Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giáo trình hàn vảy (nghề hàn cao đẳng) 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.57 KB, 27 trang )

Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XƠ
---------o0o---------

GIÁO TRÌNH

MƠ ĐUN: HÀN VẢY
NGHỀ: HÀN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ- … ngày….tháng….năm .........
của……………………………….

Ninh Bình, năm 2019
Trang 1


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc được trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Nước ta đang bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa
Việt Nam trở thành nước cơng nghiệp, hiện đại. Trong sự nghiệp cách mạng to
lớn đó thì cơng tác đào tạo nguồn nhân lực đóng vai trị then chốt. Thực tế những
gần đây, công tác đào tạo nghề nói chung, và đào tạo nghề hàn nói riêng khơng
ngừng phát triển và mở rộng. Dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số
lượng và chất lượng. Song song với nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáo dục thì việc
các trường dạy nghề biên soạn lại chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu
thực tiễn của xã hội là điều tất yếu.
Chương trình khung nghề hàn đã được xây dựng trên cơ sở chương trình
khung quốc gia và trên cơ sở dữ liệu phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết
cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá
trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào
tạo nghề là cấp thiết hiện nay.
Giáo trình mơđun: Hàn vảy là mơđun đào tạo nghề được biên soạn theo
hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên
soạn đã tham khảo nhiều tài liệu cơng nghệ hàn của các tác giả trong và ngoài
nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hồn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Ninh Bình, ngày tháng 6 năm 2019
Biên soạn

Nguyễn Văn Thanh

Trang 1



Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1
GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN ...................................................................................... 3
Bài 1. Những kiến thức cơ bản khi hàn vảy .......................................................... 4
Giới thiệu: ............................................................................................................ 4
Mục tiêu của bài: ................................................................................................. 4
Nội dung chính. .................................................................................................... 4
1. Thực chất, đặc điểm và ứng dụng của hàn vảy ................................................. 4
2. Phân loại phương pháp hàn vảy ........................................................................ 5
3. Vật liệu hàn ....................................................................................................... 5
4. Thiết bị, dụng cụ dùng trong hàn vảy ............................................................. 10
Bài 2. Hàn vảy mềm ............................................................................................ 14
Giới thiệu: .......................................................................................................... 14
Mục tiêu của bài: ............................................................................................... 14
Nội dung chính ................................................................................................... 14
1. Khái quát về hàn vảy mềm .............................................................................. 14
2. Kỹ thuật hàn vảy mềm .................................................................................... 14
3. Bài tập ứng dụng ............................................................................................. 17
Bài 3. Hàn vảy cứng ............................................................................................ 19
Giới thiệu: .......................................................................................................... 19
Mục tiêu của bài: ............................................................................................... 19
Nội dung chính ................................................................................................... 19
1. Khái quát về hàn vảy cứng .............................................................................. 19
2. Ngọn lửa hàn vảy cứng ................................................................................... 19
3. Kỹ thuật hàn vảy cứng .................................................................................... 21
4. Bài tập ứng dụng ............................................................................................. 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 26

Trang 2


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Hàn vảy
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 07 giờ, Thực hành: 49 giờ,
Kiểm tra: 4giờ)
I. Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun này được bố trí sau các mơn học MH08 đến MH13.
- Tính chất: Là mô đun chuyên nghề.
II. Mục tiêu mô đun:
- Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm, đặc điểm và ứng dụng của hàn vảy;
+ Giải thích được ký hiệu của vật liệu sử dụng trong hàn vảy;
+ Trình bày cấu tạo chung và chức năng các bộ phận của thiết bị hàn vảy;
+ Trình bày được kỹ thuật hàn vảy mềm bằng mỏ hàn điện;
+ Trình bày được kỹ thuật hàn vảy cứng bằng mỏ hàn khí;
- Kỹ năng:
+ Chuẩn bị được vật liệu hàn theo quy định;
+ Vận hành thành thạo thiết bị hàn vảy;
+ Điều chỉnh được chế độ hàn phù hợp với tính chất của vật liệu hàn;
+ Thực hiện hàn vảy bằng các thiết bị hàn đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Đảm bảo thời gian học tập trên lớp và giờ tự học.

+ Rèn luyện tính tự giác, kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác, có khả năng làm
việc độc lập và theo nhóm tốt;
III. Nội dung mơ đun:
Thời gian (giờ)
Số
Trong đó
Tên các bài trong mơ đun
Tổng
TT

Thực Kiểm
số
thuyết hành
tra
1 Bài 1. Những kiến thức cơ bản khi hàn vảy
4
4
0
0
1. Thực chất, đặc điểm và ứng dụng của
0,5
hàn vảy
2. Phân loại phương pháp hàn vảy
1
3. Vật liệu hàn
2
4. Thiết bị, dụng cụ dùng trong hàn vảy
0,5
2 Bài 2. Hàn vảy mềm
28

1,5
24,5
2
1. Khái quát về hàn vảy mềm
1
2. Kỹ thuật hàn vảy mềm
3. Bài tập ứng dụng
0,5
24,5
2
3 Bài 3. Hàn vảy cứng
28
1,5
24,5
2
1. Khái quát về hàn vảy cứng
2. Ngọn lửa hàn vảy cứng
1
3. Kỹ thuật hàn vảy cứng
4. Bài tập ứng dụng
0,5
22,5
2
Cộng
60
7
49
4
Trang 3



Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

Bài 1. Những kiến thức cơ bản khi hàn vảy
Mã bài: MĐ 31.1

Giới thiệu:
Để biết được bản chất của phương pháp hàn vảy, người học cần hiểu thực chất,
đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp hàn vảy, phân loại và các loại
vật liệu sử dụng trong hàn vảy từ đó biết cách lựa chọn phương pháp hàn vảy và
vật liệu hàn phù hợp với mục đích cơng việc.
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được thực chất, đặc điểm, phạm vi ứng dụng của hàn vảy;
- Liệt kê được các loại vảy hàn được sử dụng trong hàn vảy;
- Giải thích được cơng dụng của thuốc hàn sử dụng trong hàn vảy;
- Thực hiện tốt công tác an tồn và vệ sinh cơng nghiệp.
Nội dung chính.
1. Thực chất, đặc điểm và ứng dụng của hàn vảy
1.1. Thực chất
Hàn vảy là phương pháp nối các chi tiết kim loại hoặc hợp kim ở trạng thái
rắn nhờ một kim loại trung gian gọi là vảy hàn (kim loại có nhiệt độ nóng chảy
thấp hơn kim loại chi tiết hàn). Sự hình thành mối hàn ở đây chủ yếu dựa vào q
trình hịa tan và khuếch tán của vảy hàn (do vảy hàn chảy) vào kim loại vật hàn ở
chỗ nối cho đến khi vảy hàn đông đặc.
Hàn vảy là phương pháp hàn đặc biệt vì độ nóng chảy của kim loại đắp phải
nhỏ hơn kim loại hàn và kim loại đắp khơng cùng tính chất với vật hàn. Từ xa xưa
do khoa học chưa phát triển người ta sử dụng lị rèn là chính, vì khơng thể làm
chủ đường hàn với các kim loại mỏng khi hàn trên lò. Do đó người xưa dùng thau

