Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận cao học, môn kinh tế lượng, phân tích các yếu tố tác động đến GDP ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.3 KB, 22 trang )

Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

MỞ ĐẦU
GDP (tổng sản phẩm quốc nội) được xem là một trong những chỉ số quan
trọng nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia. Nó đại
diện cho tình hình sản xuất, sự tăng trưởng nền kinh tế, là thước đo thể hiện chất
lượng cuộc sống của người dân.
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến GDP có ý nghĩa hết sức quan trọng,
đặc biệt hơn khi nước ta đang trên đường mở cửa hội nhập thế giới, rất nhiều thử
thách cũng như cơ hội mà chúng ta cần phải lưu ý trong việc định hướng. Sau khi
được học tập và nghiên cứu môn Kinh tế lượng, em xin chọn đề tài “Phân tích
các yếu tố tác động đến GDP ở Việt Nam”. Trong bài tiểu luận của mình, bằng
phương pháp sử dụng phần mềm EVIEWS để phân tích sự tác động của các yếu
tố số lượng lao động, lạm phát, nguốn vốn FDI ảnh hưởng thế nào đến tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam
Trong quá trình làm bài, cũng như trình bày khơng tránh khỏi những sai
sót, mong nhận được sự góp ý chỉnh sửa của thầy.
Em xin trân thành cảm ơn!

Phần thứ nhất
1


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

Tổng thu nhập quốc nội (GDP), lạm phát, lực lượng lao động, đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài (FDI) và mối quan hệ giữa các yếu tố với GDP
I. LÝ THUYẾT VỀ GDP, FDI, LẠM PHÁT VÀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG.
1. Tổng thu nhập quốc nội (GDP)
* Khái niệm.
GDP là viết tắt của cụm từ Gross Domestic Product (thu nhập tổng sản


phẩm quốc dân) là một trong những thước đo dùng để đánh giá thu nhập và đầu
ra quốc gia trong một nền kinh tế nhất định. GDP được định nghĩa là tổng giá trị
thị trường của tất cả những mặt hàng và dịch vụ đến tay người tiêu dùng mà được
sản xuất trong đất nước đó trong một giai đoạn thời gian cụ thể.
* Cách tính:
GDP là phương pháp tính lượng tiêu dùng:
GDP = tiêu thụ + tổng số đầu tư + chi tiêu chính phủ + (xuất khẩu – nhập
khẩu)Tức là GDP = C+I+G+(X-M).
* Vai trị: + GDP bình qn đầu người thường được dùng để biểu thị mức
sống trong một nền kinh tế, lý do cơ bản là tất cả những cư dân của nước đó đều
có lời từ sự gia tăng sản xuất của nền kinh tế.
- Ưu điểm lớn nhất trong việc sử dụng chỉ số GDP bình quân đầu người để
biểu thị mức sống là ở điểm số này thường được đánh giá rộng rãi, liên tục và
nhất quán. Liên tục ở điểm là hầu hết tất cả các đất nước đều cung cấp thông tin
về chỉ số GDP theo quý. Nhất quán ở điểm các định nghĩa mang tính chuyên
ngành được dùng trong GDP đều có tính tương đối nhất quán giữa các đất nước.
- Nhược điểm lớn nhất của GDP trong việc biểu thị mức sống là, GDP vốn
không phải là thước đo của mức sống. GDP được dùng để đánh giá những dạng
hình đặc biệt của các hoạt động kinh tế trong một đất nước.. Ví dụ, một nước có
nền xuất khẩu tuyệt đối (100%) và khơng nhập khẩu tí nào sẽ có chỉ GDP rất cao,
nhưng mức sống lại cực kì thấp.
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
2


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

* Khái niệm: FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct
Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước
này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay cơng ty

nước ngồi đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
* Ý nghĩa
- Đối với nước đầu tư: Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử
dụng những lợi thế sản xuất ở các nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm
và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thị trường cung
cấp nguyên liệu ổn định với giá hợp lý.
- Đối với nước nhận đầu tư: Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có
tác dụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất
nghiệp và lạm phát…Qua FDI các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những
cơng ty doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giúp cải thiện tình hình thanh tốn và
tạo cơng ăn việc làm cho người lao động. FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân
sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra
môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại.
- Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển
kinh tế thông qua việc tao ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động,
giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này.
3. Chỉ số lạm phát
* Khái niệm: Tỷ lệ lạm phát (tiếng Anh: Inflation rate) là tốc độ tăng mặt
bằng giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Thơng
thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm
phát GDP. Tỷ lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay
một năm.
* Tác động của lạm phát
- Tỷ lệ lạm phát có nghĩa là tỷ lệ tăng của mức giá cả nói chung trong nền
kinh tế theo thời gian. Lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu
cực đến tồn bộ nền kinh tế. Những tác động: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi
phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong

3



Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đốn hơn thì các kế hoạch chi
tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn.
- Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục
lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất. Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng
xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là
những người sống bằng thu nhập cố định.
4. Số lượng lao động
* Khái niệm: Trong Kinh tế học những người trong lực lượng lao động là
những người cung cấp lao động. Thông thường, lực lượng lao động bao gồm tất
cả những người đang ở trong độ tuổi lao động (thường là lớn hơn một độ tuổi
nhất định, trong khoảng từ 14 đến 16 tuổi) và chưa đến tuổi nghỉ hưu (thường
trong khoảng 65 tuổi) đang tham gia lao động. Những người khơng được tính
vào lực lượng lao động là những sinh viên, người nghỉ hưu, những cha mẹ ở nhà,
những người trong tù, những người khơng có ý định tìm kiếm việc làm.
Một phần nhỏ trong lực lượng lao động đang tìm kiếm việc làm nhưng
khơng thể tìm được việc làm tạo thành đội quân thất nghiệp.
* Tỷ lệ lực lượng lao động: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ
giữa lực lượng lao động và toàn bộ những người trong độ tuổi lao động (dân số
một quốc gia trong độ tuổi lao động). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là chìa
khóa, nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, tương tự như yếu tố năng
xuất hay hiệu quả trong sản xuất.
* Cách tính
- Pop = Dân số tổng cộng
- LF = Lực lượng lao động = U + E
- LFpop = Dân số trong độ tuổi lao động
4



Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

- p = Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động = LF / LFpop
- E = Số người có việc làm
- e = Tỷ lệ có việc làm = E / LF
- U = Số người thất nghiệp
- u = Tỷ lệ thất nghiệp = U / LF
Việc tăng tỷ lệ thất nghiệp có thể xảy ra cùng với sự tăng tổng số người có
việc làm.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG, LẠM PHÁT,
FDI ĐỐI VỚI GDP
1. Mối quan hệ giữa lực lượng lao động và GDP
Lao động là lực lượng tạo ra mọi của cải vật chất và đóng góp lớn vào tăng
trưởng kinh tế. Mặt khác họ là người tiêu dùng sản phẩm do chính con người tạo
ra, lao động và kinh tế là hai q trình có tác động qua lại một cách mạnh mẽ và
có quan hệ mật thiết với nhau.Tính phức tạp của mối quan hệ giữa lao động và sự
phát triển dẫn tới hình thành khuynh hướng khác nhau trong việc đáng giá mối
quan hệ này. Lực lượng lao động là nguồn lực – nhân tố quyết định của mọi quá
trình phát triển. Thiếu nhân lực, mọi quá trình phát triển mất đi cả động lực và
mục đích của nó.
2. Mối quan hệ giữa FDI và GDP
Vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất.
Vốn đầu tư bao gồm: đầu tư tư nhân, đầu tư chính phủ và đầu tư nước ngồi. Các
quốc gia đang phát triển muốn tích lũy vốn trong tương lai cần có sự hy sinh tiêu
dùng cá nhân trong hiện tại. Vốn đầu tư của toàn xã hội khơng chỉ là máy móc,
thiết bị dùng cho sản xuất, mà còn bao gồm cả lượng vốn đầu tư để phát triển lợi
ích chung của tồn xã hội. Đó là lượng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của
quốc gia, mà phần lớn là do chính phủ đầu tư. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư từ

