HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
PHUTSADY PHANYASITH
QUảN Lý NHà NƯớC BằNG PHáP LUậT
ĐốI VớI HOạT ĐộNG DU LịCH ở NƯớC CộNG HòA
DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO
LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: Lí LUN V LCH S NH NC V PHP LUT
H NI - 2016
HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
PHUTSADY PHANYASITH
QUảN Lý NHà NƯớC BằNG PHáP LUậT
ĐốI VớI HOạT ĐộNG DU LịCH ở NƯớC CộNG HòA
DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO
LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: Lí LUN V LCH S NH NC V PHP LUT
Mó s: 62 38 01 01
NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS. TRNH C THO
H NI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu
của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phutsady PHANYASITH
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUANTÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ VẤN ĐỀ
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
6
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
6
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
10
1.3. Đánh giá chung những công trình đã nghiên cứu và những vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu của luận án
23
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP
LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
27
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật
đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
27
2.2. Nội dung và các điều kiện đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật
đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
49
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du
lịch của một số nước trên thế giới - giá trị tham khảo cho Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào
64
Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
72
3.1. Quá trình hình thành và phát triển về quản lý nhà nước bằng pháp luật
đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua
các giai đoạn
72
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
91
3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
106
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU DU LỊCH VÀ
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP
LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
116
4.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch ở nứoc Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào hiện nay
116
4.2. Quan điểm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
128
4.3. Các giải pháp đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
KẾT LUẬN
135
156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
159
PHỤ LỤC
166
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACMECS
: Chiến lược hợp tác kinh tế
ADB
: Ngân hàng phát triển Châu Á
AEC
: Cộng đồng kinh tế ASEAN
ASEAN
: Các nước trong khu vực asean
CHDCND (Lào)
: Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
CHXHCN
: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CLMV
: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
CNH-HĐH
: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CNTT
: Công nghệ thông tin và truyền thông
ECTT
: Hội đồng Châu Âu về du lịch và thương mại
GMS
: Các nước tiểu vùng Sông Mê Không
IUCN
: Tổ chức bảo tồn thế giới
JICA
: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
KOICA
: Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc
PATA
: Hiệp hội Lữ hành Thái Bình Dương
QLNN
: Quản lý nhà nước
TWO
: Tổ chức Thương mại thế giới
UBND
: Ủy ban nhân dân
UNWTO
: Tổ chức Du lịch thế giới
WTTC
: Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới
WWF
: Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Số lượng, cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Lào (thời kỳ
1992-2000)
Bảng 3.2: Số lượng khách sạn, nhà nghỉ, phòng ngủ (năm 2014)
90
98
Bảng 3.3: Số lượng, cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Lào (thời kỳ
2004-2014)
100
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội của Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ IV (năm 1986) đã đề ra
đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Hiện nay, cùng với xu hướng toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng nhanh ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới,
ngành du lịch đã dần có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
văn hóa của đất Lào. Theo đó, du lịch được xác định là ngành kinh tế trọng điểm
trong các ngành kinh tế quốc dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Thực hiện chủ trương của Đảng, những năm qua ngành du lịch đã được
Chính phủ Lào đầu tư phát triển. Vì vậy, từ năm 1986 đến nay tốc độ phát triển du
lịch ngày càng nhanh và có bước tiến vượt bậc đóng góp tích cực vào sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Quản lý hoạt động du lịch đã sử dụng khá hiệu quả các
công cụ quản lý khác nhau. Trong đó, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với du
lịch đóng vai trò quan trọng và ngày càng tăng cường phù hợp với từng giai đoạn
góp phần bảo đảm tăng cường hoạt động của du lịch ở Lào... Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được trong quá trình phát triển nhiều tiềm năng du lịch chưa
được khai thác có hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà
nước bằng pháp luật đối với du lịch nói riêng còn nhiều bất cập và hạn chế... Thực
trạng đó do nhiều nguyên nhân: Đó là, mặc dù thời gian qua du lịch ở Lào đã được
xác định là ngành kinh tế trọng điểm, nhưng thực tế các bộ, ban ngành và địa
phương chưa quan tâm đúng mức tới việc tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển
du lịch, chưa khơi dậy được tiềm năng và chưa huy động được các thành phần kinh
tế tham gia phát triển du lịch. Việc giáo dục du lịch và tuyên truyền phổ biến pháp
luật về du lịch cho cán bộ, công chức và nhân dân chưa được quan tâm đúng mức.
Đáng chú ý là việc sử dụng các công cụ quản lý của Nhà nước, nhất là quản lý nhà
nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập và hiệu
quả thấp. Điều đó được thể hiện trên các phương diện cụ thể như: hệ thống pháp
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực du lịch chưa đồng bộ; cơ
chế chính sách về du lịch còn nhiều bất cập, thiếu tính nhất quán. Tổ chức thực thi
2
pháp luật chưa được quan tâm đúng mức. Việc phát hiện xử lý những vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực này còn hạn chế... Những điều đó đang cản trở đến sự phát triển
du lịch của Lào nói riêng và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước nói chung...
