Tải bản đầy đủ (.docx) (184 trang)

Sự vận động của khái niệm giai cấp công nhân nhìn từ quan điểm triết học biện chứng duy vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.62 KB, 184 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN VĂN GING

Sự VậN ĐộNG CA KHI NIfiM GIAI CấP CÔNG
NHÂN NHìN Tõ QUAN §IĨM TRIÕT HäC BIfiN
CHøNG DUY VËT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NộI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN GIẢNG

Sù VËN §éNG CÚA KHÁI NIfiM GIAI CấP CÔNG NH
ÂN NHìN Từ QUAN ĐIểM TRIếT HọC BIfiN CHøNG
DUY VËT
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 92 29 001


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Anh Tuấn

HÀ NộI, 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN...............................................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÁI NIỆM VÀ SỰ HÌNH THÀNH
KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN THỜI KỲ TRƢỚC MÁC...............36
1.1. Lý luận chung về khái niệm lý luận - khoa học.........................................36
1.1.1. Bản chất, nguồn gốc và các đặc điểm của khái niệm......................... 36
1.1.2. Logic của khái niệm và logic vận động của khái niệm.......................41
1.2. Sự ra đời khái niệm giai cấp công nhân trong lịch sử tư tưởng trước Mác 54
1.2.1. Các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội châu Âu thế kỷ XVI - nửa đầu
thế kỷ XIX
54
1.2.2. Các tiền đề tư tưởng............................................................................62
Tiểu kết chương 1................................................................................................76
CHƢƠNG 2. KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG TƢ TƢỞNG
CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN....................................................................... 77
2.1. Tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về bản chất giai cấp công nhân và sự
phát triển giai cấp công nhân............................................................................77
2.1.1. Định nghĩa khái niệm giai cấp công nhân..........................................77
2.1.2. Mâu thuẫn của giai cấp cơng nhân.....................................................83
2.1.3. Các hình thái của lao động làm th (hình thái cơng nhân)..............91
2.2. Tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về con đường hiện thực hóa bản chất

của giai cấp công nhân..................................................................................... 99
2.2.1. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của C.Mác
và Ph.Ăngghen về Đảng cộng sản
100


2.2.2. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của C.Mác
và Ph.Ăngghen về cách mạng vô sản
102
2.2.3. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của C.Mác
và Ph.Ăngghen về nhà nước chuyên chính vơ sản......................................110
2.2.4. Sự phát triển khái niệm giai cấp cơng nhân trong tư tưởng của C.Mác
và Ph.Ăngghen về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa...............113
Tiểu kết chương 2..............................................................................................118
CHƢƠNG 3. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN
TỪ ĐẦU KỶ XX ĐẾN NAY.............................................................................. 119
3.1. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của
V.I.Lênin.........................................................................................................119
3.1.1. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của
V.I.Lênin về chủ nghĩa đế quốc................................................................... 119
3.1.2. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của
V.I.Lênin về một số nội dung của cách mạng tư sản kiểu mới (cách mạng
dân

chủ



sản)


122
3.1.3. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân trong tư tưởng của
V.I.Lênin về cách mạng vô sản (cách mạng xã hội chủ nghĩa)
129
3.2. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân từ sau V.I.Lênin mất đến nay 138
3.2.1. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân từ sau V.I.Lênin mất đến
những

năm

70

của

thế

kỷ

XX

138
3.2.2. Sự phát triển khái niệm giai cấp công nhân từ khoảng những năm 70
của

thế
140

kỷ

XX


đến

nay


3.3. Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam..............................................156
Tiểu kết chương 3..............................................................................................162
KẾT LUẬN...................................................................................................... 164
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN......................................................................................166
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 168


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do
tôi tự lực nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Nguyễn
Anh Tuấn. Kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có
cơ sở rõ ràng. Kết luận nghiên cứu của luận án chưa từng
được cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày.... tháng.....năm 2020
Tác giả

Trần Văn Giảng


TỪ VIẾT TẮT
GCCN

: Giai cấp công nhân


GCTS

: Giai cấp tư sản

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

XHTB

: Xã hội tư bản

LLSX

: Lực lượng sản xuất

QHSX

: Quan hệ sản xuất

TLSX

: Tư liệu sản xuất



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Giai cấp công nhân là một bộ phận đặc biệt trong lịch sử con người nói chung,
trong XHTB nói riêng. Khái niệm phản ánh về GCCN cũng là một bộ phận quan
trọng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giá trị thặng dư và trong CNXH
khoa học. Với vị trí như vậy, cho nên trong nhiều tác phẩm kinh điển, C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã thường xuyên đề cập tới khái niệm GCCN với nhiều dấu
hiệu khác nhau. Từ đây đặt ra nhu cầu nghiên cứu khái niệm GCCN từ góc nhìn triết
học (vì các nhà kinh điển cũng tiếp cận từ góc nhìn triết học) nhằm hệ thống hóa
những dấu hiệu phản ánh những thuộc tính, tính chất của GCCN và vai trị của những
thuộc tính, tính chất ấy trong sự vận động và phát triển theo quy luật của chúng.
Ở nước ta, công tác nghiên cứu lý luận chính trị, đặc biệt là nghiên cứu tư
tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về CNXH và GCCN tuy đã đạt được
nhiều thành tựu, song vẫn cịn đó những hạn chế. Nghị quyết Số 37- NQ/TW của Ban
chấp hành Trung ương “Về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm
2030” nhận định: “Tư duy lý luận tiếp tục có bước phát triển; (…). Đã bước đầu hình
thành hệ thống lý luận cơ bản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam (…). Tuy nhiên, cơng tác lý luận cịn có những hạn chế, khuyết điểm.
Nhìn chung, lý luận cịn lạc hậu, tính dự báo thấp, kết quả nghiên cứu lý luận chưa
đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn” [19]. Có thể kể ra một số vấn đề đang đặt ra trong
nghiên cứu lý luận về khái niệm GCCN như: nội dung, nội hàm phản ánh các thuộc
tính của GCCN chưa được sắp xếp thành hệ thống mà vẫn đứng cạnh nhau; vị trí, vai
trị của các thuộc tính chưa được xác định rõ ràng; chưa làm rõ đầy đủ sự sinh
thành, vận động, biến đổi, mất đi của những nội dung khái niệm GCCN qua các giai
đoạn lịch sử; mối liên hệ nội tại giữa khái niệm GCCN với các khái niệm khác của
CNXH khoa học như: cách mạng vô sản, nhà nước vô sản, nền dân chủ vô sản…
chưa được xác định rõ ràng; khái niệm GCCN trong tư tưởng của V.I.Lênin về CNTB
độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước chưa được khai thác



