Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Giáo trình hàn khí (nghề cốt thép hàn trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 69 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN/MƠN HỌC: HÀN KHÍ
NGÀNH/NGHỀ: CỐT THÉP - HÀN
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP


1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơ đun: Hàn cắt bằng khí
Mã số mô đun: MĐ16
Thời gian thực hiện mô đun: 160 giờ; (Lý thuyết: 40 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo
luận, bài tập: 108 giờ; Kiểm tra: 12 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí mơ đun: Mơ đun Hàn cắt bằng khí được bố trí giảng dạy ở học kỳ 2 năm thứ nhất
hoặc kỳ 1 năm thứ hai.
- Tính chất mơ đun: Là mơ đun chun môn của nghề.


II. Mục tiêu mô đun:
- Kiến thức:
+ Hiểu được trình tự đấu lắp và sử dụng mỏ hàn khí.
+ Trình bày được kỹ thuật hàn khí ở một số vị trí như: Hàn giáp mối ở vị trí bằng,
hàn gấp mép, hàn góc, hàn đắp mặt trụ trịn.
+ Biết phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng mối hàn.
- Kỹ năng:
+ Vận hành, sử dụng thành thạo thiết bị, dụng cụ hàn khí.
+ Chuẩn bị được phơi hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Hàn được mối hàn giáp mối ở vị trí bằng, mối hàn gấp mép, hàn góc, hàn đắp
trụ trịn đảm bảo u cầu kỹ thuật, mối hàn khơng rỗ khí, ít biến dạng.
+ Kiểm tra đánh giá được chất lượng mối hàn.
+ Thực hiện tốt cơng tác an tồn, phịng chống cháy nổ và vệ sinh phân xưởng.
+ Làm việc trong các cơ sở sản xuất cơ khí.
- Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
+ Có tính tự giác trong học tập, hợp tác tốt khi thực tập theo nhóm.
+ Tuân thủ thực hiện vệ sinh cơng nghiệp, có ý thức tiết kiệm vật liệu và bảo quản
dụng cụ thực tập.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

3


Thời gian (giờ)
Thực
hành,
thí

nghiệm,

thuyết
thảo
luận,
bài tập
4
12

Số
TT

Tên các bài trong mơ đun

Tổng
số

1

Bài 1: Lắp và sử dụng thiết bị hàn khí

16

1. Lắp ráp các thiết bị với mỏ hàn

4

2

2

2. Sử dụng mỏ hàn khí


12

2

10

Bài 2: Hàn giáp mối ở vị trí hàn bằng

32

9

19

1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, vật liệu
hàn, phôi hàn.

8

3

5

2. Kỹ thuật hàn giáp mối ở vị trí hàn bằng.

20

6


14

* Kiểm tra

4

Bài 3: Hàn gấp mép tấm mỏng

32

9

23

1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, vật liệu
hàn, phôi hàn.

8

2

6

2. Kỹ thuật hàn gấp mép.

20

5

15


3. Kiểm tra sửa chữa khuyết tật mối hàn

4

2

2

Bài 4: Hàn góc

40

9

27

1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, vật liệu
hàn, phôi hàn.

