Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

công tác dạy và học tiếng việt cho cộng đồng người việt nam ở nước ngoài hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.01 KB, 42 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN CÁC CHUYÊN ĐỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Đề tài

CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI HIỆN NAY


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài:
“ Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn. Tiếng Việt còn, nước Nam còn” là
câu nói nổi tiếng của học giả Phạm Quỳnh – người tiên phong trong việc
quảng bá, bảo vệ chữ Quốc Ngữ. Với người xa xứ, mọi người thường nói rút
ngắn lại thành: “ Tiếng Việt còn, nước ta còn”. Truyền bá tiếng Việt là con
đường cơ bản nhất để duy trì, phát triển và phát huy tinh thần Việt, văn hóa
Việt đặc biệt đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và thông qua
đó quảng bá hình ảnh quốc gia Việt Nam. Tiếng Việt là sợi dây bền chắc nhất
gắn bó những người Việt Nam trong cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài, giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với kiều bào trong nước.
Người Việt Nam ở nước ngoài luôn chiếm một vị trí quan trọng trong
đường lối chính sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước.
Nghị quyết số 36 – NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 26/3/2004 về công tác đối
với người Việt Nam ở nước ngoài: “ Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ
phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là


nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa
nước ta với các nước”. Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 19
nhằm đẩy mạnh công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Đảng và Nhà
nước ta đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả hệ thống chính trị,
nhận được sự quan tâm hơn của các cấp, các ngành với nhiều chương trình, kế
hoạch và hoạt động thiết thực, trong đó có việc hỗ trợ đồng bào ở xa Tổ quốc
duy trì được tiếng Việt – tiếng nói cội nguồn dân tộc.
Tuy nhiên, nhiều năm qua trong cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài nhất là những người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài đang đứng trước
nguy cơ mai một ngôn ngữ của dân tộc. Những thế hệ con em thứ hai, thứ ba
trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay không nói được tiếng
Việt, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thông tin đối ngoại cho cộng
3


đồng người Việt Nam ở nước ngoài vì không thông thạo tiếng Việt nên các thế
hệ tương lai kiều bào ở nước ngoài không thể nắm bắt đầy đủ tình hình thông
tin trong nước.
Bên cạnh đó, sự bất cập về phương pháp tiếp cận, giáo trình hay những
tổ chức, cá nhân muốn lợi dụng việc dạy và học tiếng Việt cho những mục
tiêu không vì quyền lợi của cộng đồng, lợi ích của dân tộc, tạo ra một rào cản
lớn trong việc gắn kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với quê
hương, đất nước.
Nhận thấy việc tăng cường công tác dạy và học tiếng Việt cho cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một việc làm quan trọng và cần thiết,
trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, xây dựng
cầu nối tình cảm, sự gắn kết giữa người Việt Nam ở nước ngoài với người
Việt Nam ở trong nước. Tiểu luận “ Công tác dạy và học tiếng Việt cho cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay” được xây dựng nhằm nâng lên
tầm quan trọng và những vấn đề về tiếng Việt trong cộng đồng người Việt

Nam ở nước ngoài hiện nay. Từ đó, phân tích thực trạng dạy và học tiếng Việt
cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thực tiễn triển khai việc dạy và
học tiếng Việt cho kiều bào trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài
truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, báo mạng điện tử. Từ đó, đề
xuất một vài phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của
công tác dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
trong giai đoạn sắp tới, góp phần làm tăng tình đoàn kết hữu nghị giữa cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài:
Công tác thông tin đối ngoại cho cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài được đề cập, nhấn mạnh rất nhiều trong các chỉ thị, quyết định, đề án
của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ…nhưng cho đến nay, vẫn chưa có
công trình nào nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về công tác dạy và học tiếng Việt
cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các tài liệu mới chỉ dừng ở các
4


bài viết, tham luận, các bài phát biểu của một số cán bộ chuyên trách, đại diện
lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Xuất phát từ tình hình trên, tiểu luận “ Công tác dạy và học tiếng Việt
cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay” mong muốn đi sâu
khảo sát thực trạng của vấn đề này, phân tích những thành quả đạt được,
những khó khăn và chỉ rõ nguyên nhân từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm, phương hướng giải quyết để nâng cao hiệu quả của công tác này.
3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
*) Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của tiểu luận nhằm phân tích thực tiễn hoạt động
dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thực trạng
triển khai dạy và học tiếng Việt cho kiều bào trên các phương tiện thông tin
đại chúng như: Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, báo mạng
điện tử… với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác
quan trọng này.
*) Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trình bày khái quát tình hình công tác thông tin đối ngoại cho người
Việt Nam ở nước ngoài. Nêu rõ sự cần thiết phải dạy học và duy trì tiếng Việt
trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay.
Phân tích tình hình dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài cũng như nhu cầu dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng,
để làm rõ những thành quả đã đạt được và những khó khăn còn tồn tại, chỉ rõ
nguyên nhân.
Phân tích, đánh giá thực tế triển khai, xây dựng chương trình, biên soạn
tài liệu dạy và học Tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
trên VTV4, VOV2 và VOV3, trên trang web Quê hương online.
Đề xuất một số biện pháp, phương hướng nhằm tăng cường và nâng
cao hơn nữa hiệu quả của công tác dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài hiện nay.

