TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
------
BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
2016-2021
Giảng viên hướng dẫn: T.S Lê Hải Hà
Th.S Vũ Lê Thùy Trang
Sinh viên thực hiện:
Phạm Phi Hùng
Mã sinh viên:
20050095
Lớp:
QH2020E KTQT CLC 1
Học phần:
Kinh tế đối ngoại Việt Nam
Hà Nội – Tháng 7/2022
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................5
2.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................5
2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................5
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................6
4.1. Phạm vi nội dung..............................................................................................6
4.2. Phạm vi không gian..........................................................................................6
4.3. Phạm vi thời gian..............................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................6
6. Bố cục bài nghiên cứu...........................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU HẠT
ĐIỀU VIỆT NAM...........................................................................................................7
1.1. Tổng quan về xuất khẩu.....................................................................................7
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu......................................................................................7
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu....................................................................................7
1.2. Tổng quan về hạt điều Việt Nam......................................................................8
1.2.1. Nguồn gốc và đặc điểm hạt điều VN..............................................................8
1.2.2. Phân loại hạt điều VN xuất khẩu...................................................................9
Các loại kích cỡ của hạt điều:.................................................................................9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT NAM
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19.........................................................10
2.1. Thực trạng xuất khẩu hạt điều Việt Nam.......................................................10
2.1.1. Sản lượng xuất khẩu hạt điều trước và trong đại dịch Covid- 19...............10
2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều trước và trong đại dịch Covid-19...............12
2.1.3. Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng xuất khẩu hạt điều Việt Nam.............................13
2.2. Khó khăn của thị trường xuất khẩu hạt điều trong đại dịch Covid-19........14
2.2.1. Khó khăn trong hoạt động sản xuất.............................................................14
1
2.2.2. Nguồn cung ứng hạt điều.............................................................................15
2.2.3. Thị trường nhập khẩu hạt điều và nhu cầu tiêu thụ.....................................15
2.2.4. Hoạt động vận chuyển và bãi chứa container.............................................16
2.3. Kết luận..........................................................................................................17
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO NGÀNH ĐIỀU
XUẤT KHẨU............................................................................................................... 18
3.1. Thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngành xuất khẩu điều thông qua các
sàn thương mại điện tử...........................................................................................18
3.2. Kiến nghị chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất trong quá trình
sản xuất, chế biến....................................................................................................18
3.3. Kiến nghị chính sách hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết ngành.........................19
3.4. Kiến nghị nâng cao hoạt động xây dựng thương hiệu quốc gia về hạt điều
Việt Nam.................................................................................................................. 20
KẾT LUẬN................................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................22
2
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Sản lượng xuất khẩu hạt điều Việt Nam từ 2016 - 2020
Hình 2: Giá xuất khẩu bình quân hạt điều từ 2016-2020
Hình 3: Kim ngạch xuất/ nhập khẩu hạt điều Việt Nam từ 2016-2020
Hình 4: 10 thị trường có giá xuất khẩu hạ điều cao nhất 8 tháng đầu năm
2020
Hình 5: Các quốc gia tiêu thụ nhiều nhất đối với mặt hàng hạt điều Việt
Nam
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bản chất Việt Nam là một quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực nông nghiệp,
tận dụng triệt để các lợi thế về đất đai, khí hậu, con người để sản xuất nơng
sản, .... Vì vậy, nơng nghiệp ln là ngành kinh tế trọng điểm và cũng là một bộ
phận quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu là công cụ giúp cho đất nước hội nhập sâu rộng. Ở
một mức độ nào đó, điều này giúp các mặt hàng nơng sản chủ lực của Việt Nam
có cơ hội xuất khẩu sang các nước trên khắp thế giới có thể kể đến như gạo, cà
phê, chè. Trong đó, hạt điều được coi là một trong những mặt hàng nông sản
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Từ một quốc gia với sản lượng xuất khẩu dầu thơ ít ỏi, Việt Nam vươn
mình trở thành một quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới. Trong giai
đoạn từ 2016-2021, vị thế số 1 thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều của
Việt Nam vẫn ln được giữ vững. Để có thể bảo tồn được vị thế đó, Việt Nam
đã tận dụng rất tốt lợi thế khí hậu mát mẻ vùng cao nguyên miền Trung cùng với
sự màu mỡ của vùng đất đỏ ba dan, song song với đó là sự kết hợp của hệ thống
máy móc hiện đại. Cho đến nay, hạt điều Việt Nam vẫn là một trong những mặt
hàng xuất khẩu được ưa chuộng tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ - nơi mà
loại mặt hàng này đã đặt được xuất khẩu đến. Mặc dù, đóng vai trò thiết yếu
cũng như là đầu tàu trong ngành hàng xuất khẩu, góp một phần lớn trong kim
ngạch xuất khẩu của nước ta, thế nhưng thị trường xuất khẩu hạt điều vẫn phải
đối mặt với nhiều khó khan trước những đợt sóng của đại dịch Covid 19. Đại
dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay đã gây ra vô vàn những ảnh hưởng lớn
nhỏ đến khả năng sản xuất phát triển của mặt hàng xuất khẩu hạt điều… đây
được coi như một trong những rào cản lớn cho việc xuất khẩu mặt hàng này.