hàn hay cịn gọi là hợp kim của đồng với kẽm, sau khi đúc thành thỏi người ta
giũa ra lấy mạt để hàn cùng với hàn the. Do để mặt thau dưới ánh sáng mặt trời
có hình lấp lánh như vảy cá từ đó xuất hiện từ hàn vảy thau.
1.2. Đặc điểm
- Có tính kinh tế cao.
- Do không gây ra sự thay đổi thành phần hóa học của kim loại vật hàn, vùng
ảnh hưởng nhiệt khơng có, do vậy vật hàn khơng bị biến dạng.
- Có thể hàn được kết cấu phức tạp mà các phương pháp hàn khác khó thực hiện
được.
- Có khả năng hàn được các kim loại khác nhau.
- Năng suất hàn cao khơng địi hỏi cơng nhân bậc cao.
- Hàn vảy có thể tiến hành trong lị có khí bảo vệ, máy hàn trong chân khơng
hoặc trong lị muối, do đó khơng u cầu thuốc hàn.
- Với phương pháp hàn này thì chi tiết nhỏ gọn, bề mặt mối hàn phẳng, đẹp.
- Sau khi hàn vảy không cần gia công cơ khí. Chi tiết hàn vảy khơng có ứng
suất cục bộ như hàn bằng các phương pháp hàn khác.
- Trong sản xuất hàng khối, tất cả các chi tiết hàn đều có chất lượng giống
nhau.
- Phương pháp hàn vảy có thể nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là trong
sản xuất hàng khối, những sản phẩm hàn nhiều mối hàn cùng một lúc.

Trang 4


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

1.3. Ứng dụng
Hàn vảy là một phương pháp hàn đơn giản được sử dụng rộng rãi trong các

ngành kỹ thuật điện, radio, hàn dụng cụ cắt kim loại, dụng cụ nhiệt, dụng cụ gia
đình…
2. Phân loại phương pháp hàn vảy
2.1. Hàn vảy mềm
Là các phương pháp hàn mà nhiệt độ nóng chảy của vảy hàn thường nhỏ hơn 4500C.
Ở đây phổ biến nhất là hàn vảy thiếc, hoặc hàn vảy bằng phương pháp nhúng…
2.2. Hàn vảy cứng
Hàn vảy cứng có rất nhiều phương pháp khác nhau như hàn vảy trong lò; Hàn
vảy bằng điện trở; Hàn vảy bằng ngọn lửa hàn khí. Thơng thường trong hàn vảy
cứng nhiệt độ nóng chảy của vảy hàn lớn hơn 4500C.

Hình 1. 1. Mối hàn vảy cứng

3. Vật liệu hàn
3.1. Thuốc hàn
a. Đặc điểm của thuốc hàn.
Thuốc hàn vẩy có nhiệm vụ làm sạch lớp ơ xít và các chất bẩn khác trong vẩy
hàn và kim loại vật hàn, đồng thời tạo khả năng tốt cho kim loại vẩy hàn thẩm thấu
vào kim loại vật hàn, giảm được sức căng bề mặt của kim loại nóng chảy.
Thuốc hàn để hàn vẩy mềm cần phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Tạo điều kiện tốt cho việc khuếch tán vẩy hàn vào trong bề mặt kim loại vật
hàn .
- Bảo vệ được bề mặt kim loại vạt hàn và vẩy hàn nóng chảy khơng bị ơ xy hóa
trong q trình hàn.
- Hịa tan được lớp ơ xít trên bề mặt kim loại vật hàn và vẩy hàn.
- Bảo vệ được tính chất kim loại khi hàn và khơng làm thay đổi thành phần của
nó khi nung nóng.
- Khơng gây nên hiện tượng ăn mịn mối hàn.
- Khơng sinh ra những khí có hại khi nung nóng.
- Bảo đảm giá thành hạ, đơn giản và dễ chế tạo.

b. Phân loại thuốc hàn.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hàn ở thể rắn, thể lỏng và cả thể khí nữa. Tùy
theo vẩy hàn trong khi hàn mà sử dụng thuốc hàn cho thích hợp.
- Thuốc hàn dùng khi hàn vẩy hàn mềm:
Trang 5


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

+ Thường là ở thể lỏng, chủ yếu là dung dịch muối Clo. Ví dụ như Clo rua kẽm
(Zncl2), Clo rua a mơn, a xítphốtphoríc và các hỗn hợp khác dùng để hàn kim loại
đen, màu như inox hoặc đồng loại này sử dụng ở thể lỏng hoặc bột. với loại thể lỏng
có thể điều chế sẵn hoặc ta điều chế trực tiếp từ kẽm với axit clohydric.
Phương trình phản ứng ; 2HCl + Zn  Zncl2 + H2
+ Axítclohydric (HCl ) thường dùng với nồng độ lỗng khoảng 20  25 dùng
hàn với loại vật liệu tráng hoặc mạ kẽm. Quá trình pha cần chú ý khi cho axit vào
nước phải từ từ để tránh sảy ra nổ, bắn toé gây tai nạn. Khi pha phải đợi phản ứng
hoàn toàn và kiểm tra đúng nồng độ, đợi đến khi axit nguội rồi mới sử dụng để hàn,
khi hàn song phải làm sạch mối hàn.
Trong trường hợp đặc biệt ta có thể dùng dung dịch như rượu, glixêrin v.v...

Hình 1. 2. Nhựa thơng

+ Colopan (nhựa thơng) là chất hịa tan hữu cơ, dùng để bảo vệ chi tiết máy.
Trong quá trình hàn thường dùng với hổn hợp 30 colopan và 70 rượu Etylic cho
ta thuốc hàn tốt và được áp dụng hàn khí cụ điện, điện tử.
- Thuốc hàn dùng khi hàn vẩy hàn cứng:
Thuốc hàn vảy cứng là vật liệu cần thiết để làm sạch mối hàn và thúc đẩy q

trình hịa tan và khuếch tán của vẩy hàn, đồng thời tạo khả năng tốt cho kim loại vẩy
hàn thẩm thấu vào kim loại vật hàn, giảm được sức căng bề mặt của kim loại nóng
chảy. Bảo vệ được bề mặt kim loại vật hàn và vẩy hàn nóng chảy khơng bị ơ-xy hóa
trong q trình hàn và khơng làm thay đổi thành phần của nó khi nung nóng, khơng
có hiện tượng ăn mịn kim loại. Thuốc hàn khi hàn vẩy cứng thông thường người ta
dùng.