đầy đủ; chưa phân tích tồn diện sự biến đổi nội hàm và ngoại diên của khái niệm
GCCN từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay;…
Trong những thập niên gần đây, dưới tác động của những thành tựu khoa học
- cơng nghệ, q trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và nền kinh tế tri thức, GCCN
có nhiều biến đổi về vị trí trong sở hữu TLSX, tổ chức quản lý sản xuất và lao động
xã hội, về phân phối sản phẩm, về mối liên hệ kinh tế giữa cơng nhân các quốc gia,
về những hình thái cơng nhân mới,… Những biến đổi ấy địi hỏi cần được khái quát
trong sự vận động của khái niệm GCCN.
Phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế từ những năm 70 thế
kỷ XX đến nay có biểu hiện lắng xuống, điều đó một phần là do “lý luận cịn lạc hậu,
tính dự báo thấp, kết quả nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn”.
GCCN đã đang đòi hỏi nhận thức rõ hơn về chính mình để hoạt động của nó đạt được
hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, khi mà GCCN đang giữ vai trò lãnh đạo xây dựng xã hội
XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thông qua chính đảng
của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam, thì nhu cầu đó càng trở nên cần thiết hơn bao giờ
hết. Việc làm rõ khái niệm GCCN cũng góp phần trang bị thêm cơ sở lý luận cho
nghiên cứu lý luận về khái niệm GCCN Việt Nam hiện nay.
Nhằm quán triệt tinh thần Nghị quyết 37- NQ/TW của Ban chấp hành Trung
ương “Tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin”, phần nào khắc phục những thiếu hụt về lý luận và đáp ứng nhu cầu
thực tiễn của phong trào công nhân, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề Sự vận động
của khái niệm giai cấp cơng nhân nhìn từ quan điểm triết học biện chứng duy vật
làm đề tài luận án triết học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Phân tích làm rõ nguồn gốc ra đời, bản chất, logic vận động và phát
triển của khái niệm nói chung trong tư duy lý luận và của khái niệm GCCN nhìn từ
quan điểm triết học biện chứng duy vật.
Nhiệm vụ:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến lý luận chung về khái niệm
và khái niệm GCCN nói riêng;


- Chỉ ra các điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề lý luận cho sự hình thành, vận
động của khái niệm GCCN thời kỳ trước Mác;
- Làm rõ sự vận động của khái niệm GCCN trong tư tưởng C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin;
- Phân tích sự vận động của khái niệm GCCN trong tư duy lý luận từ sau khi
V.I.Lênin mất đến nay;
- Bước đầu khảo sát sự vận động của khái niệm GCCN ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Logic vận động của khái niệm GCCN nhìn từ quan
điểm triết học biện chứng duy vật.
Phạm vi nghiên cứu: Sự vận động của khái niệm GCCN chủ yếu được nghiên
cứu trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVI đến nay với không gian trải dài từ châu Âu
sang châu Á (chủ yếu ở Việt Nam) thơng qua phân tích tư tưởng XHCN trước Mác,
các luận điểm liên quan đến công nhân, lao động, cách mạng… trong các tác phẩm
kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, và Hồ Chí Minh, sự vận động thực tiễn
của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế trong lịch sử và từ sau khi V.I.Lênin mất
đến nay.
Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi nội hàm và ngoại diên theo logic vận
động của khái niệm GCCN nhìn từ quan điểm triết học biện chứng duy vật.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và
phương pháp luận biện chứng duy vật, những luận điểm logic biện chứng mácxít về
những quy luật, nguyên tắc chi phối, chiều hướng và nguyên nhân vận động của khái
niệm trong tư duy lý luận.
Phương pháp nghiên cứu

Luận án vận dụng các phương pháp thống nhất phân tích - tổng hợp, lịch sử logic, diễn dịch - quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh, phương pháp đọc
hiểu tài liệu, văn bản, chú giải học...


5. Đóng góp mới của luận án
- Xây dựng khung mẫu lý thuyết về các điều kiện cần cho sự ra đời của một
khái niệm, lý thuyết, học thuyết nói chung.
- Hiện thực hóa trên chất liệu logic vận động của khái niệm GCCN các điều
kiện nêu trên, qua đó khẳng định: Khái niệm GCCN vận động từ trừu tượng đến cụ
thể, có nội hàm ngày càng sâu sắc, ngoại diên ngày càng mở rộng; bản chất GCCN
phản ánh trong khái niệm trở thành bản chất, qui định tính chất, sự biến đổi của các
vấn đề trong CNXH khoa học.
- Từ khung mẫu lý thuyết đó và lịch sử vận động của khái niệm GCCN bước
đầu dự báo xu hướng phát triển tiếp theo của khái niệm này trong xã hội đương đại.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những cách hiểu và nội dung
khái niệm GCCN trong lịch sử tư tưởng XHCN; từ đó tóm lược, khái quát hóa logic
vận động của khái niệm GCCN trong tư duy lý luận.
Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy môn logic học biện chứng, triết học Mác - Lênin, CNXH khoa học…
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận
án, kết luận, các cơng trình đã cơng bố của tác giả, tài liệu tham khảo, luận án cấu
trúc thành 3 chương 7 tiết.


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận chung về sự vận động của khái
niệm và tƣ tƣởng trƣớc Mác về khái niệm giai cấp công nhân