8

2

6

2. Kỹ thuật hàn góc.

24


5

19

3. Kiểm tra sửa chữa khuyết tật mối hàn

4

2

2

* Kiểm tra

4

Bài 5: Cắt phơi bằng ngọn lửa Ơxy- khí
cháy

40

9

27

1. Chuẩn bị phơi cắt

8

2


6

2. Cắt đường thẳng

24

5

19

3. Cắt đường trịn

4

2

2

* Kiểm tra

4

2

3

4

5


Cộng

160

4

Kiểm
tra

0

4

4
0

04

4
04

4
40

108

12



BÀI 1. LẮP VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ HÀN KHÍ
A. Mục tiêu:
- Hiểu được quy trình lắp ráp thiết bị hàn khí.
- Lắp được mỏ hàn, ống dẫn khí, van giảm áp chai ơxy, bình sinh khí
Axêtilen, đảm bảo độ kín, kít.
- Thực hiện các thao tác lắp ráp trên thiết bị hàn khí chính xác theo
yêu cầu kỹ thuật.
- Điều chỉnh áp suất khí Axêtilen, khí ơxy phù hợp với chiều dày và
tính chất của vật liệu hàn.
- Thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra độ kín, độ an tồn của thiết bị
hàn khí trước khi tiến hành hàn.
- Thực hiện tốt cơng tác an tồn, phịng chống cháy nổ và vệ sinh phân
xưởng.
B. Nội dung chính:
1. Lắp ráp các thiết bị với mỏ hàn
1.1. Lắp van giảm áp vào chai khí ơ xy, chai axêtylen (bình sinh khí Axêtylen)
1.1.1. Các thiết bị và dụng cụ cần thiết cho bài thực hành
Thiết bị và dụng cụ
- Máy sinh khí axêtylen hoặc chai khí axêtylen
- Chai khí oxy
- Van giảm áp ơ xy.
- Van giảm áp axêtylen.
- Chìa vặn van chai khí.
- Mỏ lết.
- Mỏ hàn.
- Bép hàn các loại.
- Ống dẫn khí ơ xy và axêtylen
Vật liệu:
- Khí axêtylen và khí ơ xy.
- Nước xà phịng.

1.1.2. Trình tự lắp van giảm áp vào bình khí
Bước 1. Thổi sạch bụi bẩn trước khi lắp van giảm áp.
- Quay cửa xả khí về phía trái người thao tác.
- Mở và đóng nhanh van chai khí từ 1 đến 2 lần.

5


- Để tay quay tại van của chai khí.
Bước 2. Lắp van giảm áp ô xy.
- Kiểm tra gioăng của van giảm áp.
- Lắp van giảm áp ô xy vào chai khí sao cho lỗ xả khí của van an
tồn quay xuống phía dưới.
- Dùng mỏ lết xiết chặt đai ốc.

Bước 3. Lắp van giảm áp axêtylen.
- Kiểm tra các hư hại của gioăng.
- Điều chỉnh phần dẫn khí vào van giảm áp nhô ra khỏi mặt trong
của gá kẹp khoảng 20 mm.
- Để van giảm áp nghiêng khoảng 450 so với mặt nằm ngang.
- Siết chặt gá kẹp.

Bước 4. Nới lỏng vít điều chỉnh van giảm áp.
Nới lỏng vít điều chỉnh tới khi quay nhẹ nhàng.

6


1.2. Lắp bình ngăn lửa tạt lại (chai đất đèn)
1.2.1. Lắp bình ngăn tại lửa lại

Cấu tạo

1.ống dẫn C2H2 vào từ bình sinh khí
2. Van một chiều
3. Thân bình ngăn ngọn lửa tạt lại
4. Van an toàn
5. Ống dẫn C2H2 ra mỏ hàn, mỏ cắt
6. Van kiểm tra mực nước
7. Cửa đổ nước
8, 9. Cửa xả
Vận hành lắp đặt

7


Tháo ống nối với ống dẫn khí 5 ra sau đó đổ nước vào bình, khi nước tới
van kiểm tra mực nước 4 thì ngừng đổ và để nước trong bình chảy ra qua van 4,
khi nước chảy dưới dạng giọt thì khóa van lại.
Khí C2H2 từ bình sinh khí qua ống 1 và van 2 và qua vạn một chiều 3 lội
qua nước lên phía trên của bình qua van 5 ra mỏ hàn. Trong quá trình làm việc
nếu ở đầu mỏ hàn có sự cố (hiện tượng cháy ngược) ngọn lửa này cháy trong bình
làm áp suất trong bình tăng lên, áp suất này nén lên mặt thống nước trong bình
làm cho viên bi rơi xuống dưới, van một chiều 3 đóng lại làm cho lượng khí C2H2
khơng tràn vào bình bảo hiểm nữa. Nếu mà áp suất trong bình bảo hiểm vẫn tăng
trong khi van một chiều 3 đóng làm áp suất trong bình tăng lên, khi áp suất vượt
quá giới hạn 1,5 kg/cm2 thì ống cao su dẫn khí từ bình bảo hiểm đến mỏ hàn sẽ
bị phá vỡ làm lượng khí trong bình sẽ tràn ra ngồi. Bình bảo hiểm áp suất trung
bình khác với bình bảo hiểm áp suất thấp là khơng có van an toàn.
1.2.1. Thiết bị chống cháy ngược
Cấu tạo


