“Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về bồi
thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
Anh (chị) có đánh giá gì về việc thi hành bồi thường đất nông
nghiệp trong thời gian qua và lý do vì sao người có đất nơng
nghiệp bị thu hồi thường khiếu nại vì vấn đề bồi thường.”
Hà Nội, năm 2021
MỤC LỤC
A- LỜI MỞ ĐẦU_________________________________________________________1
B. NỘI DUNG___________________________________________________________1
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM___________________1
1.1. Khái quát về thu hồi đất nông nghiệp________________________________1
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đất nông nghiệp__________________________1
1.1.2. Khái niệm thu hồi đất nông nghiệp__________________________________2
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.___2
1.2. Nội dung pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp__3
1.2.1. Các quy định về nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi nông nghiệp___3
1.2.2. Các quy định về điều kiện bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp_3
1.2.3. Các quy định cụ thể về bồi thường đất và bồi thường tài sản khi nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp.___________________________________________________4
1.2.3.1. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất cịn lại.___________________4
1.2.3.2. Bồi thường về tài sản:________________________________________5
1.2.4. Các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ khi nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp.___________________________________________6
1.2.5. Nội dung các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi
thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp_______________________________7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC
THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM______________________________7
2.1. Thực trạng thực thi pháp luật về bồi thường trên thực tế_________________7
2.1.1. Một số thành tựu đạt được trong thời gian qua_________________________7
2.2.2. Một số bất cập và nguyên nhân trong thực thi pháp luật__________________8
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam___________9
2.2.1. Đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật____________________________9
2.2.2. Đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp__10
C. KẾT LUẬN__________________________________________________________10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CQNN
CNH - HĐH
GCNQSDĐ
GPMB
HVHC
HGĐ
KN
NĐ-CP
NSDĐ
QĐHC
QSDĐ
KT - XH
SDĐ
SX
TC
TLSX
TN&MT
TT-BTNMT
UBND
Cơ quan nhà nước
Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giải phóng mặt bằng
Hành vi hành chính
Hộ gia đình
Khiếu nại
Nghị định – Chính phủ
Người sử dụng đất
Quyết định hành chính
Quyền sử dụng đất
Kinh tế - xã hội
Sử dụng đất
Sản xuất
Tố cáo
Tư liệu sản xuất
Tài nguyên & môi trường
Thông tư – Bộ tài nguyên và môi trường
Ủy ban nhân dân
A. LỜI MỞ ĐẦU
Với xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nông nghiệp với nền văn minh
lúa nước lâu đời thì đất nơng nghiệp đối với người nơng dân là tài sản thiêng liêng,
quý giá và có giá trị quan trọng bậc nhất trong đời sống. Trong những năm gần đây,
chúng ta đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở hạ
tầng, các dự án này đều cần quỹ đất. Việc thu hồi đất nông nghiệp đã đem lại những
kết quả tích cực trong yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và cơ cấu lao động. Tuy nhiên việc thu hồi vẫn còn nhiều vướng mắc, nhất là trong
việc tìm “tiếng nói chung” giữa Nhà Nước, chủ đầu tư và người sử dụng đất. Nhận
thức được điều đó, em xin phân tích đề tài “ Phân tích các quy định của pháp luật
hiện hành về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Anh (chị) có
đánh giá gì về việc thi hành bồi thường đất nông nghiệp trong thời gian qua và lý
do vì sao người có đất nơng nghiệp bị thu hồi thường khiếu nại vì vấn đề bồi
thường.”
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1.1. Khái quát về thu hồi đất nông nghiệp.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đất nông nghiệp
Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp): Đất nông
nghiệp là tổng thể các loại đất được xác định là TLSX chủ yếu phục vụ cho việc
trồng trọt và chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái, cung ứng sản phẩm cho các
ngành công nghiệp và dịch vụ” (76, tr.237-238).
