Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giá trị gia tăng là gì các nhân tố tác động đến giá trị gia tăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.8 KB, 6 trang )

Giá trị gia tăng là gì? Các nhân tố tác động đến giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng là một bộ phận cấu thành nên tổng giá trị sản xuất, là giá
trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa được tạo ra và thực hiện trong quá
trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá trị gia tăng càng cao thì doanh
nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận và phát triển lớn mạnh. Để hiểu rõ
hơn về giá trị gia tăng là gì và cách để nâng cao giá trị gia tăng, hãy đọc
bài viết sau cùng Luận Văn 99 nhé.
Giá trị gia tăng là gì?
Có nhiều cách hiểu khác nhau về giá trị gia tăng như sau:
Giá trị gia tăng (GTGT) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhằm phản ánh giá trị
hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các hoạt động kinh tế trong một
thời kỳ nhất định. Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng
chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.
Từ góc độ thu nhập thì GTGT bao gồm: thu nhập của người lao động từ sản
xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng
dư sản xuất.
Từ góc độ người bán, GTGT của sản phẩm là giá trị thu được sau khi lấy
giá bán trừ đi các chi phí liên quan đến q trình bán sản phẩm đó. Sản
phẩm càng có GTGT cao thì GTGT của sản phẩm thu được cũng sẽ cao
tương ứng.
Trên góc độ người tiêu dùng: GTGT là phần chênh lệch giữa giá trị nhận
được và chi phí mà người tiêu dùng bỏ ra.
Trong lĩnh vực công nghiệp, GTGT của một doanh nghiệp hay một ngành là
tổng doanh thu của doanh nghiệp hay ngành cơng nghiệp đó trừ đi các
khoản chi phí cho hàng hóa và dịch vụ được mua từ các cơng ty khác.
Ngồi ra, tổng GTGT của một doanh nghiệp được phân phối cho các khoản


lương, trợ cấp, phúc lợi, khấu hao cơ bản và lợi nhuận cịn lại. Tức là,
GTGT và lợi nhuận khơng giống nhau.
Tóm lại, giá trị gia tăng được định nghĩa là một bộ phận cấu thành của tổng


giá trị sản xuất, là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung
gian.
Phương pháp xác định giá trị gia tăng cho doanh nghiệp
Phương pháp 1: Tính trực tiếp GTGT của doanh nghiệp
GTGT của doanh nghiệp được tạo nên chủ yếu từ thu nhập từ các nhân tố
sản xuất thực hiện ở các công đoạn sản xuất và chế biến. Cấu thành của
GTGT của doanh nghiệp (VA) bao gồm: Thu nhập của người sản xuất (W),
tiền thuê đất (R), lãi suất tiền vay (In), thuế kinh doanh (Ti), Tiền khấu hao
tài sản cố định (Dp), giá trị thặng dư (Pr).
Vậy GTGT của doanh nghiệp là toàn bộ thu nhập từ các nhân tố sản xuất và
chế biến được thực hiện trong q trình tạo ra sản phẩm hàng hóa.
Cơng thức: VA= W+R+In+Ti+Dp.
Phương pháp 2: Xác định GTGT thông qua giá trị đầu ra và chi phí trung
gian
Theo phương pháp này, GTGT của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở
giá trị đầu ra và giá trị đầu vào trung gian được tính như sau:
VA= GO-IC
Trong đó:
VA: GTGT của doanh nghiệp
GO: Tổng giá trị sản xuất, tính theo tổng doanh thu theo giá thực tế mà đơn
vị sản xuất bán cho các cơ sở thương mại.


IC: Tổng chi phí trung gian được tính theo giá thực tế mà đơn vị sản xuất
mua vào.
Phương pháp 2 này được sử dụng nhiều khi tính GTGT của doanh nghiệp
chủ yếu dựa vào hai yếu tố là giá trị đầu vào và chi phí trung gian đầu ra.
Về mặt tính tốn, phương pháp này dễ xác định các chri tiêu như giá trị đầu
ra và chi phí trung gian đầu vào.
Nâng cao giá trị gia tăng cho doanh nghiệp

Thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện giảm và sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu
vào, đổi mới quá trình sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm.
Thứ hai, doanh nghiệp nâng cao thu nhập từ các yếu tố sản xuất trên một
khối lượng đầu vào trung gian nhất định, đồng thời giảm chi phí trung gian
trên một đơn vị hàng hóa sản xuất. Mở rộng các cơng đoạn, sản xuất chết
biến nhằm tăng thêm quy mô chi phí các nhân tố trong chuỗi và sử dụng
cơng nghệ hiện đại, có dung lượng vốn cao trong sản xuất, chế biến sản
phẩm. Kết quả làm cho giá trị kinh tế của sản phẩm hàng hóa từ một khối
lượng đầu vào trung gian sẽ tăng lên.
Thứ ba, nâng cao năng lực sử dụng đầu vào trung gian để tạo ra một khối
lượng sản phẩm GTGT nhiều hơn. Tức là doanh nghiệp cần lựa chọn các
yếu tố đầu vào trung gian phù hợp, mở rộng năng lực sản xuất và tăng năng
suất sử dụng các yếu tố đầu vào trung gian, mở rộng quy mơ và năng cao
trình độ tay nghề, phát triển khoa học kỹ thuật sản xuất.
Thứ tư, doanh nghiệp nên tối đa hóa các hoạt động đầu ra như tiết kiệm chi
phí, đưa sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng.
Thứ năm, doanh nghiệp nâng cao năng lực tiêu thụ sản phẩm hàng hóa để
teieu thụ được khối lượng sản phẩm nhiều hơn với giá bán cao hơn. Muốn


