Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO MÔN LỊCH SỬ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.16 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO MƠN LỊCH SỬ 9
HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2022 – 2023
1. Thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX (1950 đến những năm70/XX)?
Thành tựu kinh tế: LX trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau
Mĩ,chiếm khoảng 20% sản lượng cơng nghiệp tồn thế giới
Thành tựu KH-KT:
+ Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo,mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của
loài người
+ Năm 1960, đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất,là nước dẫn đầu
những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ
2. Biến đổi to lớn của cục diện Châu Âu năm 1945?
- Là sự ra đời của 8 nước dân chủ nhân dân Đông Âu: Ba lan, Ru-ma-ni, Hung-ga-gi, Anba-ni, Tệp Khắc, Nam Tư, CHDC Đức.
3. Châu Á’:
- Tình hình chung:
- Cuối những năm 50, phần lớn các nước Châu Á giành được độc lập,nữa sau thế kỉ
XX,tình hình Châu Á khơng ổn định, bởi diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các
nước đế quốc, nhất là ở ĐNÁ và Trung đông.Sau chiến tranh lạnh xảy ra xung đột ly khai
khủng bố: Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a...
- Nhiều thập niên qua một số nước đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế: Trung
Quốc,Hàn quốc, Xin-ga-po,Ấn Độ với cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp,công
nghiêp,phần mềm...
4.Trung Quốc? - Ngày 1-10-1949 nước CHDCND Trung Hoa ra đời
- Ý nghĩa:
+ Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của CNDQ,và hơn một 1000 năm của chế độ pkiến
+ Đất nước Trung Hoa bước vào kĩ nguyên độc lập ,tự do và chủ nghiã xã hội
+ Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á
- Những thành tựu trong công cuộc cải cách,mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 –
nay?
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trbình hằng nămlà 9,6%, đứng hàng thứ 7 thế
giới


+ Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt
+ Trung Quốc là một trong 3nước (Mĩ, Nga, Trung Quốc) đã đưa người vào vũ trụ
Ý nghĩa của những thành tựu?
+ TrQuốc trở thành quốc gia giàu, mạnh, văn minh
5. Đông Nam Á:
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai ĐNÁ là thuộc địa của thực dân trừ Thái lan
- Sau 1945 đến nửa sau thế kỉ XX,tình hình ĐNÁ diễn ra phức tạp và căng thẳng:
- Nhiều nước ĐNÁ nổi dậy giành chính quyền như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào từ tháng
8 đến thánh 10-1945, đến những năm 50 của thế kỉ XX,hầu hết các nước đều giành được
độc lập.
-Trong bối cảnh chiến tranh lạnh,tình hình ĐNÁ trở nên căng thẳng,chủ yếu do sự can thiệp
của Đế quốc mĩ thành lập khối quân sự SEATO,nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của CNXHvà
phong trào giải phóng dân tộc đối với ĐNÁ,Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược VN(19541975)

1

1


6. ASEAN:
a.Hoàn cảnh ra đời của ASEAN?
- Sau khi đã giành độc lập, các nước có chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu
vực để hợp tác phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
- Ngày 8-8-1967 hiệp hội các quốc gia ĐNÁ được thành lập tại Băng Cốc Thái Lan gồm 5
quốc gia (Thái Lan,Ma lai xi a,Xingapo, In đô nê xi a, Phi lip pin)
b.Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN?
- Phát triển kinh tế, văn hoá trên tinh thần duy trì hồ bình và ổn định khu vực
- Ngun tắc:
- Cùng nhau tơn trọng chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, không can thiệp nội bộ của nhau
- Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hồ bình

