Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN KHOA Y DƯỢC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.58 KB, 101 trang )

Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ XUYÊN

THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN KHOA Y DƯỢC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GỊN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG


Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149
HÀ NỘI – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ XUYÊN

THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN Y DƯỢC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GỊN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG


MÃ SỐ: 872 07 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BS. Nguyễn Thanh Bình

HÀ NỘI – 2020


Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung
thực, khách quan và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Xuyên

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com


Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học
Thăng Long đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên
cứu tại cơ sở đào tạo.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy
hướng dẫn là TS.BS Nguyễn Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và

động viên tơi trong suốt q trình học tập và viết luận án.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo của Trường Cao Đẳng Bách
Khoa Nam Sài Gòn, giáo viên, cộng tác viên, và tồn thể sinh viên tích cực hỗ
trợ, hợp tác tham gia nghiên cứu.
Để có được những thành quả ngày hơm nay không thể không kể đến bố,
mẹ hai bên gia đình tơi đã sinh thành, chăm sóc, ủng hộ, động viên, tạo điều
kiện hết mực để tôi không ngừng học tập. Xin chân thành cảm ơn gia đình đã
hỗ trợ, động viên giúp tơi vượt qua khó khăn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2020
Nguyễn Thị Xuyên

Thang Long University Library


Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

BGH

Ban Giám hiệu

BV

Bệnh viện


CĐBK NSG

Cao đẳng Bách khoa NAM SÀI GÒN

ĐDĐK

Điều dưỡng đa khoa

KTC 95%

Khoảng tin cậy 95%

OR

Odds ratio :Tỷ số chênh

WHO
YS

World Health Organization: Tổ chức Y
tế thế giới
Y sỹ

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com


Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele 0934573149

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................1

MỤC LỤC.........................................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................7
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................8
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................4
1.1

Một số khái niệm...................................................................................... 4

1.1.1 Khái niệm về mắt và tật khúc xạ............................................... 4
1.1.2 Phân biệt cận thị và tật cận thị.................................................6
1.2

Phân loại cận thị....................................................................................... 7

1.3

Biểu hiện của cận thị [9], [10].................................................................. 7

1.4

Cận thị học đường.................................................................................... 8

1.4.1 Nguyên nhân gây cận thị học đường.........................................8
1.4.2. Cách đánh giá cận thị học đường............................................. 8
1.4.3 Tiêu chuẩn xác định cận thị học đường.....................................9
1.5

Một số nghiên cứu về thực trạng cận thị trên thế giới và tại Việt Nam.....9


1.5.1 Trên thế giới.............................................................................. 9
1.5.2 Tại Việt Nam........................................................................... 13
1.6

Một số yếu tố liên quan đến cận thị........................................................ 16

1.6.1 Cận thị trục (yếu tố di truyền)............................................... 16
1.6.2 Cận thị khúc xạ (yếu tố môi trường):.................................... 18
1.7

Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu: Trường Cao đẳng Bách
khoa Nam Sài Gịn – thành phố Hồ Chí Minh........................................ 22

1.8

Khung lý thuyết nghiên cứu................................................................... 24

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............25
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................. 25

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................25

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com


2.1.2 Địa điểm nghiên cứu............................................................. 25
2.1.3 Thời gian nghiên cứu.............................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 25

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu...............................................................25

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu................................................................25
2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu................................................................ 26
2.3. Phương pháp thu thập thông tin.............................................................. 26

2.3.1 Công cụ thu thập thông tin.................................................... 26
2.3.2 Kỹ thuật thu thập thơng tin....................................................26
2.3.3. Quy trình thực hiện.................................................................26
2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá...........................28

2.4.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu.................................................28
2.4.2. Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu....................................34
2.5. Phân tích và xử lý số liệu........................................................................ 34
2.6. Sai số và biện pháp khắc phục................................................................ 35

2.7.1. Sai số..................................................................................... 35
2.7.2. Biện pháp hạn chế sai số....................................................... 35
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu...................................................................... 36
2.8. Hạn chế của đề tài.................................................................................. 37

Chương 3: KẾT QUẢ....................................................................................38
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu................................................................ 38
3.2. Thực trạng cận thị ở sinh viên................................................................ 41
3.3. Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở sinh viên...................................... 47

Chương 4: BÀN LUẬN................................................................................. 53
4.1

Thực trạng cận thị ở sinh viên................................................................ 53

4.2 Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở sinh viên......................................... 60


KẾT LUẬN.....................................................................................................69
KIẾN NGHỊ....................................................................................................70


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................
PHỤ LỤC 1 .........................................................................................................
PHỤ LỤC 2 .........................................................................................................
PHỤ LỤC 3 .........................................................................................................

