Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Giáo trình gá lắp kết cấu hàn (nghề hàn cao đẳng) 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 56 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: GÁ LẮP KẾT CẤU HÀN
NGHỀ: HÀN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số:

/QĐ-... ngày …tháng.... năm 20……

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Xây dựng

Quảng Ninh, năm 2021



LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền khoa học công nghệ
trên thế giới, nền kinh tế của nước ta đã có nhiều biến đổi sâu sắc, trình độ khoa
học kỹ thuật và cơng nghệ có nhiều tiến bộ vượt bậc, việc nắm bắt thơng tin
cũng như ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật ngày càng cao nhằm đáp
ứng với những yêu cầu của xã hội.
Nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp
ứng nhu cầu xã hội, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và
chất lượng. Chương trình khung quốc gia nghề hàn đã được xây dựng trên cơ sở
phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mơđun, trong đó có bổ
xung một số phần tự chọn để phù hợp với đặc trưng của mỗi trường. Để tạo điều
kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn
giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay.
Giáo trình Gá Lắp Kết Cấu Hàn là mơ đun 15 trong chương trình đào tạo


nghề hàn được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Khi
biên soạn cuốn sách này, chúng tôi đã tham khảo và chọn lọc các tài liệu có liên
quan đến nội dung và nhiều tài liệu cơng nghệ hàn trong và ngoài nước, kết hợp
với việc sử dụng nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.
Q trình biên soạn các tác giả đã có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh
khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc
để giáo trình được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................ 2
BÀI 1: ĐẤU NỐI VÀ VẬN HÀNH MÁY HÀN ................................................. 5
2.1. Đấu nối thiết bị hàn, sơ đồ nguyên lý quá trình hàn hồ quang tay ............. 5
2.2. Vận hành máy hàn ...................................................................................... 6
BÀI 2: GÂY HỒ QUANG VÀ DUY TRÌ HỒ QUANG.................................... 18
2.1. Sự tạo thành bể hàn ................................................................................... 18
2.2. Gây và duy trì hồ quang............................................................................ 19
Bài 3: GÁ LẮP KẾT CẤU TẤM PHẲNG ......................................................... 25
2.1. Chuẩn bị kết cấu hàn, dụng cụ, thiết bị gá kẹp phôi ................................. 25
2.2. Kỹ thuật gá lắp kết cấu tấm phẳng ........................................................... 27
Bài 4: GÁ LẮP KẾT CẤU DÀN PHẲNG ......................................................... 32
2.1.Chuẩn bị kết cấu hàn, dụng cụ, thiết bị gá kẹp phôi .................................. 32
2.2. Kỹ thuật gá đính và định vị kết cấu .......................................................... 34
Bài 5: GÁ LẮP KẾT CẤU DÀN KHÔNG GIAN ............................................. 41
2.1. Chuẩn bị kết cấu hàn, dụng cụ, thiết bị gá kẹp phôi ................................. 41
2.2. Kỹ thuật gá lắp kết cấu ............................................................................. 42
Bài 6: GÁ LẮP KẾT CẤU DẠNG TẤM VỎ .................................................... 48

2.1. Chuẩn bị , kết cấu hàn, dụng cụ, thiết bị gá kẹp phơi ............................... 48
2.2. Kỹ thuật gá đính và định vị kết cấu .......................................................... 48


MƠ-ĐUN: GÁ LẮP KẾT CẤU HÀN
I. Mục tiêu mơ đun:
- Kiến thức:
+ Tính tốn khai triển phơi hànchính xác, đúng kích thước bản vẽ.
+ Vận hành sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị gá lắp thành thạo.
- Kỹ năng:
Làm chủ được các phương pháp và kỹ thuật trong việc gá các kết cấu hàn tấm
phẳng, kết cấu dầm dàn, trụ đạt độ chính xác cao về kích thước hình dáng hình
học của cấu kiện.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, sẵn
sàng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
+ Tham gia học tập đầy đủ số giờ của môn học.
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong cơng việc.
II. NỘI DUNG MƠ ĐUN
2 Nội dung chi tiết
Thời gian (giờ)
Số
Tổng

Thực Kiểm
TT
Tên các bài trong môn học
số
thuyết hành tra
1


Bài 1: Đấu nối và vận hành máy hàn

4

1.5

2.5

0

2

Bài 2: Gây và duy trì hồ quang

12

2.5

7.5

2

3

Bài 3: Gá lắp kết cấu tấm phẳng

12

2


10

0

4

Bài 4: Gá lắp kết cấu dàn phẳng

12

2

10

5

Bài 5: Gá lắp kết cấu tấm phẳng

12

2

10

0

6

Bài 6: Gá lắp kết cấu dạng tấm vỏ


8

1

5

2

60

11

45

4

Cộng

4


BÀI 1: ĐẤU NỐI VÀ VẬN HÀNH MÁY HÀN
1. Mục tiêu
- Kết nối thiết bị hàn hồ quang tay như: nối máy với nguồn điện, nối cáp hàn
kìm hàn vào máy, nối dây tiếp đất đảm bảo chắc chắn an tồn tiếp xúc tốt.
- Đóng ngắt điện nguồn, khởi động máy, điều chỉnh cường độ dòng điện hàn
thành thạo.
- Cặp dây mát chắc chắn tiếp xúc tốt.
- Cặp que hàn vào kìm hàn, thay que hàn nhanh gọn chính xác.

