Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thử nghiệm tạo sản phẩm sữa chua từ gạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 23 trang )

Đề tài: Thử nghiệm tạo sản phẩm sữa chua gạo huyết rồng.


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, đời sống dần được cải thiện kéo theo nhiều nhu cầu hơn về thực phẩm từ người
tiêu dùng, những chỉ tiêu hay chế độ dinh dưỡng cũng dần được quan tâm nhiều hơn. Các
sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe dần được người tiêu dùng lựa chọn. Trong đó các sản
phẩm lên men từ lâu đã được biết đến, là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, có
khả năng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa,…
Sữa, sữa là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều lợi ích về sức khỏe. Trong
sữa, carbohydrate chiếm khoảng 5%, hầu hết là đường lactose. Sữa cũng chứa hầu hết
các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, trong sữa có các vitamin và khống chất
như: vitamin B12, vitamin D, canxi,..có nhiều sản phẩm lên men làm từ sữa như: sữa
chua, bơ, phô mai,…
Trong đó, sữa chua cũng là một sản phẩm lên men từ sữa, và rất tốt cho sức khỏe. Trong
sữa chua chứa các lợi khuẩn giúp hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, giúp
tiêu hóa thức ăn, điều hòa hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng,…..Sữa chua đặc biệt thích
hợp với người già, trẻ em, nhất là những người mắc bệnh về tiêu hóa.
Trong cuộc sống hàng ngày việc ăn uống rất được coi trọng đặt biệt là các thực phẩm có
lợi cho sức khỏe. Loại thực phẩm mà nhóm chúng tơi quan tâm đến đó là gạo Huyết
Rồng. Với mong muốn tạo ra sản phẩm mới, và qua q trình tìm hiểu thì chúng tơi thấy
lợi ích của sữa chua và gạo Huyết Rồng. Từ đó chúng tôi quyết định chọn sữa chua và
gạo Huyết Rồng làm đề tài nghiên cứu “Thử nghiệm tạo sản phẩm sữa chua gạo Huyết
Rồng”.


I.


TỔNG QUAN

1. Gạo huyết rồng:

Gạo Huyết Rồng vẫn còn là một cái tên xa lạ đối với nhiều người, nó có màu đỏ huyết
thẫm đặc trưng để phân biệt với các loại gạo khác, mang trong mình nhiều giá trị dinh
dưỡng cao như chứa nhiều đạm (protein), sắt, vitamin (nhất là vitamin B1), canxi, kali…
vì thế được sử dụng để bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, giảm
lượng cholesterol trong máu, giúp cơ thể no lâu…
Gạo Huyết Rồng là gạo có vỏ màu đỏ , bên trong hạt gạo khi thử bổ đôi ra cũng là màu
đỏ. Đây được xem như giống gạo cực q bởi lúa Huyết rồng có hình thức khác biệt hoàn
toàn so với các giống lúa đại trà trồng trong vùng đất ngập lũ, nhiễm phèn ở lưu vực đồng
bằng Sông Cửu Long nên được xưng tên lúa “Rồng”. Mặt khác do màu đỏ sậm của vỏ
gạo giống màu của máu nên được gọi là vỏ “Huyết”.
Nguồn gốc từ giống lúa hoang nên lúa Huyết rồng không cần phải sử dụng thuốc diệt cỏ
hay thuốc trừ sâu vẫn sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh. Chính nhờ đặc tính sinh học mạnh
mẽ này mà gạo Huyết rồng rất bổ dưỡng.
Có hàm lượng chất xơ cao có thể giúp hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ hình thành các
mảng bám trong động mạch, qua đó giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
Ngoài ra chất xơ trong gạo cũng có tác dụng làm giảm cholesterol "xấu" (LDL)
- Ngăn ngừa và làm giảm tác nhân nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh ung thư.
- Chất dầu hữu cơ có trong cám của gạo lứt Huyết rồng được biết đến với tác dụng làm
giảm mỡ máu.
- Gạo lứt Huyết rồng rất giàu magiê, một loại chất cần thiết giúp duy trì “sức khỏe” của
xương. Một bát cơm gạo huyết rồng có thể cung cấp 21% lượng magiê mà cơ thể cần mỗi
ngày. Vậy nên, không thể phủ nhận công dụng của gạo huyết rồng đối với việc ngăn ngừa
loãng xương , thối hóa khớp.
- Để phịng bệnh hen suyễn, con người cần tăng cường đủ lượng selen và magiê. Trong
thành phần của gạo Huyết rồng có 2 khống chất vi lượng này nên có thể làm giảm các
triệu chứng của bệnh hen suyễn đối với người mắc bệnh.

