Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CÔNG NGHỆ DỆT KIM BLENDED LEARNING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.63 MB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
Bộ mơn Kỹ thuật Dệt May


CƠNG NGHỆ DỆT KIM
BLENDED LEARNING 01

LỚP L01--- NHÓM 04 --- HK221
NGÀY NỘP 15/11/2022

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Ngọc Hưng
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trần Thảo Nguyên
Nguyễn Minh Ngọc Sơn
Nguyễn Thị Hoài Thương
Phạm Thị Mỹ Tuyền
Bành Thị Thùy Trang
Hoàng Thị Thảo Vy

Mã số sinh viên
2013928
2014379
2014685
2012367
2014793
2015115

Điểm số


Thành phố Hồ Chí Minh – 2022

1


MỤC LỤC
I. NỘI DUNG I: SO SÁNH VỀ THIẾT BỊ CƠNG NGHỆ DỆT KIM NGANG
TRÊN MÁY PHẲNG VÀ MÁY TRỊN.....................................................................2
II. NỘI DUNG 2: CHUN ĐỀ - PHÂN TÍCH CƠNG NGHỆ SEAMLESS
TRONG CÁC THIẾT BỊ DỆT KIM NGANG HIỆN ĐẠI.......................................2
1.1. Những điểm giống nhau về thiết bị công nghệ dệt kim ngang trên máy phẳng
và máy tròn................................................................................................................... 2
1.2. Những điểm khác nhau về thiết bị công nghệ dệt kim ngang trên máy phẳng
và máy trịn................................................................................................................... 2
II. NỘI DUNG 3: CƠNG NGHỆ DỆT KIM SEAMLESS 4.0 ỨNG DỤNG
TRONG DỆT TẤT.......................................................................................................2
3.1. Tổng quan.............................................................................................................. 2
3.2. Sự biến đổi cấu trúc trên thiết bị dệt tất 3D một giường kim............................2
3.3. Công nghệ ứng dụng trong biến đổi câu trúc trên thiết bị dệt tất 3D một
giường kim.................................................................................................................... 5
3.4. Cấu tạo thiết bị dệt tất Lonati GK616F...............................................................9
3.5. Phần mềm sử dụng trong thiết kế......................................................................10
3.6. Quá trình thiết kế sản phẩm tất 3D...................................................................10
3.7. Kết luận................................................................................................................ 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

27

1



I. NỘI DUNG I: SO SÁNH VỀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ DỆT KIM NGANG
TRÊN MÁY PHẲNG VÀ MÁY TRÒN
1.1. Những điểm giống nhau về thiết bị công nghệ dệt kim ngang trên máy phẳng
và máy tròn
-

Đều là dệt kim ngang.

-

Đều có 1 hoặc 2 giường kim.

-

Giống nhau về nguyên lý tạo vòng sợi.

1.2. Những điểm khác nhau về thiết bị cơng nghệ dệt kim ngang trên máy phẳng
và máy trịn
Máy phẳng

Máy tròn

Cơ cấu chuyển động: cam, cái đặt sợi Cơ cấu chuyển động: Giường kim quay
chuyển động tịnh tiến qua lại
Cơ cấu đứng yên: giường kim

Cơ cấu đứng yên: cam và cái đặt sợi

Số tổ tạo vòng: 1


Số tổ tạo vịng: nhiều tổ tạo vịng, có bao
nhiêu tổ tạo vịng là cần bấy nhiêu cái
đặt sợi, thanh cam tạo vòng, cam sinker

Cơ cấu cuộn vải (take-up roll): trục cuốn Cơ cấu cuộn vải(take-up roll): trục cuốn
2


vải cố định, chỉ cần cơ cấu quay quanh vải vừa cuốn, vừa xoay tròn tương ứng
trục để cuộn vải

với chiều quay của giường kim

Dệt kim phẳng được thực hiện bằng một Dệt kim tròn được thực hiện bằng máy
máy dệt kim dạng tấm (hoặc phẳng)

dệt kim theo hình trịn liên tục (ống)