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên đây, đòi hỏi phải có những công
trình khoa học nghiên cứu bài bản và tương đối toàn diện cả lý luận và thực tiễn về
quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp
luật với hoạt động du lịch ở Lào nói riêng là rất cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: "Quản lý
nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào" để nghiên cứu và viết Luận án Tiến sĩ luật học chuyên ngành lý
luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Đây là đề tài mang tính cấp thiết, không
những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của quản
lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích của luận án
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà
nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Lào, luận án đề xuất quan điểm và
giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động
du lịch ở Lào đến năm 2020.
- Nhiệm vụ nghiên cứu luận án:
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án có nhiệm vụ:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn
đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động du lịch, trong đó tập trung nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp
luật đối với hoạt động du lịch, nhằm xác định nội hàm và rút ra những đặc điểm của
nó, đồng thời xác định vai trò, nội dung và các điều kiện đảm bảo quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch.
3
- Trên cơ sở nghiên cứu quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động
du ở một số nước trên thế giới, luận án rút ra một số giá trị tham khảo cho Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
- Nghiên cứu thực trạng về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong đó đi sâu nghiên cứu
các nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, từ đó chỉ
ra ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng về quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ
năm 2005 đến 2015.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm quản lý nhà
nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án:
Luận án được nghiên cứu dưới góc độ lý luận về lịch sử nhà nước và pháp
luật. Tập trung luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật
đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Quản lý nhà nước bằng pháp luật có nhiều nội dung khác
nhau, tuy nhiên trong phạm vi luận án tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề
xuất giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật ở Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào thông qua ba nội dung: Xây dựng pháp luật về du lịch; tổ chức thực hiện
pháp luật về du lịch và phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
+ Về không gian: Giới hạn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước bằng
pháp luật đối với hoạt động du lịch chủ yếu là trong phạm vi cả nước Lào. Còn
nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới chủ yếu là qua tài liệu đã được
công bố.
+ Về thời gian: Giới hạn thời gian nghiên cứu của luận án là nghiên cứu quá
trình hình thành và phát triển pháp luật du lịch từ 1986 đến 2015. Đánh giá thực
4
trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch và đề xuất giải
pháp từ 2005 đến 2020.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Về cơ sở lý luận:
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm đường lối chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào
và Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về quản lý nhà nước bằng pháp luật
đối với hoạt động du lịch, tiếp thu có chọn lọc những giá trị lý luận có tính phổ biến
và những yếu tố hợp lý trong các tư tưởng, học thuyết về hoạt động du lịch trên thế
giới; những kết quả nghiên cứu có giá trị đương đại đã được công bố trong những
thập niên gần đây ở một số nước, trong đó có Việt Nam, đối chiếu, so sánh với điều
kiện thực tiễn của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào để phân tích, luận chứng và đề
xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc quản lý nhà nước bằng
pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Về phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu đó là: Phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử và logic… Những phương
pháp này được dùng để nghiên cứu phù hợp với những nội dung cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được dùng để nghiên cứu những vấn đề
lý luận ở chương 2, đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu ở chương 3, quan điểm
và những giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du
lịch ở chương 4 và luận án dùng để rút ra những kết luận của các chương.
- Phương pháp so sánh được dùng để để giải quyết các nội dung tổng quan
tình hình nghiên cứu và chủ yếu là phân tích thực trạng trong quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở
chương 3 của Luận án.
- Phương pháp lịch sử và lô gíc được sử dụng trong quá trình hình thành và
phát triển, thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở chương 2 và chương 3.
5
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình khoa học chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối
có hệ thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào". Vì vậy, có một số
đóng góp khoa học mới sau:
- Luận án đưa ra được khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động du lịch là phương thức nhà nước sử dụng pháp luật tác động vào đối tượng hoạt
động du lịch để định hướng cho hoạt động này vận động và phát triển đạt đến mục
tiêu xác định. Đồng thời luận án đã chỉ ra được các đặc điểm và xác định được các
nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Luận án đã chỉ ra được kết quả và hạn chế cũng như nguyên nhân của thực
trạng hệ thống pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật và phát hiện, xử lý những
hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào.