- Chất xơ có trong gạo Huyết rồng giúp kiểm soát lượng calo vào cơ thể làm cho bạn cảm
thấy no lâu hơn. Do đó, bạn có thể hạn chế được tình trạng ăn nhiều và giúp giảm cần
thải độc. Đồng thời nó cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa táo bón.
- Gạo Huyết rồng rất giàu mangan, một loại chất rất cần thiết để hệ thống thần kinh khỏe
mạnh giúp dẫn truyền thần kinh tốt, tánh tình trạng đau đầu, mệt mỏi.


Gạo Huyết Rồng vẫn là một cái tên khác mới mẻ vì vẻ bề ngồi nó thường bị nhầm lẫn là
gạo lứt, nhưng vốn dĩ gạo lứt là các hạt gạo thông thường nhưng khi xay lúa chúng được
xay đơn giản, để vẫn giữ lại lớp cám bên trong, nhưng khi bẻ đơi hạt gạo chúng mang
màu trắng. Cịn gạo Huyết Rồng, khi bẻ đơi hạt gạo chúng vẫn có màu đỏ huyết đặc biệt.
2. Sữa chua:
Sữa chua là sản phẩm sử dụng sữa lên men lactic nhờ các vi khuẩn ưa nhiệt
(Streptococcus thermophilus, Pediococcus acdilactis,…).
Sữa lên men là sản phẩm sữa thu được bằng cách lên men sữa, được chế biến từ các sản
phẩm thu được từ sữa có hoặc không thay đổi thành phần như đã được giới hạn, bằng tác
động của các vi sinh vật thích hợp và làm giảm pH có hoặc khơng có đơng tụ (kết tủa
đẳng điện). Các vi sinh vật khởi động này phải là các vi sinh vật sống, hoạt động và có
nhiều trong sản phẩm đến thời hạn sử dụng tối thiểu. Đối với các sản phẩm sau khi lên
men được xử lý nhiệt thì khơng áp dụng u cầu về các vi sinh vật sống. ( Trích nội dung
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7030:2016 về Sữa lên men)
3. Quá trình lên men lactic
Lên men lactic là quá trình nhờ hoạt động sống của các vi sinh vật, điển hình là vi khuẩn
lactic, chuyển hóa yếm khí carbohydrate thành acid lactic. Có hai kiểu lên men lactic
chính là: Lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình.
Lên men lactic đồng hình: quá trình lên men do vi khuẩn lactic đồng hình, có khả
năng phân hủy đường theo con đường đơn giản tạo nên acid lactic. Lượng acid lactic
hình thành chiếm 90÷98% trong sản phẩm.
Lên men lactic dị hình: là quá trình lên men do các vi khuẩn lactic dị hình, phân
hủy đường thành acid lactic, ngồi acid lactic tạo thành cịn có hàng loạt sản phẩm khác

nhau được tạo thành chiếm tỷ lệ khá cao như: acid acetic, ethanol, glycerin, CO 2, H2O,
một số chất thơm như diacetyl, ester.

Lactose


Glucose

Galactose
Sản phẩm trung gian

Acid piruvic

Acealdehyde

Ethanol

Acid lactic

Acid lactic

LM lactic đồng hình

Acid acetic + CO2

Acetoin

Diacetyl

LM lactic dị hình

Sơ đồ lên men lactic

Quá trình lên men lactic diễn ra trong tế bào chất của vi khuẩn. Đầu tiên, đường lactose sẽ
được vi khuẩn lactic đưa vào bên trong tế bào nhờ những cơ chế vận chuyển đặc trưng
của màng tế bào chất. Tiếp theo, lactose sẽ được thủy phân thành hai monosaccharide rồi
đi vào các chu trình chuyển hóa khác nhau. Lên men lactic là một quá trình trao đổi năng
lượng. Các phân tử ATP được hình thành trong q trình chuyển hóa cơ chất (lactose) sẽ
được vi khuẩn giữ lại trong tế bào để phục vụ cho hoạt động trao đổi chất và sinh trưởng
của chúng. Ngược lại, các sản phẩm như acid lactic, ethanol và CO2 sẽ được vi khuẩn
“thải” vào môi trường lên men. Kết quả là hàm lượng acid lactic tích lũy trong mơi
trường lên men ngày càng tăng, làm giảm pH môi trường và kéo theo những biến đổi hóa
lý khác.
4. Các vi sinh vật trong sữa :
Trong cơ thể động vật, sữa tươi được tuyến vú tổng hợp không chứa vi sinh vật. Tuy
nhiên, khi kiểm tra sữa mới vắt ta thường phát hiện có rất nhiều nhóm vi sinh vật khác


