Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế, thành tựu và hạn chế của liên hợp quốc thời kỳ chiến tranh lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.42 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
1. Khái quát về Liên hợp quốc.......................................................................2
1.1. Q trình ra đời của Liên hợp quốc.......................................................2
1.2. Tơn chỉ mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc..........4
1.3. Cơ cấu tổ chức của Liên Hợp quốc.........................................................6
2. Thành tựu và những hạn chế của Liên Hợp quốc thời kỳ chiến tranh
lạnh.................................................................................................................12
3.Quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc...............................................21
KẾT LUẬN....................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................34


1

MỞ ĐẦU
Trên thế giới ngày nay có đến hàng trăm tổ chức quốc tế, trong đó Liên
Hợp Quốc (LHQ) là tổ chức quốc tế mang tính tồn cầu, có tầm ảnh hưởng
rộng lớn nhất với sự tham gia của phần lớn các quốc gia độc lập, có chủ
quyền trên thế giới. LHQ ra đời vào ngày 24-10-1945 tại Hội nghị San
Francisco với sự tham gia của đại diện 51 quốc gia theo sáng kiến của Liên
Xô, Mỹ và Anh. Ngày nay số nước thành viên của LHQ đã là 193 nước .
Từ khi ra đời cho đến nay, LHQ đã tồn tại và phát triển trong bối cảnh
tình hình thế giới diễn biến phức tạp. Tuy phải chịu tác động của nhiều nhân
tố khác nhau song từ thực tiễn hoạt động hơn 7 thập niên qua cho thấy LHQ
đã đóng vai trị hết sức tích cực trong đời sống của thế giới như góp phần gìn
giữ hịa bình, an ninh quốc tế; tăng cường sự hiểu biết và quan hệ hữu nghị
giữa các nước thành viên; thúc đẩy hợp tác kinh tế - xã hội và dân chủ hóa đời
sống chính trị thế giới; thể hiện quyết tâm đưa thế giới thốt khỏi đói nghèo,
lạc hậu, tiến lên phát triển và thịnh vượng…


Chính vì lý do trên tác giả chọn đề tài: “Thành tựu và hạn chế của
Liên hợp quốc thời kỳ chiến tranh lạnh” làm tiểu luận chuyên đề bắt buộc
thuộc viện Quan hệ quốc tế


2

NỘI DUNG
1. Khái quát về Liên hợp quốc
1.1. Quá trình ra đời của Liên hợp quốc
Trên thế giới ngày nay có đến hàng trăm tổ chức quốc tế, trong đó LHQ
là tổ chức quốc tế mang tính tồn cầu, có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất với sự
tham gia của phần lớn các quốc gia độc lập, có chủ quyền trên thế giới. LHQ
được thành lập theo sáng kiến của Liên Xơ, Mỹ và Anh. Tổ chức này chính
thức ra đời ngày 24-10-1945 tại Hội nghị San Francisco nhưng sự chuẩn bị
thành lập nó diễn ra những năm trước đó.
Danh từ LHQ (United Nations) lần đầu tiên xuất hiện trong “Tuyên bố
các quốc gia liên hợp” được 26 nước trong mặt trận đồng minh chống phát
xít, trong đó có Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc ký ngày 1-1-1942 tại
Washington (Tuyên bố cam kết tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại các nước
thuộc phe phát xít).
Kể từ đó, các bước cụ thể về việc thành lập LHQ được tiến hành qua
nhiều Hội nghị quốc tế:
- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung
Quốc ngày 30-10-1943 tại Matxcơva ra bản “Tuyên bố về vấn đề an ninh
chung”, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế được
xây dựng trên ngun tắc bình đẳng về chủ quyền quốc gia, có sự tham gia của
tất cả các nước yêu chuộng hòa bình để duy trì hịa bình và an ninh thế giới.
- Hội nghị nguyên thủ 3 nước Liên Xô, Mỹ, Anh tại Têhêran tháng 111943 tiếp tục khẳng định nhu cầu thành lập tổ chức quốc tế mà Hội nghị
Matxcơva và đã thông qua.

- Hội nghị giữa đại diện 3 nước Liên Xô, Mỹ, Anh tại Đum-ba-tơn
(ngoại ô Washington từ tháng 8 – 10/1944) (đại diện Trung Quốc dự ở giai
đoạn 2 của Hội nghị).


3

- Hội nghị giữa nguyên thủ 3 nước Liên Xô, Mỹ, Anh tại Ianta tháng
2-1945.
- Cuối cùng là Hội nghị giữa đại biểu của 50 quốc gia tại San Francisco
tháng 4–1945. Hội nghị San Francisco được tiến hành từ ngày 25-4-1945 (còn
được gọi là Hội nghị thành lập LHQ với sự tham gia của đại diện 50 quốc gia.
Nhiệm vụ chính của Hội nghị là dự thảo và thơng qua Hiến chương LHQ. Sau
hơn 2 tháng tranh luận và thỏa hiệp, ngày 26/6/1945 đại diện của 50 nước tiến
hành ký vào văn kiện thông qua Hiến chương LHQ. Hiến chương LHQ có
hiệu lực từ ngày 24-10-1945 (ngày Quốc hội 5 cường quốc gồm Liên Xô, Mỹ,
Anh, Pháp, Trung Quốc thông qua Hiến chương LHQ) và ngày này được gọi
là ngày LHQ chính thức thành lập.
LHQ ra đời là một sự kiện quan trọng và là kết quả của sự kết hợp của
nhiều yếu tố khác nhau như:
- Vai trò yếu kém của Hội quốc liên trong việc giữ gìn hịa bình, an
ninh quốc tế những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai cùng với những hậu quả
thảm khốc của nó đối với lồi người.
- Những nỗ lực to lớn của các nước, trước hết là Liên Xô, Mỹ, Anh
trong việc thiết lập một thể chế tồn cầu có hiệu quả hơn đối với hịa bình, an
ninh quốc tế.
Thực tiễn sau chiến tranh thế giới thứ nhất cho thấy, trong thời gian
dài, hệ thống an ninh tập thể của Hội quốc liên tỏ ra khơng hiệu quả vì
khơng được sự quan tâm ủng hộ của các cường quốc (Mỹ đề xuất thành lập

nhưng khơng tham gia vì khơng đạt được mục đích tại Hội nghị Pari 1919
và khơng ký hịa ước Véc-xay 6/1919). Hội quốc liên chưa thể hiện được
chức năng dàn xếp hoặc thiết lập một liên minh năng động nhằm ngăn chặn
các hoạt động bành trướng quyền lực của một số cường quốc và hậu quả