Chỉ có bộ phận tiếp sợi tiêu cực

Bộ phận tiếp sợi tích cực và tiêu cực

Tốc độ thấp, hạn chế kiểu dệt Jacquard Tốc độ cao, sản phẩm đa dạng
hay hoa văn phức tạp
Kích thước máy dệt kim phẳng có chiều Có đường kính và bước kim nhất định,
dài khác nhau, có thể thay đổi chiều rộng mật độ không đổi nên không thể thay đổi
của vải bằng cách thêm hoặc bớt kim

kích thước của vải


Vải thơ, cấp máy thấp hơn và sợi dày Vải mịn, cấp máy cao hơn và sợi mảnh
hơn

hơn

II. NỘI DUNG 2: CHUYÊN ĐỀ - PHÂN TÍCH CƠNG NGHỆ SEAMLESS
TRONG CÁC THIẾT BỊ DỆT KIM NGANG HIỆN ĐẠI
Bằng kỹ thuật seamless, một bộ quần áo - thời trang hồn chỉnh có thể được sản
xuất bằng máy dệt kim theo số đo cơ thể từ sợi mà không cần bất kỳ mũi khâu và
đường may nào. Việc nới rộng hoặc thu hẹp một mảnh vải được thực hiện bằng cơ chế
chuyển vòng để tăng hoặc giảm số vịng. Từ đó, có được kích thước phù hợp với số đo
cơ thể.

Hình 2.1: Phổ biến trên máy dệt kim phẳng V-bed.
Có 2 cơng nghệ seamless được sử dụng:
3


2.1. Tạo hình hàng vịng (Course Shaping)
Ngun tắc: Liên quan đến việc giảm dần hoặc kéo dài liên tiếp độ dài của các
hàng vịng. Có thể được mơ tả như là đan; trong đó hàng dọc (wales) chứa một số
vịng lặp khác nhau. Số lượng wales trong suốt quá trình đan khơng thay đổi. Có 2
phương pháp:
-

Số lượng vịng lặp giảm dần trong mỗi hàng. Nếu sự giảm dần nhiều hơn một
vòng lặp, các vòng bỏ (floats) nhỏ sẽ xảy ra (Hình 2.2).

-


Số vịng giảm trong hai hàng, thì các vịng bỏ (floats) khơng được tạo ra, nhưng
các lỗ nhỏ được tạo ra trong cấu trúc khi tất cả các vịng lặp chạy theo chiều dọc
được dệt (Hình 2.3).

Hình 1.2: giảm 1 hàng vịng

Hình 1.3: giảm 2 hàng vịng

2.2. Tạo hình cột vịng (Wale shaping)
Ngun tắc liên quan đến việc tăng hoặc giảm số lượng các cột vịng trong q
trình tạo seamless. Số lượng các hàng vòng (course) được giữ nguyên cho cả công
nghệ dệt kim phẳng và dệt kim trịn như trong (Hình 1.4). Có 3 phương pháp:
-

Tubular knitting: Phương pháp phổ biến nhất vì cơ thể con người có thể được
bao phủ bởi bộ quần áo hình ống (tubular-shaped).

-

Running-on (picking up): Đây là một quy trình dệt kim bằng cách đặt các hàng
vòng sợi (course loops) hoặc các vòng sợi tự nhiên vào các kim của máy dệt
kim. Đan được thực hiện vng góc với các phần đã hình thành trước đó hoặc
4


với một số mũi khác nhau. Trong quá trình này, quá trình đan được bắt đầu trên
các mép của vải dệt kim đã tạo thành trước đó.
-


Casting-off (knitting off): Kỹ thuật này được giới hạn trong việc đan tay bằng
ghim hoặc máy dệt kim vận hành bằng tay. Đây là quá trình kết cấu sealing
đường dệt kim cuối cùng của một mảnh vải.

Hình 1.4: Tạo hình cột vịng
III. NỘI DUNG 3: CÔNG NGHỆ DỆT KIM SEAMLESS 4.0 ỨNG DỤNG
TRONG DỆT TẤT
(THIẾT BỊ DỆT TẤT NAM TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ DỆT Ý – VIỆT)
3.1. Tổng quan
3.1.1. Tổng quan về đề tài
Thế giới từng ngày luôn luôn thay đổi và phát triển. Vì vậy, trong cơng nghệ,
việc học hỏi và nghiên cứu để có những cải tiến và đổi mới bắt kịp theo thời đại là hết
sức cần thiết. Trong sản xuất tất, đã có nhiều đời máy mới tạo ra những kiểu tất hiện
đại có ưu điểm vượt trội so với trước đó, cụ thể như: có lớp khăn lơng bên trong tất để
tạo cảm giác êm ái, hoa văn dệt đa dạng và cầu kỳ;…Tiêu biểu trong số đó là máy dệt
tất GK616F.
Máy dệt tất GK616F là loại máy dệt tất đời mới nhất với sự bổ sung của bộ
phận liên kết phần mũi tất. Với 2 bộ phận chính là bộ phận dệt và khâu mũi tất, máy
dệt kim trịn 1 giường kim này có thể tạo ra những mẫu tất hiện đại có nhiều tính năng
vượt trội và tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Thêm vào đó, máy cịn có bộ
phận bên dưới phục vụ cho việc lựa chọn kim để dệt (dệt Jacquard) nên đa số mọi hoa