5


4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
*) Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu bao gồm cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài đặc biệt là các thế hệ thứ hai, thứ ba… trong cộng đồng người Việt Nam

ở nước ngoài.
*) Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận tập trung nghiên cứu hoạt động dạy và học tiếng Việt cho
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2004, sau khi Chính phủ
triển khai đề án: “ Hỗ trợ dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài”.
Đặc biệt tập trung phân tích những vấn đề trong thời gian gần đây nhất
là khi Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện nhiệm vụ
được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 19/2008/CT – TTg và Quyết
định số 102/2008/QĐ – TTg về việc xây dựng Đề án: “ Đẩy mạnh công tác
tiếng Việt đối với người Việt Nam ở nước ngoài từ nay đến năm 2020”.
Địa bàn nghiên cứu bao gồm tất cả những nơi có cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài sinh sống, tập trung chủ yếu tại các địa bàn: các nước láng
giềng (Lào, Campuchia); Mỹ ( khu vực có đông kiều bào nhất).

5.

Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu:
*) Cơ sở lý luận:
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối
của Đảng và Nhà nước ta về công tác thông tin đối ngoại đối với người Việt
Nam ở nước ngoài và công tác dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài..
*) Cơ sở thực tiễn:
Nhu cầu học tiếng Việt và mong muốn giữ gìn bản sắc băn hóa, truyền
thống dân tộc của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là cơ sở thực tiễn
của tiểu luận.

6



Bên cạnh đó, tiểu luận cũng dựa trên những chương trình và các
phương tiện dạy, học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
như: Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Báo mạng điện tử.
*) Phương pháp nghiên cứu:
Một số phương pháp chính được dùng trong tiểu luận: phương pháp
khảo sát, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu,
phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp tổng kết thực tiễn…
6.

Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm
co 3 chương và 10 tiết

7


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC DẠY VÀ
HỌC TIẾNG VIỆT CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC
NGOÀI HIỆN NAY

1.1.

Đảng và Nhà nước đối với công tác thông tin đối ngoại cho người Việt
Nam ở nước ngoài
*)Khái niệm thông tin đối ngoại:
Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng
và đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm làm cho thế giới hiểu
rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, những thành tựu trong công
cuộc đổi mới của Việt Nam, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá

trị vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam; đấu tranh chống lại những luận
điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam; làm cho nhân dân ta hiểu rõ về thế giới;
đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế,
sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
*) Đối tượng của thông tin đối ngoại:
Đối tượng của thông tin đối ngoại gồm nhiều tầng lớp, giai cấp, thành
phần xã hội với trình độ nhận thức, hiểu biết và có mối quan tâm khác nhau
đến Việt Nam. Đó là nhân dân tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các
nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước lớn, các trung tâm kinh tế
- chính trị - xã hội lớn và các bạn bè truyền thống. Về cơ bản, có thể chia đối
tượng của hoạt động thông tin đối ngoại thành 4 nhóm lớn, trong đó có 3
nhóm mang tính đặc thù:
Nhóm thứ nhất:nhân dân, chính phủ các nước trên thế giới
Nhóm thứ hai: người nước ngoài sinh sống, làm việc, học tập, du lịch ở
Việt Nam
Nhóm thứ ba: cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Nhóm thứ tư: nhân dân trong nước
8


*)Thông tin đối ngoại đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài:
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài gắn liền với lịch sử phát triển
của đất nước trong suốt thế kỷ 20 cho tới nay và luôn có những đóng góp quý
báu vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Năm 2011, kiều hối gửi về nước
tăng trung bình 10 -15%/năm, đạt trên 9 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một
trong mười quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất, đóng góp quan trọng vào việc
ổn định cán cân thanh toán và kinh tế của đất nước. Chính vì lẽ đó, cộng đồng
NVNONN có vị trí chiến lược rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết dân
tộc của Đảng ta. Ngày nay, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

tiếp tục được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, và là một trọng tâm công
tác của ngành ngoại giao.
Quán triệt tinh thần đại đoàn kết dân tộc và thể hiện sự quan tâm, chăm
lo đến công tác này, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 36 năm 2004 khẳng
định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, trong đó nêu rõ “người
Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của
cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường
quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”, đồng thời chỉ rõ
“công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ
thống chính trị và của toàn dân”.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cũng xác định “Đồng bào định cư ở
nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt
Nam; Nhà nước ban hành các cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào
ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc, hướng về Tổ quốc” nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Một vấn đề đặt ra là đồng bào ở xa Tổ quốc, không có điều kiện thường
xuyên về thăm quê hương thường khó nắm bắt tình hình ở quê nhà. Những tin
tức về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa trong nước rất khó đến được với
bà con. Do đó, việc cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không hiểu rõ
9


hoặc hiểu sai về tình hình đất nước là khó tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề
này, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp khắc phục khó khăn, trong
đó đặc biệt nhấn mạnh vao trò, tầm quan trọng của công tác thông tin đối
ngoại đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Thông tin đối ngoại đối với người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ
phận rất quan trọng trong công tác thông tin đối ngoại, có nhiệm vụ chuyển
tải những sự kiện, sinh hoạt trên các mặt của đời sống xã hội đưa hình ảnh của