nước ngoài cũng đóng vai trị quan trọng khơng kém. Các nhà kinh tế học đã chỉ
5


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

ra mối liên hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư. Harod Domar đã nêu công
thức tính hiệu suất sử dụng vốn, viết tắt là ICOR (Incremental Capital Output
Ratio). Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng của GDP. Những nền kinh tế
thành cơng thường khởi đầu q trình phát triển kinh tế với các chỉ số ICOR
thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là muốn tăng 1% GDP thì vốn đầu tư phải
tăng 3%.
FDI là một thành phần của nền kinh tế, đóng góp vào q trình trình tăng
trưởng chung của tồn nền kinh tế. Đầu tư nước ngồi góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước. FDI
góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản
phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo. FDI tác
động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu. FDI cịn góp phần ổn định
thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu thông qua việc cung cấp cho thị trường
nội địa các sản phẩm chất lượng cao do doanh nghiệp trong nước sản xuất thay vì
phải nhập khẩu như trước đây. Đồng thời, FDI cịn góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH; tạo việc làm, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động; là kênh chuyển giao cơng nghệ quan
trọng, góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ của nền kinh tế; có tác động nâng
cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm; góp
phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực
đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh; và góp phần quan trọng vào hội
nhập quốc tế.
3. Mối quan hệ giữa lạm phát và GDP
Có rất nhiều lý thuyết và quan điểm đề cập về mối liên hệ giữa lạm phát và tăng

trưởng.
Theo lý thuyết của Keynes, trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm
phát và tăng trưởng. Nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp
nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định.Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm
phát di chuyển cùng chiều. Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm
phát để thúc đẩy tăng trưởng thì GDP cũng khơng tăng thêm mà có xu hướng
giảm đi.
6


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

Theo chủ nghĩa trọng tiền mà đại diện là Milton Friedman cho rằng lạm
phát là sản phẩm của việc gia tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức độ
lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Lập luận này cũng được thể hiện trong công
thức nổi tiếng của Irving Fisher (lý thuyết số lượng tiền tệ - Quantity theory of
Money):
MV = PY
Trong đó:
M: cung tiền
V: Hệ số tạo tiền
P: Giá
Y: sản lượng đầu ra (GDP thật)
Cũng theo Friedman, nếu giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng gấp 2 lần
mà thu nhập của người lao động cũng tăng gấp 2 lần, họ sẽ khơng quan tâm đến
việc tăng giá hàng hóa. Trong trường hợp như vậy, tăng trưởng không bị suy
giảm bởi lạm phát. Nếu lạm phát xảy ra theo hướng này thì khơng ảnh hưởng
nguy hiểm đến tăng trưởng kinh tế.
Nói tóm lại, theo quan điểm của thuyết trọng tiền, trong dài hạn, giá cả bị
ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng. Nếu cung

tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra. Nếu
giữ cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát.
Theo lý thuyết tân cổ điển: Tobin (1965, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004)
phát triển mô hình Mundell (1963, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) cho
rằng lạm phát là nguyên nhân làm cho con người tránh giữ tiền mà chuyển tiền
thành các tài sản sinh lợi. Điều này sẽ làm gia tăng sự tích lũy vốn trong nền kinh
tế và thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo mơ hình này giữa lạm phát và tăng trưởng
có mối quan hệ cùng chiều.
Bổ sung thêm cho mơ hình trên của lý thuyết tân cổ điển nhà kinh tế học
Sidrauski (1967, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) có cùng quan điểm với
chủ nghĩa trọng tiền, Sidrauski đề cập đến một trạng thái “vô cùng dửng dưng”
(superneutral) với lạm phát. Kết quả nghiên cứu của ông là khi các biến số độc
lập với việc tăng cung tiền trong dài hạn thì việc tăng lạm phát khơng ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế.

7


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

Mơ hình của Stockman (1981, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) một nhà kinh tế học thuộc trường phái tân cổ điển - thì cho rằng lạm phát tăng
cao sẽ làm cho tăng trưởng giảm.
Sau khi xem xét nhiều quan điểm lý thuyết của các trường phái khác
nhau, tuy mỗi trường phái có một quan điểm riêng, mơ hình riêng để chứng minh
mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng nhưng quan điểm chung của các
trường phái có thể nhận thấy là mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không
phải là mối quan hệ một chiều mà là sự tác động qua lại. Trong ngắn hạn, khi lạm
phát còn ở mức thấp, lạm phát và tăng trưởng thường có mối quan hệ cùng chiều.
Nghĩa là nếu muốn tăng trưởng đạt tốc độ cao hơn thì phải chấp nhận tăng lạm
phát. Tuy nhiên, mối quan hệ này không tồn tại mãi mãi mà đến một lúc nào đó,

nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ ảnh hưởng làm giảm tăng trưởng. Trong dài
hạn, khi tăng trưởng đã đạt đến mức tối ưu thì lạm phát không tác động đến tăng
trưởng nữa mà lúc này, lạm phát là hậu quả của việc cung tiền quá mức vào nền
kinh tế.

