Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

đề tài “những sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên - bộ môn sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.02 KB, 17 trang )

ĐỀ TÀI
“NHỮNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC,
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN - BỘ
MÔN SINH
Mục Lục
I. Đặt vấn đề 3
1. Cơ sở lý luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 4
3. Thực trạng dạy và học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên 4
II. Giải quyết vấn đề 6
1. Nội dung 6
2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện 6
a. Xác định mục tiêu học tập cho học viên, đảm bảo cho học viên an tâm học tập tại trung tâm
GDTX 6
b. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải dựa trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm 7
c. Đổi mới phương pháp dạy học phải đi đôi với đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá: 12
d. Kết luận: 15
3. Kết quả đạt được 16
4. Đề xuất kiến nghị 16
THAM LUẬN: “NHỮNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
TẬP CỦA HỌC VIÊN - BỘ MÔN SINH HỌC”
I. Đặt vấn đề.
1. Cơ sở lý luận
Chất lượng giáo dục là vấn đề luôn dược đặt nặng trên vai của các thầy, cô giáo,
việc nâng cao chất lượng giáo dục luôn là mục tiêu cần phải phấn đấu tới. Do ó vi cđ ệ
i m i giáo d c nói chung, i m i ph ng pháp gi ng d y, i m i ki m tra ánhđổ ớ ụ đổ ớ ươ ả ạ đổ ớ ể đ
giá nói riêng là tính t t y u. ấ ế
Đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá là một trong


những nội dung quan trọng của đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, là một trong các
vấn đề chủ yếu quyết định chất lượng giáo dục.
Đổi mới phương pháp giảng dạy và và đổi mới kiểm tra đánh giá để đáp ứng
yêu cầu của giáo dục hiện đại và mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay.
Mục tiêu chung về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục hiện nay là “tạo được
chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và qui mô, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp CNH- HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân
dân”…Để đạt mục tiêu đó phải “ Đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang
bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục giáo
dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet”…
Ngày nay, do yêu cầu, mục đích của giáo dục hiện đại, chúng ta đang đứng
trước thách thức lớn. Phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá phải
được đổi mới nhanh chóng để đáp ứng những yêu cầu và mục đích đó.
2. Cơ sở thực tiễn
Môn Sinh học cấp trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc
hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp học sinh
hiểu đúng đắn hoàn chỉnh và nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế
giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành Học viên có thể hiểu, giải thích
được các hiện tượng tự nhiên, vấn đề thực tiễn thông qua nội dung các bài học
Đồng thời phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con
người. Sinh học góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời
sống, tinh thần của con người Để đạt được mục đích của dạy học Sinh học cấp trung
học phổ thông thì giáo viên dạy Sinh học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng.
Do vậy, ngoài những hiểu biết về Sinh học, người giáo viên dạy Sinh học còn phải có
phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức sinh học của học
sinh, biết đánh giá xác định đúng trình độ nhận thức của học sinh để từ đó đưa ra
những phương pháp phù hợp cho từng đối tượng. Đó là vấn đề cần quan tâm và
nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày một số
khía cạnh của vấn đề về “đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết

quả học tập của bộ môn sinh học” với mục đích phần nào giảm nhẹ bớt gánh nặng trên
vai các thầy(cô) và cũng phần nào giảm bớt tỉ lệ học sinh yếu kém cấp THPT để bộ
môn Sinh học không còn là một bộ môn “gánh nặng” về học thuộc lòng bài học đối
với học sinh vì tính đặc thù của nó.
3. Thực trạng dạy và học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên
Thực tế giảng dạy cho thấy, đối tượng học viên của các trung tâm GDTX
thường là học viên có độ tuổi phổ thông chiếm đa số, trình độ so với học sinh THPT
chênh lệch nhau khá xa do tính chất tuyển sinh đầu vào. Kiến thức ở cấp THCS hầu
như quên hoàn toàn hoặc mất căn bản ở các môn tự nhiên. Ý thức học tập rất kém (do
mặc cảm tự ti với học sinh bên THPT). Nhận thức của học viên về trung tâm GDTX
còn xa lạ, chưa hiểu biết gì về vai trò của ngành học GDTX này, ý thức tổ chức kỷ
luật chưa tốt, tinh thần, thái độ tham gia học tập còn rất kém, việc tham gia học tập
còn mang tính chất ép buộc (đo gia đình ép học, không còn nơi để tham gia học tập,
trốn nghĩa vụ quân sự…).
Vị thế của trung tâm giáo dục thường xuyên truớc đây được đánh giá rất thấp
do hiệu quả đào tạo thấp và có nhiều tiêu cực, tỉ lệ tốt nghiệp không cao và thường là
tỉ lệ ảo. Sau khi thực hiện cuộc vận động hai không tỉ lệ tốt nghiệp càng thấp hơn nữa,
lòng tin của quần chúng vào trung tâm giáo dục thường xuyên giảm, việc đưa con em
vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên là chọn lựa cuối cùng.
Tập thể giáo viên tại các trung tâm GDTX trước đây chưa thực sự có tâm huyết
và tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, chủ yếu là dạy cho hết bài, hết ngày, dạy
theo phân phối chương trình. Sau khi thực hiện cuộc vận động “hai không”, một số
giáo viên đã có chuyển biến tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới
kiểm tra đánh giá nhưng chỉ mang tính nhỏ, lẻ, làm cho có … chưa thực sự hiệu quả.
Cơ sở vật chất yếu kém, phòng học còn chưa đáp ứng đủ cho lớp học, đồ dùng
dạy học hoàn toàn không có hoặc nếu có thì không sử dụng được. Những năm gần đây
mặc dù đã được bổ sung thêm đồ dùng dạy học nhưng rất ít người muốn sử dụng để
đổi mới phương pháp (có thể do ngại sử dụng hoặc không biết sử dụng).
Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập là
một mục tiêu đang được đẩy mạnh và phát huy tại tất cả các cơ sở giáo dục trên cả

nước bằng các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục. Tuy nhiên với mỗi cơ sở giáo
dục lại áp dụng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm mang lại hiệu quả giáo dục
thiết thực cho đơn vị mình. Phần sáng kiến kinh nghiệm về “đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của bộ môn sinh học cấp THPT” với
mục đích nhằm góp một phần giúp các thầy cô có thể nâng cao chất lượng giảng dạy
và tăng cường hiệu quả giáo dục của mình hơn nữa qua các tiết dạy, đặc biệt là các
thầy cô ở các trung tâm giáo dục thường xuyên.
II. Giải quyết vấn đề
1. Nội dung.
Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá là một
trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhằm thực hiện triệt để tinh thần
cuộc vận động “2 không” đồng thời nâng cao được chất lượng giáo dục đòi hỏi mỗi
thầy, cô giáo cần phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra,
đánh giá đúng thực chất trình độ của học viên nhằm xác định đối tượng giảng dạy một
cách có khoa học, đây là vấn đề cần thiết không thể thiếu trong dạy và học.
“Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của bộ
môn sinh học hệ bổ túc THPT” bằng cách định hướng xác định mục tiêu học tập cho
từng học viên. Thay đổi phương pháp dạy truyền thống, sử dụng các phương pháp
giảng dạy có hiệu quả phù hợp nhằm cung cấp cho học viên nguồn kiến thức lớn nhất,
thay đổi phương pháp học trong đó phải phát huy tính tích cực tự học, tự tìm kiếm tri
thức ở mỗi học viên.
“Đổi mới phương pháp dạy học” phải gắn liền với “đổi mới kiểm tra đánh giá”
nhằm nắm bắt chính xác khả năng học tập của từng học viên từ đó đề ra những
phương pháp giảng dạy phù hợp.
2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
a. Xác định mục tiêu học tập cho học viên, đảm bảo cho học viên an tâm học tập tại
trung tâm GDTX.
Việc xây dựng mục tiêu học tập của học viên phải được xem là công tác giáo dục
chính trị tư tưởng lâu dài. Phần lớn các Trung tâm giáo dục thường xuyên chưa nhận
thấy được tầm quan trọng trong việc xác định mục tiêu học tập cho học viên. Xác định

