Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

SKKN vận dụng phương pháp socrates để xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.55 KB, 57 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP SOCRATES ĐỂ XÂY DỰNG
HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỌC - HIỂU TRUYỆN NGẮN
“CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH

LĨNH VỰC: NGỮ VĂN

0


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƢỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC
=====  =====

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP SOCRATES ĐỂ XÂY DỰNG
HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỌC - HIỂU TRUYỆN NGẮN
“CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH

LĨNH VỰC: NGỮ VĂN

Tên tác giả:

Phan Thị Thơm

Tổ chuyên môn: Văn - Ngoại ngữ
Năm thực hiện:

2022



Số điện thoại:

0368627199

NĂM HỌC: 2021 - 2022


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................... 1
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 2
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 3
IV. CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ............................................ 3
1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 3
2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 3
3. Đề xuất giải pháp “Vận dụng phƣơng pháp Socratic để xây dựng hệ thống
câu hỏi Đọc - hiểu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa„ của Nguyễn Minh
Châu nhằm phát triển tƣ duy phản biện cho HS .................................................... 4
4. Thực nghiệm sƣ phạm........................................................................................ 4
PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 5
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................................................... 5
1. Tìm hiểu vài nét về triết gia Hi Lạp cổ đại Socrats và phƣơng pháp Socrates ............. 5
1.1. Vài nét về triết gia Hi Lạp cổ đại Socrats .................................................... 5
1.2. Phƣơng pháp Socrates .................................................................................. 5
1.3. Tầm quan trọng của việc sử dụng phƣơng pháp Socrates ........................... 6
1.4. Cách sử dụng phƣơng pháp Socrates trong lớp học .................................... 6
1.5. Các loại câu hỏi Socrates ............................................................................. 7
2. Tƣ duy phản biện và tầm quan trọng của tƣ duy phản biện với đời sống

con ngƣời................................................................................................................ 8
2.1. Tƣ duy phản biện ......................................................................................... 8
2.2. Tầm quan trọng của tƣ duy phản biện ......................................................... 9
2.3. Đặc điểm của ngƣời có tƣ duy phản biện .................................................. 10
2.4. Cách rèn luyện kỹ năng tƣ duy phản biện ................................................. 10
3. Mối quan hệ giữa phƣơng pháp Socrates và tƣ duy phản biện ........................ 11
4. Sự cần thiết phải vận dụng phƣơng pháp Socrates để xây dựng hệ thống
câu hỏi đọc hiểu trong dạy - học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu để phát triển tƣ duy phản biện cho HS ................................ 11
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................................................................................... 12
1. Khảo sát thực trạng về hệ thống câu hỏi trong giáo án giảng dạy trên


mạng Internet và các SKKN liên quan đến tiết Đọc - hiểu văn bản “Chiếc
thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (chƣơng trình Ngữ văn 12 cơ bản) ... 12
1.1. Thực trạng xây dựng câu hỏi đọc - hiểu “Chiếc thuyền ngoài xa”
(Nguyễn Minh Châu) trong các giáo án giảng dạy trên mạng Internet hiện nay.... 12
1.2. Thực trạng xây dựng câu hỏi khi đọc - hiểu “Chiếc thuyền ngoài xa”
(Nguyễn Minh Châu) trong các SKKN: ........................................................... 14
2. Khảo sát thực trạng về sử dụng hệ thống câu hỏi Đọc - hiểu văn bản
“Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) của các GV trong tổ chuyên
môn khi giảng dạy trên lớp .................................................................................. 15
3. Khảo sát thực trạng về ngƣời học trong vấn đề đặt câu hỏi và trả lời câu
hỏi khi đọc - hiểu “Chiếc thuyền ngoài xa”của Nguyễn Minh Châu .................. 15
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP: VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP SOCRATES ĐỂ
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỌC - HIỂU TRUYỆN NGẮN
“CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA„ CỦA NGUYỄN MINH CHÂU NHẰM
PHÁT TRIỂN TƢ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH ...................................... 16
1. Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại Socrates (dùng trên lớp) ....................... 16
1.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại Socrates (dùng trên lớp) ................. 17

1.2. Hƣớng dẫn HS xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại (dùng trên lớp,
đối thoại giữa HS - HS) .................................................................................... 22
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi Socrates cho nhóm HS thảo luận, tranh luận,
tranh biện ............................................................................................................. 23
3. Hệ thống câu hỏi Socrates cho cá nhân HS tự truy vấn ................................... 28
IV. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM............................................................................ 30
PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 47
1. Những ƣu điểm của việc vận dụng phƣơng pháp hỏi Socrates để xây dựng
hệ thống câu hỏi đọc - hiểu trong dạy - học “Chiếc thuyền ngoài xa”
(Nguyễn Minh Châu) ........................................................................................... 47
2. Những điều cần lƣu ý khi vận dụng phƣơng pháp hỏi Socrates để xây
dựng hệ thống câu hỏi đọc - hiểu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
(Nguyễn Minh Châu) ........................................................................................... 47
3. Kiến nghị, đề xuất ............................................................................................ 47
4. Lời kết .............................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 49
PHỤ LỤC

1


DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

GV

Giáo viên


HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

THPT

Trung học phổ thông


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quá trình phát triển của nhân loại đã chứng minh rằng: khơng có tiến bộ vĩ
đại nào xuất hiện nếu khơng có tƣ duy phản biện đồng hành. Đúng vậy! Giordano
Bruno bị Giáo hội trung cổ thiêu sống vì tin vào các bằng chứng cho thấy Trái Đất
hình cầu chứ khơng phải mặt phẳng. Khi Charles Darwin lần đầu công bố Thuyết
tiến hóa, ơng bị cộng đồng khoa học tẩy chay dữ dội. Albert Einstein, bộ óc vĩ đại
nhất nhân loại thế kỉ 20, cũng bị ngờ vực khi đƣa ra Thuyết tương đối… Các cá
nhân trên đã không để cho tƣ tƣởng cũ đàn áp hoặc áp lực cộng đồng chi phối, mà
họ đã kiên định, tin tƣởng vào kết quả từ quá trình tự vấn, trao đổi và suy nghiệm
của bản thân cuối cùng chân lí đƣợc sáng tỏ. Nhờ bạn đồng hành vơ hình mang tên
phản biện mà tri thức loài ngƣời đã tiến những bƣớc xa.

Trong thời đại hiện nay, khi đất nƣớc bƣớc vào thời kì hội nhập, khi học
sinh, sinh viên ngƣời Việt phải làm việc với mơi trƣờng sống rộng lớn thì việc rèn
luyện cho HS tƣ duy phản biện, luôn suy nghĩ độc lập, đƣa ra quan điểm để tranh
luận nhằm đi đến chân lí cuối cùng của sự việc là hết sức cần thiết. Đây cũng là
yêu cầu, mục tiêu của giáo dục hiện đại. Bởi vậy trong nghị quyết hội nghị Trung
ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản tồn diện giáo dục đã đƣa ra nhiệm vụ: “Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”. Và tại thơng tƣ số
13/2012/TT-BGDĐT ngày 06/4/2012, chƣơng II, điều 7, mục 2c cũng quy định:
“Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện”.
Để rèn luyện tƣ duy phản biện cho HS, có rất nhiều cách khác nhau nhƣng
chúng ta khơng thể không kể đến kĩ thuật hỏi. Mấu chốt của cả việc học lẫn việc
dạy chính là đặt câu hỏi. Khơng có câu hỏi, khơng có tƣ duy. Hơn thế nữa, trong
thời đại bùng nổ thông tin, Internet phủ khắp và các cơng cụ tìm kiếm lúc nào cũng
sẵn sàng, việc ghi nhớ càng mất dần ý nghĩa. Các câu hỏi lúc này trở thành yếu tố
quan trọng số một để một ngƣời bắt đầu với việc học. Trong khi đó, nền giáo dục
Việt Nam có truyền thống “thầy đọc - trị chép” hằng nghìn năm, vì thế ngƣời dạy
khơng có thói quen khuyến khích HS đặt câu hỏi (ngƣời học đặt câu hỏi cho thầy
hoặc cho bạn). Đây là đặc điểm không tốt cho một nền giáo dục tiến bộ. Và chính
điều đó gây ra cản trở lớn cho cả việc dạy lẫn việc học. Để khơi dậy trí tò mò, ham
hiểu biết của ngƣời học, để việc học thực sự trở nên “tự thân”, nhà giáo sẽ phải
dụng công hơn nhiều trong việc chuẩn bị cho các chiến lƣợc hỏi - đáp để vƣợt qua
lối học đọc - chép thụ động đó. Và trong tiến trình dạy - học, rõ ràng là cả thầy và
trò đều phải rèn luyện khả năng hỏi - đáp của mình. Và trên hết, cả hai đối tƣợng
đó phải thành thục tƣ duy phản biện vốn có nội hàm quan trọng chính là các câu
hỏi. Mà việc vận dụng tốt kĩ thuật đặt câu hỏi của Socrats, hay còn gọi là phƣơng
pháp hỏi Socrates là hữu hiệu nhất.
1