Phần thứ hai
Phân tích định lượng các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam
1. Phương pháp phân tích
Ứng dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Least Square ) để chạy hồi
quy tuyến tính nhằm đo lường sự tác động của các yếu tố như: đầu tư trực tiếp
(FDI), số lượng lao động, lạm phát (LP) tới Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
2. Thiết lập mơ hình
Mơ hình hồi quy
8


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

GDP = β1 + β2Ld + β3FDI + β4LP+ ui
Trong đó:
Biến
GDP

Giải thích
Tổng sản phẩm quốc nội

Phụ thuộc

Định lượng


Ld

Số lượng lao động

Độc lập

Định lượng

FDI

Đầu tư trực tiếp

Độc lập

Định lượng

LP

Chỉ số lạm phát

Độc lập

Định lượng

3. Dữ liệu chạy mô hình
Bài viết sử dụng bảng số liệu thời gian gồm 25 quan sát (1990-2014), mỗi
quan sát tương ứng với tổng thu nhập quốc nội GDP, số lượng lao động (Ld), đầu
tư trực tiếp FDI, lạm phát (LP). Hàm hồi quy mẫu được xây dựng từ 25 quan sát:

Bảng số liệu

Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003

GDP

Số lượng lao động

FDI

Lạm phát

(Triệu USD)
6471.740486
9613.369554
9866.990096
13180.95401
16286.43409

20736.16392
24657.47033
26843.70114
27209.602
28683.658
31172.51727
32685.19937
35058.21605
39552.51312

(Triệu người)
29.4
30.1
30.9
31.6
32.3
33
33.8
34.5
35.2
36
37.6
38.5
39.5
40.6

(Triệu USD)
180
375.19
473.946

926.304
1944.516
1780.4
2395
2220
1671
1412
1298
1300
1400
1450

(%)
67.1
67.5
17.5
5.2
14.4
12.7
4.5
3.6
9.2
0.1
0.6
0.8
4
3
9



Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

45427.85469
41.6
1610
9.5
52917.29679
42.8
1954
8.4
60913.51579
44
2400
6.6
71015.59286
45.2
6700
12.6

91094.05143
46.5
9579
18.89
97180.30481
47.7
7600
6.52
106426.8452
49
8000
11.75
123600.1414
50.4
7430
18.6
130089.1488
51.4
10460
9.21
137139.9807
52.2
11510
6.6
145340.952
54.48
12350
4.09
Nguồn: />1. Xây dựng phương trình hồi quy:
Sử dụng EVIEWS cho bảng số liệu ta có bảng kết quả chạy mơ hình hồi quy

tuyến tính như sau:

10


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

11


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

Từ bảng trên, ta có mơ hình hồi quy mẫu:
GDP= -109766.8 + 3589.895Ld + 4.692FDI + 142.202LP
2. Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình
Ta đặt hai giả thuyết:
- H0: R2 = 0: Hàm hồi quy không phù hợp
- H1: R2 > 0: Hàm hồi quy phù hợp
Ta có: Prob(F-statistic) = 0.000 bé hơn rất nhiều so với α= 0.005 nên ta bác
bỏ H0 chấp nhận H1. Do đó mơ hình phù hợp với mức ý nghĩa 5%. Hay nói cách
khác với mức ý nghĩa 5% thì có ít nhất 1 biến tác động động đến GDP.

12


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

Với R2 = 0.9836, mơ hình giải thích được 98,36% sự thay đổi của biến
GDP, hay nói cách khác các biến lạm phát, FDI, số lượng lao động giải thích
được 98,36% sự thay đổi của biến GDP.

