Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tiểu luận cao học, môn quan hệ quốc tế, một số nội dung cơ bản về cải tổ liên hợp quốc và sự tham gia của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.04 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
Phần thứ nhất..................................................................................................3
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH CẢI TỔ
LIÊN HỢP QUỐC...........................................................................................3
1. Sự cần thiết cải tổ bộ máy Liên hợp quốc.................................................6
2. Một số đề nghị chính về cải tổ bộ máy Liên hợp quốc và quan điểm của
các nước............................................................................................................7
2.1. Một số đề nghị chính về cải tổ bộ máy Liên hợp quốc............................7
2.2. Cải tổ Liên hợp quốc nói chung..............................................................9
2.3. Cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc................................................14
3. Quan điểm của các nước về cải tổ bộ máy Liên hợp quốc.....................17
Phần thứ hai...................................................................................................22
QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ LIÊN HỢP QUỐC, QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT
NAM VỀ CẢI TỔ BỘ MÁY LIÊN HỢP QUỐC.......................................22
1. Quan hệ giữa Việt nam và Liên hợp quốc...............................................22
2. Quan điểm của Việt Nam về cải tổ bộ máy Liên hợp quốc....................25
KẾT LUẬN....................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................33


1

LỜI MỞ ĐẦU
Liên hợp quốc được thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 1945. Là tổ
chức quốc tế toàn cầu, là diễn đàn đa phương lớn nhất trong quan hệ quốc tế.
Trong hơn 60 năm qua, Liên hợp quốc ngày càng mở rộng hoạt động và tham
gia vào các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Trong bối cảnh tồn cầu hố ngày
càng sâu rộng, địi hỏi Liên hợp quốc cần phải cải tổ về cơ cấu, tổ chức, chính
sách cũng như phương thức hoạt động. Đề tài cải tổ bộ máy Liên hợp quốc đã
được rất nhiều người đề cập dưới góc độ khác nhau và nó ln mang tính thời


sự quan trọng. Vì thế trong bài viết này tác giả tập trung trình bày về quá trình
đấu tranh cải tổ bộ máy Liên hợp quốc nói chung và Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc nói riêng cùng các quan điểm của các nước và các Nhóm nước về
cải tổ bộ máy Liên hợp quốc trong đó có Việt nam.
Vấn đề cải tổ LHQ được đặt ra từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước với nhiều
sáng kiến và thực tiễn đã bắt đầu kể từ sau "chiến tranh lạnh”. Tuy nhiên,
công cuộc cải tổ diễn ra một cách chậm chạp với những bước đi rất thận trọng
do khơng có sự đồng thuận giữa các nước thành viên về cách thức tiến hành
cải tồ LHQ. Thậm chí có những ý tưởng đối lập nhau giữa một bên muốn xóa
bỏ hồn tồn LHQ và một bên muốn LHQ thực sự trở thành một “Chính phủ
tồn cầu” (a full-fledged world government).
Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 5/2006, Cựu Tổng thư ký LHQ
Kofi Annan nói rằng, thời gian qua, những nỗ lực cải tổ LHQ đã đem lại
những thành công nhất định, trong đó có việc thành lập Uỷ ban Xây dựng hịa
bình và Hội đồng Nhân quyền. Tuy nhiên, q trình cải tổ Ban Thư ký và
phương thức làm việc của LHQ đang gặp một số khó khăn do các nước thành
viên chưa đạt được nhất trí chung. Tại khóa họp Đại hội đồng LHQ khóa 60
(4/2005), Tổng thư ký Kofi Annan đã đọc báo cáo về cải tổ LHQ với tựa đề
"Vì một nền tự do rộng lớn hơn: hướng tới Phát triển, An ninh và Nhân


2

quyền". Tiếp đó, trong Thơng điệp ngày 26/5/2005, nhân kỷ niệm 60 năm
thành lập LHQ, ông lại kêu gọi các nhà lãnh đạo của các nước thành viên
LHQ có những quyết định nghiêm túc, mạnh mẽ để cải cách tổ chức quốc tế
lớn nhất này.
Nguyên Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon cũng xác định việc cải tổ
LHQ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thách thức lớn nhất trong
nhiệm kỳ của mình. Ngày 01/6/2011, ơng Ban Ki-moon đã bổ nhiệm ông Atul

Khare, người Ấn Độ, làm Trưởng nhóm thực hiện cải tổ tại LHQ (Change
Management Team - CMT) với nhiệm vụ chính là thúc đẩy nỗ lực triển khai
chương trình cải tổ theo hướng tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu quả của tổ
chức lớn nhất hành tinh này1.
Để thực hiện Chuyên đề “Một số nội dung cơ bản về cải tổ liên hợp
quốc và sự tham gia của Việt Nam” người viết sử dụng phương pháp nghiên
cứu tổng hợp, đối chiếu, so sánh, cập nhập trên các phương tiện thông tin đại
chúng và bài giảng chuyên đề bổ trợ “Các tổ chức quốc tế và quan hệ với Việt
Nam”.
Do thời gian thực hiện Chuyên đề khá gấp và những nội dung, lĩnh vực
liên quan đến cải tổ LHQ rất rộng và đòi hỏi kiến thức chun mơn sâu,
Chun đề khơng tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của độc giả để bài viết được hoàn thiện hơn.

Reform of the United Nations, Wikipedia

1


3

Phần thứ nhất
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH CẢI TỔ
LIÊN HỢP QUỐC
Liên hợp quốc ra đời đánh dấu một mốc cực kỳ quan trọng trong lịch
sử quan hệ quốc tế. Khác với các tổ chức quốc tế khác, kể cả Hội quốc liên,
Liên hơp quốc là tổ chức đầu tiên về sự hợp tác chính trị rộng rãi của các
quốc gia có chế độ chính trị xã hội, kinh tế khác nhau trong cuộc đấu tranh vì
mục tiêu chung là “duy trì hồ bình và an ninh quốc tế’’, “phát triển quan hệ
hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tơn trọng ngun tắc bình đẳng và quyền

tự quyết’’. Cuộc đấu tranh ấy diễn ra liên tục suốt hơn sáu thập kỷ thể hiện
thông qua các hoạt động trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc:
-(1) Đại hội đồng (gồm tất cả các nước thành viên). Hiện nay, Liên hợp
quốc đã họp khoá Đại hội đồng toàn thể lần thứ 64 và bao gồm 193 nước
thành viên.
-(2) Hội đồng Bảo an (gồm 15 thành viên, trong đó có 5 nước là Uỷ
viên thường trực).
-(3) Hội đồng Kinh tế-Xã hội (ECOSOC gồm 54 thành viên).
-(4) Hội đồng quản thác (Thành viên gồm các nước đang quản thác các
lãnh thổ chưa được độc lập, các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo
an, một số nước thành viên khác).
-(5) Toà án quốc tế (Thẩm phán sẽ do các nước thành viên bầu)
-(6) và Ban thư ký (do Tổng thư ký Liên hợp quốc đứng đầu).
Dưới các cơ quan chính đó có các Uỷ ban/Cơ quan phụ trợ. Việc đòi hỏi
cải tổ Liên hợp quốc hiện nay thường xoay quanh 3 cụm vấn đề chính, đó là:
- Cơ cấu, thành viên của các cơ quan Liên hợp quốc.
- Phương thức làm việc của các cơ quan Liên hợp quốc.