Song nhằm hướng tới việc quản lý đất đai hoàn thiện hơn, pháp luật hiện
hành hướng tới việc mở rộng phạm vi khái niệm các loại đất nơng nghiệp và dùng
cụm từ “nhóm đất nơng nghiệp” thay cho cụm từ “đất nông nghiệp” ở các văn bản
luật trước đó. Việc sử dụng cụm từ này để tổng hợp nhiều loại đất, có cùng tính chất
và chế độ sử dụng khá tương đồng trong phạm vi cơ cấu của một nhóm đất lớn có
đặc trưng giống nhau nhất định về chế độ sử dụng, giúp tập trung quản lý từng
nhóm chủ thể được giao đất, cho thuê đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với
nhà nước. Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1. Điều 10. Luật đất đai năm 2013,
nhóm đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: Đất trồng cây hàng năm gồm
đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản
xuất; Đất rừng phịng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất ni trồng thủy sản; Đất làm
muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà
khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp trên
đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được
pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học
tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây
cảnh.
1
Qua đây, ta có thể thấy ngồi những đặc điểm chung của đất đai
như là tài sản không do con người tạo ra, có tính cố định và khơng thể di
dời,…đất nơng nghiệp cịn có các đặc điểm riêng cơ bản sau:
Thứ nhất, đất nông nghiệp là loại đất mà giá trị sử dụng phụ
thuộc chủ yếu vào chất lượng đất đai, độ màu mỡ phì nhiêu của đất.
Thứ hai, đất nông nghiệp được sử dụng làm TLSX trực tiếp và
không thể thay thế được trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản và làm muối.
1.1.2. Khái niệm thu hồi đất nông nghiệp
Nếu như giao đất, cho thuê đất là cơ sở để làm phát sinh QHPL
đất đai, phát sinh quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao QSD
thì thu hồi đất là một biện pháp làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai
bằng một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thông qua những hoạt động này, Nhà nước thể hiện rất rõ quyền định
đoạt đất đai với tư cách là đại diện chủ sở hữu với đất đai.
Khái niệm thu hồi đất lần đầu được định nghĩa tại Khoản 5, Điều
4, Luật Đất đai năm 2003: “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định
hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ
chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định tại
Luật này”. Tuy nhiên khái niệm này vẫn chưa bao quát hết được các
trường hợp thu hồi đất của Nhà nước và dễ gây hiểu nhầm rằng người bị
thu hồi đất chỉ là tổ chức hoặc ủy ban nhân dân. Do vậy, đến Khoản 11.
Điều 4. Luật đất đai năm 2013 đã quy định: “Nhà nước thu hồi đất là
việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được
Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng
đất vi phạm pháp luật về đất đai.”
Thu hồi đất nông nghiệp gây ra những hậu quả tiêu cực cho
người bị thu hồi đất. Vì vậy cần đặc biệt chú trọng vấn đề bồi thường, hỗ
trợ hợp lý cho người sử dụng đất.
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khái niệm bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được quy định nằm trong tổng thể
chung của trách nhiệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Thuật ngữ
“bồi thường” trong pháp luật đất đai đã được ghi nhận trong các văn bản
pháp luật về đất đai, kể từ khi có Luật đất đai năm 1987 nhưng mãi đến
năm 2003 thì thuật ngữ này mới được sử dụng trở lại trong Luật đất đai
năm 2003 cùng các văn bản có liên quan khác. Tuy nhiên quy định này
chưa thật sự chặt chẽ và chưa thể hiện được trọn vẽ những giá trị thiệt
5
hại mà Nhà nước sẽ bồi thường khi thu hồi đất. Theo đó, Khoản 12.
Điều 3. Luật đất đai năm 2913 có quy định: Bồi thường về đất là việc
Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi
cho người sử dụng đất. Còn vấn đề hỗ trợ và BTTH về tài sản được quy
định tại mục 2, mục 3, chương VI của Luật này. Theo đó, bồi thường khi
nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, cơ sở làm phát sinh việc bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất đó là Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng,
an ninh, lợi ích quốc gia, cộng đồng hay mục tiêu phát triển kinh tế.
Thứ hai, đối tượng được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Chỉ
những người có QSDĐ hợp pháp, tức là phải có GCNQSDĐ, có giấy tờ
mang tính hợp lệ về QSDĐ hoặc có đủ điều kiện để được cấp
GCNQSDĐ thì mới được bồi thường.