nhau, nguồn gốc của các vi sinh vật này xuất phát từ: bầu vú của động vật cho sữa, người
vắt sữa, thiết bị vắt sữa, môi trường chuồng trại nơi diễn ra quá trình vắt sữa.
Hệ vi sinh vật và số lượng của chúng luôn luôn thay đổi và phụ thuộc vào mức độ nhiễm
vi sinh vật trong quá trình vắt sữa. Các vi sinh vật có trong sữa bao gồm cả vi khuẩn, nấm
men và nấm mốc.
Giống VSV
Vi khuẩn
Lactobacillus

Lactococcus

Leuconostoc


Loại
L.delbrueckii
L.delbrueckii ssp lactis
L.delbrueckii ssp
bulgarricus
L.helveticus
L.acidophilus
L.casei
L.kefir
L.latis ssp lactic
L.latis ssp lactis var
Diacetylatis
L.lacts ssp cremoris
L.mesenteroides
L.mesentenroides ssp
Dextranicum
L.mesenteroides ssp
Cremoris

Giống VSV
Vi khuẩn
Streptococcus
Pediococcus
Acetobacter
Nấm men
Kluyveromyces

Candida
Saccharomyces
Torulaspora

Nấm sợi
Geotrichum

Loại
S.thermophilus
P.pentosaceus,
P.acidilactis
A.aceti
K.marxianus ssp
marxianus
K.marxianus ssp
bilgaricus
K.lactis
C.kefir
S.cerevisiae
S.lactis
T.delbrueckii
G.candidum

Vi khuẩn lactic là loại đặc trưng trong chế biến sữa, chúng bao gồm cả bacilli và cocci.
Đa số vi khuẩn này bị tiêu diệt ở 700C, một số thì chỉ bị tiêu diệt ở 800C.

5. Quy trình làm sữa chua truyền thống:
Lựa chọn, chuẩn bị
nguyên liệu

Phối trộn


Thanh trùng


Để nguội

Cấy vi khuẩn

Bổ sung hương liệu

Lên men

Lên men

Bảo quản

Bảo quản

Thuyết minh quy trình:
Lựa chọn nguyên liệu trong sản xuất sữa chua
Sữa có thể làm từ sữa tươi, sữa đặc, sữa tái chế. Sữa tươi sử dụng trong sản xuất sữa chua
phải có chất lượng tốt, trong sữa càng ít tế bào vi sinh vật càng tốt, không chứa kháng
sinh, khơng chứa các enzyme, ….
Có thể tăng vị ngọt hay tạo hương vị khi cho thêm đường (glucose, saccharose…), trái
cây như dâu, táo…ở dạng puree dạng tự nhiện hoặc thêm đường.
Đối với một số sản phẩm, có sử dụng chất ổn định để sữa chua có cấu trúc, độ nhớt…
theo yêu cầu. Các chất ổn định thường sử dụng là gelatin, pectin, agar-agar… chúng là
những chất ưa nước và có thể liên kết với nước.
Phối trộn


Phối trộn sữa đặc với sữa tươi theo tỉ lệ, để tạo môi trường phát triển cho các vi khuẩn
lactic.

