Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THỊ-HIẾU-ÂM-NHẠC-CỦA-GIỚI-TRẺ-HIỆN-NAY-VÀ-VẤN-ĐỀ-GIÁO-DỤC-THẨM-MỸ-QUA-ÂM-NHẠC (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.01 KB, 5 trang )

THỊ HIẾU ÂM NHẠC CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY VÀ VẤN ĐỀ
GIÁO DỤC THẨM MỸ QUA ÂM NHẠC.
1.

Các khái niệm liên quan
- Thị hiếu thẩm mỹ là sở thích của con người về phương diện thẩm
mỹ. Đó là thái độ tình cảm của con người trước đối tượng thẩm mỹ
trong cuộc sống và nghệ thuật. Từ định nghĩa này suy ra, có thể coi
thị hiếu âm nhạc là khả năng của mỗi cá nhân trong khi đánh giá
sản phẩm âm nhạc, từ đó kết luận về sự hay - dở, xác định thái độ
thích hay khơng thích đối với tác phẩm.
- Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình
cảm, cảm xúc của con người. Âm nhạc sử dụng cơ cấu giai điệu,
âm điệu, âm sắc, cường độ … được phát ra từ giọng nói con người
hoặc phát ra từ những cơng cụ nhân tạo đặc thù ( gọi là nhạc cụ ).
—> Vì thế nó được chia ra hai loại chính: thanh nhạc và khí nhạc.
Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình
cảm. Cịn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần túy của các
nhạc cụ nên trừu tượng, gây cảm giác và sự liên tưởng.

2.

Phân tích, đánh giá thị hiếu âm nhạc của giới trẻ hiện nay

Phân tích thị hiếu âm nhạc của giới trẻ hiện nay
-

Xu hướng âm nhạc truyền cảm hứng: Đây là xu hướng âm nhạc không ồn
ào, màu mè nhưng lại giúp lan tỏa nhiều thơng điệp tích cực. Nó nói được
một cách trúng và trực tiếp những tâm sự của thế hệ trẻ hiện nay. Sở dĩ nó
thu hút, trở thành xu hướng hấp dẫn như vậy là vì những bản nhạc đó


mang ca từ giàu chất triết lý dựa trên trải nghiệm thật sự của người nghệ
sĩ với đời sống. Đó là kiểu âm nhạc giàu hình ảnh, ví von nhưng khơng
q khó hiểu đi liền với giai điệu thời thượng, tiết tấu phù hợp với giới trẻ
khiến nó dễ dàng đọng lại trong lịng cơng chúng trẻ. Những cái tên nổi
bật phải kể đến là Đen Vâu, Vũ hay những nhóm nhạc như Ngọt, Cá Hồi
Hoang, Dalab, Chillies. Âm nhạc của họ là hơi thở, là tâm sự, là tiếng
lòng của giới trẻ sống ở đơ thị.

-

Bên cạnh đó, giới trẻ cũng ngày càng ưa chuộng các dịng nhạc sâu lắng
nhưng đầy sức hút. Đó chính là Indie và Lofi
+ Indie: Indie đơn giản là những bản nhạc sinh ra từ chất liệu và góc
nhìn riêng của người nghệ sĩ, luôn đi cùng với chữ “tự”: tự sáng


