Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

ĐỔI mới CÁCH THỨC ôn tập môn GDCD để CHUẨN bị CHO kỳ THI THPT QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.01 KB, 26 trang )

Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
-

Hội đồng Sáng kiến Trường THPT Thống Nhất
Hội đồng Sáng kiến Sở GD & ĐT Bình phước
Hội đồng Sáng kiến Tỉnh Bình Phước

Tơi ghi tên dưới đây:
S Họ và tên

Ngày
tháng
năm
sinh

Nơi cơng
tác

Chức
danh


Trình độ
chun
mơn

1 Lê Thị Lương

18/6/1
985

Trường
THPT
Thống Nhất

Giáo
viên

Đại học SP
Giáo dục
chính trị

T
T

1

Tỷ lệ (%) đóng
góp vào việc tạo
ra sáng kiến
100%


Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia ”
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Khơng có
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/10/2016

Trang 1


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

* MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
A. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, môn giáo dục công dân(GDCD) là một cấu
phần trong tổ hợp bài thi Khoa học Xã hội. Đây cũng là lần đầu tiên mơn học này được đưa
vào thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan tại một kỳ thi lớn. Mặc dù cũng đã được làm
quen với hình thức thi trắc nghiệm (chiếm khoảng 30% đến 50% bài thi) thông qua các kì thi
học kì hay các bài kiểm tra ở trường, tuy nhiên trước sự thay đổi của một kì thi quan trọng
như vậy thực sự cũng sẽ gây ra không ít khó khăn cho giáo viên và học sinh. Hình thức thi
thay đổi bắt buộc giáo viên cũng phải thay đổi cách thức ôn tập sao cho phù hợp và đem lại
hiệu quả cao nhất.
Ôn tập là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình học tập của bất kỳ môn học nào.
Việc ôn tập giúp học sinh(HS) củng cố, hệ thống lại kiến thức đã lĩnh hội được trong q
trình nhận thức đó. Ơn tập giúp cho việc lưu giữ thông tin, liên hệ, vận dụng tri thức của môn
học một cách hiệu quả hơn. Đồng thời, việc ơn tập đúng cách cịn giúp cho HS hồn thành

các bài kiểm tra, bài thi với kết quả tốt. Điều khiến nhiều giáo viên (GV) và HS quan tâm
hiện nay là trong thời gian còn lại của năm học, với số lượng mơn thi tăng lên thì các em sẽ
học và ôn tập như thế nào? Trên cơ sở phân tích đề thi minh hoạ đã được Bộ Giáo dục và Đào
tạo công bố, đề tài đưa ra một số gợi ý giúp GV hướng dẫn HS ôn tập để chuẩn bị tốt nhất
cho kỳ thi THPT Quốc gia 2017 và những năm tiếp theo.
2. Tính mới của đề tài
Từ trước đến nay, các kỳ thi học kỳ môn GDCD THPT ở Bình Phước thường do trường
ra đề, GV chỉ cần đưa đề cương cho HS học và không đặt nặng vấn đề ơn tập, trong phân
phối chương trình mơn GDCD THPT, mỗi học kỳ cũng chỉ có 1 tiết ôn tập cho nên hầu như
chưa có bài viết hay đề tài khoa học nào nghiên cứu về vấn đề ôn tập môn GDCD THPT.
Khi tham dự Hội thảo khoa học Quốc gia về Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá môn GDCD tổ chức ở Huế, tôi đã được tham khảo bài viết của thầy Vũ Đình Bảy
(Trưởng khoa Giáo dục chính trị-Trường ĐHSP Huế) về vấn đề đổi mới cách thức ôn tập
môn GDCD. Bài viết của thầy đề cập đến những vấn đề cơ bản khi Gv ôn tập cho HS môn
GDCD. Bài viết rất hay, rất thiết thực nhưng chưa đề cập đến việc đổi mới cách thức tổ chức
các tiết học ôn tập mơn GDCD. Vì vậy, tiếp thu quan điểm và định hướng của thầy, từ khó
khăn thực tế của giáo viên GDCD, tôi muốn phát triển đề tài theo hướng mới là đưa ra những
giải pháp cụ thể cho việc tổ chức các tiết học ôn tập môn GDCD-một vấn đề mà hiện nay rất
nhiều giáo viên GDCD THPT đang băn khoăn, lo lắng.

B. Nội dung
Trang 2


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia


I. Tại sao phải đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD?
I.1. Một số yêu cầu đặt ra từ đề thi minh hoạ THPT Quốc gia 2017 mơn GDCD.
Khi tổ chức ơn tập cho một kì thi, GV cần căn cứ vào cấu trúc đề thi của kỳ thi đó để
xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo mỗi bài cho các em ôn tập, số lượng câu hỏi cho
các em ôn tập càng nhiều càng tốt nhưng nên căn cứ theo tỉ lệ của cấu trúc đề thi. Dựa trên đề
thi minh họa của Bộ ban hành ngày 5-10-2016, tôi đã xây dựng cấu trúc đề thi THPT Quốc
gia như sau:
Tên chủ đề
1. Pháp luật và
đời sống
2. Thực hiện
pháp luật
3. Cơng dân bình
đẳng trước pháp
luật
4. Quyền bình
đẳng của cơng
dân trong một số
lĩnh vực của đời
sống xã hội
5. Quyền bình
đẳng giữa các
dân tộc, tơn giáo
6. Công dân với
các quyền tự do
cơ bản
7. Công dân với
các quyền dân
chủ
8. Pháp luật với

sự phát triển của
công dân
9. Pháp luật với
sự phát triển bền

Nhận biết
40%

Vận dụng
Thông hiểu
20%

Cấp độ
thấp 30%

Cấp độ
cao 10%

Cộng

Số câu: 1
Sốđiểm:
0,25
Số câu: 2
Số điểm:
0,5

Số câu: 1
Sốđiểm:0,25
Số câu: 1

Số điểm:
0,25

Số câu: 1
Số điểm:
0,25

Số câu: 4
Số điểm: 1,0

Số câu: 1
Số điểm:
0,25
Số câu: 3
Số điểm:
0,75

Số câu: 1
Số điểm:
0,25
Số câu: 1
Số điểm:
0,25

Số câu: 1
Số điểm:
0,25
Số câu: 3
Số điểm:
0,75


Số câu: 3
Số điểm:
0,75
Số câu: 7
Số điểm:
1,75

Số câu: 1
Số điểm:
0,25
Số câu: 2
Số điểm:
0,5
Số câu: 2
Số điểm:
0,5
Số câu: 2
Số điểm:
0,5
Số câu: 2
Số điểm:

Số câu: 1
Số điểm:
0,25
Số câu: 1
Số điểm:
0,25
Số câu: 1

Số điểm:
0,25
Số câu: 1
Số điểm:
0,25

Số câu: 2
Số điểm: 0,5

Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Số câu: 2
Số điểm: 0,5

Số câu: 2
Số điểm:
0,5
Số câu: 1
Số điểm:
0,25

Số câu: 3
Số điểm:
0,75

Số câu: 6
Số điểm: 1,5
Số câu: 6

Số điểm: 1,5

Số câu: 1
Số điểm:

Trang 3

Số câu: 7
Số điểm:
1,75

Số câu: 3
Số điểm:


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương
vững của đất
nước
Tổng

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

0,5
16 câu


0,25
8 câu



12 câu


0,75
4 câu


40 câu
10đ

Cấu trúc và nội dụng đề thi minh hoạ môn GDCD cho thấy:
- Số câu hỏi trong đề thi là 40 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, thời gian quy
định dành cho bài thi GDCD là 50 phút.
- Toàn bộ câu hỏi trong đề thi minh học GDCD đều nằm trong chương trình mơn
GDCD lớp 12. Câu hỏi trong đề thi đều bám sát nội dung chương trình mơn học và rải rác ở
tất cả các bài học từ đầu đến cuối chương trình GDCD lớp 12 (trừ các nội dung và bài học đã
được giảm tải theo hướng dẫn của Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01tháng 9 năm 2011
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD, cấp
THPT).
- Đề thi minh hoạ môn GDCD đánh giá 4 mức độ nhận thức bao gồm nhận biết, thông
hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Trong đó, nhận biết 16 câu (40%), thông hiểu 8 câu
(20%), vận dụng thấp 12 câu (30%), vận dụng cao 4 câu (10%).
- Câu hỏi nhận biết và thơng hiểu có ở tất cả các bài học của chương trình GDCD lớp
12, các câu hỏi vận dụng thấp và vận dụng cao chỉ có trong nội dung của một số bài nhất
định.
- Sẽ khơng có câu hỏi ở những nội dung tích hợp, cũng khơng có câu hỏi đi sâu vào
những điều luật cụ thể trong bài thi THPT Quốc gia. Những câu hỏi đã được sử dụng trong
các đề thi minh hoạ sẽ khơng được sử dụng lại trong đề thi chính thức.(Đây thông tin tôi ghi