4

- Vai trò của Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế.
Nội dung đấu tranh đòi cải tổ trong tất cả ba cụm vấn đề đó tập trung
nhiều nhất vào việc xem xét cải tổ: Hiến chương, Đại hội đồng, Hội đồng Bảo
an, Ban thư ký Liên hợp quốc, Hội đồng Kinh tế-Xã hội (ECOSOC)...
Việc cải tổ Liên hợp quốc là vấn đề phức tạp, khá tế nhị và không đơn
giản vì liên quan đến lợi ích, chủ quyền và an ninh của mỗi quốc gia. Vấn đề
cải tổ đã được tranh luận ngay từ ngày đầu thành lập Liên hợp quốc tại Hội
nghị San Francisco tháng 6 năm 1945 khi vấn đề sửa đổi Hiến chương Liên
hợp quốc được đặt ra thảo luận giữa các nước uỷ viên thường trực Hội đồng

Bảo an và các nước thành viên khác. Lúc đó việc thảo luận vấn đề này là việc
tranh cãi về quyền phủ quyết (Veto) của 5 nước uỷ viên thường trực Hội đồng
Bảo an. Khi chuẩn bị thành lập Liên hợp quốc, Mỹ là nước đầu tiên đưa ra tại
Hội nghị Dambarton Oaks đề nghị nguyên tắc nhất trí của 5 nước uỷ viên
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là
Cordell Hull coi đó là điều kiện nhất thiết phải có để Mỹ gia nhập Liên hợp
quốc. Liên xô, Anh và đại biểu của Tưởng Giới Thạch tán thành đề nghị của
Mỹ. Dự thảo điều khoản đó sau này trở thành điều 27 của Hiến chương và đã
được các nước lớn thông qua tại Hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945. Tại Hội
nghị thành lập Liên hợp quốc họp tại San Francisco từ 25/4 đến 26/6/1945,
vấn đề tranh cãi gay go nhất là nguyên tắc nhất trí của 5 nước uỷ viên thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nhiều nước khơng chấp nhận ngun
tắc này và địi huỷ bỏ điều khoản đó khỏi bản dự thảo Hiến chương.
Để tranh thủ các nước khác, ngày 8 tháng 6 năm 1945, các nước lớn đưa
ra một văn kiện trình bày giải thích cơng thức Yalta nói trên với những lý lẽ:
- Công thức Yalta không cho các uỷ viên thường trực thêm điều gì, vì
trước đây ở Hội quốc liên họ đã có quyền phủ quyết (Veto).


5

- Thủ tục biểu quyết này sẽ tránh cho Hội đồng Bảo an khỏi bị tê liệt
trong quá trình hoạt động.
- Phải có đa số 7 phiếu ở Hội đồng Bảo an mới thông qua được nghị
quyết. Như vậy 5 nước không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
cũng có quyền phủ quyết một cách tập thể...Cuối cùng khi các nước lớn nhấn
mạnh họ chỉ tham gia Liên hợp quốc nếu Hội nghị chấp nhận nguyên tắc nhất
trí của 5 nước uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an, thì sau đó các nước tham
gia Hội nghị buộc phải chấp nhận.
Công thức Yalta được thông qua ngày 13/6/1945 thành điều 27 của Hiến

chương Liên hợp quốc. Tuy vậy các nước thành viên Liên hợp quốc khác chưa
phải đã lùi bước đấu tranh, họ chuyển sang đấu tranh bằng nhiều lý do, lập
luận khác nhau. Họ dựa vào điều 109 của Hiến chương, cách thức bổ sung
Hiến chương là phải do một Hội nghị toàn thể các thành viên được triệu tập khi
có đa số 2/3 yêu cầu và 7 phiếu thuận ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Chúng ta đã từng chứng kiến những tranh cãi, đấu tranh về cải tổ Liên
hợp quốc trong Tổ chức Liên hợp quốc để rồi lần lượt có được những kết quả
của công việc cải cách. Vào năm 1965, khi các quốc gia thành viên Liên hợp
quốc quyết định tăng số lượng thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc từ
11 uỷ viên lên 15 uỷ viên như ngày nay; Năm 1979, Đại hội đồng Liên hợp
quốc cũng đã đưa vấn đề cải tổ Hội đồng Bảo an vào chương trình nghị sự
theo yêu cầu của các nước đang phát triển với hàng loạt đề xuất và sáng kiến
được thảo luận tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Vào năm 1963 và 1973 các
nước thành viên Liên hợp quốc cũng đã biểu quyết tăng số lượng thành viên
Hội đồng Kinh tế-Xã hội (ECOSOC) từ 18 lên 27 và từ 27 lên 54 thành viên.
Sau chiến tranh lạnh, vấn đề cải tổ Liên hợp quốc lại được quan tâm chú ý
hơn, được đưa vào chương trình nghị sự ở nhiều diễn đàn quốc tế thuộc Liên
hợp quốc. Bởi lẽ việc cải tổ liên quan nhiều đến vấn đề hồ bình, chiến tranh,


6

an ninh, chủ quyền của các quốc gia thành viên và ảnh hưởng tới cấu trúc và
trật tự thế giới đương đại. Kế tiếp là tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khố 48,
Nhóm cơng tác cải cách Liên hợp quốc được thành lập. Tháng 11 năm 2003,
Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan đã lập Nhóm cố vấn cao cấp gồm 16
thành viên, được trao nhiệm vụ soạn thảo phương án cải tổ Liên hợp quốc, và
đến năm 2005 Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên quốc kiểm điểm năm
thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ cũng nêu thảo luận vấn đề cải tổ.
1. Sự cần thiết cải tổ bộ máy Liên hợp quốc

Loài người đã chứng kiến bao đổi thay lớn lao và bao thực tế khắc
nghiệt từ ngày Liên hợp quốc ra đời. Liên hợp quốc từ chỗ 51 quốc gia thành
viên, nay đã 193 nước tham gia tổ chức này. Phong trào giải phóng dân tộc
chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới sau chiến tranh thế giới 2 và đặc biệt
trong những năm 60 của thế kỷ đã đưa đến hàng loạt quốc gia Á -Phi-Mỹ
Latinh giành độc lập, trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Hàng loạt các
nước xã hội chủ nghĩa ra đời và tham gia tổ chức Liên hợp quốc, riêng lục địa
châu Phi, năm 1945 chỉ có 4 nước, đến năm 1980 có trên 50 nước làm thành
viên Liên hợp quốc. Từ đó Liên hợp quốc đã có một đa số vững chắc thể hiện
lập trường tiến bộ trong các vấn đề mấu chốt của thời đại là: duy trì hồ bình,
củng cố an ninh quốc tế, ngăn chặn chạy đua vũ trang và giải trừ quân bị, loại
trừ những tình huống khủng hoảng, thúc đẩy tiến bộ kinh tế-xã hội, đấu tranh
chống lại các hình thức chủ nghĩa thực dân và phân biệt chủng tộc.
Ngày nay thế giới đang đứng trước những biến đổi to lớn. Những thành
quả vĩ đại do khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ thông tin trên nhiều lĩnh
vực đẩy nhanh q trình tồn cầu hố, làm gia tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa
các quốc gia, và việc nhiều quốc gia trỗi dậy và lớn mạnh nhanh chóng nâng
vị trí và tiềm năng của họ trong cộng đồng quốc tế. Hàng loạt quốc gia có vị


7

thế khác trước, ví dụ như Trung Quốc, Nhật bản, Đức, Ấn độ... do vậy tương
quan lực lượng và tiếng nói của các quốc gia tại Liên hợp quốc cũng thay đổi.
Ngày nay khơng dễ gì một quốc gia hùng mạnh nào lại có thể đặt Liên hợp
quốc phục vụ cho quyền lợi chỉ riêng của nước mình. Lịch sử 64 năm tồn tại
và phát triển của Liên hợp quốc khẳng định mức độ có hiệu quả của Liên hợp
quốc và sự đóng góp của nó vào các vấn đề quan trọng trong đời sống quốc
tế, vào việc thực thi Hiến chương Liên hợp quốc phục vụ cho sự nghiệp hồ
bình tự do, quyền tự quyết và độc lập của các dân tộc.

