Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Môn: Sinh học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.27 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP
Mơn: Sinh học đại cương
1. Trình bày cấu tạo và các bậc cấu trúc của protein, cho ví dụ ở mỗi bậc cấu trúc?
Trong các bậc cấu trúc của protein theo anh/chị cấu trúc nào bền nhất, tại sao?
+Cấu tạo:
-Protein có chứa các ngun tố chính : C,H,O,N,S,P là một trong những đại phân tử lớn
nhất trong tế bào, thực hiện nhiều chức năng khác nhau như: enzyme, vận chuyển, các
tiếp thể, bảo vệ, cấu trúc…
-Đơn phân của protein là amino acid.
* Có 4 bậc cấu trúc của protein:
 Bậc 1: trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polypeptide.
VD: protein làm nhiệm vụ vận chuyển colesteron trong máu người
 Bậc 2: +là tương tác không gian giữa các gốc amino acid ở gần nhau trong chuỗi
polypeptide.
+được làm bền chủ yếu nhờ liên kết hydrogen.
+xếp thành 2 nhóm: xoắn α và lá phiến β.
VD: Chuỗi α và β trong cấu trúc Hb trong hồng cầu.
 Bậc 3: là dạng cuộn lại trong khơng gian của tồn chuỗi polypeptide.
VD: nếp gấp thùng TIM
 Bậc 4 : cấu trúc của một số loại Prôtêin gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng
hoặc khác loại kết hợp với nhau.
VD: Phân tử hemoglobin,…
*Cấu trúc bền nhất là cấu trúc bậc
2. Trong các bậc cấu trúc của protein theo anh/chị cấu trúc nào là quan trọng nhất.
Tại sao? Nêu một số ví dụ về sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của các bậc
cấu trúc protein?
Cấu trúc bậc 1 là quan trong nhất bởi vì trình tự các a.a trên chuỗi polypeptide sẽ thể
hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi polypeptide, từ đó tạo nên hình dạng lập thể
của protein. Do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của protein.
3. Hãy chứng minh carbohydrate là nhiên liệu và vật liệu xây dựng nên cơ thể sinh
vật?


Carbonhydrat có vai trị :
– Cung cấp năng lượng cho cơ thể con người đặc biệt cung cấp glucose đây là ngun
liệu chính của q trình hơ hấp tế bào , tham gia chu trình đường đường phân tạo acid


pyruvic từ acid pyruvic tham gia chu trình crep tạo năng lượng dự trữ trong ATP đây là
nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho tế bào
4. Trình bày cấu tạo lipid. Giải thích tính kỵ nước của lipid. Giải thích tại sao ở nhiệt
độ phịng: bơ ở dạng rắn, cịn dầu oliu thì ở dạng lỏng?
Lipid:
+là những sản phẩm este hóa của các acid béo và glycerol.
+ Là các hợp chất hữu cơ không tan trong nước.
+ tồn tại ở 2 dạng thể rắn (mỡ) và thể lỏng (dầu).
Tính kỵ nước của lipid: Khác với các hợp chất hữu cơ khác, Lipit là hợp chất hữu cơ không
phân cực nên không tan trong các dung môi phân cực như nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ
không phân cực.
*hợp chất glyxerin trong dầu là hợp chất gồm các axit béo chưa bão hịa, chuỗi liên kết yếu và
khơng thể tập hợp lại tạo nên một cấu trúc liên kết mạnh.Ngược lại với dầu, hợp chất glyxerin
trong bơ nhân tạo là hợp chất bao gồm các ax béo đã bão hòa, chuỗi liên kết mạnh, cấu trúc
vững vàng . Nên ở nhiệt độ phòng : Bơ thường ở dạng rắn cịn dầu oliu thì ở dạng lỏng.
5. Nêu cấu tạo và chức năng của ADN?
Cấu tạo:
+ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai sợi đơn. Mỗi sợi đơn là một chuỗi nucleotide.
+Cấu tạo của 1 nucleotide gồm: nhôm photphat, đường desoxyribose và một trong bốn
bazo( (A,T,G,X)
Chức năng:
 Là nơi lưu trữ các thông tin di truyền: ;là cơ sở di truyền ở mức phân tử; tham gia
vào cấu trúc của NST. Là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ mọi cấu trúc tế
bào .
 Truyền đạt thông tin di truyền.