5


văn kiểu dáng họa tiết trên tất đều được thêm vào trong quá trình dệt chung với nền
tất.
Với mong muốn được tiếp cận với những công nghệ, kỹ thuật mới trên những
nguyên lý cơ bản như: nguyên lý dệt kim tròn, nguyên lý liên kết cổ tất, nguyên lý tạo
hiệu ứng xù lơng lớp lót, ngun lý dệt gót tất, nguyên lý lựa chọn sợi trên hệ thống

máy dệt…mà cụ thể là áp dụng kiến thức để thiết kế mẫu tất/vớ trên phần mềm và thực
hiện trên máy dệt tất (dệt kim tròn/dệt kim ngang); đề tài đã đề ra phương pháp thực
hiện như sau:
-

Sử dụng kiến thức được học từ chuyên gia để thiết kế 1 mẫu tất bất kỳ;

-

Kiểm sốt loại sợi được dệt;

-

Lắp đặt thơng số lên máy và thực hiện dệt sản phẩm;

-

Kiểm tra thành phẩm.

3.1.2. Tổng quan về dệt kim tròn và dệt tất
Những điểm chung giữa dệt kim trịn thơng thường và dệt tất
Ngun lý dệt tất tương tự như nguyên lý dệt kim trịn thơng thường. Các phần
tử tạo vịng của máy dệt kim tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành các vòng sợi,
gồm: Kim dệt, platin tạo vòng, giường kim, cái dẫn sợi, cam dệt.

a, Kim dệt
-

Là chi tiết không thể thiếu, có nhiệm vụ tạo vịng chính.


-

Được lắp song song và cách đều nhau trên giường kim.

-

Kim dệt được lắp gắn cứng có thể chuyển động đồng bộ với giường kim hoặc
chuyển động riêng lẻ từng chiếc tùy theo từng loại máy và phương pháp tạo
vịng.

-

Có 3 loại kim dệt chính là kim móc, kim lưỡi và kim kép.

-

Kim hoạt động theo 5 chuyển động:
+ Chuyển động 1: Kim ở vị trí bình thường.
+ Chuyển động 2: Kim bắt đầu đi lên để nhận sợi.
+ Chuyển động 3: Kim lên vị trí cao nhất nhận sợi.
+ Chuyển động 4: Kim bắt đầu đi xuống.
+ Chuyển động 5: Kim uốn sợi lồng vòng và thực hiện trút vòng.
6


Hình 3.1: Chu trình chuyển động của kim
b, Platin tạo vòng (sinker)
Platin tạo vòng thường được sử dụng trên các máy dệt kim tròn một giường
kim. Trong lúc nâng kim thốt vịng, chức năng của platin tạo vịng là giữ lấy các cung
platin trong họng của nó để các cung này trượt dọc theo thân kim. Ngồi ra, platin cịn

tham gia vào q trình hình thành vịng sợi mới ở giai đoạn cuối thơng qua mép trút
vịng của nó.
Trên máy, platin được lắp song song, cách đều nhau và xen kẽ kim dệt. Platin
có nhiều loại với hình dạng và kích thước khác nhau. Trên một máy dệt, có thể có một
hoặc nhiều loại platin. Về chuyển động, platin có thể lắp cứng để chuyển động đồng
loạt hoặc lắp lỏng để chuyển động riêng lẻ.
c, Giường kim
Giường kim là một trong các phần tử tạo vòng của máy dệt kim. Kim chuyển
động lên xuống hình thành q trình tạo vịng nhờ dẫn động của các rãnh trên giường
kim.
d, Cái dẫn sợi
Chức năng của cái dẫn sợi là đặt sợi vào miệng kim trong q trình tạo vịng.
e, Cam dệt
Các đơn vị cam tạo vịng có nhiệm vụ điều khiển chuyển động của các kim và
các platin trong các rãnh của giường kim và giường platin trong q trình tạo vịng.
3.2. Sự biến đổi cấu trúc trên thiết bị dệt tất 3D một giường kim

7


Về bộ phận cấp sợi: sử dụng nhiều loại sợi khác nhau cho từng phần của tất nên
vị trí cấp sợi, đường đi của sợi cũng khác nhau. Đặc biệt ở bộ phận này, số lượng cuộn
sợi phụ thuộc vào số lượng ngón tay cấp sợi.