nhận được khi tham dự Hội thảo khoa học Quốc gia về Đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra đánh giá môn GDCD tổ chức ở Huế).
Từ đề thi minh hoạ môn GDCD, để đạt kết quả tốt trong bài thi THPT Quốc gia môn
GDCD (trong môn thi tổ hợp Khoa học xã hội), HS cần lưu ý một số yêu cầu sau:
- Đề thi THPT Quốc gia mơn GDCD sẽ bao trùm tồn bộ chương trình GDCD 12, do đó
HS phải nắm vững nội dung tất cả 9 bài học trong chương trình GDCD 12, khơng được học
tủ hoặc bỏ sót bất cứ nội dung nào (trừ nội dung đã được giảm tải).
- Các câu hỏi nhận biết, thông hiểu xuất hiện ở tất cả các bài học, do đó HS phải hiểu,
nắm vững được nội dung của tất cả các bài. Đáp ứng được yêu cầu này, HS sẽ trả lời đúng
được 60% số câu hỏi trong bài thi.
- Nội dung các câu hỏi vận dụng thường xoay quanh nội dung các đơn vị kiến thức
chính trong bài. Các câu hỏi vận dụng thấp đòi hỏi HS phải liên hệ, vận dụng những hiểu
biết, kỹ năng của bài học vào nhận xét, đánh giá và giải quyết các tình huống nảy sinh trong
thực tiễn cuộc sống. Trong khi đó, các câu hỏi vận dụng cao đòi hỏi HS phải vận dụng tổng
hợp kiến thức, kỹ năng, thậm chí cả kinh nghiệm, vốn sống của bản thân để giải quyết tình
Trang 4


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

huống phức tạp có thể nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Do đó, để trả lời được các câu hỏi
vận dụng thấp và vận dụng cao, trước hết HS phải hiểu sâu sắc và nắm vững kiến thức cơ bản
của tất cả các bài học.
- Đề thi THPT Quốc gia mơn GDCD sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan với loại
câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (4 lựa chọn), do đó HS cần tìm hiểu, nắm vững một số
kinh nghiệm, cách thức làm bài thi trắc nghiệm khách quan.

Phân tích đề thi minh hoạ THPT Quốc gia môn GDCD 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo
công bố ngày 5/10/2016, tôi nhận thấy các câu hỏi trong đề thi minh hoạ đặt ra yêu cầu rất cơ
bản, vừa sức đối với HS THPT. Trong một số câu hỏi, những phương án sai chưa thực sự gây
nhiễu cho HS. Tuy nhiên, GV GDCD và HS khơng được vì những lí do nói trên mà chủ quan
vì đây mới chỉ là đề minh hoạ lần thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục công bố thêm
đề minh hoạ lần thứ 2 và thứ 3 trên cơ sở ma trận của đề minh hoạ thứ nhất và sẽ có những
điều chỉnh thích hợp trong đề thi chính thức. Tuy nhiên, đề thi minh hoạ THPT Quốc gia môn
GDCD 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo cơng bố ngày 5/10/2016 đã ít nhiều giúp GV GDCD
và HS từng bước chuẩn bị tâm thế cũng như biết được yêu cầu của một bài thi THPT Quốc
gia mơn GDCD , từ đó kịp thời có những đổi mới, điều chỉnh về nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức dạy, học, và ơn tập phù hợp.
I.2. Những khó khăn của GV mơn GDCD trước kỳ thi THPT Quốc gia.
Khó khăn trong việc nắm bắt nội dung và giới hạn đề thi trong q trình ơn luyện, chưa
hề có kinh nghiệm ơn thi GDCD cho HS với vai trị là mơn thi THPT Quốc gia. Xét một cách
khách quan, do đây là lần đầu tiên môn GDCD được đưa vào kỳ thi THPT Quốc gia, trước đó
cững chưa có một kỳ thi nào tương tự nên việc định hướng đề thi và mức độ phân hoá trong
đề thi là rất khó nắm bắt, kéo theo khơng lường trước được những sai lầm thực tế mà thí sinh
mắc phải khi thực hiện bài thi GDCD để Gv kịp thời lưu ý cho HS của mình. Nếu xét về chủ
quan, GV GDCD không chủ động thay đổi, học hỏi và tham khảo về kinh nghiệm ơn luyện
cho HS thì khó khăn trên sẽ khơng dễ dàng được khắc phục.
Trong khoảng thời gian rất hạn chế, GV vừa phải giảng dạy kiến thức cơ bản, nâng cao,
vừa tiến hành ôn tập cho HS. Về quy định số lượng tiết dạy môn GDCD hiện nay là 1
tiết/tuần thật sự là một thử thách lớn đối với GV GDCD.
Áp lực của HS là khó khăn của GV trong q trình giảng dạy và ôn tập. Các yếu tố
khách quan tác động tới HS là áp lực của các môn khác, áp lực tâm lí trước thi và áp lực chọn
ngành nghề đối với HS quá lớn không tránh khỏi sự mệt mỏi của HS khi bước vào môn học,
ảnh hưởng không nhỏ đến sự tập trung và tiếp thu tri thức.
Thái độ vủa HS với môn học vẫn đi theo lối suy nghĩ cũ, xem môn GDCD như môn học
phụ. Khi môn GDCD thiếu sự quan tâm của nhà trường và thái độ xem nhẹ môn học này của
GV GDCD cũng như các GV khác tác động rất lớn tới thái độ của HS. Dần dần, suy nghĩ sai

lệch trên trở thành lối mịn trong suy nghĩ ăn sâu trong đầu óc HS. Mặt khác, do định hướng
Trang 5


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

nghề nghiệp của HS đã được xác định, HS chỉ tập trung vào những mơn có liên quam đến sự
lựa chọn ngành nghề của mình, nên phớt lờ với môn học khác.
Kiến thức của HS quá hạn chế. Đây là hệ quả của quá trình học tập không thật sự
nghiêm túc, khi những lỗ hổng kiến thức GDCD của HS bắt đầu bước vào khì thi bị phát hiện
là lúc những cuộc chạy đua lấp đầy kiến thức của cả thầy và trò diễn ra, kiến thức hạn chế, bổ
sung kiến thức trong thời gian ngắn đòi hỏi ở GV và HS sự cố gắng rất lớn.
Chưa có một khung chuẩn để giảng dạy(đề cương ơn tập), GV tự mày mò nên việc
giảng dạy, kiểm tra, đánh giá cịn mang tính chủ quan của từng trường.
Sự thay đổi về phương pháp giảng dạy cho phù hợp với hình thức thi khơng phải thực
hiện một sớm, một chiều. GV chuyển từ dạy một mơn học phụ, ít chú trọng về kiến thức, kỹ
năng sang việc dạy cho HS có kiến thức, trang bị những hiểu biết căn bản để thi gặp khơng ít
khó khăn.
II. Giải pháp: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD để chuẩn bị cho kỳ thi THPT
Quốc gia 2017
Trước yêu cầu đặt ra từ đề thi minh hoạ THPT Quốc gia 2017 môn GDCD và những
khó khăn của GV mơn GDCD trước kỳ thi THPT Quốc gia, tôi nhận thấy cần thiết phải đổi
mới cách thức ôn tập môn học này. Việc đổi mới ơn tập phải bất đầu từ chính chủ thể của q
trình ơn tập: đó và giáo viên và học sinh, tiếp đến mới là đổi mới cách thức tổ chức một tiết
ôn tập.
II.1. Đổi mới cách thức ôn tập mơn GDCD.

