VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MAI LÊ LỢI
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
HẠ TẦNG LOGISTICS TẠI HẢI PHÒNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MAI LÊ LỢI
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
HẠ TẦNG LOGISTICS TẠI HẢI PHÒNG
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9340410
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Nguyễn Hồng Thái
2. PGS.TS Đặng Thị Phƣơng Hoa
Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc công
bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 07 năm 2022
Tác giả luận án
Mai Lê Lợi
i
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn đến các nhà khoa học của Viện Hàn Lâm
khoa học xã hội Việt Nam, đặc biệt là Học Viện khoa học xã hội
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến hai giáo viên hƣớng dẫn là PGS.TS
Nguyễn Hồng Thái và PGS.TS Đặng Thị Phƣơng Hoa đã gắn bó với tác giả trong q
trình nghiên cứu và hồn thành Luận án.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo giảng dạy suốt quá trình học tập tại Học Viện
khoa học xã hội.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Sở Công thƣơng, Sở Giao thông vận tải, HĐND,
UBND Thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện để tác giả đƣợc tiếp cận các báo cáo, tài
liệu, cung cấp các số liệu để tác giả hoàn thành Luận án.
Hà Nội, tháng 07 năm 2022
Tác giả luận án
Mai Lê Lợi
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
HẠ TẦNG LOGISTICS................................................................................................ 9
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố trong và ngồi
nƣớc về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển cơ sở hạ tầng logistics ........................ 9
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc ......................................................... 9
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 17
1.2. Khoảng trống đƣợc tiếp tục nghiên cứu của đề tài ........................................... 24
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS ............................................ 25
2.1. Lý luận chung về logistics và cơ sở hạ tầng logistics ......................................... 25
2.1.1. Khái niệm logistics ..................................................................................... 25
2.1.2. Cơ sở hạ tầng logistics và sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc đối với
phát triển cơ sở hạ tầng logistics........................................................................... 31
2.2. Vấn đề cơ bản của quản lý Nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng logistics .... 36
2.2.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến QLNN phát triển cơ sở hạ tầng
logistics ................................................................................................................. 36
2.2.2. Mục tiêu của quản lý Nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng logistics ........ 37
2.2.3. Những nội dung cơ bản của quản lý Nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ
tầng logistics ......................................................................................................... 38
2.2.4. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ sở
hạ tầng logistics .................................................................................................... 42
2.2.5. Phân công và phân cấp trong QLNN về phát triển cơ sở hạ tầng
logistics ................................................................................................................. 43
2.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực và hiệu quả của QLNN về phát triển cơ
sở hạ tầng logistics ................................................................................................ 44
iii
2.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến quản lý Nhà nƣớc về phát triển cơ sở
hạ tầng logistics ............................................................................................................ 46
2.3.1. Các nhân tố chung....................................................................................... 46
2.3.2. Các nhân tố đặc thù..................................................................................... 50
2.4. Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về quản lý Nhà nƣớc đối với phát
triển cơ sở hạ tầng logistics và bài học cho thành phố Hải Phòng .......................... 51
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng logistics ở
trong nƣớc ............................................................................................................. 51
2.4.2. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nƣớc trong phát triển cơ sở hạ
tầng logistics ......................................................................................................... 55
2.4.3. Bài học kinh nghiệm QLNN về phát triển CSHT Logistics cho thành
phố Hải Phòng ...................................................................................................... 59
2.5. Kết luận chƣơng 2................................................................................................. 60
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ...................... 61
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phịng
có ảnh hƣởng đến QLNN về phát triển cơ sở hạ tầng logistics ............................... 61
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển cơ sở hạ tầng
logistics tại TP Hải Phòng .................................................................................... 61
3.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của TP Hải Phòng ............................. 64
3.2. Phân tích thực trạng quản lý Nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng
logistics tại Hải Phòng ................................................................................................. 71
3.2.1. Khái quát QLNN về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng ........ 71
3.2.2. Thực trạng một số nội dung QLNN về phát triển cơ sở hạ tầng logistics
tại Hải Phịng ........................................................................................................ 82
3.3 Đánh giá khái qt tình hình QLNN đối với phát triển CSHT logistics tại
Hải Phòng ................................................................................................................... 105
3.3.1. Ƣu điểm QLNN về phát triển CSHT logistics tại Hải Phòng ................. 105
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong QLNN về phát triển CSHT logistics ...... 107
iv
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS TẠI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG..................................................................................... 114
4.1. Phát triển kinh tế- xã hội của TP Hải Phòng đến năm 2030, định hƣớng
đến năm 2045 và yêu cầu đặt ra trong phát triển cơ sở hạ tầng logistics ............ 114
4.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng... 114
4.1.2. Yêu cầu đặt ra trong phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại thành phố