 Có chức năng phiên mã cho ra các ARN, từ đây sẽ dịch mã để tạo nên protein đặc
thù và tạo nên tính đa dạng của sinh vật.
6. Trình bày định nghĩa, cấu trúc cơ bản và phương thức hoạt động của enzyme.
Định nghĩa: Enzyme là các chất xúc tác sinh học có bản chất là protein. Chúng xúc tác
các phản ứng với tính đặc hiệu và hiệu quả cao; là động lực của các phản ứng sinh học;
là cơng cụ phân tử hiện thực hóa thơng tin di truyền chứa trên ADN.
Cấu trúc cơ bản: tất cả các enzyme đều là các protein hình cầu.
+Mỗi enim đều có 1 trung tâm hoạt động được cấu tạo bởi một số nhóm amino
acid có nhóm R.
Phương thức hoạt động:


Đầu tiên, enzyme liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzymcơ chất. Sau đó, enzym tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm rồi chúng rời ra khỏi
trung tâm hoạt động của enzyme- từ đó enzyme đực tự do để tiếp tục liên kết với chất
mới. Liên kết enzym-cơ chất mang tính đặc thù. Vì thế mỗi enzym thường chỉ xúc tác
cho một phản ứng.
7. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới các phản ứng do enzyme kiểm soát.
Các nhân tố:
 Nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng → tăng năng lượng động học do đó tốc độ phản ứng
tăng và tăng sản phẩm.
 pH: sự lệch pH tối ưu sẽ ảnh hưởng tới hoạt tính của enzyme.
 Nồng độ cơ chất và nồng độ enzyme:
Khi nồng độ cơ chất thấp, nhiều phân tử enzym có trung tâm hoạt động tự do và
sự cung cấp hạn chế cơ chất sẽ xác định tốc độ phản ứng. Ngược lại nồng độ cơ
chất cao, hầu hết các trung tâm hoạt động bị chiếm linh do đó lúc này số lượng
enzyme lại là yếu tố quyết định phản ứng.
Đối với một số phản ứng nông độ cơ chất binh thường vẫn là nhân tố quan
trọng, nhưng ở số khác nồng độ enzyme lại có tính quyết định.
8. Trình bày tên các bào quan và chức năng của nó trong tế bào động vật, thực vật?
TB thực vật có hai bào quan tổng hợp ATP: ti thể và lục lạp

Chức năng: Lục lạp thực hiện chức năng quang hợp; ti thể tham gia vào hoạt động hô
hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của TB.
TB động vật gồm:






Hạch nhân
Nhân
Ribosome: bộ máy tổng hợp protein của tế bào
Túi tiết
Mạng lưới nội chất hạt: vận chuyển protein qua lưới nội chất và thể golgi đến các










vị trí đích.
Bộ máy golgi: xử lí, phân loại và đóng gói protein,enzyme…
Khung xương tb
ER trơn
Ti thể
Khơng bào