- Phát hiện và xử lý tốt các hỏng hóc thơng thường của máy hàn trong quá trình
sử dụng.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi khai triển và ghép nối kim loại.
2. Nội dung
2.1. Đấu nối thiết bị hàn, sơ đồ nguyên lý quá trình hàn hồ quang tay

Hình 1.1: Máy hàn điện hồ quang
2.1.1. Sơ đồ khối đấu nối thiết bị

Hình 1.2: Sơ đồ đấu nối


4

3

1
6
7

4

2

5

5

8


Hình.1.3: Sơ đồ nguyên lý
1.Nguồn điện hàn; 2. Cáp hàn; 3. Kìm hàn; 4. Que hàn
5. Vật liệu cơ bản; 6. Hồ quang hàn; Khí bảo vệ; 8. Vũnghàn.
2.1.2. Nguyên tắc đấu nối thiết bị, dụng cụ hàn
- Đấu điện nguồn
- Gạt cơng tắc nguồn về vị trí 0
- Lắp dây cáp điện của máy hàn với cầu dao điện
- Chọn kiểu dòng hàn(Xoay chiều hoặc một chiều)
- Chọn điện áp định mức
- Lắp cáp hàn với kìm hàn;
- Lắp cáp hàn với vật hàn
- Đóng điện nguồn, kiểm tra tổng quát
- Thao tác hàn
2.2. Vận hành máy hàn
2.2.1. Kết nối thiết bị dụng cụ hàn
a. Lắp đặt máy hàn
Khi lắp đặt máy hàn phải đặt ở nơi khô ráo và thơng gió. Khơng nên dể gần
những chỗ nóng q và phải đặt thân máy vững vàng. Khi lắp đặt máy hàn
trong nhà xưởng, các máy hàn phải cách nhau và cách cửa sổ khoảng 300mm
để tránh tác động của gió các máy hàn cũng phải đặt cách nhau một khoảng 300
mm.
b. Đấu nối máy hàn
Khi đấu nối máy hàn điện với lướ iđiện, điện thế phải phù hợp với nhau
(Lưới điện công nghiệp một pha 220v hoặc ba pha 400v).
c. Nối dây phía ngồi và dây tiếp đất
Sự tiếp đất là rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi vận hành các thiết bị điện,
không chỉ vỏ máy hàn được tiếp đất, mà vật hàn và đồ gá hàn cũng phải được
6



tiếp đất để đảm bảo cho người thao tác không bị điện giật. Nếu vỏ máy của máy
hàn không được tiếp đất điện thế của vỏ máy tăng do sự cảm ứng và các nguyên
nhân khác làm tăng khả năng bị điện giật, các thiết bị điện được nối với máy
hàn cũng phải được tiếp đất để đảm bảo an toàn.
d. Sử dụng dụng cụ hàn
Hàn hồ quang tay cần có các dụng cụ chuyên dùng thường được cung cấp
chung với máy hàn các dụng cụ bao gồm:
+ Dây cáp hàn và dây cáp nối mát.
+ Kìm hàn.
+ Kẹp nối mát.
+ Búa gõ xỉ và bàn chải sắt.
+ Mặt nạ hàn + Kính hàn.
+ Tủ sấy que hàn.
+ Máy mài cầm tay…
Dây cáp hàn: Là dây dẫn dùng để nối điện từ máy hàn ra vật hàn, một sợi dùng
để nối từ máy hàn ra kìm hàn.
Dịng điện hàn mà chọn dây cáp hàn sao cho phù hợp, khi chọn theo bảng sau
Bảng1.1.Chọn cáp hàn
Cường độ dòng điện
Tiết diện dây dẫn(mm)
hàn cho phép(A)
Dây đơn
Dây kép
<300
25
2 x 10
300 ÷ 400
50
2 x 16
400 ÷ 450

70
2 x 25
450 ÷ 600
95
2 x 35
Chú ý:
+ Một dây dẫn từ máy ra vật hàn, không quá 50m
+ Trong q trình hàn khơng được quấn trịn dây hàn.
+ Khi cần nối cáp hàn phải đảm bảo chắc chắn và cách điện tốt.
Kìm hàn: Dùng để kẹp chặt que hàn và dẫn điện từ dây cáp tới que hàn khi cần
thiết có thể thao tác tháo que ra nhanh.