đất nước đổi mới đến với bạn bè quốc tế trong đó có bộ phận người Việt Nam
ở nước ngoài đang hướng về Tổ quốc, cũng như giới thiệu những tình cảm,
quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam. Nội
dung thông tin đối ngoại cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài bao
gồm những điểm sau:
+ Thông tin về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
do đường lối đổi mới mang lại.
+Thông tin về những thành tựu của chính sách đại đoàn kết toàn dân
tộc, tự do tôn giáo, dân chủ, quyền con người.
+ Thông tin về các vấn đề lớn đang diễn ra trong từng thời kỳ như các
thông tin về văn hóa – xã hội, đời sống sinh hoạt trong nước; thông tin về chủ
quyền lãnh thổ trên đất liền, trên biển; về công tác xây dựng Đảng, chống
quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
+ Thông tin trực tiếp về những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; những quan tâm, mong muốn của
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với Tổ quốc.
Để thực hiện được nội dung này, công tác thông tin đối ngoại được
triển khai trên nhiều lĩnh vực, với nhiều nghị quyết, biện pháp như:
+Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VII) với Nghị quyết
08/NQ/TW ngày 29/11/1993 về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, xác
định những quan điểm đúng đắn cùng các chính sách và biện pháp lớn trong
công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
10


+ Nghị quyết 36 – NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ chính trị, công tác
đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong giai đoạn mới, toàn bộ hệ thống
chính trị từ trung ương đến địa phương được huy động nhằm triển khai thực
hiện công tác này trên cả ba lĩnh vực: thông tin tuyên truyền, hoạch định
chính sách và vận động cộng đồng.

+ Nhiều chính sách được ban hành như: miễn thị thực xuất nhập cảnh
Việt Nam cho kiều bào; sửa đổi các đạo luật về Quốc tịch, Đất đai, Nhà ở; các
quy định về cư trú, hồi hương về đầu tư, kinh doanh, hợp tác trong nước…
+ Công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với
nhiều hình thức và nội dung phong phú: chương trình “ Xuân quê hương” vào
Tết nguyên đán hàng năm, tổ chức cho kiều bào tiêu biểu về dự Quốc lễ giỗ
Tổ Hùng Vương, Quốc khánh 2/9, các hoạt động “ đền ơn đáp nghĩa”…

Hình: Đêm hội Xuân quê hương năm 2014
+ Vận động thế hệ trẻ kiều bào được xác định là một nhiệm vụ quan
trọng. Công tác dạy tiếng Việt cho các thế hệ kiều bào thứ hai, thứ ba…luôn
được quan tâm. Đề án “Hỗ trợ dạy và học tiếng Việt đối với người Việt Nam
ở nước ngoài từ nay đến 2020” và sự triển khai trên một số địa bàn…

11


1.2.

Công tác tiếng Việt và sự cần thiết phải hỗ trợ dạy và học tiếng Việt cho

1.2.1.

cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Khái niệm và nội dung công tác tiếng Việt:
“Công tác tiếng Việt” là một khái niệm mới, được đề cập lần đầu tiên
trong đề án: “ Đẩy mạnh công tác tiếng Việt đối với người Việt Nam ở nước
ngoài từ nay đến năm 2020” của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước
ngoài năm 2008.
Công tác tiếng Việt được xác định với mục tiêu là để đồng bào ở nước

ngoài duy trì, sử dụng được tiếng Việt về cả nghe, nói, đọc, viết góp phần gìn
giữ bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau
trong cộng đồng, xây dựng cộng đồng ổn định, phát triển thành đạt ở nước sở
tại và luôn hướng về quê hương.
Nhìn chung, công tác tiếng Việt được xác định với ba nội dung chính:
Thứ nhất là xây dựng, củng cố và phát triển các phong trào truyền bá,
duy trì tiếng Việt trong cộng đồng.
Thứ hai là xây dựng, củng cố, phát triển các tổ chức về tiếng Việt trong
cộng đồng nhằm mục tiêu phổ biến tiếng Việt và các mục tiêu khác của công
tác cộng đồng.
Thứ ba là đổi mới, đẩy mạnh các nội dung, loại hình hoạt động liên
quan đến dạy và học tiếng Việt, tạo môi trường thuận lợi cho việc học tập và
sử dụng tiếng Việt, tạo không gian văn hóa tiếng Việt. Góp phần giúp bà con
cũng như người dân sở tại hiểu rõ hơn về đất nước, con người Việt Nam.

1.2.2.