Trong chƣơng trình Ngữ văn THPT, hệ thống các bài Đọc hiểu - văn bản
văn học chiếm thời lƣợng rất lớn và có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giúp
HS nhìn nhận, thƣởng thức, khám phá đời sống xã hội qua các thời kì của các dân
tộc, trong đó nền văn học của dân tộc Việt Nam là chủ yếu. Qua mỗi tác phẩm văn
học, ngƣời học đƣợc đối thoại với tác giả về các vấn đề xã hội và con ngƣời. Đặc
biệt, các tác phẩm văn học sau 1975 đƣợc lựa chọn giảng dạy trong chƣơng trình
Ngữ văn 12 là những tác phẩm đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội trong thời
kì đổi mới, đặt HS trƣớc các vấn đề phải suy nghĩ, lựa chọn. “Chiếc thuyền ngoài
xa” của Nguyễn Minh Châu là truyện ngắn nhƣ thế. Bởi vậy, việc vận dụng
phƣơng pháp Socrates để xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu nhằm rèn luyện và
phát triển tƣ duy phản biện cho HS khi học tác phẩm này là rất cần thiết.
Thế nhƣng hiện nay, việc đầu tƣ tổ chức các phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy
- học để rèn tƣ duy phản biện cho văn bản này cịn nhiều hạn chế. Vì thế, chúng tôi
đã chọn đề tài “Vận dụng phƣơng pháp Socrates để xây dựng hệ thống câu hỏi
đọc - hiểu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
nhằm phát triển tƣ duy phản biện cho HS”
Đề tài này đã đƣợc thực hiện thí điểm ở những lớp tơi giảng dạy trong năm
học 2020 - 2021 và đƣợc áp dụng rộng rãi trong năm học 2021 - 2022 đem lại
những tín hiệu tích cực, phát huy đƣợc năng lực tƣ duy phản biện của ngƣời học.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sáng kiến này chúng tơi hƣớng đến các mục đích sau đây:
- Góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy - học, nâng cao hiệu quả dạy - học tác
phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, đặc biệt là trong tình hình đổi mới giáo dục toàn
diện, hƣớng đến phát triển năng lực cho ngƣời học.
- Góp phần hình thành kĩ năng tƣ duy, phản biện trƣớc các vấn đề về khoa
học và đời sống xã hội.
- Giúp HS nhanh nhạy trong tƣ duy, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề,
phát huy năng lực cá nhân và khả năng sử dụng ngôn ngữ.

- Giúp HS có một giờ học thoải mái, tự do bộc lộ suy nghĩ, quan điểm của
cá nhân.
- Hình thành kĩ năng đọc - hiểu một văn bản văn học.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp thu thập và xử lí thơng tin.
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp.
2


- Phƣơng pháp khảo sát thực tế.
- Phƣơng pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu.
- Phƣơng pháp hoạt động thực hành thực tiễn.
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minhh Châu, trong
chƣơng trình Ngữ văn 12 THPT.
- Hệ thống câu hỏi Socrats và câu hỏi đọc hiểu tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa”.
- Học sinh lớp 12 tại trƣờng THPT Phan Thúc Trực.
- Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn tại trƣờng THPT Phan Thúc Trực.
2. Phạm vi nghiên cứu
Sáng kiến này chỉ nghiên cứu ở phạm vi vận dụng phƣơng pháp hỏi Socrates
để xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy - học đọc hiểu tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu trong chƣơng trình Ngữ văn 12 THPT nhằm rèn
luyện tƣ duy phản biện cho HS. Giờ học chủ yếu vận dụng phƣơng pháp đặt câu
hỏi truy vấn, tranh luận để học sinh bộc lộ quan điểm cá nhân, tự mình nhận thức
chân lí của vấn đề đƣợc nêu. Tạo thành môi trƣờng dân chủ để học sinh tự bộc lộ

những kiến thức đã biết, những sai lầm trong nhận thức cũng nhƣ tự tìm tịi, khám
phá tri thức mới.
IV. CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, sáng kiến kinh nghiệm này triển khai các
nội dung sau đây:
1. Cơ sở lí luận
1.1. Tìm hiểu vài nét về triết gia Hi Lạp cổ đại Socrats và phƣơng pháp
Socrates
1.2. Tƣ duy phản biện và tầm quan trọng của tƣ duy phản biện với đời sống
con ngƣời
1.3. Mối quan hệ giữa phƣơng pháp Socrates và tƣ duy phản biện
1.4. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống câu hỏi Socrates khi dạy - học Đọc
hiểu các tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu để phát triển
tƣ duy phản biện cho HS
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Khảo sát thực trạng về hệ thống câu hỏi đọc - hiểu trong các giáo án
3


giảng dạy trên mạng Internet và các SKKN liên quan đến tiết Đọc - hiểu văn
bản “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (chƣơng trình Ngữ văn 12
cơ bản).
2.2. Khảo sát thực trạng về sử dụng hệ thống câu hỏi Đọc - hiểu văn bản
“Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) của các GV trong tổ chuyên môn:
2.3. Khảo sát thực trạng về vấn đề đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi khi đọc hiểu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) của HS lớp 12
trƣờng THPT Phan Thúc Trực - Yên Thành - Nghệ An:
3. Đề xuất giải pháp “Vận dụng phƣơng pháp Socrates để xây dựng hệ
thống câu hỏi Đọc - hiểu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa„ của Nguyễn
Minh Châu nhằm phát triển tƣ duy phản biện cho HS
3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại Socrates dùng trên lớp

3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi Socrates cho nhóm HS thảo luận, tranh luận
3.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi Socrates cho cá nhân HS tự truy vấn
4. Thực nghiệm sƣ phạm
4.1. Mục đích thực nghiệm
4.2. Đối tƣợng thực nghiệm
4.3. Nội dung thực nghiệm
4.4. Thời gian thực nghiệm
4.5. Giáo án thực nghiệm
4.6. Kết quả khảo sát
4.7. Kết luận sau khi khảo sát