Trước những khó khăn đó, đặt ra cho các doanh nghiệp, Nhà nước cần có những
4
chính sách, hướng đi phù hợp để khắc phục các khó khăn, thúc đẩy thị trường
xuất khẩu trở lại.
Qua đó, đề tài:” Tác động của đại dịch Covid- 19 đến thị trường xuất
khẩu hạt điều Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021” được cá nhân nghiên cứu
nhằm chỉ ra những thực trạng và vấn đề khó khăn mà thị trường xuất khẩu hạt
điều đang phải đối mặt và cần tháo gỡ, từ đó đưa ra những hướng đi cụ thể để
khắc phục được tình trạng đó, đưa xuất khẩu điều quay trở lại mạnh mẽ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Vấn đề nghiên cứu nhằm đưa ra thực trạng xuất khẩu của ngành điều Việt
Nam trước và trong đại dịch Covid- 19. Bên cạnh đó, tìm hiểu, đánh giá và phân
tích các tác động của đại dịch Covid- 19 đến những phương diện như nhu cầu,
thị hiếu người tiêu dùng, thị trường xuất khẩu, khó khăn đến thị trường hạt điều.
Từ vấn đề đó đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm giải quyết nhanh chóng
các vấn đề nhức nhối cho thị trường xuất khẩu hạt điều Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
● Tìm hiểu và phân tích giá trị kinh tế, vị thế của xuất khẩu hạt điều đối với
nền kinh tế quốc dân.
● Tìm hiểu thực trạng xuất khẩu hạt điều trước và trong đại dịch qua sản
lượng, kim ngạch xuất khẩu sang các quốc gia trên thế giới.
● Xác định, phân tích các tác động của đại dịch Covid- 19 đến mặt hàng hạt
điều xuất khẩu.
● Đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho thị trường hạt điều xuất khẩu đối
với các doanh nghiệp và Nhà nước.
3. Đối tượng nghiên cứu
Thị trường hạt điều Việt Nam xuất khẩu
5
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi nội dung
Tập trung nghiên cứu các tác động tiêu cực của đại dịch Covid- 19 đến
với thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam
4.2. Phạm vi không gian
Tập trung nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam
4.3. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hạt điều Việt Nam qua số liệu từ năm 20162021 (trước và trong đại dịch)
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu: Bài nghiên cứu tham khảo nguồn tài liệu
từ nhiều trang uy tín như Bộ Công Thương Việt Nam, Tổng cục Thống
kê, Tổng cục Hải quan…cùng các luận văn, tài liệu nghiên cứu trong và
ngoài nước.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thông tin và số liệu về sản lượng
xuất khẩu, kim ngạch được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tiến hành chắt
lọc thông tin và xử lý để đánh giá quy mô, bản chất, sự khác nhau của đối
tượng nghiên cứu theo thời gian và không gian.
6. Bố cục bài nghiên cứu
Chương 1. Cơ sở lý luận, thực tiễn về xuất khẩu hạt điều Việt Nam
Chương 2. Thực trạng thị trường xuất khẩu hạt điều Việt Nam dưới tác
động của đại dịch Covid-19
Chương 3. Đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành điều xuất khẩu
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ
XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu được hiểu theo một cách đơn giản chính là hoạt động giao
thương mua bán hàng hóa, dịch vụ của quốc gia này và bán cho một quốc gia
khác, dựa trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh tốn chính. Trong
chủ nghĩa trọng thương trước kia, phương thức thanh tốn khơng chỉ đơn giản là
tiền tệ, mà còn là vàng bạc, đá quý… Trong bối cảnh hiện nay, tiền tệ được coi
là phương thức chủ yếu, và có thể sử dụng đồng tiền của một trong hai quốc gia
của người mua hoặc người bán hoặc đồng tiền của một quốc gia thứ ba khác.
