Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế, khái quát tình hình cộng đồng người việt nam ở nước ngoài hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.25 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. KHÁI NIỆM, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ VAI TRỊ CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGỒI...........................................3
1. Một số khái niệm về người Việt Nam ở nước ngồi.................................3
2. Q trình hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi............4
3. Vai trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi...............................5
II.TÌNH HÌNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI........10
1. Về số lượng, sự phân bố...........................................................................11
2. Về quy chế pháp lý....................................................................................12
3. Về tiềm năng tri thức khoa học và cơng nghệ.........................................15
4. Về đời sống văn hóa tinh thần.................................................................17
5. Về tình hình thơng tin và thái độ chính trị đối với đất nước và về hoạt
động của các tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài........................18
KẾT LUẬN....................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................23


1

MỞ ĐẦU
Ngay từ những năm đầu trong q trình bơn ba tìm đường cứu nước và
hoạt động ở nước ngồi, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã thường
xuyên liên lạc với những người Việt Nam yêu nước ở nước ngồi để tìm hiểu
và nắm tình hình chung, đặc biệt kiều bào ở Pháp và Xiêm (Thái Lan), nơi có
kiều bào đông nhất vào thời điểm bấy giờ.
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đề ra đường lối đổi
mới toàn diện đất nước. Đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Đại hội VI
nêu rõ: “Đảng và Nhà nước ta thông cảm và đánh giá cao lòng yêu nước của
đồng bào, sẽ tạo thêm những điều kiện thuận lợi để đồng bào xây dựng khối


đoàn kết cộng đồng, tiếp xúc với bà con trong nước, đóng góp ngày càng
nhiều hơn vào cơng cuộc xây dựng Tổ quốc”1. Quán triệt tinh thần Nghị quyết
Đại hội VI, nhiều chính sách về người Việt Nam ở nước ngồi được Đảng và
Nhà nước ban hành và từng bước triển khai cả bề rộng lẫn chiều sâu, tạo ra
những tiền đề quan trọng để NVNONN có những đóng góp to lớn trong giai
đoạn mới của đất nước.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm1991) khẳng định:
“Hơn hai triệu người Việt Nam định cư ở nước ngồi có mối quan hệ gắn bó
với thân nhân, với quê hương, đất nước. Đảng và Nhà nước ta hoan nghênh
bà con giữ gìn bản sắc, truyền thống và giá trị văn hóa dân tộc, tình cảm gắn
bó với q hương… cần tổ chức tốt việc thơng tin tình hình trong nước và tạo
điều kiện dễ dàng để bà con người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương
đất nước”2.

1

Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977, tr.117.

2

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.79.


2

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X năm 2006 khẳng định. Đối với Người
Việt Nam ở nước ngoài, Nghị quyết nhấn mạnh các nhiệm vụ: “Nhà nước tạo
điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, chấp hành tốt pháp
luật các nước sở tại; bảo vệ quyền lợi chính đáng của đồng bào. Làm tốt
cơng tác thông tin trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi về tình hình

trong nước và các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Có chính sách
khuyến khích người Việt Nam, trí thức Việt Nam ở nước ngồi hướng về quê
hương, góp phần xây dựng đất nước; khen thưởng những người có nhiều
thành tích đóng góp cho Tổ quốc”3.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 tiếp tục khẳng định:
“Đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ,
giúp đỡ đồng bào ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, góp phần tăng cường
hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, tạo điều kiện để
đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc, hướng về Tổ quốc,
đóng góp xây dựng đất nước”4
Chính vì lý do trên tác giả chọn đề tài “Khái quát tình hình cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay” để viết tiểu luận chuyên đề tự chọn
(của Viện Quan hệ quốc tế) – chương trình cao cấp Lý luận Chính trị

3
4

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG , Hà Hội, 2006, tr.123.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011,
tr.245.


3

NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ VAI TRỊ CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGỒI
1. Một số khái niệm về người Việt Nam ở nước ngoài

Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt
Nam được hiểu tương đối thống nhất. Theo khoản 3, điều 3 của Luật Quốc
tịch Việt Nam năm 2008, người Việt Nam định cư ở nước ngồi là cơng dân
Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Cũng tại khoản 4, điều 3 của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, người gốc Việt
Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam
mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và
con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài 5. Như vậy, theo
khái niệm trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm 2 loại là công
dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngồi.
Trong lịch sử, có nhiều cách gọi về NVNONN như “Việt kiều”, “kiều
bào”, “người Việt Nam ở nước ngoài”, “người Việt Nam định cư ở nước
ngoài”… “Việt kiều” là khái niệm được sử dụng một cách phổ biến, rộng rãi.
“Việt kiều” cũng là danh từ sớm được sử dụng trong các văn bản chính thức.
Điều 36 Hiến pháp 1959, Điều 75 Hiến pháp 1980 quy định “Nhà nước bảo
hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều”. Tiền thân của Uỷ ban về người Việt
Nam ở nước ngoài trước đây cũng gọi là “Ban Việt kiều Trung ương”.
Bên cạnh khái niệm “Việt kiều”, “kiều bào” cũng là một khái niệm
được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong các Nghị quyết của Đảng, các phát
biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Như vậy, nội hàm của khái niệm NVNONN có cả người Việt Nam gốc
nước ngoài, người nước ngoài gốc Việt Nam, bao gồm cả người Việt Nam ra
5

Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp: />%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=12343