Thứ ba, phạm vi bồi thường khi nhà nước thu hồi đất: Hộ gia
đình, cá nhân bị thu hồi đất không chỉ được bồi thường các thiệt hại vật
chất về đất và tài sản mà còn được xem xét, giải quyết các vấn đề mang
tính xã hội như ổn định đời sống, sản xuất,…
Việc giải quyết tốt vấn đề về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
mang ý nghĩa to lớn trên nhiều phương diện: Về chính trị: Là một nước
nơng nghiệp với khoảng 70% dân số là nông dân, vấn đề đất đai ở Việt
Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhạy cảm. Nếu chủ trương, chính
sách pháp luật đất đai đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và được thực thi
nghiêm túc sẽ góp phần duy trì, củng cố chính trị. Ngược lại, sẽ làm phát
sinh những điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về chính trị. Về
kinh tế - xã hội: Thực hiện tốt công tác bồi thường khi thu hồi đất nông
nghiệp sẽ là điều kiện để doanh nghiệp sớm có mặt bằng triển khai dự
án, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao tính hấp dẫn mơi trường đầu tư
ở nước ra. Đồng thời chính sách cũng giúp người bị thu hồi đất cùng gia
đình nhanh chóng ổn định đời sống, tập trung sản xuất nâng cao mức
sống.
1.2. Nội dung pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp
1.2.1. Các quy định về nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi nơng
nghiệp
Nhìn chung, các ngun tắc về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất được quy định cụ thể tại Điều 74, 88 Luật đất đai năm 2013 và
hướng dẫn thực hiện cụ thể tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP cho thấy
quan điểm xuyên suốt của Nhà nước ta. Theo đó, bao gồm:
Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: (i) người
sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi
6
thường quy định tại Điều 75 của Luật đất đai năm 2013 thì được bồi
thường. (ii) việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng
mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu khơng có đất để bồi thường
thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do
UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Đối với
việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng cịn mang tính hình thức,
rất ít trường hợp trên thực tế được giao đất nông nghiệp khác để tiếp tục
canh tác, sản xuất vì diện tích đất nơng nghiệp hiện nay đang ngày càng
thu hẹp do quá trình CNH – HĐH. Đối với trường hợp bồi thường bằng
tiền tính theo quy định pháp luật để khắc phục trường hợp khơng có đất
để giao cho HGĐ, cá nhân được định giá theo Điều 114. Luật đất đai
năm 2013. (iii) việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm
dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định
của pháp luật. Nhà nước phải đảm bảo khi người dân bị thu hồi đất nông
nghiệp mà có đủ các điều kiện nhận bồi thường, phải được bồi thường.
Nguyên tắc BTTH về tài sản SX, kinh doanh khi nhà nước thu hồi
đất. (i) khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn
liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường. (ii) khi Nhà nước
thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở
nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phải ngừng sản
xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại. Đây là
một điểm mới của Luật đất đai năm 2013 khi bắt đầu xem xét bồi
thường về đất không chỉ với tư cách là tài sản mà còn là tài nguyên và
TLSX vì khi nhà nước tiến hành thu hồi đất nơng nghiệp, người SDĐ
ngồi việc mất đất SX, cịn mất cả tài sản khác gắn liền với đất và thời
gian phục hồi lại hoạt động SX, kinh doanh, ổn định cuộc sống.
1.2.2. Các quy định về điều kiện bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp
Theo Điều 75. Luật đất đai năm 2013, các đối tượng cụ thể nếu
đáp ứng những điều kiện nhất định sẽ được bồi thường về đất khi Nhà
nước thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển KT – XH,
vì lợi ích quốc gia, cơng cộng. Bên cạnh đó, pháp luật cũng bổ sung các
trường hợp đối với SDĐ có trả tiền, đất do cơ sở tơn giáo sử dụng vào
mục đích SX nông nghiệp, lâm nghiệp không do Nhà nước giao,…Cụ
thể như sau:
Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân đang SDĐ không phải là đất thuê
trả tiền thuê đất hàng năm, có GCNQSDĐ, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và QSDĐ ở, GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều
7
kiện để được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư
ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử
dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện
được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Thứ hai, Cộng đồng dân cư, cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng đang
SDĐ mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy
chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo
quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Thứ ba, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước
giao đất có thu tiền SDĐ, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả
thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế,
có GCN hoặc có đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa
được cấp.
Thứ tư, tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ, cho
thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế
quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng QSDĐ mà tiền sử dụng đất đã
nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả khơng có nguồn gốc từ ngân sách
nhà nước, có GCN hoặc có đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này
mà chưa được cấp.