4


PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Nhƣ chúng ta đã biết, từ xa xƣa lối học theo cặp của ngƣời Do Thái (Eran
Katz) khuyến khích ngƣời học đi đến tận cùng của vấn đề bằng cách đặt câu hỏi
liên tục, trả lời cho một câu hỏi luôn là một câu hỏi khác. Cách học đó khơng chỉ
giúp ngƣời học tiếp cận đến chiều sâu của chân lý mà còn giúp ngƣời học tự trải
nghiệm để trƣởng thành trong quá trình học tập. Và khi đã thực sự “sống” với tri
thức ấy, thì nó rất khó mất đi. Đó là bí quyết để dân tộc Do Thái có khả năng ghi
nhớ nổi bật, giúp họ bảo tồn đƣợc di sản trí tuệ qua hàng nghìn năm mà khơng cần
đến nhiều văn bản. Phổ biến hơn, ngày nay phƣơng pháp học tập dựa vào hỏi đáp
của Socrats vẫn đƣợc sử dụng nhƣ là công cụ học tập cơ bản của rất nhiều lớp học.
Theo đó, việc tiếp cận tri thức thƣờng bắt đầu bằng một câu hỏi mấu chốt, tiếp sau
đó là việc đối thoại hỏi - đáp liên tục cho tới khi chân lí lộ diện một cách rõ ràng,
ln thật sự cần thiết. Bởi vậy, ngƣời dạy cần trang bị cho mình một kĩ năng đặt
câu hỏi thành thục, chuẩn bị một danh mục các câu hỏi của bài học là yếu tố cực kì
quan trọng. Giáo viên sẽ tạo ra mơi trƣờng cởi mở để khuyến khích HS hỏi các câu

hỏi có chất lƣợng; một mặt ra sức rèn luyện khả năng đặt ra các câu hỏi tốt, mặt
khác trợ giúp HS thực hành liên tục việc đặt câu hỏi có hiệu quả sẽ giúp cho HS có
đƣợc kĩ năng tƣ duy phản biện. Vì thế phƣơng pháp đặt câu hỏi của triết gia Hi Lạp
cổ đại Socrats là một lựa chọn có giá trị.
1. Tìm hiểu vài nét về triết gia Hi Lạp cổ đại Socrats và phƣơng pháp Socrates
1.1. Vài nét về triết gia Hi Lạp cổ đại Socrats
Socrats là một nhà triết học Hy Lạp và là nguồn tƣ duy chính của phƣơng
Tây cổ đại. Ông sinh ra vào khoảng năm 470 trƣớc công nguyên, tại Athens, Hy
Lạp. Ơng khơng viết nhiều về chính mình cho nên những tài liệu liên quan về ông
hiện nay chủ yếu đƣợc ngƣời học trị của ơng là Plato và Xenophon (khoảng 431 352 TCN) ghi lại. Ngoài những câu chuyện về tính cách, ngoại hình kỳ lạ, cuộc
sống nghèo khó, những lời tiên tri về số phận của ông thì cái để lại cho ngƣời đời
rất giá trị chính là phƣơng pháp đặt câu hỏi Socrats (Socrates Questioning
Technique). Đây là một phƣơng pháp thực hành giảng dạy sƣ phạm, trong đó
ngƣời giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh theo cách để có thể rút ra câu trả lời và
kết luận đúng.
1.2. Phương pháp Socrates
Kỹ thuật đặt câu hỏi Socrats là cách hiệu quả để khám phá ý tƣởng theo
chiều sâu. Phƣơng pháp này có thể đƣợc sử dụng ở tất cả các trình độ và là cơng cụ
hữu ích cho tất cả các giáo viên. Bằng cách sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi Socrats,
giáo viên thúc đẩy tƣ duy độc lập của học sinh và cho học sinh quyền sở hữu
những kiến thức chúng đang học. Kỹ năng tƣ duy cấp cao hơn sẽ cần thiết khi
5


ngƣời học suy nghĩ, thảo luận, tranh luận, đánh giá và phân tích nội dung thơng
qua suy nghĩ của chính họ và những ngƣời xung quanh.
Hiểu một cách đơn giản, phƣơng pháp đặt câu hỏi Socrats là cách giáo viên
giúp học sinh tự khai thác và xâu chuỗi kiến thức của mình để đi đến kết luận/giải
pháp cho một chủ đề/vấn đề nào đó. Khi đặt ra một vấn đề cần giải quyết, thay vì
trực tiếp hỏi học sinh câu trả lời cho vấn đề đó, thì giáo viên sẽ tiếp cận gián tiếp

bằng cách đặt những câu hỏi xung quanh có liên quan ít nhiều đến vấn đề đó. Khi
học sinh đƣợc hỏi các câu hỏi gián tiếp, mạng lƣới thần kinh nơi “ghi nhớ” các chi
tiết phụ đƣợc tái hoạt động và củng cố và dần dà dẫn ta đến các kết nối thần kinh
nơi “ghi nhớ” trọng tâm vấn đề cần giải quyết.
Phƣơng pháp đặt câu hỏi Socrats tƣởng chừng đơn giản và dễ thực hiện,
nhƣng thực ra nó địi hỏi ngƣời sử dụng kiến thức sâu sắc và cƣờng độ tập trung
cao. Trong các ghi chép của Plato, học trò của Socrats, ngƣời giáo viên giả vờ nhƣ
khơng biết gì về chủ đề bài học, để có thể khai thác đƣợc kiến thức của học sinh
nhiều nhất có thể. Mỗi cá nhân đều có khả năng nhận ra đƣợc sự trái ngƣợc, tƣơng
phản, vì thế ơng giả định rằng những ý tƣởng chƣa hoàn thiện hoặc thiếu chính xác
có thể đƣợc chỉnh sửa cho đúng thơng qua việc đặt câu hỏi có kỷ luật, và vì thế sẽ
dẫn đến việc sự thật và tính chính xác đƣợc cải thiện dần theo thời gian. Bên cạnh
đó, Socrats cũng tin rằng việc thực hành cách đặt câu hỏi có tính kỷ luật cho phép
ngƣời học kiểm tra các ý tƣởng một cách logic và xác định tính hợp lệ của những ý
tƣởng đó.
1.3. Tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp Socrates
Phƣơng pháp đặt câu hỏi Socrats giúp học sinh có tƣ duy phê phán, thơng
qua việc tập trung cụ thể vào quá trình suy nghĩ, HS biết lập luận, dùng các dẫn
chứng lí lẽ để bảo vệ quan điểm của mình. Khi đƣợc hỏi một cách có hệ thống, kỷ
luật, học sinh buộc sẽ phải giảm tốc độ suy nghĩ, kiểm tra trí nhớ và kiểm tra lại
mạch tƣ duy một cách cẩn thận. Việc đặt câu hỏi có tính kỷ luật và sâu sắc trong
lớp học có thể giúp đạt đƣợc các mục tiêu học tập sau:


Thực hành mơ hình đặt câu hỏi khoa học



Hỗ trợ việc học chủ động, lấy học sinh làm trung tâm




Thúc đẩy phƣơng pháp học lấy việc hỏi làm gốc



Giúp học sinh tự xây dựng kiến thức



Giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề



Giúp học sinh rèn luyện khả năng ngôn ngữ.

1.4. Cách sử dụng phương pháp Socrates trong lớp học
* Vai trò của giáo viên
Khi dùng phƣơng pháp đặt câu hỏi Socrats, giáo viên chính là hình mẫu của
6


tƣ duy phản biện, nhƣng vẫn là ngƣời tôn trọng quan điểm của học sinh, thăm dò
sự hiểu biết và thể hiện sự quan tâm đến suy nghĩ của học sinh. Giáo viên tạo ra và
duy trì một mơi trƣờng lớp học kích thích trí tuệ và cơng nhận giá trị của tất cả các
học sinh trong mơi trƣờng đó. Trong một mơi trƣờng học tập cởi mở, an tồn và có
tính địi hỏi về mặt trí tuệ, học sinh sẽ đƣợc thử thách, nhƣng vẫn cảm thấy thoải
mái khi trả lời các câu hỏi một cách trung thực và đầy đủ trƣớc các bạn cùng lớp.
Bởi vậy giáo viên nên:
Lập kế hoạch cho các câu hỏi quan trọng và đóng vai trị xây dựng cấu trúc

và định hƣớng bài học.




Đặt câu hỏi một cách rõ ràng và cụ thể

Thời gian chờ đợi: Duy trì im lặng và đợi ít nhất từ 5 đến 10 giây để học
sinh phản hồi lại câu hỏi.




Duy trì sự tập trung cho cuộc thảo luận

Theo dõi câu trả lời của học sinh và mời các học sinh khác cùng xây dựng
câu trả lời.




Khuyến khích các cuộc thảo luận với loại câu hỏi thăm dị.

Tóm tắt phần trả lời/thảo luận của học sinh (ví dụ: trên bảng hoặc trên máy
chiếu) những gì đã đƣợc thảo luận.




Kéo càng nhiều học sinh vào cuộc thảo luận càng tốt.


Hạn chế đặt các câu hỏi có/khơng, vì những câu hỏi đó thƣờng khơng thúc
đấy học sinh phải suy nghĩ hoặc khuyến khích việc thảo luận.




Khơng đặt những câu hỏi mơ hồ hoặc vƣợt quá trình độ của học sinh.

