Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Giáo trình nguội cơ bản (nghề cắt gọt kim loại CĐTC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.14 KB, 24 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP
KHOA CƠ KHÍ – XÂY DỰNG

GIÁO TRÌNH
MƠN ĐUN: NGUỘI CƠ BẢN
NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số:……, ngày……, tháng……, năm 2017
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


Bài mở đầu
NỘI QUI XƯỞNG

1. Đến đúng giờ thực tập theo qui định chung của xưởng
2. Cá nhân tự trang bị trang phục bảo hộ lao động gồm: áo,quần, giầy, bảng tên, đúng
theo qui định chung của trường …
3. Giữ vệ sinh chung của trường gồm: Tiền cảnh, khu vực chung quanh xưởng, hành
lan chung, xưởng thực tập, nhà vệ sinh ….
4. Không xả rác bừa bãi nơi nhà xưởng
5. Không hút thuốc lá trong xưởng
6. Chấp hành tốt về nội qui nhà phòng cháy, chữa cháy
7. Chỉ được sử dụng máy khi đã được học và có sự chỉ dẫn của giáo viên
8. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các bài thực hành, không la hét và đùa giỡn trong
khi thực tập
9. Không tự ý ra khỏi xưởng hoặc đến các xưởng khác nếu không được phép của giáo
viên hướng dẫn
10. Giữ gìn, bảo quản và bảo dưỡng tốt các trang thiết bị máy móc trong xưởng


11. Sắp xếp dụng cụ, đồ đá, dụng cụ đo … ngăn nắp chung quanh nơi làm việc
12. Làm vệ sinh, dụng cụ, máy móc, bàn nguội và nhà xưởng sau mỗi ca thực tập
13. Hoàn trả đầy đủ các thiết bị, dụng cụ vào cuối ca thực tập

14. Kiễm tra, đóng các cửa, tất cả các công tắc máy móc, đèn quạt, trước khi ra khỏi
xưởng
Học sinh, sinh viên vi phạm các điều trên đây sẽ không được thực tập


TRANG BỊ VÀ TỔ CHỨC NƠI LÀM VIỆC
Nhận dạng các loại dụng
cụ trang bị :


Búa nguội



Khung cưa tay



Kềm phẳng



Đục bằng,đục nhọn




Mũi đột dấu



Mũi vạch dấu



Thước kẹp



Eke



Thước lá



Compa vạch dấu



Mũi cạo phẳng




Kính bảo hộ

Các loại dũa
-Dũa dẹt , dũa tròn , dũa vuông ,dũa tam giác,dũa bán nguyệt
.


AN TOÀN LAO ĐỘNG
Đối với bảo hộ lao động:
Quần áo rộng ,cà vat,khăn choàng hoặc tương tự dễ
ảnh hưởng của máy và xảy ra hậu quả đến thương
tích.

Không được dùng tay nắm bộ phận quay hoặc hãm
dừng lại.chỉ làm việc với quần áo gọn gàng,với tóc
dài phải có lưới tóc,nón bảo hộ.

Khi khoan và mài các phoi bị vỡ cò thể văng vào
mắt.sự mang kính bảo hộ là điều cần thiết.

Không được dùng tay sách bỏ hay dọn dẹp.đối với
phoi bám ở dụng cụ khi cần thiết chỉ được dùng găng
tay lấy phoi.những phoi dài thì phân từng phần hoặc
làm nhỏ đi.phoi ở nền nhà phải quét dọn.tuyệt đối
phải mang giày bảo hộ.

Các loại máy móc và thiết bị phải trang bị các bộ
phân bảo vệ và các loại này không được phép lấy
đi.máy mài phải có bệ tì và che chắn.khoảng cách
giữa bệ tì và đá quá lớn sẽ gây kẹt phoi làm vỡ
đá,gây tai nạn nguy hiểm.nên thường xuyên kiểm tra
và điều chỉnh khoảng cách này trước khi mài.


Đối với dụng cụ làm việc:


Không để dụng cụ chồng chất lên nhau sẽ làm hư
hỏng dụng cụ và gây thương tích.
Cán dũa phải tra chắc chắn và đúng cách.Nếu tra
không đúng cách sẽ gây thương tích.
Cán búa phải tra chắc chắn , đầu đục không để bị
toét vì sẽ gây thương tích ở tay.

