Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Thực trạng cận thị học đường ở học sinh THCS thành phố đồng hới và tác dụng của một số bài tập thể dục dành cho mắt bị cận thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

MAI VĂN MINH
THỰC TRẠNG CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG
Ở HỌC SINH THCS THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI VÀ
TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH
CHO MẮT BỊ CẬN THỊ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC SINH HỌC



Nghệ An - 2014
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

MAI VĂN MINH
THỰC TRẠNG CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG
Ở HỌC SINH THCS THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI VÀ
TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH
CHO MẮT BỊ CẬN THỊ
Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.01.14
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. Hoàng Thị Ái Khuê

Nghệ An - 2014
ii
LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình thực hiện đề tài ,tôi đã nhận được hướng dẫn khoa học
,sự chỉ bảo tận tình của cô giáo PGS.TS Hoàng Thị Ái Khuê .Xin được gửi tới
Cô tình cảm thiêng liêng và lòng biết ơn sâu sắc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa sau đại học ,Bộ
môn Sinh học thực nghiệm ,Khoa sinh học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc và cán bộ trung tâm mắt
Quảng Bình, Ban giám hiệu trường THCS Hải Đình, THCS Đồng Mỹ, THCS
Lộc Ninh đã tạo điều kiện và cho phép tôi lấy số liệu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn !
Nghệ An, ngày 10 tháng 9 năm 2014
Học viên
Mai Văn Minh
i
MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ix
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU x
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU xi
1.3.2. Tìm hiểu tác dụng của một số bài tập thể dục mắt trong việc cải thiện thị lực cho học sinh
bị cận thị xi
IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI xi
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU xii
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM xii
1.1.1. Khái niệm về tật khúc xạ xii
1.1.2. Khái niệm mắt chính thị xvi
1.1.3. Phân loại cận thị xvi

1.1.4. Các dấu hiệu của trẻ bị cận thị [1,2,11] xviii
1.1.5. Cơ chế gây cận thị học đường (cận thị khúc xạ) [4,8,52] xviii
1.2.1.Góc thị giác xx
1.2.2. Khám thị lực bằng bảng thị lực xxi
1.2.3. Quy ước ghi kết quả thị lực xxii
1.2.4.Các yếu tố ảnh hưởng tới thị lực xxii
1.2.5. Phương pháp đo thị lực xxiii
1.2.5.1. Đo thị lực xa xxiii
1.2.5.2. Đo thị lực với kính lỗ xxiv
1.2.5.3. Đo thị lực gần xxv
1.3.1. Viễn điểm điều tiết xxvi
1.3.2. Cận điểm điều tiết xxvi
1.3.3. Những cơ chế phối hợp điều tiết xxviii
ii
1.3.4. Co quắp điều tiết xxix
1.3.5 Các thuyết về cơ chế điều tiết xxx
1.4. THỰC TRẠNG CẬN THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM xxxiii
1.4.1.Tình hình cận thị trên Thế giới xxxiii
1.4.2. Tình hình cận thị ở Việt Nam xxxiv
1.6. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BÀI TẬP THỂ DỤC MẮT ĐIỀU CHỈNH ĐỘ CẬN THỊ VÀ TĂNG CƯỜNG THỊ
LỰC xxxvi
1.6.1. Nghiên cứu trong nước xxxvi
1.6.2. Nghiên cứu trên thế giới xxxvii
Sau Bates thì các nhà khoa học như Margaret Darst Corbett và Huxey [54] đã ứng dụng và
phát triển phương pháp Bates trong cộng đồng. Tuy nhiên tại thời điểm đó, khoa học còn ít
quan tâm đến phương pháp này và sau vài thập niên đã có một số nhà khoa học cho rằng quan
niệm nguyên nhân tật khúc xạ của Bates chủ yếu do căng thẳng trí não là quan điểm sai lầm. Vì
đã là tật khúc xạ là do những khiếm khuyết về cấu tạo và chức năng của các bộ phận khúc xạ
trong mắt như giác mạc, thủy tinh thể. Trong thời gian đó khoa học cũng chưa phân định rõ rằng
ra cận thị khúc xạ (cận thị đơn thuần), cận thị trục (cận thị bệnh lý) thêm vào đó đầu thế kỷ 20,