4

của nó là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Do đó, để loại trừ khả
năng xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ ba và bảo đảm một thế cân bằng
mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, ba cường quốc
chính trong phe đồng minh chống phát xít gồm Liên Xơ, Anh và Mỹ thông
qua các Hội nghị Thượng đỉnh đã đưa ra sáng kiến thành lập Tổ chức quốc
tế là LHQ.
LHQ ra đời đã tạo ra thế cân bằng quyền lực mới – sự cân bằng linh
hoạt dựa trên tương tác trong từng vấn đề giữa 3 cạnh: Hòa hợp quyền lực
giữa 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an (P5); tập hợp các nước
phương Tây (các nước phát triển); tập hợp các nước Á, Phi, Mỹ Latinh (các
nước đang phát triển) trong đó tiếng nói của P5 có trọng lượng đặc biệt.
1.2. Tơn chỉ mục đích và ngun tắc hoạt động của Liên Hợp quốc
Tơn chỉ, mục đích của Liên Hợp quốc
Về mục đích: Theo Hiến chương LHQ, các quốc gia sáng lập quyết
tâm thành lập LHQ thành một tổ chức quốc tế mang tính tồn cầu với mục
tiêu hàng đầu là bảo đảm một nền hịa bình và trật tự thế giới bền vững. Lời
nói đầu của Hiến chương ghi rõ: “Chúng tôi nhân danh các nước liên hợp
lại, quyết tâm phòng ngừa cho các thế hệ trong tương lai khỏi thảm họa
chiến tranh đã hai lần trong một đời người, gây cho nhân loại đau thương
không kể xiết”. Điều I của Hiến chương xác định LHQ được thành lập nhằm
4 mục tiêu:
Một là, Duy trì hịa bình và an ninh quốc tế. Để đạt được mục tiêu này,

các nước cần tiến hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phịng ngừa và
loại trừ mối đe dọa hịa bình, cấm mọi hành vi xâm lược hoặc phá hoại hịa
bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các tranh chấp hoặc những tình thế có
tính chất quốc tế có nguy cơ phá vỡ hịa bình bằng phương pháp hịa bình
theo đúng ngun tắc của cơng lý và luật pháp quốc tế.


5

Hai là, Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tơn
trọng ngun tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc
dân tộc tự quyết.
Ba là, Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc
tế về các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng quyền
con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng
tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.
Bốn là, Xây dựng LHQ thành trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì
mục tiêu chung.
Về nguyên tắc hoạt động của LHQ: Để đảm bảo cho LHQ là một tổ
chức quốc tế thực sự phục vụ mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế, Hiến
chương LHQ cũng đề ra 6 nguyên tắc hoạt động chủ đạo sau đây:
Một là, Bình đẳng về chủ quyền quốc gia
Hai là, Tơn trọng tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia.
Ba là, Cấm đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế.
Bốn là, Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước.
Năm là, Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế
Sáu là, Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình.
Các mục tiêu và ngun tắc hoạt động nêu trên của LHQ mang tính bao
quát, phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Đặc điểm bao trùm

của LHQ là tổ chức này không phải là một nhà nước siêu quốc gia. LHQ là tổ
chức đa phương tồn cầu có những hoạt động thực chất trong việc phối hợp,
điều tiết các mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền trên ngun
tắc tơn trọng chủ quyền bình đẳng của mỗi quốc gia. Về vấn đề này, điều II
của Hiến chương LHQ ghi rõ: LHQ không được can thiệp vào các vấn đề
thuộc quyền tài phán nội bộ của các nước. Tất cả các quốc gia tham gia LHQ


6

theo nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. Nguyên tắc này được thể hiện trong
cơ chế tham gia bỏ phiếu các Nghị quyết và Quyết định tại Đại Hội đồng
LHQ tức là mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng đều có một phiếu bình đẳng
như nhau.
Một đặc điểm nổi bật khác của LHQ là tổ chức này phản ánh sự dàn
xếp và cân bằng quyền lực giữa các cường quốc. Điều này được thể hiện
trong cơ chế hoạt động của HĐBA LHQ. Để đảm bảo lợi ích và thu hút sự
tham gia của các cường quốc (5 cường quốc thắng trận) HĐBA LHQ là cơ
quan duy nhất mà mỗi thành viên có quyền phủ quyết khi thơng qua các Nghị
quyết, Quyết định của Hội đồng.
So với Hội quốc liên, LHQ thể hiện đầy đủ hơn tính chất tồn cầu vì
thành phần gồm hầu hết các quốc gia độc lập trên thế giới và tính tồn diện vì
chương trình nghị sự khơng bó hẹp vào vấn đề duy trì hịa bình, an ninh mà
bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác vì phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng
các dân tộc trên thế giới.
LHQ ra đời có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế trong
hơn nửa thế kỷ qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện các
hoạt động ngoại giao đa phương trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế
giới thứ hai.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Liên Hợp quốc

1.3.1. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc (General Assembly- GA). Đây là
cơ quan đại diện rộng rãi nhất của LHQ bao gồm tất cả các thành viên tham
gia LHQ. Từ 51 thành viên ban đầu (gồm 50 nước được mời dự Hội nghị San
Francisco năm 1945 và Ba Lan là nước tuyên chiến với phe phát xít được tính
là thành viên sáng lập nhưng không được mời dự Hội nghị do thời điểm đó
chưa có Chính phủ được cả hai phía là Liên Xơ và Mỹ, Anh, Pháp thừa nhận)
số thành viên LHQ đã tăng lên 192 nước vào năm 2005. Các thành viên Đại


7

Hội đồng đều có quyền bình đẳng, khơng phân biệt nước lớn hay nhỏ (mỗi
thành viên chỉ có một phiếu bầu). Các nước thành viên được chia theo nhóm
khu vực để phân bổ vị trí khi bầu vào các cơ quan của LHQ. Hiện nay LHQ
chia làm 5 nhóm khu vực: châu Á; châu Phi; Mỹ Latinh và Caribê; Đông Âu;
Tây Âu và các nước khác.
Đại hội đồng có chức năng quyền hạn như:
- Xem xét và kiến nghị về các ngun tắc hợp tác trong việc duy trì
hịa bình và an ninh quốc tế, kể cả những nguyên tắc liên quan đến giải trừ
quân bị;
- Nghiên cứu và khuyến nghị để thúc đẩy hợp tác phát triển luật pháp quốc
tế; thực hiện các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho mọi người; hợp
tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế...
- Xem xét và thông qua ngân sách LHQ và phân bổ đóng góp của các
nước thành viên.
- Bầu các thành viên không thường trực HĐBA LHQ, các thành viên
Hội đồng kinh tế - xã hội; cùng với HĐBA bầu các thẩm phán Tòa án quốc tế;
bầu Tổng thư ký LHQ theo khuyến nghị của HĐBA.
Theo Nghị quyết “Đồn kết vì hịa bình” được Đại hội đồng thơng qua
(11-1950), Đại hội đồng có thể hành động nếu HĐBA (vì khơng có sự nhất

trí) khơng thể hành động trong trường hợp có nguy cơ đe dọa hịa bình, phá
vỡ hịa bình hoặc hành động xâm lược. Trong trường hợp đó, Đại hội đồng
được quyền xem xét vấn đề ngay lập tức để có khuyến nghị các nước thành
viên thực hiện các biện pháp tập thể bao gồm cả biện pháp sử dụng vũ lực khi
cần thiết để duy trì và khơi phục hịa bình, an ninh quốc tế.
Đại hội đồng có các loại khóa họp như:
- Khóa họp thường kỳ bao gồm các Trưởng đoàn các nước thành viên,
được tiến hành hàng năm bắt đầu vào ngày thứ ba của tuần thứ ba của tháng