Sự cần thiết phải hỗ trợ dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài
*) Tiếng Việt là công cụ hữu hiệu để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam:
Sắc là thể hiện ra ngoài. Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức
là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc
Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như

12


mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những

công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khẳng định: nền văn
hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghị quyết “Xây dựng và phát riển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc” mà Hội nghị trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay
vẫn là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát
triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy
trong thời kỳ mới. Văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát
triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm
cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định:
“Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển
toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn,
dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ
đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh
quan trọng của phát triển”.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nơi đất khách quê người,
sinh hoạt trong những môi trường khác nhau. Sở dĩ kiều bào ta vẫn trụ vững
và ngày càng ổn định, phát triển là nhờ có sự đoàn kết gắn bó trong cộng
đồng và gắn bó với quê hương, Tổ quốc. Sợi dây đoàn kết gắn bó ấy chính là
những giá trị văn hóa Việt Nam cao đẹp được biểu hiện trong niềm tự hào về
truyền thống lịch sử, phong tục, tập quán, nếp sống…Những giá trị văn hóa
ấy được hình thành và thấm sâu vào mỗi con người Việt Nam bằng nhiều con

13



đường trong một thời gian dài mà công cụ hữu hiệu nhất trong việc truyền đạt
và giáo dục về văn hóa là tiếng Việt.
Dân tộc và ngôn ngữ dân tộc là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau
trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Trong đó, ngôn ngữ vừa là cái thể hiện rõ
nét nhất đặc trưng của dân tộc lại vừa là cái phản ánh, bảo tồn nền văn hóa
dân tộc. Ngôn ngữ cũng đồng thời là phương tiện hợp nhất, đoàn kết dân tộc,
củng cố và góp phần phát triển xã hội.
Tiếng Việt được hình thành và phát triển song song với sự hình
thành và phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Đến nay, tiếng Việt đã trở
thành một ngôn ngữ giàu đẹp, phong phú và độc đáo.
Ngôn ngữ bao gồm hai chức năng chính là chức năng làm công cụ
tư duy và chức năng là phương tiện giao tiếp. Vì vậy, muốn đào tạo thế hệ trẻ
trở thành những công dân Việt Nam với tư cách là những chủ thể của sự phát
triển kinh tế - xã hội, không thể không quan tâm tới việc giáo dục tiếng Việt.
Thông qua tiếng Việt, mỗi người Việt Nam mới thực sự tiếp nhận được các
tinh hoa, giá trị, bản sắc riêng biệt, độc đáo của nền văn hóa Việt Nam, từ đó
làm tăng thêm sự gắn bó của mỗi con người Việt Nam đối với quê hương, đất
nước.
*) Tiếng Việt là cầu nối để gắn kết kiều bào với quê hương đất nước.
Việc dạy và học tiếng Việt không chỉ nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, mà còn xây dựng ý thức hướng về cội nguồn, đoàn kết với
đồng bào trong nước tạo thành sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Hiện nay, kiều
bào ở nước ngoài ngày càng ý thức rõ hơn tầm quan trọng của công tác duy trì
tiếng Việt đối với sự tồn tại, phát triển của cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài với tư cách là một cộng đồng có bản sắc văn hóa riêng trong lòng nước
sở tại.
Bên cạnh đó, việc duy trì và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt
trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giúp đồng bào có điều kiện
nắm bắt tốt hơn thông tin trong nước, cập nhật tình hình mọi mặt về đời sống,
14



chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước, hiểu rõ hơn sự quan tâm, đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và với kiều bào nói riêng
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, ấn phẩm từ trong
nước, góp phần truyền bá có hiệu quả công tác thông tin đối ngoại ở nước
ngoài.
Việc giữ gìn tiếng Việt giúp cho kiều bào thêm yêu quê hương đất
nước, từ đó góp phần trực tiếp vào việc xây dựng, củng cố và phát triển cộng
đồng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của những người Việt Nam sống
xa quê hương, duy trì sự liên kết thiêng liêng của đồng bào với cội nguồn dân
tộc và sự gắn bó với nhân dân trong nước.
1.3.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công tác tiếng Việt đối với cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Theo tinh thần đổi mới, Đảng và Nhà nước ta xác định rõ công tác đối
với người Việt Nam ở nước ngoài là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị.
Ngày 26/3/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36 – NQ/TW về
công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đánh dấu một giai đoạn mới
trong nhận thức và thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và
Nhà nước ta. Ngay sau đó, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động
của Chính phủ nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết. Đây được coi là các văn
bản quan trọng nhất về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, trong
đó có vấn đề về tiếng Việt ( Nhiệm vụ 5 của Nghị quyết và Nhiệm vụ 7 của
chương trình hành động)
Nhiệm vụ 5 của Nghị quyết 36: “ Tích cực đầu tư cho chương trình dạy
và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ.
Xây dựng và hoàn chỉnh sách giáo khoa tiếng Việt cho kiều bào, cải tiến các
chương trình dạy tiếng Việt trên truyền hình, đài phát thanh và qua mạng

Internet. Cử giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể giúp bà con học
tiếng Việt. Tổ chức trại hè nói tiếng Việt cho thanh thiếu niên người Việt Nam
ở nước ngoài”.
15