Tuyệt đối không được sử dụng dũa không cán
hoặc cán bị hỏng.khi dũa không được đẩy thúc cán
dũa chạm vào êtô.vì chuôi dũa sẽ đâm vào lòng
bàn tay.

Khi đục phải có che tay và tấm che chắn đặt ở phía
trước

Khi khoan phải gá kẹp phoi chắc chắn trên êtô
hoặc kẹp chặt trên bàn máy.tuyệt đối không giữ
bằng tay.
Không được làm đổ dầu mỡ trên nền nhà gây
trượt ngã và hoả hoạn.
Phải cẩn thận đề phòng khi sử dụng vật liệu gây
cháy
Lửa và chất nổ không được để gần những vật liệu
này.tuyệt đối không được hút thuốc lá.



TRANG BỊ VÀ TỔ CHỨC NƠI LÀM VIỆC

Sự ngăn nắp nơi làm việc:

-Chỉ chuẩn bị dụng cụ và dụng cụ do khi
những dụng cụ đó sữ dụng ngay tức khắc.
-Dụng cụ cầm tay không được để lẩn lộn với
dụng cụ đo và dụng cụ đo phải được đặt trên
môt cái khay dùng riêng cho nó.
-Chỉ được xếp dụng cụ và dụng cụ đo vào
ngăn tủ khi chúng đã được lau chùi sạch sẽ.

-Etô cấu tạo bởi hai hàm song song.Nó được
đặt cố định trên bàn thợ.Bàn thợ cần phải đủ
nặng hoặc cố định với vật thể khác để tránh
xê dịch hoặc gây ra nguy hiểm khi kẹp chi
tiết nặng hay làm việc bằng búa trên etô.
-Thông thường chiều rộng hàm kẹp từ
50÷200m
-Etô sau khi sữ dụng xong phải lau chùi sạch
sẽ.Mở hàm di đông ra lau chùi sạch sẽ bên
trong và cho nhớt vào vít me.Đóng hàm êtô
lại sau cho hai hàm hơi hở.tuyệt đối không
được xếp chặt hai hàm lại sẽ làm hỏng khía
răng ở hàm.


MÃ BÀI

TÊN BÀI


CIE 01 12 01

SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO

THỜI LƯNG (GIỜ )
LT
TH
01
02

MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
Học xong bài nay , học viên có năng lực chọn , sử dụng các dụng cụ đo phù hợp
NỘI DUNG :
1.1. Thước cặp :
1.1.1. Cấu tạo : gồm 2 phần cơ bản
-Thanh thước chính mang 2 mỏ đo cố định ngoài và trong,trên thanh thước có
mang thanh thước được khắc vạch theo mm để xác định phần nguyên(phần chẳn)của
kích thước
-Thanh thước phụ( du xích) mang 2 mỏ đo di động ngoài và trong đối xứng với
2 mỏ đo cố định và một mỏ đo chiều sâu.trên thước có khắc vạch theo nguyên lí du
tiêu.tuỳ theo độ chính xác,thông thường ứng với 19 vạch(19mm)trên thang thước
chính,trên thước phụ ngưới ta khắc chia thành 10 vạch,giá trị mỗi vạch cho phép đọc là
1/10=0,1mm hoặc 20 vạch,giá trị mỗi vạch là 1/20=0,05mm và 50 vạch,giá trị mỗi
vạch là 1/50=0,02mm.căn cứ vào đó người ta phân loại thước kẹp là loại
1/10,1/20,.nhờ sự chia vạch này giúp ta xác định phần thập phân(phần lẽ)của kích
thước khi đo .
1.1.2. Cách đọc :
-Trước tiên xác định phần nguyên của kích thước,bằng cách xem vạch số 0 trên
thanh thước phụ tương ứng với khoảng vị trí vạch nào trên thang thước chính và đọc trị