8

9. Trong khóa họp thường kỳ, Đại Hội đồng cử ra Chủ tịch và 17 Phó Chủ
tịch, thành lập 7 ủy ban giúp việc chính và 2 ủy ban giúp việc là ủy ban kiểm
tra tư cách đại biểu tham dự khóa họp và ủy ban tổng hợp các văn bản.
- Khóa họp đặc biệt được triệu tập theo yêu cầu của HĐBA hoặc của đa
số các nước thành viên hoặc của một nước thành viên khi được đa số các
nước thành viên đồng ý (cho đến nay đã có 20 khố họp đặc biệt).
- Khóa họp đặc biệt khẩn cấp được triệu tập trong 24 giờ theo yêu
cầu của HĐBA (phải có 9 nước thành viên của HĐBA đồng ý hoặc của đa
số thành viên Đại hội đồng đề nghị). Cho đến nay đã có 10 phiên họp loại
này (Ví dụ khóa họp đặc biệt khẩn cấp bàn về vấn đề Trung Đơng năm
1956 và 1958...).
Kết quả các khóa họp được thể hiện bằng Nghị quyết và Quyết định
được thông qua. Tuy nhiên, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng
khơng có giá trị ràng buộc pháp lý mà chỉ có giá trị khuyến nghị và đạo lý,
phản ánh ý chí, nguyện vọng chung của đơng đảo các nước thành viên LHQ.
Trong lịch sử của LHQ, đã có nhiều nghị quyết do Đại Hội đồng thông qua
nhưng không được những nước có liên quan thực hiện như nghị quyết xóa bỏ
chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi, chủ nghĩa Xiơnít của

Ixraen, nhiều nghị quyết địi Mỹ xóa bỏ cấm vận chống Cuba...
1.3.2. Hội đồng Bảo an LHQ (Security Council- SC)
Đây là cơ quan thường trực quan trọng nhất của LHQ. Theo điều 24
của Hiến chương, các nước thành viên LHQ trao cho HĐBA trách nhiệm
chính trong việc giữ gìn hịa bình và an ninh quốc tế. HĐBA có 2 nhiệm vụ
chính: 1) Giải quyết hịa bình các xung đột; 2) Có hành động đối với các mối
đe dọa hịa bình, phá hoại hịa bình và hành động xâm lược.
Khi mới thành lập LHQ, HĐBA có 11 nước ủy viên, trong đó có 5
nước ủy viên thường trực là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Kể từ năm


9

1963, do số lượng các nước thành viên LHQ tăng lên đáng kể và thế giới
đứng trước nhiều vấn đề liên quan đến đời sống an ninh, chính trị... Đại Hội
đồng đã thông qua Nghị quyết nâng số ủy viên không thường trực lên 10. Cho
đến nay, HĐBA gồm 15 thành viên trong đó có 5 nước Ủy viên Thường trực
là Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và 10 thành viên không thường trực do
Đại Hội đồng LHQ bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm theo nguyên tắc phân bổ cơng
bằng về mặt địa lý (có tính tới sự đóng góp của những nước này cho tơn chỉ
và mục đích của LHHQ và không bầu lại nhiệm kỳ kế ngay sau khi mãn
nhiệm). 10 nước thành viên không thường trực HĐBA được bầu phân bổ theo
khu vực địa lý như sau: 5 nước thuộc châu Á và châu Phi; 1 nước Đông Âu, 2
nước thuộc vùng Mỹ Latinh và Caribê; 2 nước thuộc Tây Âu và các nước
khác. Mỗi năm bầu lại 1/2 số thành viên không thường trực.
HĐBA hoạt động thay mặt cho các nước thành viên LHQ trong lĩnh
vực bảo vệ hịa bình và an ninh quốc tế. Hiến chương LHQ quy định chỉ duy
nhất HĐBA mới có quyền xác định có hay khơng có sự đe dọa hịa bình, xâm
phạm hịa bình, hoặc hành động xâm lược từ đó mà đưa ra kiến nghị hoặc
quyết định những biện pháp cần được tiến hành để bảo vệ hòa bình quốc tế,

duy trì hoặc khơi phục hịa bình và an ninh quốc tế. Do đó, HĐBA có thẩm
quyền thành lập và sử dụng lực lượng vũ trang của LHQ hoặc các nghị quyết
khác để thực hiện chức năng này. HĐBA là cơ quan duy nhất trong số 6 cơ
quan của LHQ mà Nghị quyết hoặc Quyết định của nó khi được thơng qua
đều mang tính bắt buộc và tất cả các nước thành viên LHQ đều có trách
nhiệm phải tơn trọng và thi hành.
Mỗi thành viên HĐBA có một phiếu. Các Quyết định liên quan đến thủ
tục chỉ được thơng qua với số phiếu thuận của ít nhất 9 trong số 15 thành
viên, không phân biệt thường trực hay không thường trực; các Nghị quyết về
các vấn đề khác cũng chỉ được thơng qua với ít nhất là 9 phiếu thuận trong đó


10

phải có phiếu tán thành của tất cả 5 nước thường trực; bất cứ quốc gia nào dù
là thành viên thường trực hoặc không thường trực đều không được bỏ phiếu
về các quyết định có liên quan đến các biện pháp giải quyết tranh chấp mà
quốc gia đó là một thành viên tham gia.
1.3.3. Hội đồng kinh tế-xã hội (Economic and Social council– ECOSOC)
Mục đích của cơ quan này là:
- Nâng cao mức sống, giúp tạo việc làm, điều kiện tiến bộ và phát triển
kinh tế - xã hội.
- Giải quyết các vấn đề mang tính quốc tế về kinh tế, xã hội, y tế và các
vấn đề liên quan; tăng cường hợp tác quốc tế về văn hoá và giáo dục.
- Tôn trọng và thực hiện quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho
tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo. Trách
nhiệm thực hiện mục tiêu trên trước hết thuộc về Đại hội đồng và ECOSOC
được đặt dưới quyền của Đại hội đồng và được Đại hội đồng giao trách nhiệm
trực tiếp.
Từ số thành viên ban đầu là 18 cho đến nay thành viên của ECOSOC đã

tăng lên là 54 do Đại hội đồng bầu, bao gồm 14 thành viên đại diện cho châu
Phi, 11: châu Á, 6: Đông Âu, 10: Mỹ Latinh và Caribê, 13: Tây Âu và các nước
khác. Hàng năm Đại Hội đồng bầu lại 18 nước thành viên với nhiệm kỳ 3 năm.
Nước thành viên vừa hết nhiệm kỳ có thể tái ứng cử. Thường là Đại Hội đồng
thơng qua danh sách do các nhóm khu vực nhất trí đề cử. Trường hợp khơng
thống nhất thì phải bỏ phiếu bầu tại kỳ họp của Đại Hội đồng.
ECOSOC có chức năng và quyền hạn như:
- Soạn thảo và điều phối các chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực kinh tế, xã hội và nhân quyền của LHQ để trình lên Đại Hội đồng. (Phần lớn
các Nghị quyết của Đại Hội đồng về vấn đề này do ECOSOC trình lên).
- Có thể triệu tập Hội nghị quốc tế về những vấn đề kinh tế, xã hội, nhân
quyền...


