CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG
NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HĨA Ở BỆNH NHÂN
NAM CAO TUỔI MẮC BỆNH GÚT ĐIỀU TRỊ
TẠI KHOA NỘI 4 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG
Đỗ Thị Thanh Loan1, Đỗ Tuyết Ngọc2,
Nguyễn Thúy Hằng2
TĨM TẮT
21
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang - 42 bệnh nhân
nam giới cao tuổi mắc bệnh gút tại khoa Nội 4 –
bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải phòng từ 01/
2020 đến 10/ 2020. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ
của hội chứng chuyển hóa ở đối tượng nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu: Qua nghiên cứu 42
bệnh nhân nam giới cao tuổi mắc bệnh gút cho
thấy: tỷ lệ thành thị: nông thôn là 2,23 : 1; tuổi
trung bình: 77,36 ± 10,66; 35,71% bệnh nhân
béo bụng, 71,43% rối loạn lipid máu, 76,19%
tăng huyết áp, 7,14% đái tháo đường, 11,9% rối
loạn glucose máu lúc đói, 59,52% bệnh nhân có
rối loạn chuyển hóa; nhóm đối tượng nghiên cứu
có rối loạn chuyển hóa có vịng bụng trung bình
cao hơn và nồng độ HDL – cholesterol huyết
thanh thấp hơn nhóm khơng rối loạn chuyển hóa
(p < 0,05); nhóm đối tượng nghiên cứu lạm dụng
corticoid có nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa
gấp 3,67 lần ở nhóm khơng lạm dụng corticoid
(CI: 1,0 - 13,51, p < 0,05).
Kết luận: Bệnh gút ở bệnh nhân nam lớn
tuổi hay gặp ở thành thị. Tỷ lệ tăng huyết áp, rối
loạn lipid máu và rối loạn chuyển hóa ở nhóm
nghiên cứu rất cao. Nhóm đối tượng nghiên cứu
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phịng
Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Thị Thanh Loan
Email:
Ngày nhận bài: 13.3.2021
Ngày phản biện khoa học: 15.4.2021
Ngày duyệt bài: 31.5.2021
1
2
140
có rối loạn chuyển hóa có nồng độ glucose máu
lúc đói cao hơn và nồng độ HDL – cholesterol
huyết thanh thấp hơn nhóm khơng rối loạn
chuyển hóa (p < 0,05). Nhóm đối tượng nghiên
cứu lạm dụng corticoid có nguy cơ bị hội chứng
chuyển hóa gấp 3,67 lần ở nhóm khơng lạm dụng
corticoid, nhóm đối tượng nghiên cứu béo bụng
có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa gấp 2,7
lần nhóm khơng béo bụng.
Từ khóa: gút, hội chứng chuyển hóa, lâm
sàng, cận lâm sàng.
SUMMARY
RESEARCH METABOLIC SYNDROME
IN MALE ELDERLY PATIENTS WITH
GOUT IN INTERNAL MEDICINE
DEPARTMENT NO. 4 – VIET TIEP
HOSPITAL HAI PHONG
Cross-sectional descriptive study - 42 elderly
male patients with gout in Internal Medicine
Department no.4 - Viet Tiep Hospital Hai Phong
from January 2020 to October 2020. Objective:
Describe clinical, subclinical and risk factors for
metabolic syndrome in study patients. Research
results: Through the study of 42 elderly male
patients with gout, the ratio of urban: rural areas
is 2.23: 1; Average age: 77.36 ± 10.66; 35.71%
of patients with abdominal obesity, 71.43%
dyslipidemia, 76.19% hypertension, 7.14%
diabetes, 11.9% fasting blood glucose disorder,
59.52% metabolic syndrome; the study subjects
with metabolic syndrome had higher mean
abdominal circumference and lower serum HDL
- cholesterol concentrations than the non-
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021
metabolic group (p <0.05); The study subjects
that abused corticosteroids had a risk of
metabolic syndrome 3.67 times in the group that
did not abuse corticosteroids (CI: 1.0 - 13.51, p
<0.05).
Conclusion: Gout in elderly male patients is
common in urban areas. The rates of
hypertension, dyslipidemia and metabolic
disorders in the study group were very high. The
study group with metabolic disorders had higher
fasting blood glucose levels and lower serum
HDL - cholesterol levels than the non-metabolic
group (p < 0.05). The study group that abused
corticosteroids had a risk of metabolic syndrome
3.67 times higher than in the group that did not
abuse corticosteroids, the study group of
subjects. Abdominal obesity was 2.7 times more
likely to develop metabolic syndrome than the
non-obese group.
