Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giáo trình thực hành hàn đặc biệt (nghề hàn cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 100 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LÊ TRỌNG HÙNG (Chủ biên)
NGUYỄN VĂN SÁU - VŨ TRUNG THƯỞNG

GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH HÀN ĐẶC BIỆT
(HÀN PLASMA, ROBOT, HÀN ĐIỆN TRỞ, TỰ
ĐỘNG DƯỚI LỚP THUỐC…)
Nghề: Hàn
Trình độ: Cao đẳng
(Lưu hành nội bộ)

Hà Nội - Năm 2019


LỜI NĨI ĐẦU
Cơng nghệ hàn ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghành công
nghiệp như chế tạo máy, xây lắp cơng trình cơng nghiệp và dân dụng, giao thơng
vận tải, hóa chất, v v. Bởi vì ưu điểm Hàn có năng suất cao so với các phương
pháp khác do giảm được số lượng nguyên công giảm được cường độ lao động
và tăng được độ bền chắc của kết cấu cơng trình và hơn nữa.Hàn có thể nối được
những kim loại có tính chất khác nhau. Như hàn kim loại đen với kim loại đen,
kim loại màu với nhau và cả kim loại đen với kim loại màu. Ngày nay ngành
hàn đã phát triển rât nhanh về công nghệ từ đó các phương pháp hàn tiên tiến và
hiện đại được ứng dụng rộng rãi trong các nghành công nghiệp dựa trên cơ sở đó.
Cuốn giáo trình “Các phương pháp hàn khác” được biên soạn để sử dụng
cho quá trinhg đào tạo chuyên ngành Hàn hệ Cao đẳng.
Giáo trình gồm các nội dung.
1. Hàn tiếp xúc
2. Hàn tự động dưới thuốc


3. Hàn Gang
4. Robot Hàn
5. Hàn bằng Plasma
Phần I: Lý thuyết chung trình bày về các vấn đề chung và thiết bị hàn
Phần II: Hướng dẫn thực hành các bài tập cơ bản
Trong q trình biên soạn nhóm tác giả đã tham khảo các ý kiến đóng xây
dựng của các đồng nghiệp, và cập nhật những nội dung có liên quan và ứng
dụng nhiều trong nghành xây dựng và công nghiệp, cho phù hợp với với đối
tượng tham khảo.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên việc biên soạn cuốn giáo trình khơng
tránh khỏi những thiếu sót, chúng tơi xin được cảm ơn các ý kiến đóng góp của
các thầy cụ giáo vá các ban đồng nghiệp… nhằm xây dưng cuốn giáo trình ngày
càng hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày...tháng 09 năm 2019
Chủ biên

1


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU ..................................................................................................... 1
MỤC LỤC ............................................................................................................ 2
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN HÀN ĐẶC BIỆT .................................................. 4
(Hàn tiếp xúc, Hàn tự động dưới thuốc, Robot Hàn, Hàn bằng Plasma) .. 4
Bài 1: Nhũng kiến thức cơ bản về hàn tiếp xúc ............................................ 6
Mã bài: MĐ 28.1 .............................................................................................. 6
1.1 Thực chất, đặc điểm ứng dụng. ............................................................... 6
1.2 Các phương pháp hàn điện tiếp xúc ........................................................ 6
1.3 Thiết bị và công nghệ hàn tiếp xúc ......................................................... 9

Bài 2: Những kiến thức cơ bản về hàn tự động dưới lớp thuốc bảo vệ
(saw) .................................................................................................................... 12
2.1.Thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng ........................................... 12
2.2. Vật liệu, thiết bị hàn hồ quang tự động và bán tự động dưới lớp thuốc
bảo vệ. ................................................................................................................. 14
2.3. Công nghệ hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ. ................................ 15
Bài 3: Những kiến thức cơ bản về hàn gang ............................................... 18
3.1. Hàn gang nguội .................................................................................... 18
3.2 Hàn gang nóng ...................................................................................... 20
Bài 4: Cấu hình và chức năng của hệ thống robot hàn irb - 1400 ............ 24
4.1. Q trình phát triển của Robot cơng nghiệp ........................................ 24
4.2. Đặc điểm về ứng dụng Robot. ............................................................. 26
4.3. Xu thế phát triển Robot trên thế giới ................................................... 27
4.4. Tình hình tiếp cận và nghiên cứu robot ở Viêt Nam. .......................... 28
4.5. Cấu trúc và phân loại ........................................................................... 29
4.6. Hệ thống điều khiển ............................................................................. 40
4.7. Hệ thông truyền động ........................................................................... 46
4.8. ROBOT hàn hồ quang.......................................................................... 52
4.9. Giới thiệu một số loại robot hàn hồ quang .......................................... 61
Bài 5: Những kiến thức cơ bản về hàn hồ quang plasma .......................... 69
2


5.1. Nguyên lý, đặc điểm và ứng dụng ....................................................... 69
5.2. Vật liệu và công nghệ hàn hồ quang plasma. ...................................... 77
5.3. Thiết bị hàn hồ quang plasma. ............................................................. 80
Bài 6: Vận hành, sử dụng máy hàn plasma ................................................ 83
6.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy hàn, mỏ hàn. ......................... 83
6.2. Khí bảo vệ và khí tạo plasma ............................................................... 86
6.3. Kết nối thiết bị hàn. .............................................................................. 87

6.4. Chọn được chế độ hàn.......................................................................... 87
6.5. Vận hành, sử dụng thiết bị hàn plasma ................................................ 88
6.6. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp: ........................................... 89
Bài 7: Hàn plasma ......................................................................................... 90
7.1. Chọn mỏ hàn, kết nối khí bảo vệ và khí tạo plasma ............................ 90
7.2. Chuẩn bị phơi hàn. ............................................................................... 91
7.3. Kỹ thuật hàn plasma ............................................................................. 92
7.4 Trình tự thực hiện................................................................................. 93
7.5. Khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục ................................... 94
7.6. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp: ........................................... 95

3


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN HÀN ĐẶC BIỆT
(Hàn tiếp xúc, Hàn tự động dưới thuốc, Robot Hàn, Hàn bằng Plasma)
Mã mô đun: MĐ 28
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị:
- Vị trí: Là mơn đun được bố trí cho người học sau khi đã học xong một số
mô đun chun mơn nghề từ MĐ20
- Tính chất: Là mơ đun chuyên môn nghề, trang bị các kiến thức, kỹ năng
về các quá trình hàn đặc biệt, hiện đang được sử dụng trên thế giới, mới cập nhật
trong nước hoặc chưa được sử dụng rộng rãi trong nước.
- Ý nghĩa, vai trị: Là mơ đun quan trọng trong chương trình đào tạo nghề
Hàn, người học được cập nhật những kiến thức, kỹ năng hàn tiếp xúc,, hàn Tự
động dưới thuốc, hàn plasma, Robot Hàn.
Mục tiêu:
- Trình bày được thực chất của các phương pháp hàn đặc biệt hoặc mới
phát triển;
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại thiết bị, dụng

cụ hàn tiếp xúc, hàn siêu âm, hàn điện tử, hàn laser, hàn Tự động dưới thuốc,
hàn plasma;
- Sử dụng được các loại dụng cụ, thiết bị hàn tiếp xúc, hàn Tự động dưới
thuốc, hàn plasma, Robot hàn
- Nêu được các thông số trong chế độ hàn, điều chỉnh được chế độ hàn;
- Hàn được các mối hàn trên các thiết bị hàn hàn tiếp xúc, hàn Tự động
dưới thuốc, hàn plasma, Robot hàn đảm bảo u cầu kỹ thuật;
- Thực hiện cơng tác an tồn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định.
Nội dung:
Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT

Thời gian
Tên các bài trong mô đun

Tổng
số


Thực Kiểm
thuyết hành tra*

1

Những kiến thức cơ bản về hàn tiếp xúc

10

9


0

1

2

Những kiến thức cơ bản về hàn tự động
dưới thuốc baỏ vệ (SAW)

10

9

16

1

4


Thời gian

Số

Tên các bài trong mô đun

TT

Tổng

số


Thực Kiểm
thuyết hành tra*

3

Những kiến thức cơ bản về Hàn Gang

5

4

1

4

Cấu hình và chức năng của hệ thống
Robot Hàn IRB - 1400

5

4

1

5

Những kiến thức cơ bản về hàn hồ

quang Plasma

5

5

6

Vận hành máy hàn Plasma

5

1

4

7

Hàn giáp mối – Vi trị 1G, s=2mm

17

2

14

1

8


Kiểm tra kết thúc mô đun

3

Cộng

60

34

20

6

5

0


Bài 1: Nhũng kiến thức cơ bản về hàn tiếp xúc
Mã bài: MĐ 28.1
Mục tiêu:
- Trình bày được thực chất của hàn tiếp xúc;
- Nêu được khó khăn và các điều kiện khi hàn tiếp xúc;
- Chuẩn bị được thiết bị an toàn, đấu nối thiết bị, dụng cụ, hàn tiếp xúc.
- Chọn được các thông số chế độ hàn và vật liệu hàn;
- Thực hiện các thao tác, khi thực hiện tiếp xúc;
- Thực hiện tốt công tác an tồn lao động và vệ sinh mơi trường.
1.1 Thực chất, đặc điểm ứng dụng.
1.1.1 Thực chất

Hàn điện tiếp xúc là một dạng hàn áp lực, dùng dịng điện có cường độ lớn
đi qua chỗ tiếp xúc giữa các chi tiết để tạo ra nhiệt lượng nung nóng vùng hàn
đén trạng thái chảy dẻo hoạc chảy cục bộ, sau đố dùng lực ép thích hợp ép các
bề mặt tiếp xúc với nhau tạo thành mối hàn.
Khi có dịng điện lớn đi qua, bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết được nung
nóng lên rất nhanh do điện trở tiếp xúc giữa chúng lớn hơn điện trở của các chi
tiết. Theo định luật Jun – Lenxow lượng nhiệt sinh ra ở chỗ tiếp xúc tỉ lệ thuận
với điện trở tiếp xúc, với bình phương của cường độ dịng điện và thời gian dòng
điện chạy qua chi tiết:
Q = 0,24.I2 R.t
Khi bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết được nung nóng, thì dưới tác dụng
của lực ép các nguyên tử kim loại sẽ liên kết lại tạo thành mối hàn.
1.1.2 Đặc điểm và ứng dụng
Dịng điện có cường rất lớn, thời gian tác dụng ngắn, không cần phải dùng
qua hàn phụ, thuốc hàn hay khí bảo vệ mà mối hàn vẫn đảm bảo chất lượng, mối
hàn hình thành khơng có xỉ, chi tiết hàn ít bị biến dạng.
Hàn điện tiếp xúc dễ cơ khí hóa và ttuwj động hóa, cho năng xuất hàn cao,
nên được sử dụng rộng rãi trong các ngành chế tạo maý, ô tô, máy bay, chế tạo
dụng cụ đo, công nghiệp, điện tử ...
1.2 Các phương pháp hàn điện tiếp xúc
Có thể phân loại các phường pháp hàn điện tiếp xúc theo các đặc điểm sau đây.
6


- Theo phương pháp công nghệ chế taojneen liên kết hàn phân ra là hàn
điểm, hàn đường (hàn lăn)
- Theo kết cấu liên kết hàn chia ra hàn chồng, hàn giáp mối.
- Theo trạng thía kim loại vùng hàn chia ra hàn tiếp xúc chảy, hàn tiếp xúc
không chảy.
- Theo phương pháp cáp điện chia ra hàn một phía và hàn hai phía.

1.2.1 Hàn tiếp xúc giáp mối
Hàn điện tiếp xúc giáp mối là phương pháp hàn mà mối hàn được tạo
thành trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết.
Sơ đồ nguyên lý hàn tiếp xúc giáp mối được trình bày trên hình 1-1.
Các chi tiết hàn 1 được kẹp trong 2 của máy hàn tiếp xúc, các cực được nối
với đầu ra của cuộn thứ cấp ở biến áp hàn số 3. Điều khiển cường độ dòng điện
hàn Ih thời gian tác dụng của Ih va lực ép Pc nhờ bộ điều khiển 4.
Hàn điện tiếp xúc giáp mối được chia thành hàn điện trở (không chảy) và
hàn chảy.
Trong phương pháp hàn điện trở (hình 1-2 a) bề mặt tiếp xúc được nung
đến nhiệt độ gần nhiệt độ nóng chảy của kim loại chi tiết hàn sau đó ngắt dịng
điện và tăng nhanh lực ép làm biến dạng vùng tiếp xúc tạo thành mối hàn.
Phương pháp hàn điện trở được sử dụng rất hàn chế do khó đảm bảo được sự
nung nóng đồng đều bề mặt tiếp xúc. Phương pháp này yêu cầu phải làm sạch
kỹ bề mặt hàn, chỉ sử dụng để hàn các dây hay thanh kim loại có tiết diện nhỏ,
làm bằng thép C thấp và các loại vật liệu khác.
Trong phương pháp hàn chảy (hình 1-2b) bề mặt kim loại chỗ tiếp xúc
được nung đến trạng thái chảy cục bộ. Dưới tác dụng của lực ép, kim loại lỏng
bị đẩy ra ngoài và mối hàn được hình thành. Cường độ dịng hàn và lực ép trong
phương pháp này nhỏ hơn so với hàn điện trở nên giâ thành rẻ hơn, quá trìnhhàn
cũng diễn ra nhanh hơn, không cần phải làm sạch kỹ bề mặt hàn. Hàn chảy được
dùng rất hiệu quả khi hàn các chi tiết hàn dạng ống. Hàn ray tàu hỏa, hàn các
phôi hàn dài được làm từ thép, thép hợp kim và kim loại màu. Đặc biệt phương
pháp hàn chảy được sử dụng khi chế tạo các dụng cụ cắt, đã làm giảm đáng kể
giá thành các dụng cụ do tiết kiệm được phần vật liệu làm lưỡi cắt .
Ví dụ phần lưỡi cắt của muic khoan làm bằng thép dụng cụ và thường
đựơc hàn với phần thân làm bằng thép thường theo phương pháp hàn chảy.