mục tiêu học tập cho học viên khi học viên mới tham gia học tập tại trung tâm giáo
dục thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định số lượng học viên
tham gia học tập cũng như thái độ học tập của học viên tại trung tâm giáo dục thường
xuyên, bởi đa số học viên đăng ký tham gia học tập tại trung tâm giáo dục thường
xuyên còn bỡ ngỡ, chưa hiểu biết gì về ngành học GDTX này, chưa an tâm học tập,
chủ yếu là học viên thuộc độ tuổi học sinh. Học viên đăng kí vào học tại trung tâm
giáo dục thường xuyên thuộc nhiều thành phần:
- Học sinh lưu ban, học sinh bỏ học ở các trường THPT nhiều năm
- Học sinh không được tuyển vào THPT, bán công.
- Học viên lớn tuổi có nhu cầu học tập nhằm nâng cao trình độ nhưng đã bỏ học
từ lâu.
Với lực lượng học viên như vậy thì việc xác định mục tiêu học tập phải luôn
được nhắc nhở và được thực hiện liên tục xuyên suốt cả một cấp học từ đó giúp học
viên ý thức được việc học, an tâm tham gia học tập, giảm bớt tình trạng học viên bỏ
học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.
b. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải dựa trên cơ sở lấy học sinh làm trung
tâm
Nhận thức được việc giảng dạy ở trung tâm giáo dục thường xuyên đòi phải có
tính kiên nhẫn bởi trình độ học lực của học viên có giới hạn, việc nêu vấn đề và giải
quyết vấn đề phải phù hợp với trình độ học lực của đối tượng. Đặt câu hỏi và trả lời
câu hỏi trong giảng dạy cũng phải xác định đối tượng, tránh làm học viên mất tự tin
khi trả lời, nếu kéo dài tình trạng này dẫn đến học viên thụ động trong các tiết dạy về
sau.
 Với đối tượng học viên lớn tuổi đã có ý thức học tập nhưng phần tiếp thu kiến
thức trên lớp lại “chậm nhớ” và “mau quên”. Đặc điểm chung của nhóm này là có ý
thức tự giác học tập, cho nên việc hướng dẫn tăng cường đọc và nghiên cứu tài liệu sẽ
giúp học viên hệ thống được những kiến thức đã học ở trên lớp và một số kiến thức đã
quên ở những tiết học trước đó.
Ví dụ: Khi hướng dẫn đọc sách và các tài liệu tham khảo tôi thường hướng dẫn
học viên:

- Nhìn vào những đầu mục trước khi đọc và nghiên cứu nội dung của tài liệu
tham khảo hoặc sách giáo khoa.
- Gạch chân hoặc tô màu những khái niệm quan trọng và những nội dung
chính.
- Tóm tắt các nội dung quan trọng ra giấy.
 Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng cách thay đổi phương pháp trình bày nội
dung trong một bài giảng. Thông thường trong giảng dạy giáo viên thường trình bày
nội dung theo các mục đúng trình tự ở trong sách giáo khoa, quá trình lặp lại liên tục
như vậy dễ gây cảm giác nhàm chán cho học sinh, việc thay đổi phương pháp trình
bày sẽ tạo cảm giác mới lạ, gây sự chú ý cho học sinh.
VD: Trong bài phên mã và dịch mã, phần II sách giáo khoa trang 12, thay vì
trình bày theo trật tự SGK là:
1. Hoạt hóa axit amin
aa + tARN tạo thành phức hợp aa – tARN
2. Tổng hợp chuỗi polipeptit
*Mở đầu: hai tiểu đơn vị ribôxôm gắn vào mARN ở bộ ba mở đầu (AUG)
*Kéo dài: các tARN nhờ có bộ ba đối mã đả mang các aa tương ứng đặt đúng vị
trí theo khuôn mARN để tổng hợp nên chuổi polipeptit xác định
*Kết thúc: Khi rARN gặp bộ ba kết thúc: (UAA, UAG, UGA) -> dừng tổng
hợp
Thì nên trình bày theo kiểu kẻ bảng
Các bước dịch mã Diễn biến
*B1: Hoạt hoá axit amin aa + tARN thành phức hợp aa – tARN.
*B2: Tổng hợp chuỗi
polipeptit
*Mở đầu: hai tiểu đơn vị ribôxôm gắn vào mARN
ở bộ ba mở đầu (AUG)
*Kéo dài: các tARN nhờ có bộ ba đối mã đã mang
các aa tương ứng đặt đúng vị trí theo khuôn
mARN để tổng hợp nên chuổi polipeptit xác định