Keywords: Metabolic syndromes, gout,
clinical, subclinical.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh gút là bệnh viêm khớp do vi tinh
thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp
tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri
trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong
máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa
nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn
chuyển hóa. Bệnh hay gặp ở nam giới, cao
tuổi, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì,
rối loạn chuyển hóa.Tại Hải Phịng, chưa có
nghiên cứu về nhóm bệnh này. Vì vậy,
chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài này với
hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân
nam giới cao tuổi mắc bệnh gút điều trị tại
khoa Nội 4 bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải
Phòng năm 2020.
2. Mô tả một số yếu tố nguy cơ của hội
chứng chuyển hóa ở đối tượng nghiên cứu.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- 42 bệnh nhân nam giới tuổi từ 60 mắc
bệnh gút được chẩn đoán, điều trị tại khoa
Nội 4 - bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.
- Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu:
những bệnh nhân khơng đủ tiêu chuẩn chẩn
đốn, khơng đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: phương pháp mô
tả cắt ngang tiến cứu.
- Chọn mẫu, cỡ mẫu: theo kỹ thuật chọn
mẫu không xác suất với mẫu thuận tiện, lấy
tất cả các bệnh nhân nam từ 60 tuổi mắc
bệnh gút. Chúng tôi chọn được 42 bệnh nhân
trong thời gian nghiên cứu.
- Các chỉ tiêu nghiên cứu:
+ Lâm sàng: Tuổi, địa dư, tình trạng
uống rượu, hút thuốc, lạm dụng corticoid,
vòng bụng, huyết áp.
+ Cận lâm sàng: acid uric, glucose,
triglycerid, HDL.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút theo
tiêu chuẩn của Bennet – Wood năm 1968:
a. Hoặc tìm thấy tinh thể natri urat trong
dịch khớp hay trong các hạt tơphi.
b. Hoặc tối thiểu có 2 trong các yếu tố
sau đây:
+ Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt
sưng đau của một khớp với tính chất khởi
phát đột ngột, đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn
trong vịng 2 tuần.
+ Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp
bàn ngón chân cái với các tính chất như trên.
+ Có hạt tophi
+ Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm,
giảm đau trong 48 giờ) trong tiền sử hoặc
hiện tại.
Chẩn đốn xác định khi có tiêu chuẩn a
hoặc 2 yếu tố của tiêu chuẩn b.
141
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG
- Tiêu chuẩn chẩn đốn tăng huyết áp
theo WHO 2004, phân độ tăng huyết áp theo
JNC VI 1996.
- Tiêu chuẩn chẩn đốn thừa cân, béo phì
dựa vào BMI cho người châu Á theo IDF
2005.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng
chuyển hóa theo WHO 1998.
3. Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số
liệu theo thống kê y học dựa trên chương
trình phần mềm SPSS 20.0.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng chuyển hóa ở đối tượng nghiên
cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung về tuổi, địa dư của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm chung
n = 42
Tỷ lệ (%)
Thành thị
29
69,05
Địa dư
Nông thôn
13
30,95
60 – 69
11
26,19
70 – 79
10
23,81
Tuổi
80 – 89
15
35,71
≥ 90
6
14,29
Tuổi trung bình
77,36 ± 10,66
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy đối tượng nghiên cứu sống ở thành thị cao hơn nông
thôn, tỷ lệ thành thị: nơng thơn là 2,23:1.
Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu 77,36 ± 10,66, trong đó nhóm tuổi từ 80
– 89 chiếm tỷ lệ cao nhất (35,71%), 14,29% bệnh nhân từ 90 tuổi, bệnh nhân lớn nhất 97
tuổi.
Bảng 2: Các đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở đối tượng nghiên cứu
Chỉ tiêu
n = 42
Tỷ lệ (%)
Béo bụng
Có
15
35,71
(vịng bụng
Khơng
27
64,29
≥90 cm)
Giảm HDL
30
71,43
Rối loạn lipid
máu
Tăng triglycerid
20
47,62
Độ 1
6
14,29
Tăng huyết áp
Độ 2
15
35,71
Độ 3
11
26,19
Đái tháo đường
3
7,14
Rối loạn
glucose máu
Rối loạn glucose máu đói
5
11,9
Có
25
59,52
Hội chứng
chuyển hóa
Khơng
17
40,48
142
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021
Trong nhóm đối tượng nghiên cứu có
35,71% bệnh nhân có béo bụng, tỷ lệ giảm
HDL cao với 71,43%, 47,62% bệnh nhân có
tăng triglycerid máu.