Thanh trùng
Đun hỗn hợp sữa sau khi phối trộn ở nhiệt độ 90-95 0C trong 3-5 phút. Mục đích để tiêu
diệt, ức chế các vi sinh vật và enzyme không mong muốn trong sữa, để quá trình lên men
được diễn ra dễ dàng. Nhờ đó, trong q trình lên men lactic, khối đơng được hình thành
với cấu trúc ổn định , hạn chế sự thoát huyết thanh ra khỏi cấu trúc gel khi bảo quản sữa
chua (do β-lactoglobulin thành phần chính trong whey protein đã tương tác với casein κ
trong cấu trúc micelle làm cải thiện cấu trúc khối đông của sữa chua).
Để nguội
Hạ nhiệt độ xuống 40-430C. Nhầm tạo điều kiện để các vi khuẩn lactic tồn tại. Hỗn hợp
sữa sau khi thanh trùng xong có nhiệt độ cao có thể giết chết các vi khuẩn lactic.
Cấy vi khuẩn
Cho vi khuẩn vào hỗn hợp sữa, thông thường vi khuẩn lactic sẽ được lấy từ các loại sữa
chua hiện nay. Sữa chua làm men cái luôn phải được để hết lạnh (về nhiệt độ phòng) rồi
mới dùng. Vi khuẩn lactic được sử dụng tùy vào nơi sản xuất. Vi khuẩn thông thường
được sử dụng là Streptococcus thermophilus và Lactobaccillus bulbaricus. Tỉ lệ của hai
cầu khuẩn và trực khuẩn là 1:1 hoặc 2:1. Khi tỷ lệ bacillus cao hơn cocci sẽ dẫn tới sưa
chua có mùi chua do độ acid quá cao. Do các vi khuẩn bacillus có khả năng chịu được
acid cao hơn cocci vì thế tạo thêm nhiều acid lactic.
Bổ sung hương liệu
Các hương liệu được thêm vào là các puree dạng tự nhiện hoặc thêm đường của các trái
cây,các chất ổn định,… để tạo cấu trúc, độ nhớt, cảm giác ngon miệng khi sử dụng, góp
phần làm ổn định cấu trúc protein, bổ sung khêm các dinh dưỡng khác như khoáng,
vitamin…
Lên men
Thời gian lên men phụ thuộc vào giống vi khuẩn, lượng vi khuẩn…cần giữ nhiệt độ ổn
định trong thời gian lên men, thời gian lên men có thể kéo dài từ 3-20 tiếng. Nhiệt độ tối
ưu nhất cho vi khuẩn phát triển là 42-430C.
Bảo quản



Sau khi lên men, sữa chua được làm lạnh ở 4-6 0C, để ổn định cấu trúc của sữa chua đồng
thời làm chậm tốc độ sinh tổng hợp acid lactic của vi khuẩn, ngăn chặn sự xâm nhập các
vi khuẩn khác.

II.

THỰC HÀNH

1. Làm sữa chua bằng sữa gạo huyết rồng:
a. Làm sữa gạo huyết rồng:

 Nguyên liệu:



500g gạo huyết rồng.
1 lít nước.

 Cách thực hiện:
- Ngâm gạo huyết rồng trong khoảng 8 tiếng trước khi nấu, sau đó vo gạo cho sạch.

Figure 1: Ngâm gạo huyết rồng.
- Nấu gạo đã ngâm cùng với 1 lít nước và ít muối. Nấu đến khi hạt gạo bung ra, để nguội
bớt.

Figure 2: Nấu gạo sau khi ngâm


- Lọc qua màng lọc thực phẩm và vắt cho hết lượng sữa lúc này sữa đã có thể dùng được.


Figure 3: Sữa gạo sau khi lọc.
b. Làm sữa chua:
 Nguyên liệu:




2 hộp men cái (sữa chua).
1 lít sữa gạo huyết rồng.
1 lít nước.

 Cách thực hiện:
- Để mem cái (sữa chua) ở nhiệt độ phòng cho hết lạnh trước khi làm.

Figure 4: Sữa chua dùng làm men cái.


- Đun sữa gạo huyết rồng đến 75-90oC (thanh trùng sữa), 1 lít nước.
- Để nguội xuống 40-430C. Sau đó cho men cái vào, khuấy nhẹ 1 chiều, đậy kín, ủ từ 810h.

5: Sữa
sautakhi
men
cái vào
- Cho vào vật chứa bảoFigure
quản lạnh
saugạo
4-5h
thuhịa
được

thành
phẩm.

Figure 6: Sữa được rót vào hủ để bảo quản.

2. Làm sữa chua với bột gạo huyết rồng:
a. Bột gạo huyết rồng rang:
 Nguyên liệu:
⋅ 200g gạo huyết rồng


 Cách thực hiện:
- Ngâm gạo khoảng 5-6 tiếng sau đó ủ lại 1 ngày.

Figure 7: Ngâm gạo huyết rồng.

- Đem gạo đã ủ đi nấu chín, để nguội đem phơi nắng 2-3 ngày.
- Lấy gạo đã khô đem rang thơm sau đó xay nhuyễn thành bột.