4

nước ngoài theo diện xuất khẩu lao động, đi làm chuyên gia, cố vấn cho nước

ngoài, người đi ra nước ngoài học tập, đào tạo, trao đổi đào tạo, cả những cán
bộ công nhân, viên chức thuộc các cấp, các ngành, các tổ chức thuộc chính
phủ và phi chính phủ, ra nước ngồi cơng tác với bất cứ thời hạn nào, người
Việt Nam ra nước ngoài thăm quan, du lịch, thăm viếng thân nhân, đồn tụ gia
đình, giải quyết các cơng việc riêng tư…
2. Q trình hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Cách đây hàng trăm năm đã có người Việt Nam ra nước ngồi sinh
sống. Lịch sử còn ghi lại vào thế kỷ thứ 12 con cháu họ Lý đã sang Hàn Quốc
lập nghiệp. Thế kỷ 17 có người Việt Nam sang làm ăn tại Cămpuchia. Thế kỷ
thứ 18, đầu thế kỷ 19 người Việt sang lánh nạn và làm ăn tại Campuchia, Lào,
Thái Lan, Trung Quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ Nhất và thứ Hai, một số người Việt đi du
học, làm công chức tại Pháp hoặc bị động viên đi lính, phu tại một số thuộc
địa của Pháp. Trong thời kỳ chiến tranh, có thêm một số người ra đi lánh nạn,
kiếm sống, theo chồng hồi hương hoặc đi tu nghiệp, du học ở nước ngoài…
Tuy nhiên, trước năm 1975 số lượng người Việt Nam ở nước ngồi khơng
lớn, khoảng 16 - 20 vạn người ở 10 nước, phần đơng số này có tư tưởng sinh
sống tạm thời, chờ điều kiện thuận lợi trở về nước.
Từ sau năm 1975, đã có sự thay đổi sâu sắc về số lượng, thành phần,
tính chất cũng như địa bàn sinh sống của cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài. Số người ra đi (di tản trước 4/1975, vượt biên trong các năm 1978 1980, theo chương trình ra đi có trật tự và các chương trình nhân đạo 1980
-1996) đã lên tới khoảng 2 triệu người, chủ yếu tới Mỹ, Ôt-xtrây-lia, Canada,
Nhật Bản, các nước Tây và Tây Bắc Âu... Thêm vào đó sau năm 1980, một số
khá đông sinh viên, thực tập sinh và lao động Việt Nam ở các nước XHCN
Liên xô, Đông Âu cũ ở lại làm ăn.


5

Tới nay, có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập và

làm việc tại nước ngoài. Phần đơng bà con ngày càng ổn định cuộc sống và
hịa nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế,
chính trị - xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan
hệ giữa các nước đó với Việt Nam. Bên cạnh đó, trong những năm qua hàng
trăm nghìn người Việt Nam đã ra nước ngồi lao động, học tập, tu nghiệp,
đồn tụ gia đình, hình thành các cộng đồng người Việt Nam tại một số địa bàn
mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia...
3. Vai trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi
Năm 2014, hoạt động đối ngoại nhà nước và đối ngoại nhân dân của
Việt Nam đạt được nhiều thành công nhất định. Theo thống kê của Bộ Ngoại
giao, hiện có trên 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc
tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới 6. NVNONN là cầu nối hữu
nghị, góp phần quan trọng trong hoạt động chính trị đối ngoại giữa Việt Nam
và các quốc gia trên thế giới nơi bà con đang định cư, sinh sống.
Trong buổi gặp gỡ đại diện sinh viên và kiều bào tiêu biểu tại Sydney,
Australia ngày 17/3/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Kiều
bào ta ở nước ngoài là một bộ phận máu thịt, khơng thể tách rời của dân tộc
Việt Nam”. Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng NVNONN
đối với khối đại đoàn kết dân tộc và sự phát triển về mọi mặt của Việt Nam.
Với tinh thần đại đồn kết dân tộc, Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ
Chính trị xác định công tác đối với người Việt Nam ở nước ngồi trong tồn
bộ hệ thống chính trị, xem người Việt ở nước ngồi là bộ phận khơng thể tách
rời của dân tộc Việt Nam, là nguồn nội lực cần phát huy trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
6

Dẫn theo Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam VOV.VN: “Xóa dần những khoảng cách giữa kiều bào với
đất nước” ngày 19/2/2015 ( />

6


Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách,
các hoạt động tích cực, người Việt Nam ở nước ngồi tin tưởng, đồng lịng
hướng về q hương, đất nước với tấm lòng chân thành và mong muốn nhìn
thấy một đất nước Việt Nam giàu mạnh.
Trong khi tình hình kinh tế thế giới vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, các
quốc gia có Việt kiều sinh sống cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, nhưng bà
con vẫn dành những đồng lương, những khoản tiền tiết kiệm gửi về nước góp
phần đầu tư, giúp đỡ gia đình, nâng cao đời sống, đồng thời giúp đất nước có
thêm nguồn lực để phát triển. Năm 2014, theo thống kê của các cơ quan tài
chính Việt Nam cũng như quốc tế, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có lượng
kiều hối gửi về nhiều nhất, năm 2013 kiều hối đạt 11 tỷ USD, đến năm 2014
đạt 12 tỷ USD7. Đây là nguồn lực hết sức quan trọng đối với nền kinh tế phát
triển như Việt Nam hiện nay.
Những năm qua, công tác xây dựng, giải quyết chính sách đối với kiều
bào; hỗ trợ củng cố, phát triển cộng đồng, hỗ trợ trí thức, doanh nhân kiều bào
và động viên khen thưởng các nhân tố tích cực... cũng được triển khai đồng
bộ. Với sự hỗ trợ, động viên từ trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngồi tham gia tích cực và đẩy mạnh các hoạt động giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc, duy trì và phát triển phong trào sử dụng tiếng Việt hướng tới thế
hệ trẻ.
Vận động đoàn kết bà con Việt Nam ở nước ngoài là một trong những
mảng công tác được Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, cùng Ủy ban Nhà
nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao rất quan
tâm và thúc đẩy. Bởi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi
chính là những nhân tố rất quan trọng làm cầu nối, hỗ trợ cho
mối quan hệ song phương trên mọi lĩnh vực.
7