Nhiệm vụ 7 – Về việc dạy và học tiếng Việt cho thế hệ trẻ người Việt
Nam ở nước ngoài trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước
ngoài đã chỉ rõ:
“Thực hiện Quyết định số 281/QĐ – TTG ngày 22 tháng 3 năm 2004
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ Việc dạy và học
tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài. Trong quý III năm 2004, Bộ
Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban Điều hành Đề án với sự tham gia của đại
diện các Bộ: Tài chính, Ngoại giao, Văn hóa – Thông tin,Văn phòng Chính
phủ, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên
quan khác để triển khai Đề án trong năm 2004, 2005 và các năm tiếp theo,
bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
-

Điều tra, khảo sát nhu cầu dạy và học tiếng Việt của cộng đồng người Việt

-

Nam ở nước ngoài.
Xây dựng chương trình, biên soạn, phát hành tài liệu dạy và học tiếng Việt
phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn việc dạy và học tiếng Việt
theo phương thức từ xa qua truyền hình, đài phát thanh, mạng Internet, đĩa

-


từ.
Tổ chức việc bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước

-

ngoài.
Hỗ trợ việc dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tại các trung
tâm, nhà văn hóa, các trường của Hội người Việt Nam hoặc các cơ sở giáo
dục khác ở nước ngoài tổ chức dạy và học tiếng Việt”.
Bên cạnh đó, Tạp chí điện tử Quê hương Online của Ủy ban Nhà nước
về người Việt Nam ở nước ngoài đã mở trang học tiếng Việt. Ủy ban đã thực
hiện nhiều dự án hỗ trợ xây dựng trường, lớp cho cộng đồng tại nhiều nước,
hỗ trợ gửi sách giáo khoa, giáo trình tiếng Việt trong cộng đồng. Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cùng nhiều
cơ quant rung ương và địa phương cũng đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm hỗ

16


trợ bà con trong công tác dạy và học tiếng Việt: cử giáo viên, hỗ trợ xây
trường lớp, cung cấp trang thiết bị, sách giáo khoa và đồ dùng học tập…
Từ năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa chương trình dạy tiếng Việt
trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài theo hai bộ sách giáo khoa “
Quê Việt” dành cho người lớn và “ Tiếng Việt vui” dành cho trẻ em và thanh
niên trên website www.tiengvietonline.com.vn. Đây là Chương trình dạy tiếng
Việt trực tuyến, thuộc Đề án “ Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người
Việt Nam ở nước ngoài” do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Mục đích của
chương trình này nhằm tạo thêm điều kiện thuận lợi để người Việt Nam đang
sống ở nước ngoài có thể tự học tiếng Việt.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình trong giai đoạn mới, ngày
6/6/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 19/2008/CT – Ttg về việc tiếp
tục tăng cường triển khai thực hiện Chương trình Hành động của Chính phủ
về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài. Riêng về vấn đề tiếng Việt cho
kiều bào, Chỉ thị yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị quán triệt sâu sắc chủ
trương “ tích cực đáp ứng các nhu cầu về thông tin, dạy và học tiếng Việt” và
“ Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục
và Đào tạo, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đẩy mạnh triển khai
việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, với các bước đi
cụ thể và thiết thực”.
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng giao, Ủy ban đã xây dựng Đề án
“Đẩy mạnh công tác tiếng Việt đối với người Việt Nam ở nước ngoài từ nay
đến năm 2020” nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết và ngày càng lớn của đồng
bào người Việt Nam ở nước ngoài.
Đến nay, Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm và Ủy
ban đang xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan để
có thể triển khai tại Lào, Campuchia, Nga, Séc, Mỹ và Canada trong giai đoạn
2009 – 2020

17


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC DẠY VÀ
HỌC TIẾNG VIỆT CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở
NƯỚC NGOÀI HIỆN NAY
2.1. Vấn đề dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài hiện nay
Việt Nam có hơn 4, 5 triệu kiều bào đang sinh sống và làm việc ở trên
103 quốc gia và vùng lãnh thổ (2012 – Báo cáo của Ủy ban của Nhà nước về
người Việt Nam ở nước ngoài), trong số đó tập trung ở các quốc gia đang phát

triển. Tuy nhiên, hiện nay có một thực tế rằng những thế hệ thứ hai, thứ ba,
thứ tư sinh ra và lớn lên ở nước ngoài không biết tiếng Việt hoặc không có sự
quan tâm tới ngôn ngữ mẹ đẻ. Xu hướng này đang có chiều hướng ngày một
gia tăng, tạo ra nguy cơ tiềm tàng về việc ngôn ngữ dân tộc dần bị mai một
trong cộng đồng Việt ở nước ngoài.
Vấn đề đặt ra với bà con Việt Nam sống xa Tổ quốc là làm sao để giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ cộng đồng kiều bào trẻ,
làm sao để thế hệ này có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt. Bởi vì
gìn giữ được tiếng Việt, bà con kiều bào mới có thể nắm bắt được thông tin về
tình hình mọi mặt của đất nước, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước để từ đó hiểu đúng các chủ trương của Chính phủ, không bị các thế lực
phản động lợi dụng để chống phá Nhà nước, từ đó nâng cao trách nhiệm và
tình cảm đối với Tổ quốc, đối với người dân trong nước.
Văn hóa của loài người có được là do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố
tiếng nói là quan trọng nhất. Thông qua tiếng nói, mỗi dân tộc đều thể hiện
bản sắc văn hóa riêng của mình. Khoa học đã chứng minh rằng, bên cạnh
những nét tương đồng, phương thức giao cảm của người châu Âu, châu Á,
châu Mỹ, châu Phi có những khác biệt... Ngoài tiếng mẹ đẻ, người Việt chúng
ta không thể diễn đạt hết tình cảm của mình qua bất cứ một thứ ngôn ngữ nào