* Vai trị của học sinh
Để áp dụng thành cơng phƣơng pháp Socrates, giáo viên phổ biến những
việc mà học sinh cần làm, gồm có:


Tham gia khi đƣợc gọi tên.



Trả lời các câu hỏi một cách cẩn thận và rõ ràng nhất có thể.



Cố gắng truyền tải câu trả lời đến cả lớp để mọi ngƣời đều có thể nghe đƣợc.

Câu trả lời càng ngắn gọn càng tốt, để tối đa hóa thời gian và hiệu quả của
lớp học.


1.5. Các loại câu hỏi Socrates:
* Dạng câu hỏi làm rõ:



Ý chính của em là gì?



Em có thể đƣa ra một ví dụ không?
7




Em lấy nguồn ý tƣởng đó ở đâu?



Em có thể tóm tắt lại những gì chúng ta vừa thảo luận khơng?

* Dạng câu hỏi thăm dị các giả định, ý tưởng:


Em có giả định gì về vấn đề này?



Em sẽ hỗ trợ giả định của mình thế nào?

Em nghĩ có thể tìm bằng chứng cho giả định của mình ở những đâu, hoặc
những ngƣời nào?



* Dạng câu hỏi thăm dò lý do và bằng chứng:


Em đã quan sát đƣợc gì trong phần trình bày/thí nghiệm đó?



Những bằng chứng nào có thể hỗ trợ giả thuyết của em?

* Dạng câu hỏ thăm dò ý nghĩa và hậu quả:


Tác động của điều đó có là gì?



Em sẽ chốt lại điều gì từ những quan sát này?



Điều đó nhắc em nhớ lại gì?



Em dự đốn điều gì sẽ sảy ra tiếp theo?

Trên đây là những hiểu biết về phƣơng pháp hỏi Socrates giúp giáo viên gợi
nhớ lại các mảng kiến thức còn rời rạc trong trí nhớ HS bằng cách kích hoạt các
vùng thông tin liên quan, giúp mở ra một cuộc tranh luận lành mạnh và kích thích

trí tị mị trong học tập, rèn luyện tƣ duy cho HS.
2. Tƣ duy phản biện và tầm quan trọng của tƣ duy phản biện với đời
sống con ngƣời
Ngày nay, tƣ duy phản biện là một kỹ năng sống đƣợc đề cao trong nhà
trƣờng, doanh nghiệp và trong cuộc sống. Những cá nhân có tƣ duy phản biện sẽ
trở nên nổi trội và đƣợc đánh giá cao. Vậy tƣ duy phản biện là gì? Tƣ duy phản
biện có tầm quan trọng nhƣ thế nào trong học tập và công tác?
2.1. Tư duy phản biện
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu về tƣ duy phản biện. Ví
dụ nhƣ “Tư duy phản biện là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá được
những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông, và tranh
luận” (Michael Scriven). Tư duy phản biện là thái độ sẵn lòng quan tâm suy nghĩ
chu đáo về những vấn đề và chủ đề xuất hiện trong cuộc sống cá nhân; sự hiểu
biết về phương pháp điều tra và suy luận có lý; và một số kỹ năng trong việc áp
dụng các phương pháp đó. Tư duy phản biện đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ để khảo sát
niềm tin hay giả thuyết bất kỳ có xem xét đến các bằng chứng khẳng định nó và
những kết luận xa hơn được nhắm đến. Nhƣng đáng chú ý hơn cả là ý kiến của nhà
8


nghiên cứu Hatcher cho rằng: “Tư duy phản biện là loại tư duy năng lực để đưa ra
một phán đoán sau khi đã tìm cách thức đáng tin cậy để đánh giá thực chất mọi
phương diện của các bằng chứng và các luận cứ”. Còn tác giả Nguyễn Gia Cầu thì
cho rằng: “Tư duy phản biện là giá trị quan trọng của nhân cách, là quá trình tư
duy gồm: phân tích, lựa chọn, “sàng lọc” và đánh giá một thơng tin, một vấn đề
đã có cách theo cách nhìn khác nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác
của vấn đề”. Hoặc trong “Tài liệu tập huấn về Kỹ Năng Sống của tổ chức World
Vision Việt Nam” viết: “Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm
phân tích và đánh giá một thơng tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã
đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận

phản biện phải rõ ràng, lôgic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm”.
Nhƣ vậy, tƣ duy phản biện không đơn thuần chỉ là những ý kiến “phản biện”
nhƣ tên gọi. Những hoạt động trong quá trình tƣ duy phản biện thƣờng bao gồm:
nêu quan điểm và bảo vệ quan điểm, sử dụng những bằng chứng phù hợp, tạo mối
liên hệ giữa các ý, đánh giá, phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh, chỉ ra khó
khăn và cách khắc phục. Một quá trình tƣ duy phản biện đƣợc coi là tốt khi đạt
đƣợc những tiêu chí: rõ ràng, mạch lạc, chính xác, thống nhất, ngắn gọn, phù hợp,
những giải thích và lý do phù hợp, khách quan, tồn diện và có chiều sâu.
Tƣ duy phản biện liên quan đến nhiều kỹ năng nhƣ: khả năng lắng nghe và
đọc một cách cẩn thận; khả năng đánh giá các lập luận; khả năng tìm kiếm, phát
hiện các giả định bên trong, và khả năng vạch ra các hệ quả của một phát biểu nào
đó, khả năng thể hiện quan điểm của mình một cách thuyết phục
Ngƣời có tƣ duy phản biện có thể suy luận ra những hệ quả từ những gì họ
biết và biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những
nguồn thơng tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó.Tƣ duy phản
biện giúp chúng ta thu nạp kiến thức, tăng mức độ thấu hiểu lý thuyết đã biết, củng
cố các lập luận, nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề.
2.2. Tầm quan trọng của tư duy phản biện
Nhƣ đã nói ở trên, trong thời đại phát triển công nghệ nhƣ hiện nay, chỉ cần
một click chuột máy tính, tra Google thì bất cứ thơng tin nào cũng đều đƣợc trả lời
bằng hàng nghìn, chục nghìn kết quả cụ thể. Với tình hình đó, việc con ngƣời trang
bị cho mình kĩ năng tƣ duy, tƣ duy phản biện là hết sức cần thiết. Vì tƣ duy phản
biện rất quan trọng:
+ Tƣ duy phản biện sẽ tăng kỹ năng vận dụng trí óc linh hoạt và khả năng
phân tích thơng tin, tích hợp các nguồn kiến thức đa dạng vào giải quyết vấn đề.
Tƣ duy phản biện tốt sẽ thúc đẩy những kỹ năng tƣ duy góp phần quan trọng trong
mơi trƣờng làm việc khơng ngừng thay đổi.
+ Tƣ duy phản biện cải thiện các kỹ năng thuyết trình và ngơn ngữ. Suy nghĩ
rõ ràng và có hệ thống có thể cải thiện cách mà chúng ta diễn đạt các ý tƣởng. Đối
9



với phân tích cấu trúc logic của văn bản, tƣ duy phản biện cũng tăng khả năng hiểu
rõ những gì đã đƣợc viết.
+ Tƣ duy phản biện thúc đẩy sáng tạo. Nó đóng vai trị cốt lõi trong việc
đánh giá các ý tƣởng mới, lựa chọn những ý tƣởng tốt nhất và điều chỉnh chúng
nếu cần thiết.
+ Tƣ duy phản biện rất quan trọng đối với quá trình nhìn nhận bản thân,
kiểm sốt cuộc sống và làm nó trở nên có ý nghĩa, chúng ta cần nhận dạng rõ giá
trị bản thân và tỉnh táo khi ra quyết định. Tƣ duy phản biện chính là thứ sẽ giúp
chúng ta thực hiện những điều này một cách hợp lý.
+ Tƣ duy phản biện tốt là nền tảng của khoa học và dân chủ. Khoa học đòi
hỏi việc sử dụng lập luận trong thử nghiệm và xác nhận các lý thuyết. Việc vận
hành hiệu quả hơn của nền dân chủ tự do cũng địi hỏi các cơng dân có cách suy
nghĩ lý trí về các vấn đề xã hội để lan tỏa những giá trị đúng đắn và vƣợt qua
những khuynh hƣớng và định kiến sai lầm.
2.3. Đặc điểm của người có tư duy phản biện
Ngƣời có tƣ duy phản biện thƣờng có biểu hiện:
- Hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm.
- Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận.
- Tìm ra những sự khơng nhất qn và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.
- Giải quyết vấn đề một cách có hệ thống.
- Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tƣởng.
- Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của ngƣời khác.
2.4. Cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện
+ Tích cực trau dồi kiến thức cho bản thân
Ngƣời có tƣ duy phản biện thƣờng có khả năng ăn nói tốt, có thể tranh luận
với ngƣời khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để lập luận tốt chúng ta cần không
ngừng trau dồi kiến thức tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về tất cả các lĩnh
vực có liên quan đến ngành nghề mình đang làm việc và cả những ngành nghề