Trang 6


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

Hình 1. 3. Hàn the

A-xít-bơ-ríc(H2BO3) hay A-xít-sun-fua-ríc(H2SO4) ở thể lỏng. Nếu hàn ít ta dùng
hàn the.
3.2. Vảy hàn
3.2.1. Đặc điểm và yêu cầu của vảy hàn
* Đặc điểm của vảy hàn.
Vẩy hàn là những kim loại hoặc hợp kim có khả năng liên kết các vật liệu kim
loại với nhau, để tạo nên liên kết hàn bền chắc; thỏa mãn yêu cầu làm việc của kết
cấu hàn.
* Vẩy hàn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Vẩy hàn khi nóng chảy phải có khả năng khuếch tán tốt vào kim loại vật hàn
để tạo nên lớp vẩy hàn bền chắc.
- Nhiệt độ nóng chảy của vẩy hàn phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim
loại vật hàn.
- ở trạng thái nóng chảy vẩy hàn phải có tính chảy lỗng cao để dễ điền đầy

tồn bộ mối hàn.
- Hệ số dẫn nhiệt của kim loại vật hàn và vẩy hàn cần phải gần như nhau.
- Vẩy hàn cần phải đảm bảo độ dẻo, độ bền, khơng bị giịn nóng va giòn nguội.
- Dễ chế tạo, giá thành rẻ.
* Phân loại vảy hàn.
Dựa vào nhiệt độ nóng chảy, người ta chia vẩy hàn làm 2 nhóm;
- Nhóm vẩy hàn dễ nóng chảy cịn gọi là vẩy hàn mềm. Nhóm này có nhiệt độ
nóng chảy nhỏ hơn 4500C.
- Nhóm vẩy hàn khó nóng chảy cịn gọi là vẩy hàn cứng. Nhóm này có nhiệt
độ nóng chảy lớn hơn 4500C.
3.2.2. Vảy hàn mềm
* Vẩy hàn mềm: Có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn 4500C, có độ cứng nhỏ, tính
chất cơ học thấp. Loại vẩy hàn này dùng để hàn các chi tiết chịu lực nhỏ, ở điều
kiện nhiệt độ thấp. Một trong những vảy hàn mềm phổ biến nhất là thiếc hàn.

Trang 7


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

Hình 1. 4. Thiếc hàn dạng cuộn và thiếc hàn dạng thanh

- Thiếc hàn
Là loại hợp kim thiếc – chì, loại này thường dùng nhiều khi hàn sắt tây. Thiếc
hàn có 7 loại: thiếc hàn 30 (gồm 30% Sn và 70% Pb), thiếc hàn 25, 33, 40, 50, 60
và thiếc hàn 90.
Loại thiếc hàn 60 dùng để hàn dụng cụ đồng hồ điện nhiệt độ nóng chảy của
nó là 1900C chứa 3% Sn +26,7 Pb +50%Bi+10% Cd nhiệt độ nóng chảy là 600 C.

Loại vẩy hàn này thường dùng để hàn những tấm kẽm mỏng, dụng cụ bảo hiểm
nhiệt v.v... Thiếc hàn 90 dùng để hàn các dụng cụ chứa thức ăn vì chứa ít chì tráng
bị độc.
- Ngun liệu hàn đặc biệt.
Nếu cho vào hợp kim thiếc chì một ít Bismut (Bi) hoặc Cađimi (Cd) thì nhiệt độ
nóng chảy của nó lại càng thấp hơn so với loại trên.
Ví dụ: hợp kim Sn-Pb-Bi gồm 15,5% Sn+ 32,5%, Pb +52% Bi nhiệt độ nóng
chảy là 960 C. Hợp kim Sn-Pb-Cd-Bi, gồm 13, Ví dụ: Vẩy hàn Sn –Pb (thiếc, chì)
với 61% Sn và 39%Pb. Vẩy hàn Sn-Pb để hàn nhôm v.v...
* Vẩy hàn cứng.
Độ bền mối hàn vẩy phụ thuộc vào cách chọn loại vẩy hàn khi hàn. Khi
chọn vẩy hàn cho một mối hàn vẩy cụ thể nào đó, cần phải nghiên cứu điều
kiện kỹ thuật của mối hàn và điều kiện làm việc của vật hàn để chọn loại vẩy
hàn cho thích hợp.
Mặt khác kinh nghiệm sản xuất chứng minh rằng chọn vẩy hàn không những
phụ thuộc kim loại vật hàn mà còn phụ thuộc vào phương pháp hàn.
Dây hàn vảy cứng thường dùng gồm: đồng thau, bạc, vật liệu hàn bền nóng...
Dây hàn vảy cứng: Có chức năng bổ sung kim loại cho mối hàn, có chiều dài
từ 400 đến 800 mm, tương ứng với đường kính từ 1 đến 4 mm.
Vảy hàn cứng có cơ tính tương đối cao, do vậy thường sử dụng để hàn những
liên kết có u cầu cơ tính và chịu nhiệt cao.
Trang 8


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

a) Đồng thau ( hợp kim Cu – Zn )
Đồng thau: Là hợp kim đồng kẽm. Có nhiều loại đồng thau: đồng thau 42 (gồm

42% Cu +58% Zn, nhiệt độ nóng chảy 8200C), đồng thau 45 , 51, 54, v.v…
Đồng thau dùng để hàn các liên kết bằng kim loại đen và kim loại màu có nhiệt
độ nóng chảy trên 10000C. Các số hiệu thường dùng 42, 45, 51, 54... hoặc
My-36, My-48, My54 ...thành phần của nó theo bảng sau:
Bảng 1. Thành phần hoá học của đồng thau dùng trong hàn vảy đồng

t0 bắt đầu
t0 kết thúc
nóng chảy
nóng chảy
0
36  2
còn lại
800 C
8230C
My-36
8600C
48  2
còn lại
8700C
My-48
8700C
54  2
còn lại
8800C
My-54
Đối với thép dụng cụ nên dùng vảy hàn đồng 62 hoặc đồng 68.
Ký hiệu

 Cu


 Zn

Hình 1. 5. Que hàn vảy đồng

- Nguyên liệu hàn bạc:
Có thành phần kim loại cơ bản là bạc, đồng, kẽm. Loại vẩy hàn này có thể
dùng để hàn tất cả các kim loại đen và kim loại mầu, trừ những kim loại có nhiệt
độ nóng chảy thấp hơn nó như: nhơm (Al), magiê (Mg), kẽm (Zn) v.v... Dùng loại
vẩy hàn này bảo đảm mối hàn có sức chịu tải trọng tĩnh, động tốt:

Hình 1. 6. Que hàn vảy bạc

Vảy hàn cứng có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao (>4500 C), thường từ 7209000C, vẩy hàn này có độ cứng và độ bền cơ học tương đối cao. Vẩy hàn cứng