II.1.1. Đổi mới cách thức ơn tập từ phía giáo viên.
Dạy học là quá trình dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, HS tự giác tham gia vào các
hoạt động học tập để hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy-học. Do đó, người GV GDCD ln có
vai trị quan trọng trong việc hướng dẫn và tác động đến cách học, cách ôn tập và kết quả học
tập của HS. Để giúp HS lựa chọn cách ôn tập hiệu quả đáp ứng được các yêu cầu của kỳ thi
THPT quốc gia 2017 và những năm tiếp theo, GV GDCD cần thực hiện một số biện pháp
sau:
Thứ nhất, GV GDCD cần hướng dẫn HS kỹ năng tự học. Năng lực tự học của mỗi HS
là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả học tập của các em. Năm
2016, tôi đã tiến hành khảo sát năng lực tự học môn GDCD của 140 HS lớp 12 trường THPT
Thống Nhất, kết quả cho thấy có đến 72% HS chưa quan tâm hoặc chưa biết cách khai thác
các tài nguyên phục vụ học tập bộ môn, 63% HS chưa biết cách ghi chép một cách khoa học,
78% HS có thói quen ơn tập thụ động, 85% HS khơng bao giờ hoặc ít đặt ra các câu hỏi, thắc
mắc đối với GV trong và sau mỗi giờ học GDCD...Điều này cho thấy, để giúp HS đáp ứng
được yêu cầu của kỳ thi THPT Quốc gia môn GDCD và để nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn ở trường THPT, GV GDCD còn rất nhiều việc phải làm. Việc GV dành thời gian hướng
dẫn các em khai thác, sử dụng các tài nguyên phục vụ học tập (như cung cấp cho các em địa
Trang 6


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

chỉ một số trang web có những nội dung chính thống về pháp luật, cách khai thác thông tin,
kiến thức pháp luật từ những thông tin, câu chuyện, chuyên mục pháp luật trên báo chí,
internet...), chỉ cho các em cách làm việc với sách giao khoa và sách tham khảo, cách ghi
chép hoa học,cách ôn tập tích cực...là hết sức cần thiết đối với các em.

Thứ hai, GV cần chỉ cho HS thấy đặc điểm, yêu cầu của từng mạch kiến thức, từng
nội dung trong bài học, qua đó giúp HS biết được trọng tâm cần phải học, ơn tập. Ví dụ, khi
học bất kỳ quyền nào trong các bài 4,5,6,7(GDCD 12), HS đều phải trả lời các câu hỏi cơ bản
là: (1)Thế nào là quyền...? (2)Nội dung của quyền đó bao gồm những gì? Chỉ ra những biểu
hiện của quyền đó. (3)Cách thức để thực hiện quyền đó như thế nào? Cho ví dụ. (4)Nhà nước
và cơng dân phải làm gì để bảo vệ quyền đó hoặc khi quyền đó bị xâm phạm? (5)Quyền đó
có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?...Nội dung cơ bản của các quyền được
đưa vào dạy trong chương trình GDCD 12 đều xoay quanh những câu hỏi, những yêu cầu
trên. Cách làm này sẽ gợi ý giúp HS nắm được trọng tâm của vấn đề rất nhanh, đồng thời
giúp các em dễ dàng nắm được kiến thức cơ bản một cách hệ thống, giúp ghi nhớ tốt. Để thực
hiện được điều này thì bản thân người giáo viên bộ môn phải nắm vững đặc điểm chương
trình,sách giáo khoa, đặc điểm của từng mạch kiến thức, từng đơn vị kiến thức trọng bài học.
Thứ ba, GV cần sưu tầm, thiết kế một hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS học và ơn tập.
Có thể nói, đây là nội dung trọng tâm, chiếm nhiều thời gian và cơng sức của người GV trong
q trình chuẩn bị cho các tiết học này. Hệ thống câu hỏi bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng,
theo đúng quy định của kỳ thi và có sự phong phú, đa dạng sẽ là một trong những yếu tố
quyết định chất lượng, hiệu quả của các tiết ôn tập này. Mặc dù mới đây, Sở GD&ĐT Bình
Phước đã tổ chức tập huấn cho các GV về kỹ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiện khách quan
nhưng thực tế là không phải GV giảng dạy mơn GDCD nào cũng có kỹ năng soạn thảo đề
trắc nghiệm và cách dùng các phần mềm xáo đề phù hợp. Để có tiết ơn tập tốt cho học sinh
làm bài thi trắc nghiệm, địi hỏi phải có ngân hàng đề câu hỏi trắc nghiệm. Ngân hàng đề có
thể do GV sưu tầm trên mạng, từ các giáo viên khác hoặc tự ra đề, khi sưu tầm đề trắc
nghiệm trên mạng, GV cần có sự kiểm duyệt kỹ lưỡng. Nhưng tôi thiết nghĩ, là một giáo viên
ôn luyện trắc nghiệm giỏi thì trước hết giáo viên đó phải là người có khả năng tự thiết lập hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm tốt.
Trước tiên, để thiết kế được hệ thống đề trắc nghiệm khách quan phục vụ cho các tiết ôn
tập, GV cần lưu ý một số điểm sau:
-Đảm bảo những nguyên tắc xây dựng đề trắc nghiệm khách quan (đã được Sở GD&ĐT
tập huấn).
-Xây dựng ngân hàng câu hỏi. Để xây dựng đề trắc nghiệm thuận lợi, không mất nhiều

thời gian, GV nên xây dựng ngân hàng đề theo từng kho, mỗi kho chứa hệ thống các câu hỏi
theo từng chủ đề(hoặc theo từng bài) và theo từng mức độ nhận thức.
Trang 7


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

-Lưạ chọn và cài đặt phần mềm xáo đề trắc nghiệm. Trong xây dựng đề trắc nghiệm, lựa
chọn các phần mềm xáo đề khá quan trọng. Hiện nay, có nhiều phầm mềm GV có thể lựa
chọn như: C-Test (phải mua bản quyền) hoặc TestMixer, TestPro6.0 hay McMix...hầu hết
những phần mềm trên được sử dụng miễn phí nên được GV sử dụng rộng rãi. Tuy nhiện, Gv
cần lưu ý các yêu cầu trước khi xáo đề bằng cách đọc kỹ hướng dẫn phần mềm và sau khi
hoán vị cần phải kiểm tra cẩn thận, sửa chữa các lỗi (nếu có) để đảm bảo đề ra chính xác,
khoa học.
Sau khi sưu tầm, thiết kế hệ thống câu hỏi theo từng nội dung bài học, GV nên chuyển
hệ thống câu hỏi cho HS vào đầu học kỳ hoặc trước khi dạy một bài mới (trước ít nhất một
tuần) và yêu cầu HS nghiên cứu trước và trong quá trình tiếp cận bài học. Cách làm này vừa
giúp HS chủ động nghiên cứu bài học vừa góp phần giúp các em chuyển từ thói quen ơn tập
thụ động sang ơn tập tích cực. Đồng thời kết hợp được nội dung ôn tập trong các hoạt động
dạy học trên lớp, tiết kiệm được thời gian cho GV và HS vì khơng phải dạy tăng tiết.
Thứ tư, sử dụng kết hợp đa dạng các loại câu hỏi, bài tập với các mức độ nhận thức
khác nhau trong dạy học, ôn tập môn GDCD. Để đáp ứng yêu cầu của kỳ thi THPT Quốc
gia, hiện nay, nhiều GV sưu tầm, thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
trong dạy học, hướng dẫn ôn tập và kiểm tra, đánh giá. Nhiều người coi đây là cách tốt nhất
để giúp HS chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia. Tôi cho rằng, việc lạm dụng câu hỏi trắc
nghiệm nhiều lựa chọn trong dạy học, ôn tập và kiểm tra, đánh giá mơn GDCD là cách làm

có tính đối phó, sai lầm và có thể tác động tiêu cực đến chất lượng dạy học bộ môn. Những
bài học GDCD luôn gắn với những nhịp đập hối hả, sinh động của cuộc sống. Mỗi bài học
GDCD có thể biểu hiện trong mn vàn tình huống với những mức độ khác nhau, mỗi tình
huống cũng có rất nhiều cách để lựa chọn giải quyết. Cuộc sống không phải lúc nào cũng bày
ra trước mắt chúng ta 4 phương án, trong có có 1 phương án đúng nhất hoặc đúng duy nhất để
chúng ta lựa chọn. Trước mỗi tình huống, vấn đề, đơi khi có rất nhiều phương án để giải
quyết, nhiều khi chúng ta phải chọn một phương án đúng nhất giữa những phương án đều
đúng, hoặc cũng có khi phải chọn 1 phương án đỡ xấu nhất giữa những phương án đều xấu.
Do đó, việc dạy học, ơn tập mơn GDCD phải hướng đến giúp HS hiểu, vận dụng những bài
học GDCD vào nhận thức, ứng xử và giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống, biến
những tri thức, kỹ năng của môn học thành hành trang, lẽ sống của HS chứ khơng chỉ đơn
giản là hồn thành một bài thi với 40 câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Thứ năm, GV cần khuyến khích HS đặt câu hỏi, nêu lên những thắc mắc trong q
trình học, ơn tập. Khuyến khích HS đặt câu hỏi, nêu lên những thắc mắc trong quá trình học,
ơn tập khơng chỉ là cách để thúc đẩy sự tương tác sư phạm giữa GV và HS, giữa HS với nhau
mà cịn giúp HS phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập môn GDCD, giúp GV kịp
thời điều chỉnh nội dung, phương pháp...để giúp HS nắm vững, khắc sâu nội dung bài học.
Trang 8