khơng thuộc cơng việc của mình. Tập thói quen quan sát và học hỏi nhiều kiến
thức để khi tranh luận thì mình ln là ngƣời nắm rõ các thơng tin chính xác để
làm ngƣời khác thuyết phục.
+ Có một tầm nhìn khách quan
Muốn có tƣ duy phản biện tốt, chúng ta cần có cái nhìn khách quan về một
vấn đề nào đó, khơng nghĩ hay giải quyết vấn đề theo cảm tính hay đặt cái tơi q
nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Hãy bỏ cái nhìn chủ quan và thay thế bằng suy
nghĩ khách quan, có nhƣ vậy thì ta mới có thể lập luận vấn đề một cách chính xác.
10


+ Tập thói quen đặt câu hỏi
- Khi giải quyết một vấn đề thì cần có thêm những câu hỏi tự đặt ra, nhìn
nhận vấn đề dƣới nhiều góc độ để phịng tránh mọi trƣờng hợp khơng hay có thể
xảy ra ngồi suy nghĩ của mình. Đây cũng là cách để giải quyết mọi vấn đề một
cách chỉn chu, tránh sai sót.
- Khi nhận diện một vấn đề nào đó, đầu tiên là chúng ta nắm rõ thơng tin
chính xác về vấn đề gì? Về ai? Về điều gì? Liên quan đến lĩnh vực gì? Sau đó, dựa
trên những cơ sở khoa học và logic, hãy lên những câu hỏi để làm rõ vấn đề. Tại
sao A mà không phải B, A đúng hay B đúng, nếu là A thì kết quả thế nào, B thì kết
quả thế nào, cái nào mới là cái đúng và chính xác. Từ đó rút ra kết luận và nguyên
nhân cho vấn đề trên.
Tóm lại: Tƣ duy phản biện thật sự rất quan trọng cho tất cả mọi ngƣời, mọi
lĩnh vực nghề nghiệp chuyên mơn và mọi chun ngành khoa học. Q trình tƣ
duy phản biện liên quan đến việc thu thập và diễn giải thơng tin một cách thận
trọng và dùng nó để đạt đến một kết luận có thể biện minh đƣợc rõ ràng. Đây là
một kỹ năng quan trọng vì nó tạo điều kiện cho chúng ta phân tích, đánh giá, xây
dựng lại những suy nghĩ của mình, làm giảm rủi ro vận dụng, hành động, suy
nghĩ với một niềm tin sai lầm. Đối với HS, để học đƣợc nội dung kiến thức, thì sự
gắn kết trí tuệ là điều vơ cùng cốt yếu. Mọi HS đều phải tự mình tƣ duy bằng cái

đầu của chính mình, tự mình kiến tạo nên tri thức cho bản thân thì mới thành
cơng đƣợc.
3. Mối quan hệ giữa phƣơng pháp Socrates và tƣ duy phản biện
Ơng cha ta đã dạy rằng: “Muốn biết thì phải hỏi, muốn giỏi thì phải học”.
“Hỏi” đƣợc xem là yếu tố đầu tiên để rèn luyện tƣ duy cho con ngƣời. Khi chúng
ta hỏi chính là lúc chúng ta đang tƣ duy, suy nghĩ. Phƣơng pháp hỏi Socrates sẽ
giúp ngƣời tham dự tự nhận ra những lỗ hổng trong tƣ duy cũng nhƣ khuyết thiếu,
sai lầm mà mình mắc phải. Từ đó giúp chúng ta có một cái nhìn thấu đáo, tồn
diện hơn về vấn đề và về chính mình. Mặt khác phƣơng pháp hỏi Socrates giúp ta
tránh khỏi những định kiến, những sai lầm mang tính chủ quan. Và chính vì lẽ đó,
phƣơng pháp hỏi Socrates là cơ sở nền tảng, có mối liên hệ mật thiết với tƣ duy
phản biện.
4. Sự cần thiết phải vận dụng phƣơng pháp Socrates để xây dựng hệ
thống câu hỏi đọc hiểu trong dạy - học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu để phát triển tƣ duy phản biện cho HS
Có rất nhiều lí do để vận dụng phƣơng pháp hỏi Socrates vào xây dựng hệ
thống câu hỏi đọc hiểu trong dạy - học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu.
+ Thứ nhất: “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là truyện ngắn
hiện đại. Truyện xoay quanh những vấn đề thế sự, cuộc sống gia đình, đặc biệt là
11


những hồn cảnh trớ trêu, kém may mắn vì thế có khá nhiều vấn đề gần gũi và khá
nhạy cảm đối với lứa tuổi học trò.
+ Thứ hai: “Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu là truyện ngắn
có tính luận đề, có nhiều cách tiếp cận, khai thác cốt truyện khác nhau. Sức hấp
dẫn của tác phẩm này là ở giá trị nhân đạo, là vẻ đẹp tiềm ẩn của ngƣời đàn bà
hàng chài có ngoại hình đối lập với tấm lòng vị tha, bao dung.
+ Thứ ba: Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngồi xa” Nguyễn Minh Châu

cịn để ngỏ nhiều vấn đề đòi hỏi ngƣời đọc, ngƣời học suy ngẫm nhƣ: mối quan hệ
giữa nghệ thuật và cuộc đời, giải pháp nào cho thực trạng bạo lực gia đình? Làm
con cần ứng xử nhƣ thế nào khi gia đình nhất là giữa cha mẹ xẩy ra bạo lực...
Vậy làm sao để HS cảm nhận đƣợc điều mới mẻ ở loại truyện ngắn
thiên về đời sống thực, khám phá đƣợc sự tinh tế trong bút pháp và những nét
đặc sắc trong tƣ tƣởng của nhà văn cũng là cả quá trình nỗ lực và chọn lọc của
ngƣời Thầy. Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa”
(Nguyễn Minh Châu) tơi có sáng kiến về phƣơng pháp thiết kế hệ thống câu hỏi
đọc hiểu tác phẩm này. Chính vì vậy mà tơi đã chọn đề tài: “Vận dụng phƣơng
pháp Socrates để xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong dạy - học tác
phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu nhằm phát triển tƣ
duy phản biện cho HS” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc đổi mới và
nâng cao chất lƣợng dạy học Ngữ văn của chúng ta hiện nay.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đƣợc đƣa vào giảng dạy ở
chƣơng trình Sách giáo khoa Ngữ văn 12 chính thức từ năm 2008 - 2009. Cho đến
nay, tác phẩm này đã đƣợc gần 15 thế hệ học sinh đón nhận, thƣởng thức cùng
sống, cùng vui, buồn cùng phẫn nộ với những cảnh đời trong đó. Cũng vì thế đã có
biết bao thế hệ giáo viên lên lớp và từng hỏi học sinh nhiều câu hỏi đọc - hiểu
nhằm tìm ra vẻ đẹp của tác phẩm. Mỗi giáo viên tìm cho mình một phƣơng pháp
hỏi, một hệ thống câu hỏi khác nhau. Chúng tôi xin đƣa ra một số khảo sát về thực
trạng đặt câu hỏi khi dạy - học “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
nhƣ sau:
1. Khảo sát thực trạng về hệ thống câu hỏi trong giáo án giảng dạy trên
mạng Internet và các SKKN liên quan đến tiết Đọc - hiểu văn bản “Chiếc
thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu (chƣơng trình Ngữ văn 12 cơ bản)
1.1. Thực trạng xây dựng câu hỏi đọc - hiểu “Chiếc thuyền ngoài xa”
(Nguyễn Minh Châu) trong các giáo án giảng dạy trên mạng Internet hiện nay
Chúng tôi tiến hành khảo sát giáo án trên trang vanhay.edu.vn đăng ngày 21
tháng 7 năm 2015 và ngày 23 tháng 8 năm 2017. Và khảo sát giáo án về “Chiếc

thuyền ngoài xa” trên trang KHTN.edu.vn mục Giáo dục năm 2022. Đây là hai giáo
án đƣợc đề là giáo án Hội giảng, có đầu tƣ kĩ lƣỡng, có chất lƣợng. Qua 2 giáo án
này chúng tôi thấy:
12