Cách lắp đặt
Chúng đuợc lắp tại các vị trí
+ Trong các cán mỏ, hoặc ở đầu vào của các mỏ.
+ Tại lối ra của các van giảm áp

8


Chú ý:
chức

- Các cơ cấu an toàn đang sử dụng phải được nhà chuyên môn kiểm tra
năng hoạt động hàng năm, và được phê chuẩn.
- Các cơ cấu an toàn chỉ được sử dụng đúng loại khí tương ứng

1.3. Lắp ống dẫn khí vào van giảm áp, mỏ hàn hoặc mỏ cắt
Bước 1. Lắp bép hàn
Lựa chọn bép hàn phù hợp với chiều dày vật hàn.
Bảng 1. 7 Số hiệu pép hàn phụ thuộc vào chiều dày vật hàn
Chiều dày
vật hàn
Số hiệu
pép hàn

0,8-1,5

1,5-3,2

3,2-4,8


4,8-8,0

8,0-12

12-16

16-20

1

2

3

4

5

6

7

Bước 2. Lắp ống dẫn khí ơ xy.
Lắp ống dẫn khí ơ xy vào vị trí nối của van giảm áp ô xy và mỏ hàn.

9


Chú ý:

+ Ống dẫn khí axêtylen màu đỏ, ống dẫn khí ơ xy màu xanh.
+ Xiết chặt đầu nối bằng vịng hãm.

Bước 3. Lắp ống dẫn khí axêtylen.
- Lắp ống dẫn khí axêtylen vào van giảm áp axêtylen và mỏ hàn.
- Xiết chặt điểm nối bằng vòng hãm.
1.4. Mở van khí ơ xy, axêtilen
Bước 1. Mở van bình khí.
- Khơng đứng phía trước van giảm áp.
- Quay chìa vặn mở van chai khí nhẹ nhàng khoảng 1/2 vịng.
- Kiểm tra áp suất khí trên đồng hồ áp suất cao.
- Để chìa vặn trên van chai khí.

Bước 2. Điều chỉnh áp suất khí ơ xy.
- Quay nhẹ nhàng vít điều chỉnh van giảm áp ô xy cùng chiều kim đồng hồ.

10


- Điều chỉnh áp suất ô xy ở mức 2,5 + 3,0 bar.

Bước 3. Điều chỉnh áp suất khí axêtylen.
- Quay nhẹ nhàng vít điều chỉnh của van giảm áp cùng chiều kim đồng hồ.
- Điều chỉnh áp suất khí axêtylen ở mức 0,5bar.
Bước 4. Kiểm tra độ hút.
- Mở van axêtylen.
- Mở van ô xy.
- Kiểm tra độ hút tại điểm nối ống dây axêtylen trên mỏ hàn.
- Đóng van ơ xy và axêtylen.


+ Trong trường hợp khơng có độ hút thì thay mỏ hàn
1.5. Kiểm tra độ kín khít của các đầu nối.
Bước 1. Kiểm tra rị khí.
- Dùng nước xà phòng để kiểm tra.
- Kiểm tra các bộ phận sau:
+ Van chai khí.
+ Chỗ lắp ghép giữa van giảm áp và chai khí.
+ Chỗ lắp ghép giữa vít điều chỉnh và thân van giảm áp.
+ Chỗ lắp đồng hồ đo áp suất.

+ Phần lắp ghép đồng hồ áp suất khí ra mỏ hàn với van giảm áp.
+ Phần nối ống dẫn khí vào van giảm áp.