18


khác. Nếu như người con chỉ có thể giao tiếp với cha hoặc mẹ đẻ của mình là
người Việt bằng tiếng nước ngoài, thì có nghĩa là tình cha con hoặc mẹ con có
thể đã bị “Tây hóa”.
Một phụ huynh đã tâm sự: “Trước kia, con bập bẹ “Con yêu bố, mẹ”
bằng tiếng bản địa, tôi đã cảm thấy sung sướng. Còn giờ đây, khi nghe con
nói bằng tiếng Việt: “Con yêu bố lắm!”, tuy không sõi, nhưng từ đáy lòng
mình cảm thấy thiêng liêng, thân thương vô cùng, nước mắt cứ trào ra”. Điều

tâm sự của bậc phụ huynh trên đây đã phản ánh đúng phần nào việc dạy và sử
dụng tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Do phải bươn
trải mưu sinh cuộc sống, không ít gia đình phó thác việc nuôi dạy con cái cho
nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc thuê người địa phương chăm sóc. Từ bé, các em đã
không được tiếp xúc với môi trường tiếng Việt nên chỉ có thể nói bập bẹ đôi
ba câu, còn khẩu ngữ thì chủ yếu theo tiếng địa phương.
Thực tế đáng lo ngại là có tới 1/3 trong số các em ở lứa tuổi từ 6-15
hoàn toàn không biết tiếng Việt, chủ yếu là con em “lai”, con em các gia đình
có hoàn cảnh khó khăn, hoặc gia đình khá giả, nhưng vì mải làm ăn, con cái
phó mặc cho người nước ngoài trông nom, nên các em hoàn toàn bị “Tây
hóa”.
Tình trạng rất đáng báo động là thế hệ này, thậm chí mất hẳn “nhu cầu”
tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày. Cuộc sống hiện đại vốn đã tạo ra một
khoảng trống lớn trong tình cảm giữa chúng ta với lớp trẻ, nếu giữa các thế hệ
lại có thêm sự bất đồng về ngôn ngữ, thì nỗi trống trải sẽ tăng lên gấp bội.
Bên cạnh thực trạng đáng lo ngại này, cũng có không ít các em sống trong gia
đình có nếp sống văn hóa, được bố mẹ cho về thăm quê hương, có dịp giao
lưu, tiếp xúc, nên tiếng Việt được nâng cao rõ rệt. Có trường hợp, các em sinh
ra và lớn lên trong một đại gia đình “Tây” chỉ có một nhân tố “Á”, chưa một
lần được về thăm quê, mà nói tiếng Việt sõi như trẻ em ở Việt Nam vậy. Cũng

19


có những em thuần túy “Tây” cũng tích cực học tiếng Việt và đạt kết quả tốt.
Tiếc rằng, đó chỉ là những trường hợp cá biệt.
Thực tế cho thấy, nếu con em chúng ta thông thạo cả ngôn ngữ sở tại và
tiếng mẹ đẻ thì rất dễ hội nhập và dễ nổi trội trong các cộng đồng đa sắc tộc,
đa văn hóa. Dạy tiếng Việt cho trẻ và giúp chúng dần tiếp cận với văn hóa dân
tộc, là một quá trình giáo dục, chịu sự tác động của các yếu tố chính là gia

đình, nhà trường và xã hội. Thiếu trường lớp, thiếu giáo viên là một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất học, gây thiệt thòi cho lớp trẻ sống
xa Tổ quốc.
Cuộc sống của người Việt Nam ở nước ngoài chịu nhiều ảnh hưởng của
các yếu tố địa chính trị, địa kinh tế, lịch sử và văn hóa của vùng lãnh thổ nước
sở tại nơi họ sinh sống và làm việc. Do đó, thực trạng của việc sử dụng tiếng
Việt, các hoạt động về gìn giữ và truyền bá tiếng Việt trong đó có việc dạy và
học tiếng Việt có sự khác nhau về tính chất và hình thức, về mức độ và quy
mô ở từng khu vực, địa bàn.
Hiện nay, một số vấn đề mà cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
đang gặp phải trong việc gìn giữ và phát huy tiếng Việt như sau:
Thứ nhất, đó là sự nhận thức về giá trị bản sắc văn hóa truyền thống
dân tộc, mối quan hệ giữa ngôn ngữ với bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc
trong thời đại toàn cầu hóa.
Thứ hai, đó là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu rất
lớn về đời sống văn hóa, tinh thần. Trong đó có các nhu cầu đa chiều về thông
tin có nguồn là tiếng Việt.
Thứ ba, cộng đồng đang đứng trước thực tế lớn là phần đông những
người sử dụng tiếng Việt tốt hoặc khá đang dần già đi trong khi thế hệ trẻ,