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1 Phân loại cận thị....................................................................................7
Bảng 2. 1 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số.....................28
Bảng 2. 2 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số.....................30
Bảng 2. 3 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số.....................31
Bảng 2. 4 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số.....................30
Bảng 3. 1 Một số thông tin chung nghiên cứu.................................................... 38
Bảng 3. 2 Tiền sử mắc bệnh mắt và các thông tin khác của sinh viên................39
Bảng 3. 3 Hành vi học tập ở trường của sinh viên..............................................40
Bảng 3. 4 Kết quả khám thị lực...........................................................................41
Bảng 3. 5 Thực trạng cận thị ở sinh viên.............................................................41
Bảng 3. 6 Thực trạng cận thị ở sinh viên tiếp theo..............................................42
Bảng 3. 7 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên...................43
Bảng 3. 8 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên...................44
Bảng 3. 9 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên...................45
Bảng 3. 10 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên.................46
Bảng 3. 11 Đặc điểm dân số học liên quan đến cận thị ở sinh viên....................47

Bảng 3. 12 Tiền sử gia đình và bản thân liên quan đến cận thị ở........................48
Bảng 3. 13 Áp lực học tập liên quan đến cận thị ở sinh viên nghiên cứu...........49
Bảng 3. 14 Mối liên quan giữa hành vi học tập và cận thị ở sinh viên...............50
Bảng 4. 1 Tình hình cận thị học đường tại các tỉnh thành Việt Nam qua các
năm......................................................................................................................57
Bảng 4. 1 Tình hình cận thị học đường tại các tỉnh thành Việt Nam qua các
năm......................................................................................................................57


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1 Mắt bình thường....................................................................................4
Hình 1. 2 Mắt cận thị.............................................................................................6

Thang Long University Library


11

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm tỷ
lệ cao trong nhóm các tật về thị giác và gặp ở mọi lứa tuổi [4]. Xã hội ngày
càng phát triển, trẻ em sớm được tiếp cận với những phương tiện máy móc
tiện ích phục vụ học tập và nhu cầu giải trí nên số lượng người cận thị tăng
cao và ngày càng trẻ hóa. Tỷ lệ cận thị và cận thị cao đang gia tăng trên toàn
cầu với tốc độ đáng báo động, đã và đang trở thành vấn đề xã hội phổ biến.
Theo ước tính trong năm 2016, trên tồn thế giới có khoảng 1,4 tỷ người mắc
cận thị, tương ứng 22,9% [53] trong đó khoảng 163 triệu người (2,7% dân số
thế giới) mắc cận thị nặng [50], [84]. Tại khu vực Châu Á, tỷ lệ mắc tật cận
thị học đường đã và đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng theo từng năm
và lan rộng ở nhiều quốc gia. Tại Trung Quốc tỷ lệ tật khúc xạ ở lứa tuổi 15 là

36% (nam) và 55% (nữ). Tại Singapore, tỷ lệ tật khúc xạ ở trẻ mẫu giáo, cấp
1, cấp 2 lần lượt là 8,6%, 32,4%, 79,3%. Nhật Bản cũng có tỷ lệ tật khúc xạ là
66% [47]. Qua đó, cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ khá cao, chiếm gần 1/3 dân số
thế giới. Tổ chức Y tế thế giới đã đưa tật khúc xạ vào danh sách những bệnh
trọng tâm của chương trình thị giác 2020 [48].
Tại Việt Nam, tỷ lệ tật khúc xạ học đường chiếm 30-40% số lượng học
sinh, sinh viên [5]. Đặc biệt là ở thành phố, có nơi tỷ lệ này là 80%. Tật khúc
xạ có thể gây ra lác, nhược thị làm giảm thị lực và mất mỹ quan của người
bệnh. Cận thị nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến mù lịa
vĩnh viễn như thối hóa dịch kính võng mạc, bong võng mạc bên cạnh đó cận
thị cịn làm hạn chế sự nhanh nhạy trong học tập, thể lực phát triển yếu hơn,
dễ bị tai nạn trong sinh hoạt đời sống, gây ảnh hưởng về mặt tinh thần như:
mất thẩm mỹ, không tự tin trong giao tiếp [20]. Tuy vậy, tật khúc xạ hiện nay
vẫn chưa được xã hội quan tâm đúng mức [8].