11


+ Phần nối ống dẫn khí vào mỏ hàn.
+ Các van của mỏ hàn.
+ Phần lắp ghép bép hàn vào đầu mỏ hàn.

Bước 2. Cách xử lý khi phát hiện rị rỉ khí.
- Rị khí từ vít điều chỉnh của van chai khí.
+ Mở vít điều chỉnh hết cỡ để ép thân van vào gioăng.
+ Xiết chặt vít điều chỉnh xong vặn đai ốc hãm và thay gioăng.
- Rị khí từ đầu lắp van giảm áp.
+ Xiết chặt thêm đai ốc hãm.
+ Nếu gioăng hỏng thì thay gioăng.
- Rị khí từ vít điều chỉnh van giảm áp.
+ Thay vít điều chỉnh hoặc van giảm áp.
2. Sử dụng mỏ hàn khí

2.1. Phương pháp sử dụng mỏ hàn khí
Cấu tạo

1. Pép hàn của mỏ hàn kiểu đẳng áp cũng được đặc trưng bằng đường kính
lỗ phun và pép hàn cũng có nhiều số khác nhau tương ứng là đường kính
lỗ phun cũng khác nhau.
2. Ống dẫn hỗn hợp khí cháy đến pép hàn
3. Van ô xy
12


4. Van khí cháy
5. Ống nối đến nguồn khí cháy
6. Ống nối đến nguồn khí ơ xy
7. Buồng hỗn hợp
Ngun lý hoạt động
Đặc điểm của mỏ hàn này là làm việc với áp suất của ô xy và axetylen bằng
nhau (đẳng áp) khoảng 0,5 đến 1 kg/cm2. Nguồn C2H2 được nén vào bình do vậy
khi dùng phải qua van giảm áp. Vì ơxy khi dùng cũng được nén vào bình và cũng
phải qua van giảm áp trước khi sử dụng. Mỏ hàn kiểu này đảm bảo được thành
phần của hỗn hợp cháy ổn định ngay cả khi đầu hàn phải đốt mạnh. Vì vậy trong
trường hợp cần phải hàn với cơng suất lớn, mỏ hàn bị đốt nóng mạnh người ta chỉ
định dùng mỏ hàn kiểu đẳng áp.
Mở van 3 ôxy đi theo ống dẫn 6 vào buồng hỗn hợp. Sau đó mở van số 4,
axetylen đi theo ống dẫn 5 vào buồng hỗn hợp. Ở đây khí ơ xy và khí cháy được
hịa trộn với nhau tạo thành hỗn hợp cháy đi theo ống dẫn ra pép hàn.

Xả khí hỗn hợp.
- Trước khi xả khí kiểm tra xung quanh khơng có lửa.
- Mở van axêtylen khoảng 10 giây.

- Kiểm tra khí xả bằng cách đưa mỏ hàn lại gần thùng đựng nước và quan
sát mặt nước.

13


2.2. Lấy và điều chỉnh ngọn lửa hàn.
Mồi lửa.
- Mở van ơ xy khoảng 1/4 vịng quay.
- Mở van axêtylen khoảng 1/2 vòng quay.
- Chú ý hướng của ngọn lửa.
- Dùng bật lửa để mồi lửa.

Phương pháp mồi ngọn lửa
Điều chỉnh ngọn lửa trung tính.
Ngọn lửa oxi hóa nhận được khi tỉ lệ: O2/C2H2 > 1,2

Ngọn lửa cácbon hóa nhận được khi tỉ lệ: O2/C2H2 < 1,1

Ngọn lửa bình thường nhận được khi tỉ lệ: O2/C2H2 = 1,1-1,2

1. Vùng nhân ngọn lửa
2. Vùng cháy khơng hồn tồn
3. Vùng cháy hồn toàn
- Mở thêm van axêtylen và xác định chiều dài nhân ngọn lửa.
tính.