+ Mức độ nhận thức của câu hỏi: Chủ yếu dùng câu hỏi nhận biết, thông
hiểu, vận dụng.
* Câu hỏi nhận biết:
- Trình bày về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả.
- Theo em, có thể chia tác phẩm thành mấy phần?
- Tìm từ ngữ, hình ảnh về bức tranh thiên nhiên dƣới sự chứng kiến của
nghệ sỹ Phùng.
- Tìm chi tiết miêu tả về ngoại hình của ngƣời đàn bà hàng chài và ngoại
hình ngƣời đàn ơng.
- Câu chuyện ở tòa án huyện diễn ra nhƣ thế nào? Hoàn cảnh của ngƣời đàn
bà hàng chài thế nào?
- Trƣớc hoàn cảnh của ngƣời đàn bà hàng chài, Đẩu đã đƣa ra giải pháp gì?
Giải pháp mà Đẩu đƣa ra có đƣợc ngƣời đàn bà chấp nhận khơng?
* Câu hỏi thông hiểu:
- Khi chứng kiến cảnh đẹp (cảnh ngƣời đàn ông đánh ngƣời đàn bà) tâm
trạng của Phùng nhƣ thế nào?
- Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng nhà văn muốn chuyển tải đến ngƣời
đọc thơng điệp gì?
- Suy nghĩ, nhận xét của anh/ chị về nhân vật ngƣời đàn bà hàng chài?
- Cách nhìn gã đàn ơng vũ phu của ngƣời đàn bà khác gì với cách nhìn của
Phùng và Đẩu? Nhận xét chung về nhân vật ngƣời đàn ông?
- Sau khi nghe xong câu chuyện của ngƣời đàn bà hàng chài Đẩu và Phùng
đã “vỡ ra” điều gì? Ý nghĩa của sự “vỡ ra” ấy?
* Câu hỏi vận dụng:

- Nếu em là Phùng, em sẽ hành động gì?
- Tại sao ngƣời đàn ơng khơng tìm cách gì để giải quyết bi kịch mà trút nỗi
bực dọc vào việc đánh vợ tàn nhẫn?
- Từ câu chuyện của ngƣời đàn bà hàng chài tác giả đặt ra vấn đề gì đang tồn
tại phổ biến trong cuộc sống hiện nay? Từ câu chuyện về ngƣời đàn bà và thái độ
của Phùng và Đẩu nhà văn muốn chuyển tải thông điệp gì đến với ngƣời đọc?
- Tại sao khi nhìn vào bức ảnh đen trắng Phùng lại thấy hiện lên cái màu
hồng hồng của ánh sƣơng mai và từ đó bƣớc ra một ngƣời đàn bà cao lớn, khôn
mặt mệt mỏi, hịa lẫn vào đám đơng. Phải chăng đây là một dụng ý nghệ thuật?
Hãy phát biểu về dụng ý của nhà văn?

13


1.2. Thực trạng xây dựng câu hỏi khi đọc - hiểu “Chiếc thuyền ngoài xa”
(Nguyễn Minh Châu) trong các SKKN:
Nhƣ trên đã trình bày “Chiếc thuyền ngồi xa” là một truyện ngắn đặc sắc,
tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm này đã
đƣợc đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng nhiều năm nay ở cả hai bộ sách: Cơ bản
và Nâng cao. Vì là một tác phẩm hay, đƣợc tiếp cận qua nhiều thời gian nên đã có
rất nhiều bài viết bàn luận về tác phẩm này. Cụ thể nhƣ: Sáng kiến kinh nghiệm
“Hướng dẫn học sinh tiếp cận Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu qua
phương thức nêu vấn đề” của tác giả Nguyễn Thị Mai Lan, “Chiếc thuyền ngồi xa
và thơng điệp nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu” của Đoàn Đức Phƣơng (Khoa
Ngữ văn - ĐHSP Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2020). “Về Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu” của Chế Diễm Trâm in trên Tạp chí Non nƣớc. Đặc biệt
gần gũi hơn trong vấn đề xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu có sáng kiến của tác
giả Nguyễn Thị Huyền “Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở trong đọc hiểu “Chiếc
thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu”. Sáng kiến này viết: “Trong đổi mới
dạy học văn, khi lấy HS làm trung tâm của hoạt động, để các em đối diện với văn

bản và xem đó là khung trời rộng mở để phát huy mọi cá tính, sở thích, hình dung
tưởng tượng của cá nhân thì việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở, khoa học, sáng
tạo, hệ thống trong đọc hiểu tác phẩm là rất cần thiết”. Theo đó tác giả Nguyễn
Thị Huyền đã liệt kê ra 40 câu hỏi ứng với trình tự bài dạy đọc - hiểu văn bản, từ
đọc - hiểu tiểu dẫn, đến đọc - hiểu chi tiết văn bản. Đáng chú ý nhất là một số câu
hỏi có tính chất gợi mở tác động vào tƣ duy của các em nhƣ: Phần đọc - hiểu tiểu
dẫn có câu hỏi: “Tình huống nhận thức của nhân vật Phùng được sắp xếp theo
trình tự như thế nào? Hãy chia bố cục truyện theo trình tự đó và cho biết nội dung
của mỗi đoạn?” “Tiếp cận truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” để lại trong em
cảm xúc như thế nào?” “Ý nghĩa nhan đề là gì?” Hoặc trong phần đọc - hiểu chi
tiết có những câu hỏi gợi mở nhƣ: “Em có nhận xét gì về hai bức tranh: bức tranh
chiếc thuyền ngồi khơi xa và bức tranh cuộc sống của gia đình làng chài khi
chiếc thuyền vào bờ?” “Đặt hai cảnh tượng trái ngược liền kề nhau, tác giả muốn
người đọc nhận thức gì về cuộc sống?”. Và trong đó có một số câu hỏi thảo luận
giáo viên đƣa ra khá hay nhƣ: “Em có nhận xét gì về cách giải quyết của vị Chánh
án? Nếu là em, em sẽ chọn cách giải quyết nào?” “Em suy nghĩ gì về nạn bạo lực
gia đình trong xã hội hiện nay? Theo em, ngăn chặn được nạn bạo lực gia đình sẽ
mang lại những ý nghĩa gì cho cuộc sống?”. Hoặc trong thao tác tìm hiểu về các
nhận vật, khi tìm hiểu nhân vật ngƣời đàn ông hàng chài giáo viên hỏi: “Hãy xâu
chuỗi những tình tiết về tính cách và bản chất thực của người đàn ông hàng chài
từ quá khứ đến hiện tại? Em có cảm nhận sâu sắc gì về chân dung người đàn ơng?
Có điều gì đáng báo động ở đây khơng?”, “Nhân vật thằng Phác có phải vừa là
nạn nhân vừa là thủ phạm của nạn bạo hành gia đình hay khơng? Vì sao?”. Ở
hoạt động luyện tập giáo viên đặt một số câu hỏi gợi mở yêu cầu học sinh trả lời.
Ví dụ “Từ sự lựa chọn của người đàn bà hàng chài về sự quyết tâm gắn bó với
14


cuộc sống gia đình dù cho mọi người muốn chị li hơn, bạn có liên tưởng đến một
tình huống khác mà bạn đã gặp ngoài cuộc đời?”