Hải Phòng ........................................................................................................... 121
4.1.3. Mục tiêu QLNN phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại thành phố Hải
Phòng .................................................................................................................. 123
4.2. Triển vọng phát triển ngành logistics và dự báo các nhân tố tác động đến
phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng ..................................................... 124
4.2.1. Triển vọng phát triển ngành logistics tại Hải Phịng đến năm 2030, tầm
nhìn 2045 ............................................................................................................ 124
4.2.2. Dự báo các nhân tố tác động tới phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại
TP Hải Phòng ...................................................................................................... 127
4.3. Mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải
Phòng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 ....................................................................... 129
4.3.1. Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng ........................ 129
4.3.2. Phƣơng hƣớng phát triển cơ sở hạ tầng logistics ...................................... 130
4.4. Giải pháp hoàn thiện QLNN về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại
Hải Phịng .................................................................................................................. 132
4.4.1. Hồn thiện quản lý nhà nƣớc về chính sách, pháp luật hiện hành............ 132
4.4.2. Đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch phát triển
logisics thành phố và tiến tới xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển
logistics Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ............................. 135
4.4.3. Hồn thiện mơi trƣờng logistics và khuyến khích khu vực tƣ nhân đầu
tƣ phát triển logistics ........................................................................................... 136
4.4.4. Nghiên cứu, ban hành ,bổ sung chính sách phát triển hệ thống logistics
xanh tại Hải Phòng .............................................................................................. 138
v
4.4.5. Giải pháp đẩy mạnh phân công, phân cấp trong QLNN đối với phát
triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phịng ......................................................... 140
4.4.6. Nhóm giải pháp hồn thiện quản lý phát triển nguồn nhân lực logistics . 141
4.4.7. Giải pháp tăng cƣờng thanh tra và kiểm tra trong xây dựng, phát triển
cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng .................................................................. 142
4.5. Đề xuất tạo lập môi trƣờng và điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn
thiện quản lý nhà nƣớc đối với phát triển logistics tại Hải Phòng ........................ 143
4.5.1. Đối với Chính phủ .................................................................................... 143
4.5.2. Đối với Ủy ban Nhân dân thành phố ........................................................ 144
4.5.3. Đối với các Bộ ngành có liên quan ........................................................... 144
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 147
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .............................................. 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 150
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 157
vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng việt
Từ viêt tắt
CNTT
Công nghệ thông tin
CP
Cổ phần
CSHT
Cơ sở hạ tầng
DN
Doanh nghiệp
ĐTNĐ
Đƣờng thủy nội địa
GPS
Hệ thống định vị tồn cầu
GTVT
Giao thơng vận tải
HĐH
Hiện đại hóa
HK
Hành khách
HKQT
Hành khách quốc tế
KCN
Khu công nghiệp
KCHT
Kết cấu hạ tầng
KKT
Khu kinh tế
KTTĐ
Kinh tế trọng điểm
KT–XH
Kinh tế xã hội
NĐ
Nội địa
NK
Nhập khẩu
PPP
Hình thức đối tác công tƣ
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QL
Quốc lộ
QLNN
Quản lý nhà nƣớc
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TP
Thành phố
UBND
Ủy ban nhân dân
VDB
Ngân hàng phát triển Việt Nam
VLA
Hiệp hội doanh nghiệp DV logistics
XNK
Xuất nhập khẩu
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ
viết tắt
AFFA
APEC
Nghĩa tiếng việt
Ngôn ngữ tiếng anh
ASEAN Federation of Forwarders
Associations
Asia–Pacific Economic Cooperation
Hiệp hội giao nhận các nƣớc ASEAN
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
– Thái Bình Dƣơng
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CFS
Container Freight Station
Kho hàng container
DWT
Deadweight
Đơn vị trọng tải tàu (1 Tấn)
EDI
Electronic Data Interchange
Hệ thống dữ liệu điện tử
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
FTZ
Free Trade Zone
Khu vực tự do thƣơng mại
GDP
Gross Domestics Product
Tổng sản phẩm quốc nội
ICD
Inland Clearance Depot
Điểm thông quan nội địa
LPI
Logistics Performance Index
Chỉ số đánh giá hoạt động logistics
OMS
Order Management System
Hệ thống quản lý đơn hàng
PCU
Passenger Car Unit
SCM
Supply chain management
Quản trị chuỗi cung ứng
TDSI
Transport Development Strategy
Institute
Viện Chiến lƣợc và Phát triển Giao
thông vận tải
TEU
Twenty–Foot Equivalent Unit
Sức chứa của 1 container 20’
TMS
Transportation Management System
Hệ thống quản lý vận tải
ASEAN
Lƣu lƣợng phƣơng tiện theo xe con
quy đổi
viii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP
BẢNG:
Bảng 3.1: Hệ thống kho bãi cảng Hải Phòng ................................................................ 63
Bảng 3.2: Cầu cảng của khu vực bến chính tại cảng Hải Phịng giai đoạn 2015-2019........ 64
Bảng 3.3: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Thành
Phố Hải Phòng 2015 - 2020 ......................................................................... 65
Bảng 3.4: Tổng Sản lƣợng hàng hóa thơng qua cảng Hải Phịng giai đoạn 2015-2019 ...... 67
Bảng 3.5: Sản lƣợng container thơng qua cảng Hải Phịng giai đoạn 2015-2019 ........ 70
Bảng 3.6: Hiện trạng cảng biển trong khu vực cảng biển Hải Phòng ........................... 74
Bảng 3.7. Danh sách các cảng thủy nội địa chính tại T.P Hải Phòng ........................... 77
Bảng 3.8. Hiện trạng các CFS, địa điểm kiểm tra tập trung và kho ngoại quan tại
Hải Phòng ..................................................................................................... 80
Bảng 3.9. : Những điểm yếu của hệ thống cơ sở hạ tầng logistics ở cảng Hải
Phòng.......................................................................................................... 107
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng 5
năm 2021 – 2025 ........................................................................................ 116
Bảng 4.2: Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2021 – 2025 ..................................................................... 119
Bảng 4.3: Ma trận chiến lƣợc ...................................................................................... 122
Bảng 4.4. Định hƣớng phát triển trung tâm logistics trên địa bàn thành phố Hải