c.Tại sao nói: từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX” một chương mới đã mở ra trong
khu vực ĐNÁ”
- Năm 1984, Bru-nây là thành viên thứ 6, sau chiến tranh lạnh,vấn đề cam-pu-chia được
giải quyết,ĐNÁ cải thiện rõ rệt là sự mở rộng thành viên của Hiệp Hội lần lược các nước
gia nhập ASEAN: VNam 1995, Lào và Mi-a-ma 1997, Cam-pu-chia 1999
- Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một
tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó hoạt động trọng tâm là hợp tác kinh tế, xây dựng khu
vực ĐNÁ hồ bình, ổn định, để cùng nhau phát triển phồn vinh.
- ASEAN trở thành tổ chức ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế(AFTA,1992) và
hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF,1994).nhiều nước ngoài khu vực tham gia hai tổ chức
trên: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ,Mỹ, Ấn Độ..Như vậy một chương mới trong lịch sử
khu vực đã diễn ra
d. Quá trình phát triển từ ASEAN 6 thành ASEAN 10
- Ngày 8-8-1967 hiệp hội các quốc gia ĐNA được thành lập tại Băng Cốc Thái Lan gồm
5 quốc gia (Thái Lan,Ma lai xi a,xingapo, In đô nê xi a, Phi lip pin)
Năm 1984, Bru-nây là thành viên thứ 6, sau chiến tranh lạnh,vấn đề cam-pu-chia được
giải quyết,ĐNÁ cải thiện rõ rệt là sự mở rộng thành viên của Hiệp Hội lần lược các nước
gia nhập ASEAN: VNam 1995,Lào và Mi-a-ma 1997, Cam-pu-chia 1999
- Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực ,mười nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một
tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó hoạt động trọng tâm là hợp tác kinh tế, xây dựng khu
vực ĐNÁ hồ bình, ổn định, để cùng nhau phát triển phồn vinh.
- ASEAN trở thành tổ chức ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế(AFTA,1992)
và hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF,1994) nhiều nước ngoài khu vực tham gia
hai tổ chức trên: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ
7. Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chống chế độ phân biệt chủng tộc của CH Nam
Phi và ý nghĩa?
Thắng lợi:
+ Năm 1993, chính quyền của người da trắng đã tuyên bố xoá bỏ chế độ A-pac-thai và trả
tự do cho lãnh tụ Nen-xơn-Man-đê-la
+ Tháng 5-1994, Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống người da đen đầu tiên ở nước này

+ Nam Phi đề ra chiến lược kinh tế vĩ mơ nhằm xóa bỏ chế độ A-pac-thai về kinh tế.
Ý nghĩa:Chế độ phân biệt chúng tộc đã bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau
hơn ba thế kỉ tồn tại.
8. Mĩ:
- Sự phát triển kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai:

2

2


- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh
nhất,đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa, năm 1945-1950 Mỹ chiếm hơn một nửa sản
lượng công nghiệp thế giới(56,4%) ,3/4 trữ lượng vàng thế giới
- Trong những thập niên tiếp sau, kinh tế Mỹ khơng cịn giữ ưu thế tuyệt đối như trước
kia nữa (sản lượng cơng nghiệp chỉ cịn 39,8%, cuat thế giới (1973) dự trữ vàng cạn dần
còn 11,9 tỉ USD (1974).
a. Vì sao nước Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới sau chiến tranh thế giới
thứ hai?
+ Ra khỏi chiến tranh, Mĩ thu lợi nhuận được 114 tỉ USD
+ Mĩ ở xa chiến trường, không bị chiến tranh tàn phá
+ Yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hố cho các nước tham chiến.
b. Vì sao trong những thập niên tiếp theo, địa vị kinh tế Mĩ suy giảm?
+ Các nước Tâu Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ,cạnh tranh gay gắt với Mĩ
+ Kinh tế Mĩ khơng ổn định vì nhiều cuộc suy thoá, khủng hoảng
+ Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới
+ Sự giàu, nghèo quá chênh lệch là nguồn gốc gây nên sự không ổn định của Mĩ
c. Nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ?
+ Sau chiến tranh thế giới, Mĩ đề ra” chiến lược toàn cầu” với tham vọng bá chủ thế giới
Hiện nay: Mĩ cố gắng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hồn tồn chi phối và