76,19% bệnh nhân có tăng huyết áp trong
đó cao nhất là tăng huyết áp độ 2 (35,71%),
tỷ lệ tăng huyết áp độ 3 và độ 1 lần lượt là
26,19% và 14,29%; 23,81% bệnh nhân
khơng có tăng huyết áp.
57,14% đối tượng nghiên cứu có hội
chứng chuyển hóa, cao hơn nghiên cứu của
Đinh Thị Thu Hiền làm ở bệnh nhân gút nam
giới mọi lứa tuổi là 46%
19,04% bệnh nhân có rối loạn glucose
máu trong đó 7,14% bệnh nhân bị đái tháo
đường, 11,9% bệnh nhân rối loạn glucose
máu lúc đói
Bảng 3: So sánh các đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở đối tượng nghiên cứu có
và khơng có hội chứng chuyển hóa
Nhóm khơng hội
Nhóm có hội chứng
Chỉ tiêu
chứng chuyển hóa
p
chuyển hóa (n = 25)
(n=17)
Acid uric (µmol/l)
528,85 ± 151,44
490,69 ± 108,31
> 0,05
Glucose đói (mmol/l)
6,42 ± 1,86
5,15 ± 1,03
< 0,05
HDL – cholesterol
0,85 ± 0,17
1,27 ± 0,32
< 0,05
(mmol/l)
Triglycerid (mmol/l)
2,38 ± 1,21
2,07 ± 2,79
> 0,05
Huyết áp tâm thu
144,6 ± 16,77
125,29 ± 16,72
> 0,05
(mmHg)
Huyết áp tâm trương
79,4 ± 10,24
70,0 ± 7,91
> 0,05
(mmHg)
Nồng độ acid uric trung bình là 511,55 ± 134,11 (µmol/l), nồng độ acid uric trung bình
giữa các nhóm tuổi khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
Nhóm đối tượng nghiên cứu có rối loạn chuyển hóa có nồng độ glucose máu lúc đói cao
hơn và nồng độ HDL – cholesterol huyết thanh thấp hơn nhóm khơng rối loạn chuyển hóa (p
< 0,05).
3.2. Một số yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 4: Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến hội chứng chuyển hóa ở đối tượng
nghiên cứu
Nhóm có hội
Nhóm khơng hội
chứng chuyển
chứng chuyển hóa
Chỉ tiêu
OR, CI95%, p
hóa (n = 25)
(n = 17)
n
%
n
%
Lạm
Có
14
8
OR = 1,43
dụng
CI95% (0,46 - 4,93)
Khơng
11
9
rượu
p > 0.05
Lạm
Có
18
72,0
7
41,18
OR = 3,67
143
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG
dụng
corticoid
CI95%(1,0 - 13,51)
p < 0.05
Có
10
40,0
7
41,18
OR = 0,95
Hút
CI95%(0,27 - 3,34)
thuốc
Khơng
15
60,0
10
58,82
p > 0.05
Tăng
Có
20
80,0
15
88,24
OR = 0,53
acid uric
CI95%(0,09 - 3,14)
Khơng
5
20,0
2
11,76
máu
p > 0.05
Vịng
Có
15
60,0
0
0,0
OR = 2,7
bụng ≥
CI95%(1,65 - 4,415)
Khơng
10
40,0
17
100,0
90 cm
p < 0.05
Nhóm đối tượng nghiên cứu lạm dụng corticoid có nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa gấp
3,67 lần ở nhóm khơng lạm dụng corticoid (CI: 1,0 - 13,51, p < 0,05), nhóm đối tượng nghiên
cứu béo bụng có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa gấp 2,7 lần nhóm khơng béo bụng.
Khơng
7
28,0
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
của hội chứng chuyển hóa ở đối tượng
nghiên cứu
- Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy
bệnh gút ở nam giới lớn tuổi gặp ở cả thành
thị và nông thôn, tỷ lệ thành thị:nông thơn là
2,23:1.
- Nhóm tuổi trên 80 có tỷ lệ mắc bệnh
gút cao nhất với 50,0%, tỷ lệ mắc bệnh gút
giảm dần theo tuổi. Kết quả nghiên cứu
tương tự nghiên cứu của các tác giả khác.