Báo Đầu tư Online số ra ngày 9/2/2015 ( />


7

Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp với gần 300.000 người, được hình
thành từ rất lâu và ln được củng cố. Đặc thù của người Việt Nam tại Pháp là
lực lượng trí thức và có nhiều đóng góp cho đất nước. Những chính sách của
Việt Nam đối với kiều bào thời gian qua được cộng đồng người Việt tại Pháp
đánh giá rất cao như giữ quốc tịch, chính sách miễn thị thực… đã tạo điều
kiện cho bà con trong việc trở về q hương đóng góp sức lực của mình trong
công cuộc xây dựng đất nước.
Tại Singapore, cộng đồng người Việt được đánh giá là lực lượng lao
động trí tuệ. Hiện nay, cộng đồng người Việt ở Singapore có khoảng 12.000
đến 13.000 người, trong đó có khoảng hơn 8.000 sinh viên Việt Nam đang
học tập và khoảng 2.000 chuyên gia làm việc tại các tập đoàn lớn của
Singapore cũng như các tập đồn đóng tại Singapore và khoảng 2.000 cơ dâu
Việt Nam. Đây là những lực lượng đóng góp đáng kể vào kiều hối hàng năm
về Việt Nam.
Trong những năm qua, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ là cầu nối
quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và với lịng
u chuộng hịa bình, hữu nghị, đa số Việt kiều ở Hoa Kỳ ủng hộ phát triển
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, nhất là về kinh tế. Thơng qua các hình thức khác
nhau, bà con tích cực vận động Chính phủ Hoa Kỳ bỏ cấm vận đối với Việt
Nam, ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và việc ký kết
Hiệp định Thương mại song phương, thúc đẩy q trình hình thành thành đối
tác tồn diện Việt Nam – Hoa Kỳ. Nhiều kiều bào đã trở thành những chuyên
gia tư vấn về luật pháp và chính sách, hợp tác kinh doanh, nghiên cứu khoa
học hoặc làm cầu nối để các tổ chức kinh tế, khoa học – kỹ thuật Hoa Kỳ vào
làm ăn với Việt Nam, đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị
trường Hoa Kỳ.



8

Đến cuối năm 2014, đã có hơn 400 doanh nghiệp Việt kiều tại Hoa Kỳ
đăng ký đầu tư theo Luật Khuyến khích Đầu tư trong nước với số vốn 750 tỷ
đồng và 20 dự án đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với số vốn
khoảng 85 triệu USD. Lượng kiều hối từ Hoa Kỳ gửi về hàng năm chiếm 6570% tổng số kiều hối chuyển về Việt Nam. Hiện có khoảng 1,3 triệu người
Việt Nam đang định cư tại Hoa Kỳ, chiếm gần 50% tổng số người Việt Nam ở
nước ngồi, trong đó khoảng 70% đã có hộ chiếu Hoa Kỳ.
Theo cơng bố của Đức cuối năm 2014, số người Việt Nam ở Đức vào
khoảng 100.000, trong đó 20% đã nhập quốc tịch Đức; 80% trong số cịn lại đã
có quy chế cư trú hợp pháp. Nhìn chung, kiều bào ở Đức có cuộc sống tương đối
ổn định, đa số theo diện làm công ăn lương, số đông hướng về quê hương, giúp
đỡ thân nhân, không tham gia các tổ chức, đảng phái phản động chống Việt
Nam. Người Việt sống ở Đức có rất nhiều thành phần, nhưng phải nhấn mạnh
rằng, thế hệ người Việt thứ hai ở Đức hội nhập khá thành cơng, được chính
quyền sở tại đánh giá cao và hiếm thấy trong các cộng đồng nhập cư ở Đức.
Có thể nói chính thế hệ thứ hai này là cầu nối vô cùng quan trọng làm
tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Đức nói chung và nhân dân
hai nước nói riêng. Đất nước con người Việt Nam được biết đến nhiều hơn,
được kính trọng hơn là nhờ tầng lớp này. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của
cộng đồng người Việt Nam tại Đức cũng như tại các quốc gia khác hiện nay
chính là việc khơng có “ngơn ngữ chung” giữa các thế hệ. Thế hệ người Việt
Nam thứ nhất tại Đức đa số chỉ nói được tiếng Việt và một ít tiếng Đức, trong
khi thế hệ thứ hai lại nói tiếng Việt khơng tốt.
Cộng đồng người Việt Nam tại Ơxtrâylia có khoảng 300.000 người.
Cộng đồng người Việt tại đây có đội ngũ trí thức khá đơng, chủ yếu từ 3
nguồn: số người du học trước 1975, số sang sau 1975 được đào tạo chính quy
và một số từ trong nước sang hoặc từ các nước khác sang kiếm công ăn việc



9

làm. Phần lớn trí thức tham gia hoạt động khoa học hoặc giảng dạy tại các cơ
sở giáo dục lớn. Một số đã về nước làm việc trong các ngành kinh tế, khoa
học và sắp tới một số trí thức khác cũng bày tỏ nguyện vọng về Việt Nam làm
việc chủ yếu trên lĩnh vực giảng dạy. Đội ngũ trí thức người Việt tại Ơxtrâylia
có xu hướng ngày càng gia tăng. Hiện có hơn 60% con em kiều bào có trình
độ đại học và trên đại học. Hằng năm, một lượng lớn sinh viên Việt Nam sang
Ôxtrâylia du học.
Bên cạnh tiềm năng về trí thức, cộng đồng người Việt tại Ôxtrâylia cũng
tham gia vào hoạt động kinh doanh buôn bán tại nước sở tại. Đại bộ phận
người Việt có cơng ăn việc làm, song chủ yếu là lao động giản đơn, kinh doanh
buôn bán nhỏ, làm dịch vụ du lịch, ăn uống, gia công, may mặc, nông trại
nhỏ... Đa số bà con có tình cảm hướng về q hương đất nước, có ý thức giữ
gìn bản sắc văn hố dân tộc và đóng góp cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Như vậy, điểm qua một số một số đất nước, khu vực, có thể thấy được
vai trị to lớn của cộng đồng NVNONN. Kiều bào hàng năm chuyển một lượng
lớn tiền kiều hối về trong nước đầu tư cho các hoạt động kinh doanh, giáo dục,
bất động sản... Bên cạnh đó, bà con cũng gìn giữ các nét đặc sắc văn hóa của
Việt Nam và lan tỏa ra thế giới, gìn giữ tiếng Việt, giữ cái gốc của văn hóa Việt
Nam. Đồng thời, chính cộng đồng NVNONN là cầu nối hợp tác giúp cho Việt
Nam phát triển các quan hệ ngoại giao song phương và đa phương với các
nước, các khu vực khác nhau trên thế giới, đẩy mạnh quan hệ thương mại –
kinh tế và văn hóa – xã hội, góp phần cùng với trong nước tiến hành cơng cuộc
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam đã và đang ngày càng có vị thế cao trên trường quốc tế với
việc tổ chức thành công Hội nghị cấp cao các nước ASEAN, Hội nghị Cấp
cao các nước có sử dụng tiếng Pháp, Diễn đàn hợp tác Á–Âu (ASEM), Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Đại hội đồng liên