Xuất khẩu còn được quy định tại Điều 28 khoản 1 theo Luật thương mại
2005: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”. Qua đó, xuất khẩu được hiểu
theo luật của Việt Nam là việc bán hàng cho doanh nghiệp, quốc gia khác.
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu
Góp phần thúc đẩy nền kinh tế tồn cầu thơng qua đáp ứng lợi ích của
các doanh nghiệp và các quốc gia. Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất trong nước
thơng qua khuyến khích việc tận dụng lợi thế tuyệt đối cũng như lợi thế so
sánh của các nước.
Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Bán hàng cho khách hàng nước ngoài
là một cách để mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia và giúp nâng
tầm các doanh nghiệp trong nước. Đây cũng là một trong những lợi thế chính
của thương mại quốc tế.
Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia trên trường
quốc tế. Các doanh nghiệp lớn xuất khẩu nhiều sản phẩm có giá trị ra thị
trường quốc tế khơng chỉ góp phần chiếm lĩnh thị trường mà còn giúp giữ
7
vững tên tuổi của cơng ty. Một quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh cũng có
thể duy trì tốt thương hiệu của mình.
Đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Lợi thế này mang tính chất vĩ mơ,
đồng thời là yếu tố chính để các quốc gia đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ BOP, đồng thời tăng tích lũy
và thu ngoại tệ, dự trữ tăng.
1.2. Tổng quan về hạt điều Việt Nam
1.2.1. Nguồn gốc và đặc điểm hạt điều VN
1.2.1.1. Nguồn gốc của hạt điều Việt Nam
Nếu hạt điều có nguồn gốc từ Brazil và được đưa sang Ấn Độ, thì người
Bồ Đào Nha cũng đã đưa hạt điều vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Năm 1895,
bác sĩ Yersin thành lập trang trại chăn ni bị Suối Dầu ở huyện Cam Lâm. Tại
đây anh đã thử trồng nhiều loại cây, trong đó có cây điều. Đóng góp vào sự phát
triển kinh tế của những người di cư đến tỉnh Phước Long từ miền Bắc và miền
Trung. Chính quyền chế độ cũ khuyến khích người dân trồng cây điều. Thật
khơng may, vì giá trị khơng được hiểu đầy đủ, cây điều đã không thực sự phát
triển. Sau năm 1975 khi đất nước hồn tồn giải phóng. Chính phủ đã đưa ra các
chính sách phát triển hạt điều ở Phước Long (sau này là tỉnh Bình Phước). Mục
đích để đồng bào các dân tộc định canh, định cư, tránh xa tập quán du canh, du
cư lâu đời.
1.2.1.2. Đặc điểm của hạt điều
Hạt điều cho quả mịn, bóng, mọng nước, có một hạt treo ở phía dưới
được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng màu xám. Vỏ ngoài của hạt điều là một lớp
da mềm mịn và một lớp vỏ bên ngồi rất cứng, ở giữa lớp vỏ cứng có chứa dầu
phenolic khơng ăn được hay cịn gọi là dầu vỏ hạt điều. Ngay sau khi thu hoạch,
hạt điều thô được xử lý ngay lập tức để bảo quản chất lượng và cấp hạt. Tiếp nối
quy trình, người nơng dân sẽ tách hạt điều thô ra khỏi hạt điều và phơi khô dưới
nắng mặt trời. Hiện nay với các thiết bị công nghệ ngày càng được phát triển
nên phần lớn hạt điều sẽ được chế biến sấy khô thông qua các máy sấy thay vì
8
phải làm thủ công như trước. Các sản phẩm thô này được giao bán cho các nhà
máy chế biến hạt điều. Từ đây, hạt điều Việt Nam được xuất khẩu ra thị trường
quốc tế.
1.2.2. Phân loại hạt điều VN xuất khẩu
Hạt điều của Việt Nam sẽ được phân loại dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế
nhằm có thể đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng bên nước ngoài. Cụ thể,
hạt điều được phân loại theo 3 tiêu chí chính: Kích cỡ, hình dáng, màu sắc.
Các loại kích cỡ của hạt điều:
Hạt điều loại W180: Cỡ Vua (King of Cashew), từ 170 đến 180 hạt.
Hạt điều loại W210: Cỡ Lớn (Jumbo), 200 – 210 hạt.
Hạt điều loại W240: Cỡ lớn vừa 220 – 240 hạt.
Hạt điều loại W320: Cỡ vừa (cỡ trung) 300 – 320 hạt.
Hạt điều loại W450: Cỡ nhỏ vừa 400 – 450 hạt.