số đo được trên thang thước chính
-Sau đó xác định phần thập phân(phần lẽ)của kích thước bằng cách xem trong các
vạch trên thước phụ,vạch nào trùng nhất với các vạch trên thước chính và đọc trị số đo
được trên thước phụ
-Ví du :ï theo hình bên là loại thước kẹp 1/20.ta thấy vạch số 0 trên thước phụ vượt
qua vạch thứ 30 trên thước chính, ta đọc phần nguyên kích thước là 30.kế tiếp ta thấy
vạch thứ 10 trên thước phụ trùng với vạch thứ 40 trên thang thước chính
Ta đọc phần thập phân kích thước là 10×0,05=0,5mm
Số đo này ta đọc tức thời nhờ sự hiển thị các số trên mặt thước phụ
Tổng kích thước đo được đọc là:30+0,5=30,5mm
1.1.3. Cách đo
a) Đo ngoài
-Tay phải cầm chi tiết
-Tay trái cầm nơi thanh thước chính bằng 4 ngón tay sau cùng,ngón cái tì lên vị trí
điều chỉnh thước phụ
-Đặt thước ở vị trí nằm ngang và ngay tầm mắt
-Sử dụng mỏ đo ngoài để đo,bằng cách kéo mỏ đo di động chạy ra sau cho
khoảng cách giữa mỏ đo cố định và di đông lớn hơn kích thước chi tiết cần đo một ít
-Đặt 2 mỏ đo vào chi tiết,điều chỉnh mỏ đo cố định tuỳ vào bề mặt chi tiết
-Đẩy mỏ đo di đông vừa chạm vào chi tiết
-Đọc kích thước đo


b) Đo trong :
Tương tự đo ngoài nhưng ta sử dụng phần mỏ đo trong để đo ( mỏ nhỏ phía trên )
c) Đo sâu :
Sử dụng phần duôi thước để đo .

Ghi chú hình vẽ :
1. Thước chính

2.3. Mỏ đo
4. Bộ trượt
5. Vít hãm
6. Thước phụ
7. Đuôi thước
8. Vít điều chỉnh thước phụ


MÃ BÀI

TÊN BÀI

CIE 01 12 02

VẠCH DẤU

THỜI LƯNG (GIỜ )
LT
TH
01
03

MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
Chọn các loại dụng cụ dùng để vạch dấu cho phù hợp
Thao tác đúng và vạch dấu hình dáng sản phẩm cần gia công theo bản vẽ .
NỘI DUNG :
2.1. Khái niệm :
 Vạch dấu là quá trình tạo thành những đường nét trên bề mặt chi tiết
 Nó qui định về hình dáng và kích thước chi tiết
 Là đường ranh giới giữa phần lượng dư cần cắt bỏ và phần chi tiết sử dụng

2.1.1 Vạch dấu mặt phẳng :
Là quá trình vạch dấu trên bề mặt riêng biệt của chi tiết,được tiến hành bằng
các phương pháp dựng hình cơ bản kết hợp với các loại dụng cụ lấy dấu như mũi
vạch,thước góc,com-pa v.v…
Đối với các chi tiết có hình dáng phức tạp hay vạch dấu hàng loạt,người ta chế
tạo bằng một mẫu tôn mỏng gọi là dưỡng và căn cừ vào nó để vạch .
2.1.2. Vạch dấu trên khối:
Là quá trình vạch trên một hoặc đồng thời nhiều bề mặt của chi tiết,nó có sự
liên quan về vị trí và kích thước trong không gian và cách chọn chuẩn gá đặt hay
chuần kích thước.Công việc lấy dấu được tiến hành bằng các loại dụng cụ dùng để
gá đặt chi tiết như bàn máp,khối đê,khối V,…. Và dụng cụ tạo nét vạch dấu hay còn
gọi là đài vạch.
2.2. Dụng cụ đo kiểm và vạch dấu
ø
2.2.1. Mũi vạch:
Chú ý : Mũi vạch rất nhọn , có
thể gây thương tích


2.2.2. Compa :
* Com-pa sử dụng xong phải lắp ống nhựa vào 2 mũi vạch
* Không được sử dụng hai mũi nhọn com-pa vào công việc khác


2.2.3 Đài vạch
Là loại dụng cụ dùng để xác định kích thước đồng thời vừa tạo
nét vạch.có cấu tạo gồm:
-Thanh thước chính được bắt trên môt cái đế , trên khắc vạch
kích thước theo mm
-Thanh thước phụ lắp di động trên thanh thước chính , đïc điều

khiển bằng nút vặn điều chỉnh lên xuống và hãm bởi vít
hãm.trên thanh thước phụ có khắc vạch theo nguyên lý du
tiêu(giống thước kẹp) , và gắn một mõ đo vứa là mũi vạch để
tạo nét vạch
-

2.3. Dụng cụ kê đỡ :
2.3.1. Khối D
* Có cấu tạo hình hộp rổng,các mặt chung quanh
được chế tạo phẳng và các mặt vuông góc với nhau
2.3.2. Khối V
* Là loại dụng cụ dùng để kê đở chi tiết khối hình
trụ
* Có cấu tạo bề mặt để kê đở hình chữ V
2.2.3. Bàn máp
* Là loại dụng cụ để kê đở vật,và làm chuẩn để xác
định kích thước khi vạch dấu
* Được chế tạo bằng gang đúc có nhiều kích cở,có
loại có chân,có loại không chân đặt trên bàn thợ.

