TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN: SƯ PHẠM LỊCH SỬ
----------
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: AFTA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN VIỆT NAM
SV: PHAN LÊ KIM MINH
LỚP: DH19SU
MSSV: DSU180344
GVHD: LÊ THANH TÙNG
An Giang, ngày 23 tháng 10 năm 2021
PHẦN I: TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ
AFTA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆT NAM
I- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ AFTA
1. Quá trình hình thành AFTA
ASEAN là một trong những khu vực có nền kinh tế tăng trưởng với tốc
độ nhanh nhất thế giới (tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN giai đoạn
1981-1991 là 5,4%, gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế
giới). Tuy vậy, trước khi AFTA ra đời, những nỗ lực hợp tác kinh tế của
ASEAN đều không đạt được mục tiêu mong muốn. ASEAN đã có các kế
hoạch hợp tác kinh tế như:
-
Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA).
-
Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP).
-
Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) và Kế hoạch hỗ trợ
sản xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC).
-
Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV)
Các kế hoạch hợp tác kinh tế kể trên chỉ tác động đến một phần nhỏ trong
thương mại nội bộ ASEAN và không đủ khả năng ảnh hưỏng đến đầu tư trong
khối.
1.1. Sự ra đời của AFTA
Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi
trong mơi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước
ASEAN đứng trước những thách thức lớn không dễ vượt qua nếu khơng có
sự liên kết chặt chẽ hơn và những nỗ lực chung của toàn Hiệp hội, những
thách thức đó là :
- Q trình tồn cầu hố kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh
mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong
ASEAN dần mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước
cũng như quốc tế.
- Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt
như EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho
hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này.
- Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu
đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về
tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt
Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn
hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng
cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực.
Để đối phó với những thách thức trên, tháng 01/1992 , theo sáng kiến
của Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV họp tại Singapo đã
quyết định thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free
Trade Area, gọi tắt là AFTA). Đây thực sự là bước ngoặt trong hợp tác kinh tế
ASEAN ở một tầm mới.
1.2. Mục tiêu của AFTA
AFTA đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế sau:
- Tự do hoá thương mại trong khu vực bằng việc loại bỏ các hàng rào
thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi thuế quan.
Điều này sẽ khiến cho các Doanh nghiệp sản xuất của ASEAN càng phải có
hiệu quả và khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Đồng thời,
người tiêu dùng sẽ mua được những hàng hố từ những nhà sản suất có hiệu
quả và chất lượng trong ASEAN, dẫn đến sự tăng lên trong thương mại nội
khối.
- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra một
khối thị trường thống nhất, rộng lớn hơn.
- Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang
thay đổi, đặc biệt là với sự phát triển của các thỏa thuận thương mại khu vực
(RTA) trên thế giới.
2. Nội dung cơ bản của AFTA
Theo kế hoạch ban đầu, AFTA được hoàn thành vào năm 2008 với mục
đích cơ bản là "tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một cơ sở
quốc tế nhằm cung cấp hàng hóa ra thị trường thế giới". Tuy nhiên, trước sự
phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các liên kết kinh tế toàn cầu khác, cũng
như do sự tiến bộ của chính các quốc gia ASEAN, năm 1994, khối này quyết
định đẩy nhanh thời hạn lên năm 2003.
Sau đó, từ năm 1995 đến 1998, ASEAN kết nạp thêm 4 nước thành viên
mới là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.
Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu
lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT). Về thực chất,
CEPT là một thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế
quan trong nội bộ khối xuống cịn 0-5% thơng qua những kế hoạch giảm thuế
khác nhau. Trong vòng 5 năm sau khi đạt mức thuế ưu đãi cuối cùng, các
nước thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ các hạn ngạch nhập khẩu và những hàng
rào phi quan thuế khác.
Thời hạn thực hiện CEPT của các nước có khác nhau. Cụ thể là: Với
Brunei, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan: từ 1993 đến 2003; Với
Việt Nam: từ 1996 đến 2006; Với Lào, Myanmar và Campuchia: từ 1998 đến
2008.
* Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân
loại tất cả hàng hóa của mình vào một trong các danh mục sau: Danh mục
giảm thuế (IL); Danh mục loại trừ tạm thời (TEL); Danh mục loại trừ hoàn
toàn (GEL); Danh mục nhạy cảm (SL); Danh mục nhạy cảm cao.