Rõ ràng, sau hơn 60 năm tồn tại và phát triển của Liên hợp quốc, cộng
đồng quốc tế thấy cần phải cải tổ Liên hợp quốc mặc dù trước đây vấn đề cải
tổ Liên hợp quốc đã nhiều lần được đặt ra. Ngày nay, do tình hình thế giới đã
có nhiều thay đổi, so sánh lực lượng bên trong Liên hợp quốc luôn biến động,
đặc biệt là số lượng thành viên Liên hợp quốc hiện nay đã tăng sấp xỉ hơn bốn
lần kể từ khi nó ra đời, vị thế các quốc gia ở các khu vực khác trước, hội nhập
quốc tế và tồn cầu hố trên thế giới diễn ra nhanh chóng đưa kinh tế thế giới
phát triển liên tục. Vì vậy việc cải tổ Liên hợp quốc cho phù hợp với tình hình
thế giới đương đại là yêu cầu khách quan nhằm tăng cường tính hiệu quả
trong hoạt động; tăng dân chủ hoá và minh bạch hoá trên cơ sở củng cố và
tăng cường các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc; nhằm
đảm bảo tính đại diện bình đẳng giữa các khu vực và quốc gia, nhằm tiết kiệm
hơn nữa ngân quỹ cho Liên hợp quốc và tránh chính trị hố trong thực thi
nhiệm vụ của Liên hợp quốc.
2. Một số đề nghị chính về cải tổ bộ máy Liên hợp quốc và quan
điểm của các nước
2.1. Một số đề nghị chính về cải tổ bộ máy Liên hợp quốc
Cuộc đấu tranh trên vấn đề cải tổ có ngay từ những ngày đầu thành lập
Liên hợp quốc như được nêu ở trên. Nhưng vấn đề được bàn bạc lúc đó mới


8

chỉ liên quan đến quyền phủ quyết của các Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc. Mãi đến đầu những năm 1990 của thế kỷ XX, trong bối
cảnh thế giới có nhiều biến đổi, nhất là sau sự sụp đổ của Liên xô và các nước
Xã hội chủ nghĩa Đơng Âu, đã có nhiều văn bản, tài liệu liên quan được đưa
ra thảo luận. Nội dung cải tổ tập trung: Hiến chương; tăng cường vai trò của
Đại hội đồng; cải tổ Hội đồng Bảo an; Ban thư ký; vấn đề tài chính và phương
thức làm việc nói chung. Việc cải tổ Liên hợp quốc hiện nay là yêu cầu khách

quan, là nhu cầu chung của đại đa số các quốc gia thành viên. Vì vậy các nội
dung cải tổ được đề cập trên đều rất quan trọng. Tuy nhiên mỗi nội dung cải
tổ đều có vị trí riêng của nó. Như ơng Tổng thư ký liên hợp quốc phát biểu
trong cuộc gặp thường kỳ với các nước thường trực Hội đồng Bảo an rằng
nếu các nước thành viên không thể đạt được đồng thuận về cải tổ Hội đồng
Bảo an trước Hội nghị thượng đỉnh (9/2005) thì tại Hội nghị thượng đỉnh sắp
tới cũng nên cam kết giải quyết vấn đề này trước Giáng sinh. Ông nhấn mạnh
“cần phải cải tổ Hội đồng Bảo an, quá trình cải tổ Liên hợp quốc sẽ khơng thể
hồn tất nếu khơng có việc cải tổ Hội đồng Bảo an”. Kết thúc Hội nghị cấp
cao Liên hợp quốc tại New York ngày 16/9/2005 với việc thông qua văn kiện
cuối cùng của Hội nghị, trong đó các nhà lãnh đạo thế giới khẳng định quyết
tâm xây dựng một thế giới hồ bình, thịnh vượng và dân chủ, cam kết triển
khai những biện pháp cụ thể để tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi các
mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và những thoả thuận đã đạt được tại các Hội
nghị cấp cao và các Hội nghị quan trọng khác của Liên hợp quốc. Các nhà
lãnh đạo thế giới ghi nhận rằng cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là trung
tâm của các nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc để cơ quan quyền lực này của Liên
hợp quốc mang tính đại diện lớn hơn, minh bạch và hiệu quả hơn. Vì vậy
phần này của đề tài xin được trình bày thành hai tiêu đề: cơng việc cải tổ nói
chung; và cải tổ Hội đồng Bảo an.


9

2.2. Cải tổ Liên hợp quốc nói chung
Tháng 9 năm 2000, Liên hợp quốc họp Hội nghị cấp cao Thiên niên
kỷ và thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ. Tuyên bố đã đề ra những mục
tiêu ưu tiên cho đầu thế kỷ 21 trong đó có vấn đề cải tổ Liên hợp quốc
nhằm tăng cường vai trò, hiệu quả, dân chủ và minh bạch hoá Liên hợp
quốc. Đến tháng 9 năm 2003 trong báo cáo nhiệm vụ thực hiện Tuyên bố

Thiên niên kỷ, ông Tổng thư ký Kofi Annan đã kêu gọi cải tổ mạnh mẽ và
quyết định thành lập Nhóm cố vấn cao cấp của Tổng thư ký để nghiên cứu
và khuyến nghị các biện pháp liên quan. Nhóm cố vấn cao cấp được chính
thức thành lập vào tháng 1 năm 2004 gồm 16 thành viên. Ngày 1 tháng 12
năm 2004, Nhóm cố vấn cao cấp đã trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc
một báo cáo với tiêu đề “một thế giới an toàn hơn: trách nhiệm chung của
chúng ta” (A more secure world: Our shared responsibility). Báo cáo đã
đánh giá các thách thức hiện nay đối với hồ bình, an ninh và đưa ra nhiều
kiến nghị cải tổ sâu rộng Liên hợp quốc nhằm ứng phó với thách thức trên..
Báo cáo gồm 4 phần chính:
- Hướng tới một sự nhất trí mới về an ninh;
- An ninh tập thể và thách thức cần phải can thiệp;
- An ninh tập thể và việc sử dụng vũ lực;
- Xây dựng một Liên hợp quốc hiệu quả hơn cho thế kỷ XXI.
Nội dung các đánh giá và kiến nghị trong báo cáo của Nhóm cố vấn cao
cấp trên (1/12/2004) đã nêu được tầm quan trọng của các vấn đề: phát triển,
môi trường, an ninh quốc tế, chống khủng bố, bác bỏ hành động phòng ngừa
đơn phương; mối quan hệ an ninh và phát triển; xố đói giảm nghèo; bệnh
tật… và kiến nghị cải tổ ở nhiều cơ quan khác nhau của Liên hợp quốc, đáng
chú ý là việc cải tổ Hội đồng Bảo an theo hai phương án A và B.