2.4. Phương pháp vạch dấu :
2.4.1.Vạch dấu mặt phẳng :
a)Vạch bằng thước lá và mũi vạch:
* Chuẩn bị
- Làm sạch phôi, lấy bavia bằng dũa mịn
-Chọn 2 cạnh chuẩn sao cho tốt nhất để lấy dấu
-Đọc và nghiên cứu bản vẽ
* Tiến hành
-Lấy kích thước đo từ cạnh chuẩn
- Đặt thước lá đúng đường vạch chuẩn



- n mạnh thước áp sát vào phôi bằng ba ngón tay cái, trỏ vào giữa của bàn
tay trái
- Tay phải cầm mũi vạch đặt vào thước sao cho nghiêng ra phía ngoài cạnh
thước một góc và nghiêng theo hướng vạch
- Vạch 1 đường liên tục với chiều dài cần thiết
Chú ý:
* Kích thước luôn lấy từ cạnh chuẩn
* Tránh những kích thước chuổi luôn bị lỗi
-Chọn 2 cạnh chuẩn vuông góc tốt nhất
-Xác định thước từ cạnh chuẩn
-Cầm êke có đế bằng tay trái
-Đặt phần đế êke áp sát vào cạnh chuẩn
-Tay phải cầm mũi vạch, vạch một đường liên tục
-Dịch chuyễn êke theo kích thước để vạch các đường thẳng song song kế tiếp
b)Vạch dấu bằng com-pa:
-Đặt mũi nhọn com-pa theo đúng kích thước
-Cầm com-pa bằng tay trái
-Tay phải nới lỏng ốc điều chỉnh
-Đặt một mũi nhọn của com-pa vào vạch số 0 của thước lá còn mũi kia đặt theo
kích thước muốn vạch .
-Kiểm tra lại kích thứơc đã định trên thước
-Vạch hai đường thẳng thẳng góc (2 đường tâm) trên phôi .
-Đột dấu giao điểm
-Đặt một mũi nhọn (mũi cố định) vào chổ đã đột
dấu
-n nhẹ cả hai mũi nhọn vào mặt phẳng chi tiết
-Quay mũi di động hơi nghiêng về phía chuyển động để vạch một cung tròn
2.4.2. Vạch dấu khối :

-Đặt chi tiết và đài vạch trên mặt bàn máp
-Nới vít hãm và dặn nút điều chỉnh,để lấy kích thước vị trí mũi vạch.
-Vặn vít hãm lại
-Tay trái giữ chi tiết,tay phải cầm đài vạch
-Tì mũi vạch lên bề mặt chi tiết cần vạch.sau đó nghiêng theo hướng vạch 1 góc 450
-Kẻ một đường liên tục từ trái sang phải.bằng cách đẩy trượt đế đài vạch trên mặt bàn
máp .
2.5. Dụng cụ đo kiểm tra :
2.5.1. Thước lá
2.5.2. Thước đứng
2.5.3. Êke