Hạt điều loại W500: Cỡ nhỏ 450 – 500 hạt.
Các loại hình dáng của hạt điều:
W (Wholes): Nguyên hạt điều
S (Splits): Hạt điều tách 2 nửa
B (Butts): Hạt điều bị vỡ làm đôi
P (Pieces): Hạt điều bị vỡ thành từng mảnh
LP (Large Pieces): Hạt điều bị vỡ thành từng mảnh tương đối lớn
SP (Small Pieces): Hạt điều bị vỡ thành từng mảnh vỡ nhỏ, vụn
BB (Baby Bits): Hạt điều đã bị vỡ cực vụn
Các loại màu sắc của hạt điều:
Hạt điều không chỉ được phân loại theo kích thước, hình dạng của hạt mà
cịn theo màu sắc. Ngun nhân chính là hạt điều có thể chuyển sang màu trắng
hoặc vàng sau khi rang và sấy khô. Khi bị ố vàng nhiều hơn nghĩa là càng khô,
9
độ ẩm càng giảm. Sau đó, thêm một ký hiệu W (White) hoặc S (Scorched) trên
mỗi giống điều.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA
ĐẠI DỊCH COVID 19
2.1. Thực trạng xuất khẩu hạt điều Việt Nam
2.1.1. Sản lượng xuất khẩu hạt điều trước và trong đại dịch Covid- 19
Hình 1: Sản lượng xuất khẩu hạt điều Việt Nam từ 2016 - 2020
(đơn vị: nghìn tấn)
Nguồn: VnEconomy
Có thể thấy từ Hình 1, kết hợp với dữ liệu do Tổng cục Hải quan và các
kênh khác thu thập, sản lượng hạt điều cả nước vẫn tăng trưởng ổn định và nhìn
chung khơng bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh. Covid-19 khơng có tác động
nhiều đến lượng nhân điều xuất khẩu. Về vấn đề này, trong trường hợp cung
không đủ cầu xuất khẩu, nguyên liệu trong nước luôn là trọng tâm của ngành.
Thực tế, hạt điều thô của Việt Nam lâu nay được nhập khẩu từ châu Phi, nhưng
10
trước ảnh hưởng của dịch bệnh, vận chuyển quốc tế khó khăn, đã làm gián đoạn
chuỗi cung ứng hạt điều thơ tại các nước châu Âu, cũng như q trình vận
chuyển từ châu Phi về Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước đã chuyển sang
nhập khẩu hạt điều của Campuchia do Việt Nam có đường biên giới với
Campuchia, và quan trọng nhất là phần lớn hạt điều thô được vận chuyển bằng
đường bộ mà không phải trả quá nhiều thuế phí vận chuyển. Đây cũng là lý do
khiến xuất khẩu hạt điều của nước ta luôn tăng kể cả trong thời kỳ dịch bệnh.
Hình 2: Giá xuất khẩu bình quân hạt điều từ 2016-2020 (đơn vị: USD/ tấn)
Nguồn: VnEconomy
Trái ngược với sản lượng xuất khẩu hạt điều tăng, giá mặt hàng này lại có
chiều hướng ngược lại. Bỏ qua việc giá điều nhân xuất khẩu bình quân của Việt
Nam giảm trong năm 2018 và 2019 phần lớn là do chất lượng sản phẩm kém và
xuất khẩu khó khăn dẫn đến tồn kho lớn, đặc biệt khi được thể hiện thông qua
giá xuất khẩu bình quân năm 2020 là 6.238 USD / tấn. Điều này cho thấy trước
ảnh hưởng của dịch bệnh, sức mua của người tiêu dùng giảm khiến nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm hạt điều của các nước giảm và giá xuất khẩu cuối cùng bình quân
11
giảm. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất khẩu phải trả chi phí vận chuyển cao
khi mua điều thơ với số lượng lớn, dẫn đến việc kinh doanh bị lỗ….
2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều trước và trong đại dịch Covid-19
Hình 3: Kim ngạch xuất/ nhập khẩu hạt điều Việt Nam từ 2016-2020
(đơn vị: tỷ USD)
Nguồn: VnEconomy
Qua Hình 3, có thể thấy từ việc giá bán xuất khẩu bình quân hạt điều
giảm cũng đồng thời gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến với kim ngạch xuất khẩu
cho mặt hàng này trước và trong đại dịch, từ đó tạo ra sự khác biệt rõ rệt. Cụ
thể, kim ngạch xuất nhập khẩu của hạt điều vẫn có xu hướng tăng dần lên nhưng
đến khi đại dịch Covid 19 bùng phát kim ngạch xuất nhập khẩu đã có sự suy
giảm đáng kể đặc biệt vào năm 2019 và 2020. Theo đó, 4 tháng 2021 so với
cùng kỳ năm trước giảm 1,7%. Từ đó có thể khẳng định rằng dưới sự tác
động của dịch bệnh đã là cho kim ngạch xuất khẩu hạt điều VN đã có sự
biến đổi theo xu hướng tiêu cực.