Hình 3.2: Bộ phận cấp sợi chính (ngón tay dẫn sợi) trên máy GK616F
Về ngón tay dẫn sợi: hoạt động riêng biệt theo từng chức năng riêng biệt của
loại sợi cấp vào. Khi ngón tay dẫn sợi nằm trên sợi sẽ không được dệt trong giường
kim. Hệ thống được lập trình sẽ chọn sợi để dệt theo từng phần của tất khi ngón tay
dẫn sợi nằm dưới để đặt sợi vào bộ phận dệt.
Về giường kim: kích thước nhỏ, số lượng kim ít.

Về kim dệt: Kim có độ cao nhỏ, chúng khác nhau về vị trí và độ dài gót kim
thường chọn để dệt ở những bộ phận đặc biệt của tất.
Về sinker: tuỳ theo loại tất mà sử dụng sinker khác nhau: sinker 1 cổ và sinker 2
cổ
Về cam dệt: Có 1 hoặc tối đa 4 tổ cam, chỉ lắp 1 tầng cam
Có 2 loại tất: loại trơn và loại xù lông, để dệt cần phải cài đặt máy phù hợp cho 1 số bộ
phận khác biệt về cấu trúc vòng sợi và cách tạo xù.
-

Với loại dệt xù, ngón tay dẫn sợi là bộ phận quan trọng được đề cập đầu tiên.
Cần có ít nhất 2 ngón tay dẫn 2 đường sợi khác nhau thì mới có thể dệt xù.
Ngón tay thứ nhất đưa sợi ở vị trí thấp và ngón cịn lại sẽ đưa sợi ở vị trí cao.
Bộ phận thứ 2 là sinker dùng loại 2 cổ, cổ phía trên sẽ đồng bộ với sợi được cấp
ở vị trí cao sẽ tạo vịng sợi dư tạo hiệu ứng khăn lơng và cổ phía dưới sẽ đồng
bộ với sợi được cấp ở vị trí thấp tạo hiệu ứng xù.

3.3. Cơng nghệ ứng dụng trong biến đổi cấu trúc trên thiết bị dệt tất 3D một
giường kim
Công nghệ ứng dụng trong chọn kim dệt:
8


-

Nguyên lí Jacquard: dệt bằng bảng đục lỗ khắc phục tính chất cồng kềnh và
phức tạp và khơng bị sai lệch khi truyền động qua các bộ phận

-

Sử dụng nam châm để chọn kim theo nguyên lí đảo cực của nam châm để lựa

chọn kim dệt. Cơng nghệ này có ngun lí đơn giản hơn mà máy móc ít phức
tạp hơn nguyên lí Jacquard.

-

Bộ chọn kim Piezo đã làm đơn giản hóa hệ thống lựa chọn kim hơn 2 hệ thống
trước đó và cũng là bộ chọn kim mới nhất hiện nay

Hình 3.3: Bộ chọn kim Piezo
+ Bộ chọn kim gồm 8 nấc tương ứng với 8 gót kim và 8 nấc này ln ở
vị trí của 8 gót jack và mỗi jack nhận truyền chuyển động cho 1 kim. Ở trạng
thái bình thường, jack ln bị đè xuống để không chạm được vào cam và khi ở
trạng thái truyền động thì gót của jack sẽ chạm vào cam, jack sẽ đi theo một
đường rãnh vào cam và sẽ truyền động lên cho middle jack và kim thực hiện
quá trình dệt. Việc lựa chọn jack đi vào cam được dựa theo theo lập trình của
máy tính. Khi chọn jack, các nấc của bộ chọn kim sẽ di chuyển xuống để không
bị đè jack.