7



1.2.2 Hàn điện tiếp xúc điểm.
Hàn tiếp xúc điểm là một phương pháp hàn mà trong đó các chi tiết được
hàn với nhau theo tưng điểm riêng biệt (H-1-3) Các chi tiết hàn 1 được ghép
chồng lên với nhau dùng các điện cực 2 để ép sơ bộ chùng lại với nhau, sau đó
cho dịng điện chạy qua. Chỗ tiếp xúc nằm giữa 2 chi tiết được nung nóng đến
trạng thái chảy, cịn xung quanh thì đến trạng thái dẻo dưới tác dụng của lực ép
Pc mối hàn được hình thành. Bộ phận điều khiển có nhiệm vụ tự động đóng ngắt
dịng điện và lực ép. Vật liệu dùng làm điện cực có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, chịu
nhiệt và có độ bền cao như đồng điện phân, đồng có pha Crơm và cadimi ...
Điện cực thường có đường dẫn nước làm nguội. Tùy theo ách bố trí điện cực mà
có thể chia thành hàn điện tiếp xúc một phía hay hàn điện tiếp xúc 2 phía.
Là hai điện cực được bố trí về hai phía của các chi tiết hàn mỗi lần ép chỉ
hàn được một điểm. Khi hàn điểm 2 phía có thể hàn ép 2 hay nhiều tấm ghép với
nhau, Hàn điểm tiếp xúc chiểm gần 80% số lượng các liên kết hàn tiếp xúc. Hàn
điện tiếp xúc điểm được sử dụng rông rãi trong công nghiệp chế tạo xe máy, ô
tô, toa xe trong ngành xây dựng và kỹ thuật điện tử ...Chiều dày tấm hàn có thể
từ vài m đến hàng chục mm.
Là hai điện cực được bố trí về một phía của chi tiết hàn. Để nâng cao mật
độ dòng điện chỗ tiếp xúc nười ta dùng một tấm đỡ bằng đồng áp vào chi tiết
phía dưới. Phương pháp này mỗi lần hàn được hai điểm tuy nhiên nó ít được sử
dụng (do mạch rẽ quá lớn nên hàn một phía thường chỉ được sử dụng khi hàn
tấm mỏng).
1.2.3 Hàn điện tiếp xúc đường
Hàn điện tiếp xúc đường là phương pháp hàn mà trong đó mối hàn là tập
hợp các điểm liên tục tại mỗi thời điểm có một điểm hàn tạo ra dưới tác dụng ủa
dịng điện và lực ép thơng qua các điiện cực hình đĩa quay liên tục (H 1-4).
Các điện cực có thể bố trí về một phía hay hai phía so với chi tiết hàn
giống như hàn điểm. Hai điện ực hình đĩa quay ngược chiều nhau nhờ một động
cơ có tốc độ điều khiển được để tạo ra đường hàn kín.

Tùy thuộc vào chuyển động của điện cực hình đĩa khi có dịng điện chạy
qua, hàn tiếp xúc đường được chia thành ba loại sau đây.
a) Hàn đường liên tục. Điện cực quay liên tục, Dịng điện ln ln chạy
qua chi tiết hàn tạo thành đường hàn kín chạy trên suốt chiều dài mối hàn.
Phương pháp này cho năng suất hàn cao tuy nhiên điện cực nhanh bị mài mịn
do bị nung nóng liên tục. Hàn đường liên tục thường dùng để hàn các chi tiết
mỏng yêu cầu độ kín như bể nước, bình xăng xe máy ...
8


b) Hàn đường gián đoạn. Điện cực quay liên tục nhưng dòng điện chạy
qua theo chu kỳ ngắn và mối hàn hình thành tại thời điểm đó.
c) Hàn bước Điện cực quay gián đoạn theo chu kỳ, khi điện cực ngừng
quay dòng điện được cấp và và tạo thành điểm hàn.
Điện cực hình đĩa trong hàn tiếp xúc đường làm bằng vật liệu giống như
trong hàn tiếp xú điểm. Tốc độ hàn khi hàn đường có thể đạt được 10m/phút,
mối hàn có độ tin cậy cao khi làm việc. Hàn đường được sử dụng nhiều trong
công nghiệp chế tạo thùng nhiên liệu của ô tô, máy bay, các thiết bị trong tủ
lanh, máy giặt ...
1.3 Thiết bị và công nghệ hàn tiếp xúc
1.3.1 Thiết bị hàn điện tiếp xúc
1.3.1.1 Khái niệm
Thiết bị hàn điện tiếp xúc bao gồm máy hàn, bộ phận điều khiển và các
thiết bị phụ trợ khác
Máy hàn gồm 2 phần: Phần cơ và phần điện. Phần cơ bao gồm các phần tử
đảm bảo độ bền, độ cứng vững cho máy hàn (như thân đế, cơ cấu tạo lực ép, đế
...) tạo lực ép để dẫn động đến điện cực. Phần điện bao gồm nguồn hàn (biến áp,
tụ điện, ắc quy ...) và mạch thứ cấp để dẫn dòng điện từ nguồn hàn đến điện cực.
Bộ phận điều khiển sẽ điều khiển thứ tự và khoảng thời gian tiến hành từng
nguyên công, điều khiển các thông số cơ và điện của chế độ hàn, điều khiển sự

dẫn động của các thiết bị phụ trợ, thu thập và sử lý thông tinveef trạng thái của
máy ...
Các thiết bị phụ trợ bao gồm các đồ gá lắp ráp với các máy vạn năng,
roobot và các dụng cụ khác thực hiện công việc lắp ráp, định vị và kẹp chặt chi
tiết trước khi hàn, dịch chuyển chi tiết trong quá trình hàn, loại bỏ ba via trước
và sau khi hàn, làm sạch điện cực ...
Trên hình Giới thiệu sơ đồ cấu tạo chung của thiết bị hàn điện tiếp xúc
đang được sử dụng rộng rãi hiện nay trong sản xuất, cơ cấu tạo lực ép dùng khí
nén, điều khiển dong hàn bằng cách thay đổi góc mở của hai thyristor mắc
ngược chiều nhauowr mạch sơ cấp và biến áp hàn, điều khiển chu trình hàn bằng
các bộ định thời với đơn vị thời gain là chu kỳ (do ở Vn dùng dòng điện AC tần
số 50Hz nên một chu kỳ T =1/f = 1/50 = 0,02 giây).
1.3.1.2 Thiết bị hàn điện tiếp xúc điển hình.
a) Thiết bị hàn điện tiếp xúc điểm SLP 35ª5
9


Thiết bị hàn điện tiếp xúc điểm SLP35A5 của Nhật Bản là loại máy hàn
hienj đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong các nhà
máy sản xuất xe gắn máy như Honda, Yamaha, Goshi Thăng Long.
Thiết bị hàn điểm SLP 35ª5 có câu cấu tạo lực ép dùng pittong – xilanh khí
nén. Khí nén từ máy nén khí qua ống dẫn đến van ngắt khí, rồi đến bộ phận lọc
khí nhằm loại bỏ hơi nước và bụi, sau đó khí nén đến van điều áp và đi vào bộ
phận phân phối khí bao gồm các van khí điện từ được điều khiển tự động để
nâng hạ điện cực.
Thông số kỹ thuật
- Điện áp sử dụng

1 pha, 380V


- Công suất định danh

35 kVA

Công suất hàn tối đa

80 KVA

Dòng ngắn mạch tối đa

17,000A

Áp lực hàn tối đa

4900N

Chu kỳ làm việc định mức

9,45%

Lưu lượng nước làm mát

5lít/ phút

Khối lượng

230 kg
Hình 1-7 Thiết bị hàn điện tiếp xúc điểm LSP35A5

Trình tự thao tác khi sử dụng thết bị hàn tiếp xúc điểm SLP 35A 5.