Trang 9


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

dùng để hàn các chi tiết chịu lực tương đối lớn. Ví dụ: trong chế tạo máy dùng
vẩy hàn cứng để hàn mảnh hợp kim cứng lên thân dao bằng thép kết cấu.
4. Thiết bị, dụng cụ dùng trong hàn vảy
4.1.Mỏ hàn điện
Trước đây, mỏ hàn sử dụng trong hàn thiếc được chế tạo bằng điện cực than.
Cách nung nóng mỏ hàn rất phức tạp, người ta nhóm lị cho lị cháy ổn định lúc
đó mới cho mỏ hàn vào để đốt khi đốt thường cho đầu bắt thiếc lên phía trên, đốt
đến nhiệt độ khoảng 4000- 4500.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, để giảm thiểu đi các ngun cơng
thực hiện cho q trình hàn vảy thiếc, người ta phát triển các loại mỏ hàn nung trực
tiếp và được áp dụng rất rộng rãi để hàn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các loại mỏ
hàn trực tiếp hiện nay rất đa dạng với nhiều mẫu mã khác nhau và phụ thuộc vào
mục đích sử dụng mà ta sẽ lựa chọn loại mỏ hàn thích hợp nhất.
*) Cấu tạo của mỏ hàn nung trực tiếp.
2
1

Hình 1. 7. Sơ đồ cấu tạo mỏ hàn vảy nung trực tiếp
1. Đầu mỏ hàn
2. Dây mai xo

Mỏ được cấu tạo gồm có một sợi dây mai xo quấn xung quanh mỏ hàn và cách
điện với mỏ hàn, đầu mỏ hàn được làm bằng đồng đỏ. Có nhiều loại có hình dáng
và kích thước khác nhau phù hợp với từng cơng việc cụ thể, phía ngồi có tay cầm
được làm bằng gỗ hoặc nhựa chịu nhiệt.
*) Nguyên lý hoạt động.
Khi tiến hành hàn ta cho nguồn điện chạy qua dây mai xo, tại đây xảy ra quá
trình ngắn mạch và nguồn nhiệt được tạo ra truyền tới đầu mỏ hàn. Lượng nhiệt
thu được được tính theo cơng thức Jun-Lenxơ
Q = I2Rt.
Ngồi các loại mỏ hàn nung trực tiếp và gián tiếp người ta còn dùng đèn khò,
hoặc mỏ hàn đốt bằng khí để hàn vảy thiếc.

Hình 1. 8. Mỏ hàn điện

Trang 10



Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

Hình 1. 9. Mỏ hàn điện có bộ điều khiển

4.2.Mỏ hàn khí
a. Mỏ hàn khí (kiểu hút)
+ Yêu cầu của mỏ hàn khí
- Phải an tồn khi sử dụng
- Nhẹ nhàng,thuận tiện, ngọn lửa cháy ổn định
- Dễ điều chỉnh thành phần và công suất ngọn lửa
- Đảm bảo hàn được tất cá các hướng
- Lỗ khí hỗn hợp phải có độ nhẵn cao
- Bộ mỏ hàn có nhiều đầu hàn để thay thế hàn các chiều dầy khác nhau
- Mỏ hàn phải có chiều dài thích hợp để đảm bảo khoảng cách từ tay đến đầu mỏ.
+ Cấu tạo: (hình 10)

Hình 1. 10. Mỏ hàn kiểu hút
1 - Ống dẫn
5 - Buồng hỗn hợp
2 - Miệng phun
6 - Ống dẫn khí hỗn hợp
3 - Vùng áp suất thấp
7 - Đầu mỏ hàn
4 - Ống dẫn khí

+ Nguyên lý làm việc
Khí ơ xi có áp suất lớn từ (1,5 ÷ 3)at theo ống dẫn 1 qua van điều chỉnh vào
miệng phun 2, vì đầu miệng phun có đường kính rất bé nên dịng ơ xi đi qua có

tốc độ rất lớn tạo thành vùng áp suất 3 xung quanh miệng phun. Nhờ vậy khí
axêtylen được hút vào buồng hỗn hợp 5 qua ống dẫn 4 kết hợp với ô xi tạo thành
hỗn hợp khí. Khí hỗn hợp này theo ống dẫn (thân mỏ hàn) đi ra đầu mỏ hàn 7 khi
bị đốt cháy sẽ tạo thành ngọn lửa nung nóng vật hàn.
Trang 11


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

Chú ý: vì đây là mỏ hàn kiểu hút do vậy khi thao tác lấy lửa hay khi tắt lửa ta
phải thực hiện đúng quy tắc ô xi đi trước về sau, để đảm bảo an toàn. Nhằm tránh
hiện tượng ngọn lửa cháy ngược lại.
b. Mỏ hàn khí (đẳng áp)
+ Cấu tạo ( hình 11 )

Hình 1. 11. Mỏ hàn đẳng áp
1 - Đầu mỏ hàn
4 - Ống dẫn khí ơ xi
2 - Ống dẫn khí hỗn hợp
5 - Ống dẫn khí a xêtilen
3 - Van khí ơ xi
6 - Van khí a xêtilen

+ Nguyên lý làm việc:
So với loại mỏ hàn kiểu hút, mỏ hàn đẳng áp ít được sử dụng hơn. Loại mỏ
này chủ yếu sử dụng khi cần bảo đảm thành phần hỗn hợp của ngọn lửa là khơng
thay đổi (ví dụ: khi hàn các loại hợp kim mầu, thép hợp kim hoặc trong hàn khí
tự động v.v..)

Khí ơ xi theo ống dẫn 4 qua van điều chỉnh 3, cịn khí axêtilen theo ống dẫn 5
qua van điều chỉnh 6 vào buồng hỗn hợp dưới một áp suất như nhau sau đó theo
ống dẫn 2 (thân mỏ hàn) tới đầu mỏ hàn 1 khí bị đốt cháy tạo thành ngọn lửa nung
nóng vật hàn. Loại mỏ hàn này có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, ngọn lửa cháy ổn
định, dễ hàn, song phải luôn bảo đảm được điều kiện ổn định của áp suất khí đi
vào mỏ hàn. Vì thế loại này chỉ sử dụng trong điều kiện cả khí ơ xi và khí a xê
tilen được lấy trực tiếp từ các bình chứa khí qua van giảm áp.
c. Van giảm áp
+ Tác dụng của van giảm áp:
Van giảm áp có tác dụng làm giảm áp suất của các chất khí đến áp suất quy
định và giữ cho áp suất đó khơng thay đổi trong suốt q trình làm việc, van giảm
áp của khí ơxi điều chỉnh từ: 150at xuống khoảng từ 1 đến 15at, cịn van giảm áp
của khí axêtylen giảm xuống khoảng từ 0,1 đến 1,5at.
Chú ý: Van giảm áp của loại khí nào chỉ được phép sử dụng cho loại khí đó ,
tuyệt đối không được sử dụng lẫn lộn.
+ Cấu tạo:

Trang 12


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

Hình 1. 12. Cấu tạo van giảm áp
1 - Buồng áp xuất thấp
8 - Đồng hồ áp xuất thấp
2 - Màng điều tiết
9 - Lị so van an tồn
3 - Lị so điều tiết

10 - Nút van an tồn
4 - Vít điều chỉnh
11 - Lị so van
5 - Trụ chống
12 - Nút van
6 - Van đưa O2 ra ngoài
13 - Đồng hồ áp xuất cao
7 - Buồng áp xuất thấp
14 - Van đưa O2 vào

