1,36 2,24 1,29
Độ chịu nhiệt (TCVN
6557:2000 Không nhỏ
hơn 1000C)
đạt đạt đạt đạt không
đạt
Bền hoá (giờ trong
Ca(OH)2 bão hoà)
TCVN 6934:2001
Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt
Chịu mài mòn 49,0 40,0 112,0 63,0 43,0
Taber 5131, mg hao
mòn
Tốt
Độ bóng bề mặt (Soi
kính hiển vi)
Tốt Rất tốt Tốt Tốt Tốt
Chống bám dính XM
(phi tiêu chuẩn) qua
góc trượt
Tốt 450300 Không

tốt >
850
Tốt 450 Rất tốt
300
3. Qui trình kỹ thuật thi công chống dính silô xi măng
a. Vật liệu
Sử dụng các vật liệu được nghiên cứu, chế tạo, kiểm tra, thử nghiệm có các
tính năng kỹ thuật thoả mãn các yêu cầu cho việc tạo lớp chống dính có hiệu
quả các silô xi măng, bao gồm:
- Vật liệu trám bả tăng cường liên kết giữa bê tông gốc và lớp chống dính KC
- 03.
- Vật liệu sơn phủ chống dính sơn Epoxy VCD - 05.
b. Thiết bị thi công
- Máy nén khí: Khí nén dùng để thổi làm sạch bụi bẩn, để phun sơn chống
dính, để phun tạo ẩm.
- Máy phun sơn áp lực cao: Sử dụng thiết bị phun sơn áp lực cao, dưới vận
tốc lớn, các hạt sơn được ép chặt vào bề mặt cần sơn.
- Các thiết bị khác bao gồm: Máy trộn vữa cưỡng bức 200 lít, tời điện, máy
đục, máy khoan điện, máy mài, hệ thống giáo ống thép, và các vật tư khác
phục vụ thi công.
c. Qui trình thi công
- Lắp dựng hệ thống dàn giáo ống thép chịu lực, các biện pháp đảm bảo an
toàn trong thi công. Lắp đặt nguồn cung cấp điện, nước.
- Vệ sinh bụi bẩn, đục tẩy các phần vữa và bê tông bám dính, các khuyết tật.
Với các silô xi măng cũ vấn đề vệ sinh làm sạch bề mặt có vai trò rất quan
trọng.
- Phun ẩm bề mặt bằng thiết bị phun sương, đảm bảo bề mặt phải bão hoà
nước.
- Trám bả toàn bộ diện tích cần chống dính bằng vật liệu kết nối KC - 03, dày
TB 0,5 - 1,2 cm tuỳ thuộc vào tình trạng bề mặt bê tông gốc, làm phẳng, đánh

bóng bề mặt. Sau khi trám bả 5 - 6 giờ phải dưỡng ẩm bề mặt bằng cách
phun sương. Dưỡng hộ ẩm lớp vữa trám bả ít nhất 3 ngày, mỗi ngày ít nhất 5
lần.
- Sơn lớp sơn chống dính. Sơn phủ lên bề mặt lớp vật liệu trám bả kết nối KC
- 03 bằng các lớp sơn chống dính bám VCD - 05 bằng thiết bị phun áp lực
cao. Sơn tối thiểu 02 lớp, lớp sau cách lớp trước không ít hơn 3 giờ. Sau 2
ngày kể từ khi kết thúc lớp sơn cuối cùng có thể đưa silô vào sử dụng.
4. Kết quả triển khai thực tiễn
Từ năm 2007, sau khi kết quả nghiên cứu đã được kiểm định, Viện Vật liệu
Xây dựng đã triển khai thi công chống dính thực tế một số silô xi măng. Cụ
thể tháng 7/2007 thi công chống dính silô P1L04 - Công ty Xi măng Hoàng
Thạch, với khối lượng 790 m
2.
. Tháng 9/2007 chống dính silô 1701 - Công ty
Xi măng Bút Sơn với khối lượng 1200 m
2
. Tháng 11/2007 chống dính silô xi
măng Cẩm Phả với khối lượng 2200 m
2
(silô hai nòng, đường kính đến 34 m,
cao 73 m mới xây dựng chưa đưa vào sử dụng). Tháng 5/2008 chống dính
silô 1702 - Công ty Xi măng Bút Sơn với khối lượng 1100 m
2
, tháng 10/2008
đã chống dính silô 1703 cũng của Bút Sơn. Việc thi công chống dính các silô
này đã đảm bảo an toàn và đặc biệt có chất lượng cao đúng yêu cầu tiến độ.
Hiện nay Viện đang thi công chống dính cho 3 silô xi măng Hoàng Long - Hà
Nam.
Sau thời gian sử dụng, các nhà máy đều có nhận xét lớp vật liệu chống dính
có hiệu quả tốt, việc rút xi măng dễ dàng, triệt để hơn, hiện chưa xuất hiện

tình trạng dính bám lại xi măng trên thành silô. Hiện nay một số nhà máy xi
măng khác đặc biệt là các dự án xây dựng nhà máy xi măng mới đang có
yêu cầu chống dính silô.
5. Kết luận
Việc nghiên cứu thành công đề tài “Vật liệu và giải pháp chống dính bám
thành silô xi măng”, là công trình đầu tiên ở nước ta quan tâm nghiên cứu
đến vấn đề bám dính thành silô xi măng, vấn đề mà lâu nay các nhà tư vấn
thiết kế xây dựng chưa thực sự quan tâm, vấn đề mà các cơ sở sản xuất xi
măng lâu nay vẫn phải khắc phục với tính chất thụ động. Việc ứng dụng vật
liệu và giải pháp chống dính silô xi măng vào thực tiễn sản xuất, chắc chăn
sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cho ngành sản xuất xi măng ở nước
ta.

Nguồn: Thông tin KHKT xi măng, số 1 - 2009

×