Theo y văn, gút là bệnh do rối loạn chuyển
hóa nhân purin với đặc điểm là tăng acid uric
và lắng đọng tinh thể monosodium urat ở
khớp và phần mềm quanh khớp. Các yếu tố
nguy cơ của bệnh bao gồm: tuổi càng cao
nguy cơ mắc bệnh gút càng cao, sử dụng
rượu bia, thói quen ăn uống nhiều thịt, hải
sản, phủ tạng động vật, do thuốc, một số
bệnh lý mạn tính, dùng 1 số loại thuốc kéo
dài,... Điều này lý giải tỷ lệ mắc bệnh gút
tăng dần theo tuổi trong nghiên cứu của
chúng tôi.
144
10
58,82
- 59,52% bệnh nhân trong nghiên cứu
của chúng tơi có hội chứng chuyển hóa cao
hơn nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu
Hiền nghiên cứu ở mọi lứa tuổi mắc bệnh gút
thấy tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa là
46,0%. Trong đó, 35,71% bệnh nhân béo
bụng, 71,43% rối loạn lipid máu, 76,19%
tăng huyết áp, 7,14% đái tháo đường, 11,9%
rối loạn glucose máu lúc đói. Ngày càng
nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ của bệnh
gút với hội chứng chuyển hóa. Các nghiên
cứu đều cho thấy tăng acid uric máu có thể
đóng một vai trị trong việc thúc đẩy viêm,
tăng huyết áp và bệnh tim mạch, tăng sinh
mỡ và tạo mỡ, rối loạn điều hòa insulin và
glucose.
- So sánh các đặc điểm của hội chứng
chuyển hóa ở đối tượng nghiên cứu có và
khơng có hội chứng chuyển hóa trong nghiên
cứu của chứng tơi thấy nhóm đối tượng
nghiên cứu có rối loạn chuyển hóa có nồng
độ glucose máu lúc đói cao hơn và nồng độ
HDL – cholesterol huyết thanh thấp hơn
nhóm khơng rối loạn chuyển hóa (p < 0,05).
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021
Các chỉ tiêu acid uric, triglycerid, huyết áp
của bệnh nhân bị gút có hội chứng chuyển
hóa khơng thấy sự khác biệt với nhóm khơng
có hội chứng chuyển hóa.
4.2. Một số yếu tố nguy cơ của hội
chứng chuyển hóa ở đối tượng nghiên cứu
Nhóm đối tượng nghiên cứu lạm dụng
corticoid có nguy cơ bị hội chứng chuyển
hóa gấp 3,67 lần ở nhóm không lạm dụng
corticoid (CI: 1,0 - 13,51, p < 0,05), nhóm
đối tượng nghiên cứu béo bụng có nguy cơ
mắc hội chứng chuyển hóa gấp 2,7 lần nhóm
khơng béo bụng. Glucocorticoid tăng cao
trong máu gây gây béo phì trung ương, tăng
huyết áp, tăng lipid máu và không dung nạp
glucose. Glucocorticoid làm tăng hoạt động
của các enzym tham gia vào quá trình tổng
hợp acid béo và thúc đẩy bài tiết lipoprotein
gây tích tụ chất béo trung tính trong gan gây
giảm độ nhạy cảm insulin của gan góp phần
vào sinh lý bệnh của hội chứng chuyển hóa.
Glucocorticoid cũng kích thích sự biểu hiện
của phosphoenolpyruvate carboxykinase và
glucose-6-phosphatase dẫn đến tăng sản
lượng glucose ở gan và tăng đường huyết.