12

Theo báo cáo cơng tác phịng chống mù lịa năm 2006 tại Việt Nam cho
thấy tỷ lệ mắc cận thị ở lứa tuổi học đường dao động từ 10% - 12% ở học sinh
nông thôn và từ 17% - 25% ở học sinh thành thị [32]. Một nghiên cứu gần
đây đã chỉ ra rằng tỷ lệ cận thị đã lên tới 40% - 50% trong các học sinh tại
khu vực thành thị [18]. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ cận thị
cao, và tỷ lệ cận thị có xu hướng gia tăng nhanh chóng [7], [15]. Ngồi yếu tố
di truyền bẩm sinh, lối sống và thói quen sinh hoạt là nguyên nhân dẫn đến
cận thị. Tốc độ phát triển nhanh của xã hội đã tạo nhiều điều kiện để con
người tiếp xúc với các phương tiện điện tử đa dạng, đặc biệt là ở giời trẻ đã
làm tăng việc sử dụng mắt nói chung và nhất là tăng mức độ nhìn gần nói
riêng khiến thị lực của trẻ giảm dần gây ra tật cận thị [6], [16]. Cận thị học
đường là vấn đề rất cần được quan tâm, vì học sinh chính là nguồn lao động

tương lai của đất nước.
Ngoài những tác hại về sức khỏe, chi phí liên quan đến điều trị tật khúc
xạ cũng là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Là một bệnh khó điều trị
được nhưng có thể phịng ngừa được, tỷ lệ cận thị học đường cao cho thấy
nhận thức của cộng đồng về các biện pháp can thiệp, dự phòng nhằm giảm tỷ
lệ cận thị chưa được quan tâm. Do đó, trong chương trình "Thị giác năm
2020" Tổ chức Y tế thế giới đã xếp tật khúc xạ là một trong năm nguyên nhân
hàng đầu được ưu tiên trong chương trình phịng chống mù lịa tồn cần [55],
[58], [59]. Măc ̣ dù đã có những nghiên cứu về vấn đề cận thị học đường
và các yếu tố liên quan trên lứa tuổi học sinh nhưng nghiên cứu trên đối tượng
sinh viện hiện tại vẫn cịn rất ít nghiên cứu. Vì vậy, chúng tơi thực hiện
nghiên cứu “Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở Sinh viên khoa Y
Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn năm 2020” với hai mục
tiêu nghiên cứu sau:

Thang Long University Library


1. Mô tả thực trạng cận thị ở Sinh viên khoa Y Dược Trường Cao đẳng
Bách Khoa Nam Sài Gòn, Hồ Chí Minh năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến cận thị của đối tượng nghiên
cứu.


1
4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm về mắt và tật khúc xạ

Mắt chính thị là mắt bình thường ở trạng thái nghỉ ngơi và khơng có điều
tiết thì các tia sáng phản chiếu từ các vật ở xa sẽ được hội tụ trên võng mạc.

Hình 1. 1 Mắt bình thường

Mắt bình thường là mắt có tiêu điểm sau của các tia sáng rơi đúng trên
võng mạc, nên mắt nhìn được các vật ở gần và xa. Thị lực luôn lớn hơn hoặc
bằng 10/10. Hệ quang học của cả mắt cận thị có lực khúc xạ quá mạnh hoặc
trục nhãn cầu của bệnh nhân quá dài nên điểm hội tụ của các tia sáng song
song từ vật sau khi đi qua hệ quang học sẽ nằm trước võng mạc làm cho mắt
nhìn vật bị mờ và nhỏ hơn bình thường. Điều chỉnh cận thị bằng thấu kính
lõm (phân kỳ) có tiêu điểm ở đúng viễn điểm của mắt cận thị. Viễn điểm của
mắt cận thị là một điểm thực ở cự ly trước mắt [37].
Xét trên phương diện quang học có thể xem con mắt như một máy chụp
ảnh, trong đó vật kính là hệ thống: giác mạc – thủy tinh thể, màng chắn là
mống mắt và phim là võng mạc. Để nhìn rõ một vật địi hỏi hình ảnh của vật
phải rơi đúng trên võng mạc, đây là sự hài hòa giữa các yếu tố quang học của

Thang Long University Library


mắt như giác mạc, thủy tinh thể, các chất dịch trong mắt, trục nhãn cầu…
Trong quá trình hình thành và phát triển của những yếu tố quang học này nếu
có sự cố, trục trặc thì sẽ dẫn đến những khiếm khuyết về khúc xạ mà ta
thường gọi là tật khúc xạ [17].
Thị lực: là khả năng nhận thức rõ chi tiết, hay nói cách khác là khả năng
mắt phân biệt được hai điểm riêng biệt. [10], [43].
Phân loại mức độ thị lực của tổ chức Y tế Thế giới [42]:
Thị lực > 7/10: Bình thường
Thị lực > 3/10 - 7/10: Giảm

Thị lực ĐNT 3m - 3/10: Giảm nhiều
Thị lực < ĐNT 3m: Mù
Tật khúc xạ: mắt có tật khúc xạ khi nhìn một vật ở vơ cực các tia sáng
song song từ vô cực đến mắt sẽ hội tụ trước hoặc sau võng mạc. Tật khúc xạ
bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị [10], [19].
Tật khúc xạ được chia làm hai loại [41]:
-

Tật khúc xạ hình cầu (cận thị, viễn thị): cận thị là tình trạng hình ảnh của vật
được hội tụ phía trước võng mạc, người mắc cận thị muốn nhìn rõ vật phải
đưa vật lại gần hay gọi theo cách khác là mắt nhìn gần. Viễn thị là tình trạng
hình ảnh của vật được hội tụ phía sau võng mạc, người mắc viễn thị muốn
nhìn rõ vật phải đưa vật ra xa hay gọi theo cách khác là mắt nhìn.