3. Kiểm định hệ số hồi quy riêng với α = 5%
- Kiểm định β2
Giả thuyết:
H0: β2 = 0
H1: β2 ≠ 0
Ta có: Prob (β2) = 0.00 < 0.05 nên ta bác bỏ H0
Vậy với mức ý nghĩa 5% ta có thể kết luận biến lực lượng lao động có ảnh
hưởng đến thu nhập quốc nội.
- Kiểm định β3
Giả thuyết:
H0: β3 = 0
H1: β3 ≠ 0
Ta có o: Prob (β3) = 0.0000 < 0.05 nên ta bác bỏ H0 chấp nhận H1.
Vậy với mức ý nghĩa 5% ta có thể kết luận biến đầu tư trực tiếp FDI có ảnh
hưởng đến thu nhập quốc nội.
- Kiểm định β4
Giả thuyết:
H0: β4 = 0
H1: β4 ≠ 0
Ta có: Prob (β4) = 0.0924 > 0.05 nên ta không bác bỏ giả thuyết H0
Vậy với mức ý nghĩa 5%, trong mơ hính hồi quy tuyến tính này ta có thể kết
luận biến lạm phát khơng ảnh hưởng đến thu nhập quốc nội.
4. Ý nghĩa kinh tế của các hệ số hồi quy riêng
β2 = 3589.895 trong đều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lực lượng lao
động tăng (giảm) 1 triệu người thì làm cho GDP bình quân tăng (giảm)
3589.895 triệu USD.
β3 = 4.692: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi FDI tăng (giảm)
1 triệu USD thì dẫn đến GDP bình quân tăng (giảm) 4.692 triệu USD.
13



Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

β4 = 142.202: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lạm phát tăng
(giảm) 1% thì dẫn đến GDP bình quân tăng (giảm) 142.202 Triệu USD.
5. Kiểm định các khuyết tật của hàm hồi quy
5.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Để kiểm định mô hình hồi quy có hiện tượng đa cộng tuyến hay khơng ta
sử dụng phương pháp hồi quy phụ.
Xét mơ hình hồi quy phụ giữa các biến giải thích:
Ld = 0 + 1FDI + 2LP:
Kiểm định giả thuyết H0: 1= 2 = 0 bằng kiểm định F ta được kết quả:

Do Prob(F-statistic) = 0<0.1, không bác bỏ giả thuyết H 0 nên mơ hình có hiện
tượng đa cộng tuyến.
5.2. Kiểm định mơ hình phương sai sai số thay đổi
Để kiểm định mơ hình có phương sai sai số thay đổi ta dùng kiểm định White có
tích chéo, phương trình kiểm định như sau:Ui 2 = β0 + β1Ld + β2FDI+ β3LP+
β4Ld2+ β5FDI2+ β6LP2+ β7Ld.FDI+ β8Ld.LP+ β9FDI.LP+V
Sử dụng EVIEWS ta có bảng sau:

14


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

Kiểm định cặp giả thuyết:
H0: R2 = 0: Mơ hình gốc có phương sai khơng thay đổi.
H1: R2 > 0: Mơ hình gốc có phương sai thay đổi
Theo kết quả của bảng kết xuất trên, ta thấy nR2 = 17.99864 có xác suất (p-value)

là 0.0352 < 0.05 (mức ý nghĩa 5%). Nên ta bác bỏ giả thuyết H 0, chấp nhận H1,
vậy mơ hình có phương sai sai số thay đổi.
5.3. Kiểm định tự tương quan
- Kiểm định d của Durbin – Watson

15


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

Từ kết quả của bảng kết xuất ta có giá trị của thống kê Durbin – Watson: d =
1.014220.
Ta thấy, giá trị thống kê d = 1.014220 nằm trong khoảng [0;4] nên ta áp dụng quy
tắc kiểm định đơn giản của Durbin – Watson như sau:
- Nếu 0 < d < 1 thì kết luận mơ hình có tự tương quan dương.
- Nếu 1 < d < 3 thì kết luận mơ hình khơng có tự tương quan.
- Nếu 3 < d < 4 thì kết luận mơ hình có tự tương quan âm.
Từ kết quả 1 < d = 1.014220 < 3 ta thấy mơ hình khơng có hiện tượng tự tương
quan.
5.4. Kiểm dịnh Breusch-Godfrey (BG)
Ta kiểm định giả thuyết H0: p1=p2=0, nghĩ là không tồn tại tự tương quan đến
bậc 2. Dùng Eview, ta có kết quả sau:

16


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

Theo kết quả trên, ta thấy nR2 =4.577779, với p-value 0.2055 > α = 0.05 nên ta
chấp nhận H0 => không tồn tại tương quan đến bậc 2.