Hình 1.4. Kìm hàn

Kẹp nối mát: Kẹp này nối dây nối mát đến chi tiết hàn. Đây là bộ phận rất quan
trọng nếu nối mát không tốt (tiếp xúc), hồ quang sẽ không ổn định và không
cung cấp đủ nhiệt cho quá trình hàn, kẹp phải đảm bảo tiếp xúc điện tốt, dễ
thao tác dễ sử dụng.


Hình 1.5. Kẹp nối mát

2.2.2. Vận hành, sử dụng thiết bị dụng cụ hàn
a. Máy mài cầm tay: Máy mài cầm tay là một trong những thiết bị không thể
thiếu được của người thợ hàn. Máy mài cầm tay dùng để gia công phôi, sửa
chữa mép hàn và dùng để mài nối que (đầu nối que hàn), Dùng mài mối hàn
đính bị sai hỏng và mài gỡ các thanh giằng sau khi hàn đính, làm sạch vật hàn
sau khi hàn....

Máy

tay thời gian dài sau khi sản xuất,
b.Tủ sấy que hàn: Que Hình
hàn 1.6.
được
lưumài
trữcầm
trong
khi que hàn được đưa ra dùng ở ngồi trời, đã hấp thụ lượng ẩm nào đó. Mức
hấp thụ ẩm này tuỳ thuộc vào kiểu que hàn. Ngay cả nếu một lượng nhỏ độ
ẩm được hấp thụ vào que hàn loại hyđrô thấp, loại thường dùng để hàn thép
dày hoặc thép hợp kim thấp, cũng có xu hướng gây nứt mối hàn. Do đó phải
sấy trước khi sử dụng. Trong trường hợp các que hàn không phải Hyđro thấp
(loại trừ que hàn kiểu Xenlulô), cũng phải sấy trước khi hàn.

Hình 1.7. Tủ sấy que hàn
Để đảm bảo chất lượng mối hàn, que hàn cần được bảo quản thích hợp và có
thể phải sấy lại trước khi sử dụng, do đó thợ hàn cần phải có tủ sấy cá nhân
8


hay gọi là tủ sấy di động trong quá trình hàn
Bảng sau nêu ra các điều kiện sấy tối ưu tuỳ thuộc vào nhãn hiệu que hàn.
Nói chung, sấy có thể được lặp lại ba lần theo công việc hàn.
Bảng1-3: Điều kiện sấy tối ưu cho que hàn.
Kiểu que hàn
Kiểu lớp bọc Lượng ẩm
hấp thụ(%)
Ilemite
>3
Xenlulo

>6
Vôi-Titan
>2
OxitTitan cao
>3
Hyđrô thấp
>0,5
>0,5
Kiểu que hàn Bột sắt
>2
Đặc biệt
>1,5
>3
>5
Ilemite
>3
>1,5
Thép độ bền Vơi Titan
>2
cao
Hyđrơthấp
>0,5
>0,5
Ilemite
>2
>3
Thép hợp kim ƠxitTitan cao
thấp
Hyđrơ thấp
>0,5

>0,5
Ilemite
>1
>1
Thép khơng gỉ Vơi
Ơxit Titan cao
>3
Hàn đắp bề Vơi-Titan
>1
mặt
Vơi
>0,5
Graphit
Vơi
Hàn gang đúc

Graphit
Vôi–Titan
Vôi và vôi đặc
biệt

>1
>1
>2
>0,5
>1,5
>3
1

Nhiệt độ

(0C)
70-100
70-100
70-100
70-100
300–350
350–400
70-100
200–250
70–100
70-100

Thời gian
(phút)
30-60
30-60
30-60
30-60
30–60
60
30-60
30–60
30–60
30-60

200–250
70–100
300–350
350–400
70–100

70–100
300–350
325-375
300–350
300-200
70–100

30–60
30–60
30–60
60
30–60
30–60
30–60
60
30–60
30-60
30–60

150-200
300-350
150–200
150-200
70–100
300-350
70-100
150-200
200-250

30-60

30-60
30–60
30-60
30-60
30-60
30–60
30-60
30-60

Búa nguội: Búa nguội được chế tạo bằng thép 50, thép 45 X hay thép Y có
trọng lượng từ 200 gam đến 1000 gam, búa nguội khơng có vết nứt hay khuyết
tật, cán búa phải chắc chắn có tính đàn hồi cán búa dài 300mm đến 400 mm
Căn cứ vào hình dạng, búa nguội có 2 loại: Búa đầu vng và búa đầu trịn.


a)

b)

Hình1.8: Búanguội
a) Búa đầu vng
b)Búa đầu trịn
Đục bằng: Dùng để tẩy các pavia và các khuyết tật của mối hàn. Đục bằng được
mài một góc 450÷600và tơi cứng dùng để cắt các kim loại tấm có độ dày lớn
hơn 1,5mm và chiều dài ngắn được chế tạo từ thép, thép gió, thépY7Y7A.....