-

Tật khúc xạ khơng phải hình cầu (loạn thị): loạn thị là tình trạng hệ quang học
của mắt có cơng suất khúc xạ khơng đều trên các kinh tuyến khác nhau. Loạn
thị có thể gặp do giác mạc, thể thuỷ tinh, võng mạc, chấn thương… Bình
thường mặt giác mạc ở trung tâm có hình cầu giống như bề mặt một quả
bóng. Nếu nó khơng có hình cầu thì mắt sẽ bị loạn thị, làm cho hình ảnh sẽ
hội tụ ở hai điểm khác nhau, loạn thị có thể điều chỉnh được bằng kính phức
hợp khơng phải hình cầu (kính trụ).


1
6

Cận thị: là mắt có độ hội tụ quá mạnh đối với chiều dài của mắt, vì thế
các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Mắt cận thị có viễn

điểm ở một cự ly trước mắt, cận thị càng nặng viễn điểm càng gần mắt. Cận
điểm của mắt cận thị cũng gần hơn so với mắt chính thị [11], [34], [43], [65].

Hình 1. 2 Mắt cận thị

1.1.2 Phân biệt cận thị và tật cận thị
Cận thị thường được phân làm hai loại tật cận thị và bệnh cận thị.
Nguyên tắc chung về quang học như nhau.
Bệnh cận thị: là những trường hợp bệnh bẩm sinh, có yếu tố di truyền,
độ cận thường cao, thậm chí rất cao có khi trên 20 đi ốp, mức độ cận tăng
nhanh và nhiều ngay cả khi đã đến tuổi trưởng thành. Người bị bệnh cận thị
thường có nhiều biến chứng như thối hóa hắc võng mạc, bong thể pha lê,
xuất huyết hoàng điểm, xuất huyết thể pha lê, rách võng mạc, bong võng mạc.
Tiên lượng điều trị của những biến chứng này kém, khả năng phục hồi thị lực
thấp [10], [56].
Tật cận thị: còn gọi là cận thị học đường hay cận thị mắc phải. Bệnh
thường bắt đầu ở lứa tuổi học sinh, đôi khi thanh niên, mức độ cận nhẹ và
trung bình từ 6 đi ốp trở xuống, tiến triển chậm, tăng độ ít, độ cận thường ổn
định khi đến tuổi trưởng thành (18 - 20 tuổi). Tỷ lệ bị biến chứng thấp [10],
[56].

Thang Long University Library


1.2 Phân loại cận thị
Bảng 1. 1 Phân loại cận thị [10], [43]
Cận thị đơn thuần
Thực thể
lâm sàng


Cận thị ban đêm
Giả cận thị (cận thị điều tiết)
Cận thị thối hóa
Cận thị thứ phát
Cận thị nhẹ (< 3,00D)

Mức độ

Cận thị trung bình (3,00 D - 6,00D)
Cận thị nặng (> 6,00D)
Cận thị di truyền (xuất hiện ngay sau khi sinh và
tồn tại suốt thời nhỏ)

Tuổi mắc
cận thị

Cận thị ở lứa tuổi trẻ (< 20 tuổi)
Cận thị mắc ở những năm đầu khi trưởng thành
(20 - 40 tuổi)
Cận thị mắc ở những năm muộn khi trưởng thành
(> 40 tuổi)

1.3 Biểu hiện của cận thị [9], [10]
- Giảm thị lực nhìn xa
- Nhìn vật gì cũng phải đưa sát vào mắt mới nhìn rõ
- Hay dụi mắt dù không buồn ngủ
- Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt
- Thường nheo mắt để nhìn rõ
- Đọc sách thường để quá gần mắt đối với cận thị độ cao
- Hay nhức đầu, mệt mỏi mắt

- Đáy mắt hồn tồn bình thường.