tác, tự hát, tự thu và… tự tình. Như cách người ta giãi bày vào nhật
ký, nhạc Indie là nơi người nghệ sĩ nói lên tâm tư thơng qua ngơn
từ nhẹ nhàng và âm điệu đơn giản, khơng có q nhiều tầng nhạc
hay âm thanh điện tử xen vào. Những bài nổi bật như: Lạ lùng- Vũ,
Một đêm say- Thịnh Suy.
+ Lofi: Khi dòng nhạc đại chúng đang dần tiến vào lãnh địa của âm
thanh điện tử chất lượng cao, thì thể loại nhạc Lofi (viết tắt của
Low-fidelity: chất lượng thấp) lại sử dụng những âm thanh chất
lượng thấp với những lỗ hổng kỹ thuật chỉ gặp khi nghe băng đĩa
cũ, như rè, giựt,… Thơng thường Lofi chỉ tồn nhạc không lời với
âm điệu chậm rãi, bay bổng của Soul, Jazz, hay sự phá cách của
Hiphop. Hiếm hoi lắm mới có thể bắt gặp tiếng người dưới dạng
lời thoại ngắn về một câu chuyện nào đó. Thể loại âm nhạc chậm
chạp, lãng đãng, có chút trầm buồn như thế này, ngạc nhiên thay lại

rất được lòng một cộng đồng trẻ trên khắp thế giới.
Nguyên nhân thu hút giới trẻ: Tất cả giai điệu, lời ca đều xuất phát từ
tấm lòng thấu hiểu, đồng cảm chân thành của nghệ sĩ đối với khán giả,
tạo nên sự kết nối trong tâm hồn.
Thật ra, dưới lớp vỏ bọc vui vẻ, năng động, giới trẻ ngày nay cịn là một
thế hệ khép kín, cơ độc. Họ luôn cần một nơi để giải tỏa những tâm tư khó nói,
những cảm giác khó giải, hoặc tìm kiếm những liều thuốc tâm hồn giữa quá
nhiều rối ren, áp lực. Âm nhạc là một trong những liệu pháp đơn giản, nhanh
chóng và hiệu quả nhất để giải tỏa căng thẳng. Đồng thời, những bản nhạc có
giai điệu nhẹ nhàng, gợi nhớ những kỷ niệm đẹp thường mang đến hiệu quả làm
dịu thần kinh tốt. Chính đặc điểm này đã khiến cộng đồng trẻ tìm đến, hoặc vơ
thức bật liên tục cả ngày những thể loại nhạc này.
-

-

Đặc biệt, có một xu hướng âm nhạc đang rầm rộ những năm gần đây đó
là remake lại những bản nhạc xưa. Bằng cách phối lại, làm mới các giai
điệu, tiết tấu những bài hát đã trở nên vô cùng bắt tai, phù hợp với thị
hiếu của giới trẻ hiện nay. Đơn cử như “Tâm tình”- Hương Mùa Hè
remake từ các ca khúc tình yêu của nữ ca sĩ Mỹ Tâm đã được đón nhận
rất nồng nhiệt.
Và cũng khơng có gì đáng nói nếu xu hướng âm nhạc này khơng đưa ra
một số ca khúc kiểu "mì ăn liền" với ca từ nhảm nhí, dung tục với một số
ca sĩ chưa cho thấy tài năng mà chỉ cho thấy đủ loại scandal và các chiêu
trò để tạo tên tuổi. Một tác phẩm âm nhạc có giá trị tư tưởng - nghệ thuật,
tác động tích cực tới tâm hồn của người xem - nghe bao giờ cũng bắt đầu