α=700

450 -600


a

Hình.1.9: Đục bằng
Bàn chải sắt: Dùng để đánh sạch chi tiết hàn và mối hàn trước khi hàn và sau
khi hàn.

Hình1.10: Bàn chải sắt
Búa gõ xỉ hàn: Dùng để gõ xỉ hàn và tẩy các hạt kim loại bám trên bề măt chi
tiết hàn và mối hàn. Được chế tạo từ thép, thép gió, thép 45....

10


Hình1.11: Búa gõ xỉ hàn
Ngồi các phụ tùng trên thợ hàn cần được trang bị quần áo bảo hộ đặc biệt
cho thợ hàn thích hợp cho trong điều kiện làm việc có ánh hồ quang và sự bắn
tóe của kim loại và độ chại của khói hàn. Ngồi ra người ta còn dùng các dụng
cụ khác như găng tay da yếm da, gối đệm...

Hình.1.12: Các dụng cụ thiết bị phụ trợ
2.2.3. Điều chỉnh chế độ hàn
Trong quá trình hàn để đảm bảo nhận được mối có hình dạng kích thước
mong muốn, ta phải luôn luôn lựa chọn và điều chỉnh chế độ hàn như; Đường
kính que hàn, cường độ dịng điện hàn, tốc độ hàn, điện thế hồ quang...
2.2.3.1. Đườngkínhquehàn.
Để nâng cao hiệu suất, có thể chọn que hàn có đường kính tương đối lớn.


Nhưng hàn bằng que hàn có đường kính tương đối lớn dễ bị thành hình khơng
tốt hoặc chưa ngấu và tăng thêm cường độ lao động của người thợ hàn, cho nên

cần phải chọn chính xác đường kính que hàn.
Đường kính que hàn to hay nhỏ, có liên quan đến mấy yếu tố sau đây:
- Chiều dày của vật hàn: Vật hàn có chiều dày tương đối lớn, nên chọn que hàn
có đường kính tương đối lớn.
- Loại đầu nối: Nối chồng mí, nối hình chữ T, nên chọn que hàn có đường kính
tương đối lớn.
- Vị trí mối hàn: Đường kính que hàn khi hàn giáp mối ở vị trí bằng, lớn hơn
đường kính que hàn khi hàn các vị trí khác. Đường kính que hàn khi hàn đứng
khơng quá 5mm, khi hàn ngửa, hàn ngang không quá 4mm. Như vậy để tạo
thành vùng nóng chảy tương đối nhỏ, giảm bớt kim loại nóng chảy nhỏ xuống
dưới.
- Thứ tự lớp hàn: Khi hàn mối hàn nhiều lớp, nếu lớp thứ nhất đã dùng que
hàn có đường kính q lớn, sẽ gây nên hiện tượng vì hồ quang dài quá mà
khơng thể hàn ngấu được. Vì vậy, khi hàn lớp thứ nhất của mối hàn nhiều lớp,
nên chọn que hàn có đường kính từ 3mm đến 4mm, các lớp sau đó có thể căn
cứ theo chiều dày của vật hàn để có thể chọn que hàn có đường kính lớn hơn.
- Trong thực tế hay dùng nhất là loại que hàn có đường kính từ 2,5 ÷ 5mm. Đây
là một thông số quan trọng được xác định dựa vào chiều dày chi tiết, vị trí mối
hàn trong khơng gian, lớp hàn …loại liên kết: Giáp mối, ke góc… hoặc kích
thước cạnh mối hàn…
Có thể chọn đường kính que hàn dựa vào các yếu tố sau
4
4-5
5
5 -6 6-10
Đường kính que hàn 1.6 - 2,5 3
d(mm)
2
3 4 - 8 9-12 13-15 16-20 >20
Chiều dày liên kết

hàn giáp mối (mm)
Cạnh mối hàn
góc(mm)

-

3

4 -6

6 -8

-

-

-

2.2.3.2. Cường độ dòng điện hàn.
Khi hàn, việc nâng cao dịng điện hàn một cách thích đáng, có thể tăng nhanh
tốc độ nóng chảy của que hàn, có lợi cho việc nâng cao hiệu suất. Dòng điện hàn
đối với chất lượng mối hàn có những ảnh hưởng dưới đây:
- Nếu dòng điện hàn lớn quá, dễ làm cho vật hàn hai bên bị khuyết cạnh, thậm
chí bị cháy thủng, đồng thời, cấu tạo của kim loại cũng do nóng quá mà bị thay
đổi.
- Nếu dịng điện hàn nhỏ q, thì kim loại vật hàn dự nhiệt không đầy đủ, dễ
gây những khuyết tật như: Hàn chưa ngấu và lẫn xỉ, kết quả làm giảm cường độ
cơ học của kết cấu hàn. Khi hàn phải căn cứ vào nhiều mặt để quyết định
cường độ dòng điện hàn như: Loại que hàn, đường kính que hàn, chiều dày vật
hàn, loại đầu mối, vị trí mối hàn, thứ tự lớp hàn, v.v... Nhưng điều chủ yếu là

đường kính que hàn và vị trí que hàn. Bằng phương pháp tính tốn gần đúng,
khi hàn thép ở vị trí hàn sấp có thể dùng cơng thức sau:
12


I = (β+α d)d

(Ampe).