9


Hình 3.4: Cấu tạo truyền động từ Jack - Middle jack - Kim dệt
+ Lấy sợi bằng cách đưa kim đi lên vị trí cao và middle jack theo đường
dẫn của rãnh cam để trở về vị trí ban đầu vì sau khi jack vào cam để đưa kim
lên, jack lại trở về trạng thái không chạm vào cam.
3.4. Cấu tạo thiết bị dệt tất Lonati GK616F
Thiết bị dệt tất Lonati GK616F được tạo thành từ 2 bộ phận chính: Bộ phận dệt
và bộ phận liên kết mũi tất. Được cải tiến lên từ những dòng máy dệt tất trước đó, nhà
sản xuất đã tích hợp 2 bộ phận này vào trong máy nhằm cho ra sản phẩm hoàn thiện.
3.4.1. Bộ phận dệt

Bộ phận dệt có chức năng chính trong quá trình dệt tất, ở đây tất sẽ được tạo
thành từ sợi và sau đó được chuyển tới bộ phận liên kết mũi. Một bộ phận dệt được
cấu thành từ 2 phần: phần dẫn sợi và phần dệt.
Phần dẫn sợi: trên bộ phận dệt được cơ cấu 1 hệ thống đặt cuộn sợi nhằm mục
đích dẫn sợi từ giá cung cấp cho bộ phận dệt. Giàn đặt sợi nằm phía sau thân máy
nhằm tăng số lượng sợi. Hệ thống cảm biến đứt sợi điện tử được lập trình sẵn và kích
hoạt bằng chương trình có vai trị nhận biết các sợi bị đứt trong quá trình dệt. Máy
được trang bị 27 hệ thống cảm biết đứt sợi nhằm nâng cao hiệu quả và giảm lỗi bị đứt
sợi khi dệt.
Sợi được dẫn qua 1 hệ thống đảm bảo sức căng nhằm cân bằng sức căng hợp lí trước
khi dệt. Hệ thống điều khiển sức căng riêng biệt có thể điều chỉnh tùy vào từng mục
đích sản phẩm tạo thành. Máy cịn được trang bị một hệ thống dẫn sợi và điều chỉnh
sức căng cho sợi Spandex do sợi này có tính chất khác với các loại sợi dùng để dệt tất
chính.

10


Hình 3.5: Bộ phận cấp sợi phía trên máy dệt tất GK616F

Hình 3.6: Các bộ phận điều chỉnh sức căng và cảm biến sợi
Các ngón tay dẫn sợi có thể thay đổi vị trí một cách linh hoạt nhờ vào chương
trình đã được lập trình sẵn kết hợp với hệ thống dẫn động tự động. Khi ngón tay dẫn
sợi nằm ở vị trí bình thường hay cịn được gọi là vị trí trên, khi đó sợi sẽ khơng được
dệt bên trong giường kim. Hệ thống sẽ chọn những sợi để dệt theo từng bộ phận trên
tất, khi đó, ngón tay dẫn sợi sẽ ở vị trí thấp hay cịn gọi là vị trí dưới để đặt sợi vào bộ
phận dệt.

11



Hình 3.7: Giường kim – bộ phận dệt
Trong phần dệt bao gồm giường kim, hệ thống đặt cam và hệ thống gập viền
tất. Trên 1 giường kim được bố trí 156 kim lưỡi, kim này có chức năng tạo nên các
vịng sợi trong q trình dệt tất, kim có kích thước 3”3/4 inches. Bên duới giường kim
là Jack và Selectors có chức năng trong việc lựa chọn kim dệt theo hệ thống cam thiết
kế sẵn trước.
Một hệ thống điều khiển bằng khí nén được trang bị xung quanh giường kim,
có nhiệm vụ truyền động và di chuyển các cam, các bộ phận trên giường sinker và các
bộ phận chuyển giao tất bán thành phẩm
Dial được trang bị ở trên giường kim có chức năng gập gập viền tất vào trong
tất. Các kim trên Dial được bố trí nằm xen kẻ với các kim trên giường kim

12


Hình 3.8: Dial
3.4.2. Bộ phận liên kết mũi tất
Bộ phận liên kết gồm: ống giữ tất, hàm kẹp vòng sợi, cánh tay chuyển tất và bộ
phận liên kết.
Ống giữ tất sử dụng hệ thống khí nén để làm căng tất nhằm tạo cho tất có hình
dạng lí tưởng, ngồi ra cịn có cánh tay roboot có nhiệm vụ cố định tất. Chiều dài của
bộ phận ống giữ tất thường tương ứng với chiều dài tất.
Hàm kẹp vịng sợi có vai trị chính trong việc cố định các vịng sợi cuối của của
tất để các bộ phận khác thực hiện nhiệm vụ hoàn tất.