MÃ BÀI

TÊN BÀI

CIE 01 12 03

ĐỤC KIM LOẠI

THỜI LƯNG (GIỜ )
LT
TH
01
04

I.
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1/ Mục đích :

 Luyện tập tư thế , thao động tác đục kim loại .
 Nắm phương pháp đánh búa khi đục .
2/ Yêu cầu :
 Làm đúng tư the, thao động tác đục kim loại .
 Đánh búa đúng tâm của đục
 Bảo đảm an toàn , gọn sạch
II. THAO TÁC ĐỤC :
 Chọn chiều cao êtô : Đứng trước êtô , mắt nhìn ngang , tay trái nắm lại đặt
vào chạm càm , đưa khuỷu tay chạm hàm êtô , vừa đụng thì vừa .
 Cầm gá vật : Gá song song hàm êtô , gámặt cần đục cách mặt hàm êtô từ 5 –
10 mm .
 Vị trí đứng : Chân trái bước lên trước sao cho tâm dọc của bàn chân trái hợp
với tâm dọc của phôi 1 góc 60 – 70 0 , khoảng cách giữa gót chân phải và tâm
dọc chân trái là 200 – 300 mm sau khi chân phải bước sang phải hợp với tâm
dọc chân trái 1 góc 60 – 70 0 . Thân nghiêng đi 1 góc 450 so với tâm dọc phôi (
đường nối tâm ngay gót chân )
 Cách cầm búa : cầm cách chuôi búa từ 25 – 30 mm
 Cách đánh búa :
o Đánh búa quanh cổ tay : lực nhẹ , nhịp độ từ 50 – 60 lần / phút .
o Đánh búa bằng khuỷu tay : lực trung bình ,thường dùng nhiều , nhịp
độ từ 40 – 50 lần / phút
o Đánh búa băng cánh tay : lực mạnh , khó chính xác , nhịp độ từ 30 –
40 lần / phút
 Góc nâng khi đục : Để đảm bảo cách đều , góc nâng khi đục phải ổn định ,
thường từ 30 – 40 0


MÃ BÀI

TÊN BÀI


CIE 01 12 04

DŨA KIM LOẠI

THỜI LƯNG (GIỜ )
LT
TH
01
07

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:
1. Mục đích :
- Luyện tập thao tác dũa phẳng
- Luyện tập phương dũa phẵng và kiễm tra độ phẵng của dũa
2. Yêu cầu:
- Làm đúng tư thế và động tác dũa
- Mặt phẵng sau khi dũa phải phẵng
- Sắp xếp nơi làm việc phải gọn gàng và bảo đảm an toàn lao động
II. ĐIỀU KIỆN CHO TRƯỚC :
1. Vật liệu: Thép C45(30× 30× 120 )
2. Số lượng: 1 người/ 1cái
3. Dụng cụ: Dũa dẹt 300, thước đo phẵng
4. Thời gian: 8 giờ
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Đọc và nghiên cứu bản vẻ:Xem bản vẽû
2. Các bước tiến hành:
.Dũa mặt 1 làm chuẫn
a) Chọn chiều cao êtô
-Rất ảnh hưởng đến năng xuất làm việc và

chất lương chi tiết
-Phải phù hợp với chiều cao người làm việc
Người đứng bên canh êtô
-Đễ cánh tay trên và dưới vuông góc
Nếu khuỷu tay cách mặt hàm êtô từ 5÷8 cm là tốt
b)Gá kẹp vật
- Phải đảm bảo sâu và chắc chắn
- Mặt gia công phải song song với hàm eâtoâ


c)Vị trí đứng dũa :
-Đứng thẳng và vững trước êtô,người xoay
nghiêng về phía góc 450
Hai bàn chân hợp với nhau 1 góc 600 ÷
700Khoảng cách hai gót chân rộng bằng 2/3
vai(200÷300mm)

d) Cách cầm dũa
-Bàn tay phải cầm cán dũa sau cho đuôi cán dũa tựa
vào lòng bàn tay,bốn ngón tay ôm lấy cán dũa,ngón
cái đặt dọc theo tâm dũa
-Đường tâm dủa và cánh tay dưới hợp thành đường
thẳng
-Bàn tay trái đặt ngan dũa cách đầu dũa 25÷30mm
e) Cách đẩy dủa:

- Đẩy thẳng dũa về phía trước sau cho gần hết chiều dài
dũa,đồng thời phân phối lực thích hợp trên tay phải và
trái cho cân bằng
- Kéo dũa về phía sau đồng thời dịch chuyển dũa sang

phải (hoặc trái )1 đoạn bằng 2/3 bề rộng bàn dũa một
cách nhanh và nhẹ
- Thực hiện hành trình từ trái sang phải (hoặc ngược lại)
liên tục như vậy ,và lập lại nhiều lần

* Chú ý:
. Đẩy tới chậm, kéo về nhanh
. Dũa luôn tiếp xúc với bề mặt
chi tiết


f) Cân bằng lực khi dũa:

-Đầu khoảng chạy làm việc lực ấn chủ yếu ở
tay trái, tay phải giữ dũa cân bằng P1
- giữa khoảng chạy làm việc lực ấn hai tay
bằng nhau P1=P2
-Cuối khoảng chạy lực ấn chủ yếu ở tay tay
phải P1>P2