cận thị ở cộng đồng chủ yếu là cận thị trục (cận thị bệnh lý) nên các thử nghiệm phương pháp
Bates lên đối tượng cận thị đều thất bại bởi các bài tập của Bates không thể điều chỉnh được độ
dài của trục nhãn cầu mà chỉ có tác dụng tăng điều tiết các bộ phận khúc xạ. Chính vì vậy mà đã
có nhiều tác giả cho rằng, các bài tập của Bates đưa ra không gọi là bài tập thể dục mắt mà được
gọi là bài tập thể dục cho não bộ xxxviii
Nghiên cứu của G. Gopinathan (2012) [28] được công bố trên khoa học và sức khỏe của
Mỹ cho thấy, sau 6 tuần thực hành chương trình thể dục mắt của Bates và Swami Sivananda cho
thấy, có sự cải thiện thị lực đáng kể (độ cận thị giảm 0,75D) xl
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
xliv
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU xliv
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu xliv
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu xliv
2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ đối tượng thực nghiệm xliv
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU xliv
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu xlv
iii
2.2.2. Phương pháp điều tra xlv
2.2.3. Phương pháp xác định độ cận thị và thị lực xlv
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm xlvi
2.2.5. Phương pháp thống kê xlvi
2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU xlvii
2.4. Phương tiện nghiên cứu xlviii
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN xlix
A- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU xlix
3.1. Thực trạng tật khúc xạ và cận thị của học sinh THCS tại TP. Đồng Hới, Quảng Bình xlix
3.1.1. Một số nét về vùng nghiên cứu xlix
3.1.2.Thực trạng tật khúc xạ và cận thị tại trường THCS TP. Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình l
3.2. Tác dụng của các phương pháp thể dục mắt đối với mắt bị cận thị lvi
3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu lvi

3.2.2. Tác dụng của bài tập thể dục mắt lên độ cận thị và thị lực của học sinh bị cận thị lviii
3.2.2.1. Tác dụng của một số bài tập thể dục mắt lên độ cận thị lviii
3.2.2.2. Tác dụng của bài tập thể dục mắt lên thị lực của học sinh bị cận thị khúc xạ lxi
B. BÀN LUẬN lxv
3.3. Bàn luận về tỉ lệ cận thị học đường lxv
3.4. Bàn luận về tác dụng của bài thể dục mắt lxvii
3.4.1. Tác dụng Phương pháp Bates đối với mắt bị cận thị lxvii
3.4.2. Tác dụng Phương pháp vận động tam liên đối với mắt bị cận thị lxix
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ lxxvi
I.KẾT LUẬN lxxvi
II.KIẾN NGHỊ lxxvii
TÀI LIỆU THAM KHẢO lxxviii
iv
24.Cooper J, Schulman E, Jamal N. (2012), “Current status on the
development and treatment of myopia”. American Optometric
Association lxxx
25.Enck Kanaj (2013), The Lazy Way to Improve Myopia:
Reversing Nearsightedness In Just Five Minutes a Day, Kindle
Edition lxxx
26.Ewalt R. (2004) , The Baltimore Myopia Control Project.
Journal of the American Optometric Association. No 144, p: 121-
128 lxxx
36.Muller (1842), Vision And Mission, Published by Karman
Nidd, The 8th edition lxxxi
37.Orlin Sorensen (2002), Rebuild your vision Better eyesight
without glasses, contacts and surgery. Publishing Washington
Optometric Association lxxxi
38.Peachey, G.T., (2007). Principles of vision therapy. In: Press
LJ, ed. Applied Concepts in Therapy. Optometric
Extension Program Foundation, Santa Ana, CA, pp: 9-20.

lxxxi
44.Sells, et al. (2007), Evaluation of Research on Effects of Visual
Training. American Journal of Ophthalmology. No160 , p: 121-
128 lxxxii
PHỤ LỤC lxxxiv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTKX Cận thị khúc xạ
CTT Cận thị trục
v
BN Bệnh nhân
BBT Bóng bàn tay
D Đi ôp
ĐNT Đếm ngón tay
HS Học sinh
MP Mắt phải
MT Mắt trái
TH Tiểu học
TN Thực nghiệm
TKX Tật khúc xạ
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TT Trung Tâm
WHO Tổ chức Y tế thế giới
DANH MỤC BẢNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ix
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU x
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU xi
vi
IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI xi
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU xii