Thứ năm, tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao được Nhà
nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có
GCN hoặc có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Thứ sáu, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được Nhà nước giao đất có thu
tiền SDĐ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết
hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian
thuê, có GCN hoặc có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa
được cấp.
1.2.3. Các quy định cụ thể về bồi thường đất và bồi thường tài sản khi nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp.
8
Việc bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp được Luật đất đai
năm 2013, Nghị định 47/2014/ NĐ-CP, Thông tư số
37/2014/TT0BTNMT quy định cụ thể như sau:
1.2.3.1. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất cịn lại.
Thứ nhất, pháp luật hiện hành quy định hộ gia đình, cá nhân SDĐ
nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất đuợc bồi thường bằng đất có cùng
mục đích sử dụng, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi thường
bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng. Đối với trường hợp
bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng, như đã phân tích ở trên,
hiện nay quỹ đất nông nghiệp của nước ta hầu như được phân chia hết,
khơng cịn đất trống hay đất dự trữ nên đa số các trường hợp bị thu hồi
đất nông nghiệp đều khơng có đất nơng nghiệp tương ứng để bồi thường
cho hộ gia đình, cá nhân.
Thứ hai, khi thu hồi đất nông nghiệp, Nhà nước chỉ bồi thường về
đất đồi với diện tích trong hạn theo quy định tại Điều 129, Điều 130
Luật đất đai năm 2013 và điện tích đất do được nhận thừa kế, Đối với
trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nơng nghiệp đang sử
dụng vượt hạn mức thì khơng được bồi thường về đất những được bồi
thường chi phí đầu tư và đất cịn lại là các chi phí mà NSDĐ đã đầu tư
vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm CQNN
có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết như: Chi phí
san lấp mặt bằng, chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất,…Trường
hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng vượt
hạn mức do nhận chuyển quyền SDĐ tại Điểm c, Khoản 1, Điều 77,
Luật đất đai năm 2013 thì việc bồi thường được thực hiện theo Điều 4.
Nghị định 47/2014/NĐ-CP của chính phủ.
Thứ ba, đối với đất nơng nghiệp đã sử dụng trước ngày
01/07/2014 mà hộ gia đình, cá nhân trực tiếp SX nơng nghiệp nhưng
khơng có GCNQSDĐ hoặc khơng đủ điều kiện để được cấp
GCNQSDĐ, tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai
năm 2013 thì được bồi thường với diện tích đất thực tế đang sử dụng,
diện tích được bồi thường khơng vượt quá hạn mức giao đất nông
nghiệp tại Điều 129 Luật đất đai năm 2013.
1.2.3.2. Bồi thường về tài sản:
Về bồi thường tài sản trên đất, pháp luật quy định mức bồi
thường đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản
lượng của vụ thu hoạch. Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được
tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ
thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước
liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời
9
điểm thu hồi đất; Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng
giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi
đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất; Đối với cây trồng chưa
thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi
thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải
trồng lại; Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước,
cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý,
chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn
cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo
vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật ni là
thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây: Đối với
vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu
hoạch thì khơng phải bồi thường; Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại
thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường
thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển
được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển
gây ra; mức bồi thường do UBND cấp tỉnh quy định.
Ngoài ra, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì
được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường
hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được
bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường này.
1.2.4. Các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ khi
nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp.
Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp theo Luật Đất đai năm 2013 bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xây dựng phương án bồi thường. Sau khi dự án đầu tư
được xét duyệt hoặc chấp thuận, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường (Điều
61, 61 Luật đất đai 2013), GPMB bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất
đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm lập và
trình phương án về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp. Căn cứ vào kế hoạch và việc thực hiện các dự án đầu tư, các cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư và ra quyết định về nội
dung bồi thường.
Bước 2: Lấy ý kiến về phương án bồi thường. Hình thức lấy ý
kiến là tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi
và niêm yết cơng khai phương án bồi thường tại trụ sở UBND cấp xã,
địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Việc tổ chức
10
lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND
cấp xã và đại diện những người có đất thu hồi. Tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường, GPMB có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn
bản, ghi rõ số lượng ý kiến của người dân và tổ chức đối thoại với
trường hợp cịn có ý kiến khơng đồng ý về phương án bồi thường để
hồn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
Bước 3: Hoàn chỉnh phương án bồi thường. Các cơ quan chức
năng có thẩm quyền hồn chỉnh hồ sơ bồi thường trong quy trình đền bù
GPMB trên cơ sở các ý kiến đóng góp từ người dân để lên kế hoạch
thực hiện phương án.
