Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NHỮNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN - BỘ MÔN SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.47 KB, 7 trang )

ĐỀ TÀI

“NHỮNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC,
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN - BỘ
MÔN SINH


Mục Lục

I. Đặt vấn đề................................................................................................ 3
1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................................ 3
2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................................... 3
3. Thực trạng dạy và học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên ............................................... 4

II. Giải quyết vấn đề.................................................................................... 5
1. Nội dung. ................................................................................................................................. 5
2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện .......................................................................................... 6
a. Xác định mục tiêu học tập cho học viên, đảm bảo cho học viên an tâm học tập tại trung tâm
GDTX. ..................................................................................................................................... 6
b. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải dựa trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm .................. 7
c. Đổi mới phương pháp dạy học phải đi đôi với đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá:.......12
d. Kết luận:..............................................................................................................................15
3. Kết quả đạt được .....................................................................................................................16
4. Đề xuất kiến nghị ....................................................................................................................16


THAM LUẬN: “NHỮNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
TẬP CỦA HỌC VIÊN - BỘ MÔN SINH HỌC”



I. Đặt vấn đề.
1. Cơ sở lý luận
Chất lượng giáo dục là vấn đề luôn dược đặt nặng trên vai của các thầy, cô giáo,
việc nâng cao chất lượng giáo dục luôn là mục tiêu cần phải phấn đấu tới. Do đó việc
đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh
giá nói riêng là tính tất yếu.
Đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá là một trong
những nội dung quan trọng của đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, là một trong các
vấn đề chủ yếu quyết định chất lượng giáo dục.
Đổi mới phương pháp giảng dạy và và đổi mới kiểm tra đánh giá để đáp ứng
yêu cầu của giáo dục hiện đại và mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay.
Mục tiêu chung về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục hiện nay là “tạo được
chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và qui mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
CNH- HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân
dân”…Để đạt mục tiêu đó phải “ Đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang
bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục giáo
dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet”…
Ngày nay, do yêu cầu, mục đích của giáo dục hiện đại, chúng ta đang đứng
trước thách thức lớn. Phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá phải
được đổi mới nhanh chóng để đáp ứng những u cầu và mục đích đó.
2. Cơ sở thực tiễn
Môn Sinh học cấp trung học phổ thơng giữ một vai trị quan trọng trong việc
hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp học sinh


hiểu đúng đắn hoàn chỉnh và nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế
giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành... Học viên có thể hiểu, giải thích
được các hiện tượng tự nhiên, vấn đề thực tiễn thông qua nội dung các bài học ...

Đồng thời phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con
người. Sinh học góp phần giải tỏa, xố bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời
sống, tinh thần của con người... Để đạt được mục đích của dạy học Sinh học cấp trung
học phổ thơng thì giáo viên dạy Sinh học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng.
Do vậy, ngoài những hiểu biết về Sinh học, người giáo viên dạy Sinh học cịn phải có
phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức sinh học của học
sinh, biết đánh giá xác định đúng trình độ nhận thức của học sinh để từ đó đưa ra
những phương pháp phù hợp cho từng đối tượng. Đó là vấn đề cần quan tâm và
nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm này tơi xin trình bày một số
khía cạnh của vấn đề về “đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của bộ môn sinh học” với mục đích phần nào giảm nhẹ bớt gánh nặng trên
vai các thầy(cô) và cũng phần nào giảm bớt tỉ lệ học sinh yếu kém cấp THPT để bộ
môn Sinh học không cịn là một bộ mơn “gánh nặng” về học thuộc lịng bài học đối
với học sinh vì tính đặc thù của nó.
3. Thực trạng dạy và học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên
Thực tế giảng dạy cho thấy, đối tượng học viên của các trung tâm GDTX
thường là học viên có độ tuổi phổ thơng chiếm đa số, trình độ so với học sinh THPT
chênh lệch nhau khá xa do tính chất tuyển sinh đầu vào. Kiến thức ở cấp THCS hầu
như quên hoàn toàn hoặc mất căn bản ở các môn tự nhiên. Ý thức học tập rất kém (do
mặc cảm tự ti với học sinh bên THPT). Nhận thức của học viên về trung tâm GDTX
còn xa lạ, chưa hiểu biết gì về vai trị của ngành học GDTX này, ý thức tổ chức kỷ
luật chưa tốt, tinh thần, thái độ tham gia học tập còn rất kém, việc tham gia học tập
cịn mang tính chất ép buộc (đo gia đình ép học, khơng cịn nơi để tham gia học tập,
trốn nghĩa vụ quân sự…).


Vị thế của trung tâm giáo dục thường xuyên truớc đây được đánh giá rất thấp
do hiệu quả đào tạo thấp và có nhiều tiêu cực, tỉ lệ tốt nghiệp không cao và thường là
tỉ lệ ảo. Sau khi thực hiện cuộc vận động hai không tỉ lệ tốt nghiệp càng thấp hơn nữa,
lòng tin của quần chúng vào trung tâm giáo dục thường xuyên giảm, việc đưa con em

vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên là chọn lựa cuối cùng.
Tập thể giáo viên tại các trung tâm GDTX trước đây chưa thực sự có tâm huyết
và tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, chủ yếu là dạy cho hết bài, hết ngày, dạy
theo phân phối chương trình. Sau khi thực hiện cuộc vận động “hai khơng”, một số
giáo viên đã có chuyển biến tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới
kiểm tra đánh giá nhưng chỉ mang tính nhỏ, lẻ, làm cho có … chưa thực sự hiệu quả.
Cơ sở vật chất yếu kém, phòng học còn chưa đáp ứng đủ cho lớp học, đồ dùng
dạy học hồn tồn khơng có hoặc nếu có thì khơng sử dụng được. Những năm gần đây
mặc dù đã được bổ sung thêm đồ dùng dạy học nhưng rất ít người muốn sử dụng để
đổi mới phương pháp (có thể do ngại sử dụng hoặc khơng biết sử dụng).
Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập là
một mục tiêu đang được đẩy mạnh và phát huy tại tất cả các cơ sở giáo dục trên cả
nước bằng các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục. Tuy nhiên với mỗi cơ sở giáo
dục lại áp dụng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm mang lại hiệu quả giáo dục
thiết thực cho đơn vị mình. Phần sáng kiến kinh nghiệm về “đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của bộ môn sinh học cấp THPT” với
mục đích nhằm góp một phần giúp các thầy cơ có thể nâng cao chất lượng giảng dạy
và tăng cường hiệu quả giáo dục của mình hơn nữa qua các tiết dạy, đặc biệt là các
thầy cô ở các trung tâm giáo dục thường xuyên.

II. Giải quyết vấn đề
1. Nội dung.
Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá là một
trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhằm thực hiện triệt để tinh thần


cuộc vận động “2 không” đồng thời nâng cao được chất lượng giáo dục địi hỏi mỗi
thầy, cơ giáo cần phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra,
đánh giá đúng thực chất trình độ của học viên nhằm xác định đối tượng giảng dạy một
cách có khoa học, đây là vấn đề cần thiết khơng thể thiếu trong dạy và học.

“Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của bộ
môn sinh học hệ bổ túc THPT” bằng cách định hướng xác định mục tiêu học tập cho
từng học viên. Thay đổi phương pháp dạy truyền thống, sử dụng các phương pháp
giảng dạy có hiệu quả phù hợp nhằm cung cấp cho học viên nguồn kiến thức lớn nhất,
thay đổi phương pháp học trong đó phải phát huy tính tích cực tự học, tự tìm kiếm tri
thức ở mỗi học viên.
“Đổi mới phương pháp dạy học” phải gắn liền với “đổi mới kiểm tra đánh giá”
nhằm nắm bắt chính xác khả năng học tập của từng học viên từ đó đề ra những
phương pháp giảng dạy phù hợp.
2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
a. Xác định mục tiêu học tập cho học viên, đảm bảo cho học viên an tâm học tập tại
trung tâm GDTX.

Việc xây dựng mục tiêu học tập của học viên phải được xem là cơng tác giáo dục
chính trị tư tưởng lâu dài. Phần lớn các Trung tâm giáo dục thường xuyên chưa nhận
thấy được tầm quan trọng trong việc xác định mục tiêu học tập cho học viên. Xác định
mục tiêu học tập cho học viên khi học viên mới tham gia học tập tại trung tâm giáo
dục thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định số lượng học viên
tham gia học tập cũng như thái độ học tập của học viên tại trung tâm giáo dục thường
xuyên, bởi đa số học viên đăng ký tham gia học tập tại trung tâm giáo dục thường
xuyên còn bỡ ngỡ, chưa hiểu biết gì về ngành học GDTX này, chưa an tâm học tập,
chủ yếu là học viên thuộc độ tuổi học sinh. Học viên đăng kí vào học tại trung tâm
giáo dục thường xuyên thuộc nhiều thành phần:
- Học sinh lưu ban, học sinh bỏ học ở các trường THPT nhiều năm
- Học sinh không được tuyển vào THPT, bán công.


- Học viên lớn tuổi có nhu cầu học tập nhằm nâng cao trình độ nhưng đã bỏ học
từ lâu.
Với lực lượng học viên như vậy thì việc xác định mục tiêu học tập phải luôn

được nhắc nhở và được thực hiện liên tục xuyên suốt cả một cấp học từ đó giúp học
viên ý thức được việc học, an tâm tham gia học tập, giảm bớt tình trạng học viên bỏ
học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.
b. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải dựa trên cơ sở lấy học sinh làm trung
tâm

Nhận thức được việc giảng dạy ở trung tâm giáo dục thường xuyên đòi phải có
tính kiên nhẫn bởi trình độ học lực của học viên có giới hạn, việc nêu vấn đề và giải
quyết vấn đề phải phù hợp với trình độ học lực của đối tượng. Đặt câu hỏi và trả lời
câu hỏi trong giảng dạy cũng phải xác định đối tượng, tránh làm học viên mất tự tin
khi trả lời, nếu kéo dài tình trạng này dẫn đến học viên thụ động trong các tiết dạy về
sau.
 Với đối tượng học viên lớn tuổi đã có ý thức học tập nhưng phần tiếp thu kiến

thức trên lớp lại “chậm nhớ” và “mau quên”. Đặc điểm chung của nhóm này là có ý
thức tự giác học tập, cho nên việc hướng dẫn tăng cường đọc và nghiên cứu tài liệu sẽ
giúp học viên hệ thống được những kiến thức đã học ở trên lớp và một số kiến thức đã
quên ở những tiết học trước đó.
Ví dụ: Khi hướng dẫn đọc sách và các tài liệu tham khảo tôi thường hướng dẫn
học viên:
- Nhìn vào những đầu mục trước khi đọc và nghiên cứu nội dung của tài liệu
tham khảo hoặc sách giáo khoa.
- Gạch chân hoặc tô màu những khái niệm quan trọng và những nội dung
chính.
- Tóm tắt các nội dung quan trọng ra giấy.
 Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng cách thay đổi phương pháp trình bày nội

dung trong một bài giảng. Thông thường trong giảng dạy giáo viên thường trình bày




×