12
Hình 4: 10 thị trường có giá xuất khẩu hạ điều cao nhất 8 tháng đầu năm 2020
(Đơn vị: USD/tấn)
Nguồn: Vietnambiz
Tính đến đầu 8 tháng đầu năm 2020, chính vì sự tác động của đại dịch
Covid 19 đã khiến cho giá xuất khẩu bình quân của hạt điều và kim ngạch xuất
nhập khẩu hạt điều đều bị sụt giảm. Từ thống kê của Tổng cục Hải quan, cho
thấy 8 tháng đầu năm 2020, cả nước xuất khẩu được 313.012 tấn hạt điều thu về
trên 2 tỷ USD; giá xuất khẩu trung bình chỉ đạt 6.391,5 USD/tấn. So với cùng
kỳ năm 2019, giá xuất khẩu điều đã giảm đến 13% và kim ngạch xuất khẩu
cũng giảm 5%.
2.1.3. Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng xuất khẩu hạt điều Việt Nam
Dưới sự ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, thị trường tiêu thụ cũng
không tránh khỏi sự tác động xấu. So với cùng kỳ các năm, Mỹ vẫn tiếp tục
đứng đầu trong thị trường tiêu thụ hạt điều của Việt Nam với 106.023 tấn trị giá
681 triệu USD, giá 6.422 USD/tấn, lượng hạt điều tăng 12% nhưng ngược lại
kim ngạch xuất khẩu giảm 0,6% và giá hạt điều xuất khẩu giảm 11%. Chiếm
tương đương 34% tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều cả nước.
13
Đứng thứ hai là Hà Lan đạt mức tiêu thụ 40.540 tấn tương đương 266
triệu USD, giá 6.564,8 USD/tấn; tăng 54% lượng, tăng 32% kim ngạch nhưng
giảm 14% giá; chiếm 13% tổng lượng và kim ngạch.
Thứ ba là Trung Quốc đạt 35.986 tấn, tương đương 228 triệu USD, giá
6.332,3 USD/tấn; so cùng kì giảm cả về lượng, kim ngạch và giá lần lượt 15%,
30% và 18%; chiếm trên 11% tổng lượng và kim ngạch.
Hình 5: Các quốc gia tiêu thụ nhiều nhất đối với mặt hàng hạt điều Việt
Nam (Đơn vị: Tấn – USD)
Nguồn: Vietnambiz
2.2. Khó khăn của thị trường xuất khẩu hạt điều trong đại dịch Covid-19
2.2.1. Khó khăn trong hoạt động sản xuất
Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chính phủ và Bộ Y tế đã có
những quyết định và biện pháp chống lại dịch như: Ví dụ như cách ly xã hội,
tạm thời đóng cửa, hạn chế thương mại, ... Nó ảnh hưởng đến các cơng ty,
14
doanh nghiệp nói chung và các cơng ty tham gia vào ngành xuất khẩu điều nói
riêng.
Dịch bệnh buộc các cơng ty phải ngừng sản xuất kinh doanh và chỉ mở
cửa khi có thơng báo chính thức của chính phủ, cơng nhân không được đi làm,
thu nhập giảm, ... ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của công ty, đối với các
công ty lớn, họ vẫn phải trả mức chi phí cố định, trong khi thời gian khơng biết
khi nào họ sẽ sản xuất trở lại. Còn đối với các cơng ty nhỏ sẽ phải gánh chịu chi
phí cố định và ảnh hưởng của đại dịch và đình trệ thậm chí cịn khiến họ thay
đổi cách làm sản xuất kinh doanh bỏ cửa hàng, đóng cửa có thời hạn. Ngồi ra,
việc đóng cửa biên giới và hạn chế thương mại là những yếu tố ảnh hưởng ít
nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Do nguồn nguyên liệu
của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào các nước châu Phi, việc đóng cửa biên
giới đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiếp cận các
nhà sản xuất và chế biến.