11

1.3.4. Ban Thư ký (Secretariat – S):
Bao gồm những nhân viên chuyên trách trong bộ máy của LHQ, bảo
đảm cho tổ chức này hoạt động bình thường. Cho đến nay số lượng nhân viên
của Ban Thư ký LHQ có khoảng 9.000 người với Quỹ lương hàng năm lên tới
123 triệu USD.
1.3.5. Tịa án quốc tế (International Court of Justice-IC) có trụ sở đóng
tại Lahay (Hà Lan) có nhiệm vụ điều tra, xét xử những tội phạm chiến tranh
hoặc đã thi hành những chính sách mang tính tàn sát, hủy diệt con người.
Những năm đầu sau khi thành được lập, Tòa án quốc tế của LHQ làm nhiệm
vụ điều tra, xét xử những tội phạm của chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh
thế giới thứ hai. Những năm gần đây, Tòa án quốc tế của LHQ trước sức ép
của Mỹ và một số nước phương Tây đã tiến hành xét xử một số quan chức
của Nam Tư và của Irắc- những người mà Mỹ cho là tội phạm trong những
năm nắm quyền.

1.3.6. Hội đồng quản thác (Trusteeskip Council – TC)
Ngoài ra, LHQ cịn có 17 tổ chức chun mơn và tự trị, 16 tổ chức kinh
tế - xã hội (xem bảng phụ lục)
Trụ sở chính của LHQ đóng ở New York (Mỹ) nhưng bộ máy hành
chính nằm rải rác ở khoảng 600 địa điểm trên thế giới.
Ngơn ngữ làm việc chính thức ở LHQ là tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung
Quốc và Tây Ban Nha. Kể từ tháng 12-1973 có thêm tiếng Arập. Hiện nay
LHQ có 193 nước thành viên.
Mặc dù trên thế giới ngày nay có hơn 4000 tổ chức quốc tế nhưng tổ
chức LHQ có vai trị quan trọng nhất vì đây là tổ chức lớn nhất, rộng rãi nhất
bao gồm hầu hết các quốc gia trên thế giới, phạm vi hoạt động trên khắp mọi
lĩnh vực. Vì thế LHQ là diễn đàn rộng lớn để các nước thành viên hợp tác và
đấu tranh trong việc giải quyết những vấn đề trọng đại của thế giới và khu


12

vực. Hơn nữa, Hiến chương LHQ được 51 nước thông qua nhân ngày thành
lập là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhất, rộng rãi nhất của luật
pháp quốc tế hiện đại, là cơ sở để điều chỉnh và giải quyết các mối quan hệ
quốc tế.
2. Thành tựu và những hạn chế của Liên Hợp quốc thời kỳ chiến
tranh lạnh
Từ khi ra đời cho đến nay, LHQ đã tồn tại trong bối cảnh tình hình thế
giới diễn biến phức tạp. Tuy LHQ là tổ chức đại diện lợi ích cho đại bộ phận
các quốc gia dân tộc nhưng trong bối cảnh thế giới 2 cực của thời kỳ chiến
tranh lạnh, LHQ khơng thốt khỏi sự chi phối của hai siêu cường Xơ - Mỹ.
Chính vì vậy, q trình vận động của LHQ thời kỳ chiến tranh lạnh cũng
diễn biến phức tạp.
Trong những thập kỷ đầu kể từ khi thành lập, trên thực tế, LHQ là diễn

đàn đấu tranh chính trị giữa hai phe do Liên Xơ và Mỹ dẫn đầu. Các nước
XHCN do Liên Xô đứng đầu đã liên tục, kiên trì và quyết liệt đấu tranh với
Mỹ và một số nước phương Tây để bảo vệ tôn chỉ, mục đích và những nguyên
tắc tốt đẹp của Hiến chương LHQ, nhằm bảo vệ hịa bình và an ninh quốc tế,
ủng hộ phong trào giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa, thực hiện
chung sống hịa bình và hợp tác quốc tế Ngược lại, Mỹ, Anh, Pháp luôn vi
phạm, tìm mọi cách để sửa đổi Hiến chương LHQ, biến LHQ thành cơng cụ
phục vụ những lợi ích của mình. Cuộc đấu tranh giữa các nước XHCN và các
nước đế quốc chủ nghĩa đã diễn biến nhiều lúc gay go, căng thẳng, phức tạp,
bao gồm rất nhiều mặt, từ việc bảo vệ quyền phủ quyết, bảo vệ hịa bình và an
ninh thế giới đến việc chống chủ nghĩa thực dân.
Như đã trình bày ở trên, Hiến chương LHQ đã giao trách nhiệm giữ
vững hịa bình và an ninh thế giới chủ yếu cho HĐBA. Khi HĐBA quyết định
những biện pháp thuộc về nhiệm vụ này thì phải có sự nhất trí của cả 5 nước


13

uỷ viên thường trực HĐBA. Nếu một trong 5 nước này bỏ phiếu chống lại
một việc nào đó đưa ra trước HĐBA, thì Hội đồng khơng thể ra nghị quyết
được. Sở dĩ có quy định này là vì các nước trong HĐBA cho rằng hịa bình và
an ninh thế giới chỉ được bảo vệ khi có sự thoả thuận giữa một bên lµ Liên
Xơ và một bên các nước đế quốc. Do có quyền phủ quyết, Liên Xơ có địa vị
hồn tồn bình đẳng với phe đế quốc chủ nghĩa. Mỹ, Anh và Pháp không thể
lấy đa số để buộc Liên Xô phải chấp nhận những việc nguy hại cho hịa bình
và an ninh quốc tế. Mặt khác, do có quyền phủ quyết, Liên Xơ có thể bảo vệ
quyền lợi cho các nước nhỏ, chống lại sự lũng đoạn của chủ nghĩa đế quốc.
Điều đó được thể hiện qua sự kiện năm 1947 khi Mỹ và các nước phương Tây
định buộc HĐBA ra nghị quyết thành lập một uỷ ban can thiệp vào nước Hy
Lạp để ngăn cản phong trào du kích chống chính phủ phản động Hy Lạp. Liên