1. Chuẩn bị hàn.
2. Thao tác hàn
Hướng dẫn vận hành bộ phận điều khiển máy hàn điểm TWIN KD-200
1. Đóng điện lưới cấp vào máy hàn, đèn báo nguồn sáng.
2. Bật công tác nguồn của thiết bị điều khiển về vị trí “ON” khi đó đèn báo
“ CONTROL POWEL” sẽ sáng.
3. Tùy theo kết cấu của chi tiết mà đặt 1 hoặc 2 chế độ hàn để hàn chi tiêt
đó. Khi bật cơng tắc về vị trí “ WELD CONDTTION 1” thì chế độ hàn 1 (phía
trái của thiết bị điều khiển) được sử dụn. Khi bật về “ WELD CONDTTION 2
thì chế độ hàn 2 phía (phía phải của thiết bị điều khiển) được sử dụng. Nếu trên
cùng một chi tiết cần hàn 2 chế độ khác nhau thì ta đặt sẵn 2 chế độ hàn., khi cần
hàn chế độ hàn nào thi chuyển cơng tác về vị trí hàn đó.
4. Đặt thời gian ép bằng hai nút ấn phía trên ( để tăng thời gian ép) và hai
nút ấn phía trên và phía dưới (để giảm thời gan ép) Mỗi một nút ấn phía trên và
10


phía dưới dùng đẻ thay đổi giá trị hàng chục hoặc hàng đơn vị ủa thời gain ép
(099).
5. Đặt thời gian hàn từ 099 tương tự như dặt thời gian ép.
6. Đặt dịng hàn: Có 3 nút ấn phía trên và 3 nút ấn phía dưới để thay đổi
các giá trị hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị. Dòng hàn được tính bằng tích
của giá trị dặt này với hệ số khuếch đại dịng hàn.
Ví dụ: Giá trị dặt trên máy là 400 hệ số khuếch đại dòng hàn là x10A dòng
sẽ là: Ih = 400 x 10 = 4000A.
7. Đặt hệ số khuếch đại dòng hàn bằng cách chuyển núm này chuyển sang
vị trí tùy chọn khác.
8. Đặt thời gian tăng dòng hàn (0  9) thời gian chồn là (099) và thời gian
nghỉ (099) tương tự như đặt thời gian ép và thời gian hàn.
9. Đặt chế dộ hàn liên tục REPEAT và không liên tục (NON – REPEAT)

khi đặt về vị trí REPEAT người thợ phải giữ nguyên chân đạp chỉ cần dịch
chuyển chi tiết để thực hiện liên tục các diểm hàn. Khi chuyển về (NON –
REPEAT) mỗi lần ấn bàn đạp chân chỉ thực hiện được một điểm hàn, sau đó
máy chờ người cơng nhân dịch chuyển chi tiết hàn và ấn bàn đạp chân để thực
hiện các điểm hàn tiếp theo …
Sau khi đặt xong các thông số chế độ hàn, công việc được thực hiện trình
tự đã nêu ở trên.
BÀI TẬP VÀ SẢN PHẨM THỰC HÀNH
Câu 1: Trình bày kỹ thuật hàn và kỹ thuật an toàn khi hàn tiếp xúc?
Câu 2: Thực hiện hàn đường thẳng trên mặt phẳng trong môi trường nước
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 1: Trình bày kỹ thuật hàn và kỹ thuật an toàn khi hàn tiếp xúc?
- Kỹ thuật hàn tiếp xúc
- Đúng các thao tác, trình tự hàn tiếp xúc.
- Hệ thống thông tin
- Nhận biết và khắc phục được khuyết tật mối hàn.
Câu2: Thực hiện mối hàn trên mặt phẳng tấm thép trong môi trường nước

11


Bài 2: Những kiến thức cơ bản về hàn tự động dưới lớp thuốc bảo vệ (saw)
Mã bài: MĐ28.2
Mục tiêu:
Trình bày được cấu tạo và nguyên lý việc của máy hàn tự động dưới lớp
thuốc bảo vệ
Nhận biết đúng các núm chức nawg điều khiển máy như điều chỉnh dòng
điện hàn, điện áp hàn, tốc độ ra dây, quá trình hàn liên tục, không liên tục.
Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu hàn, thiết bị an toàn đúng yêu cầu kỹ thuật;
Chọn được chế độ hàn phù hợp với chiều dày ;

Nêu được quy ước giao tiếp của người hàn và người điều khiển bên trên;
Hàn được các mối hàn bằng phương pháp hàn tiếp xúc đạt yêu cầu kỹ thuật;
Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn;
Tuân thủ cơng tác an tồn lao động và vệ sinh môi trường.
2.1.Thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng
2.1.1. Thực chất và đặc điểm
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ cịn gọi là hàn hồ quang chìm, tiếng
Anh viết tắt là SAW ( Submerged Arc Welding) là quá trình hàn nóng chảy mà
hồ quang cháy giữa dây hàn (điện cực hàn) và vật hàn dưới một lớp thuốc bảo vệ.
Dưới tác dụng nhiệt của hồ quang, mép hàn, dây hàn và một phần thuốc
hàn sát hồ quang bị nóng chảy tạo thành vũng hàn. Dây hàn được đẩy vào vũnh
hàn bằng một cơ cấu đặc biệt với tốc độ phù hợp với tốc độ cháy của nó ( H.3-1a )
Theo độ chuyển dịch của nguồn nhiệt (hồ quang) mà kim loại vũng hàn sẽ
nguội và kết tinh tạo thành mối hàn (H.3 - 1b). Trên mặt vũng hàn và phần mối
hàn đã đơng đặc hình thành một lớp xỉ có tác dụng tham gia vào các q trình
luyện kim khi hàn, bảo vệ và giữ nhiệt độ cho mối hàn, và sứ tách khỏi mối hàn
sau khi hàn. Phần thuốc hàn chưa bị nóng chảy có thể sử dụng lại.
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ có thể được tự động cả hai khâu cấp
dây vào vùng hồ quang và chuyển động hồ quang theo trục mối hàn. Trường
hợp này được gọi là “ hàn hồ quang tự động dưới lớp thuốc bảo vệ ”. Nếu chủ tự
động hoá khâu cấp dân hàn vào vùng hồ quang còn khâu chuyển động hồ quang
dọc theo trục mối hàn được thao tác bằng tay thì gọi là “ hàn hồ quang bán tự
động dưới lớp thuốc bảo vệ ”.
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ có các đặc điểm sau:

12


- Nhiệt lượng hồ quang rất tập trung và nhiệt độ rất cao, cho phép hàn với
tốc độ lớn. Vì vậy phương pháp hàn này có thể hàn những chi tiết có chiều dày

lớn mà khơng cần phải vát mép.
Hình vẽ
- Chất lượng liên kết hàn cao do bảo vệ tốt kim loại mối hàn khỏi tác dụng
của oxi và nitơ trong khơng khí xung quanh. Kim loại mối hàn đồng nhất về
thành phần hoá học. Lớp thuốc và xỉ hàn làm liên kết nguội chậm nên ít bị thiên
tích. Mỗi hàn có hình dạng tốt, đều đặn, ít bị các khuyệt tật như khơng ngấu, rỗ
khí, nứt và bắn toé.
- Giảm tiêu hao vật liệu hàn (dây hàn )
- Hồ quang được bao bọc kín bởi thuốc hàn nên khơng làm hại mắt và da
của thợ hàn. Lượng khói ( khí độc ) sinh ra trong q trình hàn rất ít si với hàn
hồ quang tay.
- Dễ cơ khi hố và tự động hố q trình hàn.
2.1.2. Phạm vi ứng dụng.
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực có khí chế tạo, như trong sản xuất:
Các kết cấu thép dạng tấm vỏ kích thước lớn, các dầm thép có khẩu độ và
chiều cao, các ống thép có đường kính lớn, các bồn, bể chứa, bình chịu áp lực,
và trong cơng nghiệp đóng tầu,v.v.
Tuy nhiên, phương pháp này chủ byếu được ứng dụng để các mối hàn ở vị
trí hàn bằng, các mối hàn có chiều dài lớn và có quỹ đạo không phức tạp.
Phương pháp hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ có thể hàn được các chi
tiết có chiều dày từ vài mm cho đến hàng trăm mm. Bảng 3-1 chỉ ra các chiều
dày chi tiếy hàn tương ứng với hàn một lớp và nhiều lớp, có vát mép và không
vát mép bằng phương pháp hàn tự động dưới lớp thuốc.
Bảng 3 – 1: Chiều dày chi tiết hàn tương ứng với các loại mối hàn
chiều dày
Loại mối hàn