Phòng đến năm 2030 .................................................................................. 126
ix
HÌNH:
Hình 1: Khung phân tích trong q trình thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài ............. 4
Hình 2.1: Các thành phần và hoạt động cơ bản của Quản trị logistics ........................ 26
Hình 2.2. Quan niệm về cơ sở hạ tầng logistics ............................................................ 32
Hình 2.3: Cơ sở hạ tầng logistics................................................................................... 33
Hình 3.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hải Phịng 2015 – 2020 ........... 66
Hình 3.2: Tỷ trọng thành phần cấu thành sản lƣợng hàng hóa thơng qua cảng Hải
Phịng giai đoạn 2015-2019 ......................................................................... 68
Hình 3.3: Xu hƣớng tăng trƣởng của sản lƣợng hàng hóa thơng qua cảng Hải
Phịng giai đoạn 2015-2019 ......................................................................... 69
Hình 3.4: Sản lƣợng container thơng qua cảng Hải Phịng giai đoạn 2015-2019 ......... 70
Hình 3.5:Thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT của Hải Phịng ............................................ 79
Hình 3.6. Cơ cấu kho bãi trên địa bàn thành phố Hải Phịng ........................................ 80
Hình 3.7: Mơ hình quỹ đầu tƣ phát triển đất trên địa bàn thành phố Hải Phịng .......... 93
Hình 3.8: Đánh giá của doanh nghiệp logistics về nguồn nhân lực trong vùng .......... 103
Hình 3.9. Kết quả thực trạng QLNN về CSHT logistisc Hải Phịng ........................... 107
Hình 3.10: Chất lƣợng cơ sở hạ tầng logistic hiện nay ............................................... 109
Hình 3.11. Nguyên nhân QLNN ảnh hƣởng phát triển CSHT logistisc Hải Phịng ... 111
Hình 3.12: Chất lƣợng CSHT logistics của thành phố Hải Phòng .............................. 112
Hình 4.1: Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hải Phịng 2021 – 2025 .............................. 115
Hình 4.2: Mơ hình thu hút nguồn vốn đầu tƣ phát triển CSHT logistisc Hải Phịng .. 137
HỘP:
Hộp 2.1: Những cột mốc chính trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam kể từ khi
thực hiện Đổi mới ........................................................................................47
x
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI, nhiệm
kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết 13-NQ/TW của BCH Trung ƣơng Đảng khóa XI về xây
dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đƣa Việt Nam trở thành nƣớc công nghiệp hiện
đại, đã xác định mục tiêu: tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tƣ giải quyết cơ
bản những tắc nghẽn, quá tải, bức xúc và từng bƣớc hình thành hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội tƣơng đối đồng bộ với một số cơng trình hiện đại, bảo đảm cho
phát triển nhanh và bền vững, tăng cƣờng hội nhập quốc tế; về hạ tầng giao thông,
bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông
cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải đƣợc nâng cao, giao
thông đƣợc thông suốt, an toàn. Do vậy, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, các cảng
thông quan nội địa, hệ thống cơng nghệ và truyền thơng có thể xem là những nhân tố
nền tầng, tạo bƣớc phát triển CSHT Logistics, thúc đẩy ta ng truởng kinh tế, nâng cao
nang suất, hi u quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Hiện nay, logistics thế giới đã phát triển nhanh chóng và mang lại nhiều thành
cơng cho các cơng ty/tập đồn đa quốc gia và trở thành ngành công nghiệp logistics ở
nhiều nƣớc. Thực tế cho thấy, logistics ở Việt Nam mới chỉ đƣợc công nhận là một
hành vi thƣơng mại trong Luật Thƣơng mại sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006) và
có 8 điều quy định về dịch vụ logistics (từ Điều 233 đến Điều 240). Việt Nam đã ban
hành một số chính sách quan trọng nhằm phát triển logistics nhƣ Nghị định 140/NĐCP năm 2007 lần đầu tiên quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, Quyết định
169-QĐ/TTg ngày 22/01/2014 phê duyệt đề án phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh
vực giao thông vận tải,Quyết định 1012/QĐ-TTg ngày 3/7/2015 phê duyêt quy hoạch
phát triển hệ thống các trung tâm logistics đến năm 2020,định hƣớng đến năm 2030,
Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 phê duyêt kế hoạch hành động nâng cao
năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 và đến Nghị định
163/2017 NĐ-CP ngày 30/12/2017 Quy định về kinh doanh dịch vụ logistics ban hành
thay thế cho Nghị định 140/2007 NĐ-CP…Nhƣng do lĩnh vực logistics bao phủ rộng,
có tính liên ngành, là ngành giao thoa của các ngành giao thông vận tải, thƣơng mại
dịch vụ, hải quan, công nghệ thông tin… nên các quy định từ trƣớc tới nay vẫn còn
nhiều khoảng trống, nhiều vấn đề quản lý quan trọng bị bỏ ngõ đối với quản lý và
điều tiết các hoạt động logistics trên thị trƣờng, nhất là các nội dung quản lý nhà nƣớc
về logistics, phân công, phân cấp trong quản lý ...chƣa đƣợc xác định rõ ràng làm cho
1
ở cấp địa phƣơng có tình trạng chồng chéo giữa Sở Giao thông Vận tải và Sở Công
thƣơng, cấp bộ thì giữa Bộ Giao thơng Vận tải và Bộ Cơng Thƣơng cũng có tình trạng
tƣơng tự, nhiều văn bản, quy hoạch đƣợc ban hành thiếu phối hợp, thống nhất, làm
riêng lẻ theo bộ, dẫn đến bị treo, không thực tế, nếu thực hiện gây thêm nhiều lãng phí
cho đầu tƣ và phát triển…(16,19)
Thành phố Hải Phòng là cửa ngõ của khu vực phía Bắc và cả nƣớc ra Vịnh Bắc
Bộ và thế giới, với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội to lớn và hệ thống cảng với lƣu
lƣợng hàng hóa thơng qua lớn nhất khu vực phía Bắc, đứng thứ 2 tồn quốc (sau thành
phố Hồ Chí Minh), năm 2020 sản lƣợng hàng hố qua cảng Hải Phịng đạt 142,84 triệu
tấn, gấp 2,1 lần năm 2015. Bên cạnh đó, Hải Phịng là thành phố duy nhất tại khu vực
phía Bắc có đầy đủ 5 phƣơng thức vận tải: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng
thủy nội địa, đƣờng hàng không và đƣờng ống. Hệ thống cảng biển và hàng không
thuận lợi cùng các điều kiện địa lý tự nhiên là tiền đề cho sự phát triển ngành dịch vụ
Logistics tại thành phố Hải Phòng [26]. Với tiềm năng, lợi thế cảng biển của thành phố,
Bộ Chính trị xác định Hải Phòng cần phát triển theo hƣớng phát huy tối đa các nguồn lực,
lợi thế để xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, trung
tâm dịch vụ, cơng nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế biển
của cả nƣớc; trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế và khoa học - công nghệ của vùng duyên
hải Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nƣớc, cửa chính ra biển của các địa
phƣơng phía Bắc và hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc [2]
Quản lý nhà nƣớc về phát triển CSHT logistics ở Việt Nam nói chung và tại Hải
Phịng nói riêng đóng một vai trị hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của Hải
Phòng và của đất nƣớc. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về phát triển CSHT logistics là
giải pháp mang tính “đột phá” trong phát triển hệ thống logistics và kiến tạo mơi
trƣờng logistics tại Hải Phịng đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới...