làm được điều này, doanh nghiệp cần có khả năng thương mại, chính sách
marketing phù hợp, các yếu tố về năng lực cạnh tranh sản phẩm. Tức là ý
nghĩa nâng cao GTGT ngoại sinh của doanh nghiệp.
Thứ sáu, doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu sản phẩm, thiết kế đóng
gói của riêng mình sẽ mang lại giá bán cao hơn. Doanh nghiệp cần tổ chức
dự báo thị trường, dự báo quan hệ cung cầu và khả năng cung ứng sản
phẩm, đặc biệt đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm nâng cao
GTGT ngoại sinh của doanh nghiệp.
Vậy, nâng cao GTGT cho doanh nghiệp tức là việc nâng cao hiệu quả sản

xuất, giảm chi phí trung gian đầu vào để tạo ra được một khối lượng sản
phẩm GTGT cao đáp ứng nhu cầu thị trường với giá cả hợp lý.
Các nhân tố tác động đến nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm là gì?
Yếu tố đầu vào
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng lớn đến
việc nâng cao GTGT cho sản phẩm. Hoạt động đầu vào gắn với việc nhận,
tồn trữ và quản lý. Các yếu tố đầu vào gồm quản lý vật tư, kiểm soát tồn
kho, kế hoạch vận chuyển,…Những hoạt thiện trong bất cứ hoạt động nào
trong các hoạt động trên đây đều nhằm giảm chi phí và tăng năng suất.
Công tác vận hành bao gồm các hoạt động nhằm chuyển các yếu tố đầu vào
để trở thành sản phẩm cuối cùng như vận hành máy móc thiết bị, bao bì
đóng gói, lắp ráp bảo dưỡng,…Việc này dẫn tới những sản phẩm có chất
lượng cao hơn, hiệu suất cao hơn và phản ứng nhanh với những điều kiện
của thị trường.
Hoạt động marketing và bán hàng
Hoạt động marketing và bán hàng của doanh nghiệp xoay quanh 4 vấn đề
chủ yếu bao gồm: Hỗn hợp sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và xúc tiến.


Phụ thuộc vào phân khúc của thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp lựa
chọn, quyết định có một hỗn hợp sản phẩm rộng hay hẹp. Giá cả mà doanh
nghiệp có thể thu được từ những sản phẩm của mình đo lường mức giá trị
mà công ty đã tạo ra cho khách hàng. Đối với bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ
nào, để thành cơng doanh nghiệp cần có kế hoạch kỹ lưỡng về bao bì sản
phẩm đóng gói, quảng cáo,…Và có nhiều vấn đề quan trọng trong việc xác
định cách thức mà sản phẩm được phân phối đến khách hàng mục tiêu của
nó.
Quản trị nguồn nhân lực
Việc đào tạo nhân lực và hiệu quả làm việc là cần thiết nhằm đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng. Các nhân viên được đào tạo tốt sẽ có các kỹ năng

để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong tổ chức. Lao động được đào tạo
và khuyến khích tăng đóng góp và hiệu quả làm việc để tổ chức có thể tối
đa hiệu quả. Các chương trình đào tạo nhân lực thích hợp đòi hỏi việc thiết
kế, sản xuất và marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Quản trị nguồn nhân lực gồm các hoạt động được thực hiện nhằm tuyển mộ,
huấn luyện, phát triển và trả công cho tất cả các cấp bậc của người lao
động. Hoạt động này ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong dây chuyền
giá trị. Con người là tài sản giá trị nhất của công ty nên việc đào tạo nhân
lực là việc hết sức quan trọng và cần đặt lên hàng đầu.
Công nghệ thơng tin
Các hệ thống thơng tin có thể được sử dụng để tăng cường lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp. Hiện nay, nền cơng nghiệp đang có sự thay đổi về
địa lý. Không xa các nhà cung ứng dịch vụ như các công ty đa chức năng,
ngân hàng, các công ty đầu tư có các trung tâm thanh tốn hóa đơn được
đặt ở nơi xa và họ chỉ vượt qua được khó khăn này và tạo thuận lợi dịch vụ
để khách hàng biết đến nhờ công nghệ thông tin.


Các hoạt động logistic
Ngày nay, Logistic trở thành công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá
trị toàn cầu như nhà cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị
trường,…Trong bối cảnh hiện nay, quản lý logistic trở thành vấn đề quan
trọng và mang tính cạnh tranh cao đối với các doanh nghiệp.



×