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
xliv
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN xlix
B. BÀN LUẬN lxv
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ lxxvi
TÀI LIỆU THAM KHẢO lxxviii
24.Cooper J, Schulman E, Jamal N. (2012), “Current status on the
development and treatment of myopia”. American Optometric
Association lxxx
25.Enck Kanaj (2013), The Lazy Way to Improve Myopia:
Reversing Nearsightedness In Just Five Minutes a Day, Kindle
Edition lxxx
26.Ewalt R. (2004) , The Baltimore Myopia Control Project.
Journal of the American Optometric Association. No 144, p: 121-
128 lxxx
36.Muller (1842), Vision And Mission, Published by Karman
Nidd, The 8th edition lxxxi
37.Orlin Sorensen (2002), Rebuild your vision Better eyesight
without glasses, contacts and surgery. Publishing Washington
Optometric Association lxxxi
38.Peachey, G.T., (2007). Principles of vision therapy. In: Press
LJ, ed. Applied Concepts in Therapy. Optometric
Extension Program Foundation, Santa Ana, CA, pp: 9-20.
lxxxi
vii
44.Sells, et al. (2007), Evaluation of Research on Effects of Visual
Training. American Journal of Ophthalmology. No160 , p: 121-
128 lxxxii
PHỤ LỤC lxxxiv
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ ix
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU x
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU xi
IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI xi
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU xii
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
xliv
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN xlix
B. BÀN LUẬN lxv
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ lxxvi
TÀI LIỆU THAM KHẢO lxxviii
24.Cooper J, Schulman E, Jamal N. (2012), “Current status on the
development and treatment of myopia”. American Optometric
Association lxxx
25.Enck Kanaj (2013), The Lazy Way to Improve Myopia:
Reversing Nearsightedness In Just Five Minutes a Day, Kindle
Edition lxxx
26.Ewalt R. (2004) , The Baltimore Myopia Control Project.
Journal of the American Optometric Association. No 144, p: 121-
128 lxxx
viii
36.Muller (1842), Vision And Mission, Published by Karman
Nidd, The 8th edition lxxxi
37.Orlin Sorensen (2002), Rebuild your vision Better eyesight
without glasses, contacts and surgery. Publishing Washington
Optometric Association lxxxi
38.Peachey, G.T., (2007). Principles of vision therapy. In: Press
LJ, ed. Applied Concepts in Therapy. Optometric
Extension Program Foundation, Santa Ana, CA, pp: 9-20.
lxxxi

44.Sells, et al. (2007), Evaluation of Research on Effects of Visual
Training. American Journal of Ophthalmology. No160 , p: 121-
128 lxxxii
PHỤ LỤC lxxxiv
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cận thị là một loại tật khúc xạ của mắt, thường xuất hiện và tiến triển ở
lứa tuổi học sinh [2,8,9]. Cận thị gây giảm thị lực, giảm khả năng nhìn xa và ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ [8,9,17]. Hiện
nay cận thị học đường chiếm tỉ lệ cao trong các lứa tuổi học sinh và trở thành
vấn đề cần quan tâm sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước trên Thế giới, châu Á và
Việt Nam [6,7,23]. Năm 2010, tổ chức WHO đã khẳng định, cận thị - thách thức
thực sự đối với nền y sinh của nhân loại [49].
Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng
tật khúc xạ cũng như cận thị ở cộng đồng nói chung và học sinh nói riêng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ cận thị học đường ngày càng gia tăng khắp cả
nước, nhất là các vùng thành thị [7,10,12]. Tại Việt Nam, theo khảo sát của
Bệnh viên Mắt trung ương cho thấy, năm 2010 tỉ lệ cận thị trong giới học đường
là 25-35%, năm 2013, tỉ lệ này lên đến 30-40%, ở một số thành phố lớn, tỉ lệ này
có thể lên 60-70% ở các trường chuyên lớp chọn [52].
ix
Để tiến hành và hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì
nhu cầu xã hội đòi hỏi con người phải có kiến thức cao, học sinh, sinh viên phải
học tập nhiều hơn, về cường độ cũng như về thời gian, với các phương tiện học
tập đa dạng, phong phú hơn như ti vi, máy vi tính, mạng Internet chắc chắn sẽ
làm gia tăng tỉ lệ cận thị [ 28,38]. Bộ Giáo dục đã có nhiều biện pháp can thiệp
để làm giảm tỉ lệ cân thị học đường như kích thước bàn ghế, chiếu sáng [1]. Bộ
y tế đã hướng dẫn ứng dụng chế độ dinh dưỡng và các biện pháp can thiệp như
sử dụng kính, châm cứu, ấn huyệt, mổ Lasik [3,34]. Tuy nhiên sử dụng kính chỉ
có tác dụng giúp nhìn rõ vật mà không cải thiện được nguyên nhân hoặc điều
chỉnh được tật khúc xạ của mắt. Việc mổ Lasik chỉ được tiến hành khi đến tuổi