- Mở từ từ van ơ xy và điều chỉnh nhân ngọn lửa để đạt được ngọn lửa trung

14



Điều chình ngọn lửa hàn
a) Ngọn lửa khi mồi; b) Ngọn lửa sau khi đã điều chỉnh
Tắt ngọn lửa.
- Đóng van axêtylen.
- Đóng van ơ xy.

Các ngun nhân của ngọn lửa khơng bình thường.
- Ngọn lửa tắt.
+ Áp suất ơ xy thừa quá mức.
+ Ngọn lửa quá lớn.
+ Xỉ bám vào lỗ bép hàn.
- Nổ khi mồi lửa.
+ Tỷ lệ khí khơng phù hợp.
+ Áp suất ơ xy q lớn.
+ Thiếu axêtylen.
+ Lỗ bép hàn to ra hoặc bị biến dạng.
- Ngọn lửa tạt lại.
+ Bép hàn quá nóng.
+ Áp suất khí nhỏ.
+ Xỉ bám vào lỗ bép.
+ Van phun khơng bình thường.

15


BÀI 2: HÀN GIÁP MỐI Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG.
A. Mục tiêu:
- Chuẩn bị được phơi hàn đúng kích thước, thẳng, phẳng.

- Gá được phôi hàn chắc chắn, đúng yêu cầu.
- Trình bày được kỹ thuật hàn giáp mối khơng vát cạnh ở vị trí (1G) .
- Hàn được mối hàn giáp mối ở vị trí (1G) đảm bảo yêu cầu kỹ thuật,
định mức thời gian
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc độc lập, tư duy sáng tạo, tiết kiệm
nguyên vật liệu, đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị.
B. Nội dung chính:
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, vật liệu hàn, phôi hàn.
1.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, vật liệu hàn
Thiết bị:
- Máy sinh khí a-xê-ty-len (hoặc chai khí a-xê-ty-len), chai ơ-xy, ống
mềm dẫn khí, van giảm áp, mỏ hàn khí, bàn ghế hàn, đồ gá hàn, kính hàn hơi,
búa nguội, giũa, bàn chải sắt, thước lá, dưỡng kiểm tra mối hàn

16


Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, búa gõ xỉ, thước lá, kìm
rèn, ke vng, búa nguội...

Điều kiện an tồn:
- Mặt bằng thực tập bố trí gọn gàng, nơi làm việc có đủ ánh sáng, hệ thống
thơng gió, hút bụi hoạt động tốt
- Nền xưởng khơ ráo, thiết bị hàn khí đảm bảo độ kín
- Bảo hộ lao động đầy đủKính hàn đội đầu, găng tay da, kính hàn, trang
phục bảo hộ
Thiết bị dụng cụ đo, kiểm tra:
Thước đo chiều rộng, chiều cao mối hàn; dưỡng, thước lá,...

Vật liệu hàn

- Thép tấm CT3(250x50x3)
- Que hàn thép các bon thấp 02,4
- Khí O2, Khí C2H2 hoặc đất đèn (CaC2)

17


- Nắn phẳng phơi, kiểm tra kích thước phơi, làm sạch mép hàn và khu vực
quanh mối hàn rộng 20-30mm mỗi phía. Mép hàn trước khi hàn phải làm sạch xỷ,
ốyt,dầu mỡ bằng giũa và bàn chải sắt.
1.2. Chuẩn bị phôi hàn
1.2.1. Đo, vạch dấu
Bản vẽ

Thép đen dạng tấm
* Yêu cầu kỹ thuật.
- Mối hàn ngấu chân, phần lồi ≤ 2.
- Bề mặt lớp phủ đều.
- Không khuyết tật.
- Liên kết không biến dạng.
Đo, vạch dấu
Ép sát thước vào phôi bằng ba ngón tay của bàn tay trái sao cho giữa
thước phơi khơng cịn khe hở.
Đo kích thước chi tiết bằng thước lá

Khi đo kích thước bằng thước lá tay trái cầm chi tiết, tay phải cầm thước
áp vào chi tiết sao cho cạnh đầu của thước trùng với cạnh chi tiết cạnh thước còn
lại song song với cạnh cần đo và đọc kết quả.