- Luận án đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm hoàn thiện pháp
luật về du lịch; các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp
luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Thông qua những kết quả nghiên cứu và kiến nghị của luận án, tác giả mong
muốn đóng góp phần của mình vào việc làm phong phú thêm tri thức lý luận nhà
nước và pháp luật và lý luận về quản lý, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vai
trò, giá trị của nhà nước và pháp luật đối với đời sống kinh tế nói chung và hoạt
động du lịch tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói riêng.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giải dạy
về vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du
lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã
công bố liên quan đến luận án và danh mụch tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương, 12 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUANTÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Quản lý nhà nước bằng pháp luật nói chung là vấn đề khá phức tạp, có ý
nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, trong những năm gần đây, nhất là từ
khi Đảng nhân dân cách mạng Lào đã quyết định quá trình đổi mới toàn diện, và
mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, vấn đề này luôn được sự quan tâm, chú ý nghiên
cứu của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những công trình nghiên cứu
đã được công bố cũng đã đề cập quản lý nhà nước, quản lý nhà nước bằng pháp luật
dưới nhiều góc độ khác nhau và trên từng lĩnh vực cụ thể. Có thể nhận thấy các
công trình này tập trung chủ yếu các nhóm vấn đề.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch
Luận văn thạc sĩ của Phonemany Soukhathammavong, “Phát triển du lịch
sinh thái tại Lào, một số nghiên cứu tại tỉnh Khăm Muân” [71, tr.1-5], đã làm sáng
tỏ các vấn đề sau đây:
+ Đưa ra nội dung nền tảng để xây dựng kế hoạch và kế hoạch hành động
ngắn hạn và trung hạn cho sự phát triển và quảng bá du lịch trong quản lý du lịch vĩ
mô, quy hoạch phát triển du lịch, kinh doanh du lịch và quản lý hoạt động, xúc tiến
quảng cáo và tiếp thị du lịch, phát triển nguồn nhân lực về ngành du lịch.
+ Đưa ra phương hướng giải quyết nguyên tắc hướng dẫn du lịch sinh thái tại
Lào như:
- Giảm thiểu tác động tiêu cực về thiên nhiên và văn hoá Lào.
- Tối đa hoá lợi ích kinh tế cho nền kinh tế quốc gia Lào đặc biệt là các
doanh nghiệp địa phương và người dân sống trong và xung quanh mạng lưới các
khu bảo tồn.
- Nhấn mạnh sự cần thiết của du lịch quy hoạch, kế hoạch quản lý truy cập
cho các trang website sẽ được phát triển như khu sinh thái.
7
Luận văn đã góp phần làm rõ một số nhận thức chung về môi trường tạo ra
lợi ích kép: làm giảm rò rỉ bằng cách khuyến khích sử dụng dịch vụ sản phẩm địa
phương, và giảm chất thải, rác thải, và suy thoái môi trường. Các giải pháp phát
triển du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn tỉnh Khăm Muân, nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào hiện nay.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Su Căn bútthavông, “Kinh tế du lịch ở Thủ đô
Viêng Chăn, nước CHDCND Lào” [61, tr.1-5], trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về kinh tế du lịch, phân tích thực trạng vai trò của kinh tế du
lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở
một số địa phương của CHDCND Lào và kinh nghiệm của nước ngoài. Đề tài đưa
ra phương hướng và giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế du lịch ở Thủ đô Viêng
Chăn, nước CHDCND Lào trong những năm tới. Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá
những kết quả và những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh tế du lịch ở Thủ đô
Viêng Chăn.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Hum Phăn phưapasít, “Phát triển du lịch trên
địa bàn tỉnh Luâng Pha Băng trong giai đọan hiện nay”. [37, tr.1-6], Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, (Hà Nội 2008). Luận văn nghiên
cứu một số vấn đề chung về phát triển du lịch ở nước CHDCND Lào. Trên cơ sở
đó, luận văn đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Luâng Pha Băng của Lào,
các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh tác động đến du lịch. Trên cơ sở
đó luận văn đánh giá những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua, luận
văn đã góp phần xây dựng khái niệm và chỉ ra những đặc điểm và vai trò của du
lịch trong phát triển kinh tế-xã hội, ngoài ra, luận văn còn đưa ra phương pháp
quản lý nhà nước đối với du lịch như: Quản lý nhà nước đối với hướng dẫn viên,
quản lý nhà nước đối với cảnh quan môi trường, quản lý nhà nước đối với bảo tồn
di tích và giữ gìn bản sắc văn hoá và đưa ra những quan điểm có tính định hướng
và một số giải pháp chủ yếu phát triển du lịch ở tỉnh Luâng Pha Băng trong các
giai đoạn hiện nay.
8
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Soun Manivông, “Phát triển du lịch dân cư ở
nước CHDCND Lào”, [60, tr.1-3] Luận văn đã trình bày vai trò, tầm quan trọng của
công tác phát triển du lịch dân cư hiện nay và những năm tiếp theo với việc tổ chức
thực hiện trong thời gian qua, cho thấy được những tiềm năng vốn có, cơ hội, thách
thức và các vấn đề đã đạt ra, tìm ra những phương pháp để giải quyết. Luận văn đã
đề ra và triển khai kế hoạch phát triển du lịch dân cư, phân phối thu nhập cho các
dân tộc ở địa phương và góp phần cho việc phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia,
tìm ra phương hướng và phương pháp để nâng cao chất lượng của ngành du lịch,
đặc biệt là du lịch dân cư với sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư, đồng
thời, mở rộng phát triển du lịch từ thành phố đến địa phương. Tác giả còn đóng góp
kinh nghiệm và khả năng của mình trong việc đề ra kế hoạch và chương trình phát
triển du lịch dân cư để làm cho sản phẩm du lịch có chất lượng cao và bền vững.