10

Phương án A: mở rộng Hội đồng Bảo an từ 15 lên 24 thành viên
thường trực khơng có quyền phủ quyết, chia theo 4 khu vực (Châu Phi 2,
Châu Á 2, Châu Âu 1, Châu Mỹ 1) và 3 thành viên không thường trực nhiệm
kỳ 2 năm.
Phương án B: không mở rộng thành viên thường trực mà chỉ mở rộng
thêm 8 thành viên khơng thường trực, có nhiệm kỳ 4 năm, chia đều cho 4

Châu lục. Báo cáo trên sẽ được đưa ra tại hội nghị cấp cao Liên hợp quốc
nghiên cứu, thảo luận và kiến nghị cụ thể cho công việc cải tổ.
Trong phần 4 của Báo cáo ấy đã đề cập “một Liên hợp quốc hiệu quả
hơn cho thế kỷ XXI”, đặt ra vấn đề điều chỉnh Hiến chương Liên hợp quốc.
Hiến chương Liên hợp quốc từ khi nó ra đời đến nay đã chứng tỏ là nền tảng
cho luật pháp quốc tế hiện đại, cho trật tự pháp lý quốc tế và quan hệ quốc tế
đa phương. Nay tình hình thế giới đã thay đổi sâu sắc nên Hiến chương Liên
hợp quốc cũng cần có những thay đổi. Trong chương VII người ta có thể hiểu
và giải thích khác nhau về “quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong
trường hợp một thành viên Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang” (điều 51).
Vậy quyền tự vệ ấy chờ đến khi bị tấn công hay trước lúc bị tấn cơng? Vì thế
việc sửa đổi Hiến chương hay nói cách khác việc cải tổ Hiến chương là một
nội dung cần làm, như Tổng thư ký đã nêu trong phiên họp Đại hội đồng Liên
hợp quốc tháng 3 năm 2003. Báo cáo của Nhóm cố vấn cao cấp cho rằng
trong Hiến chương có chức năng của Hội đồng Quản thác khơng cịn cần nữa
mà một số chức năng cịn lại của nó sẽ được các cơ quan khác của Liên hợp
quốc đảm nhận đặc biệt là Đại hội đồng Liên hợp quốc. Cho nên Báo cáo kiến
nghị bỏ chương XIII và nội dung về Hội đồng quản thác trong chương XII
của Hiến chương; bỏ Điều 47 về ban tham mưu quân sự (trong Hội đồng Bảo
an). Báo cáo cũng kiến nghị xem xét lại phần nói về các quốc gia kẻ thù


11

(trong chiến tranh thế giới lần thứ II) trong các điều 53, 77 và 107 của Hiến
chương Liên hợp quốc.
Đại hội đồng Liên hợp quốc là cơ quan rộng rãi nhất đã bao gồm 193
quốc gia thành viên bình đẳng, khơng phân biệt quốc gia lớn nhỏ. Báo cáo của
Nhóm cố vấn cao cấp đã kiến nghị cần xây dựng sự nhất trí về một chế độ an
ninh tập thể rộng lớn hơn và hiệu quả hơn; cần chương trình nghị sự ngắn

hơn; các Uỷ ban cũng cần tinh giản hơn.
Báo cáo cũng kiến nghị mở rộng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc theo
2 phương án A và B (đã được đề cập ở trên) nhưng không thêm quyền phủ
quyết. Các thay đổi về thành phần Hội đồng Bảo an không phải là vĩnh viễn
(quy định năm 2020 sẽ xem xét lại). Vấn đề là cải tổ Hội đồng Bảo an khơng
được làm cản trở tính hiệu quả của Liên hợp quốc nói chung mà nhằm tăng
tính dân chủ, trách nhiệm và tính đại diện khu vực. Cần đưa các quy trình cải
tiến sự minh bạch và tăng cường trách nhiệm của Hội đồng Bảo an vào các
quy tắc, thủ tục của cơ quan này. Báo cáo còn kiến nghị lập Uỷ ban xây dựng
hồ bình nhằm xác định các nước đang có nguy cơ tan rã để phối hợp với
chính phủ nước đó tổ chức các hoạt động hỗ trợ nhằm ngăn chặn sự tan rã.
Báo cáo còn khuyến khích thành lập các tổ chức khu vực có đóng góp cho sự
ổn định và thịnh vượng của các nước thành viên. Tuy nhiên các nỗ lực của các
tổ chức khu vực phải phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, nhưng Liên
hợp quốc vẫn có trách nhiệm hàng đầu về hồ bình và an ninh quốc tế.
Về việc cải tổ Ban thư ký Liên hợp quốc, ngay từ năm 1997, tại Đại hội
đồng Liên hợp quốc khoá 52, trên cơ sở Báo cáo của Tổng thư ký về “đổi mới
Liên hợp quốc - Một chương trình cải tổ’’, Đại hội đồng đã thông qua một
loạt biện pháp nhằm cải tổ bộ máy Ban thư ký và các cơ quan hữu quan của
Liên hợp quốc nhằm hướng Liên hợp quốc hoạt động có hiệu quả hơn, tiết
kiệm hơn. Để tăng cường vai trò Liên hợp quốc, năm 2000, trong Báo cáo


12

trình Hội nghị cấp cao Thiên niên kỷ và trong lộ trình thực hiện Tuyên bố
Thiên niên kỷ của các năm tiếp theo, Tổng thư kỷ Kofi Annan đã đề xuất các
biện pháp thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ. Tháng 9 năm 2002, Tổng thư
ký lại đưa ra Báo cáo “Củng cố Liên hợp quốc: một chương trình nghị sự để
tiếp tục đổi mới’’ nhằm nêu việc cải cách cơ cấu và hoạt động của Liên hợp

quốc để thực hiện có hiệu quả Tuyên bố Thiên niên kỷ nói trên.
Trong Báo cáo của Nhóm cố vấn cao cấp của Tổng thư ký cũng đã kiến
nghị lập thêm một phó Tổng thư ký phụ trách về hồ bình và an ninh trong
Ban thư ký; ủng hộ nỗ lực thực hiện các biện pháp cải tổ do Tổng thư ký đưa
ra về việc cải tổ bộ máy của Ban thư ký. Từng bước công tác cải tổ Ban thư
ký đã có những kết quả nhất định. Cụ thể Ban thư ký đã tập hợp được các Vụ,
Quỹ và Chương trình theo 4 chủ đề: Hồ bình-an ninh; Kinh tê- xã hội; nhân
đạo và phát triển để tiện quản lý hơn, phân công phân nhiệm rõ ràng hơn giữa
các đơn vị. Nhờ cắt giảm biên chế, nên chi phí hành chính giảm được 1/3 và
giành số tiết kiệm đó sang các chương trình kinh tế-xã hội giúp các nước đang
phát triển; lượng công văn giấy tờ cũng giảm được trong khoảng 25%.
Đối với vai trò Hội đồng Kinh tế-Xã hội (ECOSOC) hiện chỉ là điều
phối viên các hoạt động của các tổ chức chun mơn Liên hợp quốc (mất vai
trị trong việc ra quyết định) . Báo cáo khuyến nghị lập Uỷ ban về các khía
cạnh kinh tế-xã hội của các mối đe doạ an ninh; thường xuyên trao đổi thông
tin giữa Hội đồng Bảo an và Hội đồng Kinh tế-Xã hội (ECOSOC); cần cách
tiếp cận mới tập trung vào chủ đề chính trong Tuyên bố Thiên niên kỷ nhằm
để ECOSOC tăng cường đóng góp cho an ninh tập thể.
Việc bầu cử vào Uỷ ban nhân quyền hiện bị chính trị hố khơng giúp
giải quyết vấn đề thực chất là thúc đẩy nhân quyền, nên Báo cáo đã khuyến
nghị mở rộng thành viên cho mọi quốc gia; lập Hội đồng tư vấn để hỗ trợ cho
công việc của Uỷ ban; Cao uỷ Liên hợp quốc về nhân quyền chuẩn bị báo cáo