Vấn đề khái niệm, nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, logic sinh thành và vận động
của nó với tư cách là vấn đề trung tâm của logic học biện chứng đã được nhiều tác
giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu từ hơn nửa thế kỷ nay. Trước hết phải
kể đến cơng trình của nhà triết học Xô Viết M.M. Rodentan (bản dịch tiếng Việt
1961) Ngun lý lơgíc biện chứng [102] đã trình bày sâu về lịch sử hình thành logic
học biện chứng mácxít, tư duy biện chứng và biện chứng của tư duy với tư cách là đối
tượng nghiên cứu chuyên biệt của nó. Đặc biệt tác giả đã dành dung lượng đủ lớn
trình bày dưới góc nhìn logic biện chứng về bản chất, sự sinh thành, vận động của
các hình thức của tư duy, trong đó có khái niệm. Nói riêng về khái niệm, luận án
có thể kế thừa những luận giải của Rodentan về nguyên nhân và các xu hướng vận
động của khái niệm trong tư duy lý luận. Cũng theo hướng này nhà triết học Xô Viết
E.V. Ilencov (1974, bản dịch tiếng Việt 2003) trong cơng trình Logic học biện chứng
[40] đã cho thấy rõ nguồn gốc thực sự khách quan của nội dung khái niệm và cách
thức định nghĩa (chỉ ra nội hàm cơ bản của nó) trên tinh thần biện chứng gắn liền với
sự vận động của thực tiễn; vai trò của các nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể và
thống nhất lịch sử - logic trong kiến tạo nội hàm của các khái niệm khoa học.
Trong lĩnh vực logic biện chứng về khái niệm, những người làm triết học ở
Việt Nam đương đại cũng có những đóng góp đáng kể. Đó là các cơng trình của Tô
Duy Hợp (chủ biên, 1985): Mác - Ăngghen - Lênin bàn về lơgíc biện chứng [33];
Phạm Thái Việt (1995): Sự hình thành mối tương quan giữa lơgíc và lịch sử trong
lịch sử triết học [135], Về phạm trù cái lơgíc và cái lịch sử [136]; Bùi Thanh Quất,
Nguyễn Ngọc Hà (1997): Khái niệm với tính cách một vấn đề triết học [96], Bùi
Thanh Quất và… (2001): Về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đặc điểm của
lơgíc học biện chứng [97]… Trong các cơng trình này các tác giả ngoài việc làm rõ
đối tượng, phương pháp đặc thù và nội dung nghiên cứu chủ yếu của logic học biện


chứng, đã làm rõ đặc điểm của tư duy trừu tượng lý luận - khoa học biện chứng, lý
giải vì sao lại có thể gọi tư duy này là tư duy khái niệm. Đặc biệt phải kể đến ở đây là
cuốn Giáo trình logic học biện chứng [119] do các tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn

Thúy Vân (2016) biên soạn làm tài liệu giáo khoa phục vụ việc học tập môn học
cùng tên cho sinh viên ngành triết học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân
văn Hà Nội. Với tính chất như vậy, các tác giả đã khảo sát và trình bày biện chứng
của các hình thức tư duy lý luận biện chứng, trong đó sự ưu tiên nhất được dành cho
khảo sát khái niệm, bởi các tác giả kỳ vọng đây sẽ là hình mẫu để người học và
người nghiên cứu có thể tự tìm tịi phân tích sâu hơn về logic vận động các hình
thức logic khác của tư duy. NCS cho rằng kỳ vọng đó của các tác giả sẽ phần nào
được hiện thực hóa trong luận án này, như thế cũng có nghĩa là cuốn giáo trình giúp
ích nhiều cho NCS đặt ra và giải quyết các nội dung về logic vận động của khái niệm
GCCN. Đi chuyên sâu theo hướng tạo dựng khuôn mẫu khảo sát vận động của khái
niệm mà NCS rất quan tâm học hỏi có luận án tiến sĩ Lơgíc vận động của khái niệm
trong tư duy lý luận [110] của Nguyễn Thanh Tân (2005). Trong cơng trình này tác
giả đã phân tích làm rõ hai nội dung chủ yếu của logic vận động khái niệm trong tư
duy lý luận: sự tác động của các quy luật và nguyên tắc biện chứng cơ bản trong sự
vận động của khái niệm, cơ chế diễn ra sự vận động; và các chiều hướng, nguyên
nhân của sự vận động đó. Tuy nhiên, do mục đích và khn khổ của luận án tác giả
mới chỉ dừng lại vạch thảo những vấn đề lý thuyết chung về sự vận động của khái
niệm, nói cách khác, ở đây mới chỉ có lý luận “chay”; vấn đề của NCS là kế thừa
những thành quả đã đạt được để hiện thực hóa lý luận đó trên chất liệu cụ thể về sự
vận động của khái niệm GCCN.
NCS quan niệm sự vận động đó bắt đầu từ sự tạo lập dần dần các tiền đề lý
luận và điều kiện kinh tế - xã hội của khái niệm GCCN. Các tiền đề lý luận của khái
niệm GCCN trong thời kỳ trước Mác vốn thể hiện tập trung trong học thuyết của các
nhà kinh tế học cổ điển Anh, của các lý thuyết gia XHCN không tưởng - phê phán
Anh, Pháp. Đề cập đến quan niệm của họ trong những thập niên gần đây có một số
nghiên cứu tiêu biểu dưới góc nhìn logic biện chứng như M.M. Rơdentan (1962):
Những vấn đề về phép biện chứng trong bộ tư bản của Mác [103], hay Lơgíc học
biện chứng [40] của E.V. Ilencôv đã nêu trên. Mặc dù đối tượng, phạm



vi nghiên cứu khác nhau, nhưng các tác giả đều có kết luận chung rằng, trong tư
tưởng của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển Anh, XHTB là trường tồn, vĩnh viễn
và bất biến; họ đã không thể hiểu được bản chất, địa vị của GCCN trong xã hội ấy do
chỗ họ không lý giải đúng hoặc đầy đủ các phạm trù kinh tế như giá trị, giá trị thặng
dư, lợi nhuận… - những phạm trù phản ánh các quan hệ của xã hội đó.
Nguyên nhân sâu xa của hạn chế nêu trên ở các nhà kinh tế học này là do khi
nghiên cứu XHTB, họ đã chỉ biết phương pháp luận siêu hình vốn địi hỏi tn thủ
tuyệt đối luật đồng nhất, cấm mâu thuẫn là tiêu chuẩn của tư duy đúng đắn. Nhưng
thực tế nó lại dẫn đến cái nhìn phi lịch sử và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các định
nghĩa trong tư duy. Rôdentan trong cơng trình nêu trên đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa
trọng thương xuất phát từ những hiện tượng bề ngoài của q trình lưu thơng, những
hiện tượng đã trở nên độc lập trong sự vận động của tư bản thương nghiệp, vì thế
chủ nghĩa trọng thương chỉ thấy được lớp váng bên trên, không thấy được bản chất
mối quan hệ giữa GCCN và GCTS; chủ nghĩa trọng nông cũng chưa thể hiểu được
các liên hệ bên trong của quan hệ giữa tư sản với công nhân do họ đã đồng nhất lao
động nói chung với lao động nơng nghiệp, họ cho rằng tất cả các lao động khác lao
động nông nghiệp, kể cả lao động công nghiệp đều là “phi sản xuất”, đều
không tạo ra giá trị thặng dư được. Theo những người trọng nông, nguồn gốc
duy nhất sinh ra giá trị thặng dư là năng suất của lao động nơng nghiệp. Và năng suất
ấy có được do đất đai màu mỡ, chứ khơng phải do bóc lột lao động không công của
người công nhân; A. Smith trong học thuyết kinh tế của mình, đã khơng giải thích lợi
nhuận từ giá trị thặng dư mà từ hứng thú của nhà tư bản. Điều đó là do ơng bị ảnh
hưởng bởi tính chất 2 mặt trong phương pháp nghiên cứu đặt ngang hàng những liên
hệ bên trong với liên hệ bên ngồi của mình. Sự “lầm lẫn” ấy dẫn ơng tới khẳng định
giá trị không phải do lao động mà do tiền công, địa tô và lợi nhuận tạo ra; D. Ricacdo
thì quy tất cả các hiện tượng vào cơ sở, nên ơng ta khơng giải thích được lợi nhuận
một cách khoa học.
Cịn trong Lơgíc học biện chứng, Ilencơv chỉ ra Ricacdo có những quan điểm
thiếu khoa học về vấn đề lao động và hàng hóa cũng như các hình thái của chúng
do ơng ta hiểu một cách máy móc, phiến diện cặp phạm trù nội dung và hình thức.