Các bài báo, tạp chí khoa học
Tạp chí Du lịch Mương Lào, “Pháp Luật về du lịch có sự quan trọng nhất
đối với việc phát triển và khuyến khích du lịch của Lào”. [62, tr.18-19], Nội dung
bài đã giới thiệu về mục đích, mục đích của pháp luật về du lịch trong việc phát
triển và khuyến khích du lịch của Lào, Pháp luật Du lịch đã rút ra kinh nghiệm từ
nước ngoài và các ý kiến nhà chuyên gia, khoa học nhất là kinh nghiệm về tổ chức
thực hiện Pháp luật Du lịch, trong bài viết đã đưa phân tích về việc nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về ngành du lịch, hướng dẫn các đơn vị cá nhân trong xã hội
góp phần vào việc khuyến khích và phát triển du lịch tại Lào.
Tạp chí Khoa học – xã hội quốc gia Lào: “Một số ảnh hưởng của du lịch
tác động đến kinh tế văn hóa - xã hội và môi trường của Lào”. [63, tr.43-49], Nội
dung của bài viết đã phân tích, đánh giá về ảnh hưởng của du lịch tác động đến
kinh tế văn hoá - xã hội và môi trường ở CHDCND Lào, trong đó đã đề ra những
phương pháp để giải quyết những mặt hạn chế các ảnh hưởng đó mà nó có thể tác
động đến đến kinh tế văn hoá - xã hội và môi trường ở CHDCND Lào, vấn đề đã
nêu trên chưa được nghiên cứu một cách khoa học, chỉ được quy định trong bài
tổng kết và kế hoạch hoặc chiến lược về phát triển du lịch và các tài liệu khác có
liên quan. Trong những năm tiếp theo phải có những yêu cầu cần thiết trong công
9
tác nghiên cứu đó nhằm để khuyến khích du lịch, đồng thời, cũng phải tìm ra
phương pháp giải quyết về mặt trái của nó để làm cho ngành du lịch trở thành bộ
phần chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước và
quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Sa Năn siphaphômmachăn, “Quản lý du lịch
theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc”, [57, tr.2-3]
Luân văn đề cập:
- Tổng kết lại các lý thuyết về quản lý du lịch theo hướng hội nhập.
- Nghiên cứu, trình bày và đánh giá thực trạng về quản lý du lịch theo hướng
hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc trong thời gian qua.
- Nghiên cứu sâu sắc, tập trung kiến nghị phương hướng và các phương pháp
chủ yếu để giải quyết các vấn đề còn hạn chế, thúc đẩy hoạt động quản lý du lịch
theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc đạt hiệu quả cao.
- Luận văn nghiên cứu sâu và làm rõ hơn về quản lý du lịch theo hướng hội
nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc. Luận văn còn đưa ra kinh
nghiệm của nước ngoài về quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng
giềng, trong đó có kinh nghiệm của Việt Nam, luận văn đã nghiên cứu sâu vào
phương pháp chủ yếu để giải quyết những mặt còn hạn chế và những cấn đề đặt ra
và đẩy mạnh hoạt động quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng
giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc đạt hiệu quả cao hơn.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Boun sôm Khunmany, “Quản lý du lịch trong
điều kiện kinh tế thị trưởng ở tỉnh Luân Pha Băng”. [21, tr.1-3], Luận văn đã phân
tích các vấn đề cơ bản lý thuyết về du lịch, đặc biệt là vai trò và sự cần thiết của
công tác quản lý du lịch trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước CHDCND Lào
nói chung và ở tỉnh Luâng Pha Băng nói riêng. Đưa ra những thực trạng của ngành
du lịch ở tỉnh Luâng Pha Băng trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau khi Đảng
Nhân dân cách mạng Lào thực hiện con đường đổi mới toàn diện, luận văn đã đề ra
một số vấn đề nổi bật và một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết nghiên cứu trong
những năm tiếp theo. Tác giả còn đề ra một số trình bày mang tính cụ thể nhằm để
củng cố và nâng cao công tác quản lý du lịch trong điều kiện kinh tế thị trưởng ở
10
tỉnh Luâng Pha Băng, tạo ra cơ sở kỹ thuật và môi trường thuận lợi để khuyến khích
và quản lý du lịch, bổ sung sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý du
lịch, tăng cường vai trò chỉ đạo của lãnh đạo đảng ủy tỉnh đối với ngành du lịch.