α, β: Là hệ số thực nghiệm, khi hàn bằng que thép α = 6, β = 20
d: Đường kính que hàn (mm).
Nếu vật hàn có chiều dày lớn δ > 3d, để đảm bảo hàn ngấu phải tăng
dòng
điện hàn lên 15%, nếu vật hàn mỏng δ < 1,5d phải giảm dịng điện xuống 15%.
Cóthể tính cường độ dịng điện hàn theo cơng thức thực nghiệm:
I = k . d (A)
I. Cường độ dòng điện hàn (Ampe)
k. Hệ số do tính chất que hàn quyết định, thường từ 0 đến 60.
d. Đường kính que hàn(mm)
Cường độ dịng điện hàn được tính theo cơng thức trên, trong thực tế sản
xuất vẫn còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác.
Khi hàn mối hàn bằng, do cách đưa que hàn và khống chế kim loại chảy
trong vùng nóng chảy tương đối dễ, cho nên có thể chọn cường độ dòng điện
hàn tương đối lớn. Nhưng khi hàn ở vị trí khác để tránh kim loại chảy trong
vùng nóng chảy ra ngồi, phải làm cho diện tích vùng nóng chảy nhỏ lại một ít.
Thơng thường cường độ dịng điện khi hàn đứng nhỏ hơn khi hàn bằng từ 10%
đến 15% và khi hàn ngửa nhỏ hơn từ 15% đến 20%.
Điện thế hồ quang.
Điện thế hồ quang do chiều dài hồ quang quyết định. Hồ quang dài thì điện thế
cao, hồ quang ngắn điện thế thấp.

Trong quá trình hàn, hồ quang khơng nên dài q, nếu dài q có những hiện
tượng không tốt dưới đây:
- Hồ quang cháy không ổn định, dễ bị lắc, sức nóng của hồ quang bị phân tán,
kim loại nóng chảy bắn ra ngồi nhiều, lãng phí kim loại và điện.
- Độ sâu nóng chảy ít dễ sinh ra khuyết cạnh và khuyết tật khác.
- Những thể khí có hại như nitơ, ơxy trong khơng khí dễ thấm vào làm mối hàn
dễ sinh lỗ hơi. Do đo, nên sử dụng hồ quang ngắn dễ hàn, chiều dài của hồ
quang khơng nên vượt q đường kính que hàn.
Tốc độ hàn: Tốc độ hàn là tốc độ dịch chuyển que hàn dọc theo trục mối hàn, nó
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc hàn. Trên cơ sở bảo đảm chất lượng
mối hàn, ta có thể sử dụng que hàn có đường kính lớn và dịng điện hàn lớn để
tăng tốc độ hàn, nhằm đảm bảo cho mối hàn cao thấp rộng hẹp đều nhau.
2.2.4. Cặp que hàn và thay que hàn.
3
1

4

2

Hình 1.12. Kìm cặp que hàn

5
6


- Cặp que ở các góc độ khác nhau.
- Cặp các loại que hàn có đường kính khác nhau
- Tháo lắp thay thế que hàn dễ dàng
- Kiểm tra tình trạng tiếp xúc giữa kìm và cáp hàn.


14


Trình tự vận hành, sử dụng thiết bị dụng cụ hàn
Nội dung các
TT
bước cơng
việc
1 Đấu nối thiết
bị hàn

Hình vẽ minh họa

Hướng dẫn sử dụng
- Đấu máy với nguồn điện.
- Đấu cáp với kìm và bàn hàn.

2

Kiểm tra tình
trạng cách
điện và điện
áp.

- Đóng điện cho máy nhưng
khơng bật cơng tắc cho máy
hoạt động.
- Dùng bút điện kiểm tra độ
cách điện.


3

Điều chỉnh
chế độ hàn

- Điều chỉnh chế độ hàn ở
trạng thái không tải.
- Điều chỉnh thô.
- Điều chỉnh tinh.

4

Cặp que và
thay que hàn

- Cặp que ở các góc độ khác
nhau.
- Thay que.
- Kiểm tra tình trạng tiếp xúc
giữa kìm và cáp hàn.