Trong mô mỡ, glucocorticoid thúc đẩy sự
biệt hóa tiền tế bào mỡ thành tế bào mỡ, điều
này có thể dẫn đến tăng khối lượng chất béo
trong cơ thể. Tuy nhiên, khi đã biệt hóa, các
tế bào mỡ phát triển kháng insulin khi có
glucocorticoid, giảm hấp thu glucose do
insulin kích thích mà khơng làm thay đổi khả
năng liên kết insulin của chúng. Sự giảm độ
nhạy cảm với insulin vì glucocorticoid đối
kháng với sự chuyển vị do insulin kích thích
của các chất vận chuyển glucose từ các ngăn
nội bào đến màng sinh chất. Glucocorticoid
cũng ức chế sự hấp thu acid amin do insulin
kích thích bởi các tế bào mỡ. Tăng phân giải
lipid hoặc oxy hóa lipid cũng có thể liên
quan đến sự đề kháng insulin ngoại vi do
glucocorticoid gây ra. glucocorticoid là chất
chủ vận của thụ thể mineralocorticoid , khi
được kích hoạt sẽ dẫn đến giữ muối ở thận
và làm tăng huyết áp. Sự biểu hiện của cả
11β-HSD1 và 11β-HSD2 trong thận cho thấy
sự chuyển đổi lẫn nhau của các
glucocorticoid trơ và hoạt động được duy trì
ở trạng thái cân bằng để q trình hoạt hóa
mineralocorticoid có thể được kiểm sốt ở
mơ. Glucocorticoid dư thừa do tăng hoạt tính
11β-HSD1 hoặc giảm hoạt động 11β-HSD2
dẫn đến hoạt hóa mineralocorticoid và tăng
huyết áp. Glucocorticoid cũng làm tăng co
mạch ở động mạch chủ thông qua 11β-HSD1
trong tế bào nội mô động mạch chủ có thể là
cơ chế thứ 2 gây tăng huyết áp do
glucocorticoid. Béo phì trung tâm được cho
là bước khởi đầu của tiến trình bệnh sinh hội
chứng chuyển hóa. Mỡ nội tạng tiết ra một
loạt các chất có hoạt tính sinh học gọi là các
adipocytokine như leptin, resistin, yếu tố
hoại tử u α (TNFα), interleukin-6 (IL-6), và
angiotensin II dẫn tới kháng insulin, cùng
với chất ức chế hoạt hóa plasminogen (PAI1), có liên quan đến các bệnh mạch máu do
tắc mạch. Đáng chú ý, adiponectin - một
adipocytokine quan trọng bảo vệ chống lại
sự phát triển của ĐTĐ2, tăng huyết áp, viêm,
xơ vữa động mạch và bệnh mạch máu - bị
giảm ở những người có tích tụ mỡ nội tạng,
và điều này có thể liên quan nhân quả đến
hội chứng chuyển hóa. Các hợp chất khác
được sản xuất bởi các mô mỡ có thể là
nguyên nhân gây hội chứng chuyển hóa, là
các axit béo tự do khơng ester hóa (FFAs).
145
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
Với sự hiện diện của kháng insulin, quá trình
huy động FFAs từ triglyceride tích trữ ở mơ
mỡ gia tăng. Tại gan, FFAs làm tăng sản
xuất glucose và triglyceride, bài tiết VLDL,
tạo thành một vòng luẩn quẩn. FFAs cũng
làm giảm nhạy cảm insulin ở cơ bằng cách
ức chế sự hấp thu glucose, tăng sản xuất
fibrinogen và PAI-1.
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 42 bệnh nhân nam giới
cao tuổi mắc bệnh gút cho thấy:
- Tỷ lệ thành thị: nông thôn là 2,23:1
- Tuổi trung bình: 77,36±10
- 35,71% bệnh nhân béo bụng, 71,43%
rối loạn lipid máu, 76,19% tăng huyết áp,
7,14% đái tháo đường, 11,9% rối loạn
glucose máu lúc đói, 59,52% bệnh nhân có
hội chứng chuyển hóa.
- Nhóm đối tượng nghiên cứu có rối loạn
chuyển hóa có nồng độ glucose máu lúc đói
cao hơn và nồng độ HDL – cholesterol huyết
146
thanh thấp hơn nhóm khơng rối loạn chuyển
hóa (p<0,05).
- Nhóm đối tượng nghiên cứu lạm dụng
corticoid có nguy cơ bị hội chứng chuyển
hóa gấp 3,67 lần ở nhóm khơng lạm dụng
corticoid (CI: 1,0 - 13,51, p < 0,05), nhóm
đối tượng nghiên cứu béo bụng có nguy cơ
mắc hội chứng chuyển hóa gấp 2,7 lần nhóm
khơng béo bụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Thị Thu Hiền (2015), “Nghiên cứu
đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ của hội
chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nam giới mắc
bệnh gút”, luận văn thạc sĩ y học, đại học Y
hà Nội.
2. Nguyễn Thy Khuê (2007), “Hội chứng
chuyển hóa”, Nội tiết học đại cương, Nhà
xuất bản Y học, Hồ Chí Minh, tr. 503-508.
3. Gabrielle E. Thottam và cs (2017), “Gout
and Metabolic syndrome: a tangled wed”,
Current Rheumatology Reports volume 19,
number 60.