Luận văn thạc sĩ của Xin Thạ Lay Chănthạphone, “Tăng cường đảm bảo an
toàn khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn”, [93, tr.3-4] Luận văn đã đề cập nhiệm vụ
vai trò của cảnh sát du lịch để ủng hộ được nhu cầu của việc bảo vệ trật tự an ninh
trong thời kỳ mới, đảm bảo cho công tác tổ chức thực hiện con đường đổi mới của
Đảng Nhân dân cách mạng Lào, cũng như tổ chức triển khai các văn kiện của Đại hội
IX. Luận văn phân tích về lý thuyết các nội dung và hoạt động của công tác tăng
cường bảo vệ an toàn cho khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn, thấy được quan điểm
cơ bản của Đảng về quản lý khách du lịch, văn bản pháp luật của Nhà nước gắn liền
với công việc bảo vệ khách du lịch. Luận văn đưa ra đánh giá công tác tổ chức thực
hiện vấn đề bảo vệ an toàn khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn trong những năm qua
và đề ra kế hoạch giải pháp trong những năm tiếp theo đảm bảo cho ngành du lịch có
sự phát triển cao. Luận văn tập trung nghiên cứu giải quyết vấn đề tăng cường quản
lý khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn có trật tự an toàn phù hợp với thời kỳ mới.
Luận văn còn nghiên cứu tìm ra những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường
sức mạnh bảo vệ an toàn cho khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam đã
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới góc độ và cấp độ khác nhau.
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới cũng đã có công trình nghiên cứu và tổng kết
rút ra được bài học quý báu. Mặt khác, với đặc điểm của một ngành kinh tế có tính
chất liên ngành, việc hình thành một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, có tính toàn
diện, đồng bộ, hợp lý và khả thi để nhà nước quản lý hoạt động du lịch là một vấn
đề phức tạp, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện. Ở Việt Nam
đã có nhiều công trình nghiên cứu, công bố trên các sách chuyên khảo, luận án, luận
văn, bài báo và Tạp chí, đã được nhiều nhà lý luận, nhà khoa học, nhà quản lý quan
11
tâm nghiên cứu. Đến hiện nay, có thể tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
và một số công trình nghiên cứu ở Thái Lan và Trung Quốc như sau:
a) Đề tài khoa học chủ yếu có liên quan
Đề tài khoa học: Lê Tuấn Anh (chủ nhiệm), cơ quan tại: Trung tâm thông tin
du lịch, “Đánh giá thực trạng, định hướng xây dựng Chiến lược phát triển công
nghệ thông tin trong ngành Du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. [1,
tr.1-3], Mục tiêu đề tài: Nhận thức rõ hơn vai trò của CNTT đối với phát triển du
lịch trong giai đoạn hiện nay, xây dựng được dự thảo Chiến lược phát triển CNTT
của ngành đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành du lịch; đề tài nghiên
cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, một số kinh nghiệm thực tiễn ở nước ngoài; ứng
dụng CNTT vào sự phát triển du lịch, xu hướng rõ nhất đó là xây dựng một hệ
thống quản lý điểm đến, vì hệ thống quản lý điểm đến chính là công cụ công nghệ
thông tin và truyền thông chiến lược có thể giúp các tổ chức quản lý điểm đến và
các doanh nghiệp du lịch có liên quan có thể phối hợp, xúc tiến và phân phối các
sản phẩm và dịch vụ du lịch. Tìm hiểu môi trường pháp lý cho phát triển CNTT ở
Việt Nam, một số văn bản pháp quy, các chiến lược kế hoạch tổng thể liên quan đến
phát triển CNTT, nghiên cứu thực trạng và nhận thức về ứng dụng CNTT trong
ngành du lịch Việt Nam hiện nay, phân tích tính đặc thù của việc ứng dụng CNTT
vào sự phát triển du lịch: công nghệ thông tin và truyền thông có ảnh hưởng sâu sắc
và tích cực đối với du lịch khi nó tạo một môi trường tiếp cận toàn cầu; CNTT
mang lại cơ hội tiếp cận trực tiếp với các thị trường du lịch lịch quốc tế; CNTT là
động lực thúc đẩy sự hợp tác giữa các chủ thể trong ngành du lịch; CNTT đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch trong thời đại Internet.
Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc ứng dụng
CNTT như: Điểm mạnh: Nhận thức về vai trò quan trọng của CNTT: Được lãnh
đạo của ngành đánh giá cao vai trò của CNTT đối với du lịch ngay từ những ngày
CNTT bắt đầu được đẩy mạnh ứng dụng tại Việt Nam, có cách tiếp cận ICT phù
hợp, có nguồn nhân lực CNTT tại chỗ, đội ngũ chuyên trách về CNTT đã thực sự là
một nhân tố tích cực cho sự phát triển, ứng dụng CNTT trong ngành du lịch, khai
thác có hiệu quả ứng dụng CNTTcủa Tổ chức Du lịch Thế giới. Điểm yếu:Thiếu
12
chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển CNTT của ngành, chưa có sự phối hợp chặt
chẽ về ứng dụng CNTT giữa các cơ quan quản lý du lịch các cấp, giữa cơ quan
quản lý và các doanh nghiệp. Nhận thức về vai trò CNTT vẫn cần được nâng cao,
kinh phí đầu tư cho CNTT chưa tương xứng.