Nhằm thực hiện mục tiêu “Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030,
tầm nhìn 2050”, hệ thống logistics, trong đó có cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn Hải
Phòng cần đƣợc xây dựng và phát triển xứng tầm, hiện đại và đồng bộ trên các yếu tố
nhƣ: cơ sở hạ tầng phần cứng, cơ sở hạ tầng phần mềm (hệ thống giao thông vận tải,
hệ thống dịch vụ và công nghệ thông tin... ). Do vậy, nghiên cứu cơ bản, đồng bộ về
Quản lý nhà nƣớc nhằm phát triển cơ sở hạ tầng logistics của thành phố và đề xuất
những giải pháp tổng thể có cơ sở khoa học nhằm phát triển hệ thống CSHT logistics
trên địa bàn Thành phố Hải Phòng thực sự cần thiết. Vì vậy, đề tài: “Quản lý nhà
nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng” đƣợc nghiên cứu phù hợp với
2
sự phát triển hệ thống logistics thành phố cảng Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Luận án đi tìm giải pháp hồn thiện “Quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ
tầng logistics tại Hải Phịng”, nhằm góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh và
bền vững cho thành phố cảng.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Luận giải cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng logistics
trên địa bàn thành phố.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng
logistics tại Hải Phòng.
- Xác định các nhân tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ
tầng logistics trên địa bàn thành phố.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng
logistics tại Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng
logistics tại Hải Phòng
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung : Luận án nghiên cứu quản lý Nhà nƣớc về phát triển cơ sở
hạ tầng logistics tại Hải Phòng tâp trung chủ yếu các nội dung cơ bản nhƣ: Hoạch định
chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, các chƣơng trình và đề án phát triển cơ sở hạ tầng
logistics; Quản lý Nhà nƣớc đối với việc thực hiên chính sách phát triển cơ sở hạ tầng
logistics; Thực hiện quản lý Nhà nƣớc đối với nguồn vốn và thu hút đầu tƣ cho phát
triển cơ sở hạ tầng logistics; Quản lý Nhà nƣớc đối với sử dụng đất đai cho phát triển cơ
sở hạ tầng logistics; Thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực thi pháp luật, chính sách
và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng logistics.
- Không gian, thời gian: Tại thành phố Hải Phòng, thời gian nghiên cứu từ
2015-2020 và các giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng
logistics tại Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
4.1. Khung phân tích
3
Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng
logistics tại Hải Phòng
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá đƣợc thực trạng và đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện “Quản lý nhà
nước về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phịng”, qua đó góp phần thúc đẩy tăng
trƣởng kinh tế nhanh và bền vững cho thành phố cảng.
Nhân tố ảnh
hƣởng chung
đến QLNN về
phát triển cơ sở
hạ
tầng
logistics
Nhân tố đặc
thù ảnh hƣởng
đến QLNN về
phát triển cơ sở
hạ tầng Hải
Phòng
Nội dung QLNN về
phát triển cơ sở hạ
tầng logistics
Đánh giá thực
trạng QLNN về
phát triển sơ sở hạ
tầng logistics tại HP
Giải pháp hoàn thiện
QLNN về phát triển CSHT
logistics tại Hải Phòng
1.Hoạch định chiến
1.Thực trạng cơ sở
hạ tầng logistics
tại Hải Phòng
2.Thực trạng Quản
lý Nhà nƣớc phát
Phòng
triển cơ sở hạ tầng
logistics tại Hải
Phịng.
1. Hồn thiện quản lý nhà
nƣớc về chính sách, pháp
luật hiện hành.
2. Đẩy mạnh việc tổ chức
thực hiện các chƣơng
trình, kế hoạch phát triển
logistics tại Hải Phòng đến
năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045
3. Hồn thiện mơi trƣờng
logistics và khuyến khích
khu vực tƣ nhân đầu tƣ
phát triển logistics.
4. Nghiên cứu, ban hành,
bổ sung chính sách phát
triển hệ thống logistics
xanh tại Hải Phịng
5. Đẩy mạnh phân cơng,
phân cấp trong QLNN đối
với phát triển CSHT
logistics tại Hải Phịng
6. Hồn thiện quản lý phát
triển nguồn nhân lực
logistics.
7.Tăng cƣờng thanh tra và
kiểm tra trong xây dựng,
phát triển CSHT logistics
tại Hải Phòng
lƣợc, quy hoạch, kế
hoạch, các chƣơng
trình và đề án phát
triển sơ sở hạ tầng
logistics;
2.Quản lý Nhà nƣớc
đối với việc thực
hiên chính sách phát
triển cơ sở hạ tầng
logistics;
3.Thực hiện quản lý
Nhà nƣớc đối với
nguồn vốn và thu
hút đầu tƣ cho phát
triển cơ sở hạ tầng
logistics;
4.Quản lý Nhà nƣớc
đối với sử dụng đất
đai cho phát triển cơ
sở hạ tầng logistics;
5.Thanh tra, kiểm
tra và giám sát việc
thực thi pháp luật,
chính sách và quy
hoạch phát triển cơ
sở hạ tầng logistics.
3.Đánh giá Ƣu
điển, hạn chế và
nguyên nhân hạn
chế thực trạng
quản lý Nhà nƣớc
phát triển cơ sở hạ
tầng logistics tại
Hải Phịng;
Hình 1: Khung phân tích
Nguồn: Tác giả xây dựng
4
Bước 1. Nghiên cứu định tính trên cơ sở tổng quan các tài liệu, nghiên cứu khoa
học, tình huống nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án để khám phá kiến thức, tìm
hiểu cơ sở lý luận và xây dựng mơ hình nghiên cứu sơ bộ. Đồng thời kết hợp với các
phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm đánh giá thực trạng QLNN đối với
phát triển CSHT logistics tại Hải Phòng.