1
8

1.4 Cận thị học đường
1.4.1 Nguyên nhân gây cận thị học đường
Nguyên nhân gây nên cận thị thường do trục trước sau của nhãn cầu dài
hơn bình thường, cơng suất hội tụ của thể thuỷ tinh và giác mạc tăng hơn bình
thường [42].
Độ dài của trục nhãn cầu tăng lên thường do sự mất cân xứng giữa áp lực
nội nhãn với độ cứng và tính đàn hồi của củng mạc. Áp lực nội nhãn gia tăng
thường do nguyên nhân là sự tăng tiết thuỷ dịch. Nguyên nhân quan trọng dẫn
đến tăng tiết thuỷ dịch thường do mắt điều tiết quá mức trong điều kiện mắt
phải nhìn gần nhiều hoặc do sự mất cân bằng và rối loạn của thần kinh thực
vật và vận mạch [62], [94].
Điều tiết quá mức thường do hiện tượng co quắp cơ thể mi gây ra. Co
quắp cơ thể mi thường có những triệu chứng như đau đầu, nhức mắt, nhìn xa
mờ từng lúc và cận điểm quá gần. Co quắp cơ thể mi thường xảy ra sau khi
mắt phải nhìn gần kéo dài và làm nặng thêm cận thị học đường [27], [68].,
Độ cứng và tính đàn hồi của củng mạc cũng là nguyên nhân gây gia tăng
độ dài trục nhãn cầu, làm cho mắt trở thành cận thị. Khi thiếu các chất dinh
dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin A, vitamin E, vitamin C cũng làm cho độ
cứng của củng mạc suy giảm nên dễ mắc cận thị [10].
1.4.2. Cách đánh giá cận thị học đường
Có nhiều phương pháp khám xác định cận thị học đường. Trên lâm
sàng thường áp dụng một số phương pháp đánh giá cận thị học đường sau:
Phương pháp thử kính chủ quan (Dondes): phương pháp này đơn giản,
thuận tiện vì chỉ cần một hộp kính và một bảng đo thị lực. Tuy nhiên do chỉ

căn cứ vào chủ quan của bệnh nhân nên cịn chưa thật chính xác. Do đó khi áp
dụng trong nghiên cứu để loại trừ được sự điều tiết của mắt nên kết hợp thăm
khám kỹ và cho đối tượng nghỉ ngơi trước khi đánh giá thị lực [20], [41].

Thang Long University Library


Phương pháp soi bóng đồng tử (Streak retinoscopy): phương pháp
khách quan, người đo có thể xác định chính xác tình trạng khúc xạ của mắt
với gương hoặc máy soi bóng đồng tử. Tuy nhiên, phương pháp này ít được
áp dụng trong các nghiên cứu tại cộng đồng vì sẽ mất nhiều thời gian khi
khám và đòi hỏi người khám phải có nhiều kinh nghiệm mới có kết quả chính
xác [20], [19] [41].
Đo khúc xạ tự động (Auto refractometer): một phương pháp khách
quan để xác định cận thị học đường. Có ưu điểm là khám và cho kết quả
nhanh, khách quan [6], [41].
Để loại trừ sự điều tiết của mắt làm kết quả đo khúc xạ tự động khơng
chính xác, người được khám được nhỏ thuốc liệt điều tiết cyclopentolate 1% 3
lần, mỗi lần cách nhau 5 phút, sau khi tra lần thứ 3 khoảng 20 - 30 phút tiến
hành đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động [21], [44].
1.4.3 Tiêu chuẩn xác định cận thị học đường
Mắt được coi là chính thị: khi đo bằng máy đo khúc xạ tự động đã nhỏ
thuốc liệt điều tiết có độ khúc xạ cầu tương đương (công suất cầu tương
đương = công suất cầu + 1/2 công suất trụ) lớn hơn – 0,5D và nhỏ hơn +
2,0D.
Mắt được coi là cận thị học đường: tiêu chuẩn xác định cận thị học
đường khi đo thị lực giảm 7/10 kết hợp số đo kính thử ở trong giới hạn - 0,5D
≤ cận thị học đường ≤- 6D [4], [17], [41]
1.5 Một số nghiên cứu về thực trạng cận thị trên thế giới và tại Việt
Nam

1.5.1 Trên thế giới
Tổ chức Y tế thế giới ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng 2,3 tỷ
người bị tật khúc xạ. Do thời gian ảnh hưởng rất dài (cận thị thường bắt đầu
từ 7 tuổi) nên nếu tính theo “số người × năm bệnh” thì cận thị học đường là