- Danh mục giảm thuế (IL): bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm
thuế quan để đến khi hoàn thành CEPT sẽ có thuế suất 0-5%. Ngay sau khi ký
CEPT, mỗi nước ASEAN phải đưa ra IL của mình để bắt đầu giảm thuế quan
từ năm 1993. Trên thực tế, không phải mặt hàng nào trong IL cũng thực sự
phải giảm thuế quan, vì có những mặt hàng trước khi đưa vào IL đã có thuế
suất dưới 5%, thậm chí bằng 0%.
- Danh mục loại trừ tạm thời (TEL): bao gồm những mặt hàng chưa đưa
vào giảm thuế quan ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm
thời gian để điều chỉnh sản xuất trong nước thích nghi với môi trường cạnh
tranh quốc tế.
Sau ba năm kể từ khi tham gia CEPT, các nước ASEAN phải bắt đầu
chuyển dần các mặt hàng từ TEL sang IL, tức là bắt đầu giảm thuế quan đối
với những mặt hàng này. Quá trình chuyển từ TEL sang IL được phép kéo dài
trong 5 năm, mỗi năm phải chuyển được 20% số mặt hàng. Điều đó có nghĩa
là đến hết năm thứ tám thì IL đã mở rộng bao trùm tồn bộ TEL, và TEL
khơng cịn tồn tại. Khi đưa mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng thời phải chỉ
ra lịch trình giảm thuế quan của mặt hàng đó cho đến khi hồn thành CEPT.
Ví dụ: Khi tham gia CEPT vào năm 1993, IL của nước A bao gồm 50
mặt hàng, TEL của nước này có 100 mặt hàng. Từ năm 1996, nước A phải bắt
đầu chuyển TEL sang IL. Nếu mỗi năm chuyển đều 20% thì năm 1996, IL của
nước này có 50 + (100*20%) = 70 mặt hàng và TEL giảm đi còn 100 (100*20%) = 80 mặt hàng. Năm 1997, IL sẽ là 90 và TEL sẽ là 60. Ba năm
tiếp sau đó, các con số tương ứng sẽ là 110/40, 130/20 và 150/0. Đến năm
2000, IL của nước A sẽ bao gồm cả 150 mặt hàng và TEL khơng cịn mặt
hàng nào nữa.
- Danh mục loại trừ hồn tồn (GEL): bao gồm những mặt hàng khơng
có nghĩa vụ phải giảm thuế quan. Các nước thành viên ASEAN có quyền đưa
ra danh mục các mặt hàng này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội,
bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật; bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử,
khảo cổ... GEL khơng phải là danh mục các mặt hàng Chính phủ cấm nhập
khẩu. Một số mặt hàng có trong GEL vẫn được nhập khẩu bình thường,
nhưng khơng hưởng thuế suất ưu đãi như các mặt hàng trong danh mục giảm
thuế.
- Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL): bao
gồm 26 nhóm mặt hàng, chiếm 0,8% tổng số nhóm mặt hàng của Biểu thuế
nhập khẩu và là những mặt hàng cụ thể như: thịt, trứng gia cầm, động vật
sống, thóc, gạo lứt,..., được xây dựng căn cứ vào yêu cầu bảo hộ cao của sản
xuất trong nước đối với một số mặt hàng nông sản chưa chế biến và theo đề
nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng thời trên cơ sở tham
khảo danh mục này của các nước ASEAN khác. Các mặt hàng này đang được
áp dụng các biện pháp phi thuế quan như quản lý theo hạn ngạch hàng tiêu
dùng, quản lý của Bộ chuyên ngành.
Ngồi cơ chế này, để hiện thực hóa AFTA, các nước ASEAN còn ký kết
hàng loạt các thỏa thuận về thống nhất và cơng nhận tiêu chuẩn hàng hóa giữa
các nước thành viên, công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa của
nhau, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,
phát triển công nghiệp và xây dựng Khu vực đầu tư ASEAN (ASEAN
Investment Area - AIA).