- Tất cả các chi tiết được làm bằng đồng và hợp kim đồng, trừ màng điều tiết
+ Nguyên lý hoạt động.
- Trước khi mở van chai khí, vít (4) được nới hết cỡ để lị so (3) khơng bị nén, lị
so van (11) giãn ra, trụ chống (5) hoàn toàn đi xuống cùng với nút van (12). Lúc này
mở van chai khí để kiểm tra áp suất cịn lại trong bình thể hiện trên đồng hồ số (13).
- Sau đó từ từ vặn vít (4) vào, lò so (3) bị nén lại và đẩy màng điều tiết (2) đi lên,
trụ chống (5) đi lên chống, lị so (11) bị nén lại đơng thời nút van (12) được mở ra.
Ôxy từ khu vực áp suất cao tràn vào buồng áp suất thấp, đồng hồ (8) chỉ áp lực của
ôxy trong buồng áp suất thấp, ôxy qua van (6) được đưa ra mỏ hàn mỏ cắt.
- Khi áp suất trong buồng áp suất thấp đủ lớn, nén lên màng điều tiết (2) làm
cho lò so (3) bị nén lại, lúc này lò so van (11) đẩy nút van (12) đóng kín cửa van
lại, ngăn khơng cho ôxy từ buồng áp suất cao tiếp tục vào buồng áp suất thấp.
- Khi phía ngồi có nhu cầu sử dụng, áp suất trong buồng áp suất thấp giảm,
lò so (3) đẩy màng điều tiết (2) và trụ chống (5) đi lên, làm cho nút van (12) mở
ra, ôxy từ buồng áp suất cao lại tiếp tục tràn vào buồng áp suất thấp.
Cứ như vậy quá trình điều tiết tự động diễn ra liên tục làm cho lưu lượng ôxy
đưa ra mỏ hàn (cắt) tương đối ổn định.
- Khi có sự cố, van (12) khơng đóng kín được, ơxy ở buồng áp suất cao lại vào
buồng áp suất thấp làm áp suất trong buồng áp suất thấp tăng sẽ nén van (10) và
lò so (9) lại, áp lực trong buồng áp suất thấp thơng với bên ngồi, hạn chế được

nguy hiểm xẩy ra. Khi áp suất trong buồng áp suất thấp giảm đi lị so (9) đẩy van
(10) đóng kín lại.
Câu hỏi ơn tập:
Câu 1: Trình bày thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp
hàn vảy.
Câu 2: Trình bày cấu tạo và hoạt động của thiết bị hàn vảy mềm, hàn vảy cứng.

Trang 13


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

Bài 2. Hàn vảy mềm
Mã bài: MĐ 31.2

Giới thiệu:
Để hiểu và thực hiện được phương pháp hàn vảy mềm, người học cần nắm
vững được kỹ thuật hàn vảy mềm, phân loại các loại vật liệu sử dụng trong hàn
vảy mềm từ đó biết cách lựa chọn được vảy hàn phù hợp với mục đích cơng việc.
Mục tiêu của bài:
- Lựa chọn được loại vảy hàn mềm phù hợp với kim loại cơ bản và thiết bị hàn;
- Vận hành thành thạo thiết bị hàn vảy mềm;
- Chuẩn bị được chi tiết hàn theo yêu cầu kỹ thuật;
- Trình bày được kỹ thuật hàn vảy mềm;
- Hàn được các mối hàn vảy mềm, đảm bảo độ tràn láng tốt, kim loại vẩy hàn bám
chắc vào kim loại vật hàn, không bị bọt khí, lẫn xỉ, cháy vẩy hàn;
- Rèn luyện tính tự giác, kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác;
Nội dung chính

1. Khái quát về hàn vảy mềm
Hàn vảy mềm là phương pháp nối các chi tiết lại với nhau nhờ một kim loại
hoặc một hợp kim trung gian gọi là vẩy hàn. Trong quá trình hàn, vật hàn được
nung nóng đến nhiệt độ tương đương nhiệt độ chảy của vảy hàn, vẩy hàn bị chảy
nhưng kim loại vật hàn thì khơng chảy, kim loại vật hàn khuyếch tán thẩm thấu
vào vật hàn tạo thành mối hàn.
2. Kỹ thuật hàn vảy mềm
2.1. Hàn vảy mềm bằng mỏ hàn điện (hàn thiếc)
- Làm sạch chi tiết.
Trước khi hàn phải làm sạch cẩn thận bề mặt vật hàn. Làm sạch có thể bằng
phương pháp cơ học hay hóa học. Nếu tẩy sạch dùng 10 kiềm ở nhiệt độ 800C
sau đó rửa sạch bằng axit clohidrit (HCl) hoặc axit sunfuaric loãng 10H2SO4
rồi xấy khơ ở nhiệt độ 1100C  1200C.

Hình 2. 1. Làm sạch đầu mỏ hàn

- Gá chi tiết.
Gá phải đảm bảo khe hở điều giữa các chi tiết. khe hở giữa các chi tiết phải
đạt đến mức tối thiểu để làm tăng khả năng khuếch tán của vẩy hàn và làm tăng
Trang 14


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

độ bền cho liên kết hàn. Đối với hàn vảy thiếc chủ yếu dùng để hàn chồng các chi
tiết với nhau hoặc hàn gấp mép các chi tiết tôn mạ.
Hàn chi tiết bằng mỏ hàn nung hoặc mỏ hàn điện.
Mỏ hàn sau khi đã nung đúng nhiệt độ, cho mỏ hàn bắt thiếc bằng cách cho

mỏ hàn tiếp xúc với thanh thiếc, thiếc sẽ chảy lỏng và bám vào mỏ hàn.

Hình 2. 2. Ấn cơng tắc để nung mỏ hàn

Hình 2. 3. Hàn thiếc trên bảng mạch điện tử

Nhiệt độ nung khơng được q 6000C và q trình hàn nhiệt độ không dưới
2000C. Đưa mỏ hàn đã bắt thiếc vào vị trí mối hàn, tốt nhất là ở vị trí lịng thuyền
chuyển động mỏ hàn chậm cho mỏ hàn vừa đốt nóng vật hàn đến nhiệt độ hàn,
vừa làm cho thiếc chảy lỏng bám vào vật hàn, người thợ phải quan sát thiếc chảy
thật lỏng lúc đó mới dịch chuyển mỏ hàn, khi hết thiếc trên mỏ hàn cũng là lúc
mỏ hàn nguội, ta lại nung tiếp và tiếp tục hàn cho hết đường hàn.