Bước 2. Nghiên cứu thực tiễn về QLNN phát triển CSHT logistics. Trên cơ sở
sđó xây dựng mẫu điều tra và tiến hành điều tra về các yếu tố và mức độ tác động ảnh
hƣởng của các nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với phát triển CSHT logistics tại
Hải Phịng.
Bước 3. Phân tích nghiên cứu định lƣợng về QLNN tác động đến phát triển
CSHT logistics. Trên cơ sở số liệu thứ cấp và số liệu điều tra bằng phƣơng pháp thống
kê mô tả định lƣợng các yếu tố và mức độ tác động ảnh hƣởng của các nhân tố ảnh
hƣởng đến QLNN đối với phát triển CSHT logistics tại Hải Phòng.
Bƣớc 4. Đề xuất giải pháp cho các bên nâng cao năng lực QLNN đối với phát
triển CSHT logistics tại Hải Phòng
4.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong nghiên cứu của đề tài,
đồng thời để có các giải pháp phù hợp với thực tiễn hiện nay trong quản lý nhà nƣớc
về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng, phƣơng pháp tiếp cận của luận án là
nghiên cứu và phân tích nội hàm các nội dung cơ bản của quản lý Nhà nƣớc đối với
phát triển cơ sở hạ tầng logistics; Phƣơng pháp và công cụ quản lý Nhà nƣớc
đối với phát triển cơ sở hạ tầng logistics ...(bao gồm quản lý của Trung ƣơng
và chính sách quản lý xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực thi của thành
phố, chủ yếu là tiếp cận QLNN góc độ chính quyền thành phố), đảm bảo
nghiên cứu theo phƣơng pháp cách tiếp cận sau:
(i) Nguyên lý mở cho biết hệ thống CSHT logistics tại Hải Phịng với tính cách
là hệ thống khơng khép kín mà ln mở với mơi trƣờng xung quanh thông qua các đầu
vào, đầu ra và các ứng xử của hệ thống với môi trƣờng.
(ii) Nguyên lý chủ định cho biết phát triển hệ thống hệ thống CSHT logistics tại
Hải Phịng ln có mục đích và tìm mọi cách để đạt mục đích đặt ra.
(iii) Nguyên lý đa chiều cạnh cho biết hệ thống là sự phụ thuộc lẫn nhau của vô
số các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển hệ thống hệ thống CSHT logistics tại Hải
Phịng với các chiều cạnh khác nhau thậm chí trái ngƣợc nhau.
5
(iv) Nguyên lý hợp trội cho biết phát triển hệ thống hệ thống CSHT logistics tại
Hải Phịng ln có các đặc tính hợp trội với tính cách là những đặc tính của hệ thống đƣợc
hình thành từ sự tƣơng tác, kết hợp, phối hợp của các bộ phận cấu thành hệ thống.
4.3. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý thông tin, số liệu
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Tác giả thu thập, hệ thống hóa và phân tích các tài liệu, cơng trình nghiên cứu
trong và ngồi nƣớc đã đƣợc cơng bố liên quan đến quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ
sở hạ tầng logistics: bài báo khoa học, bài viết hội thảo, sách, giáo trình, đề tài khoa
học, luận án tiến sỹ, các chính sách, quy định, văn bản pháp luật liên quan đến quản lý
nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng logistics của các nƣớc và Việt Nam (Hải Phịng),
đặc biệt là các chính sách của thành phố Hải Phòng liên quan phát triển CSHT
Logistics và số liệu thống kê những năm gần đây của thành phố. Phƣơng pháp này tìm
ra khoảng trống lý thuyết và thực tiễn để luận án có thể bổ sung, đóng góp. Trên cơ sở
đó hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng logistics,
làm căn cứ hình thành khung lý thuyết nghiên cứu.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp của luận án đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia
QLNN 43 ngƣời, các nhà nghiên cứu và điều tra bằng bẳng hỏi đối với doanh nghiệp 117
cá nhân các doanh nghiệp cung cấp và sử dụng CSHT logistics tại Hải Phòng.
Thứ nhất, phỏng vấn viết (anket) đối với chun gia QLNN: Mục đích phỏng vấn là
để có đƣợc thông tin đánh giá sâu và đa chiều quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng
logistics tại Hải Phịng, đồng thời định hƣớng giải pháp nhằm hồn thiện quản lý nhà nƣớc
về phát triển cơ sở hạ tầng logistics phù hợp bối cảnh của thành phố Hải Phòng.
Đối tƣợng phỏng vấn là các cán bộ QLNN và chuyên gia có liên quan đến
QLNN đối với CSHT logistics tại Hải Phòng, bằng cách liên lạc đặt h n cho cuộc gặp
hoặc bằng Online, tiếp đó gửi bảng hỏi phỏng vấn viết qua email trƣớc cho ngƣời
phỏng vấn chuẩn bị, sau cùng tác giả trực tiếp trao đổi thu thập thông tin.
Thứ hai, điều tra bằng phiếu hỏi đối doanh nghiệp tham gia cung cấp, sử dụng
CSHT logistics
Đối tƣợng điều tra là các doanh nghiệp cung cấp và sử dụng CSHT logistics tại
Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Phiếu đánh giá đƣợc thiết kế nhằm thu thập thông tin
dựa vào các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng logistics và
vai trị của quản lý. Có 5 mức đánh giá đối với từng nhận định: (1) thực hiện kém nhất;
6
(2) thực hiện trung bình; (3) thực hiện khá; (4) thực hiện tốt; (5) thực hiện tốt nhất.
Các câu hỏi nghiên cứu của luận án
- Những nội dung và nhân tố cơ bản nào ảnh hƣởng đến Quản lý nhà nƣớc đối
với phát triển CSHT Logistisc?
- Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải
Phòng trong thời gian qua và những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nƣớc về phát triển
cơ sở hạ tầng logistics đối với Hải Phòng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
của Hải Phòng và khu vực phù hợp với vị thế phát triển Hải Phòng?
- Cần xác định phƣơng hƣớng và giải pháp gì để hồn thiện quản lý nhà nƣớc
về phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phịng, góp phần hiện thực nâng cao hiệu
lực và hiệu quả QLNN phát triển CSHT logistics Hải Phịng để hiện thực hóa mục tiêu
đƣa dịch vụ logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn của Hải Phịng trong mơi
trƣờng hội nhập kinh tế Quốc tế?
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án làm rõ nội hàm quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng logistics
trên địa bàn thành phố và vai trị của nó đối với thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hƣớng bền vững.
-Luận án phân định rõ nội hàm CSHT logistics, bao gồm phần cứng và phần mềm từ
đó yêu cầu QLNN đối với phát triển CSHT Logistics bao trùm cả 2 nội dung này.
-Nhận diện đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với phát triển CSHT
Logistics tại thành phố Hải phịng.
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ
tầng logistics tại Hải Phòng trong thời gian qua và những vấn đề đặt ra trong quản lý
nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng logistics.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng
logistics tại Hải Phòng góp phần hiện thực hóa mục tiêu đƣa dịch vụ logistics trở thành
ngành dịch vụ mũi nhọn của thành phố Hải Phịng.
- Luận án đề xuất bổ sung chính sách phát triển BĐS logistics, KCN logistics
của Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phịng nói riêng
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về phát triển CSHT logistics ở một
số thành phố lớn trong nƣớc và trên thế giới để rút ra những bài học hữu ích nhằm
hồn thiện QLNN về phát triển CSHT logistics tại Hải Phòng.
7
- Luận án phân tích và đánh giá đầy đủ, toàn diện thực trạng QLNN về phát
triển CSHT logistics tại Hải Phòng hiện nay theo tất cả các yếu tố dựa trên những dữ
liệu mới nhất đã đƣợc công bố và kết quả khảo sát của tác giả.
- Luận án đƣa ra phƣơng hƣớng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện
QLNN về phát triển CSHT logistics tại Hải Phòng hiện nay theo hƣớng thúc đẩy phát
triển kinh tế bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.
7. Kết cấu luận án
Ngồi phần mở đầu, danh mục cơng trình cơng bố của tác giả, tài liệu tham
khảo và kết luận, luận án đƣợc kết cấu theo 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến
quản lý nhà nƣớc về phát triển cơ sở hạ tầng logistics
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển cơ
sở hạ tầng logistics
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với phát triển cơ sở hạ tầng
logistics tại Hải Phịng
Chƣơng 4 : Phƣơng hƣớng và giải pháp hồn thiện quản lý nhà nƣớc đối
với phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại Hải Phòng
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
HẠ TẦNG LOGISTICS
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố trong và ngồi
nƣớc về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển cơ sở hạ tầng logistics
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Thứ nhất : các cơng trình tiếp cận khái qt logistics
Ở Việt Nam, Luật Thƣơng mại năm 2005 (Điều 233) lần đầu tiên khái niệm về
dịch vụ logistics đƣợc pháp điển hóa “Logistics là một hoạt động thương mại do các
thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận
chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan và các loại giấy tờ, tư vấn khách hàng, đóng
gói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa để hưởng phí thù lao”.
Cuốn sách chuyên về logistics đƣợc công bố ở Việt Nam có thể kể đến là
“Logistics - Những vấn đề cơ bản”, do tác giả Đoàn Thị Hồng Vân chủ biên (Nhà xuất
bản Lao động - xã hội 2003), trong cuốn sách này, các tác giả tập trung vào giới
thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về logistics nhƣ khái niệm, lịch sử hình thành và
phát triển của logistics, phân loại logistics, kinh nghiệm phát triển logistics của một số
quốc gia trên thế giới... Sau đó, các tác giả trên đã giới thiệu cuốn “Quản trị logistics”
(Nhà xuất bản Thống kê, 2006), cuốn sách tập trung vào những nội dung của
quản trị logistics nhƣ khái niệm quản trị logistics, các nội dung của quản trị logistics
nhƣ dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, quản trị dự trữ, quản trị vật tƣ, vận tải,
kho bãi. Cả 2 cuốn sách chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý luận về logistics và quản
trị logistics, tuy nhiên, những nội dung thực tiễn của logistics còn rất hạn chế, chủ yếu
dừng ở mức giới thiệu nội dung thực tiễn tƣơng ứng (dịch vụ khách hàng, hệ thống
thông tin, kho bãi) của một số doanh nghiệp Việt Nam và chƣa đề cập đến nội dung hệ
thống logistics.
Trong nghiên cứu “Hệ thống logistics trong tiến trình phát triển kinh tế nhanh
và bền vững tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” các tác giả Đặng Đình Đào,
Trƣơng Tấn Quân và cộng sự (2020) cho rằng một trong những yếu tố quan trọng để
phát triển logistics, đặc biệt là logistics toàn cầu là phải phát triển hệ thống logistics
đồng bộ trên các yếu tố cơ bản của mơi trƣờng logistics, trong đó đặc biệt là cơ sở hạ
9
tầng logistics với hệ thống kho tàng bến bãi,trang thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển,
đầu tƣ xây dựng mạng lƣới hiện đại, xây dựng thị trƣờng bất động sản logistics, đề cập
đến việc cần phải tăng cƣờng QLNN đối với phát triển cơ sở hạ tầng logistics…
Tác giả Đặng Đình Đào và Trƣơng Tấn Quân trong cuốn “Giáo trình quản trị
hoạt động logistics và thương mại doanh nghiệp” (năm 2020) đã đánh giá Việt Nam
chƣa tập trung phát triển hệ thống logistics để hình thành mơi trƣờng logistics cho phát
triển kinh tế bền vững phát triển logistics. Thị trƣờng logistics tại Việt Nam chƣa phát
triển, cơ sở hạ tầng “phần cứng”, “phần mềm” cho phát triển logistics còn rất hạn chế.