10

minh nghị viện thế giới IPU 132, và góp phần quan trọng vào hoạt động của
các tổ chức này. Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) đầu năm 2007; hồn thành tốt vai trị Ủy
viên khơng thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khoá 2008 2009, vai trò chủ tịch ASEAN năm 2010… Những thành tựu trong mở rộng
quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước đã tạo được sự phấn khởi,
tin tưởng và tự hào của cộng đồng NVNONN, tạo những điều kiện thuận lợi
để chúng ta có thể khai thác hiệu quả và phát huy tiềm năng của kiều bào
trong vai trò làm cầu nối thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác phát triển về
kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với các nước; cung cấp thông tin, kinh
nghiệm và tư vấn trong giải quyết các tranh chấp kinh tế và thương mại quốc
tế của ta với các nước.
II.TÌNH HÌNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGỒI
Đến cuối năm 2015, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi có trên
4,5 triệu người, tăng gần 3 lần so với những năm 80 của thế kỷ trước, hơn 25
lần so với năm 1975 và phân bố không đồng đều tại 109 nước và vùng lãnh thổ
trên khắp thế giới, kể cả những khu vực nghèo và đang phát triển ở Châu Phi,
Trung Đông và Nam Mỹ hoặc các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Đại bộ phận
người Việt (khoảng 98%) tập trung ở 21 nước thuộc năm khu vực địa lý: Bắc
Mỹ, Tây Bắc Âu, Nga và Đông Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Úc.
Tại các khu vực khác như: Nam Á và Tây Bắc Á, Trung Đơng, Châu Phi, Nam
Mỹ, tuy có người Việt làm ăn sinh sống, song số lượng là không đáng kể.
Cộng đồng NVNONN là một cộng đồng phức tạp về thành phần xã hội,
xu hướng chính trị, địa vị pháp lý, thế hệ và đa dạng về nghề nghiệp, tôn giáo,
dân tộc… Sự phức tạp này cũng rất khác nhau giữa các địa bàn và thể hiện
dưới nhiều góc độ.
1. Về số lượng, sự phân bố



11

Số lượng và sự phân bố người Việt Nam ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ,
Nhật và Australia chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự kiện Mỹ thất bại trong
chiến tranh tại Việt Nam. Những Việt kiều này tới định cư chủ yếu sau sự
kiện tháng 5-1975, với mục đích định cư lâu dài và họ tập trung thành một
vùng riêng biệt nhất là ở Mỹ. Phần lớn cộng đồng đã hòa nhập và ổn định về
địa vị pháp lý và kinh tế, có tiềm năng trí thức, có khă năng giúp mở rộng
quan hệ, mở thị trường. Tuy vậy, đây cũng là nơi tập trung lực lượng có
khuynh hướng chính trị khác biệt và thường có những hành động chống đối
về trong nước.
Khu vực các nước láng giềng Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc
và một số các quốc gia Đơng Nam Á khác, cộng đồng người Việt hình thành
sớm, gắn bó với nhau và có tinh thần cách mạng, tinh thần dân tộc cao, có
nhiều đóng góp cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhìn chung, điều
kiện kinh tế kiều bào ở các khu vực này còn khó khăn hơn các khu vực khác,
ít người được học cao.
Trong khi đó kiều bào ở các nước thuộc Liên Xơ trước đây và Đơng Âu
lại có những nét đặc thù riêng. Cộng đồng hình thành chủ yếu từ sau năm
1990, kể từ khi chế độ XHCN của các nước trên đây khơng cịn, phần lớn là
cán bộ, học sinh được cử đi công tác, học tập và lao động đã ở lại. Những
năm từ 1980 đến 1989, số lượng mới chỉ có khoảng 2000 người. Năm 1990
tăng lên khoảng 3000 và đến nay con số đã là hơn 300.000 người. Riêng cộng
đồng người Việt tại Cộng hòa Séc đã được Quốc hội và Chính phủ nước này
cơng nhận là một cộng đồng dân tộc thiểu số. Năm 2013, có khoảng
65.000 người Việt Nam đang sinh sống hợp pháp tại quốc gia Trung Âu này8.
Sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, mặc dù tình hình thế giới có
nhiều biến động, nhưng số lượng NVNONN vẫn đang phát triển tương đối

8

Anh Ngọc (Thứ sáu, 5/7/2013 10:14 GMT+7). “Cộng đồng Việt thành dân tộc thiểu số tại
Czech”. VnExpress. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2013


12

nhanh, ổn định và hòa nhập vào khu vực hoặc quốc gia mình đang cư trú, chịu
ảnh hưởng khá sâu văn hóa và lối sống của các nước sở tại, có vị trí nhất định
trong xã hội và đóng vai trò tương đối quan trọng trong mối quan hệ của Việt
Nam với các nước. Bên cạnh đó, có hàng nghìn người Việt Nam đã ra nước
ngoài lao động, học tập, tu nghiệp, đồn tụ gia đình, hình thành nên cơng
đồng Việt Nam tại một số địa bàn mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật bản,
Malaixia…
2. Về quy chế pháp lý.
Đánh giá chung về cộng đồng NVNONN cho thấy, tại các nước có
đơng người Việt Nam sinh sống (trừ cộng đồng người Việt ở Cộng hòa Séc),
còn lại phần lớn thủ tục xin nhập quốc tịch ít phức tạp, do nhu cầu làm ăn,
sinh sống, tỷ lệ người Việt Nam có quốc tịch ở các nước này khá cao chiếm
khoảng 80%. Những người chưa có quốc tịch phần nhiều được hưởng quy chế
định cư hoặc tạm cư. Số người cư trú bất hợp pháp là không nhiều. Điều này
tạo ra những điều kiện cho NVNONN có những thuận lợi trong làm ăn, sinh
sống, học tập.
Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng đã
tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ở Lào, Trung Quốc có quy chế pháp lý rõ
ràng và cuộc sống tương đối ổn định; Thái Lan trong những năm gần đây đã
có nhiều chính sách cởi mở hơn đối với Việt Nam như cho phép thế hệ 2,3
nhập tịch và cho thế hệ 1 được định cư. Tình hình kiều bào ở Campuchia cũng
có những cải thiện rõ nét so với những năm trước đây, tuy vậy cũng cịn gặp

nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chính sách đổi mới, mở cửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại
của bà con kiều bào ở nước ngoài về Tổ quốc và người ở trong nước đi ra
nước ngoài. Việt Nam đã tạo thuận lợi về cơ sở pháp lý cho các đối tượng này
có cuộc sống ổn định và bình đẳng trước pháp luật của Việt Nam.