Đối với lao động, Ricacdo chỉ nhìn thấy mặt hình thức của lao động tức lao động


nói chung - lao động trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, mà bỏ qua
mặt nội dung của lao động - lao động biểu thị mối quan hệ giữa con người với con
người. Điều này đưa ông đến việc thừa nhận sự tồn tại vĩnh viễn của CNTB. Quan
niệm phiến diện đó khiến ơng mắc sai lầm trong quan niệm về giá trị. Quả thật, ông
chỉ thấy được giá trị chung chung mà khơng thấy được tính xác định – các hình
thái của giá trị. Vì khơng thấy được tính xác định của giá trị nên ơng chưa thể thấy
được tính đồng nhất các yếu tố của hình thái giá trị và khơng thấy được sự khác
biệt của lao động đã vật hóa với lao động sống. Do vậy, ông không thể biết tới giá trị
thặng dư và nó thực sự được sinh ra từ đâu (nghĩa là không hiểu được quan hệ thực
sự giữa công nhân và tư sản), đồng thời khiến học thuyết của ông rơi vào mâu thuẫn
khơng thể giải quyết được. Ilencơv cịn khẳng định antinomi quy luật giá trị và quy
luật tỷ suất lợi nhuận bình quân trong học thuyết kinh tế của Ricacdo chỉ có thể được
giải quyết bằng con đường tìm kiếm những mắt xích trung gian để phát hiện ra giá trị
thặng dư được tạo ra do bóc lột sức lao động của công nhân. Nhưng Ricacdo không
thể giải quyết Antinomi này vì ơng thực hiện bằng con đường đặt ngay trực tiếp cái cụ
thể dưới cái trừu tượng và làm thích nghi trực tiếp cái cụ thể bằng cái trừu tượng.
Ngồi ngun nhân do phương pháp siêu hình dẫn đến sai lầm trong các
quan niệm về phạm trù kinh tế và mối quan hệ giai cấp, địa vị giai cấp trong XHTB,
Rơdentan trong cơng trình nêu trên chỉ ra, xảy ra những sai lầm ấy còn do các nhà
kinh tế học tư sản, kể cả Ricacdo và Smith đều là những nhà tư tưởng của GCTS, của
chế độ tư bản. Họ muốn che đậy những quan hệ hiện thực nhằm duy trì vĩnh viễn sự
lẫn lộn vơ lý ấy (chẳng hạn, cố tình nêu bật những quan hệ bên ngoài và làm lu mờ
những quan hệ bên trong) để đánh lạc hướng ý thức GCCN không cho giai cấp ấy
nắm được các phương pháp đấu tranh cần thiết chống lại sự thống trị của GCTS.
Liên quan đến tiền đề khái niệm GCCN trong CNXH không tưởng phê phán Anh, Pháp đầu thế kỷ XIX cịn có các cơng trình: Giáo trình chủ nghĩa xã
hội khoa học [36] của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia
(2002); Tìm hiểu lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa [90] của Phạm Công Nhất

(2005); ALMANACH những nền văn minh thế giới [20] của Nguyễn Hoàng Điệp


(2006), Giáo trình lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa [121] của Đỗ Công Tuấn,
Đặng Thị Linh (2012)… Những cơng trình này đã có những đánh giá quan trọng sau:
1/ Về giá trị của CNXH không tưởng: đã phê phán sâu sắc XHTB, chỉ ra được chính
xác chế độ tư hữu là nguồn gốc chủ yếu, cơ bản của những tệ nạn và bất công trong
xã hội ấy; đã nhận thức được mâu thuẫn giữa các giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc
lột, giữa GCTS và GCCN, coi mâu thuẫn đó là nguồn gốc của các cuộc đấu tranh giai
cấp nhằm hướng tới một cuộc sống có tính người hơn; đã có những dự báo thiên tài
về đặc điểm của xã hội tương lai, mà về sau C.Mác, Ph.Ăngghen đã chứng minh là
đúng đắn; một số nhà XHCN không tưởng đã bước đầu nhận thức được nguồn gốc,
tiền thân của GCCN, quá trình tách khỏi các tầng lớp để trở thành giai cấp độc lập và
sự bắt đầu tự ý thức của GCCN về vai trò của nó. Với những giá trị lịch sử nổi bật,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định CNXH lý luận Đức sẽ không bao giờ quên rằng
nó đứng trên vai của các nhà CNXH khơng tưởng Anh, Pháp, mặc dù tất cả tính chất
ảo tưởng trong các học thuyết của họ thuộc về những trí tuệ vĩ đại. 2/Về hạn chế của
CNXH khơng tưởng: CNXH không tưởng mặc dù đã chỉ ra được chế độ tư hữu là
nguồn gốc của áp bức bất công trong xã hội, nhưng họ lại chưa chỉ ra được chế độ tư
hữu sinh ra các tệ nạn xã hội như thế nào và bằng cách nào; mặc dù có những dự báo
chính xác về mơ hình xã hội tương lai nhưng họ lại không thể chỉ ra được con đường,
phương thức, phương pháp cách mạng có thể tạo lập từng bước xã hội đó. Họ chưa
thể phát hiện ra được sứ mệnh lịch sử của GCCN, nên họ cho rằng xã hội tương lai là
kết quả của lý tính, của chính nghĩa tuyệt đối có sẵn ở đâu đó, chưa phải là kết quả
thực hiện con đường cách mạng của GCCN. 3/Nguyên nhân của những hạn chế của
CNXH không tưởng là do hạn chế về mặt lịch sử: Phương thức sản xuất TBCN chưa
phát triển đầy đủ, mâu thuẫn giữa GCCN với GCTS chưa chín muồi, những biện
pháp để giải quyết mâu thuẫn cũng chưa bộc lộ rõ ràng. Tuy nhiên, các cơng trình này
lại chưa nhận thấy việc các nhà không tưởng chưa nhận thức đúng bản chất GCCN và
mối liên hệ nội tại giữa GCCN với các nội dung của CNXH là nguyên nhân về