*Kết thúc: Khi rARN gặp bộ ba kết thúc: (UAA,
UAG, UGA) -> dừng tổng hợp
 Đổi mới phương pháp bằng việc hệ thống lại kiến thức sau mỗi bài, mỗi
chương. Việc hệ thống lại kiến thức rất quan trong, nếu giáo viên có thể hệ thống hóa
kiến thức (hay đưa những kiến thức vừa học vào hệ thống kiến thức đã học) sau từng
bài từng chương cho học viên nắm vững thì học viên sẽ ít gặp khó khăn trong việc ôn
tập, ôn thi sau này.
VD:
Kết thúc chương I (chương đầu tiên của chương trình sinh học 12) tôi thường hệ
thống lại kiến thức bằng sơ đồ phân loại biến dị:
 Đổi mới phương pháp bằng cách thay đổi cách tiếp cận với học viên bằng
phương pháp nêu tình huống có vấn đề để gợi sự tò mò mong muốn được giải thích từ
đó hình thành ý thức tham gia xây dựng bài.
VD:
Bài 1-Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi AND (sách giáo khoa trang 6)
Phần mở bài, giáo viên có thể trình bày bằng cách nêu ra rất nhiều vấn đề tạo ra
sự tò mò muốn tìm hiểu ngay của học viên như:
Tại sao con cai lại giống cha mẹ?
BIẾN DỊ
Biến dị di truyền
Biến dị không DT
(thường biến)
Biến dị tổ hợp Đột biến
Đột biến NST Đột biến gen
Đột biến số lượng
NST
Đột biến cấu trúc
NST
Đa bội
Lệch bội

Mất đoạn
Đảo đoạn
Lặp đoạn
Chuyển
đoạn
Mất Nuclêôtit
Thêm Nuclêôtit
Thay thế Nuclêôtit
Tại sao 2 tế bào con sinh ra lại giống hệt tế bào mẹ?
Tại sao trong quá trình sinh sản cùng 1 loài lại sinh ra chính loài đó mà không
phải là một loài nào khác?
Phải chăng có sự truyền lại những thông tin đó từ thế hệ này sang thế hệ khác?
Sự truyền đạt đó được thực hiện nhờ cơ chế nào?
 Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách thay đổi phương tiện dạy học.
Với những bài tương đối dài và kiến thức trừu tượng khó hiểu thì việc sử dụng
phương tiện hiện đại trong quá trình truyền thụ kiến thức sẽ mang lại kết quả nhanh và
tốt hơn, làm tăng hiệu quả giảng dạy.
VD: Chương I- Cơ chế di truyền và biến dị
Bài 1(SGK trang 6), bài 2(SGK trang 11) nếu có những hình ảnh minh họa cụ
thể và được phóng lớn trình chiếu qua đầu chiếu thì việc tiếp thu kiến thức của học
viên sẽ tốt hơn rất nhiều bởi đa số những kiến thức trong bài là những kiến thức trừu
tượng khó hiểu nếu không sử dụng hình ảnh minh họa giúp học viên có thể hình dung,
tưởng tượng được thì khó có thể truyền đạt đầy đủ kiến thức trong vòng 45 phút của
tiết học.
 Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng phiếu học tập.
Phiếu học tập có thể sử dụng ở rất nhiều bài, nếu chuẩn bị tốt phiếu học tập thi
kết quả thu được từ tiết dạy rất khả quan, học viên có thể tự tìm hiểu bài mới trước ở
nhà thông qua trả lời phiếu học tập (phiếu học tập phát sau mỗi giờ học) hoặc có thể
tham gia xây dựng bài mới thông qua trả lời phiếu học tập (phiếu học tập phát trong
giờ học). Hình thức và nội dung của phiếu học tập cũng tùy theo nội dung của từng

bài mà xây dựng phiếu học tập cho phù hợp, phiếu học tập có thể là bảng so sánh, tóm
tắt, điền khuyết …
VD: Sau bài Điều hòa hoạt động của gen (SGK Sinh học 12-trang 15) ta nên sử
dụng phiếu học tập phát trước về nhà để học viên có thể nghiên cứu trước bài mới là
bài Đột biến gen (SGK Sinh học 12-trang 19) và điền những thông tin vào phiếu học
tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Các dạng Diễn biến Đặc điểm Hậu quả, ý nghĩa
………………
………………
………………
………………
………………
………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
……………………
……………………
……………………
……………………