( mm )
1.3 1,4


1,6 3.2

Hàn một lớp không vát mép
Hàn một lớp có vát mép
Hàn nhiều lớp

13

4.8 6.4

10 12.7 19

25

51 102.203


2.2. Vật liệu, thiết bị hàn hồ quang tự động và bán tự động dưới lớp thuốc
bảo vệ.
2.2.1. Vật liệu hàn.
Chất lượng của liên kết hàn dưới lớp thuốc được xác định bằng tác động
tổng hợp của dây hàn (điện cực hàn) và thuốc hàn. Dây hàn và thuốc hàn được
lựa chọn theo loại vật liệu cơ bản, các yêu cầu về cơ lý tính đối với liên kết hàn,
cũng như điều kiện làm việc của nó.
Dây hàn. Trong hàn hồ quang tự động và bán tự động dưới lớp thuốc bảo
vệ, dây hàn là phần kim loại bổ sung vào mối hàn, đồng thời đóng vai trị điện
cực dẫn điện, gây hồ quang và duy trì sự cháy hồ quang. Dây hàn thường có
hàm lượng cacbon khơng q 0,12%. Nếu hàm lượng cacbon cao, dễ làm giảm
tính dẻo và tăng khả năng xuất hiện nứt trong mối hàn. Đường kính dây hàn hồ

quang tự động dưới lớp thuốc từ 1,6 ÷ 6mm, cịn đối với hàn hồ quang bán tự
động là từ 0,8 ÷ 2 mm.
Thuốc hàn có tác dụng bảo vệ vũng hàn, ổn định hồ quang, khử ôxi, hợp
kim hoá kim loại mối hàn và đảm bảo liên kết hàn có hình dạng tốt, xỉ dễ bong.
2.2.2. Thiết bị hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ.
Thiết bị hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ rất đa dạng, song hầu hết
chúng lại rất giống nhau và nguyên lý cấu tạo và một số cơ cấu bộ phận chính,
cụ thể là:
1. Cơ cấu cấp dây hàn và bộ điều khiển để gây hồ quang và ổn định hồ
quang (đầu hàn).
2. Cơ cấu dịch chuyển đầu hàn dọc theo trục mối hàn hay rạo ra các
chuyển động tương đối của chi tiết hàn so với đầu hàn.
3. Bộ phậncấp và thu thuốc hàn.
4. Nguồn điện hàn và các thiết bị điều khiển quá trình hàn.
Tuỳ theo từng loại thiết bị cụ thể, các cơ cấu này có thể bố trí thành một
khối hoặc thành các khối độc lập. Ví dụ trong loại xe hàn (hình 3-2) thì đầu hàn
và cả cơ cấu dịch chuyển đầu hàn, cuộ dây hàn, cơ cấu cung cấp thuốc hàn và cả
hệ thống điều khiển q trình hàn được bố trí thành một khối. Nhờ vậy xe hàn
có thể chuyển động trực tiếp theo mép rất linh động, nó có thể chuyển động theo
các quỹ đạo khác nhau trên kết cấu dạng tấm, thậm chí có thể thực hiện được
các mối hàn vịng trên các mặt trịn và đường ống có đường kính lớn.

14


Đối với máy hàn bán tự động dưới lớp thuốc bảo vệ thì đầu hàn được thay
bằng một súng hàn nhỏ gọn, dễ điều khiển bằng tay. Cơ cấu cấp dây có thể bố trí
rời hoặc cùng khối trong nguồn hàn với các cơ cấu khác.
Nguồn điện hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ phải có hệ số làm việc
liên tục 100% và có phạm vi điều khiển dịng điện rộng từ vài trăm đến vài ngàn

ampe.
Trên hình 3-3 là hình ảnh của một loại xe hàn hồ quang tự động dưới lớp
thuốc bảo vệ.
2.3. Công nghệ hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ.
2.3.1. Chuẩn bị liên kết trước khi hàn.
Chuẩn bị vát mép và gá lắp vật hàn cho hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo
vệ yêu cầu cần thận hơn nhiều so với hàn hồ quang tay.
Mép hàn phải bằng phẳng, khe hở hàn đều để cho mối hàn đều đặn không
bị cong vênh, rỗ....
Với hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ, những liên kết hàn có chiều dầy
nhỏ hơn 20mm khơng phải vát mép khi hàn hai phía.
Những liên kết hàn có chiều dày lớn có thể vát mép bằng mỏ cắt khí, máy
cắt plasma hoặc gia công trên máy cắt gọn.
Trước khi hàn phải làm sạch mép hàn trên một chiều rộng 50 ÷ 60mm về
cả hai phía của mối hàn, sauđó hàn đình bằng qua hàn chất lượng cao.
2.3.2. Chế độ hàn
1. Dòng diện hàn. Chiều sâu ngấu của liên kết hàn tỷ lệ thuận với dòng
điện hàn. Tuy nhiên khi tăng dịng điện hàn, lượng dây hàn nóng chảy tăng theo,
hồ quang chìm sâu vào kim loại cơ bản nên chiều rộng của mối hàn không tăng
rõ rệt mà chỉ tăng theo chiều sâu ngấu và chiều cao phần nhô của mối hàn, tạo ra
sự tập trung ứng suất, giảm chất lượng bề mặt mối hàn, xỉ khó bong. Nếu dịng
điện q nhỏ thì chiều sâu ngấu sẽ giảm, khơng đáp ứng yêu cầu ( H.3 - 4 ).
2. Điện áp hồ quang. Hồ quang dài thì điện áp hồ quang cao, áp lực của
nó lên kim loại lỏng giảm, do đó chiều sâu ngấu giảm và tăng chiều rộng mối
hàn.
Điều chỉnh tốc độ cấp dây có thể làm thay đổi điện áp của cột hồ quang:
tăng tốc độ cấp dây thì điện áp cột hồ quang sẽ thấp và ngược lại.