2.2.2. Nguồn cung ứng hạt điều
Thực tiễn cho thấy, sản lượng điều trong nước cực kỳ nhỏ, không đảm
bảo được phần lớn nhu cầu tiêu thụ nên hầu hết thị trường điều thô Việt Nam
đều phải nhập khẩu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại dịch khiến chi phí vận
chuyển hạt điều thơ từ châu Phi về Việt Nam tăng, buộc nhiều công ty phải
chuyển sang nhập khẩu hạt điều thơ từ Campuchia. Nhưng chính vì điều này đã
khiến cho hạt điều thơ nhập khẩu vào Việt Nam đạt mức kỷ lục. Theo số liệu
chính thức từ Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 11/2021, lượng điều thô nhập
khẩu từ Campuchia là 1,103 triệu tấn, tổng kim ngạch hơn 1831 tỷ USD, tăng
hơn 444% về lượng và 608% về giá trị nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2020.
Điều này làm dấy lên lo ngại và nghi ngờ vì sản lượng điều thơ nhập khẩu của
Việt Nam đã tăng lên vượt mức yêu cầu.
2.2.3. Thị trường nhập khẩu hạt điều và nhu cầu tiêu thụ
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ nền kinh tế tồn
cầu, khơng chỉ Việt Nam. Đối với một thị trường xuất khẩu như hạt điều, đại
15
dịch Covid-19 đã đẩy ngành vào tình thế khó khăn hơn, với mọi hoạt động kinh
tế phải tạm dừng. Điều này đã đánh trực tiếp vào hai yếu tố chính là thị trường
xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ mặt hàng ở nước ta.
Hạt điều xuất khẩu của Việt Nam được nhiều nước trên thế giới trong đó
có Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan và Đức ưa chuộng, nhưng đại dịch Covid-19 đã
buộc các nước xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam phải tạm ngừng các hoạt động
kinh tế. Chẳng hạn như Trung Quốc, khi phát hiện ra đại dịch Covid-19, quốc
gia này đã thực hiện phong tỏa toàn quốc đồng thời thực hiện chế độ “zero
covid” đóng cửa hồn tồn các cửa khẩu. Chính vì điều này đã gây nên sự ùn
tắc thừa bứa các mặt hàng điều do không thể xuất sang Trung Quốc. Các doanh
nghiệp xuất khẩu phải chấp nhận khoản lỗ do không thể thực hiện giao thương.
Với Hoa Kỳ, một trong ba thị trường xuất khẩu quan trọng bậc nhất của
nước ta cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Mặc dù mức độ tự do và thờ ơ
với dịch bệnh rất cao ở quốc gia này, nhưng việc thực hiện áp dụng các biện
pháp giãn cách xã hội rộng rãi và dai dẳng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng
hóa xuất khẩu. Ngồi ra, chi phí vận chuyển tăng cao khiến hoạt động xuất khẩu
hạt điều của Việt Nam gặp nhiều tác động tiêu cực. Mặt khác, do hạt điều không
phải là lương thực chính nên nhu cầu thị trường quốc tế cũng giảm mạnh sau
khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 8/2021, xuất khẩu
điều của Việt Nam đạt 20,4 nghìn tấn, trị giá 137,44 triệu USD, giảm 21,6% về
lượng so với 15 ngày đầu tháng 7/2021 và giám 1.2% khối lượng so với trong
15 ngày đầu tháng 8/2020. Như vậy, nhu cầu và các thị trường chủ yếu của xuất
khẩu hạt điều VN đều thu hẹp sức mua, tác động không nhỏ lên sản lượng xuất
khẩu ngành điều.
2.2.4. Hoạt động vận chuyển và bãi chứa container
Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến ngành logistics tồn cầu trong
đó có Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ Cơng thương, Đỗ Thắng Hải đã từng nói
“Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến ngành logistics toàn cầu, gây ra một
16
số khó khăn như: Ùn tắc trên các tuyến vận tải container, thiếu container trên
diện rộng từ năm 2020 đến nay và hiện nay vẫn đang ảnh hưởng đến xuất khẩu
của Việt Nam”. Đối với ngành xuất khẩu hạt điều, trước làn sóng lần thứ 04 của
đại dịch Covid-19 đã khiến cho cước phí vận chuyển sang các quốc gia như
châu Âu, Hoa Kỳ… tăng cao. Song song với đó là tình trạng thiếu container
rỗng khiến cho hàng hóa khó mà cho đi xuất khẩu.
2.3. Kết luận
Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhìn chung khơng ảnh hưởng
đáng kể đến doanh số xuất khẩu hoặc giá trị xuất khẩu bình qn, nhưng nó
cũng tác động khơng nhỏ đến sản xuất trong nước và hoạt động kinh doanh
dịch vụ xuất khẩu. Những vấn đề khó khăn này các cơng ty cũng đang gặp phải
và Nhà nước cần có những chỉ đạo, giải pháp tốt hơn để tháo gỡ khó khăn cho
các doanh nghiệp xuất khẩu điều trong đợt đại dịch.