13


Hình 3.9: Hàm kẹp vịng sợi

Cánh tay chuyển tất có chức năng đưa tất từ bộ phận trước đến bộ phận liên kết.
Trong quá trình di chuyển cần phải đảm bảo giữ đúng vòng sợi cuối cùng để chuyển
qua cho hàm kẹp vịng sợi và phải có sự hỗ trợ của khí nén để cố định tất trên ống cố
định.

Hình 3.10: Cánh tay chuyển tất
Cuối cùng là bộ phận có nhiệm vụ chính là liên kết mũi tất. Như đã trình bày ở
chương trước, bộ phận liên kết mũi tất có cấu tạo từ 2 kim hình vịng cung đan xen
14


nhau để tạo sự liên kết từ 2 sợi và luồn qua các vòng sợi cuối cùng ở mũi tất để liên kết
chúng lại với nhau.

Hình 3.11: Bộ phận liên kết mũi tất
Bộ phận liên kết mũi tất. Được cấu tạo từ 2 kim hình vịng cung có chuyển
động đan xen nhau với mục đích tạo sự liên kết giữa 2 sợi và luồn qua các vòng sợi
cuối cùng ở mũi tất để liên kết chúng lại với nhau.
3.5. Phần mềm sử dụng trong thiết kế
Việc thiết kế tất sẽ được thực hiện kết hợp giữa 2 phần mềm là Atlat và
QuasarL. Phần mềm Atlat để định hướng từng phần của vải cịn phần mềm QuasarL để
hiệu chỉnh (có thể hiệu chỉnh tùy biến cho từng phần của tất trực tiếp trên phần mềm).
3.5.1. Phần mềm Atlat

Hình 3.12: Giao diện phần mềm Atlat
Phần mềm sẽ mặc định chọn loại tất cần thiết kế, sau đây là các bước cần thực
hiện khi thiết kế:
15



-

Bước 1: Khởi động phần mềm.

-

Bước 2: Lựa chọn loại tất thiết kế.

-

Bước 3: Thiết kế từng phần của tất.

-

Bước 4: Thiết lập các thông số.

-

Bước 5: Kiểm tra và hiệu chỉnh tất.

-

Bước 6: Hoàn tất thiết kế.

-

Bước 7: Đưa lên máy dệt.

3.5.2. Phần mềm QuasarL
Sau khi chọn loại tất cần thiết kế từ phần mềm Alat, tiếp đến dùng phần mềm

QuasarL để điều khiển máy dệt và tạo nên chiếc tất hoàn chỉnh.
Phần mềm với các câu lệnh để xem hoặc mã hóa từ đó có thể thực hiện hiệu
chỉnh hoặc chèn hoa văn. Giữa màn hình là các câu lệnh điều khiển máy dệt. Cột bên
trái là các dịng lệnh thể thể tình trạng chương trình. Cột bên phải là các câu lệnh để
chèn và xóa bớt. ở dưới cùng là phần thể hiện các bước để máy dệt tạo nên sản phẩm
cần thiết kế.

Hình 3.13: Giao diện phần mềm QuasarL
3.5.3. Phần mềm Photon (hỗ trợ thiết kế hoa văn trên tất)

16


Hình 3.14: Giao diện mơ phỏng thiết kế hoa văn
Hoa văn thơng thường khơng chỉ có một màu mà có nhiều màu. Do đó cần chú
ý đến số lượng màu.

-

Bước 1: lựa chọn loại hoa văn
Có các lựa chọn loại hoa văn như:
+ Hoa văn gót
+ Hoa văn điều khiển bằng mo-to stitch cam
+ Hoa văn thường
+ Hoa văn được tạo từ stitch cam
+ Hoa văn chồng

-

Bước 2: Điều chỉnh kích thước

17


Nhập các thông số chiều dài và chiều rộng của hoa văn mà ta sẽ thiết kế (ước
lượng độ lớn của hoa văn khi dệt lên bề mặt của tất).
-

Bước 3: Hiệu chỉnh hoa văn trên 2 tab
Tab Plane drums được dùng để thiết kế hình dạng và quyết định số lượng màu
sắc trên hoa văn.
Tab Yarnfingers and Stitch Cams được dùng để lựa chọn ngón tay dẫn sợi nào
trên bộ cấp sợi màu nào sẽ được thực hiện việc đưa sợi màu vào q trình dệt.