18



Tay phải cầm mũi vạch như cầm bút chì và vạch một đường liên tục với
chiều dài cần thiết.

Khi vạch, mũi vạch áp sát vào thước, nghiêng về phía ngồi một góc nhỏ
khoảng 150.
Nghiêng theo đường vạch một góc 750-850
Khơng được vạch hai ba lần ở cùng một chỗ vì như vậy đường vạch sẽ có
hai, ba nét.
1.2.2. Cắt phơi
Cắt phơi theo các đường vạch dấu với kích thước (200x50x3)mm x 2 tấm

* Yêu cầu: Đúng kích thước, số lượng.
1.2.3. Chuẩn bị mép hàn
Sử dụng búa nguội, đe để nắn phẳng phơi, kiểm tra kích thước phơi, làm
sạch mép hàn và khu vực quanh mối hàn rộng 20-30mm mỗi phía. Mép hàn trước
khi hàn phải làm sạch xỉ, oxit, dầu mỡ bằng giũa và bàn chải sắt.

19


* u cầu kỹ thuật.
- Phơi phẳng, đúng kích thước.
- Khơng có pavia, mép hàn sạch
1.2.4. Gá đính phơi hàn
- Sử dụng bép hàn số 3 và que hàn ϕ2,4
- Đặt phôi trên bề mặt tấm thép phẳng sao cho hai mép phơi sát nhau
- Hàn đính 2 điểm ở 2 đầu phơi, sau đó hàn tiếp một mối đính ở giữa hai
mối đính như hình vẽ.


- Mỗi mối đính dài khoảng 5÷10mm
- Khi đính xong dùng búa gõ nhẹ vào vị trí hàn đính để khử biến dạng.
2. Kỹ thuật hàn giáp mối ở vị trí hàn bằng.
2.1. Phương pháp hàn
trái.

Trong thực tế người ta chia ra hai phương pháp hàn đó là hàn phải và hàn

2.1.1. Phương pháp hàn phải.

1- Dây hàn phụ; 2- Mỏ hàn
Hàn phải là phương pháp hàn mà mỏ hàn di chuyển từ trái qua phải (người
thợ cầm mỏ hàn tay phải), dây hàn đi sau mỏ hàn. Ngọn lủa hàn luôn hướng vào
đầu que hàn phụ và phía mối hàn đã hồn thành.

20


Phương pháp này mỏ hàn có dao động lắc ngang song biên độ nhỏ tuỳ thuộc
vào mối hàn của chi tiết hàn.Đối với kim loại có chiều dày s < 8 mm mỏ hàn
chuyển động dọc theo trục đường hàn khơng có dao động lắc ngang, đầu dây hàn
phụ nằm trong vùng ngọn lửa giữa (vùng hồn ngun) phía bên trên của miệng
hàn.
2.1.2. Phương pháp hàn trái

1- Dây hàn phụ; 2- Mỏ hàn
Hàn trái là khi hàn mỏ hàn và que hàn di chuyển từ phải qua trái, que hàn
đi trước mỏ hàn. Đặc điểm của hàn trái là ngược với hàn phải trong q trình hàn
ngọn lửa khơng phủ lên vũng hàn, nên nhiệt ít tập chung vào vũng hàn và kim loại

lỏng không bị xáo chộn, xỉ nổi kém hơn, mối hàn không được ngọn lửa bảo vệ.
Mép hàn được nung nóng trước nên mối hàn dễ bị ôxy hoá và nguội nhanh, ứng
suất dư trong mối hàn lớn, kết cấu hàn dễ biến dạng và bị nứt. Dùng phương pháp
hàn trái để hàn các chi tiết có chiều dày nhỏ hơn 3mm.
2.2. Chế độ hàn
2.2.1. Góc nghiêng mỏ hàn
Góc nghiêng mỏ hàn đối với mặt vật hàn chủ yếu căn cứ vào chiều dày và
tính chất nhiệt, lý của kim loại, chiều dày càng lớn thì góc nghiêng càng lớn, tính
dẫn nhiệt càng cao thì góc nghiêng càng lớn.