Hình 2. 4. Kỹ thuật hàn (Hình a. quét thuốc hàn; hình b. tiến hành hàn)

2.2. Hàn vảy mềm bằng mỏ hàn khí
a) Góc nghiêng mỏ hàn và dây hàn phụ:
- Góc nghiêng của mỏ hàn đối với mặt vật hàn, chủ yếu căn cứ vào bề dày vật
hàn tính chất nhiệt lý của kim loại, kiểu liên kết hàn. Bề dày càng lớn góc nghiêng
α càng lớn.
- Góc nghiêng α phụ thuộc vào nhiệt độ chảy và tính dẫn nhiệt của kim loại.
Nhiệt độ càng cao, tính dẫn nhiệt càng lớn.
- Góc nghiêng α có thể thay đổi trong q trình hàn. Để nhanh chóng nung
nóng kim loại và tạo thành bể hàn ban đầu góc nghiêng cần lớn (800 ÷ 900) sau đó
tuỳ theo bề dày của vật liệu mà hạ đến góc nghiêng cần thiết. Khi kết thúc để được
mối hàn đẹp, tránh bắn toé kim loại, góc nghiêng có thể bằng O0 và duy chuyển
mỏ hàn trượt trên bề mặt mối hàn.
Trang 15



Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

Hình 2. 5. Mối liên hệ giữa góc nghiêng của mỏ hàn với chiều dày vật liệu

- Góc nghiêng của dây hàn phụ thường từ 20 đến 65 độ.
b) Phương pháp di chuyển mỏ hàn và dây hàn phụ.
Di chuyển mỏ hàn và dây hàn phụ ảnh hưởng rất lớn đến sự tạo thành mối hàn,
căn cứ vào vị trí mối hàn,kiểu liên kết hàn, chiều dầy vật hàn, yêu cầu về kích
thước mối hàn để chọn phương pháp di chuyển mỏ hàn và dây hàn phụ cho hợp
lý. Khi hàn vẩy thiếc thường mỏ hàn và dây hàn phụ di động ngang qua trục kẽ
đường hàn (theo hình bán nguyệt).
Q trình hàn bằng mỏ hàn khí phải sử dụng thuốc hàn phù hợp với mỏ hàn.

Hình 2. 6. Cách di chuyển mỏ hàn và dây hàn phụ trong hàn vảy thiếc bằng phương pháp
hàn khí.

2.3. Các dạng sai hỏng, ngun nhân, cách phịng tránh.
a) Mối hàn khơng ngấu:
Ngun nhân: Nung mỏ hàn không đúng nhiệt độ, chuyển động mỏ hàn nhanh,
làm sạch chưa tốt.
Biện pháp phòng ngừa: Nung mỏ hàn đúng nhiệt độ quy định, tuyệt đối chấp
hành việc làm sạch trước khi hàn, luôn luôn quan sát tình hình nóng chảy của
vùng hàn để điều chỉnh tốc độ hàn.
b) Mối hàn khơng đúng kích thước:
Ngun nhân: do quét thuốc hàn vào đường hàn có bề rộng quá lớn hoặc quá
bé làm cho thiếc hàn bám vào đường hàn với kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ.
Biện pháp phòng ngừa:
Khống chế chiều rộng khi quét thuốc hàn lên đường hàn

2.4. An tồn lao động.
- Phịng tránh điện giật.
Trang 16


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

- Phòng tránh bị bỏng.
- Phòng tránh cháy nổ.
- Phịng tránh các xây xước khi chuẩn bị phơi.
- Quần áo bảo hộ lao động giày mũ gọn gàng đúng quy định.
- Không đuợc để các chai ôxy ở gần dầu mỡ, các chất cháy và các chai dễ bắt
lửa, gần nơi hàn, phải để cách xa từ 5 đến 10m.
- Khi vận chuyển các chai ôxy phải thật nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh.
- Trước khi lắp van giảm áp phải kiểm tra xem ống nhánh trên van khoá của
bình ơxy có dầu mỡ và bụi bẩn khơng.
- Khi ngừng hàn hoặc cắt trong một thời gian ngắn phải đóng kín các van khố
trên nguồn cung cấp khí.
- Axêtylen có thể gây độc cho con nguời, khi thấy chống váng, buồn nơn phải
ngồi nơi thống mát nhưng khơng để gió thổi gây lạnh
3. Bài tập ứng dụng
3.1. Trình tự thực hiện
Bước 1. Đọc bản vẽ.

Hình 2. 7. Bản vẽ chi tiết hàn vảy thiếc

Bước 2. Chuẩn bị phôi, vật liệu hàn:
- Dùng mũi cạo, bàn chải sắt làm sạch hết vết bẩn, dầu mỡ ơ-xy hố ở trên

đường hàn.
- Thuốc hàn Zncl2 được pha chế bão hoà.
- Làm sạch mỏ hàn:
- Dùng giũa làm sạch hết lớp ơ-xy hố, thiếc cịn bám trên mỏ hàn có thể dùng
muối ZnCl2 rửa sạch đầu mỏ hàn.
Bước 3. Nung mỏ hàn:
Trang 17


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

Nung nóng mỏ hàn đến nhiệt độ khoảng 4000- 4500c, có thể đốt mỏ hàn bằng
nguồn nhiệt của ngọn lửa hàn khí, cũng có thể dùng mỏ hàn điện để hàn.
Bước 4. Tiến hành hàn.
- Quét thuốc hàn lên vị trí hàn hàn:
+ Dùng chổi lơng nhúng vào thuốc hàn, rồi quét nhẹ lên vùng mối hàn chú ý
quét thuốc hàn vừa đúng chiều rộng đường hàn.
+ Đối với thuốc hàn bằng nhựa thông ta dùng mỏ hàn tráng một lớp nhựa
thông lên vùng mối hàn theo chiều rộng đường hàn.
- Tiến hàn hàn.
Để hàn mối hàn đạt chất lượng cao trong quá trình hàn cần chú đảm bảo nguồn
nhiệt nung nóng cho mỏ hàn đúng và ổn định. Thực hiện hàn theo kỹ thuật hàn vảy
thiếc đã tìm hiểu ở phần 2.1 và 2.2.
Bước 5. Kiểm tra.
Sau khi thực hiện hàn xong, chú ý cần làm sạch bề mặt chi tiết bằng bàn chải
sắt, nắn thẳng chi tiết và tiến hành kiểm tra.
- Kiểm tra kích thước mối hàn.
- Kiểm tra độ thẩm thấu, khuếch tán của kinh loại phụ.

- Kiểm tra khuyết tật của mối hàn.
3.2. Thực hành hàn
Thực hiện hàn chi tiết sau bằng mỏ hàn thiếc.

3.3. Kiểm tra
Câu hỏi ơn tập:
Câu 1: Trình bày kỹ thuật hàn vảy mềm bằng mỏ hàn điện.
Câu 2: Trình bày kỹ thuật hàn vảy mềm bằng mỏ hàn khí.