Bước 4: Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức kiểm tra thực
hiện. Sở TN&MT, phịng TN&MT có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với
cơ quan có liên quan thẩm định phương án bồi thường trước khi UBND
cùng cấp phê duyệt (Điều 13. Thông tư 37/2014/TT-BTNMT). QUyết
định thu hồi đất và tổ chức thực hiện phương án bồi thường được
UBND cấp có thẩm quyền tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013 quyết định
thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường.
Bước 5: Công khai phương án bồi thường. Tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường, GPMB có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến
và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại
trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có
đất thu hồi và gửi quyết định bồi thường đến từng người có đất nơng
nghiệp bị thu hồi.
Bước 6: Thực hiện bồi thường. Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày có quyết định thu hồi đất, các cơ quan chức năng phải có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư có người dân có
đất thu hồi. Nếu diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về QSDĐ thì
tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó
được chuyển vào Kho bạc Nhà nước. Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giải quyết xong thì trả cho người có QSDĐ. Nếu người có đất thu
hồi khơng thực hiện nghĩa vụ giao đất thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định
tại điều 71 Luật đất đai năm 2013.
1.2.5. Nội dung các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi
thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
KN, TC là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi
nhận tại Điều 30. Hiến pháp năm 2013. KN, TC về thu hồi, bồi thường
khi nhà nước thu hồi đất là một trong những dạng khiếu nại, tố cáo của
công dân. Đối tượng khiếu nại đó là các hành vi hành chính, quyết định
hành chính trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, GPMB; còn đối tượng
11
tố cáo là những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu hồi, bồi
thường, GPMB. Trên những quy định mang tính hiến định, Luật đất đai
năm 2013 quy định như sau: Người SDD, người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan đến SDĐ có quyền KN, khởi kiện QĐHC hoặc HVHC về
quản lý đất đai1; Cá nhân có quyền TC hành vi vi phạm pháp luật về
quản lý và SDĐ đai.2 Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại QĐHC,
HVHC về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện QĐHC, HVHC về đất đai thực
hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính 3; việc giải quyết
tố cáo VPPL về quản lý và SDĐ đai theo quy định pháp luật về tố cáo4.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng thực thi pháp luật về bồi thường trên thực tế.
2.1.1. Một số thành tựu đạt được trong thời gian qua:
Thứ nhất, Các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định
cư ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế thị trường như
đối tượng được bồi thường ngày càng được mở rộng, đầy đủ, chính xác;
Mức bồi thường, hỗ trợ cũng đã hướng tới tạo điều kiện cho người dân
bị thu hồi đất có thể nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất.
Thứ hai, cơng tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
đã được coi trọng, giảm tối đa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất
đai (Phụ lục 1). Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp đã
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc nộp hồ sơ, rút ngắn
thời gian giải quyết và giúp đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường
GPMB. CNTT cũng đã được áp dụng trong việc xây dựng hồ sơ địa
chính và cơ sở dữ liệu về đất đai như: FAMIS, eMap, CiLIS, ELIS,
ViLIS giúp cho công tác quản lý đất đai của các CQNN hiệu quả hơn,
người sử dụng đất tiếp cận thông tin về đất đai dễ dàng hơn.
Cuối cùng, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết KN, TC, tranh
chấp về đất đai đã được các ngành quan tâm, chú trọng, phát hiện và xử
lý nhiều vi phạm, vụ khiếu kiện liên quan đất đai, trong đó có nhiều vụ
khiếu kiện đơng người. Các địa phương coi trọng việc chỉ đạo, đôn đốc
thực hiện và công khai kết quả các kết luận thanh tra, qua đó, đã góp
1 Khoản 1. Điều 204, Luật đất đai năm 2013
2 Khoản 1. Điều 205, Luật đất đai năm 2013
3 Khoản 2, Điều 204, Luật đất đai năm 2013
4 Điều 205, Luật đất đai năm 2013
12
phần phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm luật đất đai và
khắc phục nhiều tồn tại, bất cập trong quản lý, sử dụng đất.