Xơ đã dùng quyền phủ quyết để phá tan âm mưu đó của các nước đế quốc.
Nhìn lại lịch sử, trong một thời gian dài của thời kỳ chiến tranh lạnh,
quyền phủ quyết ở trong tay Liên Xô là một vũ khí lợi hại để chống lại những
âm mưu, hành động phá hoại hịa bình và an ninh quốc tế. Vì vậy, ngay từ khi
LHQ được thành lập, Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ đã tìm mọi cách địi
sửa đổi lại Hiến chương LHQ nhằm xóa bỏ hoặc hạn chế quyền phủ quyết của
Liên Xơ. Điều đó đã diễn ra trong những năm 1946-1947, dưới sự vận động
của Mỹ, một số nước thành viên LHQ đã đòi sửa đổi lại Điều 27 của Hiến
chương - điều quy định nguyên tắc nhất trí giữa 5 nước uỷ viên thường trực
HĐBA. Philippin đã từng đề nghị là chỉ cần 3 nước uỷ viên thường trực bỏ
phiếu thuận trong số 7 phiếu thuận là có thể cho phép HĐBA thơng qua
những nghị quyết quan trọng. Đề nghị này nhằm buộc Liên Xô phải chấp
thuận theo ý kiến của Mỹ, Anh, Pháp khi 3 nước này cấu kết với nhau. Liên
Xô không nhất trí và đã vạch trần ý đồ của Mỹ, Anh, Pháp, nên LHQ không
thông qua được nghị quyết sửa đổi Điều 27 Hiến chương LHQ.


14

Năm 1947, dưới sức ép của Mỹ, Đại hội đồng lập ra cái gọi là Uỷ ban
lâm thời của Đại hội đồng. Theo đó, Uỷ ban này bao gồm tồn thể các nước
thành viên, mỗi nước cử một người và làm việc thường trực giữa hai khóa họp
thường niên của Đại hội đồng. Uỷ ban này có quyền thảo luận, điều tra, quyết
nghị mọi vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế. Như vậy, Uỷ ban
này tước quyền của HĐBA. Trong uỷ ban đó, Liên Xơ lại khơng có quyền
phủ quyết như ở HĐBA LHQ trong khi đại bộ phận các nước thành viên trong
ủy ban này lại do Mỹ khống chế, chi phối. Liên Xô đã chống lại Uỷ ban này
và cùng với các nước XHCN khác khơng tham gia Uỷ ban. Vì vậy, Uỷ ban
lâm thời không hoạt động được và tự giải tán.
Đến năm 1950, lợi dụng thời điểm Liên Xô tạm thời rút khỏi LHQ, Mỹ

đã gây áp lực buộc Đại hội đồng ra nghị quyết quy định rằng khi Hội đồng
Bảo an khơng nhất trí trong một vấn đề nào thì Đại hội đồng có thể họp phiên
bất thường để xem xét vấn đề đó và có thể ra những nghị quyết như HĐBA.
Theo đó, chỉ cần 7 phiếu nào đó của HĐBA chấp nhận, hay đa số các nước
thành viên LHQ u cầu thì Đại hội đồng khóa bất thường có thể họp. Quyết
định này của Đại hội đồng được gọi là Nghị quyết "Đồn kết để bảo vệ hịa
bình". Nghị quyết này chống lại quyền phủ quyết của Liên Xô và vi phạm
nghiêm trọng Hiến chương LHQ. Nghị quyết đó cho đến nay vẫn chưa được
huỷ bỏ, nhưng Mỹ, Anh, Pháp cũng không dễ dàng lợi dụng nghị quyết. Ví
dụ, trong vấn đề Goa của Ấn Độ, Liên Xơ đã sử dụng quyền phủ quyết để
ngăn cản HĐBA định ra những biện pháp trừng phạt Ấn Độ. Trong trường
hợp đó, Mỹ, Anh, Pháp có thể sử dụng nghị quyết trên để triệu tập Đại hội
đồng LHQ bất thường và đặt vấn đề lên án Ấn Độ ở phiên họp đó. Nhưng
muốn đạt kết quả, Mỹ và các đồng minh của Mỹ phải nắm được 2/3 số phiếu
ở Đại hội đồng. Tuy nhiên, trong vấn đề Goa, chắc chắn các nước này khó lơi
kéo được các nước đang phát triển Châu Á và Châu Phi lên án Ấn Độ, khó có


15

thể vận động được 2/3 số phiếu. Vì vậy, Mỹ và các đồng minh của Mỹ đành
chấp nhận không đưa vấn đề Goa ra Đại hội đồng LHQ.
Mặt khác, tại khóa họp Đại hội đồng thứ 6 năm 1952, Afganixtan, Ai
Cập và một số nước khác đề nghị: các nước thành viên có quyền khơng chấp
nhận việc áp dụng ở nước mình những biện pháp của nghị quyết "Đồn kết để
bảo vệ hịa bình". Do vậy, bản nghị quyết "Đồn kết để bảo vệ hịa bình"của
Đại hội đồng năm 1950 hầu như khơng có hiệu lực và chỉ được thi hành có một
lần duy nhất. Đó chính lại là dịp LHQ trừng phạt Anh, Pháp xâm lược Ai Cập
năm 1956.
Về hoạt động bảo vệ hịa bình và an ninh thế giới, LHQ ở từng thời

điểm nhất định chưa thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ của mình. Trong thời kỳ
đầu, LHQ không dập tắt được nhiều cuộc chiến tranh cục bộ như cuộc chiến
tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam, cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở
Angiêri, cuộc chiến tranh xâm lược của Bồ Đào Nha ở Ănggôla v.v... Một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các nước phương Tây
còn nắm được đa số ở LHQ, còn lừa bịp, đe doạ được nhiều nước nhỏ là
thành viên của tổ chức này. Thậm chí, năm 1953, lợi dụng thời điểm Liên Xô
tạm thời rút khỏi LHQ, Mỹ đã gây sức ép buộc LHQ ra nghị quyết đưa quân
đội vào Triều Tiên. Mỹ đã lôi kéo được 14 nước cho quân đội tham gia vào
cuộc chiến tranh Triều Tiên. Đó là những mặt hạn chế của LHQ trong thực
hiện vai trị gìn giữ hịa bình và an ninh thế giới.
Tuy nhiên, về cơ bản, LHQ đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hịa
bình và an ninh quốc tế. Đó là việc chấm dứt sự xâm lược của Anh, Pháp ở Ai
Cập cuối năm 1956. Vào thời điểm đó, sau khi Anh, Pháp đưa quân đội xâm
chiếm Ai Cập, Liên Xô đã nghiêm khắc cảnh cáo Anh, Pháp, đồng thời đưa
vấn đề đó ra LHQ. Các nước XHCN và các nước Á, Phi đều nhất trí lên án
Anh, Pháp. Vì vậy, Mỹ khơng thể bao che cho đồng minh của mình được và