TBC
Lyzosome: thay thế vị trí tổn thương trên màng tb
Trung thể



9. Trình bày cấu trúc màng tế bào? Giải thích tại sao màng tế bào có tính thấm và
tính lỏng rất linh động?
Cấu tạo màng tế bào: gồm lớp phân tử kép lipit và các protein màng tế bào.
-Lớp kép photpholipid:
+ các phân tử photpholipid giữ với nhau nhờ tương tác kị nước.
+cấu trúc lỏng lẻo, có thể di chuyển và thay đổi hình dạng khi cần.
+Chứa các phân tử cholesterol( TBDV) và sterol(TBTV) ở giữa
-Các protein màng: gồm các protein xuyên màng và protein bám màng.
* Màng tế bào có tính thấm và tính lỏng rất linh động : vì các phospholipid có đi kị
nước quay vào nhau phai giữa hai lớp, làm ổn định cấu trúc màng; các đầu ưa nước quay
ra phai ngoai hoặc phai trong màng, tiếp xúc với môi trường nước xung quanh, chúng
chỉ cho một phân tử nhất định đi qua dễ dàng.
Độ lỏng chinh xác của các màng TB có tầm quan trọng. Một số q trình vận chuyển và
các hoạt tính enzyme có thể bị ngừng lại khi độ nhớt của màng tăng lên quá ngưỡng.
10. Trình bày hiểu biết về các pha của chu kỳ tế bào?
Chu kì của tế bào gồm 4 pha : M,G1,S,G2.
-M là giai đoạn nguyên phân. (1h)
-G1: TB tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. (6-12h)
-S: Nhân đơi ADN, NST; các NST dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép. (6-8h)
G2: Tổng hợp các chất cho tế bào. (3-4h)
11. Tại sao nói: gen quy định protein? Trình bày các giai đoạn của quá trình dịch mã.
Dịch mã gồm ba giai đoạn:
 Khởi đầu: Riboxom gắn với xung quanh đoạn đầu mRNA, các tRNA đầu tiên
được gắn tại bộ 3 mở đầu.

 Kéo dài: tRNA chuyển một a.a tới tRNA tương ứng với codon tiếp theo. Sau đó
riboxom di chuyển tới bộ 3 mRNA tiếp theo để tiếp tục quá trình tạo ra một chuỗi
a.a.
 Kết thúc: khi đạt tới bộ 3 dừng, ribosome giải phóng polypeptit.
12. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hai quá trình tổng hợp protein ở tế bào sinh vật
nhân sơ và tế bào sinh vật nhân thực.
Sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp protein ở tế bào sinh vật nhân sơ và tế bào sinh vật
nhân thực:
TB sinh vật nhân sơ

TB sinh vật nhân thực


-Q trình xử lý ARN khơng diễn ra trong
q trình tổng hợp.
-Các gen nhơm (Operon) có thể được biểu
hiện.
-Khơng có trình tự DNA khơng mã hóa axit
nucleic.(intron)

-Có diễn ra q trình xử lý ARN.
-Khơng được biểu hiện.
-Có trình tự DNA khơng mã hóa trong axit
nucleic (intron)

13. Người ta nói quang hợp và hơ hấp là 2 q trình vừa đối lập vừa bổ sung cho
nhau. Anh/chị hãy giải thích tại sao?
-Hơ hấp và quang hợp là 2 q trình trái ngược nhau vì: quang hợp là quá trình lá cây
tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng từ Co2 và nước nhờ có diệp lục và sử dụng
ánh sáng, cịn hơ hấp là q trình co2 phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng

cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải ra khí CO2 và nước. Tuy
nhiên hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau vì Hơ hấp sẽ khơng thực hiện
được nếu khơng có chất hữu cơ do quang hợp tạo ra. Ngược lại, quang hợp cũng
không thể thực hiện được nếu khơng có năng lượng do q trình hơ hấp giải phóng ra.
14. Trình bày 4 loại mơ chính trong cơ thể động vật.
Cơ thể động vật gồm 4 loại mơ chính:
 Mơ biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngồi cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng
như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết
 Mô liên kết có ở tất cả các loại mơ để liên kết các mơ lại với nhau. Có hai loại mơ
liên kết:
o Mô liên kết dinh dưỡng (Máu và bạch huyết)
o Mơ liên kết cơ học (Mơ sụn và xương)
o Ngồi ra cịn có mơ liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có
chức năng cơ học.
 Mơ cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.
o Mô cơ trơn.
o Mô cơ vân (cơ xương).
o Mô cơ tim.
o Chức năng co giãn tạo nên sự vận động
 Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có
chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thơng tin và điều kiển sự hoạt động các cơ quan
và trả lời kích thích của mơi trường.




×