Đề tài khoa học cấp bộ của Đỗ Cẩm Thơ (Chủ nhiệm) “Nghiên cứu xây
dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế”. [66,
tr.1-4] Mục đích đề tài nhằm đề xuất định hướng phát triển sản phẩm du lịch có
tính cạnh tranh cho du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, cụ thể như sau:
Nghiên cứu cơ sở khoa học (lý thuyết và thực tiễn) để xây dựng sản phẩm du lịch
Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế.
Đề xuất định hướng xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh
và đề xuất chiến lược khung xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh
tranh giai đoạn 2010 - 2015.
Về nội dung: Đề tài đã đưa ra phân tích những hệ thống chọn lọc những vấn
đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch: Tiếp cận trên quan điểm quản lý nhà
nước và kinh tế vĩ mô. Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch
Việt Nam: Rà soát và đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại theo
hai tiêu chí, cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình
du lịch. Nghiên cứu cạnh tranh và định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong thị
trường du lịch khu vực và quốc tế: Phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch
của các nước cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapo, Trung
Quốc, Inđônexia. Nghiên cứu điều tra tính cạnh tranh từ góc độ tiêu dùng. Tìm ra
định vị hiện tại của sản phẩm du lịch Việt Nam.
Phân tích đặc thù và thế mạnh cho sản phẩm du lịch Việt Nam: đánh giá một
cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam, so sánh, xác định sản phẩm du
lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh, tập trung 3 nhóm:
+ Sản phẩm du lịch biển đảo.
+ Sản phẩm du lịch văn hoá.
+ Sản phẩm du lịch sinh thái.
13
- Phân tích kết quả nghiên cứu cạnh tranh với các đối thủ quốc tế.
- Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ phía cung - cầu của thị
trường du lịch Việt Nam.
Tìm hiểu một số đặc điểm và nhu cầu thị trường khách quốc tế đối với sản
phẩm du lịch Việt Nam, đề xuất biện pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh
tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại và đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch
có tính cạnh tranh cho giai đoạn đến 2015. Đề tài đã đề xuất được quy trình và các
nguyên tắc xây dựng sản phẩm du lịch cạnh tranh cũng như đề xuất cụ thể định
hướng xây dựng sản phẩm du lịch cạnh tranh cho giai đoạn 2015 cụ thể như:
Đề tài đã làm rõ về mặt lý luận, tiến đến nghiên cứu đánh giá sản phẩm du
lịch Việt Nam và so sánh với các nước. Đề tài nghiên cứu các đặc điểm và nhu
cầu của thị trường cũng như các đánh giá thị trường về so sánh cạnh tranh sản
phẩm đề từ đó có thể đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh
tranh, tổng kết các lý luận cơ bản và quan trọng nhất trên thế giới và trong nước về
các lý thuyết cạnh tranh để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu sản phẩm du lịch
cạnh tranh, đề xuất khái niệm sản phẩm du lịch tổng thể quốc gia được sử dụng
trong tài liệu và áp dụng mô hình 10 tiêu chí đánh giá so sánh cạnh tranh sản
phẩm du lịch.
b) Các bài báo, tạp chí khoa học
Nguyễn Văn Tuấn, “Du lịch Việt Nam 53 năm đồng hành cùng sự phát triển
của đất nước”. [80, tr.1-4] Bài đã nói đến bước phát triển của du lịch Việt Nam trải
qua 53 năm xây dựng và trưởng thành (1960 - 2013), báo cáo về Khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam năm 2010, 2011 và 2012, việc mở rộng hợp tác quốc tế, du
lịch Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác du lịch, đưa ra sự phát triển về công tác đào
tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã được chú trọng và đạt được những tiến bộ đáng
ghi nhận
Tạp chí du lịch Việt Nam: Đã có bài phân tích về: “kinh nghiệm quản lý nhà
nước về du lịch của Thái Lan”. [79, tr.1-3] Đặc biệt bài này đã đánh giá kinh
nghiệm về du lịch mà Thái Lan có thế mạnh như: công tác quảng bá xúc tiến du
lịch, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, chất lượng đội ngũ lao động và công tác
14
đạo tào nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển du
lịch, công tác bảo vệ môi trường và việc phối hợp liên ngành để phát triển du lịch.
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: Đã có bài phân tích về: "Nghiên cứu đề
xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch tại Việt Nam". [88,
tr.1-3] Bài viết đã tổng quan các vấn đề lý luận về an toàn của khách du lịch, đánh
giá thực trạng vấn đề an toàn cho khách du lịch ở Việt Nam hiện nay, phân tích
nhu cầu của khách du lịch liên quan tới các vấn đề đảm bảo an toàn, đánh giá,
phân tích những mặt tích cực, những yếu kém, bất cập trong vấn đề đảm bảo an
toàn cho khách du lịch tại một số khu, điểm du lịch hiện nay. Đưa ra kinh nghiệm
của một số quốc gia, một số địa phương, khu du lịch ở Việt Nam cho việc đảm
bảo an toàn cho khách du lịch (Nghiên cứu một số biện pháp được áp dụng tại một
số quốc gia, một số địa phương, khu, điểm du lịch ở Việt Nam trong việc đảm bảo
an toàn cho khách du lịch). Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho
khách du lịch ở Việt Nam như: Giải pháp về cơ chế chính sách trong vấn đề đảm
bảo an toàn cho khách du lịch ở Việt Nam, giải pháp nhằm tăng cường và đảm
bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam,
giải pháp về tổ chức và phối hợp liên ngành, giải pháp về tuyên truyền, nâng cao ý
thức bảo vệ du khách và giải pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tham gia
một số loại hình du lịch mạo hiểm.
