Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nâng cao hiệu quả dạy học nội dung về câu trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.94 KB, 4 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả dạy học nội dung về câu trong phân môn
Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Đoàn Xá dựa trên dấu hiệu nội
dung và dấu hiệu hình thức của khái niệm.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học Tiếng Việt 4 bậc Tiểu học.
3. Tác giả:
Họ và tên: Đào Thị Biển
Ngày/tháng/năm sinh: 10/5/1965
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Đoàn Xá
Điện thoại: DĐ: 0398020279
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Đoàn Xá………………………………………
Địa chỉ: xã Đồn Xá, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phịng……………….
Điện thoại: 0313560256…………………………………………
I. Mô tả giải pháp đã biết:
Trong phân môn Luyện từ câu (Tiếng Việt 4), chúng ta thấy nội dung khó dạy
nhất là các kiến thức về câu. Khi dạy nội dung này, giáo viên (GV) thường dựa trên các
ví dụ hướng dẫn HS phân tích để tìm hiểu nội dung của câu, ý được nêu lên trong các
bộ phận chính của câu (chủ ngữ - CN, vị ngữ - VN) từ đó nêu lên khái niệm câu - phần
Ghi nhớ của bài học. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng mỗi khái niệm ngữ pháp bao giờ
cũng biểu đạt một nội dung trừu tượng thơng qua một hình thức cụ thể, vì vậy chúng ta
có 2 dấu hiệu để nhận biết một khái niệm: dấu hiệu nội dung và dấu hiệu hình thức.
Khái niệm về các kiểu câu được dạy trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 cũng
khơng nằm ngồi đặc điểm này. Nghiên cứu quy trình dạy các nội dung này trong sách
giáo khoa (SGK) tiếng Việt 4 cũng như hướng dẫn giảng dạy trong sách giáo viên
(SGV) Tiếng việt 4, chúng tôi thấy rằng cách thức để HS chiếm lĩnh khái niệm ngữ
pháp chủ yếu khai thác dấu hiệu nội dung, còn dấu hiệu hình thức chỉ đề cập rất hạn
chế hoặc bỏ qua. Mặt khác, đặc điểm tâm lý của HS tiểu học là thiên về tư duy trực
quan, chính vì vậy một hình thức trực quan sẽ giúp hỗ trợ đắc lực cho việc nhận thức
các khái niệm trừu tượng. Quy trình dạy phần lý thuyết các nội dung về câu như trong
SGK chưa giúp HS nắm vững các khái niệm do đó chưa vận dụng tốt vào việc thực


hành làm bài tập.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất

1


Như trên đã đề cập, trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 nội dung các bài về câu
của phân môn Luyện từ và câu là khó dạy. HS tiểu học thường tri giác trên tổng thể, trí
nhớ trực quan - hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ logic.
Chính vì vậy, khi dạy phần lý thuyết nội dung về câu, SGK đã sử dụng các ngữ
liệu (các câu trong các đoạn văn), yêu cầu HS đọc và hiểu ý nghĩa của từng câu, dựa
vào sự phân biệt dấu chấm câu rồi từ đó khái quát lên khái niệm về câu. Thông thường
các bài học về câu có cấu tạo như bài học lý thuyết về từ, gồm ba phần Nhận xét, Ghi
nhớ và Luyện tập.
+ Nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi (bài tập) gợi ý cho HS phân
tích nhằm rút ra kiến thức lý thuyết.
+ Ghi nhớ là phần chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút ra từ việc
phân tích ngữ liệu. HS cần nắm vững những kiến thức này.
+ Luyện tập là phần bài tập nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học gồm các
kiểu bài tập chính như sau:
- Nhận biết các kiểu câu.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
- Đặt câu theo mẫu.
- Nhận biết các kiểu trạng ngữ.
- Thêm các kiểu trạng ngữ cho câu.
- Nhận biết tác dụng của dấu câu.
- Điền dấu câu vào chỗ thích hợp.
- Viết đoạn văn với những dấu câu thích hợp.
- Chữa lỗi về dấu câu.

- Lựa chọn kiểu câu để đảm bảo yêu cầu giao tiếp
Ví dụ: Bài Câu kể (Tiết thứ 30), SGK đưa ra một đoạn văn như sau:

2


Câu hỏi trong đoạn văn được in đậm, nghiêng 1 nhằm mục đích phân biệt giữa câu
hỏi và các câu kể còn lại. Hai câu hỏi gợi ý cũng đã hướng HS chú ý đến nội dung ý
nghĩa của câu (dùng để làm gì?) và hình thức (cuối mỗi câu có dấu gì?). Điều này phù
hợp với đặc điểm tâm lý nhận thức của HS. Ở ngữ liệu thứ hai, phần gợi ý của SGK chỉ
nhấn mạnh đến nội dung của khái niệm rồi khái quát thành Ghi nhớ. Cách hướng dẫn
như trên chưa chú trọng đến cái vỏ hình thức của khái niệm “câu” nói chung, chưa tạo
điều kiện để HS vận dụng kiến thức làm bài tập.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã mạnh dạn đổi mới quy trình
dạy phần lý thuyết các mẫu câu dựa trên các dấu hiệu hình thức và nội dung giúp HS dễ
ghi nhớ và vận dụng vào thực hành.
2. Tính mới, tính sáng tạo:
Chúng ta biết rằng câu là đơn vị nhỏ nhất của lời nói gồm hai bộ phận chính là chủ
ngữ (CN) và vị ngữ (VN) được mơ hình hóa như sau:
Chủ ngữ Vị ngữ
câu
Người, vật, sự vật,…

Thế nào, ra sao, làm gì?,…

Danh từ, cụm danh từ

Động từ, tính từ,…
3



Vận dụng mơ hình này sẽ giúp HS hiểu rõ hơn về các loại câu kể nói chung và là
một điểm tựa đắc lực cho quá trình ghi nhớ khái niệm Câu kể.
Tương tự như vậy, với bài “Câu kể Ai làm gì?” (tiết thứ 31), HS sẽ tự mơ hình hóa
mẫu câu theo gợi ý của GV. Ví dụ:
Ai
CN

Danh từ, cụm
danh từ
CN

Làm gì?
VN

Động từ, cụm
động từ
VN

Việc mơ hình hóa các mẫu câu như trên sẽ giúp HS dễ dàng vận dụng phân tích các
câu trong bài tập thực hành một cách rõ ràng, mạch lạc.
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
- Áp dụng cho nội dung dạy phần lý thuyết các nội dung về câu cho học sinh lớp 4,
bậc Tiểu học.
- Nhân rộng: Có thể áp dụng trên phạm vi tồn quốc.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Hiệu quả kinh tế, xã hội:
Nghiên cứu và ứng dụng phương pháp này không tốn kém về mặt kinh tế nhưng
lại đáp ứng được yêu cầu của giáo dục: Có được phương pháp, quy trình khoa học để
dạy dạng bài này cho học sinh, vừa kết hợp được phương pháp dạy học truyền thống

với phương pháp dạy học đổi mới hiện nay của Tiểu học góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Đoàn Xá, ngày 08 tháng 11 năm 2018
Tác giả sáng kiến

(Xác nhận)

Đào Thị Biển

4



×