Figure 8: Bột gạo sau khi xay nhuyễn.

b. Làm sữa chua với bột gạo huyết rồng rang:
 Nguyên liệu:




100g Bột gạo huyết rồng rang
2 hộp men cái (sữa chua)
1 lít sữa tươi






2 hộp sữa đặc
1 lít nước

 Cách thực hiện:
- Để sữa chua ở nhiệt độ phòng cho hết lạnh trước khi làm.

Figure 9: Sữa chua dùng làm men cái.
- Cho sữa đặc, sữa tươi và 1 lượng bột gạo huyết rồng rang (tùy theo sở thích) vào vật
chứa (1).

Figure 10: Hỗn hợp sữa sau khi phối trộn.

- Đong 1 lít nước ấm (75-800c) vào hỗn hợp (1).
- Khuấy đều tay, theo một chiều, đến khi hỗn hợp hòa tan vào nhau thì để yên.
- Để nguội 40-430C rồi cho men cái vào, khuấy nhẹ, ủ 8- 10 tiếng.


- Sau khi ủ, cho sữa chua vào tủ lạnh 4-5h thì có thể dùng được.

Figure 11: Sữa chua sau khi ủ xong.
3. Làm sữa chua gạo huyết rồng:
a. Chế biến gạo huyết rồng:
 Nguyên liệu:



200g gạo huyết rồng.

 Cách thực hiện:
- Ngâm gạo huyết rồng 3-4h với nước nóng trước khi làm.

Figure 12: Ngâm gạo huyết rồng


- Sau đó vo cho sạch gạo.
- Nấu gạo cùng với 1 lượng nước vừa ngập gạo, nấu đến khi gạo chín. Trong lúc nấu phải
đảo đều để tránh gạo dính đáy nồi và bị khét, có thể thêm nước nếu thấy nước cạn quá
nhanh. Lúc này ta có 1 hỗn hợp gạo hơi sệt.

Figure 13 : Gạo sau khi nấu xong.

b. Làm sữa chua gạo huyết rồng:
 Nguyên liệu:






2 hộp sữa chua.
1 lít sữa tươi.
200g gạo huyết rồng đã chế biến.
2 hộp sữa đặc.
1 lít nước.

 Cách thực hiện:

• Làm sữa chua.


- Để sữa chua ở nhiệt độ phòng trước khi làm.

Figure 14: Sữa chua làm men cái.
- Đong 1 lít nước ấm (75-800c), cho sữa đặc, sữa tươi vào vật chứa.

Figure 15: Thêm sữa tươi.

Figure 16: Thêm sữa đặc.


- Khuấy đều tay, theo một chiều, đến khi hỗn hợp hịa tan vào nhau thì để n.
- Để nguội 40-430C rồi cho men cái vào, khuấy nhẹ, ủ 8- 10 tiếng.

Figure 17: Thêm men cái vào hỗn hợp sữa.

• Làm sữa chua gạo huyết rồng:
- Cho gạo huyết rồng đã được chế biến vào các vật chứa (hủ,chén,...).
Figure 18: Khuấy nhẹ sau khi cho men vào.
- Múc sữa chua đã được ủ thêm vào vật chứa.


- Để vào tủ lạnh ở ngăn mát 5-6h, sau đó có thể sử dụng

III.

KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN:
1. KẾT QUẢ:


- Sau khi thực hiện ta có được kết quả như sau:




Sữa chua được làm từ sữa gạo huyết rồng.
Sữa chua với bột gạo huyết rồng rang
Sữa chua gạo huyết rồng.
a. Kết quả bằng hình ảnh:

Figure 19: Sữa chua sau khi thực hiện xong.

Figure 20 : Sữa chua gạo huyết rồng (ở trên)
Sữa chua với bột gạo huyết rồng rang (ở dưới)

Figure 21: Sữa chua làm bằng sữa gạo huyết rồng.


b. Kết quả cảm quan của nhóm:
• Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7030:2002 về sữa chua - quy định kỹ thuật do
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Các chỉ tiêu cảm quan của sữa chua
Tên chỉ tiêu
1. Màu sắc
2. Mùi, vị
3. Trạng thái

Yêu cầu
Màu trắng sữa hoặc màu đặc trưng của phụ liệu bổ sung

Đặc trưng cho từng loại sản phẩm
Mịn, đặc sệt

Dựa trên các tiêu chuẩn Việt Nam về cảm quan sữa chua, thành lập nên bảng sau về cảm
quan do nhóm thực hiện:
Tên chỉ tiêu

Màu sắc
Mùi, vị
Trạng thái

Sữa chua được làm
từ sữa gạo huyết
rồng.