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

Việc HS đặt câu hỏi, nêu thắc mắc với GV, với bạn học nên được đưa thành tiêu chí đánh giá
để đánh giá q trình học tập của HS.
Thứ sáu, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc kết nối, mở rộng
không gian học, ôn tập môn GDCD. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và

truyền thông đã mạng lại cho người GV GDCD và HS nhiều công cụ tiện ích giúp kết nối,
mở rộng không gian dạy, học và ôn tập. GV có thể kết nối với HS qua facebook, zalo,
twitter...Việc lập các nhóm học tập trên facebook, zalo, twitter giúp GV cùng HS trao đổi,
chia sẻ các thông tin, nội dung, các vấn đề liên quan đến bài học GDCD mọi lúc, mọi nơi mà
không bị giới hạn bởi khuôn khổ của không gian, thời gian trong nhà trường hoặc quy định
của phân phối chương trình. Thực tế cho thấy, đa số HS hứng thú với cách thức này. Các
nghiên cứu cũng cho thấy, khi trao đổi, chia sẻ qua mạng xã hội, đa số HS thường tỏ ra tự tin,
mạnh dạn hơn so với bày tỏ, chia sẻ ý kiến ở trên lớp, do ở trên mạng xã hội Hs gặp ít rào cản
tâm lí hơn so với ở trên lớp học.
Thứ bảy, giúp HS từng bước làm quen, thích ứng với hình thức thi trắc nghiệm
khách quan. Bài thi trắc nghiệm khách quan cho phép bao kín kiến thức của chương trình,
trong đó mỗi câu hỏi chỉ nêu ra một vấn đề cùng những thông tin cần thiết để học sinh lựa
chọn câu trả lời ngắn, song lại có độ tin cậy cao địi hỏi học sinh phải tích lũy được nhiều
kiến thức. Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan có nhiều dạng, tuy nhiên trong bài thi THPT
quốc gia 2017 sẽ chỉ xuất hiện câu hỏi dạng lựa chọn 1 trong 4 phương án. Tức là cho trước
bốn phương án lựa chọn, đáp số là 1 trong 4 phương án A, B, C hoặc D. Trong đó, có một
phương án đúng, ba phương án cịn lại là các phương án nhiễu, yêu cầu học sinh chọn ra
phương án đúng mà khơng cần trình bày các bước giải. Xin lưu ý là có hai loại phương án
nhiễu, đó là: Loại I (Nhiễu xa): Tức là phương án này tách với phương án đúng, học sinh dễ
dàng tìm được đáp án ngay. Loại II (Nhiễu gần): Tức là phương án này gần giống phương án
đúng, có khả năng gây “rối” cao cho học sinh. Để loại được phương án này học sinh cần phải
có kiến thức cơ bản tốt và suy luận tốt. Để "chọn" được đáp án đúng thì thí sinh phải biết
"tìm" đáp án một cách nhanh chóng và chắc chắn. Khó khăn lớn nhất là học sinh bị áp lực
thời gian bởi học sinh phải vận dụng cả kiến thức và kĩ năng để tìm ra đáp án đúng trong
khoảng thời gian tương đối ngắn. Nhưng bên cạnh đó, nếu khơng chọn được chính xác
phương án đúng ở một câu hỏi bất kì, học sinh có thể chọn ngẫu nhiên một phương án mà
vẫn có thể có cơ hội được điểm ở câu hỏi đó.
Thứ tám, hướng dẫn cho học sinh phương pháp tìm từ khố trong q trình ơn tập
và làm bài thi trắc nghiệm mơn GDCD
Từ khố-từ then chốt, là từ trong một câu, một đoạn, một văn bản, mang ý nghĩa quan

trọng hoặc có mục đích nhấn mạnh theo ý của người viết. Chỉ cần đọc những từ khố, ta vẫn
có thể nắm được tồn bộ thơng tin trong câu, đoạn văn đó.
Trang 9


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

Hình thành kỹ năng tìm từ khố cho HS phải là một q trình thực hành và rèn luyện.
Trước hết, GV cần cho HS hiểu thế nào là từ khố, cách tìm và ghi nhớ chúng. Trong mỗi bài
học, GV có thể yêu cầu HS gạch chân những từ khoá trong sách giáo khoa mà các em cho là
từ khố. Cơng việc này cần cho các em tiến hành trong giờ học trên lớp hoặc chuẩn bị bài ở
nhà. Những từ khố đó cũng là kiến thức để cho các em ơn bài.
Ví dụ: Đoạn văn nói về Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân trong sách giáo
khoa GDCD 12(trang 58) viết:
“Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào
chỗ ở của người khác nếu khơng được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp
luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét
chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng khơng được tiến hành tuỳ
tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.
Những từ gạch chân đó là từ chứa đựng thông tin chủ yếu và được coi là từ khoá. Nếu
HS xác định được những từ này thì việc nắm kiến thức, khi ơn tập và cả khi xác định câu trả
lời cho câu hỏi trắc nghiệm cũng được diễn ra một cách dễ dàng.
Chúng ta có thể xác định từ khố trong đoạn văn nói về nội dung quyền được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân (trang 57 SGK GDCD
12):
“Nội dung thứ hai của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự

và nhân phẩm là: không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
Xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin
xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.
Trong xã hội ta, danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ. Bất kỳ ai,
dù ở cương vị nào cũng đều khơng có quyền xâm phạm đến nhân phẩm, làm thiệt hại đến
danh dự và uy tín của người khác. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của
công dân đều trái với đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật vừa bị xử lí theo pháp luật”.
Sau khi đọc-tìm từ khố ở những từ gạch chân thì đoạn văn chỉ cịn:
“...khơng...được...xâm phạm...danh dự...nhân phẩm
...hành vi...đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm...hạ uy tín...thiệt hại ...danh
dự...
...hành vi xâm phạm...trái ...đạo đức...,...vi phạm luật,...bị xử lí...”
Đây là hai minh chứng cho việc tìm từ khố. Chúng ta có thể ứng dụng cách này cho bất
kỳ nội dung nào để mang lại kết quả. Thực ra lâu nay nay chúng ta chúng ta cũng từng vận
dụng kiểu này để tóm lược kiến thức cho học sinh, chốt ý cơ bản và dùng để ghi bảng.
Khi làm bài thi trắc nghiệm (mơn GDCD nói riêng), nếu HS xác định được từ khố thì
việc làm bài cũng diễn ra đễ dàng hơn. Ví dụ, trong đề thi minh hoạ môn GDCD kỳ thi THPT
Quốc gia năm 2017 của Bộ GD&ĐT:
Trang 10


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

Câu 22. “Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ơng B cùng con trai tự ý vào nhà ông A
khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của cơng dân.

B. Quyền được bảo đảm bí mật đời tư của công dân.
C. Quyền nhân thân của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của côg dân.
Hoặc: Câu 25. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh
mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B,
em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Coi như khơng biết vì đây là việc riêng của T.
B. Khun T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.
C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.
D. Chia sẻ thơng tin đó trên facebook.
Trong 2 câu hỏi này, những từ gạch chân được xem là từ khoá (tự ý vào nhà – xâm
phạm chỗ ở), (tung tin xấu, bịa đặt; xâm phạm nhân phẩm, danh dự).
Nếu HS xác định được từ khoá trong câu dẫn thì sẽ rất dễ dàng tìm được đáp án đúng.
Kỹ thuật xác định từ khoá trong việc làm bài thi không phải là “mẹo” hay kiểu “học tủ”
mà là xâu chuỗi, hệ quả của việc học và vận dụng. Qua đây có thể giúp người học phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kỹ năng; khắc phục lối truyền thụ áp
đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; khuyến khích khả năng tự học.
II.1.2. Đổi mới cách thức ơn tập từ phía học sinh.
Để giúp HS đạt kết quả tốt trong kỳ thi THPT Quốc gia môn GDCD, bên cạnh những nỗ
lực cũng như sự giúp đỡ của người GV bộ môn, HS cần phải lựa chọn được cách học, ôn tập
phù hợp.
Hiện nay, trong q trình học tập mơn GDCD, nhiều HS chưa thực sự quan tâm đến
việc lựa chọn cho mình một cách thức ôn tập phù hợp và hiệu quả, đa số HS vẫn ôn tập thụ
động. Cách ôn tập này có một số biểu hiện như: học thuộc lịng sách giáo khoa, bài dạy, vở
ghi một cách máy móc; trên cơ sở các bài tập, câu hỏi do GV cung cấp, HS căn cứ vào sách
giáo khoa, vở ghi, tài liệu môn học...soạn ra phần trả lời và học thuộc lịng để làm bài kiểm
tra, bài thi...
Ơn tập thụ động được nhiều HS sử dụng và phổ biến ở các mơn khoa học xã hội, trong
đó có mơn GDCD. Ơn tập theo cách này nặng về đối phó, mất nhiều thời gian, việc lưu giữ,
ghi nhớ thông tin bị hạn chế, máy móc, HS khơng có khả năng liên hệ vận dụng tri thức mơn