II- QUÁ TRÌNH THAM GIA CỦA VIỆT NAM
Ngày 28/07/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của
ASEAN và cam kết tham gia AFTA. Thời hạn hoàn thành AFTA của Việt
Nam năm 2006. Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế quan tham gia
AFTA từ ngày 01/01/1996, khi đưa 875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện
CEPT. Tất cả những mặt hàng này đều đã nằm ở khung thuế suất 0-5%.
Đầu năm 1998, Việt Nam cơng bố lịch trình giảm thuế để thực hiện
AFTA vào năm 2006. Trên thực tế thì đến cuối năm 2002, 5.500 mặt hàng
(chiếm khoảng 86% tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu) đã được vào
chương trình cắt giảm. Tồn bộ các mặt hàng này đã ở thuế suất dưới 20% và
có lộ trình cắt giảm trong thời kỳ 2002-2006. Trong số đó, 65% đã ở mức
thuế 0-5%.
Theo số liệu của tờ Dow Jones, vào những ngày đầu năm 2003, mức
thuế suất trung bình của Việt Nam chỉ hơn 2% một chút, và Việt Nam đang là
nước có mức thuế suất trung bình thấp thứ 3 ASEAN, sau Singapore và
Brunei.
Theo đúng lộ trình thì việc cắt giảm thuế tham gia AFTA đã được áp
dụng chính thức tại Việt Nam từ ngày 01/01/2003. Tuy nhiên, ngày
10/01/2003, Bộ Tài chính đã thơng báo việc cắt giảm đó sẽ được thực hiện lùi
lại 7 tháng, vào ngày 1/7. Đến ngày 1/7, 1.416 mặt hàng thuộc TEL được
chuyển sang IL. Đa số đó là những mặt hàng hiện đang được bảo hộ với mức
thuế suất rất cao (30-100%), hoặc đang được quản lý bằng hạn ngạch như xi
măng, giấy, hàng điện tử, điện gia dụng,…
III- TÁC ĐỘNG CỦA AFTA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1. Những cơ hội và thách thức chung khi Việt Nam gia nhập AFTA:
1.1. Thuận lợi:
- Khi gia nhập AFTA , hàng hoá của Việt nam sẽ được hưởng thuế suất
ưu đãi thấp hơn cả thuế suất tối huệ quốc mà các nước ASEAN dành cho các
nước thành viên WTO, từ đó có điều kiện thuận lợi hơn để hàng hố Việt nam
có thể thâm nhập thị trường của tất cả các nước thành viên ASEAN.
- Bên cạnh những thuận lợi thu được từ hoạt động thương mại trong nội
bộ khối, khi gia nhập AFTA, VN sẽ có thế hơn trong đàm phán thương mại
song phương và đa biên với các cường quốc kinh tế, cũng như các tổ chức
thương mại quốc tế lớn như Mỹ, Nhật, EU hay WTO…
- Tuy có những trùng lặp giữa VN và các nước ASEAN, nhưng có nhiều
lĩnh vực mà VN có thể khai thác từ thị trường các nước ASEAN như VN có
thế mạnh trong xuất khẩu nông sản, hàng dệt và may mặc, và ta cũng có nhu
cầu nhập nhiều mặt hàng từ các nước ASEAN với giá thấp hơn từ các khu vực
khác trên thế giới.
- Một mặt Doanh nghiệp được lợi do tăng được khả năng cạnh tranh so
với các nước ngoài ASEAN về giá cả, mặt khác người tiêu dùng được hưởng
lợi do giá cả rẻ hơn và chủng loại hàng hoá phong phú hơn.
- Thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ, tận dụng nhân công, sử dụng
vốn và kỹ thuật cao trong khu vực
1.2. Khó khăn:
- Lợi ích trực tiếp của nhà nước là nguồn thu ngân sách về thuế xuất
nhập khẩu giảm.
- Việc tham gia dẫn tới sự xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan
thuế, nghĩa là xố bỏ sự bảo hộ của chính phủ đối với các doanh nghiệp, buộc
các doanh nghiệp phải tham gia thật sự vào cuộc chới cạnh tranh khốc liệt
trên thị trường khu vực: cạnh tranh thúc đẩy sản cuất phát triển, nhưng đồng
thời có thể làm điêu đứng và phá sản hàng loạt các doanh nghiệp, thậm chí
hàng loạt ngành; dẫn tới việc thay đổi cơ cấu kinh tế. Đây là vấn đề nan giải
đối với các doanh nghiệp Việt nam.