Sữa chua bột gạo
huyết rồng rang.

Màu đỏ nhạt
Màu đỏ nhạt
Có mùi chua nhẹ, vị Có mùi sữa chua, vị
nhạt
chua, có nghe mùi
gạo huyết rồng, béo
Còn hơi lỏng
Mịn đặc sệt

Sữa chua gạo huyết
rồng.


Màu trắng sữa
Có mùi sữa chua, vị
chua, lớp gạo huyết
rồng dẻo
Mịn đặc sệt

2. BIỆN LUẬN:
a. Sữa chua được làm từ sữa gạo huyết rồng:
Dựa trên bảng kết quả thấy được mùi, vị của sữa chua sau khi làm xong có vị chua nhẹ
không nhiều như các sữa chua thông thường, cho thấy khả năng phát triển của vi khuẩn
lactic trong sữa không nhiều, vì thế hàm lượng acid latic được tạo ra ít nên không tạo vị
chua đặc trên cho sản phẩm. Xem xét các thành phần tham gia và quy trình thực hiện,
nhận thấp lượng đường trong sữa gạo huyết rồng không đủ để các vi khuẩn lactic phát
triển. Với mục tiêu ban đầu dùng sữa gạo huyết rồng để thay thế sữa bị nhầm khơng sử
dụng lactose, phù hợp cho những người không không dung nạp được lactose. Cần bổ
sung thêm đường vào thành phần tham gia, đối với những người ưu thích sữa chua khơng
đường có thể thêm ít đường glucose tạo điều kiện cho các vi khuẩn lactic phát triển.
Sau khi sử dụng gạo huyết rồng để nấu sữa ta thu được phần xác gạo có thể tái sử dụng
để lên men rượu, tạo ra thêm một loại thực phẩm mới.


b. Sữa chua bột gạo huyết rồng rang:
Dựa trên cảm quan khi trộn bột gạo huyết rộng để làm hương vị, sữa chua có vị béo hơn
các sữa chua thơng thường khi ăn các thể gây ra cảm giác ngán khi ăn vì thế nên có thể
giảm tỉ lệ thêm bột gạo vào hoặc trạng thái sệt của sữa chua để cải thiện cảm giác khi ăn.
c. Sữa chua gạo huyết rồng:
Theo kết quả cảm quan khi sử dụng gạo huyết rồng đã chế biến thay thế cho nếp cẩm khi
sử dụng giảm vị chua của sữa chua khiến cho sữa chua trở nên ngon hơn khi ăn, đáp ứng
nhu cầu của nhiều người khơng thích vị chua nặng của các sản phẩm sữa chua hiện nay.
• Kết luận chung:

Gạo huyết rồng vốn chứa nhiều dinh dưỡng để cơ thể phát triển nhưng chỉ số đường
huyết trong gạo lại khá cao không phù hợp với nhiều người cần cải thiện sức khỏe nhưng
lại mắc nhiều bệnh liên quan đến đường huyết, do đó khi sử dụng gạo huyết rộng lên men
lactic để các vi khuẩn lactic chuyển hóa lượng đường trong gạo để giảm nồng độ đường
trong gạo phù hợp khi sử dụng.
Dù có nhiều lợi ích khi sử dụng sữa chua hay gạo huyết rồng, thế nhưng việc lạm dụng sữ
dụng quá nhiều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thế nên. Cần sử dụng
sữa chua đúng cách:
• Sữa chua nếu được ăn vào 3 thời điểm này trong ngày sẽ mang đến hiệu quả tốt
nhất: sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng, buổi xế chiều, trước khi đi ngủ từ 1 đến 2 tiếng.
• Bạn chỉ nên ăn từ 250 – 500 gram (tương đương với 2 hộp sữa chua) mỗi ngày.
• Khơng nên ăn sữa chua khi bụng đang đói
• Đừng hâm nóng hay đơng cứng sữa chua. Hãy ăn sữa chua ở nhiệt độ bình thường
hoặc đặt trong ngăn mát để dùng.
• Lưu ý đừng ăn sữa chua cùng với các thức ăn dầu mỡ như lạp xưởng, xúc xích…

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Việt Mẫn (2004), Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa và thức uống

- Tập 1, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lâm Xn Thanh (2008), Giáo trình cơng nghệ các sản phẩm sữa, Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật.
3. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7030:2002 về sữa chua - quy định kỹ thuật do
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.


4. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7030:2016 về Sữa lên men.





×