17
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ
KHĂN CHO NGÀNH ĐIỀU XUẤT KHẨU
3.1. Thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngành xuất khẩu điều thông qua
các sàn thương mại điện tử
Trong thời đại 4.0 hiện nay, phần lớn người tiêu dùng có xu hướng sử
dụng các sàn thương mại điện tử để có thể thực hiện giao dịch mua bán đồng
thời giúp đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng. Trước
bối cảnh bùng phát dịch bệnh các sàn giao dịch, các trang thương mại điện tử
như Amazon, Alibaba, FedEx,… có thể được coi là một trong những giải pháp
cấp bách đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Giải pháp này được đưa ra nhằm kết hợp linh hoạt giữa các phương thức
xuất khẩu theo lô hàng với việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Một cơng ty trong nước có thể ký một
thỏa thuận ủy thác với một công ty hoạt động bên ngoài biên giới Việt Nam.
Sau khi nhận được đơn hàng, công ty trung gian sẽ làm thủ tục xuất hàng, đồng
thời tìm hiểu thị trường và hồn thiện thủ tục để sản phẩm hạt điều Việt Nam
được xuất hiện trên các website thương mại điện tử. Hình thức này giúp các
doanh nghiệp sử dụng đồng thời trong thời kỳ đại dịch và bình thường mới, cải
thiện đáng kể doanh thu của cơng ty.
3.2. Kiến nghị chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất trong quá
trình sản xuất, chế biến
Về hỗ trợ nguồn nhân lực và chuyên mơn:
Xây dựng những chương trình đào tạo, phổ cập chuyên môn về những
kiến thức sản xuất mới, dây chuyền sản xuất và hệ thống trang thiết bị
hiện đại cho DN, hộ gia đình và người dân.
Thành lập các tổ tư vấn chuyên trách ở địa phương để đáp ứng nhu cầu
giải đáp các khúc mắc của doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân trong
quá trình chuyển đổi hình thức sản xuất.
18
Thuê, đề cử ra các chuyên gia, kỹ sư chun mơn trong việc vận hành
những máy móc thiết bị, vật tư mới trực tiếp tham gia hướng dẫn người
dân khu vực, doanh nghiệp và theo dõi tại các địa phương cho đến khi
thấy được sự hiệu quả trong quá trình sản xuất, chế biến.
Về hỗ trợ tín dụng:
Xây dựng chương trình hỗ trợ cho vay ưu đãi tại các ngân hàng thương
mại để giúp các công ty vay vốn cho hoạt động sản xuất, nhập khẩu
nguồn nguyên liệu hoặc sử dụng vốn vay cho hoạt động để xuất khẩu
hàng hóa sang các nước. Theo điều kiện, các cơng ty phải chứng minh địa
chỉ kinh doanh, các hoạt động xuất khẩu sắp tới và lập kế hoạch cụ thể số
tiền tín dụng cần thiết cho các thủ tục yêu cầu sử dụng tiền.
Tạo nên các chương trình cho vay dựa theo nhóm, tùy diện tích khu vực
lớn nhỏ. Đặc biệt đối với các hộ gia đình có 2-3 hộ được kết nối và trả nợ
để mua thiết bị và dùng chung các thiết bị này. Bằng cách này, các hộ gia
đình tiếp tục đảm bảo nguồn cung cấp mà họ cần, có thể cắt giảm chi tiêu
của họ.
3.3. Kiến nghị chính sách hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết ngành
Sự thiếu tập trung nhỏ lẻ là một trong những nguyên nhân khiến số lượng
và chất lượng sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Quá
trình xây dựng chuỗi liên kết được đưa ra như sau:
Tạo mối liên kết giữa công ty chế biến và nông dân sản xuất điều hoặc hộ
sản xuất nhỏ lẻ. Việc xây dựng này giúp các công ty đảm bảo một số
nguồn cung cấp hạt điều thô đồng thời hạn chế thời gian tìm kiếm nguyên
liệu đầu vào cho chế biến.
Xây dựng chuỗi liên kết các vùng trồng điều với mục tiêu trở thành một
vùng chuyên canh lớn để giảm thiểu sự sinh sôi của cây điều. Đồng thời,
đợt thu hoạch này cũng giúp đảm bảo chất lượng hạt điều khi quy hoạch,
hệ thống canh tác mới hoàn chỉnh đồng bộ.