-Quá trình đẩy dũa là quá trình tăng dần lực
ở tay phải và giảm dần lực ở tay trái
g) Phương pháp dũa mặt phẳng:
* Dũa theo đường ngang
-Gá kẹp phôi sau cho dũa di chuyển theo
chiều ngang của phôi
-Tránh dũa ngang nếu có thể đối với bề
mặt dũa hẹp vì nó sẽ không phẳng


* Dũa theo đường chéo:
-Gá kẹp phôi sau cho dũa di chuyễn trên
phôi nghiêng 1 góc 30-400
-Dũa mặy phẳng theo hướng từ phải sang
trái , sau đó đổi hướng ngược lại
-Kiểm tra mặt phẳng thông qua vết dũa
-Phương pháp tốt nh ất dũa nhanh mặt
phẳng rộng


-

* Dũa theo đường dọc
-Gá kẹp phôi sau cho hướng chuyễn
động của dũa luôn luôn song song với
cạnh dài nhất
Khả năng tốt nhất để dũa mặt phẳng
hẹp

* Lấy ba via
Tay trái cầm chi tiết
-Tay phải cầm dũa bằng 4 ngón tay,
ngón trỏ đặt nằm dọc theo tâm dũa
-Trình tự đặt dũa nghiêng 1 góc 700
-Đẩy dũa từ phải sang trái, sau cho hết
chiều dài cạnh chi tiết
-Tiếp tục đặt dũa nghiêng 1 góc 450
-Sau cùng đặt duã nghiêng 1 góc 300

* Chú ý:

. Không được dùng tay lấy ba via sẽ gây thương tích
. Không được làm tù cạnh


h) Kiểm tra độ phẳng của mặt phẳng:
Kiểm tra bằng thước thẳng :
-Tay trái cầm chi tiết đưa ra chổ có ánh
sáng tốt nhất và ngang tầm mắt
-Tay phải cầm thước thẳng đặt lên mặt
phẳng cần kiểm tra
-Thông qua khe hở ánh sáng giữa cạnh
thước và mặt phẳng , phát hiện chổ lồi
(vùng tối ) chổ lõm (vùng ánh sáng )
-Kiểm tra bằng khe hở ánh sáng là phương
pháp đơn giản và tối ưu

- Không được đẩy dũa thúc cán vào chi tiết
hoặc êtô, cán dũa có thể văn ra và gây
thương tích - Không dùng miệng để thổi
phoi, phoi sẽ bắn vào mắt


MÃ BÀI

TÊN BÀI

CIE 01 12 05

CƯA KIM LOẠI


THỜI LƯNG (GIỜ )
LT
TH
01
05

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Mục đích:

-Luyện tập tư thế và thao đông tác cưa
-Luyện tập phương pháp cưa mạch thẳng
2.Yêu cầu:
-Nắm được cấu tạo khung cưa và cách lắp lưỡi cưa
-Làm đúng tư thế và thao động tác
-Cưa mạch cưa phải thẳng
-Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng và đãm bảo an toàn lao động
II.ĐIỀU KIỆN CHO TRƯỚC
1.Vật liệu:Thép C45(28×28×100)
2.Dụng cụ:cưa tay ,vạch dấu,bàn máp,đài vạch,mũi vạch thước lá,thước kẹp,dũa
3.Thời gian:6 giờ
4.Số lïng:1 người/ 1 cái
III.PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1.Đọc và nghiên cứu bản vẽ: xem bản vẽ
2.Các bước tiến hành:
a)Vạch dấu xác định vị trí đường cưa
*Vạch dấu đường tâm dọc
*Vạch dấu kích thước 60
*Xác định kích thước 5m đối xứng qua đường tâm dọc
*Vạch 2 đường xiên nối vị trí kích thước 60 và vị trí kích thước 5mm
*Đột dấu

b)Cưa mạch 1 và mạch 2
Công tác chuẩn bị:
Lắp lưỡi cưa vào khung cưa
-Nới lỏng tai
-Đặt lưỡi cưa vào rãnh tai cố định và tai điều
chỉnh,sao cho hai lỗ ở lưỡi cưa đúng vào lỗ của hai tai
-Lắp chốt vào hai lỗ
-Siết tai hồng để từ từ tăng độ căng lưỡi cưa
-Kiểm tra độ căng lưỡi cưa bằng cách ấn nhẹ ngón tay
vào mặt bên lưỡi cưa,nếu thấy lưỡi cưa hơi trùng là
được
-Khi cưa mạch sâu khung cưa sẽ đụng vào chi tiết.vì
thế phải lắp đặt lưỡi cưa nằm ngang một góc 900