13

- Về đời sống kinh tế và quan hệ thương mại:
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là cộng đồng trẻ, được hình
thành và phát triển chủ yếu từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước, nên tiềm
năng kinh tế và địa vị chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi
cịn ở mức khiêm tốn.
Tại các nước phương Tây, mặc dù đa số bà con đã ổn định cuộc sống
và được đánh giá là một cộng đồng phát triển nhanh có nhiều khả năng và
triển vọng trong làm ăn, kinh doanh, nhưng hiện tại số người giàu có với mức
vốn vài triệu USD trở lên cịn ít; đại đa số bà con có mức sống thuộc loại
trung bình hoặc trung bình thấp so với mức sống của người dân sở tại.
Khoảng 2/3 số đồng bào đã nhập quốc tịch nước ngoài. Đa số kiều bào
đi làm thuê. Các doanh nghiệp của kiều bào chủ yếu phục vụ trong cộng
đồng, khả năng vươn ra cạnh tranh thị trường bên ngồi cịn yếu; tại một số
nơi tập trung đông người Việt sinh sống như ở Mỹ, Canada, Pháp, Australia,
CHLB Đức, Thái Lan, Campuchia… các doanh nghiệp, của hàng, cửa hiệu
buôn bán của kiều bào đã và đang bị thế lực kinh tế của một số cộng đồng kiều
dân khác cạnh tranh, lấn át…
Tại Mỹ, nhìn chung, tiềm lực kinh tế của cộng đồng người Việt tại Mỹ
chưa mạnh. Số người Việt giàu có chiếm tỷ lệ thấp. Hiện nay, thu nhập bình
quân của người Việt tại Mỹ mới ở mức 12.000 USD/người/năm (người gốc Á:
18.000 và người Mỹ: 20.000); số người Việt sống dưới mức nghèo khổ còn ở

tỷ lệ khá cao: 20% (gốc Á: 14 %; người Mỹ 10,2%). Tuy nhiên, gần đây xuất
hiện một số triệu phú người Việt trẻ tại thung lũng điện tử Silicon.
Tại Canada, tiềm năng kinh tế của cộng đồng người Việt tại đây có hạn.
Số nhỏ thành cơng trong kinh doanh, nhưng chỉ với qui mơ vừa và nhỏ, khơng
có các công ty với số vốn lớn. Đa số những người Việt thành đạt hiện nay chủ
yếu là những người sang du học tại Canada từ trước năm 1975. Những người


14

sang sau 1975, cho dù một số có vốn nhưng rất khó vươn lên vì rất khó cạnh
tranh trong mơi trường minh bạch về pháp luật của một nước công nghiệp
phát triển có nền kinh tế thị trường ổn định và bị chi phối bởi những tập đoàn
kinh tế lớn.
Tại Australia, do người Việt Nam đến đây sinh cơ lập nghiệp chỉ mới
vài chục năm lại đây, nên sự thành đạt về kinh tế chưa đáng kể. Phần đông bà
con người Việt tại Australia là những người nghèo. Theo tài liệu Community
Profiles - 1991 Census - Việt Nam Born của Chính phủ Australia, mức lương
trung bình của người Việt tại Australia là 8.300 đơ la Australia /năm, trong
khi đó dân bản xứ là 14.200 đô la Australia/ năm.
Tại các nước Tây Âu và Bắc Âu, ít người Việt giàu có; đa số là những
người làm thuê, làm công ăn lương hoặc hưởng trợ cấp xã hội. Cũng như ở
Mỹ, tại một số khu vực tập trung đông người Việt Nam sinh sống như ở Pháp,
Cộng hoà liên bang Đức... các doanh nghiệp, cửa hàng, cửa hiệu buôn bán của
kiều bào đã và đang bị các đối thủ kinh tế của một số cộng đồng kiều dân khác
cạnh tranh, lấn át.
Ở các nước láng giềng như Lào, Trung Quốc, Campuchia, đa số kiều
bào có cuộc sống vật chất khó khăn, nhất là kiều bào ở Campuchia. Họ chủ
yếu làm thợ, dịch vụ nhỏ, đánh bắt cá... Ở Thái Lan, do quan hệ giữa Việt
Nam và Thái Lan được cải thiện, chính sách đối với kiều bào Việt Nam của

Chính phủ Thái Lan ngày càng tích cực, nên kiều bào có nhiều thuận lợi hơn
trong làm ăn và có vai trị tương đối lớn trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ ở
các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.
Cộng đồng người Việt Nam tại Nga và các nước Đông Âu bao gồm số
lao động, sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh và những người sang du
học tự túc, đi du lịch, thăm thân rồi ở lại. Họ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
thương mại, đa số mở cửa hàng, buôn bán nhỏ. Một bộ phận không nhỏ làm