18 và tốn kém [27]. Do đó cần có những nghiên cứu biện pháp phòng và điều
chỉnh các tật khúc xạ khi mới xuất hiện, nhằm cải thiện thị lực, nâng cao thành
tích học tập và năng suất lao động có hiệu quả. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
ứng dụng tập luyện bài tập thể dục cho mắt thường xuyên để nâng cao thị lực,
giảm tật khúc xạ là việc làm có tính cấp thiết và đáp ứng yêu cầu thực tiễn ngày
càng gia tăng tỉ lệ cận thị ở học sinh tại Việt Nam, cũng như sự cam kết và
hưởng ứng của Việt Nam trước sáng kiến hướng đến thị lực năm 2020 của Liên
hợp quốc“Quyền được nhìn thấy”[21].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu can thiệp các bài tập thể dục mắt như
Bates [20], Margaret Darst Corbett và Huxey (1940) [54], Rosenfiel và các cộng
sự (1998) [40], Sherman et al (2007) [45], Swami Sivananda (2001) [47],
Vandana J. Rathod and at al (2009) [48], G. Gopinathan (2012) [26], Orlin
Sorensen (2002) [37], Balliet, PHD, et al [19], Ewalt R. (2004) [26], Sells, et al
[43] mang lại hiệu quả trong việc cải thiện thị lực, phòng và chữa cận thị khúc xạ.
Việc tiến hành nghiên cứu về thực trạng và đánh giá tác dụng các bài tập
thể dục mắt trong việc cải thiện thị lực nhằm góp phần nâng cao thành tích học
tập, nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã
hội của nước nhà.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
x
Nghiên cứu tiến hành với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng cận thị học đường ở học sinh THCS tại Thành phố
Đồng Hới – Quảng Bình.
2. Tìm hiểu tác dụng của một số bài tập thể dục mắt đối với thị lực của học
sinh bị cận thị.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Điều tra thực trạng cận thị học đường ở học sinh THCS tại Thành phố
Đồng Hới –Tỉnh Quảng Bình (dựa vào số liệu của TT mắt Quảng Bình năm
2013)
- Thống kê số lượng học sinh tật khúc xạ THCS tại 3 trường (Hải Đình, Đồng

Mỹ, Lộc Ninh).
- Thống kê số lượng và tỉ lệ học sinh cận thị trục và cận thị khúc xạ ở 3
trường THCS trong nghiên cứu.
- Thống kê số lượng và tỉ lệ học sinh cận thị ở các mức thị lực ở 3 trường
THCS trong nghiên cứu.
1.3.2. Tìm hiểu tác dụng của một số bài tập thể dục mắt trong việc cải thiện
thị lực cho học sinh bị cận thị
- Chọn đối tượng thực nghiệm
- Khám xác định độ cận thị, đo thị lực của học sinh bị cận thị trục và cận thị
khúc xạ trước khi phân nhóm thực nghiệm
- Tổ chức hướng dẫn thực hành các bài tập thể dục mắt trong thời gian 2 tháng
theo phương pháp Bates và phương pháp vận động tam liên.
- Xác định độ cận thị và thị lực ở 3 nhóm nghiên cứu sau 2 tháng.
- Xác định độ cận thị của học sinh sau 1 tháng kết thúc thời gian thực nghiệm.
IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
xi
Nghiên cứu tác dụng các bài tập thể dục mắt có ý nghĩa trong việc bổ sung
các biện pháp phòng và chữa trị cận thị khúc xạ, giảm tỉ lệ cận thị học đường,
góp phần nâng cao thành tích học tập cho học sinh và năng suất lao động trong
thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm về tật khúc xạ
Tật khúc xạ (TKX) là từ chung chỉ các tật cận thị, viễn thị và loạn thị của
mắt, trong đó cận thị là tật khúc xạ chiếm tỉ lệ khá cao trong cộng đồng. Khi mắt
bị TKX tức là mắt có thiếu sót ở các thành phần quang học (như giác mạc, thể
thủy tinh) làm cho ánh sáng đi vào mắt qua các thành phần này không tạo thành
tiêu điểm rõ nét trên võng mạc, do đó mắt bị nhìn đồ vật sẽ bị nhòe, mờ, không
rõ nét [8,9,52].
xii