……………………
……………………
 Đổi mới phương pháp bằng cách cung cấp tài liệu học tập cho học viên.
Thông thường, những kiến thức trong sách giáo khoa thì không bao giờ đủ đối
với học viên yêu thích môn sinh học, vì thế việc giới thiệu một số đầu sách để học
viên có thể tự tìm và tham khảo là điều cần thiết. Đối với học viên cuối cấp thì việc
cung cấp tài liệu giúp các em ôn tập tốt hơn là điều cần thiết, tài liệu đó có thể là tài
liệu do chính giáo viên trực tiếp giảng dạy biên soạn hoặc lấy từ nguồn đáng tin cậy
khác nhưng phải đảm bảo nội dung đầy đủ, ngắn gọn, chính xác. Tài liệu ôn thi phải
được biên soạn theo hướng dẫn về ôn thi tốt nghiệp của bộ Giáo dục.
VD: Tài liệu ôn thi tốt nghiệp năm học 2008-2009 của tôi có thể tham khảo tại
trang web thư viện trực tuyến Violet theo địa chỉ:
/> Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách đổi mới phương pháp ôn tập, ôn thi
sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tỉ lệ tốt nghiệp luôn là gánh nặng trên vai của các học viên và các thầy cô giáo,
sự thay đổi hình thức thi tốt nghiệp từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan đòi hỏi
phải có hướng ôn tập phù hợp, kiến thức ôn tập phải phủ kín chương trình, hình thức
ôn tập giúp các học viên có thể làm quen với phương pháp trả lời những câu trắc
nghiệm khách quan.
VD: Giáo viên có thể soạn thành nhiều đề, mỗi đề gồm khoảng 40 câu trắc
nghiệm cho học viên tự làm để giúp học viên làm quen và tập dần tính độc lập suy
nghĩ khi làm bài thi.
 Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học,
tăng cường làm thí nghiệm thực hành.
Thực tế ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, đồ dùng dạy học thiếu rất nhiều,
giáo viên thường phải “dạy chay” hoặc tự làm đồ dùng dạy học. Về phần thực hành,
rất ít trung tâm giáo dục thường xuyên có phòng thực hành, học viên tại các trung tâm
không có điều kiện được quan sát, được làm thí nghiệm và ít được quan sát giáo viên
biểu diễn thí nghiệm do thiếu hoặc không có dụng cụ thí nghiệm. Trong những năm
gần đây các trung tâm giáo dục thường xuyên được quan tâm hơn, đã được cung cấp

một số đồ dùng dạy học mặc dù số lượng ít hơn so với các trường THPT, giáo viên có
thể làm những thí nghiệm trực quan cho học viên quan sát ở những môn Lý, Hóa,
Sinh.
VD: Khi dạy môn Sinh học lớp 10 qua bài: Bài 19: Chu kỳ tế bào và quá trình
nguyên phân và Bài 20: Giảm phân
Nếu không có đồ dùng dạy học thì giáo viên phải viết, vẽ rất nhiều trên bảng tốn
rất nhiều thời gian nhưng chưa chắc có hiệu quả thì việc sử dụng đồ dùng dạy học là
mô hình nguyên phân và mô hình giảm phân có thể giúp học viên quan sát và tham gia
xây dựng bài rất tốt.
c. Đổi mới phương pháp dạy học phải đi đôi với đổi mới phương pháp kiểm tra
đánh giá:
 Vì sao cần phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá?
Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng của từng học viên sẽ giúp quá trình định
hướng trong học tập cho học viên đó dễ dàng hơn, việc phân loại học viên thành nhiều
nhóm có cùng trình độ để tiện việc theo dõi sẽ giúp giáo viên dễ dàng theo dõi khi
phân chia nhóm hoạt động học tập trong giờ lên lớp.
Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng của từng học viên giúp cho học viên tự tin
hơn, khi cần có thể thông báo kịp thời tình hình học tập của học viên đến từng cha mẹ
học viên (đối với học viên độ tuổi phổ thông) nhằm giúp kiểm soát chặt chẽ chất
lượng học tập từ hai phía.
Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng của từng học viên của từng bộ môn để từ đó
xây dựng quy trình bồi dưỡng học lực cho học viên.
 Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá phải được thực hiện có khoa học đòi
hỏi có độ chính xác cao thì mới đem lại hiệu quả cao.
Khi đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nên:
1. Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá:
Việc đánh giá học lực của học viên có thể diễn ra liên tục tùy theo sự khảo sát
kiến thức bằng những bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết ở các phân môn và ở những thời gian
khác nhau vì vậy rất khó để xác định chính xác học lực của học viên tại thời điểm đó.
Do đó nên đánh giá học viên vào những thời điểm sau:

+ Kiểm tra chất lượng đầu năm (nên kiểm tra những nội dung tương đối khó vì
nội dung từ đầu năm để kiểm tra chưa nhiều)
+ Kiểm tra học kỳ I (nên kiểm tra với nội dung rộng, với 1 số câu tương đối khó
để phân biệt được học viên khá và giỏi)
+ Kiểm tra học kỳ II (nên kiểm tra với nội dung rộng, với 1 số câu tương đối
khó để phân biệt đươc học viên khá và giỏi)
2. Xây dựng nội dung để kiểm tra đánh giá:
Kiểm tra đánh giá của giáo viên thường mang tính chủ quan (dạy gì thì cho đó)
nên chưa thể bao quát hết nội dung của trương trình, vì vậy việc thành lập ngân hàng
câu hỏi, đề kiểm tra tại mỗi trung tâm giáo dục thường xuyên riêng cho mỗi bộ môn
để cán bộ quản lý có thể đánh giá một cách khách quan hơn đồng thời kiểm soát được
cả chất lượng giảng dạy của giáo viên từng bộ môn.
Nội dung của ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra phải phong phú, đa dạng, phải bao
quát hết toàn bộ kiến thức chương trình phổ thông, đề kiểm tra phải bao gồm cả phần
tự luận và trắc nghiệm để đánh giá chính xác hơn, tránh hiện tương học tủ, học vẹt.
3. Xử lý kết quả kiểm tra đánh giá:
Căn cứ vào điểm trung bình của các bộ môn sau khi kiểm tra đánh giá, có thể
xác định được học lực của học viên ở mỗi môn học.
4. Sử dụng kết quả đánh giá.
Tùy từng thời điểm đánh giá mà sử dụng kết quả đánh giá. Có thể căn cứ vào
kết quả đánh giá để đề ra kế hoạch phụ đạo các học viên yếu kém, bồi dưỡng các học
viên khá giỏi, phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp bổ túc THPT …
Sau đây tôi xin nêu một ví dụ về xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá phân
luồng học sinh mà theo tôi nên áp dụng ở các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Kết quả đạt được sau khi áp dụng quy trình kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng học
viên trung bình, khá giỏi và phụ đạo học viên yếu, kém:
Lần kiểm tra đánh giá thứ nhất: (kiểm tra chất lượng đầu năm)
Lớp Mức độ áp dụng
Kết quả học tập
Giỏi Khá TB Yếu kém

10 Không 0% 5% 60% 30% 5%
11 Không 0% 8% 50% 36% 6%
12 Không 0% 16% 45% 25% 14%
Kiểm tra,
đánh giá lần
I (kiểm tra
chất lượng
đầu năm)
Kiểm tra, đánh
giá lần II (kiểm
tra học kỳ I)
Kiểm tra, đánh
giá lần III
(kiểm tra học
kỳ II)
Hoc viên
yếu, kém
Hoc viên
TB,khá, giỏi
Hoc viên
yếu, kém
Bồi dưỡng tuyển chọn
học viên giỏi tham gia
các kỳ thi
Phụ đạo thêm để nâng cao tỉ lệ
tốt nghiệp bổ túc THPT
Ôn tập thi
tốt nghiệp,
ĐH, CĐ
nếu là lớp