13

hàng năm và thường xuyên báo cáo nhiệm vụ thực hiện các điều khoản về
nhân quyền trong các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Tháng 3 năm 2005, Tổng thư ký Liên hợp quốc đệ trình tài liệu khác
với tiêu đề “Trong tự do rộng lớn hơn: hướng tới phát triển, an ninh và nhân

quyền cho mọi người’. Ngày 3 tháng 6 năm 2005, chủ tịch Đại hội đồng Liên
hợp quốc, ông Jean Ping đã phổ biến dự thảo kế hoạch cải cách Liên hợp
quốc… Dự thảo của Chủ tịch kêu gọi các chính phủ tập trung nỗ lực vào cơng
tác diệt trừ nạn nghèo khó và bảo vệ nhân quyền. Kế hoạch này còn đề nghị
thay thế Uỷ ban nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneve bằng một cơ quan
thường trực có tên là Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc. Dự thảo này cũng
hậu thuẫn cho việc sử dụng sức mạnh trong một số trường hợp kể cả việc bảo
vệ thường dân trước các tội ác chiến tranh. Tuy nhiên, dự thảo đã không đề
cập tới một số vấn đề tế nhị như việc mở rộng Hội đồng Bảo an, những
nguyên tắc chỉ đạo đối với việc sử dụng sức mạnh quân sự, và định nghĩa
chung về chủ nghĩa chống khủng bố.
Chiều 16 tháng 9 năm 2005, Hội nghị cấp cao Đại hội đồng Liên
hợp quốc khoá 60 đã kết thúc với việc thông qua văn kiện cuối cùng của
Hội nghị trong đó khẳng định quyết tâm xây dựng một thế giới hồ bình,
thịnh vượng và dân chủ; cam kết triển khai những biện pháp cụ thể thúc
đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và những thoả thuận
đã đạt được tại các Hội nghị cấp cao và các Hội nghị quan trọng khác của
Liên hợp quốc. Các nhà lãnh đạo thế giới khẳng định lòng tin vào Liên
hợp quốc và cam kết thực hiện các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến
chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, khẳng định hồ bình, an ninh,
phát triển và nhân quyền là những trụ cột của hệ thống Liên hợp quốc và
nền tảng của an ninh tập thể và phúc lợi.


14

2.3. Cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Kết thúc Hội nghị cấp cao Đại hội đồng liên hợp quốc khoá 60, các nhà
lãnh đạo thế giới ghi nhận rằng cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là trung
tâm của các nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc để cơ quan quyền lực này của Liên

hợp quốc mang tính đại diện lớn hơn, minh bạch và hiệu quả hơn.
Cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là vấn đề phức tạp, liên quan
lợi ích của mỗi quốc gia thành viên liên quan, nên được tất cả các quốc gia
thành viên quan tâm. Ngay từ ngày đầu thành lập đã có vấn đề tranh cãi về
quyền phủ quyết của các Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an. Khi số
lượng quốc gia thành viên Liên hợp quốc gia tăng lên, thì các quốc gia mới
này yêu cầu có thêm đại diện tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ngày
17/12/1963, 44 nước Châu Á và Châu phi đã đưa ra một dự thảo nghị quyết
về việc mở rộng Hội đồng Bảo an, và được Đại hội đồng thơng qua tại khố
28 cho phép tăng số lượng thành viên không thường trực từ 6 lên 10 thường
niên. Theo đó Hội đồng Bảo an đã tăng số lượng thành viên từ 11 lên 15.
Nhu cầu cải tổ đặt ra còn do các nước ngày càng nhận thấy cơ cấu và cách
điều hành của Hội đồng Bảo an thể hiện tính bất cơng, thiếu dân chủ và đặc
biệt các nước Uỷ viên thường trực có đặc quyền q lớn vì thế nhiều nước
muốn tăng cường dân chủ hoá và mở rộng thành phần Hội đồng Bảo an.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp Hội đồng Bảo an đã thể hiện tính hạn chế
do chịu tác động của sự đối đầu Đông-Tây hay sự xung đột quyền lợi BắcNam. Đa số các nước cho rằng việc mở rộng Hội đồng Bảo an sẽ giúp Hội
đồng hoạt động hiệu quả hơn, có sự đại diện địa lý cân bằng hơn. Ngay từ
năm 1979, một số nước Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ-Latinh đã đề nghị
tăng số thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an từ 10 lên 16
thành viên, nghĩa là tăng tổng số thành viên Hội đồng Bảo an từ 15 lên 21
nước. Theo đề nghị này các ghế được phân chia như sau: 5 ghế cho nhóm


15

Châu Phi, 4 ghế cho nhóm Châu Á, 3 ghế cho nhóm Châu Mỹ Latinh, 2 cho
nhóm Châu Âu và các quốc gia khác, 1 cho nhóm Đơng Âu. Ghế thứ 16 sẽ
luân phiên giữa nhóm Mỹ Latinh và bên kia là nhóm Châu Phi, nhóm Tây
Âu và các nước khác, và nhóm Đơng Âu. Mặc dù từ 1979-1990 vấn đề tăng

số lượng thành viên Hội đồng Bảo an được đề cập nhiều tại các khoá họp
của Đại hội đồng nhưng vấn đề dường như bị chìm xuống và ít được nhắc
đến, một phần nguyên nhân do các nước Uỷ viên thường trực muốn làm
chìm vấn đề tránh ảnh hưởng đến địa vị đặc quyền của mình.
Sau chiến tranh lạnh vai trò của Hội đồng Bảo an ngày càng được đề
cao, vấn đề cải tổ Hội đồng Bảo an lại trở thành một chủ đề được thảo luận
sôi nổi. Sau cuộc họp cấp cao của các nước thành viên Hội đồng Bảo an,
tháng 1 năm 1992, và Hội nghị cấp cao Phong trào Không liên kết tại Giacác-ta tháng 9 năm 1992, cộng đồng quốc tế gần như đã có được nhất trí về
việc cần tiến hành xem xét lại một cách toàn diện cơ cấu và phương pháp
làm việc của các cơ quan chính của Liên hợp quốc, trong đó có Hội đồng
Bảo an. Lúc này các nước Uỷ viên thường trực đã khơng thể kìm hãm được
việc thảo luận về vấn đề này. Đại hội đồng Liên hợp quốc khố 47 (1992) đã
thơng qua Nghị quyết 62 khuyến nghị các quốc gia thành viên cho ý kiến về
khả năng xem xét lại số lượng thành viên Hội đồng Bảo an. ý kiến các nước
cho thấy đa số coi việc cải tổ Hội đồng Bảo an là cần thiết; Hội đồng Bảo an
cần tăng cả số thành viên thường trực và không thường trực; cần phải xem
xét lại thủ tục hoạt động của Hội đồng Bảo an cũng như các quyền và nghĩa
vụ của các thành viên của Hội đồng Bảo an. Đại hội đồng đã quyết định
thành lập “Nhóm làm việc mở” về vấn về này. Nhóm thảo luận theo 2 cụm
vấn đề chính:
Cụm 1 về mở rộng thành phần Hội đồng Bảo an, quyền phủ quyết và
thủ tục bỏ phiếu;