Hình 1.1. Mắt chính thị, cận thị, viễn thị
Viễn thị là khi các tia sáng từ xa tới mắt hội tụ ở sau võng mạc (thay vì
đúng trên võng mạc). Mắt viễn thị nhẹ có thể nhìn bình thường nhưng thường bị
xiii
mỏi mắt do điều tiết. Nếu viễn thị nặng thì nhìn các vật ở xa và gần đều mờ.
Viễn thị có thể kèm theo loạn thị [9].
Loạn thị là khi các tia sáng tới mắt không hội tụ ở một điểm mà ở nhiều
điểm khác nhau trên võng [17]. Là có hệ quang học không phải là lưỡng chất
cầu. Nghĩa là bề mặt giác mạc không phải đồng nhất hình cầu mà có những kinh
tuyến với các đường kính khác nhau. Do đó ảnh của một điểm qua hệ quang học
này không phải một điểm mà là một đường thẳng. Như vậy sự khác nhau giữa
viễn thị và loạn thị là sự khác nhau về khúc xạ. Mắt Viễn thị là mắt có khúc xạ
lượng chất cầu. Còn mắt loạn thị không phải cầu mà có thể coi như nhiều kính
trụ chồng lên nhau. Mắt loạn thị có thể đi cùng với cận và viễn thị. Điều chỉnh
kính cho mắt loạn thị phức tạp hơn so với mắt cận và viễn. Mắt loạn thị nhìn vật
bị mờ và biến dạng. Loạn thị có thể phối hợp với cận thị hoặc viễn thị [8,18].



Hình 1.2.Hình ảnh mắt loạn thị (nguồn internet)
Cận thị là khi các tia sáng từ xa tới mắt hội tụ ở trước võng mạc (thay vì đúng
trên võng mạc). Mắt cận thị nhẹ thường nhìn gần vẫn bình thường, nhưng nhìn
xa không rõ. Cận thị có thể đơn độc hoặc kèm theo loạn thị [8,18].
Cận thị (tên khoa học là myopia) là hiện tượng rối loạn thị giác, khi đó con
người chỉ có khả năng phân biệt các chi tiết nhỏ của các vật và hình ảnh nằm
trong cự ly gần. Những vật đó khi nằm ở cự ly xa sẽ được ghi nhận lại một cách
lờ mờ không rõ nét. Vật càng nằm ở cự ly xa bao nhiêu thì mắt người nhìn thấy
vật đó càng kém bấy nhiêu [2,11,17].
xiv
Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến rất hay gặp ở lứa tuổi học sinh.

Tính chất vật lý của sự rối loạn khúc xạ ở bệnh cận thị rất đơn giản: Bình thường
ảnh của sự vật đi qua các hệ thống quang học của mắt rồi được hội tụ đúng trên
võng mạc, giúp mắt nhìn rõ được cảnh vật nhưng do sự bất thường của hệ thống
khúc xạ, hình ảnh của vật không được hội tụ nằm trên võng mạc mà bị hội tụ
nằm trước võng mạc dẫn đến nhìn mờ [17,52].


Hình 1.3. Ảnh của vật hội tụ trước võng mạc- Nguồn internet
Cận thị là một loại tật khúc xạ của mắt, trong đó tiêu điểm sau ở phía
trước võng mạc, do đó mắt cân thị không nhìn rõ các vật ở xa, thị lực nhìn xa
bao giờ cũng dưới 10/10 [8].
Cận thị là một loại tật khúc xạ đáng quan tâm nhất không chỉ vì là loại hay
gặp nhất, mà còn vì nó có thể dẫn tới các nguy cơ như rách hay bong võng mạc,
hoặc tăng nhãn áp. Nếu cận thị không được điều chỉnh sẽ làm giảm thị lực, gây
cản trở cho sinh hoạt hàng ngày và liên quan tới việc chọn nghề nghiệp [12,15].
TKX thường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, nhất là từ 11 – 15 tuổi, trong đó
cận thị, chiếm khoảng hơn 80%, vì vậy người ta hay dùng từ “Cận thị học
đường” để chỉ tình trạng này. Ngoài ra cũng có một số ít trường hợp bị TKX ở
tuổi rất nhỏ, hoặc ở tuổi trưởng thành sau những lần thay đổi lớn về sức khỏe
như thai sản, chấn thương, bệnh lý nội khoa v.v. Tật khúc xạ thường có xu
xv
hướng phát triển tăng dần cho đến khoảng 18 - 20 tuổi thì dừng lại. Xuất hiện
càng sớm và càng nặng thì sự tăng độ càng nhiều [6,8,18].
1.1.2. Khái niệm mắt chính thị
Mắt chính thị là mắt có cấu tạo hài hòa giữa chiều dài trước sau của nhãn
cầu và công suất hội tụ của mắt. Khi đó ảnh của một vật ở vô cực (quang sinh
lí là 5m) sẽ hội tụ đúng trên võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau trùng với võng
mạc. Lúc đó người ta sẽ thấy ảnh rõ nét [2].
Bình thường ảnh của sự vật đi qua các hệ thống quang học của mắt rồi
được hội tụ đúng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ được cảnh vật [8,18].