GDCD vào thực tiễn vì khơng hiểu được bản chất của vấn đề. Do đó, cách ôn tập này tường
khiến kết quả kiểm tra, thi của HS không cao.
Cách ôn tập hiệu quả nhất đối với mơn GDCD mà GV cần hướng dẫn và khuyến khích
HS nên lựa chọn là ơn tập tích cực. Đây là cách người học tiến hành ơn tập một cách tích cực,
Trang 11


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

tự giác, chủ động, sáng tạo và khoa học. Ơn tập tích cực có một số biểu hiện tích cực sau: q
trình ơn tập được thực hiện theo một kế hoạch đã được xác định; có đủ sách giáo khoa, vở ghi
trên lớp, tài liệu tham khảo, giấy nháp...phục vụ cho việc ôn tập; ôn tập sau mỗi bài học mà
không chờ đến khi chuẩn bị thi; diễn đạt, trình bày nội dung vấn đề ơn tập theo dàn ý và theo
cách hiểu của bản thân; chủ động trao đổi với GV bộ môn và bạn cùng nhóm, cùng lớp những
thắc mắc, khó hiểu gặp phải trongq trình ơn tập...
Một số gợi ý để việc ơn tập môn GDCD đạt kết quả tốt:
- Trước hết HS phải đọc sách giáo khoa, vở ghi trên lớp, các tài liệu tham khảo.
- Hệ thống hoá cấu trúc của tồn bộ nội dung chương trình và cấu trúc của từng bài,
từng đơn vị kiến thức...các em có thể nhớ lại bằng cách tự đặt câu hỏi và tự trả lời. HS cố
gắng tự nhớ (khơng nhìn vào sách giáo khoa, vở ghi, tài liệu) và ghi lại câu trả lời của mình
lên giấy nháp để sau đó tự kiểm tra, đối chiếu với sách giáo khoa, vở ghi. Chỗ nào quên các
em có thể xem lại sách giáo khoa, vở ghi...để bổ sung. Bắng cách này, các em sẽ dần dần hệ
thống hố được những nội dung chính, đồng thời phát hiện, bổ sung kịp thời những chỗ bị
quên. Hoạt động này nên lặp lại nhiều lần.
- Đối với những nội dung cụ thể, các em cần phân tích lại sách giáo khoa, vở ghi để tìm
ra trọng tâm, tập trung nắm những ý chính dưới dạng dàn ý. Cố gắng tìm ra logic trình bày

của từng nội dung.
- Sau khi đã nắm được nội dung hoặc vấn đề nào đó, các em cần sắp xếp, trình bày lại
nội dung, vấn đề đó theo cách hiểu của mình một cách cơ đọng, súc tích nhất.
- HS có thể mã hố nội dung đó bằng các ký hiệu, hình vẽ, sơ đồ...và trình bày lại trên
giấy nháp hoặc vở ơn tập. Các hình vẽ, sơ đồ cần phải đơn giản nhưng vẫn chứa đầy đủ thông
tin cốt lõi.
- Ứng dụng sơ đồ tư duy trong q trình ơn tập là một hướng mà HS nên quan tâm và áp
dụng. Vì với loại sơ đồ này, các em có thể nắm vấn đề một cách hệ thống, nhớ nhanh, tri thức
liên tục được bổ sung, làm giàu thêm, khi cần sử dụng thơng tin để diễn đạt, trình bày một
vấn đề gì đó (để làm bài thi chẳng hạn) sẽ huy động được rất nhanh, hệ thống và ít bị nhầm
lẫn.
- Cần căn cứ vào mỗi nội dung, mỗi ý trong bài để đặt ra các câu hỏi xoay quanh những
nội dung đó và tự mình trả lời. Đánh dấu những chỗ trả lời sai để khắc phục. Hoạt động này
nên lặp lại nhiều lần đến khi chắc chắn khơng cịn sai sót.
Có thể áp dụng các cách ơn tập nói trên trong q trình học nhóm. Thay vì viết ra câu
hỏi, dàn ý, sơ đồ hoá, câu trả lời trên giấy nháp, vở ơn tập các em có thể thay nhau đặt câu
hỏi, trả lời sau đó đối chiếu với sách giáo khoa, vở ghi, tài liệu tham khảo...để bổ sung, chỉnh
sửa, rút kinh nghiệm. Thông qua ôn tập theo nhóm, các em có cơ hội để học hỏi, bổ sung cho
nhau. Điều này giúp cho việc ôn tập nhẹ nhàng, sinh động và hứng thú hơn. Trong quá trình
Trang 12


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

ôn tập, nếu nảy sinh thắc mắc, có nội dung chưa hiểu mà bản thân, các bạn trong nhóm, trong
lớp khơng thể trả lời thì cần trao đổi ngay với GV bộ mơn để có được câu trả lời chính xác.

II.2. Đổi mới cách thức tổ chức các tiết ôn tập môn GDCD.
Sau khi Bộ GD&ĐT cơng bố chính thức các mơn thi THPT Quốc gia năm học 20162017, trong đó mơn GDCD thuộc tổ hợp mơn Khoa học xã hội thì hầu hết các trường THPT
trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã tăng cường thêm các tiết học môn GDCD để chuẩn bị cho kỳ
thi THPT Quốc gia, ngồi tiết học chính khố theo phân phối chương trình sách giáo khoa (1
tiết/tuần) các trường cịn tổ chức thêm tiết ôn tập cho môn GDCD, thường là 1 tiết/tuần (hay
còn gọi là tiết học phụ đạo). Như vậy, cứ sau 1 tiết học chính khố sẽ có 1 tiết ơn tập, tiết ơn
tập này nên được tổ chức như thế nào để vừa đạt được hiệu quả vừa phải lơi cuốn, hấp dẫn
được HS cịn là 1 câu hỏi lớn đối với nhiều GV GDCD, vì vậy, ở đề tài này tôi sẽ đề cập đến
cách thức tổ chức tiết ôn tập sau mỗi bài cho học sinh.
II.2.1. Sơ lược cấu trúc tiết ôn tập:
Tiết ôn tập nội dung gồm 2 phần : Phần lý thuyết và phần bài tập.
Phần lý thuyết: Nội dung đề thi trắc nghiệm thường rất rộng và nằm trong tất cả các bài
học (trừ những phần giảm tải - không học). Bởi vậy, để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này, học
sinh cần phải học đều và rộng. Nếu học sinh học tủ hoặc coi trọng bài này xem thường bài kia
thì kết quả thi sẽ khơng như ý muốn.
Với các em, ngoài việc nắm vững các khái niệm, định nghĩa, nội dung trong sách giáo
khoa, học sinh phải vận dụng nội dung kiến thức bài học vào việc giải quyết những vấn đề
của thực tiễn đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi. Khi ôn luyện, học sinh nên học theo từng
bài.
Với giáo viên, trong từng bài học, bên cạnh việc truyền đạt đầy đủ nội dung kiến thức,
giáo viên cần phải đưa ra nhiều tình huống thật gần gũi với cuộc sống để học sinh nhận xét,
xử lý, lựa chọn. Sau mỗi tình huống, giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy được vấn đề đúng,
sai. Thông qua mỗi tình huống, đối chiếu với nội dung bài học, học sinh đưa ra phương án để
giải quyết. Làm theo cách này học sinh vừa rất thích vừa giúp các em bám sát đề thi mà mình
sắp phải thi.
Phần bài tập: Căn cứ vào cấu trúc đề thi ở từng kỳ thi, Giáo viên cần sắp xếp các bài
tập trắc nghiệm theo từng đơn vị kiến thức trong bài học và đảm bảo tỉ lệ thích hợp về cấp độ
nhận thức để từ đó hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập đạt kết quả cao. Ví dụ
đối với tiết ơn tập cho bài 2: thực hiện pháp luật (kì thi học kỳ 1), giáo viên chuẩn bị 40 câu
hỏi trắc nghiệm để ôn cho các em, thì trong 40 câu đó nên có 40% câu hỏi ở cấp độ nhận biết

(16 câu), 20% câu hỏi ở cấp độ thông hiểu (8 câu), 30% câu hỏi ở cấp độ vận dụng thấp (12
câu) và 10 % câu hỏi cấp độ vận dụng cao (4 câu).
II.2.2. Các phương án và biện pháp thực hiện tiết ôn tập: Theo tơi có ba phương án
cơ bản để tiến hành giảng dạy tiết ôn tập.
Trang 13