Như vậy có thể nói, gia nhập AFTA là bước tập duyệt đầu tiên cho nền
kinh tế và các doanh nghiệp VN để chuẩn bị cho sự gia nhập thị trường thế
giới rộng lớn và đầy sự cạnh tranh hơn.
2. Tác động của AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam
Đối chiếu nội dung của AFTA cũng như những tác động có thể có của
nó đối với các nước thành viên nói chung, đối chiếu với tình hình cụ thể và
tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam, AFTA có thể có những tác động trên
các mặt chính sau:
2.1. Thương mại
a)Nhập khẩu:
Trong những năm gần đây, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm
khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu (NK), trong đó nguyên vật liệu dùng cho
sản xuất và hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Các mặt hàng này đã có
thuế suất dưới 5% trước khi thực hiện CEPT. Vì vậy, AFTA khơng có tác
động trực tiếp tới việc NK những mặt hàng này.
Ngoài ra, một số hàng NK có kim ngạch đáng kể ở Việt Nam như xăng
dầu, xe máy... chưa được đưa vào danh sách giảm thuế ngay nên trước mắt sẽ
nằm ngoài phạm vi tác động của AFTA.
Về lâu dài, Việt Nam chắc chắn phải đưa thêm những mặt hàng từ danh
mục loại trừ tạm thời có thuế suất trên 20% vào diện cắt giảm ngay, và loại
trừ dần các hàng rào phi thuế quan (nhất là những hạn chế về số lượng nhập
khẩu). Khi đó, rất có thể NK, nhất là những mặt hàng tiêu dùng từ các nước
ASEAN vào Việt Nam sẽ tăng lên nếu những mặt hàng cùng loại sản xuất
trong nước không cạnh tranh được.
b) Xuất khẩu:
* Xuất khẩu sang các nước ASEAN khác:
Về lý thuyết và dài hạn, AFTA có tác động làm tăng sức cạnh tranh của
hàng hóa Việt Nam trên thị trường ASEAN nhờ giảm thuế quan và loại bỏ các
hàng rào phi thuế quan. Song trong vài năm tới, khả năng AFTA làm tăng kim
ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang các nước này không lớn do các
nguyên nhân sau:
- Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu:
Những năm gần đây, ASEAN thường chiếm khoảng 20-23% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một con số đáng kể. Nhưng những mặt hàng
được hưởng thuế suất CEPT lại chỉ chiếm gần 20% kim ngạch XK sang
ASEAN, tương đương với dưới 4% tổng kim ngạch XK của Việt Nam năm
2001. Và mức tăng XK của những mặt hàng này sang các nước ASEAN khác
cũng không lớn. Hơn nữa, cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và ASEAN khá
tương đồng. Với trình độ thấp hơn,Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh trên thị
trường ASEAN nhờ tính độc đáo của chủng loại, mẫu mã, do đó, chỉ mang
tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa nước đối tác.
- Xét về bạn hàng:
2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam với ASEAN được thực hiện với
Singapore. Phần lớn hàng Việt Nam xuất sang Singapore sẽ được tái xuất
sang các nước khác. Nhưng ở nước này, hệ thống thuế xuất nhập khẩu trước
AFTA vốn đã thấp, gần như bằng 0%. Do vậy, khi thực hiện CEPT trên toàn
khối ASEAN, 1/3 kim ngạch xuất nhập khẩu còn lại của Việt Nam với các
nước ASEAN khác sẽ chưa làm thay đổi nhiều XK Việt Nam nếu xét theo
khía cạnh được hưởng ưu đãi thuế NK thấp.
Có thể kết luận rằng: Chỉ khi nào Việt Nam tạo được sự dịch chuyển cơ
cấu sản xuất và XK theo hướng tạo ra được nhiều chủng loại hàng hóa có sức
cạnh tranh và nằm trong danh mục cắt giảm của CEPT, các doanh nghiệp Việt
Nam mới có thêm thuận lợi về yếu tố giá cả khi muốn XK sang ASEAN.