1.1.3. Phân loại cận thị
 Phân loại theo cơ chế bệnh sinh [4, 8, 17, 18]
Cận thị gồm 2 loại: cận thị trục (cận thị bệnh lý), cận thị khúc xạ (cận thị
đơn thuần hay cận thị giả).
- Cận thị khúc xạ (cận thị đơn thuần): Xảy ra do lực khúc xạ của mắt quá
lớn, (do lực khúc xạ của giác mạc hoặc thể thủy tinh quy định) trong khi chiều
dài trục nhãn cầu bình thường. Loại này hay gặp trong cận thị học đường nên
còn gọi là cận thị học đường hoặc cận thị giả. Khi mắt phải nhìn gần với cường
độ lớn và trong một thời gian dài, thể thủy tinh và giác mạc bị phồng lên làm
tăng độ hội tụ của mắt. Lúc này muốn nhìn rõ, phải đưa hình ảnh của vật lại gần
mắt. Những sự vật ở xa, mắt nhìn không rõ ở các mức độ khác nhau tùy theo
mức độ cận thị. Cận thị học đường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, xuất hiện càng
sớm thì khả năng tiến triển càng nhanh và nặng. Cận thị học đường đơn thuần ít
khi quá - 6 đi ốp (D) và thường không kèm theo giãn mỏng võng mạc và các
nguy cơ khác của đáy mắt.
Sự phát triển nhanh hay chậm của cận thị là tùy thuộc vào lứa tuổi bắt đầu
bị cận. Nếu dưới 8 tuổi bị cận thì mỗi năm sẽ tăng lên -1D. Nếu từ 8 đến 10 tuổi
mới bắt đầu bị cận thì mỗi năm nặng thêm -0.7D. Trong những mắt cận bắt đầu
xvi
từ sau 10 tuổi thì cứ 3 năm phát triển thêm 1D. Dù cận thị bắt đầu ở lứa tuổi nào,
cũng phát triển trong vòng 3 hoặc 4 năm thì ngừng, nhưng sau đó, có thể có
những đợt phát triển mới làm cho mắt càng nặng.
Nguyên nhân của cận thị khúc xạ do:
+ Do môi trường học tập của học sinh chưa tốt được thể hiện ở các điểm
sau: chiếu sáng nơi học (phòng học, góc học tập) của các em chưa đủ sáng. Bàn
ghế học tập không phù hợp với tầm vóc của học sinh.
+ Ngồi học không đúng tư thế (cúi gằm, nhìn gần).
+ Bàn ghế có kích thước không phù hợp với lứa tuổi, bàn quá cao làm cho
mắt gần với sách vở.
+ Thiếu ánh sáng khi đọc viết

+ Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng.
+ Đọc sách, đọc chuyện nhiều giờ, sử dụng máy vi tính, chơi trò chơi điện tử
quá mức…khiến mắt phải điều tiết nhiều
+ Do chương trình và giờ học ngày càng tăng.
Nguyên nhân được cho là do mắt phải nhìn gần trong thời gian dài, sử dụng
thường xuyên các công nghệ hiện đại, học tập và làm việc dưới ánh sáng nhân
tạo… khiến mắt phải điều tiết nhiều, lúc này muốn nhìn rõ phải đưa vật đến gần,
những vật ở xa mắt nhìn không rõ ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ cận
thị. Tật cận thị tiến triển chậm, ít khi quá -6.00 diop và tỷ lệ biến chứng thấp.
- Cận thị trục hay còn gọi là cận thị bệnh lý
Cận thị bệnh lý là loại cận thị do trục của nhãn cầu quá dài, trong khi lực
khúc xạ của mắt bình thường. Thay vì tia sáng hội tụ tại đúng võng mạc thì nó
lại hội tụ ở trước võng mạc khiến trẻ bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật
gần mắt mà không nhìn rõ vật ở xa. Nguyên nhân làm trục nhãn cầu bị dài ra là
do cấu trúc của thành nhãn cầu bị dãn mỏng. Loại cận thị này thường có tính
chất gia đình và thường xảy ra rất sớm ngay khi trẻ còn nhỏ tuổi, chưa đi học.
Cận thị tiến triển rất nhanh, làm thị lực giảm sút nhiều.
Nguyên nhân của cận thị bệnh lý:
xvii
+ Do di truyền: Nếu trẻ có bố hoặc mẹ bị cận thị từ 6 đi ốp trở lên, khả
năng bệnh di truyền sang trẻ là 100%.
+ Trẻ sinh non, trẻ có cân nặng thấp khi sinh: Hầu hết những trẻ sinh non
từ 2 tuần trở lên và trẻ sinh ra có cân nặng thấp đều bị cận thị ở giai đoạn từ học
vỡ lòng đến tuổi thiếu niên.
Độ cận thị bệnh lý từ -6.00 diop trở lên. Cận thị bệnh thường >-7D, có
khi tới -20 hoặc -30D và nhất là có tổn hại ở đáy mắt.
 Phân loại theo độ cận thị [8]
Theo các sách chuyên sâu về mắt có 3 loại cận thị:
Phân loại Độ cận thị Thường gặp
Cận thị nhẹ < - 3.0D Cận thị đơn thuần