2.5. Thực hành bảo dưỡng máy hàn
TT
1
2

Nội dung các bước
công việc
Bảo dưỡng các đầu nối

dây trên bảng điện, hút
bụi bên trong máy
Bảo dưỡng cuộn dây và
hệ thống cơ học

Hướng dẫn sử dụng
- Tháo các đầu cốt, dùng giấy nháp mịn đánh
sạch lớp oxít trên bề mặt.
- Dùng máy nén khí hoặc máy hút bụi để thổi hết
bụi các cuộn dây.
- Tra dầu mỡ vào hệ thống vít me để vận hành
nhẹ nhàng.


- Hút bụi, tra dầu cho hệ thống làm mát.
3

Kiểm tra tình trạng
cách điện

Dùng đồng hồ ơm kế để kiểm tra tình trạng cách
điện giữa vỏ máy và các cuộn dây

2.6. Các hỏng hóc thơng thường của máy hàn và biện pháp khắc phục
Sự cố
Nguyên nhân
Quạt làm mát của
Mô tơ cảm ứng ba pha đấu
máy hàn 3 pha
sai với lưới điện.

quay ngược.
1. Có 1 trong 3 cầu chì của
Sau khi mở máy, 3 pha bị cháy.
tốc độ mô tơ rất
2. Cuộn dây trong Stato
chậm.
của mô tơ điện bị đứt.
1. Quá tải.
2. Cuộn dây Rô to của máy
Máy hàn điện
phát điện chập mạch.
một chiều quá
nóng.
3. Cổ góp bị chập mạch.
4. Cổ góp điện khơng sạch.
Chỗ nối dây hoặc
đầu cốt phát tia
Chỗ nối bị lỏng.
lửa hoặc cháy đỏ.

16

Phương pháp xử lý
Cho thay đổi 2 dây pha nào đó
trong 3 dây pha.
1. Thay cầu chì.
2. Cuốn lại cuộn dây trong.
1. Ngừng máy và giảm dòng điện
hàn.
2. Cho sửa chữa lại.

3. Lấy vải lau sạch bề mặt cổ
góp.
1. Nối lại.
2. Vặn chặt chỗ nối.


PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LUYỆN TẬP
Ngày kiểm tra: ……………………………………………………………………
Họ và tên học sinh: ………………………………………………………………
Lớp: ……………………………………………………………………………...
Tên bài thực hành:
BÀI 1: ĐẤU NỐI VÀ VẬN HÀNH MÁY HÀN

TT

Nội dung đánh
giá

Điểm
chuẩn

Tiêu chí đánh giá

1

Chuẩn bị

Chuẩn bị đầy đủ thiết
bị, dụng cụ nghề


0,5đ

2

Thao tác

- Sử dụng các loại thiết
bị cắt kim loại

2,5đ

Điểm
đạt
được

Ghi
chú

- Sử dụng các dụng cụ
nghề
3

Kỹ thuật

Vận hành thành thạo
các loại thiết bị cắt kim
loại




4

Thời gian

Vận hành các loại thiết
bị hàn, cắt kim loại
trong thời gian 30'



Tổng điểm:

10 điểm

Chú ý: Nếu để xảy ra mất an toàn, tai nạn cho người và làm hư hỏng thiết bị
thì khơng tính điểm, khơng đánh giá quá trình luyện tập.
Ngày …… tháng …… năm ……
GIÁO VIÊN HD

………………….


BÀI 2: GÂY HỒ QUANG VÀ DUY TRÌ HỒ QUANG
1. Mục tiêu
- Chuẩn bị phôi liệu và các loại dụng cụ, thiết bị hàn đầy đủ.
- Gây hồ quang thành thạo, chính xác và duy trì ổn định hồ quang.
- Khắc phục được các nhược điểm khi gây hồ quang.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi khai triển và ghép nối kim loại.
2. Nội dung
2.1. Sự tạo thành bể hàn

Khi hàn nóng chảy, dưới tác dụng của nguồn nhiệt hàn một phần kim lcơ bàn tại vị trí mép hàn cùng với kim loại bổ sung từ vật liệu hàn (que hàn, dây
hàn, thuốc hàn,,..) bị nóng chảy tạo ra một khu vực kim loại lỏng thườg gọi là bể
hàn. Theo quy ước, vũng hàn có thể chia làm 2 phần: Nếu như ở phần đầu A chủ
yếu xảy ra các q trình nóng chảy của kim loại cơ bản và kim loại bổ sung thì ở
phần đi B diễn ra quá trình kết tinh và hình thành mối hàn.