Chú ý:


-Răng lưỡi cưa luôn hướng về phía trước
-Lưỡi cưa không được lỏng lẻo,căng quá hay chùng quá
c)Tiến hành
1.Vị trí
- Chọn chiều cao êtô cho thích hợp với tầm vốc
của người (như dũa)
- Người đứng xoay về phía bên phải một góc 450
so với tâm êtô
Hai chân đứng thành một góc 600÷ 700, khoảng
cách hai chân 200÷300 mm
2. Gá kẹp vật
- Chọn mạch cưa sao cho ngắn nhất, để giãm bề
mặt tiếp xúc khi cưa

- Gá kẹp phôi sao cho phần cần cắt đứt ở về phía
phải êtô và đường cưa luôn luôn phải thẳng đứng
3. Cách cầm cưa
- Tay phải cầm cán cưa nhưcấm cán dũa
- Tay trái đặt lên đầu khung cưa, sao cho 4 ngón
tay ôm lấy đầu khung, ngón cái đè lên khung
4. Cách đẩy cưa
- Cưa mạch mồi bằng cách tỳ ngón tay cái tay trái
lên vị trí mạch cưa. Tay phải cầm cưa xẽ mạch
mồi
- Tiến hành cưa bằng cách đẩy cưa thẳng về phía
trước sao cho hết khoãng ¾ chiều dài lưỡi cưa
đồng thời tăng lực ở tay trái và phải
- Lùi cưa về hơi nâng lưỡi lên một ít để thoát phoi
- Tốc độ 30÷40 lần / phút
- Khi cưa mạch cưa dầy để giảm lực cưa phải đẩy
cưa hơi theo vòng cung như cái xích đu
* chú ý
. cầm cưa phải thẳng, hướng cưa luôn song song
với tâm dọc êtô
. Lực căng lưỡi cưa vừa đủ,nếu căng quá sẽ dễ
gẫy lưỡi cưa


MÃ BÀI

TÊN BÀI

CIE 01 12 05


KHOAN KIM LOẠI

THỜI LƯNG (GIỜ )
LT
TH
01
03

I.MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:
a)Mục đích:
-Luyện tập thao tác khoan kim loại
-Luyện tập phương pháp khoan 2 lỗ suốt
-Luyện tập phương pháp gia công lỗ búa
b)Yêu cầu:
-Làm đúng thao tác
-Khoan 2 lỗ phải đúng vị trí,không bị nghiêng và lệch
-Đảm bảo an toàn lao động
II.ĐIỀU KIỆN CHO TRƯỚC:
a)Vật liệu:Thép 45(23×23×105)
b)Dụng cụ:Máy khoan,lưỡi khoanÞ6,Þ11,chìa khoá 19
Bộ vạch dấu,đột dấu,búa
c)Thời gian:4 giờ
d)Số lượng:1 người/1 cái
III.PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ
2. Thực hiện qui trình thao tác
a) Công tác chuẩn bị
* Vạch dấu xác định tâm lỗ khoan
-Vạch dấu đường tâm vạch chi tiết
-Vạch dấu kích thước 43

-Vạch dấu kích thước 53
* Bộ lỗ mồi
-Đột dấu giao điểm đường tâm dọc và đường kích thước 43,53
* Lắp lưỡi khoan
-Nới lỏng chấu kẹp đầu khoan và lắp lưỡi khoan vào đấu kẹp.siết chặt đầu kẹp bằng tay
hoặc tay siết
-Đối với lưỡi khoan có chuôi côn đúng với lỗ côn trục chính thì lắp trực tiếp vào
trục.nếu không đúng thì chọn áo côn có côn trông đúng với chuôi lưỡi khoan và côn ngoài
đúng với côn trục chính và lắp cả 2 vào trục


Aó côn được chế tạo theo tiêu chuẩn côn móc thứ tự
1-2,1-3,2-3,2-4,3-4 ứng với đường kính trong và
ngoài từ nhỏ đến lớn