khống chế.
9. NHẬT BẢN:
a.Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh:Sau chiển tranh Nhật Bản là nước bại trận bị chiến
tranh tàn phá, khó khăn bao trùm đất nước, dưới chế độ chiếm đóng của Mỹ nhiều cải cách
dân chủ được tiến hành: ban hành hiến pháp mới ,thực hiện cải cách ruộng đất, xóa bỏ chủ
nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh,giải giáp các lực lượng vũ trang,giải thể
các công ty độc quyền ,thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi các cơ quan nhà nước,ban
hành các quyền tự do dân chủ..
b.Ý nghĩa những cải cách dân chủ sau chiến tranh? Mang lại khơng khí mới đối với các
tầng lớp nhân dân. Là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển sau này.
c. Những biểu hiện về sự phát triển thần kì của Nhật Bản:
- Bước sang những năm 60 Nhật Bản phát triển thần kì,vượt qua các nước Tây Âu vươn lên
thứ hai thế giới
- Tổng sản phẩm quốc dân 1950 là 20 tỉ USD, năm 1968 -183 tỉ ÚSD đứng thứ hai thế giới
sau Mĩ (830 tỉ USD)
-Tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp bình qn hằng năm trong những năm 50 là 15%, những
năm 60- 13,5%.
- Cùng với Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế
giới
d.Nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển thần kì Nhật Bản trong những năm 70 của
thế kỉ XX?
+ Truyền thống văn hoá lâu đời của Nhật: sãn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế
giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
+ Hệ thống quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp,cơng ty Nhật Bản.
+ Vai trị quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng
thời cơ và điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục phát triển

3

3



+ Người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật
và coi trọng tiết kiệm.
10. Các nước Tây Âu.
a. Tình hình chung.
* Kinh tế:
+ Sau chiến tranh kinh tế bị giảm sút
+Năm 1948-1951: Nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san,kinh tế được phục hồi
nhưng ngày càng lệ thuộc Mĩ.
*Chính trị:
+ Thu hẹp các quyền tự do dân chủ,xóa bỏ các cải cách tiến bộ,ngăn cản các phong trào
công nhân và dân chủ,củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền
* Đối ngoại:
- Tây Âu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược các thuộc địa cũ
- Tây Âu tham gia khối quân sự NATO do Mĩ đặt ra, nhằm chống Liên Xô và các nước
XHCN ở Đông Âu, chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự làm cho tình hình
Châu Âu căng thẳng
b. Đức:
- Sau chiến tranh nước Đức bị chia cắt thành hai nhà nước CHLB Đứcvà CHDC Đức với
các chế độ chính trị khác nhau
- Tháng 10- 1990: Đức thống nhất, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh
nhất Tây Âu.
c.Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết khu vực? –
- Sáu nước Tây Âu (P, Đ, I, H Lan,B, Luc..):
+ Đều có chung nền văn minh,có nền kinh tế khơng cách biệt nhau lắm, từ lâu đã liên hệ
mật thiết với nhau,hợp tác để mở rộng thị trường, tin cậy nhau hơn về chính trị
+Từ năm 1950, Tây Âu muốn thốt khỏi lệ thuộc vào Mĩ, cần liên minh để cạnh tranh các
nước ngoài khu vực.
d.Các tổ chức liên minh và mốc thời gian thành lập?

Thời gian
Các tổ chức liên minh
4-1951
“ Cộng đồng than thép châu Âu”
3-1957
“Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”
“Cộng đồng kinh tế châu Âu” (E E C)
7-1967
3 tổ chức trên sát nhập thành”Cộng đồng châu Âu”(EC)
12-1991
Cộng đồng châu Âu đổi tên là” Liên minh châu Âu” (EU)
11: Hội nghị I-an-ta đã có những quyết định nào và hệ quả của các quyết định đó?
a. Hội nghị I-an-ta:
- Vào giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ hai,ba nguyên thủ các cường quốc Liên Xô,
Mĩ và Anh đã có cuộc gặp gỡ tại I-an-ta( Liên Xơ) từ ngày 11-2-1945
- Hội nghị thông qua các quyết định về phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc
Liên Xô và Mĩ.
+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm sốt Đơng Đức và Đơng Âu, Tây Đức và Tây Âu
thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh
+ Ở châu Á: Duy trì ngun trạng Mơng Cổ, trả cho Trung Quốc đất đai bị Nhật chiếm đóng,Liên
Xơ và Mĩ kiểm sốt và đóng qn ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38ở Triều Tiên. Các vùng còn lại vẫn
thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây
+Thành lập tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc
b.Hệ quả:

4

4



- Toàn bộ những thỏa thuận quy định trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mói
trật tự hai cực Ianta do liên xơ và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
12: Thành lập Liên hợp quốc với nhiệm vụ?
-Liên Hợp Quốc thành lập: tháng 10/1945.
Nhiệm vụ:
- Duy trì hồ bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của
các dân tộc
- Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế ,văn hoá ,xã hội và nhân đạo
- Nước ta gia nhập Liên hợp quốc 1977
Vai trị: - Duy trì hịa bình an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế xã hội văn hóa nhất là các nước Á,
Phi, Mỹ la tinh.
* Những việc làm của Liên Hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết:
- Tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển văn hóa,...
- Các dự án trồng rừng, khắc phục hậu quả thiên tai, phát triển kinh tế,...
13: Chiến tranh lạnh: là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong
quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Biểu hiện của chiến tranh lạnh?Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang. Thành lập các
khối quân sự và căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước XHCN.Tiến hành nhiều cuộc
chiến tranh đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Hậu quả của chiến tranh lạnh:Mang lại hậu quả hết sức nặng nề thế giới ln trong tình
trạng căng thẳng,tuy trong thời kì hịa bình nhưng các cường quốc chi một khối lượng khổng lồ
về tiền của ,sản xuắt các loại vũ khí hủy diệt ,căn cứ quân sự, trong khi lòai người đói nghèo
bệnh tật…
14: Xu thế phát triển của thế giới ngày nay?
- Xu thế hồ hỗn và hồ dịu trong quan hệ quốc tế.
- Thế giới đang tiến tới xác lập” trật tự thế giới mới đa cực nhiều trung tâm”
- Hầu hết các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm
- Ở nhiều khu vực xảy ra những vụ xung đột hoặc nội chiến do mâu thuẩn sắc tộc, tôn giáo,

biên giới, đe doạ nghiêm trọng hồ bình ở nhiều khu vực.
- Xu thế chung: Hồ bình, ổn định, hợp tác phát triển kinh tế
15: Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay?
- Tranh thủ thời cơ,vượt qua thách thức để xây dựng đất nước.
- Thực hiện đường lối đổi mới: cơng nghiệp hố,hiện đại hố , mở cửa,hợp tác quốc tế.
16: Tại sao nói “Hồ bình, ổn định, hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức
đối với dân tộc ta?
- Thời cơ: Trong bối cảnh chung của thế giới”hịa bình”,”hợp tác”đã tao ra nhiều cơ hội và
điều kiện thuận lợi cho các dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
- Thách thức: Các dân tộc cần tìm kiếm con đường,cách thức hợp lí nhất để phát huy thế mạnh
hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong quá trình “hợp tác “,”phát triển.”
17: Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến
nay?
- Thành tựu trong lĩnh vực khoa học cơ bản: Tốn học, Vật lí, Hố học,Sinh học.Dựa vào
những phát minh lớn của các ngành khoa học cơ bản,( Cừu Đô –li ra đời bằng phương pháp
sinh sản vơ tính, giải mã bản đồ gen người) con người đã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất
phục vụ cuộc sống của mình.

5

5


- Phát minh về công cụ xản xuất mới: Sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống
máy tự động...
- Tìm ra được những nguồn năng lượng mới : năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời,
năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều...
- Sáng chế ra những vật liệu mới.Chất pơ-li-me đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời
sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.
- Cuộc”cách mạng xanh” đã đẩy lùi nạn thiếu lương thực

- Những tiến bộ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc với những phương tiện giao
thông liên lạc hiện đại, tốc độ cao.
- Thành tựu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ: phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo1961, đưa con
người lên Mặt Trăng 1969.
18: Cuộc cách mạng khoa học- kỉ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế
nào đối với cuộc sống của con người?
a.Tác động tích cực:
- Tạo ra những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức
sống và chất lượng sống của con người.
- Tạo ra sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư với xu hướng tỉ lệ dân cư trong lao động nông nghiệp
và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng.
b.Tác động tiêu cực:
- Chế tạo ra các loại vũ khí và phương tiện có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống
- Nạn ơ nhiểm mơi trường, việc nhiễm phóng xạ nguyên tử.
- những tai nạn lao động và giao thông, những dịch bệnh mới cùng những đe doạ về đạo đức
xã hội và an ninh đối với con người.
c. Con người làm gì để hạn chế những hậu quả tiêu cực đó:
- Bảo vệ mơi trường, sử dụng năng lượng sạch.
- Ủng hộ các hoạt động vì hịa bình, phản đối chiến tranh
* Các tổ chức Liên Hợp Quốc:
- WTO: Thương mại thế giới
- WHO: Y tế thế giới
- UNICEF: Quỹ bảo trợ trẻ em
- FAO: Tổ chức nông-lương thực

6

6




×