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

Phương án 1: Ôn lý thuyết xong, làm bài tập ( đây là khung tiến trình ôn tập truyền
thống, tuy nhiên trong quá trình ôn tập, GV có thể hướng cho HS ơn tập tích cực ).
* Tiến hành:
Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho từng bài sắp xếp theo từng phần
kiến thức trong bài và các cấp độ nhận thức (cần căn cứ vào ma trận) giao cho các em về nhà
tự tìm hiểu các thơng tin liên quan đến bài học, trả lời trước khi diễn ra tiết ôn tập.
- Học sinh: Học sinh về nhà học kỹ tất cả nội dung kiến thức trong bài, tìm hiểu thêm
các thơng tin trên báo chí, internet... và làm trước bài tập trắc nghiệm mà giáo viên đã giao
cho trước.
Lên lớp:
- Giáo viên vừa hỏi vừa hệ thống các câu hỏi cùng các câu trả lời của học sinh để khái
quát kiến thức của bài theo một hệ thống, giúp học sinh nắm được nội dung kiến thức cơ bản
của bài.
- Bài tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc nghiệm theo thứ tự các đề mục
kiến thức trong bài và phân ra các cấp độ nhận thức khác nhau, từ đó dẫn đến cách làm tổng
quát của dạng bài tập trắc nghiệm. Lưu ý: khi giao cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm trên

lớp, giáo viên nên ấn định thời gian cho từng câu (hay nhóm câu) hoặc nhắc nhở các em tự
bấm thời gian trả lời câu hỏi cho mình để rèn luyện cho các em tác phong nhanh nhẹn, khẩn
trương nhưng cũng phải chính xác khi làm bài thi trắc nghiệm.
- Cuối tiết giáo viên rút ra kết luận chung: Ở bài này học sinh cần nắm được những kiến
thức gì? Rút ra cách thức, kinh nhiệm làm bài trắc nghiệm hiệu quả.
* Đánh giá phương án 1:.
- Ưu điểm: Củng cố được các kiến thức lý thuyết riêng và hệ thống hoá các kiến thức
theo trình tự bài học.
- Nhược điểm: Sự kết nối giữa lý thuyết và bài tập rời rạc.
Phương án 2: Làm bài tập kết hợp kiểm tra lý thuyết (đây cũng là một phương án
truyền thống).
* Tiến hành.
- Chuẩn bị: (Như phương án 1)
- Lên lớp:
+ Giáo viên sắp xếp những bài tập trắc nghiệm có cùng sử dụng một đơn vị kiến thức
vào từng nhóm và trong nhóm này lại chia theo từng cấp độ nhận thức khác nhau. Ví dụ: ở
bài 5: quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, giáo viên nên sắp xếp những câu hỏi có nội
dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc vào một nhóm và trong nhóm này lại chia thành 2
cấp độ: nhận biết và thông hiểu.(theo cấu trúc thì ở bài này 50% số câu hỏi là cấp độ nhận
biết, 50% số câu hỏi là cấp độ thông hiểu)
Trang 14


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

+ Sau đó giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm( những câu hỏi đã được giáo

viên giao về cho chuẩn bị trước ở nhà), sau đó giáo viên nhận xét. Khi nhận xét đến đâu, cần
kiến thức lý thuyết nào giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời( ví dụ: em dựa vào đơn vị
kiến thức nào để chọn đáp án cho câu hỏi này?), hoặc giáo viên nhắc lại các kiến thức đó cứ
như thế cho các câu hỏi tiếp theo.
* Đánh giá phương án 2:
- Ưu điểm: Gắn kết được câu hỏi trắc nghiệm với kiến thức lý thuyết tương ứng, tiết
kiệm đựơc thời gian.
- Nhược điểm: Không hệ thống hoá được các kiến thức một cách cơ bản. Đơi khi bỏ sót
kiến thức khơng ơn tập (có thể trong bài tập khơng có điều kiện sử dụng đến kiến thức đó).
Phương án 3: Hệ thống hố kiến thức một cách tổng quát (giáo viên kết hợp với học
sinh). Xong phần này giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập kết hợp kiểm tra lý thuyết
như ở phương án 2.
* Đánh giá phương án 3:
- Ưu điểm: Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản, vừa kết hợp học và hành từ đó học
sinh nắm chắc các kiến thức
- Tuy nhiên, nếu thực hiện theo phương án này thì:
+ GV phải tốn nhiều thời gian đầu tư, suy nghĩ biện pháp để giải quyết tốt mối quan hệ
giữa lí thuyết và thực hành.
+ Địi hỏi năng lực chun mơn GV cao hơn.
Nhìn chung, trong 3 phương án này, phương án 3 là phương án toàn diện hơn vì nó có
nhiều ưu điểm và có thể khắc phục được nhược điểm của 2 phương án trước, vì vậy nên
khuyến khích giáo viên sử dụng phương án này.
Ví dụ : Thực hiện tiết ôn tập bài 4: “Quyền bình đẳng của cơng dân trong một số
lĩnh vực của đời sống xã hội” theo phương án 3.
*Tạo tình huống: GV chia lớp thành 3 nhóm và đưa ra 3 bức tranh, yêu cầu HS trả lời
câu hỏi: Hãy tìm từ chung nhất thể hiện nội dung của 3 bức tranh trên sau đó hãy tìm ra từ
phù hợp nối với từ chung nhất đó để thể hiện nội dung của từng bức tranh.

Trang 15



Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

Nhóm nào giải quyết được tình huống cộng 2 điểm. Giới hạn trong thời gian 2 phút,
nếu khơng có nhóm nào giải quyết được thì giáo viên gợi ý để các em giải quyết.
Đáp án : từ chung nhất: bình đẳng
Từ nối:
Bình đẳng trong hơn nhân và gia đình
Bình đẳng trong lao động
Bình đẳng trong kinh doanh
*Hệ thống lại kiến thức: GV giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Bình đẳng trong hơn nhân và gia đình
Nhóm 2: Bình đẳng trong lao động
Nhóm 3: Bình đẳng trong kinh doanh
u cầu mỗi HS trong nhóm khơng nhìn sách giáo khoa, vở ghi hãy sử dụng sơ đồ tư
duy hệ thống lại kiến thức thuộc nội dung mà nhóm mình được giao, sau đó các HS trong 1
nhóm họp lại với nhau để tìm ra sơ đồ tư duy nào thể hiện tối ưu nhất nội dung của nhóm
mình (các thành viên trong nhóm có thể góp ý, chỉnh sửa thêm nếu cần thiết) làm sản phẩm
đại diện cho nhóm mình. 3 nhóm lần lượt đưa sản phẩm của mình lên trình bày và cử đại diện
thuyết trình về sơ đồ tư duy của nhóm mình, các nhóm cịn lại nhận xét, bổ sung. GV nhận
xét, chấm điểm và xếp loại thi đua sản phẩm giữa 3 nhóm sau đó ghép nội dung của 3 nhóm
thành 1 bài hồn chỉnh.
*Bài tập trắc nghiệm: tổ chức thi đua giữa các nhóm, mỗi nội dung ôn tập gồm 6 câu
trắc nghiệm với 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng mức độ 1(vì theo cấu trúc đề
minh hoạ của Bộ, câu hỏi của bài 4 chỉ có ở 3 cấp độ này). Những câu hỏi trắc nghiệm này có
thể nằm trong bộ đề mà GV đã phát cho HS từ trước.

Với mỗi bộ câu hỏi trắc nghiệm của từng nội dung ôn tập, GV gọi bất kỳ 2 thành viên
trong 1 nhóm trả lời, như vậy, 6 câu hỏi của 1 nội dung sẽ là 6 thành viên của 3 nhóm trả lời.
Hoặc qua trình chiếu từng câu trắc nghiệm, các nhóm thảo luận chọn đáp án và nhóm trưởng
là người đưa lên đáp án cuối cùng bằng bảng phụ. Câu dễ thì 30 giây cịn câu khó thì 1 phút.
Sau khi thông qua đáp án từng câu, vào nút liên kết sang trang Exel để nhập số điểm các
nhóm trả lời đúng ( mỗi câu 1 điểm), máy tự động tính điểm tổng cộng của từng nhóm để
kích thích hứng thú cho các em qua từng câu. Đối với câu khó ta cần thêm khoảng 30 giây để
phân tích đáp án (nếu phịng học khơng có máy chiếu thì u cầu HS theo dõi câu hỏi trong
bộ đề mà GV đã phát cho các em và tính điểm cho các nhóm bằng cách gạch dấu trên bảng).
Sau khi HS trả lời, giáo viên có thể hỏi “Trong lớp có em nào có ý kiến khác khơng?”...
rồi nhận xét. Khi nhận xét đến đâu, cần kiến thức lý thuyết nào giáo viên đặt câu hỏi cho học
sinh trả lời( ví dụ: em dựa vào đơn vị kiến thức nào để chọn đáp án cho câu hỏi này?), hoặc
giáo viên nhắc lại các kiến thức đó cứ như thế cho các câu hỏi tiếp theo.
Qua mỗi nội dung ôn tập và cuối tiết học giáo viên đều sử dụng bảng tính Exel thơng
báo điểm đạt được của các nhóm. Nêu nhận xét đánh giá hoạt động của các nhóm, khen
Trang 16


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

những cá nhân và nhóm hoạt động tốt, khuyến khích động viên những nhóm có kết quả chưa
tốt.
Đây là cơ hội tốt nhất để giáo dục ý thức làm việc theo nhóm, tạo hứng thú và góp phần
củng cố khắc sâu kiến thức. Với phương pháp dạy truyền thống thì ta hồn tồn khơng thể
làm được điều này.
II.3. Những điểm giáo viên cần lưu ý học sinh khi làm bài thi trắc nghiệm.