16

Cụm 2 về tăng cường tính minh bạch và cải tiến phương pháp làm việc
và quy trình ra quyết định.
Mười năm trơi qua Nhóm khơng đạt được tiến bộ nào về thành phần
Hội đồng Bảo an, mọi nỗ lực nhằm thay đổi đều bị bế tắc do các quốc gia

cạnh tranh lẫn nhau, trong đó có những nước thể hiện mong muốn được làm
thành viên thường trực thường gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của những
nước láng giềng có mâu thuẫn hoặc những nước có lịng đố kị. Tuy nhiên
Nhóm về cụm 2 đã có một số tuyên bố đáng kể: ở mức độ nào đó, Hội đồng
Bảo an đã trở nên cởi mở và minh bạch hơn trong các cuộc thảo luận của
mình. Các nước thành viên thường trực dần dần biết chú ý hơn đến những
quan tâm của 192 nước thành viên khác.
Vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Liên hợp quốc các nước thành viên
đã khuấy lên việc cải tổ Liên hợp quốc nói chung và Hội đồng Bảo an nói
riêng. Nhưng do bất đồng và phương án cụ thể nên không đạt được tiến bộ
nào trong vấn đề cải tổ.
Để có thể biến vấn đề cải tổ Liên hợp quốc trở thành hiện thực sau bao
năm thảo luận, ông Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan với sự ủng hộ của
đa số nước thành viên vào năm 2003 đã lập ra nhóm 16 cố vấn cao cấp để
nghiên cứu kiến nghị và cải tổ Liên hợp quốc. Tháng 12 năm 2004 Nhóm cố
vấn cao cấp này đã trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản báo cáo với
tiêu đề: “Đe doạ, thách thức và thay đổi của Liên hợp quốc” đưa ra một loạt
khuyến nghị về cải tổ Liên hợp quốc, trong đó có 2 phương án cải tổ Hội
đồng Bảo an. Tháng 3/2005, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã đưa ra 2 phương
án cải tổ Hội đồng Bảo an. Báo cáo của Tổng thư ký Liên hợp quốc đã làm
cho vấn đề cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trở nên được quan tâm và
dẫn đến một loạt các đề nghị về cải tổ Hội đồng Bảo an.


17

Từ tháng 3/2009, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành thảo
luận chung về cách thức mở rộng Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Các nước
thành viên đã nhất trí cần thảo luận năm vấn đề chủ chốt về : Tư cách thành
viên; quyền phủ quyết; cơ chế đại diện theo khu vực; quy mô mở rộng và

cách thức hoạt động của Hội đồng bảo an; mối quan hệ giữa Hội đồng bảo an
và Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Cuối tháng 4/ 2009, Chủ tịch Hội đồng bảo
an ra văn bản tổng kết nội dung thảo luận năm vấn đề chủ chốt để chuẩn bị
thảo luận vòng 2 về các vấn đề cụ thể trong tháng 5/2009
Những biến động phức tạp trên thế giới hiện nay như: khủng khoảng tài
chính, suy thối kinh tế, các cuộc xung đột vũ trang, khủng bố quốc tế , vấn
đề hạt nhân của Iran và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên v.v….cần có sự
hợp tác, đồng thuận quốc tế để giải quyết . Điều đó càng thơi thúc nỗ lực đẩy
mạnh cải tổ Hội đồng bảo an. Tiến trình cải tổ Hội đồng bảo an hiện cịn gặp
nhiều khó khăn, phức tạp , khó có thể vượt qua nếu khơng có sự hợp tác, đồng
thuận quốc tế. Một trong những nhân tố cản trở lớn chính là sự ganh đua giữa
các khu vực và quan điểm của các nước khác nhau về mơ hình cải tổ Hội
đồng bảo an . Vì vậy, quá trình cải tổ Hội đồng bảo an địi hỏi phải tìm được
những giải pháp có thể vừa đáp ứng lợi ích chung, vừa thỏa mãn được sự
quan tâm của các nước và khu vực trên thế giới
3. Quan điểm của các nước về cải tổ bộ máy Liên hợp quốc
Nhiều nước thành viên Liên hợp quốc cho rằng cơ cấu của Hội đồng
Bảo an không còn đại diện đầy đủ cho các khu vực địa lý. Các nước đang phát
triển chiếm tới 2/3 số thành viên Liên hợp quốc, ngày càng có vai trị quan
trọng, đóng góp to lớn trong đời sống quốc tế, nhưng lại có tiếng nói ‘‘ ít
trọng lượng ’ tại Hội đồng Bảo an. Điều này là không công bằng đối với số
đông các nước thành viên và là một nguyên nhân làm giảm hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của Liên hợp quốc. Một số nước phát triển cũng yêu cầu cải tổ cơ
cấu, tăng số thành viên Hội đồng Bảo an.


18

Các nước phương Tây: tuy có những quan điểm khác nhau nhất định,
muốn hướng Liên hợp quốc tập trung vào việc tập trung cải tổ liên quan việc

giải quyết các cuộc xung đột và nhân quyền. Họ không muốn Liên hợp quốc
có vai trị lớn trong việc hoạch định kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế.
Họ hạn chế nguồn tài chính giúp đỡ phát triển cho các nước chậm phát triển
và đang phát triển. Nổi bật nhất là quan điểm của Mỹ.
- Quan điểm của Mỹ: nhấn mạnh cần xem xét vấn đề cải tổ Liên hợp
quốc một cách tồn diện, khơng nên q tập trung vào vấn đề cải tổ Hội đồng
Bảo an. Nhiều vấn đề cải tổ khác cũng rất quan trọng đối với việc cải thiện
khả năng hoạt động của Liên hợp quốc để ứng phó với khủng hoảng trên thế
giới. Mỹ ủng hộ thành lập Uỷ ban xây dựng hồ bình, ủng hộ sáng kiến cải tổ
Uỷ ban nhân quyền của Liên hợp quốc; ủng hộ thành lập quỹ dân chủ và theo
đuổi việc thơng qua cơng ước tồn diện về chống khủng bố. Đối với việc cải
tổ Hội đồng Bảo an, Mỹ đưa tiêu chuẩn quy mô về nền kinh tế, về dân số, khả
năng quân sự, khả năng đóng góp cho các hoạt động gìn giữ hồ bình của
Liên hợp quốc, khả năng đóng góp tài chính, thành tích và cam kết chống
khủng bố, chống phổ biến hạt nhân, tính cân bằng địa lý của Hội đồng Bảo
an. Những tiêu chuẩn ấy để làm tiêu chí xem xét thành viên thường trực và
không thường trực Hội đồng Bảo an khi Hội đồng Bảo an mở rộng. Mỹ tuyên
bố công khai sẽ ủng hộ 2 nước thành viên thường trực mới, trong đó nói rõ
ủng hộ Nhật nhưng chưa quyết định về nước tiếp theo mà Mỹ sẽ ủng hộ 2
hoặc 3 nước thành viên không thường trực. Về quyền phủ quyết, Mỹ cho rằng
chỉ nên giới hạn trong 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an cũ. Thực chất
Mỹ, chống việc mở rộng q nhiều Hội đồng Bảo an vừa khơng có hiệu quả
vừa có thể hạn chế khả năng tự do thi hành chính sách tồn cầu của mình. Mỹ
muốn thấy một Hội đồng Bảo an gọn nhẹ, hiệu quả, chia sẻ gánh nặng tài
chính, vừa khơng cản trở Mỹ vừa có thể là cơng cụ để Mỹ sử dụng khi cần.