2.2.2. Một số bất cập và nguyên nhân trong thực thi pháp luật.
Thứ nhất, Quá trình thực hiện các dự án phải trải qua nhiều giai đoạn,
liên quan đến nhiều cấp, ban ngành, kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ thu hồi
đất, bồi thường và GPMB cho các dự án bị chậm trễ. Trung bình các dự án đều
kéo dài từ 1-2 năm, có dự án được thực hiện từ trước khi các quy định của Luật
Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay mới cơ bản hoàn thành việc bồi thường,
hỗ trợ.
Thứ hai, một số bộ phận nhân dân tính chất chấp hành chính sách pháp
luật cịn hạn chế, chưa phối hợp giữa các chính quyền huyện, xã với chủ đầu tư.
Nhiều người dân bị thu hồi đất nông nghiệp đã được Nhà nước đã được áp
dụng đầy đủ các chính sách nhưng vẫn cố tình chống đối, khơng chấp hành
phương án đền bù thiệt hại, thậm chí cịn lơi kéo kích động nhân dân, làm ảnh
hưởng đến tiến độ GPMB và thi công dự án.
Thứ ba, các KN, TC về thu hồi, bồi thường và GPMB thường
phát sinh tình trạng khiếu kiện đơng người tạo thành những điểm nóng
khó giải quyết. Hầu hết trong đó là các vụ việc cũ chưa được giải quyết
dứt điểm hoặc những vụ việc đã được cơ quan nhà nước giải quyết hết
thẩm quyền, các cấp, ngành kiểm tra rà sốt nhưng cơng dân khơng
đồng ý tiếp tục khiếu kiện (Quy trình tại phụ lục 2). Năm 2019, số đơn
KN về lĩnh vực đất đai tiếp tục chiếm đa số trong tổng số đơn khiếu nại
(67,7% tăng 5,9% so với năm 2018), trong đó tập trung chủ yếu vào các
vấn đề như: thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, khiếu nại, tranh
chấp đất đai có nguồn gốc là đất do nông, lâm trường quản lý,…5
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế
trên đặc biệt là việc khiếu nại về bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp
là:
Thứ nhất, Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà
nước những năm qua có nhiều lần thay đổi nên việc áp dụng tại các địa
phương thiếu nhất qn, rất khó khăn cho q trình tổ chức thực hiện.
Các quy định về thời điểm để xác định tài sản (nhà, cơng trình) hợp
pháp và xác định việc sử dụng đất hợp pháp không trùng nhau như Điều
20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định mốc là 01/7/2004 nhưng
Điều 31 Nghị định này lại quy định nhà ở hoàn thành xây dựng trước
(sau) ngày 01/7/2006 (theo Luật Nhà ở).
Trong đó, vấn đề bất cập nhất vẫn là giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, dù đã trải qua rất nhiều lần sửa đổi bổ sung, quy định của Luật
5 Hồ Hương, Khiếu nại, Tố cáo tập trung chủ yếu ở lĩnh vực đất đai, quochoi.vn, truy cập 7h43 ngày 19/04/2020
13
Đất đai vẫn chưa thể đảm bảo sự phù hợp với “giá thị trường”. Mặt
khác, việc xác định giá trị bồi thường hiện chỉ xác định căn cứ trên hiện
trạng sử dụng đất của người dân mà chưa xét đến sự tăng lên của “giá trị
địa tô” sau khi nhà nước thu hồi đất của người dân và giao cho nhà đầu
tư thực hiện dự án. Trong khi đó, pháp luật hiện hành không quy định cụ
thể về thời điểm định giá đất, tài sản gắn liền với đất để tính tiền bồi
thường là thời điểm nào nên việc tiến hành khảo sát định giá đất bồi
thường hiện nay chưa thống nhất trong thực tiễn áp dụng.
Thứ hai, một số cán bộ trong cơ quan nhà nước ở các cấp thực
hiện cơng tác này cịn nhiều điểm khơng thống nhất, rõ ràng, minh bạch.
Đặc biệt là việc xác định các đối tượng và các điều kiện được đền bù, hỗ
trợ và tái định cư. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước về đất đai ở địa
phương cịn tình trạng không thống kê đầy đủ những biến động về đất
đai nhất là những khu vực trước đây là khu nông thơn, nay là khu đơ thị
có sự biến đổi lớn.