Ta chọn:

góc nghiêng của mỏ hàn là 250 ÷ 300
góc nghiêng của que hàn phụ là 450 ÷ 600.

21


2.2.2. Chọn số hiệu đầu hàn (Bép hàn)
Lựa chọn bép hàn phù hợp với chiều dày vật hàn.
Bảng 1. 7 Số hiệu pép hàn phụ thuộc vào chiều dày vật hàn
Chiều dày
vật hàn

0,8-1,5

1,5-3,2

3,2-4,8


4,8-8,0

8,0-12

12-16

16-20

1

2

3

4

5

6

7

Số hiệu
pép hàn

Với vật liệu có chiều dày 3mm ta chọn pép số 2 để hàn
2.2.3. Công suất ngọn lửa
Là lượng khí C2H2 tiêu hao trong một giờ tính theo cơng thức sau:
VC2H2 = S . (100- 130) lít/giờ
Khi hàn giáp mối khơng vát mép vật liệu có chiều dày S=3mm ta có:

V = 200-260 lít/giờ
Vậy ta chọn bép số 2 để hàn
Áp suất ơxy chọn 2,5÷3,0bar
Áp suất axêtylen chọn 0,25÷0,3 bar
2.2.4. Đường kính que hàn
Người ta thường chọn đường kính que hàn khoảng 2,4 mm. Tuy nhiên trong
một số trường hợp có thể dùng que hàn dưới dạng các tấm kim loại mỏng cắt ra.
2.2.5. Chuyển động của mỏ hàn và que hàn

Bắt đầu hàn
- Quay mặt hàn đính xuống dưới và kê cao vật hàn so với mặt bàn hàn
khoảng 10mm.
- Mồi lửa và điều chỉnh để được ngọn lửa trung tính.
- Tạo bể hàn cách điểm bắt đầu hàn khoảng 5 mm.
- Chú ý tránh không để cháy thủng điểm bắt đầu hàn.
- Điều chỉnh que hàn nghiêng một góc 45o so với bề mặt vật hàn.
- Làm nóng chảy que hàn bổ xung kim loại cho đường hàn.

22


Trong quá trình hàn
lửa.

- Đưa que hàn lên và xuống với tốc độ đều trong khi di chuyển nhân ngọn
- Đưa que hàn vào tâm bể hàn.
- Không đưa que hàn ra phía ngồi ngọn lửa.
- Giữ chiều rộng bể hàn đều nhau.

hàn.


- Điều chỉnh góc nghiêng mỏ hàn nhỏ khi có hiện tượng cháy thủng vật
- Hàn ngấu cả mặt sau, trong khi hàn ln tạo một lỗ khóa.

Kết thúc đường hàn
- Tăng tốc độ hàn từ vị trí cách điểm cuối đường hàn khoảng 20 mm.
- Khi còn cách điểm cuối của đường hàn khoảng 10 mm đưa nhân ngọn lửa
lên và xuống để giảm sự nóng chảy của kim loại cơ bản.
- Lấp đầy rãnh hàn ở điểm cuối đường hàn.

23


2.2.6. Kiểm tra đánh giá chất lượng mối hàn.
Kiểm tra ngoại dạng
Góc và khoảng cách quan sát ngoại dạng mối hàn phải thỏa mãn.

Kiểm tra ngoại dạng mối hàn (bằng mắt thường) để xác định:
- Bề mặt mối hàn.
- Chiều rộng mối hàn.
- Chiều cao mối hàn.
- Điểm bắt đầu, và kết thúc của mối hàn
Sử dụng thước đo
Đo độ lệch

- Đặt mép ở tấm thấp rồi quay cho tới khi mũi tỳ chạm vào tấm cao
Đo cháy chân

- Đo từ 0 ÷ 5 (mm).
- Xoay lá cho tới khi mũi tỳ chạm vào đáy rãnh.

Đo chiều cao mối hàn

24


×