-

Bước 4: Hồn tất hoa văn

3.6. Quá trình thiết kế sản phẩm tất 3D
Quy trình thiết kế sản phẩm tất 3D để dệt trên máy dệt tất GK616F gồm 3 bước
cơ bản:
-

Bước 1: Thiết kế cấu trúc tất
+ Việc thiết kế cấu trúc tất có vai trị rất quan trọng. Ở bước này chúng ta sẽ

quyết định độ dài ngắn, cấu trúc từng phần và các vấn đề liên quan đến nền của
tất.
+ Tất được chia thành các phần (cũng như theo thứ tự dệt trên máy):

 Phần viền tất (welt): phần M

 Phần thân tất (leg + ankle): phần L. Kiểu dệt chủ yếu cho phần này là

single jersey và 1 số biến đổi.
18


 Phần gót (heel): phần B-D-C. Đây phần khác biệt nhất của tất. Cần thay

đổi hoạt động của kim linh hoạt. Một số loại gót thơng dụng:

 Phần bàn chân (foot): phần S, là phần có diện tích lớn nhất nên thường

sẽ là vị trí chèn hoa văn.
 Phần mũi tất (toe): phần A. Sau khi dệt xong sẽ có bộ phận mang tất đi

liên kết mũi. Cùng lúc đó, chiếc tất tiếp theo sẽ được dệt, tiết kiệm thời
gian chờ giữa 2 chiếc tất.
 Phần liên kết mũi (linking): Mỗi phần của tất sẽ có nhiều kiểu khác

nhau, chúng ta có thể chọn kiểu có sẵn trên phần mềm hoặc tự biến đổi
thêm.
+ Sử dụng phần mềm Atlat:

-

Bước 2: Thiết kế hoa văn trên tất:

Sử dụng phần mềm hỗ trợ Phôton:

19



-

Bước 3: Hồn tất chương trình dệt tất: Chèn hoa văn ở bước 2 vào cấu
trúc tất ở bước 1
+ Sử dụng phần mềm QuasarL.
+ Ở bước này, ta sẽ quyết định chèn hoa văn vào vị trí nào trên cấu trúc tất.
+ Điều chỉnh lại số lượng hàng vòng 1 lần nữa. Cuối cũng, mã hóa chương trình
để chạy trên máy dệt GK616F.

3.7. Tổng kết
Sau đây là 2 quy trình để thiết kế hoa văn và cấu trúc tất trên phần mềm cũng
như khả năng công nghệ của máy dệt tất GK616F.

Trong quá trình dệt thử trên máy GK616F, việc sai mẫu hoặc sai ý tưởng vẫn
còn xảy ra rất thường xuyên. Cách xử lý duy nhất là hiệu chỉnh lại hoa văn trên Photon
20


và hiệu chỉnh lại các lệnh trên QuasarL theo các ngun lý đã được trình bày. Quy
trình này có thể áp dụng để tạo rất nhiều sản phẩm khác ngoài tất nhờ vào khả năng
công nghệ biến đổi linh hoạt theo sự vận dụng các công cụ phần mềm thiết kế. Về cấu
trúc tất, ta khơng chỉ có thể thiết kế tất với đủ mọi hình dạng kiểu dáng mà cịn có thể
sử dụng ngun lý dệt kim khổ hẹp (VD dải băng buộc cổ tay, khuỷu tay, đầu gối hoặc
tất có 2 hoặc nhiều lớp…). Về họa tiết hoa văn, ta có thể kết hợp 3 loại hoa văn (Hoa
văn truyền thống – hoa văn thun, hoa văn chìm và hoa văn chồng và đưa lên tất ở bất
cứ vị trí nào ta muốn. Việc thiết kế hoa văn phải đi liền với việc lựa chọn số lượng sợi
màu cấp vào cho tất. Việc sử dụng thuần thục và kết hợp giữa cấu trúc tất và họa tiết
hoa văn trên tất đòi hỏi sự hiểu biết về nguyên lý và ý nghĩa của các câu lệnh trong

phần mềm.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. SubhankarMaity, Kunal Singha, PintuPandit (14/01/2022), Production of seamless
knitted apparels, truy cập từ:
/>[2]. DET TAT – LV, truy cập từ: />%20-%20LV.pdf

22



×