cuối cấp
Hoc viên
TB,khá, giỏi
Thi
CĐ,
Đại
học
Thi
TCCN,
Học
nghề
Thi TN.
BTTHPT
Lần kiểm tra đánh giá thứ hai: (kiểm tra học kỳ I)
Lớp Mức độ áp dụng
Kết quả học tập
Giỏi Khá TB Yếu kém
10 Thường xuyên 0% 8% 72% 20% 0%
11 Thường xuyên 0% 10% 65% 25% 0%
12 Thường xuyên 0% 20% 52% 20% 8%
Lần kiểm tra đánh giá thứ ba: (kiểm tra học kỳ II)
Lớp Mức độ áp dụng
Kết quả học tập
Giỏi Khá TB Yếu kém
10 Thường xuyên 0% 16% 70% 14% 0%
11 Thường xuyên 0% 12% 73% 15% 0%
12 Thường xuyên 0% 25% 62% 10% 0%
(Số liệu trên chỉ mang tính tương đối)
d. Kết luận:
Đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá cần

phải được thực hiện đồng loạt từ dưới lên trên, từ giáo viên trẻ đến giáo viên lớn tuổi,
từ năm này qua năm khác, đổi mới phương pháp giảng dạy có thể từ một vài bài ở một
vài tiết học rồi nhiều hơn nữa, thậm chí có thể chỉ cần nảy sinh ý tưởng đổi mới và áp
dụng một vài thay đổi trong một tiết dạy học đã là đổi mới. Tuy nhiên một số giáo
viên cho rằng cứ phải giảng dạy bằng giáo án điện tử thì mới gọi là đổi mới phương
pháp, trong khi đó phương pháp thì không có gì đổi mới chỉ thay bằng một dụng cụ hỗ
trợ giảng dạy khác hiện đại hơn.
Đổi mới phương pháp dạy và học phải thật sự là thay đổi “cách dạy” và “cách
học” không xa rời, chê bỏ phương pháp cũ mà phải dựa trên phương pháp cũ để đánh
giá mức độ thành công của phương pháp mới, so sánh phương pháp cũ và phương
pháp mới để nhận biết được vấn đề cần phải thay đổi, đổi mới sao cho có hiệu quả.
Đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là
một quá trình lâu dài đòi hỏi phái có thời gian quá độ để giáo viên và học sinh có thể
đổi mới và thích ứng kịp thời.
Với một sáng kiến kinh nghiệm ngắn gọn không thể nêu được đầy đủ về đổi
mới phương pháp giảng dạy và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, ở sáng kiến
kinh nghiệm này tôi chỉ trình bày rút gọn một số kinh nghiệm mà tôi đã và đang thực
hiện
3. Kết quả đạt được
Đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
giúp học viên tự tin hơn khi tham gia các môn học đặc biệt là môn Sinh học, môn Sinh
học không còn là một gánh năng đối với học viên nữa. Trong năm học 2008-2009 tỉ lệ
học viên đỗ tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông tại Trung tâm đạt tỷ lệ 87,5% trong
đó tỉ lệ học viên thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông môn Sinh học đạt tỉ lệ
100% đạt điểm trung bình trở lên.
4. Đề xuất kiến nghị
Đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là
một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục để thực sự là đổi mới về
phương pháp giảng dạy và đổi mới về kiểm tra đánh giá bộ môn Sinh học tôi đề nghị:
- Giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học cần kiên trì tìm tòi, thay đổi, từng bước

thay đổi dần phương pháp giảng dạy, vận dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy
để bài giảng thu hút được học sinh nhiều hơn nữa.
- Ngành giáo dục cần quan tâm đầu tư hơn nữa về trang thiết bị, cơ sở vật chất
để việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá có
hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đặc biệt là các trung tâm giáo
dục thường xuyên nơi mà chất lượng giáo dục hiện còn đang xuống cấp.
(Chúc các thầy(cô) tìm thấy ở đây ít nhiều điều bổ ích cho tài liệu của mình)
Long An, ngày tháng năm 2008
Người thực hiện
PHAN MẠNH HUỲNH

×