15

ăn khá thành đạt, có thu nhập và tích luỹ vốn cao, đã có một số cơng ty về hợp
tác làm ăn, đầu tư ở trong nước. Còn lại đa phần bà con làm ăn bn bán nhỏ,
tích cóp tiền để gửi về cho thân nhân trong nước.
Về lĩnh vực đầu tư và thương mại, nhiều công ty của người Việt Nam ở
nước ngoài đã thiết lập mối quan hệ buôn bán, xuất nhập khẩu với các công ty
tại Việt Nam; đặc biệt là hoạt động kinh doanh của người Việt Nam tại Nga
và các nước Đông Âu đã duy trì và tạo được mạng lưới bn bán lẻ hàng Việt
Nam ở những nước này. Theo số liệu khơng chính thức, hàng năm lượng hàng
hoá của Việt Nam được các công ty của người Việt tại các nước này nhập
khẩu phi mậu dịch vào thị trường các nước này lên tới 200 triệu USD. Người
Việt Nam ở nước ngồi cịn đóng vai trị trung gian, làm cầu nối tạo dựng các
mối quan hệ buôn bán, giúp thiết lập quan hệ hợp đồng giữa các cơng ty nước
ngồi với các cơng ty của Việt Nam.
3. Về tiềm năng tri thức khoa học và công nghệ
Trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi, khoảng 500.000 người
được đào tạo ở trình độ đại học và sau đại học (trong đó có hơn 6.000 tiến sĩ
và hàng trăm trí thức tên tuổi được đánh giá cao) được đào tạo một cách bài
bản ở những nước phát triển có nền giáo dục chất lượng cao, uy tín, có
chun mơn sâu trong nghiên cứu, đào tạo và có nhiều kinh nghiệm làm việc

ở các nước tiên tiến,cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật bậc cao, có kiến thức
cập nhật về văn hố, khoa học và cơng nghệ, về quản lý kinh tế9. Trong đó có
nhiều người đạt được vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại
học, bệnh viện, công ty kinh doanh và các tổ chức quốc tế. Tiềm lực khoa học
và công nghệ của các thế hệ người Việt Nam ở nước ngồi khơng ngừng phát
triển; trong đó một thế hệ trí thức mới người nước ngồi gốc Việt đang hình
thành và phát triển, nhất là ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu và Châu Đại dương.
9

Dẫn theo: Nguyễn Thanh Sơn.Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở
nước ngoài: TCCSĐT ngày 18/5/2011


16

Đội ngũ này tập trung ở nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành và kinh tế mũi
nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển
học, sinh học, quản lý kinh tế, chứng khoán...Theo ước tính, chỉ số học vấn
đại học và trên đại học của người Việt Nam ở nước ngoài tại các nước cơng
nghiệp phát triển gần ở mức trung bình của người dân sở tại. Chỉ số học vấn
của thế hệ trẻ khá cao (tại Mỹ, cứ 2 người gốc Châu Á tuổi từ 25 đến 29 thì có
1 người có trình độ đại học và trên đại học). Chính thế hệ trẻ người Việt Nam
ở nước ngoài đang làm thay đổi cơ cấu cộng đồng, từng bước thay thế lớp
người lớn tuổi ít nhiều cịn mặc cảm với q khứ. Thế hệ trẻ này đang trở
thành một đối tượng quan trọng của cơng tác vận động nhằm động viên
khuyến khích sự hợp tác, đóng góp của họ đối với cơng cuộc xây dựng quê
hương đất nước. Thế mạnh của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngồi
là được đào luyện, tiếp cận môi trường khoa học công nghệ tiên tiến và hiện
đại. Họ có khả năng phát kiến sáng tạo, có năng lực tổng hợp thơng tin, tư vấn
đề xuất và tạo dựng mối quan hệ với các cơ sở khoa học, cơ sở kinh tế ở nước

sở tại. Từ trước đến nay, đội ngũ trí thức kiều bào vẫn được các cơ quan chức
năng trong nước đánh giá là thế mạnh của cộng đồng, là một nguồn lực có thể
góp phần tích cực cho sự nghiệp cơng nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Khu vực Tây Âu và Bắc Âu: tại Pháp có khoảng 40.000 trí thức, trong
đó có khoảng 40 người có học hàm cao và giữ vị trí tương đối quan trọng
trong các lĩnh vực hố sinh, vật lý, cơng nghệ, tốn học, tin học... Tại CHLB
Đức có khoảng trên 300 trí thức khoa học kỹ thuật và chuyên gia lành nghề;
một số đang giữ vị trí quản lý điều hành, tập trung ở các lĩnh vực điện tử, kỹ
nghệ giấy in, hoá học, năng lượng, khai thác dầu khí, kiến trúc, tốn máy tính,
nơng sinh, chế biến thực phẩm, y, dược, tài chính... Tại Anh có khoảng trên
100 trí thức; tại Bỉ có khoảng 500 trí thức tập trung ở các lĩnh vực cơ khí, hố


17

chất, luyện kim, điện tử, tin học, nông học, giáo dục - đào tạo, báo chí, khoa
học xã hội...
Tại Mỹ, đội ngũ trí thức người Việt khá đơng đảo, ước tính có khoảng
hơn 150.000 người có bằng đại học hoặc trên đại học. Đặc biệt là đội ngũ trí
thức trẻ, có nhiều tiềm năng, tập trung chủ yếu trong các ngành khoa học và
kinh tế mũi nhọn như cơ khí chế tạo, tin học viễn thông, vũ trụ, y học, sinh
học, quản lý kinh tế, chứng khốn. Hiện có hơn 10.000 chuyên gia, kỹ sư tin
học, kỹ thuật viên cao cấp làm việc tại Thung lũng Silicon (San José); 150
người làm việc trong Ngân hàng Thế giới; trên 200 nhà khoa học ở Houston,
Texas làm việc cho NASA, khoảng 1.000 người làm việc tại các cơ sở của Bộ
Quốc phòng Mỹ. Tại Canada, có khoảng 2000 trí thức, trong đó có khoảng 20
người có học hàm cao đang nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học nổi
tiếng của Canada10. Trí thức kiều bào tại nước này được đào tạo có hệ thống,
làm việc trong mơi trường tiên tiến, hiện đại, có chun mơn trong các ngành
kinh tế mũi nhọn như viễn thông, tin học, điện tử, môi trường, sinh học...