20

nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa cao nhất trong các bệnh về mắt (cao
gấp 2 lần mù lòa do đục thủy tinh thể) [30].
Cận thị và cận thị nặng được ước tính ảnh hưởng đến 27% (khoảng 1893
triệu) và 2,8% (170 triệu) dân số thế giới và năm 2010. Theo các nghiên cứu
được công bố, tỷ lệ cận thị cao nhất ở các nước Đông Á. Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc và Singapore có tỷ lệ lưu hành xấp xỉ 50%, tỷ lệ này thấp hơn
ở Úc và các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ [50]. Theo liên hợp quốc dự
báo sơ bộ dựa trên dữ liệu về tỷ lệ lưu hành và số liệu về dân số cho thấy tỷ lệ
này ngày càng gia tăng cụ thể cận thị và cận thị nặng sẽ ảnh hưởng đến 52%
(4949 triệu) và 10% (925 triệu) vào năm 2050 [50].
Tỷ lệ cận thị có sự khác nhau giữa các khu vực và các quốc gia khác
nhau. Tỷ lệ cận thị ở các nước thuộc khu vực Châu Á thường cao hơn các khu
vực khác trên thế giới. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ em
trên toàn cầu của tác giả Rudnicka (2016) cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở các
quốc gia Châu Âu thường chỉ khoảng từ 3% - 5% ở trẻ em 10 tuổi và tăng lên
20% ở lứa tuổi 12 - 13 tuổi, trong khi đó ở các quốc gia Châu Á thì có tỷ lệ tật
khúc xạ rất cao, có nơi tỷ lệ tật khúc xạ chiếm tới 80% đến 90% ở học sinh
trung học phổ thông [63], [84], [88]. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh được
tăng dần theo lứa tuổi, tuổi càng lớn tỷ lệ mắc tật khúc xạ càng cao, học sinh
ở thành thị có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao hơn 2,6 lần học sinh ở các vùng nông
thôn [84].
Trong những năm vừa qua đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả

trên thế giới về tật khúc xạ và tất cả các nghiên cứu đều cho thấy tật khúc xạ
đang gia tăng nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở
các nước Châu Á [66], [61].
Tại Cairo, Ai Cập năm 2007, tỷ lệ trẻ em từ 7 - 15 tuổi bị cận thị là
55,7%, trong đó tỷ lệ có đeo kính chỉ chiếm 42,3%, nguyên nhân được ghi

Thang Long University Library


nhận chủ yếu do tình trạng kinh tế thấp. Và cũng nhận thấy có mối liên quan
có ý nghĩa thống kê giữa cận thị với giới tính của trẻ và tình trạng kinh tế gia
đình [55].
Một nghiên cứu về cận thị trên thế giới cho thấy tỷ lệ cận thị tăng dần
qua các năm tại khu vực Châu Á [82]. Tại Hồng Kông năm 2011, tỷ lệ cận thị
là 47,5%, có sự tăng dần từ 18,3% ở trẻ 6 tuổi đến 61,5% lúc trẻ 12 tuổi [75].
Tại Thái Lan, Ubolrat Nanthavisit (2008) nghiên cứu tình hình tật khúc xạ của
học sinh trường phật giáo ở Bangkok, Thái Lan, cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ của
học sinh là 18,74% [81]. Nghiên cứu Watanee Jenchitr (2012), về các nguyên
nhân gây giảm thị lực ở Thái Lan, cho thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ học sinh ở
học sinh Tiểu học là 33,94%, trong khi đó ở học sinh Trung học cơ sở là
41,15% [70]. Tại Trung Quốc nghiên cứu của Natban Congdon (2008) về tình
hình tật khúc xạ của học sinh Trung học Cơ sở ở vùng nông thôn Xichang
Trung Quốc, cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ là 41,2%, trong đó có 73,6% học sinh
bị tật khúc xạ nhưng chưa được chỉnh kính [54].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở các chủng tộc là khác
nhau. Ở Australia, Jenny và Huynh SC (2008), nghiên cứu sự phân bố tỷ lệ tật
khúc xạ ở 2353 học sinh từ 11- 15 tuổi của 21 trường Trung học Cơ sở ở
thành phố Sydney, Australia, cho thấy học sinh có nguồn gốc da trắng ở Châu
Âu có tỷ lệ tật khúc xạ thấp nhất là 4,6%, tiếp theo là các học sinh có nguồn
gốc Trung Đơng chiếm tỷ lệ 6,1% và cao nhất là các học sinh có nguồn gốc

Nam Á là 31,5% và Đông Á chiếm tỷ lệ 39,5%. Học sinh ở nội thành có tỷ lệ
cận thị là 17,8% trong khi đó ở khu vực ngoại thành có tỷ lệ cận thị là 6,9%.
Nguy cơ bị cận cao hơn ở nhóm học sinh có thời gian nhìn gần nhiều và thời
gian hoạt động ngồi trời ít. Tỷ lệ cận thị của nhóm học sinh có nguồn gốc
Châu Âu là 8,1% thấp hơn nhiều so với nhóm học sinh có nguồn gốc Đơng Á
là 55,1% [67]. Điều này chứng minh rằng ở học sinh có cùng nhóm tuổi và