phương diện logic dẫn đến CNXH trước Mác rơi vào tình trạng không tưởng và khái
niệm GCCN chưa thể trở thành một khái niệm cụ thể. 4/Ngoài việc xác lập các tiền đề
tư tưởng, các cơng trình trên cũng phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội của sự ra
đời CNXH khoa


học nói chung và khái niệm GCCN nói riêng, đó là sự tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất làm cho phương thức sản xuất TBCN được củng cố, phát
triển trên cơ sở vật chất của chính nó. Mâu thuẫn xã hội càng trở nên gay gắt. Xung
đột giữa vô sản và tư sản trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. GCCN xuất hiện
trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị - xã hội độc lập. Thực tiễn
cách mạng của GCCN đòi hỏi một lý luận cách mạng khoa học dẫn đường. Trên cơ sở
ấy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng tạo ra học thuyết về những điều kiện giải phóng
GCCN, xã hội và con người.
2. Các cơng trình nghiên cứu các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen và
V.I.Lênin có liên quan đến khái niệm giai cấp công nhân
Từ những năm 40 của thế kỷ XIX đến khoảng sau chiến tranh thế giới thứ nhất,
XHTB và GCCN trong xã hội ấy đã phát triển tới trình độ trưởng thành và ngày càng
hồn thiện hơn. Phản ánh sự trưởng thành ấy là sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin
và khái niệm khoa học về GCCN. Đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu các tác phẩm
của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin liên quan đến khái niệm GCCN. Dưới đây là
một số cơng trình có ý nghĩa với luận án:
* Về các thuật ngữ khác nhau diễn đạt khái niệm giai cấp cơng nhân
Có nhiều cơng trình khoa học cho thấy C.Mác và Ph.Ănghen đã sử dụng
nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ khái niệm GCCN. Đó là những thuật ngữ gì?
Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Hồng Giáp (2010) trong Giai cấp cơng nhân ở các
nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay – Thực trạng và triển vọng
[98] viết: “Mác và Ăngghen dùng nhiều thuật ngữ khác nhau như những cụm từ đồng
nghĩa, có nội hàm giống nhau để chỉ giai cấp công nhân như: “giai cấp vô sản”, “vơ
sản đại cơ khí”, “vơ sản đại cơng nghiệp”, “giai cấp những người lao động làm thuê

của thế kỷ XIX, “giai cấp vô sản hiện đại”, “giai cấp công nhân hiện đại”…” [98, 11].
Terry Eagleton (2012) trong cuốn sách Tại sao Mác đúng [16] giải thích thuật
ngữ "giai cấp vơ sản" bắt nguồn từ tiếng Latinh, là "con đẻ", có nghĩa là, những người
quá nghèo chỉ có thể phục vụ nhà nước bằng dạ con của mình. Do quá thiếu thốn
khơng thể đóng góp cho đời sống kinh tế bằng bất kỳ cách nào khác,


trong số họ những người phụ nữ sinh ra trẻ em, ni chúng thành lực lượng lao động.
Họ khơng có gì để giao nộp ngồi sản phẩm từ cơ thể họ. Cái mà xã hội yêu cầu ở họ
không phải là sản xuất mà là tái sản xuất. Giai cấp vơ sản bắt đầu cuộc sống từ những
thứ nằm ngồi q trình lao động chứ khơng phải nằm bên trong q trình đó.
* Về nội hàm khái niệm
Cơng trình Một số vấn đề phát triển lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam
trong điều kiện kinh tế thị trường đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế [3] của Hồng Chí Bảo, Nguyễn Viết Thơng, Bùi Đình Bơn (2010)
cho rằng, trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, GCCN mang hai đặc trưng:
“Thứ nhất, đó là những người lao động công nghiệp trực tiếp hay gián tiếp vận
hành các công cụ sản xuất công nghiệp, tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Thứ hai,
dưới chế độ tư bản, công nhân là những người lao động khơng có tư liệu sản xuất,
phải làm th, bán sức lao động cho nhà tư bản để sống, bị nhà tư bản bóc lột giá trị
thặng dư, có lợi ích căn bản đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản” [3, 11].
Chúng tôi cho rằng, đặc trưng thứ nhất chỉ là dấu hiệu nội hàm của một loại
hình GCCN (tương ứng của một khái niệm chủng thuộc khái niệm GCCN như khái
niệm loại) chứ không phải cho mọi loại hình GCCN, nói cách khác, đó là dấu hiệu
chủng khá sâu sắc giúp phân biệt loại hình GCCN này với những loại hình khác, chứ
chưa phải dấu hiệu nội hàm chung của khái niệm GCCN. Trong sự vận động của xã
hội sẽ nảy sinh những loại hình GCCN không mang dấu hiệu thứ nhất. Đặc trưng thứ
hai bao gồm nhiều dấu hiệu được sắp đặt cạnh nhau, hơn nữa dấu hiệu “khơng có tư
liệu sản xuất” đã bị thực tế lịch sử cả ở những nước TBCN và những nước q độ lên
CNXH vượt qua. Cơng trình chưa nhận thức được trong tư tưởng của C.Mác,