20


nhất là những người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài không biết tiếng Việt,
biết ít hoặc không quan tâm đến tiếng Việt có xu hướng tăng lên, tạo ra nguy
cơ mai một ngôn ngữ trong cả cộng đồng.
Thứ tư, đó là sự bất cập của các chương trình truyền bá, phổ biến về
phương pháp tiếp cận, phương pháp sư phạm, ngôn ngữ chuẩn, chương trình
dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ năm, đó là sự tranh giành ảnh hưởng của các cơ sở dạy tiếng Việt ở

bên ngoài, tại nhiều địa bàn việc dạy và học tiếng Việt đang bị nhiều tổ chức,
cá nhân khống chế, lợi dụng vì các mục tiêu chống đất nước, chống dân tộc.
Thứ sáu, sự kết hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về dạy và học tiếng Việt còn thiếu
nhịp nhàng; chưa có động lực và sự khuyến khích cần thiết cho người học,
kinh phí và cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn; Tiếng Việt ở nước ngoài còn
chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của tiếng Việt trong quá trình hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
2.2. Tổng quan tình hình dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài hiện nay
2.2.1. Các hoạt động dạy và học tiếng Việt:
Tại một số quốc gia, do có chính sách tôn trọng nền văn hóa của các cư
dân bản địa cũng như dân di cư nên trong chừng mực nhất định, tiếng Việt đã
được tôn trọng, tạo điều kiện để người Việt Nam ở nước ngoài dạy và học
tiếng Việt như một ngoại ngữ chính thức trong chương trình giáo dục ở phổ
thông cũng như Đại học.
Ở Mỹ, các hoạt động dạy và học tiếng Việt phát triển khá mạnh. Theo
thống kê của bang California, năm 1996 ở San Jose ngoài trung tâm Việt ngữ
21


Văn Lang còn có trường Rạng Đông chuyên dạy tiếng Việt từ vỡ lòng cho đến
hết bậc tiểu học. Ở Nam California có tới 52 trường dạy tiếng Việt, ở Los
Angeles có 17 trường, quận Orange có 22 trường, quận San Diego cso 7
trường. Số giáo viên tham gia dạy tiếng Việt ở các trường này có khoảng 733
người. Đặc biệt ở tiểu bang Hawaii, chương trình dạy tiếng Việt được chính
quyền hỗ trợ và thông qua chính sách “Bảo tồn khả năng ngoại ngữ Á châu
và Thái Bính Dương”.
Ở Pháp, nơi có cộng đồng người Việt định cư lâu đời nhất, tiếng Việt đã
được luật pháp và Bộ Giáo dục Pháp công nhận như một ngoại ngữ chính

thức trong các kì thi Tú tài hoặc tuyển sinh vào đại học. Các trường Đại học
Paris VII, trường Đại học Language Oriental có khoa Việt học trong đó tiếng
Việt được dạy như một môn học chính thức của trường. Ở Paris, trường trung
học Jean De la Forltaine đã dạy tiếng Việt như một thứ ngoại ngữ chính;
Trung tâm sinh hoạt thiếu nhi, Hội quán Maison du Vietnam của Hội người
Việt tại Pháp cũng tổ chức các lớp dạy tiếng Việt vào thứ 7 hàng tuần.
Ở Nhật Bản, do quan hệ hợp tác Việt – Nhật ngày càng trở nên chặt
chẽ, đa dạng. Những năm gần đây, tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ
được coi trọng. Tại hai trường Đại học công lập ở Tokyo, Osaka đều có khoa
tiếng Việt với chương trình đào tạo quy mô, chất lượng cao, số lượng sinh
viên nhiều hơn hẳn so với các nước Âu Mỹ.
Ở các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, con em kiều bào được học
trong những trường lớp do các Hội đoàn người Việt đứng ra thành lập và điều
hành có sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam và của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Việt Nam theo chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Việt Nam.

22


Tại một số quốc gia khác, tuy tiếng Việt và việc giảng dạy tiếng Việt
chưa được đưa vào nhà trường để giảng dạy một cách chính thống những
cũng đã hình thành các trường lớp dạy tiếng Việt do các Hội đoàn người Việt
hoặc các tổ chức Thiên chúa giáo, Phật giáo… đứng ra tổ chức.
2.2.2. Việc biên soạn tài liệu dạy và học tiếng Việt
Hiện nay, tài liệu dạy học cho người Việt Nam ở nước ngoài tương đối
đa dạng và không nhất quán về hình thức cũng như nội dung biên soạn. Mỗi
nơi sử dụng một giáo trình tiếng Việt khác nhau.
Tại các nước Lào và Campuchia, tài liệu dạy và học tiếng Việt được sử
dụng là chương trình, sách giáo khoa tiếng Việt phổ thông của Bộ Giáo dục và

Đào tạo Việt Nam.
Tại các nước Đông Âu như Séc, Ba Lan, Nga…tài liệu học tiếng Việt
chủ yếu do các cá nhân hoặc hội đoàn tự biên soạn phỏng theo tài liệu dạy
học tiếng Việt phổ thông cơ sở trong nước kết hợp với các tài liệu dạy học
tiếng Việt được tìm trên mạng hoặc lấy từ các nước khác.
Tại các nước phương Tây, tài liệu dạy và học tiếng Việt chủ yếu do giáo
viên dạy tiếng Việt ở các trường, trung tâm hay lớp học tự biên soạn.
Do vậy, hệ thống tài liệu dạy học tiếng Việt của cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài đang có những vấn đề đặt ra như:
Thứ nhất, tài liệu dạy học chưa thực sự đáp ứng nhu cầu học tập khác
nhau của các đối tượng học.
Thứ hai, tài liệu dạy học được biên soạn chủ yếu theo cách thức “ tự
cung tự cấp” nên rất đa dạng và thiếu sự thống nhất.