-Khi tháo lưỡi khoan,tay trái giữ lưỡi khoan,tay phải
vặn nới lỏng chấu kẹp đầu khoan và lấy lưỡi khoan
ra

-Kẹp chi tiết vào êtô đảm bảo chắc chắn và không bị
nghiêng.trong trường hợp cần thiết khoan lỗ lớn phải
kẹp chặt êtô vào bàn máy bằng bu lông chữ T
-Đối với chi tiết hình trụ,sử dụng khối V và đòn kẹp
để gá kẹp chi tiết
-Khi khoan các chi tiết mỏng lắp ghép với nhau cần
phải sử dụng êtô tay để kẹp chặt
-Trong trường hợp khoan chi tiết lớn ,không sử dụng
đồ gá kẹp được,phải gá trực tiếp trên bàn máy,và
kẹp chặt bằng bu lông chữ T thông qua các gối đỡ và
đòn kẹp


Nâng hạ bàn máy để điều chỉnh vị trí của chi tiết
đối với mũi khoan.theo trình tự sau:
-Nới lỏng tay hãm bàn máy
-Quay tay quay điều khiển bàn máy lên hoặc xuống
sao cho đúng vị trí và bảo đảm khoảng chạy
xuống của lưỡi khoan đối với chiều sâu lỗ
khoan
-Siết chặt tay hãm lại


* Điều chỉnh số vòng quay lưỡi khoan:
-Chọn vận tốc cắt(Vc) phải phù hợp với vật liệu gia công,số vòng quay n và đường
kính lưỡi khoan(d) bằng cách tra bảng trong soồ tay cụ khớ.thoõng thửụứng ủoỏi vụựi theựp
Vc=20ữ25m/ph
n=Vc/ả.d voứng/phuựt
-Hoaởc bằng đồ thị của biểu đồ số vòng quay hay bằng một bảng chỉ dẫn.các số vòng quay
điều chỉnh được trên máy có thể nhận được từ bảng này.chuổi số vòng quay của các trục
công tác có thể điều chỉnh theo bậc phân cấp(bu-ly nhiều tầng),hoặc điều chỉnh vô cấp
(bu-ly 2 nữa)
-Ví dụ:
d=10mm;Vc=20m/ph;n=?
Dò trên sơ đồ ta đọc được n=700 vòng/ph
-Sau khi xác định số vòng quay,dùng tay điều khiển cần số điều khiển hộp số vô cấp
đúng với vị trí số theo bảng số trên máy
b) Phương pháp tiến hành
* Thao tác khoan
-Khởi động máy bằng cách nhấn nút điều khiển mở máy
-Tay trái luôn giữ chặt êtô nơi tay vặn.tay phải quay tay quay điều khiển lưỡi khoan chạy
xuống

-Khoan mớm mồi và quan sát sao cho vết cắt lưỡi khoan đúng với vị trí lỗ khoan đã đột lỗ
mồi rồi tiến hành khoan.nếu thấy lệch phải dừng lại sửa,bằng cách đột hoặc đục lấy lại
tâm lỗ khoan
-Khoan ngập lưỡi khoan vào chi tiết .nếu khoan sâu thỉnh thoảng phải nâng lưỡi khoan lên
để tưới nguội và giúp phoi dễ dàng thoát ra khỏi miệng lỗ
-Khi khoan kết thúc phải giảm lực tiến và bỏ
ngay lực tiến khi lưỡi khoan vừa ra khỏi lỗ
Chú ý:
Phải thường xuyên tưới nguội
Sử dụng lưỡi khoan được mài đúng để tránh
lỗ do mài
Khi khoan lỗ lớn ,phải khoan mỗi lỗ nhỏ
trước để giảm lực cắt ngang
* Các hiện tượng sai hỏng khi khoan
- Lỗ bị lệch
-Lấy dấu và đột lỗ không chính xác
-Điều chỉnh tâm lỗ khoan không đúng trục
khoan
-Gá kẹp chi tiết không phẳng bị nghiêng
-Lỗ bị rộng
-Góc mũi khoan mài bị lệch so với tâm lưỡi
và 2 lõi cắt chính mài không đều
-Hai lưỡi cắt chíng mài không cân và chiều
dài không bằng nhau
- Khoan có tiếng kêu


-Mài góc sau nhỏ,lưỡi cắt ngang dài




×