* Xuất khẩu sang các nước ngoài ASEAN:
Về dài hạn, AFTA có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch XK của
Việt Nam sang các thị trường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho sản
xuất XK với giá rẻ hơn từ các nước ASEAN. Mặt khác, với tư cách một thành
viên của AFTA, Việt Nam có điều kiện để khai thác những lợi thế mới trong
quan hệ thương mại với nước lớn.
Ví dụ: Việt Nam sẽ được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của
Mỹ (General System of Preference - GSP). Bởi GSP quy định "giá trị một sản
phẩm được sản xuất tại một nước thành viên của một hiệp hội kinh tế, khu
vực thương mại tự do (như AFTA) thì được coi là sản phẩm của một nước" và
một sản phẩm NK vào Mỹ được hưởng GSP nếu "giá trị nguyên liệu NK để
sản xuất ra nó chiếm dưới 65% giá trị sản phẩm sau khi hoàn thành thủ tục hải
quan vào Mỹ".
Điều đó có nghĩa là các nước ASEAN có thể nhập nguyên liệu từ các
nước thành viên khác để sản xuất hàng XK sang Mỹ, và hàng XK sẽ được
hưởng GSP nếu giá trị nguyên liệu dưới 65% giá trị sản phẩm. Và do đó,
AFTA giúp Việt Nam tăng cường tiếp cận và thâm nhập thị trường Mỹ - đất
nước có kim ngạch NK vượt 1000 tỷ USD mỗi năm.
Tuy vậy, như trên đã nói, cơ cấu sản phẩm của các nước ASEAN xuất
ra thị trường thế giới lại khá tương đồng với Việt Nam. Và họ cũng được
hưởng những lợi ích tương tự. Do đó, tham gia AFTA, Việt Nam tiếp tục phải
chấp nhận cạnh tranh rất quyết liệt với các thành viên khác trong hiệp hội
không chỉ trên thị trường khu vực.
Cũng cần nói thêm rằng, việc Việt Nam tham gia AFTA và tổ chức Hợp
tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11/1998 là những
sự chứng minh, là bước chuẩn bị, tập dượt để gia nhập WTO.
2.2. Đầu tư nước ngoài
* Đầu tư từ các nước ASEAN:
AFTA có tác động phân cơng lại các nguồn lực trong khu vực theo
hướng hợp lý hóa. Khi khơng cịn bảo hộ, một số ngành cơng nghiệp của một
số nước sẽ bộc lộ sự thua kém về khả năng cạnh tranh, để tồn tại, hoặc để thu
được nhiều lợi nhuận hơn, các nhà kinh doanh trong những ngành này sẽ đầu
tư sang các nước ASEAN khác có các yếu tố thuận lợi hơn, trong đó có Việt
Nam.
Ngồi ra, với tiến trình hiện thức hóa Khu vực đầu tư ASEAN (AIA),
các nhà đầu tư ASEAN nói riêng và các nhà đầu tư nước ngồi nói chung sẽ
có nhiều thuận lợi về thủ tục hành chính và tâm lý khi đầu tư vào Việt Nam.
* Đầu tư nước ngoài từ các nước khác ngoài ASEAN:
Về lý thuyết, một khu vực thương mại tự do sẽ làm tăng đầu tư từ ngồi
khu vực. Đó là bởi các nhà đầu tư có thể sản xuất hàng hóa tại một hay một số
nước và đưa ra tiêu thụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế thấp và
hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào
một nước, họ sẽ có một thị trường tiềm năng rộng lớn hơn nhiều lần nước đó.
Áp dụng lý thuyết đó vào AFTA và Việt Nam, thì các nhà đầu tư nước
ngồi khi đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ khơng chỉ nghĩ đến một thị trường với
80 triệu dân, mà cịn tính đến cả thị trường ASEAN với trên 500 triệu người.