c) Luận án, luận văn có liên quan
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế của Nguyễn Thị Thanh Hiền “Quản lý nhà
nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”. [32, tr.15] Luận văn đã phân tích đặc điểm, vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn đầu
phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về
du lịch nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước về du lịch. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu vấn đề quản lý nhà
nước về du lịch ở một địa phương cụ thể.
Luận án tiến sĩ của Vũ Đình Thủy “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để
phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn”. [68, tr.2-5] Chuyên
ngành quản lý và kế hoạch hóa, Đai học kinh tế quốc dân, Hà Nội, luận án đã đi sâu
15
phân tích về hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa du lịch thành kinh tế mũi
nhọn trong nền kinh tế quốc dân, từ cơ sở lý luận và thực tiễn luận án đã phân tích
tiềm năng phát triển về ngành du lịch Việt Nam, và chủ yếu nghiên cứu về nội dung
vị trí vai trò ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân và đưa các xu
hướng phát triển du lịch trong thời gián đó, điều kiện cơ bản về phát triển du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam, và phân tích những thực trạng về du lịch
ở Việt Nam qua các giai đoạn nhằm đánh giá thành tựu và những tồn tại hạn chế đối
với các yêu cầu phát triển du lịch ở Việt Nam. Rút ra bài học kinh nghiệm chủ yếu
ở một số nước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đánh giá tiềm năng và
thực trạng của ngành du lịch Việt Nam. Từ cơ sở đó, luận án đã đề ra những định
hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi
nhọn.
Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị học của Huỳnh Vĩnh Lạc “Khai thác tiềm
năng du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang”, [41, tr.1-4] Luận văn chủ yếu phân
tích, đánh giá thực trạng tiềm năng phát triển du lịch và đề xuất những giải pháp đẩy
mạnh khai thác tiềm năng phát triển du lịch trong phạm vi của một huyện, thuộc
tỉnh Kiên Giang. Tác giả chưa nghiên cứu sâu vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt
động du lịch nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng.
Luận án tiến sĩ kinh tế học của Nguyễn Minh Đức “Quản lý nhà nước đối
với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH”. [30,
tr.1-5] Đây là một công trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động
thương mại, du lịch ở một địa phương cụ thể. Luận án đã phân tích cơ sở lý luận và
thực tiễn nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm
góp phần đổi mới và nâng cao trình độ quản lý nhà nước về thương mại, du lịch ở
tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động
thương mại, du lịch thuộc khu vực Tây Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh miền núi, trong
đó có tỉnh Sơn La, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá, tiềm năng phát
triển du lịch khác nhiều so với khu vực Tây Nam Bộ, trong đó có tỉnh Kiên Giang.
Luận văn thạc sĩ quản lí kinh tế của Nguyễn Tân Vinh “Hoàn thiện quản lý
nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. [91, tr 2-4] Trên cơ sở vận dụng
lý luận chung của quản lý nhà nước về kinh tế nói chung quản lý nhà nước về du
16
lịch nói riêng, luận văn đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước
về ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 2001-2007), từ đó đề xuất
phương hướng, biện pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch, góp phần phát
triển ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Đưa ra các phương hướng và biện pháp
hoàn thiện quản lý nhà nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Luận án tiến sĩ quản lí hành chính công của Trần Hải Sơn “Phát triển nguồn
nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”. [59,
tr.5-6] Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về vấn đề phát triển
nguồn nhân lực ngành du lịch ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên, bằng cách tiếp cận liên ngành giữa phương pháp luận nghiên cứu phát
triển nguồn nhân lực, phương pháp luận nghiên cứu phát triển ngành du lịch và
phương pháp luận nghiên cứu phát triển vùng của khoa học vùng. Luận án phân
tích, lập luận, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản liên quan đến phát triển nguồn
nhân lực ngành du lịch như khái niệm, các đặc điểm, đặc trưng của nguồn nhân lực
ngành du lịch, nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành
du lịch, trong đó bao gồm việc xây dựng chiến lược, chính sách, tạo hành lang pháp
lý phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch. Luận án tiến hành điều tra xã hội
học, khảo sát khá toàn diện và đầy đủ địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên, sử dụng các kết quả điều tra xã hội học làm minh chứng cho các nhận
định, đánh giá, đặc biệt là về những nguyên nhân hạn chế sự phát triển nguồn nhân
lực ngành Du lịch, làm tăng thêm cơ sở pháp lý và giá trị thực tiễn về phát triển
nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Luận án đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp đồng bộ, có tính khả thi gồm nhóm
giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du