Ph.Ăngghen dấu hiệu phổ biến, trừu tượng có khả năng thống nhất các dấu hiệu
chủng đó và triển khai thành các nội dung khác của khái niệm GCCN, đồng thời bao
quát hết các giai đoạn phát triển của GCCN trong các xã hội mà nó tồn tại.
Bàn về nội hàm khái niệm GCCN, ngồi cơng trình trên cịn có cuốn sách
Đổi mới tư duy về giai cấp công nhân - kinh tế tri thức và công nhân tri thức [108]


của Văn Tạo (2008). Cuốn sách này đã hệ thống hóa các quan điểm của C.Mác,
Ph.Ăngghen về nội hàm khái niệm GCCN. Điều đáng chú ý là trong nghiên cứu của
tác giả này không xuất hiện “đặc trưng 1” - những người lao động trực tiếp hoặc gián
tiếp vận hành cơng cụ sản xuất có tính chất cơng nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội
hóa cao - mà chỉ có “đặc trưng 2” - đó là những người khơng có TLSX, phải bán sức
lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư thuộc về nội hàm
khái niệm GCCN. Theo chúng tôi, đây chắc không phải do tác giả “sơ suất” và chúng
tơi đồng tình với việc “sơ suất” ấy.
Điều đặc biệt hơn nữa, Văn Tạo cho rằng quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen
về sứ mệnh lịch sử của GCCN trong Tuyên Ngôn của Đảng Cộng sản: “… giai cấp tư
sản đã rèn vũ khí sẽ giết mình; nó cịn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy chống lại
nó, đó là những công nhân hiện đại, những người vô sản” [68, 605] là sự chỉ dẫn khi
định nghĩa khái niệm GCCN khơng thể khơng nói đến sứ mệnh lịch sử của GCCN.
Như vậy, theo Văn Tạo, nội hàm khái niệm GCCN ngồi đặc trưng thứ hai, cịn
có sứ mệnh lịch sử của giai cấp này. Chúng tôi cho rằng, đây là một ý tưởng khoa học
có thể đem lại cách hiểu về GCCN đúng đắn hơn. Tuy nhiên, ở đây Văn Tạo cũng
chưa nhìn ra mối quan hệ giữa sứ mệnh lịch sử của GCCN với đặc trưng thứ hai và
quan hệ nhân cách của GCCN.
Trước đó, cũng Văn Tạo (2007) trong cuốn Giai cấp công nhân Việt Nam với
kinh tế tri thức (cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI) [107] còn liệt kê trong định nghĩa
GCCN tới 10 yếu tố bất biến (sứ mệnh lịch sử của GCCN, người cơng nhân cần phải
và có thể bán sức lao động để sống, đặc điểm sức lao động của họ là có năng lực sản
sinh ra giá trị thặng dư, cơng nhân bị tha hóa trong lao động, chủ nghĩa quốc tế

vô sản,…) và 7 yếu tố khả biến (sở hữu của người cơng nhân, cơng nhân trí thức,
cơng nhân dịch vụ, việc bóc lột giá trị thặng dư,…) cần thay đổi, được bổ sung.
Trong đó, tác giả đã tập trung phân tích sự biến đổi của yếu tố bóc lột giá trị thặng
dư trong thời đại ngày nay so với thời kỳ C.Mác sống. Chúng tôi nhận thấy có những
yếu tố Văn Tạo đưa ra là đúng, song vẫn có một số yếu tố khác


chưa thể xác định tính đúng - sai, dù sao chúng cũng là những gợi ý quý báu để chúng
tôi suy nghĩ làm luận án.
* Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân
Giáo trình học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân [25] của Bùi Thị
Kim Hậu (2014), thơng qua phân tích các tác phẩm kinh điển tiêu biểu, đã cho thấy
quá trình vận động tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của GCCN.
Từ đầu những năm 40 của thế kỷ XIX đến năm 1848, tư tưởng về sứ mệnh lịch sử của
GCCN vận động từ trừu tượng, lẻ tẻ rời rạc rồi định hình và đến hồn chỉnh, có tính
hệ thống; Từ năm 1848 đến 1871, C.Mác và Ph.Ăngghen có những tư tưởng cụ thể
về những khía cạnh khác nhau của q trình thực hiện sứ mệnh: như tính tất yếu,
tính chất triệt để của sứ mệnh lịch sử; động lực xã hội cơ bản của quá trình thực hiện
sứ mệnh lịch sử; đấu tranh giai cấp, nhà nước, cách mạng và chun chính vơ sản; Từ
1871 đến 1895, các ơng tiếp tục luận chứng cho một số luận điểm về sứ mệnh lịch
sử của GCCN như xóa bỏ sở hữu tư nhân, vai trò của liên minh giai cấp trong thực
hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN,…; Sau khi C.Mác và Ph.Ăngghen mất, V.I.Lênin
tiến hành bảo vệ và tiếp tục phát triển lý luận sứ mệnh lịch sử của GCCN trên nhiều
nội dung như vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân trong thực hiện sứ mệnh lịch
sử; lý luận về những điều kiện bảo đảm quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cách
mạng dân chủ tư sản Nga, về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, tính tất yếu phải thiết
lập chun chính vơ sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử, vấn đề cách mạng
bạo lực, nội dung liên minh giai cấp…
Sứ mệnh lịch sử là một mặt - mặt khả năng, cùng với những mặt khác cấu
thành khách thể GCCN. Cho nên sự nhận thức về nó bao giờ cũng có tính thứ tự và là

một q trình. Tính thứ tự ở đây chưa được chú ý nhiều, nhưng các tác giả nêu trên đã
cho thấy được quá trình nhận thức về nội dung sứ mệnh lịch sử của khái niệm GCCN.
* Liên quan đến sự vận động tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin
về giai cấp công nhân


Về vấn đề này có Giáo trình lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa [121] của Đỗ
Công Tuấn, Đặng Thị Linh (2012). Qua cơng trình này, tác giả nhận thấy, lúc khởi
đầu, tư tưởng về GCCN xuất hiện còn khá trừu tượng, mang tính kinh nghiệm lẻ tẻ,
bên cạnh nhau; dần dần được định hình và trở thành hệ thống. Tác phẩm Tuyên Ngôn
của Đảng Cộng sản đánh dấu sự hình thành về cơ bản khái niệm GCCN, đưa khái
niệm GCCN từ khái niệm kinh nghiệm thành khái niệm lý luận. Sau Tuyên Ngôn của
Đảng Cộng sản, C.Mác, Ph.Ăngghen tiếp tục bổ sung những yếu tố nội dung, những
quy định mới, phát triển và cụ thể hóa quan niệm liên quan tới GCCN như: GCCN
cần đập tan bộ máy quan liêu trong nhà nước tư sản, thiết lập chuyên chính vơ sản,
liên minh giai cấp, quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, thời kỳ cải biến cách mạng, thời
kỳ quá độ chính trị... Với sự ra đời bộ Tư bản của C.Mác, quan niệm duy vật lịch sử
không còn là giả thuyết nữa mà trở thành học thuyết được chứng minh một cách khoa
học; trên cơ sở đó, khái niệm GCCN cũng được làm sâu sắc thêm bởi Tư bản đã làm
sáng tỏ quy luật giá trị thặng dư, luận chứng tính tất yếu diệt vong của CNTB, sự ra
đời của CNXH và sứ mệnh lịch sử của GCCN.
Sau khi C.Mác và Ph.Ăngghen mất, trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc, khái
niệm GCCN được V.I.Lênin bảo vệ, làm giàu thêm nội dung và vận dụng vào thực
tiễn đấu tranh xây dựng chính quyền Xơ Viết, cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội
mới ở nước Nga và tồn Liên Xơ.
Như vậy, nếu C.Mác và Ph.Ăngghen đã có cơng làm cho khái niệm GCCN từ
khơng tưởng trở thành khoa học, thì V.I.Lênin có cơng phát triển và hiện thực hóa
một phần khái niệm GCCN trong đời sống xã hội nước Nga và thế giới ở hai thập
niên đầu thế kỷ XX.
Qua sự trình bày của tác giả, phù hợp với mục đích luận án của mình, NCS