Trang 18


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

Bài 3. Hàn vảy cứng
Mã bài: MĐ 31.3
Giới thiệu:
Để hiểu và thực hiện được phương pháp hàn vảy cứng, người học cần nắm
vững kỹ thuật và trình tự các bước hàn vảy cứng. Ngoài ra người học cần phân
loại được các loại vật liệu sử dụng trong hàn vảy cứng từ đó biết cách lựa chọn
được vảy hàn phù hợp với mục đích cơng việc.
Mục tiêu của bài:
- Lựa chọn được loại vảy hàn cứng phù hợp với kim loại cơ bản và thiết bị hàn;
- Vận hành thành thạo thiết bị hàn vảy cứng;
- Chuẩn bị được chi tiết hàn theo yêu cầu kỹ thuật;
- Trình bày được kỹ thuật hàn vảy cứng;
- Hàn được các mối hàn vảy cứng, đảm bảo độ tràn láng tốt, kim loại vẩy hàn bám
chắc vào kim loại vật hàn, không bị bọt khí, lẫn xỉ, cháy vẩy hàn;

- Rèn luyện tính tự giác, kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác;
Nội dung chính
1. Khái quát về hàn vảy cứng
Tương tự như hàn vảy mềm, Hàn vảy cứng là phương pháp nối các chi tiết lại
với nhau nhờ một kim loại hoặc một hợp kim trung gian gọi là vẩy hàn, vẩy hàn
thường có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 4500C. Trong q trình hàn, vật hàn được
nung nóng đến nhiệt độ tương đương nhiệt độ chảy của vảy hàn, vẩy hàn bị chảy
nhưng kim loại vật hàn thì khơng chảy, kim loại vật hàn khuyếch tán thẩm thấu
vào vật hàn tạo thành mối hàn.
2. Ngọn lửa hàn vảy cứng
2.1. Các loại ngọn lửa trong hàn vảy
Sự cháy của hỗn hợp ô xi-a xê tylen, xảy ra ở một nhiệt độ nhất định. Vì vậy
để có ngọn lửa hàn ta phải cung cấp cho nó một lượng nhiệt nào đó, tức là phải
châm mồi. Nhờ có hiệu ứng nhiệt của phản ứng cháy đủ nung nóng phần lớn hỗn
hợp khí chưa cháy và bù vào sự mất nhiệt ra môi trường xung quanh mà quá trình
cháy được duy trì liên tục và ổn định.
Bảng 1. Thông số chế độ hàn vảy đồng

Áp suất khí
Thơng
số

Ơxy
Axêtylen
(Kg/cm2) (Kg/cm2)

Đồng
tấm

Số

hiệu
đầu
mỏ
hàn

Chiều
dài
nhân
ngọn
lửa
(mm)

Dây hàn

Mối hàn

đường
kính
(mm)

Chiều dài
làm việc
(mm)

Chiều
rộng
(mm)

Chiều
cao

(mm)

1,6

1,5

0,5

0,5

4

1,6

250÷275

5

0,5

2,3

2,0

1

1

6


2,0

210÷225

8

0,7

3,2

2,5

1

2

7

2,6

180-190

10

0,9

Căn cứ vào tỉ lệ hỗn hợp khí hàn, ngọn lửa hàn có thể chia làm ba loại:
a. Ngọn lửa bình thường: O2/C2H2=1,1
Trang 19



Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

Hình 3. 1. Ngọn lửa bình thường

Ngọn lửa này chia ra làm ba vùng:
- Vùng nhân ngọn lửa; Có màu sáng trắng, là vùng giáp danh với đầu mỏ hàn,
nhiệt lượng vùng này thấp nhiệt độ từ (300—10000 C) và trong đó có các bon tự
do nên khơng dùng để hàn vì làm mối hàn thấm các bon trở nên giịn.
- Vùng cháy khơng hồn tồn (vùng hồn ngun): Có màu sáng xanh, nhiệt
độ cao (32000C) có CO và H2 là hai chất khử ôxy nên gọi là vùng hoàn nguyên
hoặc vùng cháy chưa hoàn toàn, dùng để trực tiếp nung nóng vật hàn đến trạng
thái nóng chảy (nhiệt độ hàn).
- Vùng cháy hồn tồn (đi ngọn lửa): Có màu nâu sẫm (mầu vàng) nhiệt độ
thấp (11000 C) có C2 và nước là những chất khí sẽ ơxy hố kim loại vì thế cịn gọi
là vùng ơxy hố ở đi ngọn lửa, các bon bị cháy hồn tồn nên gọi là vùng cháy
hoàn toàn. Ngọn lửa này thường dùng để hàn thép.
b. Ngọn lửa ơxy hố: O2/C2H2>1,2

Hình 3. 2. Ngọn lửa oxy hố

Tính chất hồn ngun của ngọn lửa bị mất, khí cháy sẽ mang tính chất ơxy
hố nên gọi là ngọn lửa ơxy hố, lúc này nhân ngọn lửa ngắn lại, vùng giữa và
vùng đuôi ngọn lửa không rõ ràng, ngọn lửa này có màu sáng trắng, Ngọn lửa ơ
xi hóa dùng khi hàn đồng và hợp kim của chúng.
c. Ngọn lửa các bon hố: O2/C2H2 < 1,1.

Hình 3. 3. Ngọn lửa cácbon hóa


Hạt nhân của ngọn lửa bị kéo dài ra tọa thành một vành mầu xanh ở cuốn
khơng có ranh giới rõ ràng với vùng hồn ngun. Đi của ngọn lửa có mầu vàng
nhạt. Ngọn lửa các bon hóa có nhiệt độ thấp hơn ngọn lửa bình thường, có vùng
hồn ngun thừa các bon rất rễ xâm nhập vào thành phần của kim loại đắp.
Ngọn lửa các bon hóa ít được dùng để hàn thép, thường dùng để hàn gang, tôi
bề mặt, hàn đắp thép cao tốc và hợp kim cứng.
2.2. Công suất ngọn lửa hàn.
Công suất ngọn lửa hàn tính bằng lượng tiêu hao khí trong một giờ, phụ thuộc
vào chiều dày, tính chất lý nhiệt của kim loại. Kim loại càng dày, nhiệt độ chảy,
Trang 20


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

tính dẫn nhiệt càng cao thì cơng suất ngọn lửa càng lớn. Ví dụ: khi hàn thép ít các
bon và hợp kim thấp, hàn gang, đồng thau, đồng thanh, hợp kim nhơm lượng khí
axêtylen tiêu hao trong một giờ tính theo cơng thức sau:
Đối với phương pháp hàn trái:
VC2H2=(100 -:- 120).S lít/giờ
Đối với phương pháp hàn phải:
VC2H2=(120 -:- 150) S lít/giờ
Khi hàn đồng đỏ, do tính dẫn nhiệt lớn, nên cơng suất ngọn lửa được tính theo
cơng thức sau:
Đối với phương pháp hàn trái:
VC2H2=(150 -:- 200).S lít/giờ
Đối với phương pháp hàn phải:
VC2H2=(120 -:- 150).S lít/giờ

3. Kỹ thuật hàn vảy cứng
3.1. Hàn vảy cứng vật liệu thép tấm
a. Chuẩn bị phôi:
Trước khi hàn tùy theo chiều dầy của chi tiết và yêu cầu kỹ thuật, tiến hành
vát mép hoặc không vát mép. Hình dạng các kích thước kết cấu của mép chi tiết
phải chọn đúng như tiêu chuẩn quy định đối với phương pháp hàn khí. Khi hàn
vẩy đồng vát mép thường dùng phương pháp cơ khí (phay,bào...).
Cần tiến hành làm sạch mép các chi tiết hàn về cả hai phía khoảng 15 đến
30mm bằng dung dịch hóa chất. Việc làm sạch mép hàn trước khi hàn vẩy đồng
là vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng rất lớn dến chất lượng của mối hàn sau
này khi gá lắp nên hàn đính một số điểm để giữ vị trí tương đối của các chi tiết
trong quá trình hàn. Đối với các chi tiết mỏng (S<2mm) chiều dài mối hàn đính
khoảng từ 4 đến 5mm, khoảng cách giữa hai mối hàn đính khoảng từ 40 đến
60mm. Đối vối các chi tiết dày (S>2mm) chiều dài mối hàn đính khoảng từ 20
đến 30mm, khoảng cách giữa hai mối hàn đính khoảng từ 200 đến 300m.