Thứ ba, công tác lập quy hoạch, quản lý, thực hiện quy hoạch đơ
thị nói chung, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đầu tư các dự
án hạ tầng, đầu tư sản xuất kinh doanh nói riêng của các nhà đầu tư còn
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được u cầu. Nhiều dự án khơng thực
hiện được, khó xác định vi phạm của các nhà đầu tư để thu hồi. Điều
này không chỉ làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân mà còn ảnh
hưởng đến nguồn lực của nhà đầu tư trong việc đền bù GPMB cho các
hộ dân.
Cuối cùng, trình độ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của
người nơng dân cịn hạn chế, thậm chí nhiều người cịn chưa học hết phổ
thơng trung học, hiểu biết xã hội của họ hạn chế, ngoài kinh nghiệm về
việc đồng áng họ khơng có các kiến thức, hiểu biết về xã hội và các
ngành nghề khác. Do vậy việc ổn định cuộc sống sau khi thu hồi đất đối
với họ vẫn là một thử thách lớn và cần sự bồi thường, hỗ trợ hợp lý từ
nhà nước.
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
2.2.1. Đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật.
Thứ nhất, Nhà nước cần thường xun rà sốt, hệ thống hóa các
quy định của pháp luật về thu hồi đất nhằm kịp thời phát hiện sai sót, bất
cập và chồng chéo giữa các quy định về thu hồi đất theo Luật Đất đai
2013 với các văn bản luật chuyên ngành khác như Luật Nhà ở, Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời
cần có các văn bản hướng dẫn làm rõ các vấn đề như: đất khơng có tranh
14
chấp, sử dụng theo quy hoạch kế hoạch,… để áp dụng được thống nhất
khi thực hiện công tác.
Thứ hai, về quy định giá đất. Cần thống nhất về cơ chế giá đất
theo cơ chế thị trường. Theo đó, về lâu dài nên bỏ khung giá đất do
Chính phủ ban hành và giao UBND cấp tỉnh ban hành giá đất theo mục
đích sử dụng đất để tính các nghĩa vụ tài chính về đất đai, cũng như bồi
thường khi thu hồi đất theo nguyên tắc: (i) Thị trường; (ii) Có định
hướng của Nhà nước (trong đó phải đảm bảo mơi trường kinh doanh,
thu hút đầu tư và hài hoà giữa các mục đích…); (iii) Có tính ổn định
tương đối. Ngồi ra, pháp luật trong thời gian tới cần có quy định cụ thể,
rõ ràng và chi tiết việc giải quyết trong trường hợp có phát sinh chênh
lệch giữa giá bồi thường tại thời điểm phê duyệt với giá bồi thường tại
thời điểm chi trả tiền cho người dân.
Thứ ba, việc bồi thường phải đảm bảo đời sống cho người có đất
bị thu hồi. Đối với người trong độ tuổi lao động khi bị thu hồi đất nếu
khơng có đất tương tự để bồi thường thì ngồi việc bồi thường bằng tiền
theo giá trị trường thì cần có chính sách để họ chuyển việc làm khác có
thu nhập ít nhất bằng thu nhập từ diện tích đất bị thu hồi. Đối với người
ngồi độ tuổi lao động hoặc khơng có khả năng lao động thì ngồi tiền
bồi thường về đất cũng cần có khoản trợ cấp ít nhất tương đương với
khoản thu nhập từ diện tích đất bị thu hồi.
Thứ tư, về giải quyết khiếu nại, tố cáo khi Nhà nước thu hồi đất
cần có các nghị định hướng dẫn giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp trong đó nên cụ thể một
số nội dung như: những cơ chế đặc thù để giải quyết khiếu nại, tố cáo
đối với các trường hợp đặc biệt như khiếu nại đối với quyết định thu hồi
đất, trong trường hợp có sai phạm từ phía chính quyền địa phương; quy
định trong những trường hợp nào KN, TC được tạm thời không phải
thực hiện quyết định thu hồi đất,…
2.2.2. Đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động bồi thường khi thu hồi đất nông
nghiệp.
Thứ nhất, tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục cho
cán bộ và nhân dân.Việc phổ biến pháp luật phải được thực hiện một
cách thường xuyên với nội dung và hình thức với từng đối tượng, thông
qua các lớp tập huấn, các buổi tuyên truyền, vận động hay các phương
tiện thông tin đại chúng,…để phổ biến những những cơ chế, chính sách
mới nhất là trong hiện nay khi các chính sách về đất đai có sự thay đổi
liên tục.