Cận thị trung bình - 3.0D đến - 6.0D Cận thị đơn thuần
Cận thị nặng > - 6.0D. Cận thị bệnh lý
1.1.4. Các dấu hiệu của trẻ bị cận thị [1,2,11]
+ Trẻ hay nheo mắt, chói mắt, giụi mắt, mỏi mắt do khả năng điều tiết của
mắt kém.
+ Trẻ không nhìn rõ mọi vật ở khoảng cách trên 1m.
+ Trẻ dí sát mặt vào cuốn sách trong khi đọc, khó đọc do không nhìn rõ chữ.
+ Trẻ thường phải chép bài của bạn do không nhìn rõ các chữ trên bảng.
+ Trẻ nhức đầu, chảy nước mắt do mỏi mắt.
+ Trẻ làm kém hiệu quả trong các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ
hình, tập đọc,…vv.
1.1.5. Cơ chế gây cận thị học đường (cận thị khúc xạ) [4,8,52]
Bình thường, khoảng cách thích hợp từ mắt đến sách vở hoặc máy vi tính
là 33 đến 40 cm. Nếu mắt phải làm việc ở khoảng cách gần liên tục nhiều giờ
trong ngày, nhiều ngày liền trong tháng, đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh
sáng thì thủy tinh thể luôn luôn phải điều tiết, bị căng phồng nên mệt mỏi, căng
cứng, khó điều tiết. Nếu mắt không được nghỉ ngơi, đến một lúc nào đó, thủy
tinh thể không thể xẹp xuống được nữa, lực điều tiết của mắt luôn duy trì ở mức
quá mạnh, gây cận thị. Cận thị không chỉ gây khó khăn cho việc học tập, mà nếu
xviii
nặng sẽ có thể gây nhiều biến chứng như vẩn đục dịch kính (mắt nhìn thấy nhiều
vật lơ lửng như ruồi bay trước mắt) hoặc bong võng mạc, gây mù. Do vậy, người bị
cận thị cần đi khám định kỳ để theo dõi các thay đổi ở võng mạc. Nếu đã bị bong
võng mạc, cần điều trị càng sớm càng tốt bằng phẫu thuật.
1.1.6. Khái niệm về thị lực [8, 18]
Thị lực là một phần quan trọng của chức năng thị giác, nó bao gồm nhiều
thành phần trong đó chủ yếu là khả năng phân biệt ánh sáng và khả năng phân
biệt không gian. Trên lâm sàng, chúng ta thường coi thị lực tương ứng với lực
phân giải tối thiểu, tức là khả năng của mắt có thể phân biệt được hai điểm riêng
rẽ ở rất gần nhau.