Từ hệ thống câu hỏi đọc hiểu về “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)
mà các giáo án và SKKN đã sử dụng ở trên chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
+ Thứ nhất: Hệ thống câu hỏi đã hƣớng đến tìm hiểu các phƣơng diện của
tác phẩm văn học theo cách đọc - hiểu tác phẩm trong nhà trƣờng. Đó là đi từ đọc hiểu tác giả đến tác phẩm. Trong tác phẩm, đi từ đọc - hiểu khái quát đến chi tiết.
+ Thứ hai: Câu hỏi đọc - hiểu bám sát đặc trƣng thể loại
+ Thứ ba: Câu hỏi chủ yếu là dạng câu hỏi gợi mở.
Tuy nhiên các tài liệu trên chƣa có các câu hỏi hƣớng đến phát triển tƣ duy
phản biện ở ngƣời học. Ở đây đang thiếu các câu hỏi “cơng não”, câu hỏi “kích tƣ
duy” gây ra “trăn trở” cho ngƣời học. Ví dụ: “Ta đã thấy trong tác phẩm Chánh án
Đẩu đã đưa ra giải pháp cho người đàn bà, Đẩu khuyên chị ta li hơn vì khơng thể
sống nổi với lão đàn ơng vũ phu ấy đâu! Nhưng Đẩu chưa đưa ra giải pháp cho
người đàn ông, giải pháp cho thằng Phác. Vậy em sẽ tìm giải pháp nào cho họ?”
Thiết nghĩ, trong giáo án của giáo viên hiện nay còn thiếu những dạng câu hỏi nhƣ
thế này.
2. Khảo sát thực trạng về sử dụng hệ thống câu hỏi Đọc - hiểu văn bản
“Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) của các GV trong tổ chuyên
môn khi giảng dạy trên lớp
Chúng tôi đã tiến hành dự giờ 4 giáo viên trong tổ chuyên mơn trực tiếp
giảng dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” trong năm học 2020 - 2021 và năm
học 2021 - 2022. Qua dự giờ chúng tôi nhận thấy:
* Ƣu điểm:
+ Hệ thống câu hỏi giáo viên sử dụng ở dạng hỏi - đáp, mức độ chủ yếu là
nhận biết, thông hiểu.
+ Các câu hỏi phù hợp với đối tƣợng học sinh, phù hợp tâm lí lứa tuổi.
+ Câu hỏi tìm hiểu bám sát đặc trƣng thể loại truyện.
* Nhƣợc điểm:
+ Giáo viên phải sử dụng nhiều câu hỏi phụ để gợi mở cho học sinh trong
quá trình tìm hiểu. Điều này chứng tỏ học sinh có mức độ nhận thức khơng cao.
+ Giáo viên có sử dụng câu hỏi thảo luận nhƣng cũng mang tính hình thức,
chƣa đi vào thực chất. Học sinh vẫn chƣa động não, tƣ duy nhiều.

3. Khảo sát thực trạng về ngƣời học trong vấn đề đặt câu hỏi và trả lời
câu hỏi khi đọc - hiểu “Chiếc thuyền ngồi xa”của Nguyễn Minh Châu
Chúng tơi đã khảo sát học sinh lớp 12A1 và 12C3 khi học tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa” với một số câu hỏi nhƣ sau:
15


Câu hỏi khảo sát

Lớp12A1/ 40 HS

Lớp12C3/ 40 HS



Khơng



Khơng

Em có hiểu câu hỏi đọc hiểu “Chiếc
thuyền ngoài xa” mà GV đƣa ra
khơng?

38

02

36


04

Em thấy có nên tiếp tục sử dụng những
câu hỏi nhƣ vậy nữa khơng?

35

05

35

05

Em có đặt câu hỏi cho GV hoặc bạn bè
câu hỏi gì khi đọc - hiểu tác phẩm
“Chiếc thuyền ngồi xa” khơng?

02

38

01

39

Em băn khoăn về vấn đề gì sau khi học
tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa”?
(Hs ghi băn khoăn vào phiếu)


02

38

01

39

Nếu cho em đặt một câu hỏi cho giáo
viên hoặc cho tác giả “Chiếc thuyền
ngoài xa” em sẽ đặt câu hỏi gì? (HS
viết câu hỏi vào sau phiếu khảo sát)

02

38

02

38

Từ bảng khảo sát trên chúng tôi nhận thấy:
+ Ƣu điểm: Đa số học sinh hiểu các câu hỏi mà GV đƣa ra để đọc - hiểu tác
phẩm và đồng tình triển khai những câu hỏi đó. Điều này chứng tỏ học sinh đã
hiểu bài, hiểu và nắm đƣợc những thông tin mà giáo viên dạy.
+ Nhƣợc điểm: Đa số học sinh ít đặt câu hỏi, thậm chí khơng có thói quen, ý
thức đặt câu hỏi hay băn khoăn gì về tác phẩm. Điều này đồng nghĩa với tƣ duy
phản biện ở các em chƣa đƣợc hình thành và phát triển. Các em đang học thụ động,
nghe theo, làm theo mà chƣa hình thành thói quen phân tích, đánh giá lập luận lại
vấn đề. Và lâu dần tƣ duy của các em sẽ bị cùn mòn, ỉ lại, trơng chờ vào những gì

giáo viên truyền đạt. Vì vậy việc xây dựng một hệ thống câu hỏi để kích thích tƣ
duy phản biện ở các em khi học tác phẩm này là rất cần thiết.
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP: VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP SOCRATES
ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỌC - HIỂU TRUYỆN NGẮN
“CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA„ CỦA NGUYỄN MINH CHÂU NHẰM
PHÁT TRIỂN TƢ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH
1. Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại Socrates (dùng trên lớp)
Rubixten từng phát biểu: “Tư duy con người bắt đầu từ vấn đề hay một câu
hỏi, từ một sự ngạc nhiên hay thắc mắc, từ một mâu thuẫn”. Điều này có nghĩa là
16


muốn phát triển tƣ duy thì điều đầu tiên chủ thể phải biết hoài nghi, biết đặt câu
hỏi, biết thắc mắc, đối thoại. Hoạt động đối thoại trong dạy -học Ngữ văn là tất yếu
vì bản chất của tác phẩm văn học là đối thoại. Thông qua mỗi nhân vật, mỗi sự
kiện, mỗi tín hiệu nhà văn, nhà thơ muốn đối thoại với bạn đọc về những vấn đề
nhân sinh. Trong giờ đọc - hiểu văn bản văn học, đối thoại diễn ra rất phong phú,
đa dạng. Đó là giáo viên đặt câu hỏi, đối thoại với học sinh; Học sinh đối thoại với
bạn; Học sinh đối thoại với nhà văn, đối thoại với nhân vật... Đối thoại đó có thể
thành lời hay đối thoại thầm lặng. Hoạt động đối thoại trong giờ văn chỉ thật sự có
ý nghĩa khi học sinh đƣợc nói, dám nói (thậm chí phải nói) những ý nghĩ chân thật
của mình. Và chính khi “làm cho người ta muốn biết, tranh luận, đối thoại, chân lí
sẽ xuất hiện” (Socrat). Tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” là một truyện ngắn
mang đậm cảm hứng thế sự, ở đó nhà văn Nguyễn Minh Châu cịn để ngỏ nhiều
vấn đề, nhiều câu hỏi lớn cho ngƣời đọc. Bởi vậy khi dạy học tác phẩm này, giáo
viên cần chú ý xây dựng một hệ thống câu hỏi đối thoại.
1.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại Socrates (dùng trên lớp)
Để xây dựng câu hỏi đối thoại, GV phải khai thác luận điểm của HS từ đó
đặt câu hỏi liên tục yêu cầu HS phải trả lời. Trên cơ sở đó HS nhận ra những lỗ
hổng trong nhận thức từ đó tự rút ra bài học cho mình.

Hệ thống các loại câu hỏi đối thoại GV có thể sử dụng là:
* Dạng câu hỏi làm rõ:


Em có thể đƣa ra một ví dụ khơng?



Em lấy nguồn ý tƣởng đó ở đâu?



Em dựa vào căn cứ nào để phát biểu điều đó?