16

phải chịu bỏ phiếu tán thành việc LHQ đưa quân đội vào Ai Cập để chấm dứt
chiến tranh xâm lược của Anh, Pháp. Trong việc này, Liên Xơ có vai trị quyết
định và nhờ đó, uy tín của Liên Xơ càng được nâng cao. Vào đầu năm 1960,
LHQ còn đưa quân đội vào Công gô nhằm khôi phục lại sự thống nhất đất
nước Công gô, đẩy lùi các thế lực thực dân khỏi nước này, giành lại quyền
độc lập hoàn tồn cho Cơng gơ.
Như vậy trong lĩnh vực bảo vệ hịa bình và an ninh thế giới, Liên Xơ và
các nước XHCN cùng với những nước u chuộng hịa bình trong LHQ đã
thu được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Mỹ

và các nước đồng minh của Mỹ đã lũng đoạn được LHQ, sử dụng tổ chức này
làm công cụ phục vụ cho những lợi ích quốc gia của họ.
Một trong những thành cơng đáng lưu ý nhất của LHQ trong những
thập kỷ đầu sau khi thành lập trong lĩnh vực phát triển là thúc đẩy cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân và góp phần tiến đến xóa bỏ hồn tồn chủ
nghĩa thực dân cũ.
Khi thành lập LHQ, do sự đấu tranh kiên quyết của Liên Xô, Hiến
chương LHQ đã phải ghi rõ nhiệm vụ của các nước đế quốc đối với các
nước thuộc địa của họ. Chương XI của Hiến chương đã nêu lên lời cam kết
của các nước đế quốc đối với các thuộc địa với tiêu đề "Tuyên ngôn về
những lãnh thổ không tự trị". Theo tuyên ngôn này, các nước đế quốc thừa
nhận nguyên tắc đặt quyền lợi của nhân dân các nước thuộc địa lên hàng
đầu. Các nước đế quốc nhận nghĩa vụ giúp đỡ cho các nước thuộc địa được
phồn vinh. Họ cam kết thi hành nhiều biện pháp để thúc đẩy sự tiến bộ của
các thuộc địa về mọi mặt, từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến xã hội, và giúp
cho các thuộc địa dần dần được tự trị. Họ cũng nhận trách nhiệm thông báo
thường kỳ cho LHQ những số liệu về tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục của
các thuộc địa.


17

Như vậy, tuy Hiến chương LHQ chưa đề ra được ngun tắc và những
biện pháp giải phóng hồn tồn nhân dân các nước thuộc địa, nhưng việc các
nước đế quốc phải chấp nhận những cam kết trên là một thắng lợi quan trọng
của Liên Xô và phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa trong
chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước đế quốc phải chấp nhận những cam kết
nói trên một phần vì các nước này muốn xoa dịu cuộc đấu tranh của nhân dân
các nước thuộc địa.
Chính vì vậy, từ khi thành lập LHQ, Liên Xơ, các nước XHCN và các

nước u chuộng hịa bình ở LHQ đã khơng ngừng đấu tranh địi các nước đế
quốc phải thi hành đúng và triệt để những cam kết đối với các nước thuộc địa
để ủng hộ những phong trào giải phóng dân tộc của các thuộc địa. Cuộc đấu
tranh này ở LHQ đã hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của nhân dân các
thuộc địa. Do sự kết hợp chặt chẽ của 2 mặt đấu tranh đó, đến đầu thập kỷ
1960, đã có hơn 40 nước thuộc địa được giải phóng.
Tại LHQ, Liên Xơ và các nước XHCN khác luôn ủng hộ các nước
thuộc địa mới được giải phóng gia nhập LHQ. Nhờ đó, hàng ngũ các nước
vốn là thuộc địa sau khi giành được độc lập đã gia nhập LHQ ngày càng đông
đảo. Liên Xô và các nước XHCN khác cũng thường xuyên lên án những hành
động đàn áp dã man của các nước đế quốc ở các thuộc địa.
Đến khóa họp thứ 15 của Đại hội đồng LHQ, Liên Xô lại kiên quyết
đưa ra trước LHQ vấn đề thủ tiêu tức khắc và triệt để chủ nghĩa thực dân. Đề
nghị này của Liên Xô đã được hầu hết các nước thành viên LHQ nhiệt liệt
hoan nghênh. Vì vậy, khóa họp thứ 15 Đại hội đồng LHQ đã thông qua "Bản
tuyên bố trao trả quyền độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa" do
Liên Xô đề nghị. Kiến nghị này của LHQ có một ý nghĩa lịch sử, là chỗ dựa
quan trọng cho phong trào giải phóng dân tộc và một đòn đánh mạnh vào chủ
nghĩa thực dân.


18

Năm 1961, Liên Xô lại đề nghị LHQ quyết định thời gian để các nước
đế quốc trao trả độc lập cho các thuộc địa cịn lại. Liên Xơ đề nghị thủ tiêu
hoàn toàn chủ nghĩa thực dân vào cuối năm 1962. Nhiều nước thành viên
LHQ đã ủng hộ đề nghị đó. Sau nhiều cuộc thảo luận, Đại hội đồng LHQ đã
thông qua dự thảo nghị quyết của 34 nước Á, Phi kiến nghị phải thi hành bản
tuyên bố trao trả quyền độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa, kêu gọi
các nước thực dân khơng được trì hỗn việc thực hiện bản tun bố đó. Đại

hội đồng còn quyết định thành lập uỷ ban đặc biệt gồm 17 nước để xét việc
thi hành bản tuyên bố trên. Kiến nghị này đã được 97 phiếu thuận, khơng có
phiếu chống và 4 phiếu trắng của Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Nam Phi.
Đây cũng là một thắng lợi chính trị quan trọng mới của Liên Xô cùng
các nước XHCN và các nước độc lập dân tộc ở LHQ trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân và tiến đến xóa bỏ hồn tồn chủ nghĩa thực dân cũ
trong thập niên tiếp theo.
Như vậy, LHQ là một tổ chức lớn, lập ra nhằm mục đích cao cả là
ngăn ngừa chiến tranh thế giới mới, giữ vững hịa bình và an ninh của nhân
loại, thực hiện chung sống hịa bình và hợp tác quốc tế. Trong lĩnh vực phát
triển, LHQ đã giúp nhiều nước thuộc địa và chậm tiến giành được độc lập
dân tộc và tiến bộ xã hội. Nhờ công cuộc phi thực dân hoá, số nước thành
viên LHQ từ 51 nước ban đầu năm 1945 đã tăng lên 117 sau 20 năm và đến
nay, LHQ có 192 nước thành viên.
Nếu thực hiện đúng Hiến chương LHQ thì cộng đồng quốc tế có thể đã
tiến được những bước dài hơn trên các lĩnh vực hịa bình, an ninh và phát
triển. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu của LHQ, Mỹ và một số nước phương Tây,
trong nhiều trường hợp, đã lũng đoạn LHQ, làm cho tổ chức này nhiều lúc đi
trệch ra ngồi mục đích của Hiến chương LHQ. Song nhờ có cuộc đấu tranh
của Liên Xơ, của các nước XHCN và các nước u chuộng hịa bình trong