4. Về đời sống văn hóa tinh thần.
Người Việt Nam ở nước ngoài là một cộng đồng người tương đối đông
đảo nhất là tại một số quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Campuchia,
Australia, Lào, Canada… Điều kiện này là một thuận lợi cho việc giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc và gìn giữ những yếu tố truyền thống vốn có. Trong thực
tế, tại cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài các sinh hoạt truyền thống và
dạy tiếng Việt được đẩy mạnh mặc dù sự hỗ trợ từ trong nước cho vấn đề này
là không đáng kể. Tuy vậy, xét từ nhiều khía cạnh cả chủ quan lẫn khách quan
và nhìn tổng thể, việc lưu giữ những yếu tố văn hóa truyền thống của cộng
đồng NVNONN còn nghèo nàn, thiếu sinh động, mặt khác, một số hoạt động

10

Dẫn theo: Nguyễn Thanh Sơn.Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm ủy ban nhà nước về người Việt Nam
ở nước ngoài: TCCSĐT ngày 18/5/2011


18

văn hóa cịn mang màu sắc chính trị do một bộ phận người Việt Nam có tư
tưởng phản động khống chế, thống trị.
Trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật có khoảng 800 NVNONN, trong đó
phần lớn là hoạt động ca nhạc, chưa kể các hoạt động có liên quan như sản
xuất băng nhạc, chủ vũ trường. Mặc dù vậy, số lượng này là không nhiều…
Một hiện tượng khá phổ biến và cũng là điểm yếu trong xã hội kiều bào
là tính liên kết cộng đồng. Gắn bó tương trợ nhau khơng cao và có nhiều gia
đình chưa có sự chăm lo đúng mức về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
nên thế hệ trẻ sinh trưởng ở nước ngồi có xu hướng xa dần về ngơn ngữ và
các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam, đặc biệt là tiếng Việt - một trong những
cơ sở quyết định trong việc duy trì bẳn sắc văn hóa dân tộc.

5. Về tình hình thơng tin và thái độ chính trị đối với đất nước và về
hoạt động của các tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài.
Trong cộng đồng NVNONN có khoảng 3/4 số người thuộc diện “di tản”
vào cuối cuộc chiến tranh (4-1975) hoặc “vượt biên’ thời kỳ đất nước gặp khó
khăn (1978-1982), trong đó một số lượng đáng kể đã từng phục vụ, gắn bó với
chế độ Sài Gòn trước đây và nhập cư với thân phận “tị nạn chính trị”, tiếp đến
là những người đi theo Chương trình ra đi có trật tự (ODB). Sau 16 năm, có
hơn 60 vạn người được xuất cảnh và định cư ở hơn 30 nước trên thế giới (chủ
yếu là ở Mỹ, Canada, Australia). Trong Chương trình ODB có hai thành tố
đáng kể được tiến hành theo sự hợp tác song phương giữa Việt Nam và Mỹ là:
Hoạt động nhân đạo (Humanitarian Operation - HO) và Trẻ lai Mỹ (Amerasian
Chilren - AC)... Vì những ngun nhân ra đi nói trên, nên khơng ít người vẫn
cịn mặc cảm với q khứ “vượt biên”, thành kiến nặng nề hoặc thiếu hiểu biết
về chế độ mới, một số ít cịn mang trong người hận thù cách mạng. Có thể nói
đây là đặc thù khá điển hình của cộng đồng người Việt Nam so với các cộng


19

đồng kiều dân khác trên thế giới (nhiều cộng đồng kiều dân có ít hoặc thậm trí
khơng có sự đối lập về chính trị với Tổ quốc gốc của họ).
Trong những năm qua, các thế lực thù địch bên ngoài, đứng đầu là Mỹ
tìm mọi cách thực hiện âm mưu “Diễn biến hịa bình” chống Việt Nam. Được
sự tiếp tay, ủng hộ của các thế lực cực hữu nước sở tại, bọn phản động chống
cộng cực đoan đã lôi kéo, thâm nhập, lũng đoạn phần lớn các tổ chức, hội
đoàn của người Việt (trong cộng đồng có khoảng 695 tổ chức hội đồn; 415 tờ
báo, tạp chí; 62 đài phát thanh và truyền hình bằng tiếng Việt; 88 nhà xuất bản
người Việt 418 website chống phá ta)11 chúng nắm hầu hết các phương tiện
thông tin đại chúng, khống chế phần lớn dư luận trong cộng đồng, triệt để
khai thác chiêu bài “tự do, dân chủ, nhân quyền”, hàng ngày tuyên truyền lặp

đi, lặp lại các luận điệu xuyên tạc, bôi xấu chế độ của Việt Nam. Trong khi
đó, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác thông tin đối
ngoại của ta còn nhiều hạn chế, chưa thâm nhập sâu rộng trong cộng đồng,
nhất là tại các khu vực tập trung nhiều người Việt sinh sống, điển hình là tại
các nước phương Tây.
Sống trong hồn cảnh, mơi trường như vậy, phần lớn những người chưa
có điều kiện về nước lần nào đều giữ trong mình một hình ảnh đất nước Việt
Nam nghèo khó sau chiến tranh, họ khơng hình dung được sự thay đổi, năng
động và phát triển mạnh mẽ của đất nước trong thời gian qua.Có một thực tế
khách quan không thể phủ nhận, NVNONN tuy sống xa Tổ quốc nhưng vẫn
mang trong mình tinh thần yêu nước, lịng tự hào, tự tơn dân tộc, có tình cảm
gắn bó với gia đình, q hương và có đóng góp, cơng sức, của cải và cả
xương máu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Bên cạnh đó, cũng có thể nhận thấy một thực trạng cịn đang tồn tại,
một bộ phận khơng nhỏ NVNONN (số này chủ yếu sống tại các nước phương
11

TS. Nguyễn Bắc Son. ( />

20

Tây, có chế độ chính trị khác Việt Nam) hồi nghi về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Nhưng khi đề cập đến vấn đề dân tộc, đến mục tiêu
xây dựng một nước Việt Nam “độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, cơng bằng, văn minh” thì có sự đồng thuận hơn và trên thực tế dư
luận kiều bào ngày càng có sự nhìn nhận khách quan về những thành tựu do
cơng cuộc đổi mới của đất nước đem lại, về sự ổn định chính trị - xã hội và
vai trị của Việt Nam trên trường quốc tế. Tâm lý, nguyện vọng chung của
kiều bào là muốn ổn định cuộc sống, an phận làm ăn, đồng thời muốn duy trì
quan hệ tình cảm với gia đình, quê hương, muốn được đối xử bình đẳng như