lịch, nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch và
nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tại khu
vực nghiên cứu. Trong đó, các giải pháp về xây dựng chiến lược phát triển nguồn
nhân lực, đào tạo theo nhu cầu xã hội và tăng cường sự liên kết của các bên có liên
quan là những nội dung then chốt trong phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở
các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
17
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Đoan “Quản lý nhà nước đối về du lịch
trên địa bàn Hà Nội ”. [29, tr.2-5] Tác giả luận văn đã nghiên cứu những kết quả
đạt được, đưa ra khái niệm về du lịch và khái niệm về quản lý nhà nước về du lịch
và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội,
làm rõ những thành công và hạn chế, lý giải nguyên nhân của thực trạng đó
trên tổng thể các nội dung định hướng, chiến lược, quy hoạch và thực hiện quy
hoạch; chính sách bảo vệ môi trường các vùng du lịch, xây dựng quảng bá
thương hiệu của du lịch Hà Nội trên phạm vi toàn thế giới, các giải pháp liên
kết du lịch Hà Nội với các tỉnh bạn, nước bạn; quản lý thị trường khách du lịch;
đào tạo nguồn nhân lực… Nghiên cứu và so sánh kinh nghiệm của các nước,
thành phố khác làm cơ sở rút ra những bài học mà Việt Nam nói chung và
Thành phố Hà Nội nói riêng có thể vận dụng. Luận văn còn đề xuất những giải
pháp, kiến nghị nhằm phát huy những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội.
Bùi Thị Thanh Hiền “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội”. [32, tr.4-5] Tác giả luận văn đã
nghiên cứu đến những kết quả đạt được về công tác quản lý hoạt động tại điểm đến
du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội và chỉ ra những thành công, hạn chế và
nguyên nhân của công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch đó. Luận văn đã
xây dựng được khái niệm, vị trí, vai trò trong phát triển du lịch. Hệ thống hóa một
số quan điểm lý luận về Nhà nước, xây dựng khái niệm và chỉ ra những đặc điểm
và thực trạng khai thác điểm đến du lịch tại Việt Nam. Phân tích vai trò và nội
dung và những nguyên tắc của công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ
Đức, Hà Nội. Đưa ra những quan điểm có tính định hướng và một số giải pháp cụ
thể như: Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du
lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội, đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu
lực, hiệu quả về công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, kiện toàn, đổi mới
cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về du lịch tại điểm đến du lịch Hương Sơn, và
phát triển đầu tư điểm đến du lịch tại điểm du lịch đó và việc tuyên truyền quảng
bá nâng cao hình ảnh của điểm đến du lịch Hương Sơn đối với khách du lịch trong
18
và ngoài nước. Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác quản lý
điểm đến du lịch, góp phần tổng kết đánh giá thực trạng công tác quản lý điểm đến
du lịch Hương Sơn.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Phân Xuân Hoà “Các giải pháp phát triển
ngành du lịch Khánh Hoà đến năm 2020”. [33, tr.3-5] Luận án đề cập nội dung về
phát triển du lịch, vai trò của phát triển du lịch đối với kinh tế - xã hội. Đồng thời,
tác giả cũng đã đề cập các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch, trong đó gồm có
các yêu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong. Bên cạnh đó, luận văn tiến hành
nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của một số quốc gia có hoạt động du lịch
phát triển trong khu vực ASEAN, để rút ra một số kinh nghiệm thiết thực trong quá
trình phát triển du lịch tại Khánh Hoà. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển
ngành du lịch Khánh Hoà trong thời gian qua, nhận diện các yếu tố hạn chế, các vấn
đề còn tồn tại của phát triển du lịch Khánh Hoà. Luận văn đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển ngành du lịch Khánh Hòa đến năm 2020.
Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Hồ Minh Trang “Tác động của ngành du
lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế” [76, tr.2-6] Luận án đã đưa ra
một số khái niệm về du lịch, hệ thống hóa các chỉ tiêu, phương pháp và bộ số liệu
mà các nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng kiểm tra và đo lượng tác động của
ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó, xác định được chỉ tiêu và phương
pháp phù hợp đối với bộ số liệu ở tỉnh Thừa Thiên Huế khi phân tích tác động của
ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Luận án đã ập trung nghiên cứu các mô hình
và phương pháp lượng hóa tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, từ
đó, lựa chọn mô hình và phương pháp phù hợp với bộ số liệu của tỉnh Thừa Thiên
Huế, nghiên cứu để kiểm tra và đo lượng tác động của nền kinh tế ở tỉnh Thừa
Thiên Huế trong giai đoạn 1990 - 2012, từ đó, đánh giái lại những tác động tích cực,
tác động tiêu cực và rút ra được những nguyên nhân của phát triển ngành du lịch
đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án đưa ra dự báo và đề xuất
giải pháp gia tăng tác động tích cực của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh
Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.