19

Mỹ cũng không quá coi trọng Hội đồng Bảo an mà đang tìm cơ chế, khn

khổ khác để tự do đơn phương hành động như đơn phương tiến hành cuộc
chiến tranh chống Iraq bỏ qua Hội đồng Bảo an.
- Quan điểm của Anh và Pháp: thoạt đầu không mặn mà về vấn đề
tăng thành viên Hội đồng Bảo an do ngại mất dần quyền lực trên thế giới và
làm tăng ảnh hưởng của Đức và Châu Âu. Nhưng từ năm 1990 hai nước này
đã ủng hộ ứng cử viên của Nhật và Đức và gần đây tuyên bố ủng hộ Ấn Độ,
Brazil và một nước Châu Phi. Pháp đã tuyên bố đồng bảo trợ cho dự án của
nhóm G4 (Đức, Nhật, Ấn Độ, Brazil) vì phù hợp với chủ thuyết thế giới đa
cực của Pháp và mối quan hệ với Đức. Anh ủng hộ dự thảo nhưng không
đồng tác giả vì muốn cân bằng giữa Mỹ và chính sách Tây Âu.
- Quan điểm của Italia: không muốn Đức với Nhật trở thành thành
viên thường trực Hội đồng Bảo an vì sẽ làm giảm vai trò của Italia ở Liên hợp
quốc và EU. Do đó Italia muốn vận động giành ghế đó cho EU hoặc đưa số
Uỷ viên thường trực lên 8 thành viên theo quy chế luân phiên.
- Quan điểm của Nga: Năm 2002, Nga mới chỉ ủng hộ ấn độ làm
thành viên thường trực. Từ năm 2003, Nga đã tuyên bố ủng hộ cả Nhật, Đức,
Brazil và một ứng cử viên Châu Phi. Tháng 6/2005, Nga đã đưa ra lập trường
của mình nhấn mạnh cần phải đạt được nhất trí rộng rãi, khơng áp đặt thời
hạn cho việc cải tổ; giữ nguyên quyền phủ quyết của 5 nước Uỷ viên thường
trực, chưa bàn đến quyền phủ quyết của các nước thành viên mới và cho rằng
mở rộng lên 25 nước là quá nhiều.
- Quan điểm của Trung Quốc: cơ bản giống quan điểm của các
nước Không Liên kết. Trung quốc đặc biệt không tán thành dự thảo Nghị
quyết của G-4 về mở rộng số thành viên thường trực và khơng thường trực
vì cho rằng dự thảo Nghị quyết đưa ra trước Hội nghị cấp cao kiểm điểm
việc thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (14-16/06/2005) làm


20


Hội nghị đi chệch hướng. Và cho rằng cách làm của G-4 có tính chất áp
đặt, gây chia rẽ giữa các nước thành viên. Trung quốc công khai chống việc
Nhật trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Trong thương
lượng văn kiện cuối cùng của Hội nghị cấp cao kiểm điểm việc thực hiện
các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG), Trung quốc không muốn để
Hội đồng Bảo an sớm được mở rộng và muốn trì hỗn việc bỏ các chữ “các
quốc gia thù địch” trong Hiến chương Liên hợp quốc, tuy nhiên cuối cùng
Trung quốc chấp nhận bỏ các chữ trên. Để tranh thủ các nước, Trung quốc
coi việc cải tổ Hội đồng Bảo an nên tập trung giải quyết vấn đề phát triển,
tăng đại diện cho các nước đặc biệt là các nước đang phát triển. Quá trình
cải cách phải được tiến hành một cách dân chủ, minh bạch, dựa trên nhất
trí, khơng nên áp đặt. Trung quốc tỏ cảm thông với Ấn độ ứng cử làm thành
viên thường trực nhưng không muốn Đức và Nhật trở thành thành viên
thường trực Hội đồng Bảo an.
- Các nước khơng liên kết: nói chung rất quan tâm việc cải tổ tồn
diện Liên hợp quốc. Các nước khơng liên kết cho rằng việc cải tổ cần dựa
trên các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm nâng hiệu quả
hoạt động của Liên hợp quốc. Trong đó có hoạt động phát triển, tăng cường
dân chủ, minh bạch vì lợi ích chung của tất cả các nước thành viên nhất là
các nước đang phát triển. Các nước Không liên kết cho rằng cần nâng cao
vai trò của tất cả các cơ quan Liên hợp quốc chứ không phải chỉ có Hội đồng
Bảo an, cần tiến hành cải tổ về cơ cấu, số lượng thành viên và các phương
thức hoạt động. Đa số các nước Không liên kết ủng hộ sự mở rộng thành
viên thường trực và không thường trực Hội đồng Bảo an. Không liên kết bác
bỏ khái niệm “sử dụng vũ lực phòng ngừa”, dè dặt đối với khái niệm “trách
nhiệm bảo vệ” và các đề nghị của phương Tây về Uỷ ban xây dựng hồ
bình, Hội đồng nhân quyền.


21


- Quan điểm của các nước Châu phi: Hiện Châu phi có 8 nước
(Angola, Ai cập, Gambia, Kenyna, lybye, Nigeria, Senegal, và Nam phi) ý
định ra ứng cử uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an. Các cường quốc khu
vực như Nigeria (Tây phi), Nam phi, Ai cập (Bắc phi) được nhiều nước coi là
ứng cử hàng đầu. Tháng 7/2005, Ngoại trưởng các nước liên minh Châu phi
(AU) đã đưa ra một dự thảo Nghị quyết của AU về cải tổ Hội đồng Bảo an,
nhắc lại lập trường của AU và nhấn mạnh tăng cường vai trò Đại hội đồng, đề
xuất tăng thêm 2 ghế thường trực và 2 ghế không thường trực cho Châu phi.
Dự thảo này khác dự thảo G 4 ở 2 điểm: tăng số uỷ viên thường trực lên 6; và
uỷ viên thường trực mới có quyền phủ quyết như P5.
- Quan điểm của Ai cập cho rằng Hội đồng Bảo an mở rộng cần có sự
cân bằng, có đại diện của các nền văn minh Hồi giáo, văn hố A rập. Châu phi
phải có hai ghế uỷ viên thường trực tại Hội đồng Bảo an mở rộng, một ghế
cho phía Bắc phi, một ghế cho phía Nam phi; nhấn mạnh thành viên thường
trực phải có quyền phủ quyết, nếu khơng chẳng có nghĩa gì.
- Quan điểm của Cộng đồng các nước Caribe (CARICOM): gồm
15 thành viên chính thức, đã họp Hội nghị tại Saint Lucia ra thông cáo, đề cập
đến vấn đề cải tổ Liên hợp quốc, cho rằng cải tổ Hội đồng Bảo an khơng làm
giảm tầm quan trọng của khía cạnh cải tổ khác như chương trình nghị sự phát
triển, khơi dậy sức sống và củng cố Đại hội đồng, cải cách ECOSOC.
- Quan điểm của Các nước ASEAN (AMM-38): bày tỏ không hài
lòng về vấn đề mở rộng Hội đồng Bảo an làm lu mờ các vấn đề cải tổ quan
trọng khác, gây chia rẽ giữa các thành viên, và đề nghị các nước đóng vai trị
chủ chốt trong q trình cải tổ có cách tiếp cận ít chia rẽ hơn. Vấn đề cải tổ
Hội đồng Bảo an là vấn đề rất quan trọng và không thể vội vàng.