Nhưng trên thực tế, thuế chỉ là một trong rất nhiều yếu tố được xem xét
để đi đến quyết định đầu tư. Thuế thấp sẽ mất đi ý nghĩa thu hút đầu tư nước
ngồi nếu khơng đi kèm với sự ổn định chính trị, xã hội, luật đầu tư nước
ngồi thơng thống, nguồn lao động giá rẻ và có tay nghề cao... Có thể lấy ví
dụ đơn cử là Indonesia hiện nay. Mặc dù Indonesia đã hoàn thành AFTA,
nhưng rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Sony, Matsushita... đã và đang rời
bỏ nước này sang Trung Quốc, Malaysia hay Việt Nam vì lo ngại và thất vọng
trước nạn khủng bố, mâu thuẫn sắc tộc, bất ổn quyền lực và tham nhũng... Đó
cũng thách thức chung cho tất cả các thành viên của AFTA. Vì nếu như trước
đây, Indonesia hay Việt Nam không phải là thành viên của AFTA, để vượt qua
hàng rào thuế quan và các hạn chế NK vào thị trường Indonesia hay Việt
Nam, các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải đầu tư tại nước sở tại. Nhưng nay
Việt Nam đã là thành viên AFTA, nếu mơi trường đầu tư vào Việt Nam khơng
hấp dẫn, thì thay vì đầu tư Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngồi có thể sẽ đầu
tư vào các nước ASEAN khác, hoặc đơn giản hơn, chỉ cần mở rộng hoặc tăng
thêm cơng suất của các nhà máy sẵn có tại các nước AFTA, đặc biệt là đối với
các dây chuyền sản xuất đã gần hết khấu hao nhưng vẫn vận hành tốt, rồi từ
đó bán hàng sang Việt Nam.
Như vậy, để tận dụng được những cơ hội thu hút đầu tư từ các nước
khác mà AFTA đem lại, Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện một cách đồng
bộ và tồn diện mơi trường đầu tư.
2.3. Cơng nghiệp:
Về lâu dài, khi các ngành công nghiệp của những nước thành viên
khơng cịn được bảo hộ, AFTA sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp khu vực
theo hướng chuyên môn hóa và phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý hơn.
Nhưng đây là sự thay đổi và phân bổ mang tính động và phụ thuộc chủ yếu
vào sự lựa chọn và nỗ lực chủ quan của từng nước. Singapore sẽ đẩy mạnh
phát triển các ngành hóa chất, trang thiết bị vận tải và linh kiện điện tử, trong
khi đó sẽ bỏ ngỏ các ngành cần nhiều lao động và khống sản. Malaysia thì có
sự sắp xếp ngược lại. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và
nguyên liệu như công nghiệp giấy, chế biến gỗ, may mặc và dệt sẽ tăng
nhanh. Trong khi đó, các ngành thiết bị vận tải, hóa chất, đồ gỗ, thực phẩm đã
qua chế biến sẽ giảm mạnh. Cũng giống như tại các nước ASEAN, ở một mức
độ nào đó, AFTA sẽ làm thay đổi cơ cấu cơng nghiệp của Việt Nam. Trong đó,
một số ngành sẽ phát triển, một số ngành sẽ bị thu hẹp. Tuy vậy, AFTA cũng
tạo cho chúng ta điều kiện và thời gian để chuẩn bị và vươn lên để có thể
đứng vững và phát triển vì:
- Thứ nhất, mọi thời hạn thực hiện và hoàn thành AFTA/CEPT đối với
Việt Nam được cộng thêm 3 năm.
- Thứ hai, cũng như các nước ASEAN khác, Việt Nam không cần phải
đưa ngay một lúc tất cả các danh mục hàng hóa vào chương trình giảm thuế.
Những mặt hàng nào có tỷ trọng NK cao và có khối lượng giá trị tiêu thụ lớn
trên thị trường nội địa có thể sẽ đưa vào giảm thuế chậm hơn.
- Thứ ba, sau khi một mặt hàng được giảm thuế, các hàng rào phi thuế
quan (nếu có đối với mặt hàng đó) sau đó 5 năm mới phải xóa bỏ.
- Thứ tư, việc cắt giảm thuế NK đối với một số nguyên liệu, sản phẩm
đầu vào sẽ làm giảm chi phí sản xuất và do vậy, góp phần nâng cao khả năng
cạnh tranh cho một số sản phẩm công nghiệp.