Trong q trình ơn tập cho học sinh làm bài thi dạng trắc nghiệm, giáo viên nên nhắc
nhở các em cần lưu ý một số điểm sau:
- Để cho bài làm của thí sinh được chấm (bằng máy) thí sinh phải giữ phiếu trả lời phải
sạch sẽ, đúng quy định, không để rách, nhàu hoặc có nếp gấp, mép giấy bị quăn. Khi tơ
(đánh dấu) phương án lựa chọn phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ơ; khơng gạch chéo hoặc
chỉ đánh dấu vào ô được chọn. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí
sinh dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ơ cũ, rồi tơ ơ khác mà mình mới lựa chọn. Tránh việc tơ từ 2
ơ trở lên cho một câu trắc nghiệm (vì câu trắc nghiệm chỉ được chấm nếu chỉ có 1 phương án
trả lời).
- Chú ý thời gian: Ở đây cũng cần nhắc lại thời gian trung bình dành cho mỗi câu, kể cả
đọc câu hỏi, nhớ lại kiến thức cơ bản và thực hiện việc lựa chọn đáp án sẽ chỉ là 1,25 phút
nên đòi hỏi tốc độ cao của học sinh khi tái hiện kiến thức hay quyết định chọn đáp án.
- Đọc kỹ câu hỏi. Đây là vấn đề muôn thuở mà giáo viên hay nhắc học sinh khi làm bất
kỳ một dạng bài tập nào. Vì muốn tìm được đáp án đúng, trước tiên các em cần phải hiểu rõ
đề bài muốn gì đã.
- Phải tìm được từ "chìa khóa" trong câu hỏi. Từ chìa khóa trong mỗi câu hỏi chính là
mấu chốt để các em giải quyết vấn đề. Mỗi khi đọc câu hỏi xong, điều đầu tiên là các em
phải tìm được từ chìa khóa nằm ở đâu. Điều đó giúp các em định hướng được rằng câu hỏi
liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đó được xem là cách để
giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.
- Làm một lượt cả đề. Với những câu dễ, chắc chắn về đáp án có thể khoanh ln. Gặp
câu khó, đừng q mất thời gian cho câu này mà hãy tạm bỏ qua và chuyển sang làm câu
khác. Sau khi làm xong một lượt đề thi thì mới quay lại để làm tiếp câu đó. Làm được điều
này sẽ giúp các em khơng bị bỏ sót và mất điểm ở những câu dễ do đã mất nhiều thời gian
cho câu khó. Nên nhớ, dù là câu khó hay câu dễ thì học sinh chỉ có thể được tối đa 0,25 điểm
cho 1 câu.
- Áp dụng phương pháp loại trừ. Khi khơng có cho mình một đáp án thực sự chính xác
thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp thí sinh tìm ra câu trả lời đúng. Mỗi
câu hỏi thường có 4 phương án trả lời, các phương án cũng thường không khác nhau nhiều
lắm về nội dung, tuy nhiên vẫn có cơ sở để các em dùng phương pháp loại trừ. Thay vì đi tìm

Trang 17


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

đáp án đúng, các em hãy thử tìm phương án sai… đó cũng là một cách hay và loại trừ càng
nhiều phương án càng tốt vì trong 4 phương án chắc chắn có tới 3 phương án sai.
-Tự trả lời trước… đọc đáp án sau. Khi mà các đáp án thường "na ná" nhau khiến người
đọc dễ bị rối thì sau khi đọc xong câu hỏi, các em nên tự trả lời rồi đọc tiếp phần đáp án xem
có phương án nào giống với câu trả lời mình đưa ra hay khơng. Chớ vội đọc ngay đáp án vì
như thế các em rất dễ bị phân tâm nếu như kiến thức của mình khơng thực sự chắc chắn.
- Không được bỏ trống đáp án. Các em phải rà soát tất cả các câu hỏi để chắc chắn rằng
mình khơng để trống đáp án nào. Với những câu hỏi khơng biết đáp án thì hãy dùng phỏng
đốn của mình để lựa chọn, vì mỗi đáp án tương ứng với 25% cơ hội trả lời đúng cho câu hỏi
đó.
Trên đây là tồn bộ những giải pháp được đề cập đến trong sáng kiến “ Đổi mới cách
thức ôn tập môn GDCD để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia”.
* Về khả năng áp dụng sáng kiến.
Những giải pháp tôi đưa ra trong đề tài “ Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD để
chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia” có thể áp dụng được với tất cả các đối tượng học sinh
lớp 12, dù là học sinh lớp nâng cao hay cơ bản. Vì vậy, tơi khẳng định sáng kiến này có thể
áp dụng được trong giảng dạy, ôn tập môn GDCD lớp 12 và có thể ứng dụng linh hoạt trong
giảng dạy, ơn tập môn GDCD các khối lớp 10, 11 ở tất cả các trường THPT trên cả nước.
* Những thông tin cần được bảo mật( nếu có)
Khơng.
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Sáng kiến có thể áp dụng được trong điều kiện các phịng học thơ sơ nhất nhưng với
những phòng học đã được trang bị máy chiếu (projector) để giáo viên dùng vào tiết bài giảng
điện tử thì sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn.
* Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.
Để đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư
phạm
• Tiến hành thực nghiệm
Vì kỳ thi THPT Quốc gia 2017 chưa diễn ra, nên tôi đã tiến hành thực nghiệm tại kỳ thi
học kỳ 1 môn GDCD do Sở GD&ĐT Bình Phước ra đề. Đây cũng được coi là 1 kỳ thi để HS
tập dượt, làm quen với hình thức thi trắc nghiệm 100% và tỉ lệ câu hỏi ở các cấp độ nhận thức
giống như ở kỳ thi THPT Quốc gia.
Bước 1: Phân tích cấu trúc đề thi học kỳ 1do Sở GD&ĐT Bình Phước ra đề.
Dưới đây là cấu trúc đề kiểm tra.

Trang 18


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

Theo cấu trúc này, đề thi có 70% câu hỏi nhận biết và vận dụng thấp trải khắp chương
trình học kỳ 1GDCD lớp 12 (từ bài 1 đến bài 5). Điều này đòi hỏi học sinh phải nắm chắc
kiến thức trong SGK ở tất cả các bài, tránh học lệch, học tủ. Bên cạnh đó, do đặc thù của mơn
GDCD là có nội dung gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống xã hội nên trong đề thi sẽ có
40% câu hỏi vận dụng bậc thấp và vận dụng bậc cao. Chính vì thế, để làm được những câu
hỏi này, giáo viên và học sinh phải đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực hơn
như vận dụng nội dung kiến thức bài học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời

sống xã hội phù hợp với lứa tuổi.
Với cấu trúc này: bài 1,2,4, giáo viên phải xây dựng hệ thống câu hỏi cho hs ôn tập ở cả
4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở cấp độ thấp, vận dụng ở cấp độ cao