22

cùng nguồn gốc nhưng học tập và sinh hoạt ở các mơi trường khác nhau thì có
tỷ lệ tật khúc xạ khác nhau.
Có nhiều nghiên cứu nói lên các yếu tố nguy cơ liên quan đến cận thị cần
được quan tâm như tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, trình độ học tập của cha
mẹ, tình trạng kinh tế gia đình, thời gian học tập, xem tivi, đọc sách báo, sử
dụng máy tính, thời gian hoạt động ngồi trời, mơi trường vệ sinh học
đường…
Nghiên cứu của Jenney M Ip ở Australia (2008) trên 2367 học sinh trung
học cơ sở về vấn đề cận thị và môi trường đô thị, cho kết quả học sinh ở nội
thành có tỷ lệ cận thị là 17,8% trong khi đó ở khu vực ngoại thành có tỷ lệ cận
thị là 6,9%. Nguy cơ bị cận cao hơn ở nhóm học sinh có thời gian nhìn gần
nhiều và thời gian hoạt động ngồi trời ít. Tỷ lệ cận thị của nhóm học sinh có
nguồn gốc Châu Âu là 8,1% thấp hơn nhiều so với nhóm học sinh có nguồn
gốc Đơng Á là 55,1% [67].
Các nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam tỷ lệ tật khúc xạ tăng
dần theo độ tuổi. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ em trên
toàn cầu của tác giả Rudnicka (2016) cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở các quốc gia
Châu Âu thường chỉ khoảng từ 3% - 5% ở trẻ em 10 tuổi và tăng lên 20% ở
lứa tuổi 12 - 13 tuổi, trong khi đó ở các quốc gia Châu Á thì có tỷ lệ tật khúc
xạ rất cao, có nơi tỷ lệ tật khúc xạ chiếm tới 80% đến 90% ở học sinh trung

học phổ thông [85], [91].
Tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh được tăng dần theo lứa tuổi, tuổi càng
lớn tỷ lệ mắc tật khúc xạ càng cao, học sinh ở thành thị có tỷ lệ mắc tật khúc
xạ cao hơn 2,6 lần học sinh ở các vùng nông thôn [85].
Kết quả điều tra của nhiều nhà nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới
cho thấy, thực trạng mắc cận thị đang gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ mắc cận thị
học đường năm sau cao hơn năm trước rất rõ rệt.

Thang Long University Library


1.5.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam tỷ lệ cận thị cũng ở mức cao và đang ngày càng gia tăng.
Hiện nay Việt Nam được xem là một trong những nước có tỷ lệ tật khúc xạ rất
cao, theo số liệu điều tra của các nhà nghiên cứu tại nhiều tỉnh thành phố thì
trong những năm gần đây tỷ lệ tật khúc xạ gia tăng rất nhanh, đặc biệt là ở
khu vực thành thị [7], [14].
Nghiên cứu của Trần Minh Tâm (2006) tại quận 9 thành phố Hồ Chí
Minh, tỷ lệ cận thị ở học sinh cấp 2 trên địa bàn Quận 9 là 16,11% và có mối
liên quan giữa thời gian học trong ngày với cận thị. Thời gian học trong ngày
càng nhiều càng có nguy cơ bị cận thị [31].
Nghiên cứu khác của Vũ Quang Dũng (2008) ở Thái Ngun, Hồng
Ngọc Chương (2010) ở Huế cho thấy có nhiều yếu tố liên quan giữa cận thị
học đường với việc học sinh không thực hiện đúng vệ sinh trong học tập, cụ
thể là thói quen cúi đầu khi học, chơi điện tử ≥ 2 giờ/ngày, thói quen thường
xuyên nằm học ở nhà và không chơi thể thao [7], [12].
Tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, Lê Thị Thanh Xuyên và cộng
sự, công bố tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh trung học cơ sở là 46,11% [47].
Nghiên cứu của Lê Thị Minh Trân (2009) tại trường trung học cơ sở Hồng
Văn Thụ, quận 10 thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy tỷ lệ học sinh mắc cận

thị là 55,08% [36].
Nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan (2010) tại trường trung học cơ sở
Phan Chu Trinh, quận Ba Đình, Hà Nội, kết quả có đến 50,3% học sinh bị cận
thị. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh dành khá nhiều thời gian cho việc
xem tivi và sử dụng máy tính (31, 8% xem ti vi hơn 2 giờ/ngày và 12,7% sử
dụng máy tính hơn 2 giờ/ngày), ngồi ra cịn nói đến áp lực học thêm khi có
đến hơn 81% học sinh học thêm một tuần trên 10 giờ [22].