Vấn đề đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà
kinh doanh là làm thế nào để tận dụng được những cơ hội và thời gian một
cách có hiệu quả, định hướng cơ cấu cơng nghiệp và mặt hàng kinh doanh
như thế nào để có thể phát huy được lợi thế so sánh của Việt Nam trong phân
công lao động khu vực. Trên cơ sở định hướng phát triển công nghiệp theo cơ
chế kinh tế mở, Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi và đầu tư thích đáng,
đồng thời áp dụng các biện pháp bảo hộ hợp lý trong thời gian cho phép để
các ngành có tiềm năng phát triển có thể cạnh tranh khơng những trên thị
trường trong nước mà cịn trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, mọi sự
bảo hộ của Nhà nước đều có giới hạn. Để đứng vững và phát triển, các doanh
nghiệp cần phải khẩn trương nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước và khu
vực, khả năng cạnh tranh của các nước ASEAN trong cùng lĩnh vực để kịp
thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, nâng cao
năng lực quản lý khi sự bảo hộ khơng cịn nữa, đặc biệt trong bối cảnh hiện
nay khi Việt Nam về cơ bản sẽ hoàn thành AFTA vào năm 2005.
2.4. Ngân sách nhà nước:
Tham gia AFTA và thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo
CEPT chắc chắn sẽ tác động tới nguồn thu cho ngân sách, ít nhất là trong giai
đoạn đầu khi Việt Nam thực sự cắt giảm thuế quan. Theo số liệu những năm
trước đây, NK từ các nước ASEAN chiếm khoảng 20-23% kim ngạch NK của
Việt Nam, trong khi đó, thuế NK (trừ dầu thơ) đóng góp khoảng 25% tổng số
thu ngân sách. Như vậy, về mặt số học đơn thuần, khi cắt giảm thuế quan, rõ
ràng nguồn thu ngân sách sẽ bị giảm.
Về dài hạn, AFTA sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất trong nước. Như vậy,
cơ sở để tính tốn rằng, về dài hạn, phần giảm của thuế NK do thực hiện
CEPT sẽ được bù lại bằng tăng thu do kim ngạch buôn bán tăng và tăng thu từ
các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu
nhập công ty... Tuy nhiên, đây cũng chỉ là lý thuyết, thực tế còn phụ thuộc vào
sự phát triển của sản xuất trong nước, hiệu quả của hệ thống thuế và bộ máy
thu thuế.
IV- KẾT LUẬN
Tham gia ASEAN và AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt Nam
trên con đường hội nhập với khu vực và thế giới. Sự kiện này mở ra cho Việt
Nam nhiều cơ hội mới cũng như nhiều thách thức to lớn. Cơ hội và thách thức
đan xen lẫn nhau, đòi hỏi sự nỗ lực cả tầm vĩ mô và vi mô để khai thác triệt
để các cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực do các thách
thức đưa đến.
Ông Lê Đăng Doanh, chuyên viên cao cấp, cố vấn Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch - Đầu tư, đã từng ví von: "Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)
là một cái sân tập. Còn Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là sân thi đấu.
Khơng có sân tập để luyện rèn, khơng ai có thể thi đấu tốt". Do vậy, chúng ta
không nên coi việc thực hiện AFTA như một quá trình hay hành động riêng
biệt, mà phải đặt nó trong lộ trình hội nhập và tự do hóa thương mại tổng thể,
trong đó, mục tiêu nhất quán được xác định bởi khuôn khổ WTO. Có như vậy,
những thuận lợi mà AFTA đem lại cho chúng ta mới được tận dụng một cách
hiệu quả nhất, giúp đưa nền kinh tế Việt Nam vươn lên tầm châu lục.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2009.
2. “Tài liệu giới thiệu tổng quan AFTA”, Vụ Quan hệ quốc tế - Bộ Tài chính,
năm 2000.
3. Một số trang web:
- />- />- />- />- />
PHẦN II: CÂU HỎI PHỤ
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP BẢN THÂN
VÀ KIẾN NGHỊ MÔN HỌC
I- ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP BẢN THÂN
Trong vòng 10 năm nữa, em muốn trở thành Giám đốc PR của
Unilever. Đây là mục tiêu mà em mới đề ra trong thời gian gần đây. Khi còn
học trên ghế nhà trường, em đã từng mong muốn trở thành một nữ doanh
nhân thành cơng, tự mình mở một doanh nghiệp và kinh doanh. Nhưng sau
này, em thấy rằng mình khơng có khả năng trong kinh doanh và cũng sẽ
khơng có đủ can đảm để tự mình mở một cơng ty riêng. Do vậy em quyết
định sẽ phấn đấu trở thành một người làm trong ngành PR, để quảng bá cho
sản phẩm cũng như hình ảnh của một cơng ty nào đó.