Hình 2.1. Sơ đồ bể hàn
A, B - Phần đầu và phẩn đuôi của bể hàn
h. b và a - chiều sâu, chiều rộng và chiểu dài của vũng hàn
s - là chiều dày cùa chi tiết hàn
Trong bể hàn, kim loại lỏng luôn ở trong trạng thái chuyển động và xáo trộn
không ngừng: Kim loại lỏng ở phần đẩu bị đẩy lùi về phía dưới một cách tuần
hồn dưới tác dụng của áp suất dịng khí lên bề mặt kim loại bể hàn. Vì vậy, bề
mặt mối hàn sau khi hình thành khơng có dạng sóng hình vảy cá xếp chồng.
Hình dạng và kích thước của bể hàn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như công
suất của nguồn nhiệt, phương pháp và chế độ hàn, loại dòng điện và kiểu nối
dây, tính chất lý nhiệt của vật liệu,...
Khi nguồn nhiệt chuyển động dọc theo mép hàn, bể hàn cũng chuyển động
theo để lại phần kim loại phía sau nó, gọi là mối hàn.
Như vậy; mối hàn nóng chảy có thể hiểu là phần kim loại lỏng được kết tinh
18


trong quá trình hàn.
2.2. Gây và duy trì hồ quang
2.2.1. Các phương pháp gây hồ quang
a. Phương pháp mổ thẳng
+ Cho que hàn tiếp xúc thẳng, chạm nhẹ vào vật hàn khi xuất hiện hồ quang,
nhanh chóng nâng đầu que hàn cách vật hàn từ 2 ÷ 4mm.

+ Phương pháp này mồi hồ quang chính xác vị trí, mặt hàn khơng bị bẩn nhưng
dễ bị dính que. Trường hợp que hàn bị dính vào vật hàn, chỉ cần lắc nhẹ que hàn
sang hai bên và có xu hướng kéo que hàn rời khỏi vật hàn. Nếu que hàn không
rời ra ta phải bấm kìm hàn để nhả que hàn ra, sau đó tiến hành làm lại từ đầu.

Hình 2.2. Mồi hồ quang mổ thẳng
b. Phương pháp mồi hồ quang ma sát
- Cho que hàn tiếp xúc ma sát với vật hàn nên xảy ra hiện tượng chập mạch và
xuất hiện hồ quang khi đó lập tức nâng đầu que hàn và giữ khoảng cách từ đầu
que hàn đến vật hàn từ 2÷4mm.
- Ưu điểm của thao tác này là dễ thao tác, phù hợp cho người mới học nhưng nó
có nhược điểm là làm bẩn mặt vật hàn.

Hình 2.3. Mồi hồ quang ma sát
2.2.2. Sự cháy của hồ quang
Hồ quang hàn do nguồn điện tạo nên, những nguồn này là các máy biến thế,
máy phát hàn hoặc các máy chỉnh lưu hàn. Chế độ cháy của hồ quang được đặc
trưng bởi cường độ dòng điện hàn (Ih), điện áp hồ quang (Uh) và chiều dài hồ
quang (lhq).


Hình 2.4. Các đường đặc tính ngồi máy
1- Đặc tính dốc
2 - Đặc tính thoải
3- Đặc tính cứng (bằng)
4 - Đặc tính tăng
Sự ổn định của hồ quang và chế độ hàn phụ thuộc vào điều kiện phóng điện
của hồ quang, tính chất và các thơng số của nguồn điện hàn và lưới điện. Sự phụ
thuộc của điện áp trên hai đầu ra của nguồn điện hàn vào cường độ dịng điện được
gọi là đặc tính ngồi của nguồn điện hàn.

Người ta phân biệt một số đặc tính ngồi sau đây: đường đặc tính dốc, thoải,
cứng và tăng . Tùy theo các phương pháp hàn mà ta chọn các nguồn có đặc tính
ngồi khác nhau. Khi hàn tay, chiều dài hồ quang thường thay đổi nhiều, vì vậy
khi hàn hồ quang tay người ta sử dụng các nguồn có đặc tính dốc. Điều này cho
phép người thợ hàn thay đổi chiều dài hồ quang tắt hoặc tăng quá mức dòng
điện hàn.
Khi hàn tự động và bán tự động, dây hàn đi xuống vũng hàn với tốc độ bằng
tốc độ nóng chảy của dây. Khi đột ngột giảm chiều dài hồ quang, dịng điện hàn
sẽ tăng và dây hàn sẽ nóng chảy nhanh hơn. Kết quả là chiều dài hồ quang sẽ
tăng và trở về với chiều dài ban đầu. Quá trình tương tự sẽ xảy ra khi tăng chiều
dài hồ quang. Hiện tượng trên đây gọi là hiện tượng tự điều chỉnh của hồ quang.
Đối với hệ tự điều chỉnh, người ta sử dụng nguồn hàn có đặc tính cứng hoặc hơi
dốc.
2.3. Kỹ thuật hàn điểm
Việc gây hồ quang được tiến hành thông qua tiếp xúc đầu que hàn với vật hàn
trong thời gian ngắn. Do tác dụng của dòng ngắn mạch và điện trở tiếp xúc, đầu
que hàn được nung nhanh tới nhiệt độ cao. Khi tách đầu que hàn ra khỏi vật hàn,
do bức xạ nhiệt và tự bức xạ điện tử, khoảng không ở giữa sẽ bị ion hóa tạo
thành hồ quang. Để hồ quang cháy ổn định thì người thợ phải ln giữa khoảng
cách từ đầu que hàn tới vật hàn một khoảng Lhq = 2 ÷ 6mm duy trì cho hồ quang
cháy, đồng thời thực hiện dao động que hàn theo đường tròn tại các điểm riêng
biệt để tạo thành điểm hàn
Khi hàn điểm góc độ que hàn từ 65 ÷ 850 so với điểm hàn và thực hiện chuyển
động dọc trục que hàn
2.3.1. Kỹ thuật gá đính phơi hàn
- Đặt phơi lên bàn hàn sao cho bề mặt hai chi tiết đồng phẳng, điều chỉnh khe hở
của hai chi tiết đều nhau
20