19
3.4. Kiến nghị nâng cao hoạt động xây dựng thương hiệu quốc gia về hạt
điều Việt Nam
Một trong những vấn đề cốt lõi và góp phần tạo tiền đề nâng cao giá trị
xuất khẩu và vị thế của hạt điều Việt Nam là xây dựng thương hiệu quốc gia hạt
điều Việt Nam xuất khẩu. Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng
thương hiệu hạt điều quốc gia thông qua thống kê số lượng công ty xuất khẩu hạt
điều, phát hiện ra những nét đặc trưng của Việt Nam, thúc đẩy chương trình xây
dựng thương hiệu quốc tế. Đồng thời, mở rộng các chương trình nâng cao nhận
thức về thương hiệu hạt điều quốc gia cho các doanh nghiệp và nhanh chóng tạo
thương hiệu cho tất cả các sản phẩm điều xuất khẩu (bao gồm cả hạt điều thô và
hạt điều và thực phẩm chế biến từ hạt điều Việt Nam). Đồng thời đăng ký bảo hộ
chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu và thương hiệu quốc gia để tránh bị đánh cắp nhãn hiệu
có thể ví dụ như vụ việc đánh cắp nhãn hiệu của thuốc lá Vinataba hay như gần
đây có vụ việc gạo ST25 đã bị mất thương hiệu trên quốc gia Mỹ do chưa thực
hiện đăng ký nhẵn hiệu, bản quyền ở nước họ, những rắc rối pháp lý liên quan
đến thị trường xuất khẩu hạt điều Việt Nam.
20
KẾT LUẬN
Hạt điều là một trong những mặt hàng xuất khẩu đóng vai trị chủ lực của
nước ta, đem lại lợi nhuận cao, giúp thúc đẩy giá trị kinh tế của ngành, đóng góp
vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại
dịch Covid-19 đã làm rung chuyển thị trường này trong một khoảng thời gian
dài. Bắt đầu từ vấn đề hạt điều bị ảnh hưởng trước đại dịch, điều này càng tạo ra
cơ sở để thấy được những thực trạng, rào cản khó khăn mà các công ty kinh
doanh tại thị trường này phải đối mặt, cũng như những khó khăn mà các cơng ty
đang hoạt động trên thị trường này phải khắc phục.
Bài nghiên cứu do cá nhân thực hiện đã chỉ ra và phân tích những khía
cạnh tồn tại của ngành điều Việt Nam trước và trong đại dịch. Đồng thời, từ
những khía cạnh cịn tồn đọng trong thực trạng nghiên cứu cũng đề xuất một số
giải pháp hỗ trợ thị trường xuất khẩu hạt điều Việt Nam thời gian trong tương
lai nhằm hỗ trợ về vốn, cơ sở vật chất cho nguồn nhân lực,… để các doanh
nghiệp có thể trải qua đại dịch và đưa ngành xuất khẩu hạt điều được khơi phục
lại vị thế ban đầu vốn có của mặt hàng này.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(2021,
9
7).
Retrieved
from
Bộ
Công
Thương:
/>(2022, 5 11). Retrieved from Bộ Công Thương Việt Nam:
/>%20kh%E1%BA%A9u%20h%E1%BA%A1t,%2C2%25%20v%E1%BB
%81%20tr%E1%BB%8B%20gi%C3%A1.
(2022, 2 8). Retrieved from Tổng cục thống kê: />Dương,
Á.
(2020,
10
12).
Retrieved
from
Vietnambiz:
/>Hatdieu.Info. (2017). NGUỒN GỐC HẠT ĐIỀU: TỪ XUẤT XỨ Ở VÙNG NAM
MỸ, MỘT PHẦN CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN CÂY XĨA ĐĨI GIẢM
NGHÈO Ở BÌNH PHƯỚC.
Kh, V. (2022). Doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam “đói” thơng tin về thị
trường EU. VnEconomy.
Ngọc, D. (2021). Nghịch lý nhập siêu hạt điều. VnEconomy.
Nhung, H. (2022). Nhiều lợi thế cho ngành điều tăng trưởng trong năm 2022.
BNEWS.
(2021). Phân loại hạt điều. PhucLam .
Phượng, C. (2022). Ngành điều gặp nhiều bất lợi, Hiệp hội Điều kiến nghị hạ
mục tiêu kim ngạch xuất khẩu . VnEconomy.
Quỳnh, Đ. (2019, 7 30). Retrieved from Vietnambiz: />
22
23