15



3. Tốc độ hàn. Tốc độ hàn tăng, nhiệt lượng hồ quang một đơn vị chiều
dài của mối hàn sẽ giảm, do đó độ sâu ngấu giảm, đồng thời chiều rộng của mối
hàn cũng giảm.
4. Đường kính dây hàn. Khi đường kính dây hàn tăng mà dịng điện
khơng đổi thì chiều sâu ngấu giảm tương ứng. Đường kính dây hàn giảm thì hồ
quang ăn sâu hơn vào kim loại cơ bản, do đó mối hàn sẽ hẹp và chiều sâu ngấu
lớn.
5. Các yếu tố công nghệ khác (độ dài phần nhơ của dây hàn, loại và cực
tính dịng điện hàn v.v...)
Độ dài phần nhơ của dây hàn tăng lên thì tác dụng nung nóng của kim loại
điện cực trước khi vào vùng hồ quang tăng lên. Dây hàn cháy nhanh, đồng thời
điện trở ở phần nhơ tăng lên, dịng điện hàn giảm xuống, đặc biệt là khi hàn
bằng dây hàn có đường kính bé hiện tượng này càng rõ rệt hơn.
Khi hàn hồ quang tự động và bán tự động dưới lớp thuốc bảo vệ có thể
dùng dịng điện một chiều hoặc xoay chiều. Thông thường khi hàn những tấm
thép dày thì dùng điện xoay chiều, cịn khi hàn những tấm thép mỏng thì dùng
điện một chiều để giữ được hồ quang ổn định hơn. Với các loại thuốc hàn đang
dùng hiện nay, khi đổi từ nối thuận sang nối nghịch chiều sâu ngấu sẽ tăng lên.
Hàn bằng dòng xoay chiều có chiều sâu ngấu ở mức trung bình so với khi hàn
bằng dòng một chiều nối thuận và nối nghịch.
Cỡ của hạt thuốc hàn có ảnh hưởng nhất định đến độ ngấu của mối hàn.
Thuốc hàn có cỡ hạt nhỏ sẽ làm giảm bớt tính linh hoạt của hồ quang và làm
tăng chiều sâu ngấu.
2.3.3. Kỹ thuật hàn
Khi hàn giáp mối một lớp, để tránh cháy thủng, để có độ ngấu hồn tồn
và sự tạo hình tốt ở mặt trái của mối hàn ta có thể áp dụng các biện pháp như
sau: hàn lót phía dưới, dùng đệm thép, đệm thuốc, đệm đồng, đệm gồm hoặc
dùng khoá chân.
Nếu chiều dầy vật hàn tương đối lớn, có thể hàn lót bằng các phương pháp

khác, rồi sau đó mới hàn chính thức
Trong trường hợp khơng thể hàn lớp lót được, có thể dùng đệm thép cố
định để có thể hàn ngấu hồn tồn
Khố chân tương tự như hàn với đệm thép. Khố chân hay dùng cho mối
hàn của các vật hình trụ như ống, bồn chứa,v.v...

16


Có thể dùng tấm đệm rời bằng đồng, hoặc đệm đồng kết hợp với thuốc như
ở hình 3 - 5đ.
Khi hàn hồ quang tự động hoặc bán tự động dưới lớp thuốc bảo vệ, tốt nhất
nên dùng đệm thuốc để ngăn kim loại lỏng chảy khỏi khe hở hàn. Hình 3 - 6 chỉ
ra một số phương pháp đệm thuốc thông dụng.
Khi hàn các liên kết chữ T và liên kết hàn góc có thể ứng dụng đệm thuốc
hoặc hàn lót phía bên kia ( H. 3 - 7 ). Các biện pháp này áp dụng cho vị trí hàn
“lịng thuyền” khi mà kim loại lỏng có khả năng chảy khỏi khe hàn. Biện pháp
đặt vào khe hở một miếng átbét (amiăng) ( H.3-6c ) chỉ áp dụng cho hàn kim
loại dày, vì sự tiếp xúc trực tiếp của átbét với kim loại lỏng thường sinh ra rỗ
khí.

17


Bài 3: Những kiến thức cơ bản về hàn gang
3.1. Hàn gang nguội
3.1.1 Đặc điểm và khó khăn khi hàn gang
Đặc điểm: Kỹ thuật hàn gang là một kỹ thuật cực kỳ khó và phức tạp,
nhưng khơng phải là khơng thể hàn. Thông thường phương pháp hàn chỉ dùng
để sửa chữa, chứ không dùng để kết nối các chi tiết với nhau. Như sửa chữa

khuôn đúc hay sửa lỗi các sản phẩm sau khi đúc hoặc sau gia công bởi vì tính
dịn của hầu hết các loai gang. Gang có hàm lượng carbon từ 2-4% và cứng gấp
10 lần thép.
Các khó khăn khi hàn gang:
Thứ nhất, Khả năng biến dạng dẻo của gang rất thấp. Trong biểu đồ thử
kéo của gang thì gần như khơng có vùng biến dạng chảy rõ rệt.
Thứ hai, Gang rất nhạy cảm với nhiệt, nên rất dễ thay đổi về tổ chức trong
quá trình hàn và quá trình nguội sau khi hàn. Do tốc độ nguội của Gang lớn nên
mối hàn và vùng kim loại liền kề dễ hình thành tổ chức tơi, tổi chức gang trắng
có độ cứng, giịn cao ( lên tới 800HB) dễ gây nứt mối hàn.
Thứ ba: Các sản phẩm gang rất đa dang về mặt thành phần hóa học, tổ
chức. Nên khi hàn khó có thể xác định chính xác chế độ hàn và chế độ gia công
nhiệt.
Thứ tư: Ở thể lỏng gang có tính chảy lỗng cao. Gang khó hàn ở tư thế
khác hàn sấp.
Vật liệu hàn Gang
Lựa chọn vật liệu hàn Gang đúng: Thông thường vật liệu hàn Gang cần có
độ dẻo rất cao, nên thành phần Nikel trong đó là rất cao, lên đến 90%!
Nên chọn que hàn và chế độ hàn hợp lý, loại que hàn thường dùng là que
hàn đồng, que hàn innox. Hàn tốt nhất là sử dụng que hàn hợp kim niken
đồng.và dùng ngọn lủa các bon hoá để bù đắp lượng các bon trong gang bị cháy.
Đối với bề mặt gang bị nứt chúng ta vẫn có thể tiến hành hàn được bằng
que hàn đặc biệt.
Loại que hàn: Eutectic 240 (Que hàn nối và đắp cho các loại gang)
Nguồn hàn: AC/DC+
Thành phần: Ni Fe Mn C
Độ bền kéo: 55 000 psi (380 MPa)
18



3.1.2. Chế độ hàn
+ Hàn Gang nguội bằng que hàn đặc biệt. Để hàn Gang xám có độ bền cao
bằng cách hàn gang nguội hoặc hàn những chỗ khuyết của vật đúc bằng gang có
thể dùng que hàn Gang lõi thép có thành phần thuốc bọc có chứa các nguyên tố
mà trong quá trình hàn kết hợp với cacbon để tạo ra cácbit không tan trong gang
nổi lên tạo thành xỉ (như que hàn có nhãn hiệu yy 4) khi sử dựng que hàn yy 4
dùng dòng điện 1 chiều đấu thuận cực hoặc cũng có thể dùng dịng điện xoay
chiều.
Chế độ hàn được chọn theo bảng:
d(mm)

3

4

5

I(A)

60 - 80

90 - 170

120 – 150

Mối hàn thực hiện ngắt quãng theo từng đoạn 30 – 60 mm.
Dùng búa gõ nhẹ sau khi dừng hồ quang lên bề mặt mối hàn để nguội
xuống 50oC - 60oC mới tiếp tục hàn đoạn khác.
+ Hàn gang nguội bằng que hàn Đồng – Sắt: Loại que hàn này có lớp bọc
chủ yếu là lớp bột Sắt tới 50% ,27% thạch cao , 7,5% đỏ hoa cứng.