- Tăng dòng điện lên từ 10 - 15% so với Ih đã chọn và tiến hành hàn đính mặt
trước như hình vẽ.

Hình 2.5. Phơi hàn đính

- Kích thước mối hàn đính 3 ÷ 4 lần chiều dày vật hàn nhưng khơng q 30mm,
khoảng cách giữa các mối hàn đính bằng (30 ÷ 50)S khơng q 300mm
* u cầu:
- Mối đính ngấu và chắc chắn.
- Liên kết khơng biến dạng cong vênh.
2.3.2. Trình tự các bước thực hiện gây và duy trì hồ quang
Bước 1: Đọc bản vẽ

- Đọc được các kích thước cơ bản.
- Hiểu được yêu cầu kỹ thuật.
Bước 2: Kiểm tra phôi, làm sạch bề mặt.


- Số lượng 01 tấm
- Phôi phẳng, thẳng không bị bavia.
- Phơi đúng kích thước.
Bước 3: Chọn chế độ gây hồ quang
Đánh sạch mặt phôi bằng bàn chải sắt hoặc máy mài tay.
- Máy hàn một chiều, máy hàn xoay chiều
- Dòng điện 100A.
- Điện áp 220V
Bước 4: Tiến hành gây hồ quang
- Lắp que hàn vào kìm hàn
- Đưa que hàn đến gần vị trí gây hồ quang.
- Đưa mặt nạ hàn che mặt.

- Gây hồ quang tại điểm đầu đường vạch dấu.
- Khi hồ quang hình thành, nâng đầu que hàn lên khoảng 4 ÷ 6mm và kiểm tra
lại điểm bắt đầu.
-

Sử dụng một trong hai phương pháp gây hồ quang là mổ thẳng, hoặc ma sát.

22


2.3.3. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục
TT
1

2

3

Tên

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Hồ quang - Dòng điện hàn nhỏ.
- Tăng Ih.
thổi lệch - Que hàn bị ẩm, vỡ thuốc
- Kiểm tra que trước
- Đấu các cực không đúng vị trí khi hàn.

- Đấu mát vào đúng
tâm của vật hàn
Mối hàn
- Góc độ chưa đúng.
- Điều chỉnh đúng góc
lệch trục - Chưa quan sát được mối hàn. độ.
đường
- Chú ý quan sát sự
hàn
hình thành bể hàn.
Dính que - Dòng điện hàn nhỏ.
Tăng cường độ dòng
hàn
- Đầu que hàn bị vỡ thuốc bọc. điện.
- Sử dụng que hàn có
- Que hàn ẩm.
lớp thuốc bọc.
- Sấy que hàn.
- Lắc que hàn


PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LUYỆN TẬP
Ngày kiểm tra: …………………………………………………………………
Họ và tên học sinh: ………………………………………………………………
Lớp: ……………………………………………………………………………...
Tên bài thực hành:
BÀI 2: GÂY HỒ QUANG VÀ DUY TRÌ HỒ QUANG

TT


Nội dung đánh
giá

Điểm
chuẩn

Tiêu chí đánh giá

1

Chuẩn bị

Chuẩn bị đầy đủ thiết
bị, dụng cụ nghề

0,5đ

2

Thao tác

- Sử dụng các loại thiết
bị cắt kim loại

2,5đ

Điểm
đạt
được


Ghi
chú

- Sử dụng các dụng cụ
nghề
3

Kỹ thuật

Vận hành thành thạo
các loại thiết bị cắt kim
loại



4

Thời gian

Vận hành các loại thiết
bị cắt kim loại trong
thời gian 30'



Tổng điểm:

10 điểm

Chú ý: Nếu để xảy ra mất an toàn, tai nạn cho người và làm hư hỏng thiết bị

thì khơng tính điểm, khơng đánh giá quá trình luyện tập.
Ngày …… tháng …… năm ……
GIÁO VIÊN HD

………………….

24


×