Trang 19


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

nhưng tỉ lệ câu hỏi ở các cấp độ khác nhau; bài 3, 5 giáo viên chỉ cần xây dựng hệ thống câu
hỏi cho hs ôn tập ở những cấp độ nhận thức có trong cấu trúc đề.
Việc bám sát cấu trúc, đặc biệt là tỉ lệ % câu hỏi ở các cấp độ, trong từng bài giúp cho
q trình ơn tập diễn ra theo đúng hướng, tránh lan man, ơn khơng có hiệu quả. Ví dụ ở bài 5:
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, giáo viên không cần thiết phải cho học sinh làm
bài tập ở cả 4 cấp độ mà nên tập trung ở 2 cấp độ nhận biết và vận dụng thấp.
Về tỉ lệ câu hỏi ở 4 cấp độ nhận thức trong cấu trúc đề thi của Sở GD&ĐT Bình Phước
cũng phù hợp với cấu trúc đề minh hoạ của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 5-10-2016 (40% nhận
biết-20 % thơng hiểu-30% vận dụng thấp-10% vận dụng cao).
Lưu ý: có lẽ do lỗi kỹ thuật nên trong cấu trúc đề thi của Sở GD&ĐT Bình Phước ở
hàng trên ghi 40% nhận biết, 30 % thông hiểu, 20% vận dụng thấp, 10% vận dụng cao nhưng
ở hàng tổng về số câu và số điểm thì lại thể hiện rõ tỉ lệ 40% nhận biết, 20 % thông hiểu,
30% vận dụng thấp, 10% vận dụng cao. Gv nên căn cứ theo tỉ lệ ở số câu, số điểm để có
hướng cho hs ôn tập .
Bươc 2: Tiến hành các giải pháp đổi mới cách thức ơn tập mơn GDCD như đã trình
bày ở trên.
• Kết quả thực nghiệm

Khi thực nghiệm, tơi khơng sử dụng lớp đối chứng, tôi muốn tất cả các em học sinh thân
yêu của mình đều được áp dụng những cách thức ôn tập hiệu quả nhất trong quá trình dạy và
học, vì kết quả thi học kỳ 1 nói riêng và kết quả học tập năm học lớp 12 nói chung có vai trị
vơ cùng quan trọng thậm chí quyết định đến việc xét tốt nghiệp của các em và hơn nữa là thời
gian để các em chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia khơng cịn nhiều. Cho nên cả 5 lớp 12 ở
trường THPT Thống Nhất tôi đều áp dụng Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD và đã đem
lại kết quả như sau.

Đây là kết quả được trích xuất từ />Trang 20


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

Kết quả trên cho thấy cả khối 12 có tới 98,6 % đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó
số em đạt điểm từ 8 đến 10 chiếm tới 31.5 %, chỉ có 2 em bị điểm dưới trung bình nhưng
cũng nằm trong mức từ 4 đến 5 điểm. Đây là kết quả chứng tỏ việc áp dụng Đổi mới cách
thức ôn tập môn GDCD đã đem lại hiệu quả như mong đợi.
Ngoài ra, khi quan sát, theo dõi tinh thần thái độ học tập của HS ngay trong q trình
thực nghiệm, tơi cũng nhận thấy các em HS lớp 12 có sự tiến bộ hơn hẳn về lịng say mê, sự
nhiệt tình, tính tích cực học tập, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống
mới...
Nhằm mục đích đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác Đổi mới cách thức tổ chức
ôn tập môn GDCD ở trường THPT Thống Nhất, tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho 143 em
HS lớp 12.
Kết quả thu được như sau:
Tổng số phiếu phát ra: 143 phiếu

Tổng số phiếu thu vào: 143 phiếu
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Câu 1: Thái độ của em đối với môn GDCD
(Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô trống hoặc ghi ý kiến khác của em)
Rất thích........................................Đạt: 87%
Bình thường.................................Đạt: 11%
Khơng thích..................................Đạt: 2%
Ý kiến khác:..........................................Khơng có.
Câu 2: Những hoạt động của em trong các tiết học ôn tập môn GDCD
(Với mỗi hoạt động, hãy đánh dấu x vào 1 trong 3 cột)
Các hoạt động
- Làm bài tập trước khi đến lớp
-Tìm hiểu các thơng tin liên quan đến bài học trên mạng,
báo chí trước khi đến lớp
- Nghe GV giảng và ghi chép
- Đọc trong SGK để trả lời câu hỏi
- Trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết một vấn đề nào
đó
- Ghi chép vào vở
Trang 21

Mức độ hoạt động
Thường Đơi
Ít khi
xun
khi
98%
2%
0
71%

14%
15%
100%
76%
80%

0
24%
16%

0
0
4%

97%

3%

0


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

- Tự đưa ra vấn đề mà em quan tâm
- Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề
- Giải quyết vấn đề học tập dựa vào kiến thức đã học

- Giải quyết vấn đề học tập dựa vào hiểu biết thực tế của
em
-Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức bài học
-Sử dụng phương pháp tìm từ khố để làm bài tập trắc
nghiệm
Câu 3: Hãy đánh dấu x vào những hoạt động mà em thích
GDCD
Các hoạt động
-Làm bài tập trước khi đến lớp
-Tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trên Internét
trước khi đến lớp
- Nghe GV giảng và ghi chép
- Đọc trong SGK để trả lời câu hỏi
- Trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết một vấn đề nào
đó
- Ghi chép vào vở
- Tự đưa ra vấn đề mà em quan tâm
- Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề
- Giải quyết vấn đề học tập dựa vào kiến thức đã học
- Giải quyết vấn đề học tập dựa vào hiểu biết thực tế của
em
-Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức bài học
-Sử dụng phương pháp tìm từ khố để làm bài tập trắc
nghiệm

72%
78%
86%
88%


19%
16%
14%
12%

9%
6%
0
0

100%
100%

0
0

0
0

trong các tiết học ơn tập mơn
Mức độ hoạt động
Khơng
Rất
Thích
thích
thích
2%
89%
9%
6%

64%
30%
0
3%
1%

93%
82%
76%

7%
15%
23%

8%
9%
4%
0
0

87%
74%
78%
68%
70%

5%
17%
18%
32%

30%

0
0

54%
63%

46%
37%

Câu 4: Cảm xúc của em trong tiết học ôn tập môn GDCD
(Đánh dấu x vào ô trống hoặc ghi ý kiến khác của em)
Giờ học lôi cuốn, hấp dẫn em............................................Đạt: 98%
Em được học tập tích cực, hiểu bài sâu sắc......................Đạt: 98%
Trang 22


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

Giờ học tẻ nhạt.................................................................Đạt: 2%
Điểm thi học kì I mơn GDCD...........................................Đạt: 98,6% trên TB
Điểm TB học kì I mơn GDCD..........................................Đạt: 99,1% trên TB
Kết quả trên cho thấy đa số các em đã ơn tập tích cực, chủ động, tự giác và có hiệu quả
cao, chứng tỏ việc đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD đã bước đầu mang lại thành công
đáng ghi nhận, tâm huyết của người GV GDCD đã được các em HS hưởng ứng, hợp tác và

chứng minh bằng chính kết quả học tập học kỳ 1 của mình.
Cảm ơn các em!
C. Kết luận
Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD ở trường THPT phải được đặt trong tổng thể của
đổi mới quá trình dạy học bộ mơn. Đưa mơn GDCD vào thi THPT Quốc gia có nghĩa là Bộ
GD&ĐT đã đặt mơn GDCD về đúng vị trí vốn có của nó. Cửa đã mở với mơn GDCD nhưng
mơn học có phát huy được vị thế đó và đáp ứng được sự kỳ vọng của các cấp quản lí, của xã
hội hay khơng trước hết phụ thuộc vào đội ngũ GV GDCD.
Với đề tài này, tôi hi vọng các thầy cô giảng dạy môn giáo dục công dân- những người
giáo viên lần đầu tiên được dẫn dắt các em vào một kỳ thi lớn hãy gạt bỏ những bỡ ngỡ và lo
lắng, thay vào đó hãy bắt đầu tìm hiểu đặc điểm của bài thi trắc nghiệm, cấu trúc đề thi để từ
đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có những phương án ôn tập hay để cùng với các em đạt được
kết quả tốt nhất trong các kỳ thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Chúc thầy cô và các
em có những kỳ thi thành cơng.
* Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng
thử:
• Đánh giá của Tổ Sử - Địa – GDCD:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Trang 23



Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

......................................................................................................................................................
............................................................................................
XÁC NHẬN CỦA PHÓ TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)



Đánh giá của trường THPT Thống Nhất nơi tôi áp dụng sáng kiến:
.............................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
...............................................................................................

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

*Danh sách những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu.
Trang 24


Trường THPT Thống Nhất
Giáo viên: Lê Thị Lương

Đề tài: Đổi mới cách thức ôn tập môn GDCD
để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

S Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi cơng tác

Chức
danh

1 Nguyễn Ngọc
Thanh Trúc

05/01/1980

Trường THPT

Thống Nhất

Giáo viên

T
T

Trình độ
Cơng
chun
việc hỗ
mơn
trợ
ĐH GDCD

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thống Nhất, ngày 05 tháng 2 năm 2017
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Lương
Số điện thoại liên hệ: 0919177375
Email :

Trang 25


×