Ngoài ra cũng có Feromangan, Ferosilic, Sắt mangan,Sắt silic, Sắt titan,
lõi que hàn bằng đồng (M2, M3) dùng dòng điện 1 chiều đấu nghịch .
Chế độ hàn được chọn theo bảng:
d (mm)

3

4

5

I (A)

90 - 110

120 - 140

160 - 190

Mối hàn thực hiện ngắt quãng theo từng đoạn (30  60) mm. Dùng búa
gõ nhẹ sau khi dừng hồ quang lên bề mặt mối hàn, vật hàn để nguội xuống 50 oC
 60OC mới tiếp tục hàn đoạn khác .
Hiện nay dùng que hàn đồng sắt, có lõi sắt được mạ một lớp đồng dầy (0,3
 0,4). Ngồi ra cịn có thể dùng que hàn đồng niken thành phần lõi que hàn
gồm 28% đồng, 2,5% sắt, 1,5% mangan còn lại là niken. Cũng có thể dùng loại
que hàn bằng thép Cácbon xung quanh cuốn 1 lớp dây đồng có đường kính 1 
1,5 mm để hàn gang.
3.1.3. Kỹ thuật hàn gang nguội
+ Hàn nguội: Khơng nung nóng trước khi hàn.
+ Thao tác hàn gang nguội đơn giản, giá thành thấp, hàn ở mọi vị trí. Do

đó hàn nguội được ứng dụng rộng rãi.
19


+ Hàn nguội có nhiều phương pháp nên căn cứ vào quá trình hàn để phân
loại. Thường dùng 3 phương pháp:
a) Hàn nguội bằng que hàn gang lõi thép cac bon:
+ Khi hàn mối hàn nhiều lớp thì hàn lớp thứ hai phải đợi cho lớp trước
nguội xuống 600 mới có thể hàn lớp thứ hai.
+ Dùng loại que hàn này vật đúc thì sau khi hàn sẽ sinh ra kết cấu gang
miệng trắng, nên sau khi hàn không gia công nhiệt được, cường độ mối hàn
kém.
+ Để tăng độ bền của mối hàn thì có thể vít đinh bằng thép vào cho vát
cạnh. Khoảng cách giữa các đinh là dc= (0,3 - 0,4 ) s < 12 mm chiều dài khoan
vào mép vát Lc = 1,5dc <= (1/5)S Khoảng nhô của đinh là Ln = (0,75 - 1,2 )
được. Nên bố trí các hàng chốt chéo nhau và khoảng cách từ (4 -6) đường kính
que hàn.
+ Trình tự hàn. Đầu tiên hàn quanh chốt sau đó hàn 1 số lớp bằng điện cực
có d= 3 mm. Cường độ dịng điện hàn nhỏ và hàn đầy tràn trên toàn bộ mép. Để
giảm hàm lượng cacbon trong mối hàn thì ta có thể thêm thuốc hàn với 50 %
bo rắc + 20% NaOH + 30% FeO

b) Khi hàn nguội sử dụng que hàn tổng hợp:
Để giảm bớt khả năng sinh ra gang biến trắng và đường nứt trong thực tế
sản xuất thường dùng loaị que hàn làm thép cacbon ngồi có quấn một lớp dây
đồng có đường kính 1 – 1,5 (mm) (que hàn tổng hợp để hàn vá).
c) Hàn nguội bằng que hàn hợp kim nike đồng:
Dùng que hàn này có thể đạt được sự kết hợp rất tốt ở chỗ hàn vá dễ gia
công cơ. Nhưng cường độ mối hàn so với vật đúc thì thấp hơn.
3.2 Hàn gang nóng

3.2.1. Chế độ hàn gang nóng
Que hàn dùng để hàn gang thường có lõi là gang có thể hàn bằng dòng
điện 1 chiều đấu thuận hoặc bằng dòng xoay chiều. Thuốc bọc que hàn có thành
phần như sau: 25% thạch cao (phấn), 41% than chì, 25% huỳnh thạch, 9% Sắt
mangan sau đó được trộn với 30% nước thuỷ tinh lỏng tính theo trọng lượng
thuốc bọc được sấy khơ. Thuốc bọc que hàn thường có độ dầy 0,2 - 0,3 mm.
20


Đối với hàn gang nóng nên ứng dụng kìm hàn có tay cầm dài để thuận lợi
cho q trình thao tác. Trong quá trình hàn cần phải theo dõi miệng hàn làm thế
nào để nhiệt độ miệng hàn không quá lớn hoặc không quá nhỏ. Nếu nhiệt độ
miệng hàn quá lớn các chất hợp kim và cácbon cháy quá nhiều kim loại cơ bản
bị thủng và sụt. Nếu nhiệt độ miệng hàn quá nhỏ chiều sâu nóng chảy bể hàn
nhỏ tổ chức kim loại miệng hàn sau khi đông đặc dễ có khả năng biến dạng.
Để tránh hiện tượng biến dạng của mối hàn và hiện tượng bị nứt sau khi
hàn cần giữ tốc độ làm nguội chậm. Nhiệt độ của lò cần phải giảm theo 1 tốc độ
nhất định bằng cách bịt hồn tồn các lỗ thơng gió thành lò hoặc bịt từng phần ,
làm thế nào để kéo dài thời gian làm nguội của vật hàn ( phụ thuộc vào mức độ
phức tạp của chi tiết ) có thể kéo dài từ 1 vài ngày đến 1 vài giờ trong quá trình
hàn nếu cần phải xoay trở chi tiết phải cho chi tiết nguội cùng lò xuống dưới
200oC sau đó mới xoay trở vật hàn. Sau khi xoay trở song lại tiến hành cung cấp
nhiệt cho vật hàn lên đến nhiệt độ cần thiết mới tiếp tục hàn.
Hàn gang nóng có thể ứng dụng que hàn bằng điện cực than dùng dịng
điện 1 chiều đấu thuận có cường độ dòng điện 250 - 450 A, phương pháp hàn
này được ứng dụng rộng rãi để hàn đắp lên bề mặt chi tiết bằng gang đúc. Đôi
khi trong hàn gang nóng khơng cần phải nung nóng tồn bộ chi tiết mà chỉ nung
nóng từng phần hoặc 1 số điểm gần mối hàn phương pháp này được gọi là nung
nóng cục bộ hay nung nóng tồn phần. Trong trường hợp này cũng có thể hàn
bằng que hàn có lõi gang hoặc que hàn bằng thép để hàn.