22


Phần thứ hai
QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ LIÊN HỢP QUỐC, QUAN ĐIỂM
CỦA VIỆT NAM VỀ CẢI TỔ BỘ MÁY LIÊN HỢP QUỐC
1. Quan hệ giữa Việt nam và Liên hợp quốc
Quan hệ của Việt nam với Liên hợp quốc nói chung có thể được chia
thành hai giai đoạn chính: từ trước năm 1991 đặc biệt từ năm 1977 khi Việt
nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc đến khi Liên xô và các nước xã hội
chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ; và giai đoạn sau 1991 đến nay.
- Thời kỳ trước 1991, quan hệ Việt nam với Liên hợp quốc ngày được
cải thiện và phát triển tốt đẹp nhiều lĩnh vực. Không lâu sau đất nước giành
được độc lập(14/1/1946), Bác Hồ đã gửi cho đại diện Liên xô, Anh, Mỹ ở
Liên hợp quốc yêu cầu các nước này công nhận nền độc lập của Việt nam và
kết nạp Việt nam vào Liên hợp quốc. Do tương quan lực lượng vào những
ngày đầu của nền độc lập Viêt nam, Đảng ta chủ trương cuộc xung đột ViệtPháp cần được giải quyết giữa hai nước, khơng cần có sự can thiệp của bên
thứ ba. Trong thời kỳ kháng chiến chống xâm lược Mỹ, ta chủ trương nhất
quán không đưa vấn đề về cuộc chiến tranh ở Việt nam ra giải quyết tại Liên
hợp quốc, tuy ta khơng gạt vai trị trung gian hoà giải của cá nhân Tổng thư
ký Liên hợp quốc (ơng U Thant). Về phía Liên hợp quốc, trong suốt thời gian
từ 1945 đên 1975, Liên hợp quốc không hề lên tiếng phản đối cuộc chiến
tranh thực dân phi nghĩa của Pháp và Mỹ. Trong khi Mỹ còn dùng Hội đồng
Bảo an làm diễn đàn biện minh cho hành động xâm lược Việt nam coi là hành
động vì mục đích hồ bình; ngược lại Mỹ cịn vu cáo Việt nam ‘’xâm
lược’’tấn công tàu khu trục của Mỹ (8/1964) ở trong vùng biển quốc tế. Trước
khi thống nhất đất nước, ta đã đấu tranh để cả hai miền Bắc và Nam đều là
quan sát viên tại Liên hợp quốc. Sau khi thống nhất nước nhà, bằng chính


23

nghĩa, ta đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè, Việt nam trở

thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc vào ngày 20/9/1977. Ngay từ
những ngày đầu tham gia LHQ, Việt Nam là người đó chủ động đóng góp
tiếng nói về những vấn đề liên quan đến hoà bỡnh, ổn định, hợp tác ở Đơng –
Nam Á. Đồng thời, Việt Nam tích cực cùng nhiều quốc gia thành viên các
nước thúc đẩy LHQ thông qua các nghị quyết, quyết định cùng các biện pháp
cụ thể nhằm phỏt huy vai trũ của LHQ, tăng cường sự phối hợp của các dân
tộc trong cuộc đấu tranh chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị, ngăn ngừa
và giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện pháp hoà bỡnh, bảo
vệ độc lập và quyền tự quyết của các dân tộc, cải thiện môi trường kinh tế
quốc tế, phát triển kinh tế, văn hố, xó hội và bảo đảm quyền con người.
Ngay sau khi vào Liên hợp quốc, ta đã vận động, tranh thủ các nước thành
viên, nên Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua được Nghị quyết
A/Res/33/2(1977) kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ giúp đỡ Việt nam tái
thiết, hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Hoạt động tại Liên hợp quốc, ta chủ
trương dương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đoàn kết với
các lực lượng Xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
đồng thời tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc bảo vệ và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt nam. Việt nam cũng đã tích cực, chủ động phối hợp
với các nước Không liên kết và Đang phát triển đấu tranh bảo vệ các nguyên
tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc như nguyên tắc về bình đẳng chủ
quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng hay đe
doạ sử dụng vũ lực, đồng thời bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển
trong đó có Việt nam. Chúng ta cũng tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn,
chất xám và khoa học kỹ thuật của Liên hợp quốc phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển của Việt nam. Đây cũng là một trong các diễn đàn mà Việt


24


nam triển khai chính sách mở cửa, đa phương hố, đa dạng hoá trong quan hệ
quốc tế. Trên cơ sở thành công của công cuộc cải tổ trên nhiều lĩnh vực ở
trong nước, vai trị vị trí của Việt nam trên thế giới và Liên hợp quốc ngày
càng được nâng cao.
Sau khi Việt nam đưa quân vào Căm-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng
Polpôt vào đầu năm 1979, Mỹ, Phương tây, Trung quốc, ASEAN đã sử dụng
Liên hợp quốc để hợp pháp hoá Căm-pu-chia dân chủ chống lại Nhà nước
Cộng hồ nhân dân Căm-pu-chia, chống lại Việt nam. Họ cịn tìm cách đưa
vấn đề Việt nam can thiệp Căm-pu-chia dưới đề mục ‘’tình hình Căm-puchia’’ ra Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an cũng như vấn đề tranh chấp biên giới
Việt-Trung ra Hội đồng Bảo an. Tại Hội đồng Bảo an, đều bị Liên xô phủ
quyết. Hoạt động của ta tại Liên hợp quốc từ 1979-1990 chủ yếu nhằm giải
toả vấn đề Căm-pu-chia, chủ trương của ta là giải quyết ngoài Liên hợp quốc.
Từ năm 1979-1986, ta đạt được yêu cầu gạt bỏ vai trò Liên hợp quốc về vấn
đề Căm-pu-chia, đề cao lập trường chính nghĩa của ta. Từ 1986-1993, ta có
tính đến vai trị Liên hợp quốc, từng bước chấp nhận vai trò khá lớn của Liên
hợp quốc, nên đã tăng cường trao đổi thực chất với Tổng thư ký và phó tổng
thư ký phụ trách vấn đề Căm-pu-chia. Chủ trương làm chìm vấn đề Căm-puchia, giảm đối đầu với ASEAN, ta chủ trương không đề nghị không bỏ phiếu
về quyền đại diện Căm-pu-chia và không tham gia thảo luận mục “tình hình
Căm-pu-chia’’. Với việc ký Hiệp định Paris năm 1991 về vấn đề Căm-puchia, giai đoạn khó khăn, phức tạp cho ta tại Liên hợp quốc cũng chấm dứt.
Nhìn chung, chịu tác động của chiến tranh lạnh và cuộc đấu tranh tư
tưởng giữa hai hệ thống xã hội, quan hệ giữa Việt nam và Liên hợp quốc còn
hạn chế. Bị bao vây cấm vận triền miên, nên vai trò, vị thế của nước ta tại
Liên hợp quốc thời gian đó cịn rất khiêm tốn. Dù vậy, ta vẫn tranh thủ được
một số nguồn vốn viện trợ trực tiếp khơng hồn lại từ Hệ thống phát triển


×