23


Thứ ba, nội dung tài liệu chưa được cập nhật với những thông tin mới
về ngôn ngữ tiếng Việt, phương pháp dạy học tiếng Việt cũng như những kiến
thức về văn hóa, lịch sử và Việt Nam học.
Chính vì nắm bắt được nhu cầu bức thiết của kiều bào, Nhà nước đã
quan tâm đầu tư thực hiện bộ sách giáo khoa dạy tiếng Việt cho cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
đề án “ Hỗ trợ dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài” nhằm giúp người Việt Nam ở nước ngoài luôn có điều kiện duy trì,
bảo vệ và phát huy vốn tiếng Việt. Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào
tạo tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt hai chương trình dạy tiếng Việt
cho người Việt Nam ở nước ngoài: chương trình dạy tiếng Việt cho người lớn
và chương trình dạy tiếng Việt cho trẻ em. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã biên soạn hai bộ sách Tiếng Việt vui (dành cho trẻ em) và Quê việt

(dành cho người lớn).
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khai trương website dạy tiếng Việt
miễn phí dành cho người Việt Nam ở nước ngoài theo 2 bộ sách giáo khoa
trên; Hỗ trợ sách báo, tài liệu, truyện, tranh ảnh, băng đĩa, quốc kỳ Việt Nam
cho một số trung tâm dạy tiếng Việt ở Úc, CHLB Đức, Hàn Quốc, Lào, Nhật
Bản, Phần Lan, Thái Lan...
Tuy nhiên, bộ sách vẫn còn một số điểm thiếu sót và hạn chế như:
thành viên nhóm biên soạn nhưng không giảng dạy ở nước ngoài nên việc
biên soạn mới chỉ dựa trên kinh nghiệm. Hơn nữa do chưa khảo sát rõ về nhu
cầu và đối tượng nên các nhà biên soạn chưa thể phân loại được theo nhu cầu
học tiếng Việt của người Việt Nam ở nước ngoài theo từng nhóm nghề nghiệp
hoặc nhu cầu giao tiếp hay nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt khác nhau…

24


Do vậy, vấn đề đặt ra là bên cạnh mở những lớp tập huấn cho đội ngũ
giáo viên trực tiếp giảng dạy tiếng Việt cho con em kiều bào ở nước ngoài,
nên tổ chức cả những buổi trao đổi kinh nghiệm, vừa cùng nhau tìm cách soạn
thảo ra những giáo trình phù hợp, sinh động, gắn với việc dạy và học tiếng
với dạy và học về văn hóa, lịch sử của ông cha. Việc làm này rất cần sự phối
hợp, trợ giúp từ các cơ quan hữu quan trong nước.
2.2.3. Hình thức dạy học và đối tượng học tập:
Cộng đồng người Việt ở Lào và Campuchia có khoảng 25.000 người,
đối tượng tham gia học tập chủ yếu là thế hệ trẻ, những người sinh ra và lớn
lên tại đây, mong muốn học tiếng Việt để duy trì bản sắc văn hóa và gắn kết
quê hương. Ở đây, hoạt động dạy học tiếng Việt chủ yếu do Hội người Việt
Nam đứng ra tổ chức bằng việc thành lập các trường, lớp riêng từ mẫu giáo
đến hết tiểu học, cho con em mình trong đó có môn tiếng Việt. Tại các trường,
lớp này, học sinh học theo chương trình giáo dục của nước sở tại, tiếng Việt

được coi là một trong những môn học chính, có giáo viên hướng dẫn từ đầu
những năm 1990 trở lại đây.
Tại các nước Đông Âu, cộng đồng người Việt Nam có khoảng 250.000
người, đối tượng tham gia học tiếng mẹ đẻ chủ yếu là con em những người
Việt Nam được cử đi học, đào tạo, hợp tác lao động, du lịch rồi ở lại các nước
này từ những năm 70, với mong muốn hiểu biết tiếng Việt để có điều kiện trở
về Việt Nam tiếp tục học tập hoặc làm việc. Hoạt động dạy học tiếng Việt ở
đây được duy trì với hai hình thức: tại gia đình và tại các trung tâm. Mặc dù ở
các nước này giáo viên dạy tiếng Việt là những người tình nguyện, có tâm
huyết tuy nhiên đội ngũ này thường không ổn định, không đồng đều về trình
độ sự phạm, chuyên môn tiếng Việt.

25


×