Em cịn lấy thơng tin từ nguồn nào khác khơng?

* Dạng câu hỏi thăm dò các giả định, ý tưởng:


Em có chắc chắn những thơng tin này là có giá trị và đáng tin cậy không?



Em sẽ hỗ trợ giả định của mình thế nào?

Em nghĩ có thể tìm bằng chứng cho giả định của mình ở những đâu, hoặc
những ngƣời nào?



* Dạng câu hỏi tìm lý do và bằng chứng:


Em có bằng chứng nào để làm rõ điều đó?

Tại sao em cho điều này là quan trọng? Có bằng chứng gì cho câu trả lời
này khơng?


* Dạng câu hỏ tìm ý nghĩa và hệ quả:


Tác động của điều đó có là gì?
17




Em sẽ chốt lại điều gì từ những quan sát này?



Điều đó nhắc em nhớ lại gì?



Em dự đốn điều gì sẽ sảy ra tiếp theo?

* Dạng câu hỏi về góc nhìn và quan điểm:

+ Em có đồng tình với quan điểm trên khơng? Vì sao?
+ Ai có ý kiến khác không?
Khi đối thoại với HS, GV càng lôi cuốn nhiều HS tham gia vào cuộc đối
thoại đó càng tốt. Vì trong q trình HS trả lời sẽ kích thích suy nghĩ của những
bạn khác.
Sau đây là một số ví dụ xây dựng câu hỏi đối thoại khi dạy học “Chiếc
thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu):
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Mục I. Tìm hiểu tiểu dẫn
I.1. Tác giả
Giáo viên

Em hãy nêu những thông tin về Nguyễn Minh Châu
Đặt vấn đề
mà em cho là quan trọng.

Quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lƣu;
Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội; là nhà văn
Học sinh chuyên viết truyện ngắn và tiểu thuyết và là ngƣời mở
đƣờng tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam
thời kì đổi mới ạ.
Tại sao em cho điều này là quan trọng? Có bằng chứng Câu hỏi tìm
Giáo viên gì cho câu trả lời này khơng?
lý do và
bằng chứng
- Em nghĩ rằng: Làng Thơi là một làng chài ven biển
chuyên làm nghề đi khơi, đi lộng đánh bắt và chế biến
hải sản ở Quỳnh Lƣu. Thông tin này giúp ta hiểu thêm
khi phân tích “Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn
Minh Châu vì tác phẩm viết về cuộc đời của ngƣời đàn

Học sinh bà hàng chài đây phải chăng là dấu ấn ảnh hƣởng từ
cuộc sống quê hƣơng tác giả.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội, nhà văn chiến sĩ, vừa cầm bút vừa cầm súng. Và truyện có nhân
vật Phùng trƣớc đây cũng là ngƣời lính cho nên anh ta rất
nghĩa hiệp, bênh vực cho ngƣời đàn bà hàng chài bị đánh.
18


- Ông chuyên viết truyện ngắn, tiểu thuyết: minh chứng
là tác phẩm của ơng nhƣ: Dấu chân người lính (tiểu
thuyết), Lửa từ những ngơi nhà (tiểu thuyết), Mảnh đất
tình u (tiểu thuyết); Bến quê, Cỏ lau, Chiếc thuyền
ngoài xa (tập truyện ngắn)…
Giáo viên Em đọc những thơng tin đó ở đâu?

Câu hỏi
về hàm ý và
hệ quả

Học sinh Em đọc từ SGK và tác phẩm rồi em liên tƣởng ạ.
Rất tốt. Ngồi những nguồn thơng tin lấy từ SGK em
Giáo viên cịn lấy thơng tin từ nguồn nào khác khơng?

Câu hỏi
thăm dị
giả định

Học sinh Khơng ạ.
Em đọc đƣợc trên mạng là Nguyễn Minh Châu đã hồi
nghi về tính chân thực của văn học ta lúc bấy giờ. Đó là

văn học ln “tô hồng” hiện thực, che dấu những mất
mát, đau đớn. Cho nên nhà văn đã đề xuất “Đọc lời ai
Học sinh
điếu cho một nền văn nghệ minh họa”. Sau đó Nguyễn
khác
Minh Châu đã thay đổi từ lí thuyết sáng tác đến thực
tiễn sáng tác. Vì thế ơng đƣợc Ngun Hồng gọi là
“ngƣời mở đƣờng tinh anh và tài năng của văn học ta
thời kì đổi mới” ạ.
Rất tốt. Em có chắc chắn những thơng tin này là có giá
Giáo viên trị và đáng tin cậy khơng?

Câu hỏi
thăm dị
giả định

Học sinh Dạ em không biết ạ. Em chỉ đọc đƣợc trên mạng thôi ạ.
Thật vậy, những kiến thức các em phát biểu đúng rồi Nhắc nhở
nhƣng các em không tin chắc chắn nó đúng vì các em HS về cách
chƣa đọc hết các sáng tác của nguyễn Minh Châu trƣớc học, chốt lại
và sau 1975. Về nhà các em tìm đọc tác phẩm của ơng vấn đề chính
để thấy rõ hơn về xu hƣớng phong cách của nhà văn khi nói về
Giáo viên Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhé. Mặt khác khi đọc một tác giả
thơng tin gì chúng ta nên tìm hiểu kĩ nguồn thơng tin đó, Nguyễn
xem có đáng tin cậy không trƣớc khi quyết định sử dụng Minh Châu
thơng tin đó trong nói và viết nhé! Và bây giờ chúng ta
quay trở lại vấn đề chính là khẳng định những thơng tin
quan trọng khi nói về tác giả Nguyễn Minh Châu.
19



Mục II.1: Tìm hiểu hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
GV có thể tiến hành nhƣ sau:
Giáo viên

Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” kể về những phát hiện Đặt vấn đề
nào của nghệ sĩ Phùng?

Học sinh

Phát hiện cảnh đẹp chiếc thuyền ngoài xa và cảnh vợ
chồng hàng chài đánh nhau ạ.

Làm thế nào em biết đƣợc điều này? Có bằng chứng gì Câu hỏi tìm
Giáo viên cho câu trả lời này không?
lý do và
bằng chứng
Học sinh

Căn cứ vào văn bản “Chiếc thuyền ngồi xa” SGK Ngữ
văn 12 trang có viết ạ. Cụ thể là chi tiết….

Vậy là hiểu biết của các em đƣợc lấy từ văn bản. Em có Câu hỏi
nghĩ tại sao tác giả lại đặt hai phát hiện đối lập này về hàm ý và
Giáo viên
cạnh nhau ? Việc đặt cạnh nhau hai cảnh trái ngƣợc hệ quả
nhƣ thế có dụng ý gì?
Tác giả đặt cạnh nhau vì để đối sánh cái đẹp, mơ mộng
của chiếc thuyền nhìn từ ngoài xa và cái xấu xa, đen
tối, bạo lực khi nhìn cận cảnh. Điều này có dụng ý nếu

Học sinh
chỉ nhìn bên ngồi, nhìn từ xa có thể bạn sẽ khơng thấy
hết những sự thật bên trong đó. Do vậy cần phải nhìn
kĩ, nhìn sâu vào bên trong bản chất của vấn đề.
Chúng ta có thể đƣa ra những giả thuyết về nguyên
nhân xuất hiện hai phát hiện này cạnh nhau khơng? Em
Giáo viên
có nghĩ rằng tác giả đã sắp đặt hay hai cảnh này xuất
hiện ngẫu nhiên?

Câu hỏi
thăm dò
giả định

Nguyên nhân 1 có thể do tác giả sắp đặt ạ.
Nguyên nhân 2 có thể do khách quan mang lại: Chiếc
Học sinh 1 thuyền ở ngoài phá đi vào bờ, lúc đầu Phùng nhìn thì
Học sinh 2 đang ở ngồi xa nhƣng sau đó tiến sát vào bờ, hai vợ
chồng hàng chài lên bờ thì Phùng mới thấy rõ cụ thể sự
việc đánh nhau.
Giáo viên Suy nghĩ này của em dựa trên quan niệm nào?

Câu hỏi
thăm dò
giả định
20


×