Nếu như dùng phương pháp hàn khí để hàn gang thì cơng suất ngọn lửa :
W = ( 100  200 ).S (lít/giờ)
Trong đó : - W là lượng tiêu hao Axêtylen
- S là chiều dầy vật hàn
Bất kì trong trường hợp nào nếu hàn gang bằng phương pháp hàn khí thì
đều phải hàn nóng. Thuốc hàn gang thường dùng là Bôrắc và 1 số hợp chất hố
học khác như Natri, Oxít Silíc …
3.2.2 Phương pháp hàn gang nóng:
Đa số các chi tiết máy được sản xuất bằng gang khi phải sửa chữa và phục
hồi dùng phương pháp hàn gang nóng. Phương pháp hàn gang nóng nhằm mục
đích khử những ứng xuất do nhiệt , do sự nung nóng khơng đều trên chi tiết
(tránh các vết nứt xảy ra trong q trình nung nóng và làm nguội chi tiết). Đồng
thời tránh hiện tượng biến trắng của mối hàn và những vùng lân cận . Nhiệt độ
nung nóng các chi tiết đều phụ thuộc vào mức độ phức tạp và chiều dầy của chi
tiết máy. Nếu chi tiết đơn giản và chiều đầy chi tiết nhỏ thì có thể nung nóng đến
21


nhiệt độ 150oC- 200OC. Nếu chi tiết có hình dáng phức tạp nung nóng đến
400oC- 450OC và nếu chi tiết đặc biệt phức tạp phải nung nóng đến 550 oC600OC. Nếu nung nóng q 600oC thì sẽ kích thích cho quá trình phát triển hàn
làm cho độ hạt của kim loại lớn vì vậy phải khống chế nhiệt độ nung nóng
khơng q 600oC .
Các chi tiết trước khi đem hàn phải được gia cơng vát mép tránh khơng
để các góc hẹp vì tại các góc hẹp kim loại cơ bản có thể khơng được làm nóng
chảy và kim loại que hàn khơng có khả năng điền đầy vào đó. Trong quá trình
hàn bề mặt hàn của vật cần hàn nằm ở vị trí nằm ngang xung quanh vị trí cần
hàn có các khn được làm từ than hoặc than chì được ghép kín lên bề mặt của
nó tạo thành khn tránh cho kim loại nóng chảy trong bể hàn chảy ra phía
ngồi. Đơi khi có thể làm khn từ vật liệu gạch chịu lửa hay đất sét được trộn
với nước thuỷ tinh lỏng và sau đó được sấy khơ ở 300 O - 360oC. Các chi tiết

được đặt trong lò nếu chi tiết lớn cần phải có giá đỡ bằng thép hoặc bằng gạch
chịu lửa sau khi đã chất than gỗ xung quanh chi tiết dùng 1 hòm sắt để đạy chop
lên và xung quanh thành của hòm được đục nhiều lỗ để hút khơng khí. Nung
nóng đến nhiệt độ đủ để hàn thì bịt bớt lỗ lại. Cũng có thể nung nóng bằng lị
điện hoặc lị cảm ứng để tránh xảy ra biến dạng và nứt trong quá trình nung
nóng thì tốc độ nung nóng cần phải chậm và đều. Khi tiến hành hàn từ lúc bắt
đầu gây hồ quang đến khi kết thúc mối hàn miệng hàn kim loại cần phải ở thể
lỏng . Nếu thấy cần phải thay que hàn trong quá trình hàn thì sử dụng 2 thợ hàn
để giữ cho kim loại ở miệng hàn ln ở trạng thái lỏng.
Phương pháp hàn nóng dùng để hàn những chi tiết quan trọng bằng gang
và những kết cấu phức tạp sau khi hàn nó có thể tạo ra khu vực hàn có tổ chức
và thành phần đều đặn tiện cho gia cơng cắt gọt.
3.2.3 Trình tự cơng việc trong q trình hàn nóng:
a) Làm sạch trước khi hàn:
Công việc này ảnh hưởng đến chất lượng của mối hàn nên phải làm tốt.
+ Khi hàn vá những lỗ cát, lỗ ngót hoặc góc khuyết trên vật đúc thì chỗ
hàn nên khoét thành dạng đều đặn và vát sâu thích hợp.
+ Nếu trên vật đúc có những vết nứt thì ở cách hai đầu vết nứt 10mm ta
khoan hai lỗ nhỏ đường kính của lỗ từ 3 – 5 (mm).
Để tránh cho đường nứt dài thêm, khi đục vát cạnh và khi nung nóng.
Nếu chiều dài vết nứt < 8 (mm) thì khơng vát.
Nếu chiều dài vết nứt > 8 (mm) thì vát cạnh chữ V.
22


b)Nung nóng sơ bộ trước khi hàn.
Khi hàn gang nóng thì phải nắm vững nhiệt độ nung nóng và vận tốc nung nóng.
+ Đối với vật đúc thơng thường có kết cấu đơn giản thì nung nong đến
nhiệt độ yêu cầu từ 1 – 2 giờ.
+ Đối với vật đúc có kết cấu phức tạp thì thời gian nung đến nhiệt độ yêu

cầu từ 3 – 4 giờ.
Nhiệt độ nung nóng khống chế từ 600 – 6500C.
Hàn vá.
+ Trong quá trình hàn vá phải đảm bảo vật đúc ln ở nhiệt độ từ 500 0C –
6000C. Do đó ngồi chỗ bị hàn ra còn tất cả phải dùng amiăng phủ lên để tránh
nhiệt độ xuống. Khi hàn vá có thể dùng cực kim loại hoặc cacbon.
+ Tránh nhiệt độ vùng nóng chảy quá cao hoặc quá thấp sẽ làm cho cơ tính
của mối hàn kém.
+ Khi hàn bằng que hàn trần thì thành phần thuốc hàn có hai loại:
-Bo rắc có 100%.
-50% bo rắc + 47% sunphat Cu + 3% Si.
+ Dòng điện hàn lớn hơn từ 10 – 20%, dùng dịng điện 1(-) và đấu thuận.
+ Trong q trình hàn không được đứt đoạn giữa chừng, cần phải hàn liên tục.

23


Bài 4: Cấu hình và chức năng của hệ thống robot hàn irb - 1400
4.1. Quá trình phát triển của Robot cơng nghiệp
4.1.1 Khái niệm
- Robot cơng nghiệp có thể được hiểu là những thiết bị tự động linh hoạt,
thực hiện các chức năng lao động công nghiệp của con người dưới một hệ thống
điều khiển theo những chương trình đã được lập trình sẵn.
4.1.2 Quá trình phát triển
Trên thế giới
Vào năm 1921 Thuật ngữ “Robot” xuất phát từ tiếng Séc (Czech)
“Robota” có nghĩa là cơng việc tạp dịch trong một vở kịch.
Năm 1950 ở Mỹ thành lập viện nghiên cứu đầu tiên.
Đầu năm 1960 công ty AMF cho ra đời sản phẩm đầu tiên có tên gọi
là Versatran.

Từ năm 1967, ở Anh, người ta đã bắt đầu nghiên cứu và chế tạo IR.
Từ năm 1968, ở Châu Á, Nhật bắt đầu nghiên cứu những ứng dụng của IR,
năm 1970, Robot đã được chú ý nhiều hơn và bắt đầu xuất hiện ở các nước Đức,
Ý, Pháp...
Nhất là vào những năm 1990 số lượng Robot công nghiệp đã gia tăng với
nhiều tính năng vượt bậc.
Đến nay, trên thế giới có khoảng trên 200 cơng ty sản xuất IR. Trong đó
Mỹ và Nhật chiếm đa số.
Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu phát triển robot đã có những bước tiến đáng kể
trong 25 năm vừa qua. Nhiều đơn vị trên toàn quốc đã thực hiện các nghiên cứu
cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về robot như: Trung tâm Tự động hoá-Đại học
Bách Khoa Hà Nội, Viện Điện tử -Tin học, Viện Khoa học và Công nghệ quân
sự, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Cơ học, Viện Công nghệ thông tin thuộc
Viện KHCNVN…
Bên cạnh đó, cịn phải kể đến Cơng ty Cổ phần Robot TOSY doanh nghiệp
thiết kế và chế tạo Robot Việt Nam có nhiều sản phẩm ấn tượng trên trường
quốc tế.
Các nghiên cứu về động học và động lực học robot được các khoa cơ khí,
chế tạo máy ở các trường đại học và các viện nghiên cứu quan tâm. Ngoài việc
24


×