15
Thứ hai, nâng cao năng lực, trách nhiệm và đạo đức của những
cán bộ làm công tác bồi thường bằng cách: (i) Tiến hành lựa chọn đội
ngũ công chức, cán bộ có trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp
một cách cơng khai, minh bạch; (ii) Mở các khóa tập huấn, đào tạo, tập
huấn để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ; (iii) xử lý nghiêm minh các cán
bộ, công chức có hành vi sai phạm, ảnh hưởng đến lợi ích của người
dân.
Thứ ba, tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành cũng như
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình
thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường khi
nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Chính sách bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất nơng nghiệp là chính sách tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh
vực, nhiều ngành, nhiều cấp nên cần có sự thực hiện, vào cuộc của các
cơ quan có liên quan để đảm bảo thực hiện thống nhất, tránh đùn đẩy
trách nhiệm.
Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu CNTT trong quản lý đất
đai. Điều này góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính, tạo lập kho dữ
liệu cơ sở dữ liệu đất đai để người sử dụng và cơ quan nhà nước có thể
truy cập và tra cứu thêm nhiều thơng tin có liên quan đến bồi thường
cũng như quản lý đất đai, giảm thiểu những hạn chế, tiêu cực phát sinh.
Cuối cùng, giải quyết nhanh, dứt điểm các khiếu nại về bồi
thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Các cấp chính quyền cần
coi trọng cơng tác hịa giải, đối thoại ở cấp cơ sở, để người dân có thể
bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình cũng như thực hiện dân chú trong
giải quyết khiếu nại. Những trường hợp khiếu kiện khơng có căn cứ
chuẩn xác cần giải thích rõ để chấm dứt khiếu kiện và cũng cần có biện
pháp xử lý đối với người cố tình lợi dụng quyền khiếu nại để gây rối,
làm mất an ninh trật tự xã hội
C. KẾT LUẬN
Có thể nhận thấy trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có
nhiều cố gắng trong việc xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện chính
sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên việc áp
dụng các quy định này cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trên thực tế.
Một trong những nguyên nhân xuất phát từ quy định pháp luật chưa
hoàn thiện, sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, giáo dục và thực thi
pháp luật về bồi thươờng khi nhà nước thu hồi đất. Vì vậy, chúng ta cần
nhìn nhận vào thực tiễn của vấn đề, sớm đề ra những quy định cụ thể,
thống nhất cũng như đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, giáo dục, tuyên
16
truyền để nâng cao khả năng thực thi pháp luật về bồi thường khi nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp trên thực tế, đảm bảo quyền và lợi ích cho
các bên có liên quan, thúc đẩy đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất
nước.
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Văn bản pháp luật
Hiến pháp năm 2013
Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật Đất đai năm 2013
Luật nhà ở năm 2006
Luật khiếu nại năm 2011
Luật tố cáo năm 2018
Nghị định 47/2014/ NĐ-CP của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất.
8. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của luật đất đai.
9. Thông tư số 37/2014/TT0BTNMT của Bộ TN&MT quy định chi tiết về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
II.
Giáo trình, sách
1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội
2016.
2. Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp)
III. Luận văn
1. Phạm Thu Thủy (2014), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp ở Việt Nam, Luận văn tiến sĩ, Hà Nội.
2. Dương Đức Sinh (2017), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp và thực tiễn thi hành tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ, Hà
Nội.
IV.
Tạp chí, báo, bài viết
1. Hồ Hương, Khiếu nại, Tố cáo tập trung chủ yếu ở lĩnh vực đất đai, quochoi.vn, truy
cập 7h43 ngày 19/04/2020
2. Ngọc Linh, Bồi thường thiếu khi thu hồi đất, dân khiếu nại thì trả lời hết hạn, Báo
điện tử Bộ Tài nguyên và môi trường, truy cập 14h00 ngày 21/04/2020.
3. Phạm Minh Hóa, Hồn thiện chính sách về giá đất thúc đẩy thị trường bất động sản
Việt Nam phát triển, Tạp chí tài chính, truy cập 15h30 ngày 21/04/2020
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Các thủ tục hành chính về đất đai ngày càng được tinh gọn
Nguồn: />
Phụ lục 02: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Nguồn: />