từ cảm xúc trong sáng, là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật

nghiêm túc, cùng với sự thăng hoa cảm xúc. Thế nhưng, xem - nghe một
số sản phẩm của xu hướng âm nhạc thị trường lại dễ nhận ra tính "ăn
xổi", dễ dãi từ lối ăn mặc của ca sĩ đến phối khí, múa minh họa,... Loại
sản phẩm đó được phát tán, lan truyền qua in-tơ-nét và đã tác động đến
một bộ phận công chúng trẻ, làm hình thành trong bộ phận này kiểu thị
hiếu âm nhạc khơng phù hợp với truyền thống văn hóa, khơng phù hợp
với sự phát triển con người. Có thể thấy, rất nhiều ca sĩ đang chạy theo
hướng khơng mấy tích cực này. Như Chi Pu với phát ngôn gây sốc: “Ở
Việt Nam cầm mic lên đã là ca sĩ rồi.” và sau đó tung ra hàng loạt những
bài hát mang ca từ nhảm nhí, thậm chí là dung tục, hình ảnh mv thì phản
cảm. Điển hình ca khúc “Sashimi” cũng đã bị VTV 24h lên án trong
chun mục “Góc nhìn văn hóa”. Hay khoảng thời gian gần đây, nhiều ca
sĩ cho ra mắt các ca khúc với ngơn từ nhảm nhí, nội dung thì sáo rỗng,
khơng mang ý nghĩa nghệ thuật. Họ cố gắng truyền thơng cho ca khúc
của mình bằng cách tạo trend chẳng mấy hay ho trên nền tảng Tiktok,
như “Ừ! Em xin lỗi” của Hoàng Yến Chibi, “Tất cả đứng im” của Ngô
Kiến Huy…
Đánh giá thị hiếu âm nhạc của giới trẻ: Có thể thấy, thị hiếu âm nhạc của
giới trẻ hiện nay đang thay đổi theo hướng tích cực khi họ ngày càng ưa chuộng
những dịng nhạc mang ý nghĩa “chữa lành”, truyền cảm hứng nhưng vẫn không
kém phần bắt tai và mới mẻ. Tuy thị hiếu thẩm mỹ của một bộ phận cơng chúng
vẫn cịn thấp kém nhưng đa số những sản phẩm đó vẫn bị giới trẻ tẩy chay và
lên án. Điều đó cũng phần nào chứng tỏ thị hiếu âm nhạc của giới trẻ hiện nay
đã dần dần cải thiện theo hướng tích cực hơn.

3.

Vấn đề giáo dục thẩm mỹ qua âm nhạc

Vai trò của âm nhạc trong giáo dục thẩm mỹ :

a.

Âm nhạc góp phần hồn thiện ý thức thẩm mỹ :





Có thể nói, âm nhạc chính là khía cạnh thẩm mỹ trong sự tương tác giữa
điều kiện xã hội và điều kiện tự nhiên. Nó bao qt được tồn bộ điều
kiện sống và hoạt động của con người.
Bởi thế, âm nhạc tác động đến tồn bộ thế giới tình cảm, cảm xúc, lý trí
và ý chí của con người.
Do đó, giáo dục thẩm mỹ thông qua âm nhạc sẽ giúp con người hình
thành nên những ý thức thẩm mỹ đúng đắn, kích thích các tình cảm lành
mạnh, góp phần tăng cường ý chí, xóa bỏ nỗi buồn, sự u uất và tạo một
nguồn năng lượng mới cho tình cảm.


b. Âm nhạc góp phần bồi dưỡng năng lực cảm xúc :
• sự có mặt của nghệ thuật âm nhạc với tư cách là nơi hàm chứa
cái đẹp, được con người tiếp nhận một cách tích cực, sẽ trau dồi
văn hóa cảm quan, bồi dưỡng và làm phong phú năng lực cảm
xúc của con người.
• Thiếu đi sự dẫn dắt của nó, con người sẽ khơng thể thực hiện
được sự “nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp” và cũng có
nghĩa là thiếu đi một phương thức cơ bản để con người tự hồn
thiện chính bản thân mình.
c. Âm nhạc góp phần định hướng thị hiếu lành mạnh :





âm nhạc, hay nói cụ thể hơn là những tác phẩm âm nhạc chân chính sẽ
có tác động tích cực trong việc hình thành, củng cố và phát triển sâu sắc
các tính cách để đảm bảo cho một thị hiếu trở thành một thị hiếu thẩm mỹ,
nghệ thuật lành mạnh.
Điều đó cũng có nghĩa, âm nhạc góp phần quan trọng đối với quá trình
phát triển các tư duy hình tượng của con người. Bởi, khi tiếp thu được
các hình tượng tốt đẹp trong cuộc sống và trong âm nhạc, tâm hồn con
người sẽ trở nên phong phú, trong sáng hơn, từ đó, thị hiếu thẩm mỹ
cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

d. Âm nhạc góp phần giáo dục lý tưởng thẩm mỹ :