nhận thấy sự vận động của tư tưởng về GCCN đã được hóa thân trong sự vận động
của khái niệm GCCN xét như hiện tượng độc lập theo chiều hướng nội hàm ngày
càng sâu sắc thêm, ngoại diên được mở rộng và bản thân khái niệm này vận động
trong tương quan với thực tiễn của nó.
* Bàn về những nội dung cụ thể của khái niệm giai cấp công nhân được sản
sinh trong q trình nó vận động và phát triển.


Tài liệu bàn về tổng thể các nội dung mà GCCN thực hiện trong q trình hiện
thực hóa bản chất thì có rất nhiều, đó là những tài liệu giới thiệu tác phẩm kinh điển
Mác - Lênin về CNXH, các giáo trình CNXH khoa học. Trong mối quan hệ với
nhiệm vụ luận án, nội dung các tài liệu đó là khá thống nhất. Ở đây, chúng ta chỉ
cần nói tới cuốn Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học [36] của Hội đồng Trung ương
chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia (2002) là đủ. Cơng trình này đã đề cập toàn diện
và đầy đủ các nội dung cụ thể của quá trình GCCN thực hiện sứ mệnh lịch sử của
mình như đấu tranh giai cấp, đảng cộng sản, bạo lực cách mạng, cách mạng XHCN,
hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa và các giai đoạn của nó… Tuy nhiên, việc trình
bày các nội dung này cịn ở tình trạng riêng rẽ, do đó mối liên hệ nội tại giữa chúng
chưa được thể hiện rõ ràng. Các định nghĩa và quan điểm phản ánh các nội dung đó
chưa được xây dựng như một hệ thống vận động và phát triển; chưa thể hiện như là
các yếu tố, bộ phận, các giai đoạn cấu thành một chỉnh thể đang vận động và phát
triển, chưa thấy nổi rõ vai trò khái niệm chủ - khái niệm GCCN trong quan hệ với các
khái niệm khác của CNXH khoa học. Mặc dù vậy, chúng vẫn là dữ liệu rất quý báu để
chúng tôi tái hiện logic vận động của khái niệm GCCN.
Nghiên cứu về từng nội dung trong quá trình GCCN hiện thực hóa bản chất có
cơng trình Đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân trong điều kiện chủ nghĩa tư
bản phát triển - đặc điểm và xu thế [64] của Nguyễn Thế Lực (1994). Tác giả cơng
trình này đã chỉ ra một số quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về đấu tranh
giai cấp và đấu tranh giai cấp của GCCN như sau: sự tồn tại của đấu tranh giai cấp
chỉ gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định; cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu

sẽ dẫn đến chuyên chính vơ sản, bản thân chun chính chỉ là bước quá độ tiến tới thủ
tiêu tất cả mọi giai cấp, tiến tới xã hội khơng cịn giai cấp; các hình thức đấu tranh
giai cấp của GCCN và vị trí của chúng.
Đấu tranh giai cấp của GCCN lại tất yếu dẫn đến cách mạng vô sản. Nghiên
cứu về vấn đề này có bài báo Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về cách mạng vơ
sản và ý nghĩa của nó trong thời đại hiện nay [31] của Nguyễn Đình Hịa (2006).
Trong bài báo này, tác giả đã chỉ ra một số quan điểm về cách mạng vô sản trong
tác phẩm Hệ tư tưởng Đức như sau:


- Trong xã hội TBCN, mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX biểu hiện về mặt xã
hội là mâu thuẫn giữa GCCN và GCTS chỉ có thể được giải quyết bằng cách mạng
vô sản.
- Cách mạng vô sản diễn ra theo quy luật lịch sử tất yếu.
- Cơ sở vật chất để cuộc cách mạng vô sản nổ ra là sự phát triển của LLSX
và sự hình thành giai cấp vơ sản cách mạng. Sự phát triển ấy là sự phát triển về
lượng, để tới một giới hạn nhất định sẽ tạo ra “bước nhảy vọt”, tức cuộc cách mạng
vô sản nổ ra.
- Mục đích cũng như kết quả của cuộc cách mạng này khác về chất so với tất
cả các cuộc cách mạng trong lịch sử.
Phản ánh về cách mạng vơ sản cịn có cuốn sách Thế giới phẳng - tóm lược
Lịch sử Thế giới Thế kỷ 21 [23] của Thomas L.Friendman (2008). Cuốn sách này
đã diễn đạt thêm quan điểm của C.Mác về mối quan hệ giữa quá trình tồn cầu hóa
với cách mạng vơ sản. Michael J. Sandel - nhà lý thuyết chính trị nổi tiếng của Đại
học Hardvard - giải thích, sự mơ tả của L.Friendman trong cuốn sách về quá trình
“làm phẳng thế giới” đã được C.Mác, Ph.Ăngghen lần đầu tiên chỉ ra trong tác phẩm
Tuyên ngơn của đảng Cộng sản (1848). Tuy có đơi chút khác biệt về mức độ, nhưng
quá trình “làm phẳng thế giới” ngày nay thực chất là một phần, là sự tiếp tục của
xu hướng lịch sử mà C.Mác đã đề cập trong tác phẩm của ơng - đó chính là dịng chảy
của cơng nghệ và tư bản mà khơng sức mạnh nào có thể ngăn cản nổi.