24

Tiền sử gia đình có người bị tật khúc xạ là yếu tố nguy cơ quan trọng
nhất. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng 33% đến 60% trẻ bị cận thị có cả
cha và mẹ bị cận thị. Trong khi đó 23% đến 40% trẻ bị cận thị có cha hoặc mẹ
bị cận thị và chỉ có 6% đến 15% trẻ cận thị khơng có cha và mẹ bị cận thị [7],
[19]. Tại Việt Nam nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chương (2012), cho thấy
những học sinh có bố mẹ bị tật khúc xạ thì nguy cơ mắc tật khúc xạ cao gấp
2,2 lần so với các học sinh khác. Tương tự kết quả nghiên cứu của Vũ Quang
Dũng (2008), cho thấy những học sinh có tiền sử gia đình bị tật khúc xạ thì có
nguy cơ mắc tật khúc xạ cao gấp 2,3 lần các học sinh khơng có tiền sử gia
đình bị tật khúc xạ [7], [12].
Cường độ chiếu sáng và hệ số chiếu sáng tại lớp học không đạt tiêu
chuẩn theo quy định cũng là yếu tố liên quan đến tật khúc xạ học đường.
Những trường đạt tiêu chuẩn về hệ số chiếu sáng lớp học thì nguy cơ mắc tật
khúc xạ của học sinh giảm 47% so với những trường không đạt tiêu chuẩn về
hệ số chiếu sáng. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác như Trần Văn
Nhật (2004), Hoàng Ngọc Chương (2012) ở Đà Nẵng, Vũ Quang Dũng
(2008) ở Thái Nguyên và Chu Thị Loan (2010) ở Hà Nội cũng cho rằng yếu
tố vệ sinh học đường có liên quan chặt chẽ với tật khúc xạ [7], [12], [23],
[28].

Theo tác giả Vũ Quang Dũng ít hoạt động nhìn xa và hoạt động thể
thao ngồi trời là yếu tố quan trọng dẫn đến tật khúc xạ học sinh. Kết quả
nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2008) cơng bố những học sinh tham gia
hoạt động ngồi trời trên 2 giờ/ngày với các hoạt động như đá bóng, đá cầu,
cầu lơng, chạy, nhảy dây hoặc các hoạt động thể dục thể thao khác thì nguy
cơ mắc tật khúc xạ giảm 47% so với những học sinh hoạt động ngoài trời
dưới 2 giờ/ngày [12].

Thang Long University Library


Nghiên cứu cắt ngang của Phạm Thị Nhuyên trên 221 sinh viên Khoa
Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng – Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương
năm 2013 cho thấy tỷ lệ cận thị chung là 51,6%. Kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy tỷ lệ cận thị ở nữ gấp 3,75 lần so với sinh viên nam. Hầu hết cận thị do
nguyên nhân mắc phải (96,5%) và nguyên nhân bẩm sinh rất hiếm gặp
(3,5%). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy độ cận thị trung bình chiếm tỷ lệ
cao nhất >0,25 -3.0 D (48,87%) rất hiếm sinh viên bị cận > 3,0 – 6,0 D
(2,94%). Hiện tại có đeo kính thị lực 10/10- 6/10 chiếm tỷ lệ cao hơn thị lực
5/10-1/10 chiếm tỷ lệ thấp hơn so với khơng kính [29].
Nghiên cứu của tác giả Dương Hồng Ân và cộng sự (2013-2014) được
tiến hành ở 1725 sinh viên mới nhập học tại Đại học Thăng Long nhằm xác
định tỷ lệ cận thị và một số yếu tố liên quan. Tỷ lệ tân sinh viên bị cận thị
chiếm 61,62%, tỷ lệ này ở nam sinh viên là 19,76%, ở nữ sinh viên là
41,86%. Trong số 395 sinh viên bị cận thị tham gia nghiên cứu, nam chiếm
29,02%, nữ chiếm 70,98%. Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, số sinh viên
học THPT tại các trường khu vực thành thị chiếm 80,75%, học tại khu vực
nông thông chiếm 19,25%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ cận thị
giữa các sinh viên học THPT tại thành thị và nơng thơn (p<0,05). Có tới
68,96% đối tượng tham gia nghiên cứu thường xuyên đọc sách trong tư thế

nằm và nhóm đối tượng này có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao hơn gấp
2,23 lần nhóm đối tượng thường xuyên đọc sách trong tư thế ngồi. Số đối
tượng khi đọc sách, báo có khoảng cách từ mắt đến sách nhỏ hơn 30cm chiếm
97,35%, và nguy cơ bị cận thị độ II trở lên ở nhóm đối tượng này cao hơn gấp
3,21 lần nhóm đọc sách có khoảng cách phù hợp (từ 30 – 40cm). Nhóm sinh
viên có thời gian học thêm ở cấp THPT lớn hơn 10 giờ/tuần có nguy cơ bị cận
thị độ II trở lên cao gấp 1,96 lần nhóm sinh viên khơng đi học thêm hoặc học


×