âm nhạc đã đóng một vai trị to lớn trong tiến trình phát triển của xã hội,
trở thành phương tiện phản ánh những tâm tư, tình cảm của con người
trong mối quan hệ cộng đồng, thiên nhiên, lao động, đấu tranh của từng
dân tộc, quốc gia.
Nội dung và hình thức trong âm nhạc cũng góp phần vào việc phát triển
trí tuệ, ý thức tập thể và khả năng nhận thức cho con người. Suy cho
cùng, giáo dục thẩm mỹ thông qua âm nhạc là giúp con người nhận thức,
cảm nhận được cái đẹp, là phương tiện để mở rộng cái đẹp.
Âm nhạc góp phần quan trọng đối với việc hình thành và phát triển các
bộ phận trong cái tổng thể ý thức thẩm mỹ của chủ thể, giúp con người

phân biệt được các đối tượng đẹp hay xấu, tạo cho con người khả năng
thưởng thức những sắc thái và sự hòa hợp của chúng.

Vấn đề giáo dục thẩm mỹ qua âm nhạc
+ Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo
nhằm hình thành, phát triển các năng lực nhận thức, cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ của
con người. Bằng những đặc thù riêng của mình, âm nhạc được coi là một trong những
phương tiện hiệu quả nhất góp phần hình thành ở con người quan hệ thẩm mỹ đúng
đắn với hiện thực và nghệ thuật.
+Vấn đề giáo dục thẩm mỹ qua âm nhạc vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Với lớp
trẻ, do những yếu tố làm nên thị hiếu thẩm mỹ ( trình độ am hiểu nghệ thuật, lứa tuổi,
nghề nghiệp, thế giới cảm xúc, tới sở thích của cá nhân, trình độ và sự tích lũy tri


thức, sự trải nghiệm, đặc điểm văn hóa địa phương, nhất là truyền thống văn hóa của
cộng đồng, trong đó mỗi người là thành viên,...) còn chưa sâu sắc, chưa cơ bản, cho
nên khả năng đánh giá, sự lựa chọn thẩm mỹ chưa định hình rõ nét. Vì thế, xã hội và
thế hệ đi trước cần giúp họ từng bước hình thành thị hiếu thẩm mỹ, dẫn dắt bằng một
lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh.
+Cùng với đó, nền giáo dục nên đưa vào chương trình học các thể loại nhạc gắn liền
với bản sắc dân tộc để giới trẻ tiếp cận dễ dàng. Làm cho nền âm nhạc truyền thống
vẫn cháy mãi trong tâm hồn mọi người.
Vậy làm thế nào để giáo dục thẩm mỹ, nâng cao thị hiếu âm nhạc của giới trẻ ?
+Trước hết, chúng ta phải định hướng đúng đắn thể loại nhạc cho từng thế hệ, xây
dựng một môi trường lành mạnh. Chúng ta phải khẳng định âm nhạc dù có hiện đại
đến mấy vẫn phải mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
+Bên cạnh đó, chúng ta phải hiểu sâu sắc tâm hồn, cốt cách thể loại nhạc mà mọi
người có xu hướng nghe. Điều đó thể hiện phổ biến rộng rãi thơng qua các cơng tác tổ
chức với những tác phẩm có chất lượng cao cùng sự biểu diễn tài năng của các ca sĩ
tài năng hiện nay.

+Mặt khác, lớp trẻ phải được thường xuyên tiếp cận với âm nhạc dân tộc và âm nhạc
thính phịng để các dịng âm nhạc khơng loại trừ nhau mà bổ sung hồn thiện cho
nhau, góp phần làm cho đời sống âm nhạc đa dạng, phong phú và lành mạnh.



×