Trong các chính sách và kế hoạch phát triển hầu nhƣ ngành logistics chƣa đƣợc để cập
ở cấp quốc gia cũng nhƣ ngành và địa phƣơng.
Trong nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics tại cảng biển Việt Nam”
– Tạp chí kinh tế dự báo (số 08 tháng 04/2013) của Đoàn Văn Tạo đề cập đến hệ thống
dịch vụ logistics cảng biển đối với phát triển kinh tế xã hội của các địa phƣơng, đặc
biệt là những địa phƣơng có lợi thế và cảng biển. Đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ, việc phát triển hệ thống dịch vụ logistics cảng biển có một vai trị quan trọng, cùng
với hệ thống logistics quốc gia góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền
vững. Điều này đòi hỏi Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ cần có kế hoạch xây dựng và
phát triển logistics cảng biển phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của địa
phƣơng và cả nƣớc.
Tác giả Nguyễn Thị Diệu Chi trong bài viết “Phát triển logisitics xanh cho tăng
trưởng bền vững – Tạp chí VLR: Việt Nam logistics Review, 143 -9/2019 đã đánh gía
vai trị của logistics xanh đối với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc và vùng lãnh thổ.
Bài viết cũng đã đề cập đến tình hình logistics trong thời kỳ đổi mới đối và những vấn
đề đặt ra và giải pháp phát triển logisitics xanh là để nâng cao năng lực cạnh tranh của
hệ thống logistics quốc gia và vùng lãnh thổ đòi hỏi phải tiếp tục quan tâm phát triển,
đặc biệt là quản lý và đầu tƣ xây dựng bất động sản logistics ở các địa phƣơng
Kỷ yếu hội thảo quốc tế về đề tài KX01.29/16-20 lần 2: Thực trạng và giải pháp
phát triển hệ thống logistics Quốc gia và vùng KTTĐMT. NXB Lao động Xã hội
2019-tại ĐH Quy Nhơn với 62 bài nghiên cứu đề cập sâu sắc đến các vấn đề lý luận và
thực tiễn hệ thống logistics vùng KTTĐMT, làm rõ hơn bản chất hệ thống logistics
quốc gia, QLNN đối phát triền CSHT logistics, các yếu tố cấu thành,tình hình hệ thống
logistics tại vùng KTTĐMT, đánh giá những kết quả cũng nhƣ những hạn chế trong
phát triển nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững .
10
Trong một cơng trình tại Hội thảo khoa học quốc gia (2019)“ Thực trạng và
giải pháp phát triển hệ thống logistics Quốc gia và vùng KTTĐMT “. NXB Lao động Xã hội của Đặng Hà Giang và Công sự trong bài viết “Phát triển hệ thống logistics
vùng KTTĐMT – Giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế nhanh và bền vững” đã
khẳng định vai trò hệ thống logistics trong việc phát triển kinh tế hàng hóa đối với
vùng KTTĐMT, đặc biệt là các tỉnh nằm trên nhiều hành lang kinh tế. Để thu hút
lƣợng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam đối với Lào và các tỉnh vùng Thái Lan thì các
tuyến hành lang kinh tế trong vùng là tuyến đƣờng hiệu quả, vận chuyển hàng hóa đến
với các nƣớc thông qua cảng Quy Nhơn ,cảng Tiên Sa – Đà Nẵng. Vì vậy, phát triển
hệ thống logistics có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của các
tỉnh trên các hành lang kinh tế của vùng, xây dựng hệ thống các trung tâm logistics
khoa học, phát triển thị trƣờng bất động sản logistics...
Theo Nguyễn Thị Xuân Hƣơng, Đặng Thị Thúy Hồng cùng các cộng sự trong
cuốn sách chuyên khảo "Hệ thống logistics ở nước ta trong tiến trình hội nhập và phát
triển" (năm 2017). Các tác giả đã nhấn mạnh: trong nền kinh tế thị trƣờng, hệ thống
logistics quốc gia là tổng thể khung thể chế pháp luật, cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp
logistics và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics có một vai trò rất quan trọng
trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế. Vì vậy, muốn
nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh và bền vững ở Việt Nam,
không thể không xây dựng và phát triển bền vững hệ thống logistics và tăng cƣờng
QLNN đối với hệ thống này, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã mở của thị trƣờng
dịch vụ logistics trong ASEAN và WTO.
Tác giả Nguyễn Văn Chƣơng đã bảo vệ đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu nhiệm vụ
quản lý nhà nước và giải pháp khuyến khích doanh nghiệp phát triển logistics trong
ngành giao thông vận tải”, mã số ĐT084020. Đây là đề tài chuyên sâu về nghiên cứu
quản lý nhà nƣớc về các dịch vụ logistics trong các doanh nghiệp ngành giao thông
vận tải. Đề tài đã đánh giá thực trạng phát triển logistics trong các doanh nghiệp vận
tải và trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cƣờng quản lý
nhà nƣớc và khuyến khích các doanh nghiệp vận tải phát triển dịch vụ logistics. Tuy
nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở góc độ quản lý nhà nƣớc và trong lĩnh vực cụ thể là
giao thông vận tải mà chƣa đề cập toàn diện đến phát triển CSHT logistics và doanh
nghiệp logistics trong nền kinh tế quốc dân.