Những điều em sẽ làm để thực hiện mục tiêu:
- Phải là một nhân viên PR giỏi trong vịng ít nhất 5 năm tới.
- Trau dồi kiến thức mỗi ngày để có hiểu biết rộng trong nhiều lĩnh vực.
Tất cả những gì học được bây giờ sẽ giúp ích rất nhiều cho mình sau này.
- Rèn luyện khả năng thuyết trình và khả năng viết. Đây là những kỹ
năng cần thiết để trở thành một nhân viên PR. Muốn làm được điều này, trước
hết phải học thật tốt môn Presenting in English và Writing. Ngoài ra, phải rèn
luyện cách ứng xử của bản thân hàng ngày, cần phải xử sự điềm tĩnh, lịch sự
và luôn tạo cảm giác thoải mái cho người đối diện.
- Kinh nghiệm là một điều rất quan trọng khi đi xin việc. Do vậy trong
năm nay, em sẽ kiếm một công việc làm thêm, vừa làm vừa tiếp thu kinh
nghiệm giao tiếp và viết lách.
- Sau khi tốt nghiệp trường Ngoại thương, em sẽ học thêm để lấy một
tấm bằng thuộc chun ngành truyền thơng. Sau đó em sẽ đi làm và học tiếp
lên Thạc sỹ về truyền thông.
- Trước khi ứng cử để trở thành một giám đốc PR cho Unilever, em sẽ đi
làm ở một số nơi để lấy kinh nghiệm, rồi sau đó xin vào Unilever làm nhân
viên. Với những hiểu biết trong lĩnh vực kinh tế cũng như trong lĩnh vực
truyền thông, cộng với sự tự tin của bản thân, em tin mình sẽ trúng tuyển.
Trong quá trình làm việc, với hiểu biết của mình, em sẽ cố gắng hoàn thành
tốt những việc được đề ra. Có một nguyên tắc khi làm việc đó là không được
“đứng núi này, trông núi nọ”, do vậy, em sẽ bám trụ và phấn đấu làm việc hết
mình cho Unilever. Nếu có cơ hội, em sẽ ra nước ngồi tu nghiệp để học hỏi
thêm. Trong thời gian làm việc, em tin với những gì mình cống hiến, cơ hội
thăng tiến của em là hồn tồn có thể xảy ra.
Tuy vậy, với phái nữ, công việc không phải là điều quan trọng duy nhất.
Bên cạnh cơng việc cịn có gia đình. Vì thế, ngồi việc phấn đấu cho ước mơ
của mình, em cũng sẽ phấn đấu trở thành một người phụ nữ giỏi trong gia
đình.
II- KIẾN NGHỊ MƠN HỌC
- Về nội dung giảng dạy: Do bọn em học theo tín chỉ nên chỉ có 45 tiết
trên lớp. Với thời lượng như vậy thì việc học hết cả một quyển giáo trình to
như bây giờ là hồn tồn khơng thể. Do vậy em nghĩ, môn này nên được giảm
tải và có một quyển giáo trình ngắn gọn hơn.
- Về hình thức giảng dạy: Thầy nên kết hợp sử dụng thêm slide, để bọn
em có thể nắm được ý chính của bài tốt hơn. Trong những buổi học, thầy nên
phát huy việc kể những câu chuyện gắn với nội dung học tập để bọn em tiếp
thu bài dễ hơn.
- Trong một số giờ dạy, thầy có thể giao cho bọn em một đề tài nào đó
rồi lên thuyết trình, hoặc giảng thay thầy về nội dung đó trong tiết học.
- Nội dung mơn học rất rộng nên cần có một buổi ôn tập, củng cố kiến
thức.
- Do số tiết học rất ít nên bài kiểm tra giữa kỳ, thầy có thể cho về nhà
làm, hoặc nếu có làm trên lớp thì cũng được phép sử dụng tài liệu.
Em xin chân thành cảm ơn !