Michael J. Sandel cịn giải thích thêm, C.Mác coi “q trình làm phẳng thế
giới” là điềm báo trước một cuộc cách mạng vô sản bằng cách dẫn ra sự phân tích
quan điểm này của C.Mác bởi L.Friendman “… vì một khi chủ nghĩa tư bản đã phá
hủy lịng trung thành dân tộc và tơn giáo, nó sẽ bóc trần tồn bộ cuộc đấu tranh giữa
tư bản và lao động. Buộc phải cạnh tranh trong một cuộc đua toàn cầu đến cùng kiệt,
những người lao động trên thế giới sẽ liên hiệp lại trong một cuộc cách mạng toàn cầu
để chấm dứt sự áp bức. Do khơng cịn bị ru ngủ bởi chủ nghĩa u nước và tơn giáo,
họ sẽ thấy việc bị bóc lột một cách rõ ràng và sẽ đứng lên để chấm dứt nó [23,
349-350].


Sự phân tích trên đây cho chúng ta thấy, quan điểm của C.Mác về quá trình
GCTS biến cả thế giới theo hình ảnh của nó và quan hệ của q trình ấy với việc nổ
ra cuộc cách mạng vơ sản cho đến hơm nay vẫn cịn ngun giá trị.
Cách mạng XHCN có nhiều nội dung, trong đó có một nội dung quan trọng là
cách mạng xã hội trên lĩnh vực chính trị. Nhận thức vấn đề này có cuốn Cách mạng
xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị [42] của Nguyễn Thọ Khang (2013). Bằng
việc khảo sát các tác phẩm tiêu biểu của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, tác giả đã
cho thấy sự vận động tư tưởng của các nhà kinh điển về cách mạng xã hội trên lĩnh
vực chính trị; các khái niệm cấu thành lý luận về cách mạng xã hội trên lĩnh vực này;
hệ thống các quy luật trong cách mạng xã hội trên lĩnh vực chính trị.
Thực hiện thành công cuộc cách mạng xã hội trên lĩnh vực chính trị mới là
bước thứ nhất trong tiến trình thực hiện sứ mệnh lịch sử, bước thứ hai, GCCN phải
xây dựng hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa nhằm giải phóng chính bản thân
mình, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin về hình thái xã hội cộng sản chủ
nghĩa, tiêu biểu là cuốn sách Những quan điểm cơ bản của C. Mác - Ph. Ăngghen V.I. Lênin về Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ [14] của Nguyễn Trọng Chuẩn,…
(1997), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học [36] của Hội đồng Trung ương…
(2002); Quan điểm của V.I. Lênin về nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [61] của Trần Ngọc Liêu (2007); Giới thiệu một

số tác phẩm của V.I. Lênin về chủ nghĩa xã hội khoa học [122] của Đỗ Công Tuấn
(2013); Giới thiệu một số tác phẩm của C. Mác và Ph. Ăngghen về chủ nghĩa xã
hội khoa học [43] của Nguyễn Thọ Khang (2013); Quan điểm của C. Mác, Ph.
Ăngghen về thời kỳ quá độ và một số vấn đề đặt ra [45] của Nguyễn Linh Khiếu
(2013). Các cơng trình này có thể giúp nắm được các giai đoạn và đặc điểm từng
giai đoạn của hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư
tưởng mà q trình vận động mâu thuẫn của GCCN phải trải qua.
Bàn về mơ hình xã hội cộng sản chủ nghĩa trong tư tưởng của C.Mác còn có
cuốn Tại sao chúng ta phải kiên định chủ nghĩa Mác [6] của Lê Kim Bình và Đỗ
Minh Hợp (2014). Các tác giả cho rằng quan niệm sở hữu xã hội là sở hữu của mọi


người về một cái gì đó là hiểu sai C.Mác, vì sở hữu như thế có thể có về pháp lý
nhưng bất hợp lý về mặt kinh tế. Hơn nữa thay thế chủ thể tư nhân bằng chủ thể tập
thể (mọi người) hồn tồn khơng làm thay đổi bản chất của sở hữu. Theo các tác giả
sở hữu xã hội nên được hiểu là sở hữu của mỗi người về tất cả. “Nếu tự do của mỗi
người là điều kiện tự do của mọi người, thì sở hữu của mỗi người (đối với toàn bộ
của cải) là điều kiện cho sở hữu của mọi người, cho sở hữu xã hội. Sở hữu xã hội
(…) là sở hữu thuộc về mỗi người và, do vậy, thuộc về mọi người cùng nhau” [6,
137]. Thứ của cải có thể vừa thuộc về mỗi người đồng thời là điều kiện thuộc về mọi
người như thế là khoa học và văn hóa nói chung vì chúng khơng thể bị tư hữu hóa và
khơng thể bị phân chia ra từng phần được. Sở hữu xã hội được hiểu như vậy theo hai
tác giả mới là con đường dẫn đến “vương quốc của tư do”.
Ý kiến của các tác giả về quan điểm của C.Mác đối với sở hữu xã hội và tự do
là khá mới mẻ. Tuy nhiên, theo chúng tơi, nếu văn hóa và khoa học đúng là có tính
chất thuộc về mỗi người đồng thời thuộc về mọi người, nhưng trong điều kiện còn
chế độ tư hữu thì điều đó khơng cản trở việc chúng trở thành của cải độc chiếm của ai
đó. Sự thật là những phát minh, sáng chế… trong quan hệ làm th, thì nó khơng
thuộc về tất cả mọi người. Nó vẫn là những bí mật của nhà kinh doanh, của những
người có tiền.

Với sự vận động của kinh tế, ngày nay trong GCCN đã và đang nảy sinh thêm
thành phần cơng nhân trí thức. Tuy nhiên, cơng nhân trí thức đã được các nhà kinh
điển mácxít bàn tới từ thời của các ông rồi. Đề cập tới tư tưởng về cơng nhân trí thức
của C.Mác, Ph.Ăngghen có cơng trình Trí thức hóa cơng nhân Việt Nam trong hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay [24] của Bùi Thị Kim Hậu (2012) và Cơng nhân trí
thức ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
[100] của Trần Thị Như Quỳnh (2102). Trong cuốn sách của mình, Bùi Thị Kim Hậu
đã cho thấy một số quan điểm về cơng nhân trí thức của C.Mác, Ph.Ăngghen. Thứ
nhất, điều kiện để GCCN hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, là họ phải có ý thức
chính trị, lập trường giai cấp, trình độ học vấn, chuyên môn và tay nghề cao. Thứ hai,
khẳng định tầm quan trọng của tri thức khoa học và yếu tố tinh thần của lao động
trong LLSX đại công nghiệp. GCTS thấy rõ tầm quan trọng đặc biệt của yếu tố này
nên đã tìm mọi cách buộc cơng nhân phải nâng cao trình độ


×