5.4. Phát hiện sự có mặt của biến khơng cần thiết
- Kiểm định biến bị thừa đối với biến Ld
Giả thiết
H0: Mơ hình thừa biến Ld
H1: Mơ hình khơng bị thừa biến Ld
Chạy eviews ta có:

17


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

Dựa vào bảng ta có: Prob. F(1,21) = 0.0000 < α = 0.05 => Bác bỏ H 0 chấp nhận
H1. Vậy mơ hình khơng bị thừa biến Ld.
- Kiểm định biến bị thừa đối với biến FDI
Giả thiết:
H0: Mơ hình thừa biến FDI
H1: Mơ hình khơng bị thừa biến FDI
Chạy eviews ta có:

Dựa vào bảng ta có: Prob. F(1,21) = 0.0000 < α = 0.05 => Bác bỏ H 0 chấp nhận
H1. Vậy mơ hình khơng bị thừa biến FDI.
- Kiểm định biến bị thừa đối với biến LP
Giả thiết
H0: Mơ hình thừa biến LP
H1: Mơ hình không bị thừa biến LP
18


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam


Chạy eviews ta có:

Dựa vào bảng ta có: Prob. F(1,21) = 0.0924 > α = 0.05 => Bác bỏ H 1 chấp nhận
H0. Vậy mơ hình bị thừa biến LP.

Phần thứ 3

19


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

Kết luận và Một số giải pháp nhằm tăng trưởng GDP
GDP là một chỉ số có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi Quốc gia, nó là chỉ
số đo sức mạnh của một nền kinh tế. Chính vì thế mỗi quốc gia ln thực hiện
nhiều biện pháp trong điều hành kinh tế vĩ mô nhằm đạt được mục tiêu tăng
trưởng kinh tế. Có rất nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của một quốc
gia.
Sau khi phân tích một số yếu tố tác động đến GDP, từ kết quả phân tích mơ
hình hồi quy trên ta thấy, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP chúng ta cần thực
hiện tốt một số biện pháp để thu hút đầu tư, ổn định lạm phát và nâng cao chất
lượng của lực lượng lao động đó là:
1. Đẩy mạnh các chính sách tạo bước đột phá cho sản xuất công nghiệp, cụ
thể là doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất hàng xuất
khẩu trong điều kiện cạnh tranh cao. Trong đó, cần cơ chế, chính sách, giải pháp
thu hút đầu tư vào các ngành sản phẩm kích phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu, mở
rộng thị trường như công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nơng nghiệp cơng nghệ
cao; gỡ khó cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển sản
xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là rà sốt, cải cách thủ tục

hành chính thuế và hải quan, tạo các điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài
đến đầu tư tại Việt Nam.
2. Tiếp tục xem FDI là động lực tăng trưởng nhưng cần có giải pháp gắn kết
các doanh nghiệp trong nước với DN FDI, trong đó đặc biệt quan tâm đến chất
lượng vốn FDI, giảm thiểu khó khăn cho các DN nội địa khi thực hiện giải pháp
liên kết với với DN FDI để DN nội địa tham gia sản xuất sản phẩm phụ trợ cho
DN FDI.
3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo hướng
giảm dần lao động không có bằng chun mơn kỹ thuật tham gia hoạt động trong
nền kinh tế, từ đó điều chỉnh chiến lược đào tạo nghề, cơ cấu lại hệ thống giáo
dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nghề dài hạn có sự phân tầng chất lượng, ưu
tiên đào tạo những nghề mũi nhọn đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại
20


Tiểu luận: Phân tích các yếu tố tác động đến GDP của Việt Nam

hóa và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh
sau trung học. Trên cơ sở đó, các địa phương và các ngành đề xuất nhu cầu và
yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực.
4. Thực hiện tốt công tác điều hành ổn định thị trường tài chính, ổn định lãi
suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát để phát triển kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế lượng (Chương trình dành cho cao học) – Viện Kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2014 – TS. Trần Ngọc Tồn.
2. Giáo trình kinh tế Vĩ Mô.
3. Trang tra cứu số liệu Kinh tế Vĩ mô />
21




×