19

LHQ, LHQ càng ngày thoát ly dần khỏi sự lũng đoạn của Mỹ. Cùng với sự
lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, sự tham gia ngày càng đông
đảo các nước mới giành được độc lập ở LHQ đã giúp cho tổ chức này có
những cống hiến tích cực nhất định cho sự nghiệp đấu tranh vì hịa bình và an
ninh quốc tế, vì sự nghiệp giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa.
Bên cạnh những đóng góp tích cực, LHQ trong thời kỳ chiến tranh lạnh

do chịu những tác động khách quan từ bối cảnh chính trị quốc tế lúc bấy giờ
nên đã bộc lộ những bất cập và hạn chế về cơ chế hoạt động của mình, trước
hết là ở HĐBA. Thực tế cho thấy việc soạn thảo Hiến chương LHQ đã được
tiến hành trước khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và trong quá
trình soạn thảo những điều luật quy định hoạt động và thành phần của cơ quan
quan trọng nhất của LHQ - Hội đồng Bảo an - người ta đã xuất phát từ quan
niệm coi các thành viên của liên minh chiến thắng sẽ vẫn mãi mãi là các đồng
minh và sẽ cùng nhau hướng nỗ lực vào việc duy trì hịa bình trên thế giới.
Năm nước chiến thắng được nhận quy chế uỷ viên thường trực HĐBA và sự
thống nhất của các nước này là cần thiết để bảo đảm cho năng lực hoạt động
của HĐBA. Song thay vì điều đó quyền phủ quyết đã ngấm ngầm làm mất uy
tín của HĐBA LHQ. Những sự kiện tiếp theo cho thấy thực tế thường xuyên
sử dụng quyền phủ quyết đã phá hoại sự thống nhất và trong nhiều trường hợp
đã làm tê liệt hoàn toàn cơ quan này.
Những người sáng lập Hiến chương LHQ đã coi cuộc chạy đua vũ trang
là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tất cả các cuộc chiến tranh thế
giới. Trong số những ý tưởng cơ bản, điều khoản về việc hệ thống an ninh tập
thể do 5 thành viên thường trực kiểm soát và đưa vào vận hành khi cần thiết sẽ
tạo điều kiện cho việc giải trừ vũ khí thực tế trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chỉ 4
năm sau khi ký Hiến chương, các uỷ viên thường trực HĐBA đã bắt đầu một
cuộc chạy đua vũ trang mạnh mẽ nhất trong lịch sử, kể cả vũ khí huỷ diệt hàng


20

loạt. Từ các nước có nhiệm vụ bảo vệ hịa bình và an ninh, các nước này đã
biến thành nguy cơ nghiêm trọng nhất đe doạ hịa bình trên tồn hành tinh.
(ngày nay, các uỷ viên thường trực HĐBA đều có ngành cơng nghiệp vũ khí
phát đạt và chiếm hơn 80% thị trường bn bán vũ khí thế giới).
Chính từ thực tế đó, trong suốt thời kỳ hiến tranh lạnh, LHQ đã phải

tìm kiếm con đường đi riêng của mình để thích ứng với tình hình. Trong suốt
một thời gian dài, HĐBA đã bị tê liệt do những bất đồng giữa các uỷ viên
thường trực. Những nước tham dự Hội nghị sáng lập ở San Fransisco đã
khơng tiên đốn được những diễn biến nhanh chóng của q trình phi thực
dân hóa và những cọ sát và xung đột phát sinh từ q trình đó ở một loạt khu
vực bất ổn của hành tinh (Casơmia, Trung Đơng, Đơng Nam Á, Síp cũng như
Công gô và các nước khác ở Châu Phi). Để ngăn chặn sự gia tăng các cuộc
xung đột khu vực và việc cả hành tinh bị lôi kéo vào một thảm hoạ khủng
khiếp là chiến tranh hạt nhân giữa hai khối quân sự, HĐBA đã cố gắng tìm
được sự nhất trí hay ít nhất cũng là khơng phản đối về việc thành lập một cơ
chế cho phép hạn chế các cuộc xung đột trong phạm vi khu vực nhất đinh để
tránh lôi kéo Liên Xô và Mỹ trực tiếp tham gia vào đó. Đó là sách lược gìn
giữ hịa bình đặc biệt của LHQ trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Trong thời
kỳ này, Tổng Thư ký LHQ là người thực hiện các hoạt động gìn giữ hịa bình
khơng mang tính bạo lực nhân danh HĐBA LHQ.
Trong q trình thành lập LHQ, người ta dự kiến ràng Tổng Thư ký sẽ
thực hiện chủ yếu các chức năng hành chính. Tuy nhiên, một trong những hậu
quả không lường trước được của chiến tranh lạnh là việc mở rộng đáng kể
những quyền hạn chính trị của Tổng Thư ký. Cơng việc của HĐBA đã bị tê
liệt, còn các cường quốc đã trở thành con tin của sự cần thiết phải ủng hộ và
duy trì sự cân bằng lực lượng hạt nhân dựa trên sự đe doạ lẫn nhau. Trong
điều kiện đó, Tổng Thư ký với tư cách là một quan chức dân cử cao cấp chỉ


21

hành động vì lợi ích của LHQ đã nhiều lần cho thấy Tổng Thư ký LHQ có vai
trị quan trọng sống còn đối với vận mệnh của cộng đồng quốc tế, đặc biệt
trong việc giải quyết những tình huống nguy kịch giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập. Các Tổng Thư ký hầu như dành rất ít thời gian cho hoạt động
hành chính.

Những hạn chế và bất cập trên cần được khắc phục để LHQ thực hiện
tốt vai trị giữ gìn hịa bình và an ninh thế giới, thúc đẩy phát triển Đó cũng
chính là ngun nhân thúc đẩy công cuộc cải tổ LHQ trong bối cảnh thế giới
đã có những thay đổi căn bản so với năm 1945, đặc biệt là từ thời điểm chiến
tranh lạnh kết thúc.
3.Quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc
Quan hệ của Việt Nam và LHQ nói chung có thể được chia thành hai
giai đoạn chính: từ trước năm 1991, đặc biệt từ năm 1977 khi Việt Nam chính
thức gia nhập LHQ đến khi chế độ XHCN ở Liên xô và các nước Đông Âu
sụp đổ; và giai đoạn sau 1991 đến nay.
* Thời kỳ trước 1991: Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của LHQ
đối với đời sống quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, khơng lâu sau khi đất nước
giành được độc lập; ngày 14/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi cho đại
diện Liên Xơ, Anh, Mỹ ở LHQ yêu cầu các nước này công nhận nền độc lập
của Việt Nam và kết nạp Việt Nam vào LHQ. Do tương quan lực lượng vào
những ngày đầu sau khi giành được độc lập, Đảng ta chủ trương cuộc xung
đột Việt - Pháp cần được giải quyết giữa hai nước, khơng cần có sự can thiệp
của bên thứ ba. Trong thời kỳ kháng chiến chống xâm lược Mỹ, chúng ta chủ
trương nhất quán không đưa vấn đề về cuộc chiến tranh ở Việt Nam ra giải
quyết tại LHQ, tuy khơng gạt bỏ vai trị trung gian hồ giải của cá nhân Tổng
thư ký LHQ lúc bấy giờ là ông U Thant. Về phía LHQ, trong suốt thời gian từ
1945 đên 1975, Tổ chức này không hề lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh


22

thực dân phi nghĩa của Pháp và Mỹ ở Việt Nam. Trong khi đó, Mỹ khơng ít
lần cịn dùng HĐBA làm diễn đàn biện minh cho hành động xâm lược Việt
Nam, coi hành động của Mỹ là vì mục đích hồ bình. Khơng những thế, Mỹ cịn
sử dụng diễn đàn này để vu cáo Việt Nam “tấn công” tàu khu trục của Mỹ

(8/1964) ở vùng biển quốc tế. Trước khi nước nhà được thống nhất, Việt Nam đã
đấu tranh để cả hai miền Bắc và Nam đều là quan sát viên tại LHQ. Sau khi
thống nhất nước nhà, bằng chính nghĩa, nước ta đã tranh thủ được sự đồng tình
và ủng hộ của bạn bè, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của LHQ vào
ngày 20/9/1977. Ngay từ những ngày đầu tham gia LHQ, Việt Nam ln chủ
động đóng góp tiếng nói về những vấn đề liên quan đến hồ bình, ổn định, hợp
tác ở Đơng Nam Á. Đồng thời, Việt Nam tích cực cùng nhiều quốc gia thành
viên thúc đẩy LHQ thông qua các nghị quyết, quyết định cùng các biện pháp cụ
thể nhằm phát huy vai trò của LHQ, tăng cường sự phối hợp của các dân tộc
trong cuộc đấu tranh chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị, ngăn ngừa và
giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện pháp hồ bình, bảo vệ độc
lập và quyền tự quyết của các dân tộc, cải thiện môi trường kinh tế quốc tế, phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo đảm quyền con người.
Ngay sau khi gia nhập LHQ, nước ta đã vận động, tranh thủ các nước
thành viên Đại hội đồng LHQ thông qua được Nghị quyết A/Res/33/2(1977)
kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ giúp đỡ Việt Nam tái thiết, hàn gắn vết
thương sau chiến tranh. Hoạt động của nước ta tại LHQ trong thời gian này là
thực hiện chủ trương giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, đoàn kết
với các lực lượng XHCN, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội chống
chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đồng
thời tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc bảo vệ và xây dựng CNXH
ở Việt Nam. Việt Nam cũng đã tích cực, chủ động phối hợp với các nước
trong Phong trào KLK và các nước đang phát triển đấu tranh bảo vệ các


23

nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ như nguyên tắc về bình đẳng chủ
quyền, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, không sử dụng hay đe
doạ sử dụng vũ lực, đồng thời bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển,

trong đó có Việt Nam. Chúng ta cũng tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn
vốn, chất xám và khoa học kỹ thuật của LHQ phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển của Việt Nam.
Sau khi quân tình nguyện Việt Nam vào Cămpuchia theo yêu cầu của
Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cămpuchia nhằm lật đổ chế độ diệt chủng
Pônpốt đầu năm 1979, Mỹ, các nước phương Tây, Trung Quốc, ASEAN đã sử
dụng LHQ để hợp pháp hố chính quyền Cămpuchia dân chủ chống lại Nhà
nước Cộng hoà nhân dân Cămpuchia, chống lại Việt Nam. Họ cịn tìm cách
đưa vấn đề Việt Nam can thiệp Cămpuchia dưới đề mục ‘’tình hình
Cămpuchia’’ ra Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an cũng như vấn đề tranh chấp
biên giới Việt-Trung ra HĐBA LHQ. Tuy nhiên tại HĐBA, Liên Xô đã phủ
quyết các nghị quyết này. Hoạt động của nước ta tại LHQ từ 1979 đến 1990
chủ yếu nhằm giải toả vấn đề Cămpuchia, chủ trương của nước ta là giải
quyết vấn đề hịa bình của Cămpuchia ngoài LHQ. Từ năm 1979-1986, nước
ta đạt được yêu cầu gạt bỏ vai trò LHQ về vấn đề Cămpuchia, đề cao lập
trường chính nghĩa của Việt Nam trong việc cứu nhân dân Cămpuchia thoát
khỏi chế độ diệt chủng. Từ 1986 đến 1991, Việt Nam có tính đến vai trò LHQ,
từng bước chấp nhận vai trò lớn hơn của LHQ nên đã tăng cường trao đổi
thực chất với Tổng Thư ký và Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách vấn đề
Cămpuchia. Thực hiện chủ trương giảm đối đầu với ASEAN, nước ta chủ
trương tạm gác lại việc bỏ phiếu về quyền đại diện Cămpuchia và không tham
gia thảo luận mục “tình hình Cămpuchia’’. Với việc ký Hiệp định Pari năm
1991 về vấn đề hịa bình ở Cămpuchia, giai đoạn khó khăn, phức tạp của nước
ta tại LHQ cũng chấm dứt.


24

Nhìn chung, do chịu tác động của chiến tranh lạnh và cuộc đấu tranh tư
tưởng giữa hai hệ thống xã hội đối lập, quan hệ giữa Việt Nam và LHQ thời

kỳ trước năm 1991 còn nhiều hạn chế, bị bao vây cấm vận kéo dài cho nên
vai trò, vị thế của nước ta tại LHQ thời gian đó cịn rất khiêm tốn. Dù vậy,
nước ta vẫn tranh thủ được một số nguồn vốn viện trợ trực tiếp khơng hồn lại
từ Hệ thống phát triển LHQ, từ các tổ chức chuyên mơn thuộc Hệ thống phát
triển của LHQ, góp phần cho ta khắc phục hậu quả chiến tranh và những khó
khăn kinh tế- xã hội, thiên tai, giáo dục, y tế, kế hoạch hố gia đình...
* Thời kỳ từ 1991 đến nay: Sau khi chế độ XHCN ở Liên xô và các
nước Đông Âu sụp đổ, nước ta đứng trước nhiều khó khăn. Trong bối cảnh
đó, nước ta chủ trương thực hiện đường lối đổi mới, triển khai chính sách đối
ngoại “thêm bạn, bớt thù”, “ra sức phá thế bao vây cấm vận, tranh thủ càng
nhiều bạn bè càng tốt, giảm bớt càng nhiều kẻ thù càng hay”. Đại hội VII của
Đảng đề ra đường lối đối ngoại “độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá
quan hệ quốc tế”; xác định nhiệm vụ đối ngoại của ta là “giữ vững hồ bình,
mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đồng thời chủ trương “hợp tác bình
đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, khơng phân biệt chế độ chính trị - xã
hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hồ bình”. Đại hội VIII
của Đảng đề ra phương châm Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong
cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển. Đại hội IX và
X nâng lên thành chủ trương đối ngoại “độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương
hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế”, với phương châm “sẵn sàng là bạn đối
tác tin cậy của tất cả các nước”. Với chính sách đối ngoại này, Việt Nam với
LHQ được cải thiện và phát triển nhanh chóng. Từ năm 1991 đến nay, thực
hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương
hóa các quan hệ quốc tế trên tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của


×