Thị lực là độ nhìn rõ vật của mắt. Thị lực 10/10 được coi là thị lực chuẩn,
nghĩa là khi đứng xa bảng thị lực 5 mét, từng mắt đọc được ít nhất 4 chữ liên
tiếp trên dòng 10 của bảng thị lực.
Phân loại mức độ thị lực của tổ chức Y tế Thế giới [16], [48]:
- Thị lực từ 10/10 đến 8/10 được coi như bình thường.
- Thị lực từ 7/10 đến 3/10 đủ để thực hiện hầu hết các công việc thường
ngày trong cuộc sống, được xem là giảm thị lực nhẹ.
- Thị lực đếm ngón tay (ĐNT) 3m – 3/10 là giảm thị lực tương đối trầm trọng.
- Thị lực <ĐNT 3m là giảm thị lực trầm trọng, cần phải kiểm tra và có biện
pháp phòng ngừa mất thị lực (mù),
Cận thị biểu hiện chủ yếu bằng thị lực giảm khi nhìn xa, còn nhìn gần vẫn
bình thường. Mỗi mức độ cận thị sẽ tương ứng với một thị lực khoảng:
Độ cận thị -0.5D có thị lực 4/10
Độ cận thị -1D có thị lực 2/10
Độ cận thị -1.5D có thị lực 1/10
Độ cận thị >2D có thị lực <1/10
Như vậy độ cận thị càng cao, thị lực của mắt càng giảm. Các biện pháp
cải thiện thị lực ở mắt cận thị là các biện pháp làm giảm độ cận thị của mắt.
1.2 PHƯƠNG PHÁP KHÁM THỊ LỰC [8,18]
xix
Khám thị lực là một phần cơ bản và quan trọng trong nhãn khoa. Thị lực
cho phép đánh giá chức năng của các tế bào nón của võng mạc trung tâm, tức là
vùng trung tâm hoàng điểm. Đánh giá thị lực bao giờ cũng phải bao gồm cả thị
lực xa và thị lực gần. Bình thường thị lực xa và gần luôn tương đương, một số
tình trạng ảnh hưởng đến điều tiết của mắt như lão thị, viễn thị không được
chỉnh kính, hoặc bệnh đục thể thuỷ tinh trung tâm, v.v. có thể gây giảm đến thị
lực gần trong khi thị lực xa không bị ảnh hưởng.
1.2.1.Góc thị giác
Các vật được nhìn ứng với một góc thị giác nhất định tại điểm nút của mắt
(điểm này nằm ngay sau thể thủy tinh). Góc thị giác nhỏ nhất mà mắt còn phân

biệt được hai điểm riêng biệt được gọi là góc phân li tối thiểu. Ở người bình
thường, góc phân li tối thiểu bằng 1 phút cung (tương ứng thị lực 10/10). Trong
các bảng thị lực xa, các chữ thử được thiết kế có kích thước ứng với 5 phút cung
khi bệnh nhân ở cách bảng thị lực 5 mét (hoặc 6 mét tùy theo loại bảng thị lực)
và khe hở của chữ thử (khoảng cách giữa 2 điểm) sẽ ứng với 1 phút cung.
Hình: Các phần của chữ thử ứng với góc thị giác
Hình 1.4. Các chữ thử tương ứng với các khoảng cách khác nhau
Những người trẻ có thể có góc phân li tối thiểu nhỏ hơn 1 phút cung, thậm
chí tới 30 giây cung (tương ứng thị lực 20/10). Đối với người già, thị lực thường
xx
giảm sút, vì vậy một số trường hợp mắt bình thường có thể thị lực không đạt
được mức độ như của người trẻ.
1.2.2. Khám thị lực bằng bảng thị lực
Bảng thị lực bao gồm nhiều hàng chữ, các chữ thử có kích thước nhỏ dần
từ trên xuống, tất cả các chữ này đều ứng với góc thị giác 5 phút cung, nhưng ở
khoảng cách khác nhau. Bên cạnh mỗi hàng chữ thử thường có ghi rõ mức độ thị
lực tương ứng với hàng chữ thử đó và khoảng cách mà mắt bình thường có thể
đọc được hàng chữ đó. Chẳng hạn, bên cạnh dòng chữ trên cùng (chữ to nhất) có
ghi 0.1 và 50 m, nghĩa là thị lực là 1/10 khi đọc được hàng đó và mắt bình
thường có thể đọc được dòng chữ đó ở khoảng cách 50 mét. Có nhiều loại bảng
thử thị lực nhìn xa được dùng trên lâm sàng, phổ biến nhất là các loại:
Bảng Snellen: gồm nhiều chữ cái khác nhau, đòi hỏi bệnh nhân phải biết đọc
chữ. Khả năng phân biệt các chữ cái có thể khác nhau, chẳng hạn chữ D hay bị
nhầm với O, hoặc chữ L rất dễ phân biệt với các chữ khác.
Bảng Landolt: chỉ có một kiểu chữ thử là một vòng tròn với một khe hở ở các
hướng trên, dưới, phải, hoặc trái. Bệnh nhân cần chỉ ra được hướng của khe hở
của vòng tròn. Bảng này có thể dùng cho trẻ em hoặc người không biết chữ.
Bảng chữ E: bệnh nhân cũng cần phân biệt được hướng của chữ E. Bảng này dễ
dùng cho trẻ em vì có thể dùng một hình chữ E bằng nhựa cứng để cho bệnh
nhân cầm tay và đối chiếu với chữ trên bảng thị lực.

Bảng hình: các chữ thử là những đồ vật hoặc con vật khác nhau. Thường
dùng cho trẻ nhỏ.
xxi

×