người trong nước, cũng như quan tâm đến lợi ích trong quan hệ với đất nước.
Bên cạnh đó còn một số lượng lớn người chống đối, phản động chế độ
trong nước. Mục tiêu của chúng là cố gắng tạo ra một hình ảnh xấu về Việt
Nam trong dư luận cộng đồng quốc tế và kiều bào, cản trở các hoạt động đối
ngoại của ta, làm xói mịn lịng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của
Đảng, làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân, làm mất ổn định về chính trị –
xã hội, đi đến bạo loạn, lật đổ chế độ.
Nhìn chung, quy mơ hoạt động chống đối của bọn phản động người
Việt không lớn, không gây được nhiều sự chú ý của dư luận sở tại; số người
bị mua chuộc, lôi kéo tham gia vào các hoạt động chống đối giảm dần; nội bộ
của các tổ chức này mâu thuẫn, tranh giành quyền lực, liên kết lỏng lẻo và
thường xuyên nói xấu nhau về các thủ đoạn lừa bịp, ăn tiền của kiều bào.
Hiện chỉ có khoảng 40 tổ chức có thế lực và hoạt động quyết liệt, trong đó
nguy hiểm nhất là các tổ chức hoạt động có tính chất như những tổ chức
khủng bố. Tuy nhiên, tất cả những âm mưu phá hoại, gây tiếng nổ, kích động
bạo loạn ở trong nước đã bị hoàn toàn thất bại. Nhưng mặt khác, được sự hỗ
trợ tích cực của một số thế lực thù địch phương Tây, bọn phản động tiếp tục


21

chống cự quyết liệt và nham hiểm, đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải hết sức
đề phòng, cảnh giác.
Trên cơ sở phân tích sâu sắc và tồn diện thực trạng của NVNONN, có
thể thấy xu thế chủ yếu trong các cộng đồng, dù sống xa Tổ quốc, đồng bào
luôn nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống văn
hóa và giữ gìn cội nguồn, dịng tộc, gắn bó với gia đình, q hương, nhiều
người đã có đóng góp về tinh thần, vật chất, cả xương máu cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Thành tựu to lớn của nhân dân ta trong
sự nghiệp đổi mới, duy trì sự ổn định chính trị - xã hội, không ngừng nâng

cao vị thế của đất nước Việt Nam ở nước ngồi. Đơng đảo bà con hoan
nghênh cơng cuộc đổi mới và chính sách đại đồn kết toàn dân tộc của Đảng
và Nhà nước, mong muốn đất nước cường thịnh, sánh vai với các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới; nhiều người đã về thăm gia đình, quê hương,
tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học, công nghệ, giáo
dục, văn hóa, thể thao, nhân đạo, từ thiện…
Tuy nhiên, bên cạnh xu thế chủ yếu đó, người Việt ở một số nước cịn
khó khăn trong việc ổn định cuộc sống, chưa được hưởng quy chế rõ ràng,
thậm chí ở một số nơi còn bị kỳ thị, đời sống vật chất cịn gặp nhiều khó
khăn. Một bộ phận chưa có điều kiện về thăm đất nước, tận mắt thấy những
thành tựu của công cuộc đổi mới hoặc do thành kiến, mặc cảm, hiểu khơng
đúng về thực tế tình hình đất nước. Một số ít đã đi ngược lại với quyền lợi của
dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa các
nước sở tại với Việt Nam. Tính liên kết cộng đồng, sự gắn bó, giúp đỡ lẫn
nhau trong cộng đồng chưa cao. Còn thiếu các biện pháp duy trì, phát huy
truyền thống.
KẾT LUẬN


22

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi có tiềm lực kinh tế nhất định,
có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài và quốc
tế, có khả năng tìm kiếm đối tác và làm cầu nối với các doanh nghiệp, tổ chức
trong nước. Nhiều trí thức có trình độ học vấn, chun mơn cao, một số người
giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các
công ty và tổ chức quốc tế, có khả năng tạo dựng các mối quan hệ với các cơ
sở kinh tế khoa học ở nước sở tại.



23

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Ngọc Bình (1996), Thuyền nhân Việt Nam định cư hay hồi hương, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Người Việt Nam ở nước ngồi, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (2009),
50 năm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (1959-2009), Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Trần Trọng Đăng Đàn (2006), Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
đầu thế kỷ XXI: Số liệu và Bình luận, Tạp chí Q hương Online.
5. Nguyễn Đình Bin (2003), Người Việt Nam ở nước ngồi hội nhập và
hướng về q hương, Tạp chí Cộng sản.
6. Nguyễn Văn Phẩm, Tri thức kiều bào "nguồn nội lực" phát triển khoa học
và công nghệ nước nhà, Tạp chí Q hương
7. Nguyễn Thanh Sơn (2010), Cơng tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạp chí Cộng sản online, ngày
1/3/2010.
8. Đặng Trần Phong (2014), Phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước
ngoài cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Tạp chí Quê hương
Online, ngày 19/5/2014
9. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 67-CT/TW ngày 4/12/1990 về
công tác vận động người Việt Nam ở nước ngồi trong tình hình mới (Tài liệu
lưu tại ủy ban về NVNONN).
10. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 4/10/1982 về
công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài (Tài liệu lưu tại ủy ban về
NVNONN).



24

11. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 23/3/1995 Về
triển khai thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về chính sách và cơng tác
vận động người Việt Nam ở nước ngoài (Tài liệu lưu tại ủy ban về
NVNONN).
12. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Báo cáo số 12-BC/BCSDNN ngày
3/8/2006 sơ kết thực hiện Chỉ thị 51-CT/TW của Ban Bí thư “Về tăng cường
cơng tác đảng ở ngồi nước trong tình hình mới”.
13. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Ban cán sự Đảng Bộ Ngoại giao
(2004), Tài liệu học tập Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về Cơng tác
đối với người Việt Nam ở nước ngồi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Ban Việt kiều Trung ương, Báo cáo số 105/V K ngày 13/3/1993 về ban
hành Nghị quyết của Đảng về công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài (Tài liệu lưu tại ủy ban về NVNONN).
15. Vũ Ngọc Bình (1996), Thuyền nhân Việt Nam định cư hay hồi hương?
Vietnamese boat people resettlement or repatriation? Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
16. Nguyễn Phú Bình (2005), “Cơng tác vận động người Việt Nam ở nước
ngoài và những bài học thực tế”, Tạp chí Cộng sản, (2).


×