Hình 3. 4. Liên kết hàn giáp mối bằng vảy đồng

b. Tiến hành hàn

Trang 21


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

Thời gian nung nóng và tốc độ nung nóng phụ thuộc vào kích thước vật
hàn. Nếu vật hàn càng lớn thì tính dẫn nhiệt càng kém, do vậy thời gian, tốc độ
nung nóng càng càng chậm, nhằm tránh hiện tượng cong vênh và sinh ra nứt

nẻ trong khi hàn.
- Góc nghiêng của dây hàn phụ.
Khi hàn các chi tiết mỏng có gấp mép thì khơng cần sử dụng dây hàn phụ còn
trong những trường hợp khác phải sử dụng dây hàn phụ. Do vậy khi hàn có sử
dụng dây hàn phụ, thì góc nghiêng của dây hàn phụ thuộc vào chiều dầy vật hàn,
khe hở lắp ráp, thường từ: 20 đến 750 (hợp với bề mặt vật hàn).
- Kỹ thuật hàn phải.

Hình 3. 5. Phương pháp hàn phải

Hàn từ trái sang phải mỏ hàn đi trước dây hàn phụ theo sau.
Đặc điểm của phương pháp này là ngọn lửa luôn luôn hướng vào bể hàn nên
hầu hết nhiệt lượng tập chung vào làm chảy kim loại vật hàn. Trong quá trình hàn
do áp suất của ngọn lửa mà kim loại của bể hàn luôn luôn được xáo trộn đều tạo
điều kiện cho xỉ nổi lên tốt hơn. Mặt khác do ngọn lửa bao bọc lên bể hàn nên mối
hàn được bảo vệ tốt hơn, nguội chậm và giảm được ứng suất và biến dạng do quá
trình hàn gây ra.
Phương pháp này thường để hàn các chi tiết có  ≥ 5mm hoặc những vật có
nhiệt độ nóng chảy cao.
- Kỹ thuật hàn trái

Hình 3. 6. Phương pháp hàn trái

Phương pháp này có đặc điểm hầu như ngược lại với phương pháp hàn phải
trong q trình hàn ngọn lửa khơng hướng trực tiếp vào bể hàn, do đó ngọn lửa
tập trung vào đây ít hơn. Bể hàn ít được sáo trộn nhiều và xỉ khó nổi lên hơn.
Ngồi ra điều kiện bảo vệ mối hàn không tốt, tốc độ nguội của kim loại lớn ứng
suất và biến dạng sinh ra lớn hơn so với phương pháp hàn phải. Tuy nhiên trong

Trang 22



Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

Giáo trình: Hàn vảy

phương pháp hàn trái người thợ hàn rất dễ quan sát mép vật hàn vì thế vì thế mối
hàn đều, đẹp năng suất cao.
- Phương pháp này thường để hàn các chi tiết có  < 5mm hoặc những vật
liệu có nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Thực tế chứng minh vật hàn có <3mm thì tốt nhất dùng phương pháp hàn
trái. Vật hàn có  > 5mm dùng phương pháp hàn phải.
- Chọn phương pháp hàn tuỳ thuộc vào vị trí mối hàn trong khơng gian. Khi
hàn bằng có thể hàn phải hoặc trái tùy thuộc theo chiều dày vật hàn.
- Trong quá trình hàn thường xuyên quan sát bể hàn và sự nóng chảy của hai
cạnh hàn, điều chỉnh tốc độ hàn hợp lý và vị trí bể hàn vào đúng vị trí mối ghép.
Nếu có hiện tượng quá nhiệt phải tiến hành các biện pháp nhằm giảm lượng nhiệt
cung cấp vào bể hàn tránh cho mối hàn bị chảy xệ hoặc cháy thủng.
3.2. Hàn vảy cứng nối ống

Hình 3. 7. Hàn vảy đồng nối ống

Các bước tiến hành hàn vảy cứng nối ống cũng được thực hiện tương tự như
khi hàn với tấm. Khi hàn vảy nối ống điều quan trọng là phải duy trì sự ổn định
của góc mỏ hàn cũng như góc của que hàn phụ.
4. Bài tập ứng dụng
4.1. Trình tự thực hiện
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HÀN ĐỒNG NỐI ỐNG

TT Tên công

việc
1

Đọc bản
vẽ

Thiết bị,
Dụng cụ

Hình vẽ minh họa

u cầu kỹ
thuật
Xác định được
các kích thước
ghi trên bản vẽ

Trang 23


Trường cao đẳng cơ điện, xây dựng Việt Xơ

2

3

4

5


Giáo trình: Hàn vảy

Chuẩn bị
-Thiết bị, - Chai khí
dụng cụ
oxy, chai
- Chuẩn
khí

-Thiết bị hoạt
động tốt

bị phôi
- Chọn
chế độ
hàn

axetylen,
mỏ hàn,
van giảm
áp...
- Đe, búa
tay, kìm

- Phơi đúng
kích
thước,
thẳng, phẳng,
sạch
- Áp suất khí:

O2 =(0,2 - 0,3)

rèn, bàn
chải sắt...

Mpa
C2H2 = (0,01
- 0,02)Mpa

- Chai khí
oxy, chai
khí
Hàn đính axetylen,
mỏ hàn,
van giảm
áp...
- Đe, búa
tay, kìm
rèn, bàn
chải sắt...
- Chai khí
Tiến
oxy, chai
hành
khí
hàn
axetylen,
- Lấy và
mỏ hàn,
điều

van giảm
chỉnh
ngọn lửa. áp...
- Nung vị - Đe, búa
trí bắt
tay,
kìm
đầu
rèn,
bàn
đường
chải sắt...
hàn.
- Di
chuyển
mỏ hàn
và que
hàn.
Kiểm tra
- Kiểm tra - Bằng mắt
bề mặt
Bằng
- Kiểm tra thước lá
kích
thước

- Dụng cụ
chắc chắn

- Mối hàn đính

đảm bảo chắc
chắn.
- Liên kết sau
khi
đính
khơng bị biến
dạng

- Ngọn
trung tính
- Góc độ
hàn duy
trong suốt
trình hàn

lửa
mỏ
trì
q

- Mối hàn
khơng khuyết
tật
- Mối hàn đạt
độ tràn láng,
ngấu.

Trang 24



×