11
Thứ hai: các cơng trình tiếp cận QLNN về phát triển logistics và sự cần thiết
phải tăng cường QLNN
Bài viết: “Đề xuất xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần cảng biển tại khu vực
cảng biển Hải Phòng” của TS. Đặng Cơng Xƣởng đăng trên tạp chí Khoa học và Công
nghệ Hàng hải Số 28 – 11/2011 đã làm rõ các dịch vụ hậu cần cảng biển là những
công việc liên quan đến cung ứng hàng hóa phục vụ các loại phƣơng tiện bến cảng
nhằm mục đích luân chuyển hàng hóa thuận lợi, nhanh chóng và đạt hiệu quả. Trung
tâm dịch vụ hậu cần cảng là một khu vực đƣợc trang bị cơ sở vật chất và kết nối với hệ
thống giao thông ở địa bàn và khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho vận tải và phân phối
hàng hóa. Nhƣ vậy, ý tƣởng xây dựng một trung tâm logistics để thực hiện các dịch vụ
này và triển khai các hoạt động kinh doanh nhƣ là một mơ hình kinh doanh mang lại
thu nhập, tạo công ăn việc làm, thực hiện liên kết kinh tế là cần thiết.
Theo tác giả Đan Đức Hiệp trong bài “Xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm
kinh tế mạnh là đầu tàu kéo kinh tế vùng phát triển”, khẳng định Hải Phòng là thành
phố cảng biển, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, cực tăng trƣởng vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ đầu mối giao thông quan trọng về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng
hàng không và đƣờng biển quan trọng của cả nƣớc và quốc tế, gắn kết với các tỉnh
thành trong nƣớc. Nhƣ vậy, sự cần thiết một trung tâm logistics để tập trung các hoạt
động này và khai thác hiệu quả các dịch vụ cảng biển là điều cần thiết.
Luận án tiến sĩ của tác giả Trịnh Thế Cƣờng năm 2016 với đề tài “Quản lý nhà
nƣớc đối với cảng biển Việt Nam” đã đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với cảng biển
trên các phƣơng diện về mặt tƣ duy quản lý, thể chế, tổ chức, bộ máy, cán bộ, công chức làm
công tác nhà nƣớc đối với cảng biển, hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với cảng biển… và nhƣ
vậy việc hình thành mạng lƣới logistics, trung tâm logistics thực hiện liên kết kinh tế với các
địa phƣơng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là đối tƣợng của quản lý `nhà nƣớc về logistics
trên địa bàn. Đồng thời là mơ hình mở rộng kinh doanh dịch vụ logistics cảng biển để khai
thác lợi thế của cảng biển Việt Nam trong đó có cảng biển Hải Phòng.
Theo Đặng Thị Thúy Hồng trong bài viết “Phát triển hệ thống logistics ở nước
ta theo hướng bền vững” Tạp chí Kinh tế và dự báo số 17 tháng 09/2012 đã đề cập đến
các yếu tố của hệ thống này và vai trò của từng yếu tố đối với thúc đẩy phân phối lƣu
thơng hàng hóa và tăng trƣởng kinh tế. Đối với các địa phƣơng có nhiều tiềm năng và
lợi thế trong việc phát triển ngành dịch vụ logistics nhằm đẩy nhanh quá trình cơ cấu
ngành kinh tế thì logistics càng đóng vai trị quan trọng nhất là các dịch vụ logistics có
12
giá trị gia tăng cao và hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc kết nối nhằm giảm chi phí
logistics…
Trong nghiên cứu “Phát triển các công ty giao nhận vận tải thành các công ty
logistics – Nền tảng để phát triển ngành logistics tại Việt Nam” tác giả Trịnh Thị Thu
Hƣơng cho rằng một trong những yếu tố quan trọng để phát triển logistics, đặc biệt là
logistics toàn cầu là phải có tiềm lực tài chính để xây dựng hệ thống kho tàng bến bãi,
mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển, đầu tƣ xây dựng mạng lƣới… Chính
vì thế, đa số các công ty giao nhận vận tải Việt Nam chƣa thực sự có tiềm lực để phát
triển tạo thành hệ thống logistics đồng bộ.
Thứ ba: các cơng trình tiếp cận về tác động của hệ thống logistics đến tăng
trưởng kinh tế
Theo Nguyễn Thị Diệu Chi và Cộng sự trong bài viết “Phát triển logistics Việt
Nam – giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi AEC hình thành. HTKHQG: ASEAN
– Việt Nam – Hoa kỳ 20 năm hợp tác và phát triển”. Đã nhấn mạnh đến vai trò của
logistics trong nền kinh tế quốc dân và đối với các ngành doanh nghiệp, đặc biệt là khi
AEC hình thành thì phát triển logistics càng đóng vai trị quan trọng đối với phát triển
kinh tế của Việt Nam cũng nhƣ vùng Kinh tế. Các địa phƣơng có lợi thế về cảng biển
nhƣ Hải Phịng, các hành lang kinh tế thì dịch vụ logistics có vai trị rất lớn trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tăng trƣởng.
Năm 2012 – 2016 Nhóm nghiên cứu logistics Đại học Kinh tế Quốc dân do tác
giả Đặng Đình Đào trƣởng nhóm đã thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phƣơng
giai đoạn 1 về “Xây dựng và phát triển hệ thống logistics theo hướng bền vững- kinh
nghiệm của Đức và bài học đối với Việt Nam” Mã số B2012-06-10SP. Nhiệm vụ đã
nghiên cứu kinh nghiệm của CHLB Đức về phát triển hệ thống logistics theo hƣớng bền
vững và khả năng ứng dụng vào Việt Nam. Nhiệm vụ đã nghiên cứu đồng bộ các yếu tố
của hệ thống logistics (yếu tố cơ sở hạ tầng, thể chế pháp luật, nguồn nhân lực, các
doanh nghiệp cung ứng và sử dụng dịch vụ logistics) và đặc biệt là hệ thống logistics
trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế bền vững.
Năm 2015, Ngô Ngọc Khánh trong bài “Giải pháp phát triển hoạt động
logisitics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam” – Tạp chí Kinh tế và dự báo số
chuyên đề tháng 2/2015, đã đề cập đến vai trò của hoạt động logistics trong các ngành
kinh tế của Việt Nam đặc biệt là đối với ngành khai thác Dầu khí. Nhƣng để hoạt động
logistics có đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự phát triển bền vững của ngành thì CSHT
13