Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bài thơ Tiếu đội xe ko kính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.63 KB, 5 trang )

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ
thời kì kháng chiến chống Mĩ, đã từng trải nghiệm cuộc sống trên tuyến đường Trường
Sơn nên thơ của ông hầu như viết về người linh trẻ và những cô thanh niên xung phong.
“Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” là một tác phẩm xuất in đậm dấu ấn nghệ thuật của
nhà thơ tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp của của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ. Đọc bài thơ ta cảm phục vẻ đẹp của những người lính lái xe va nhiều phẩm
chất đáng quý.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” được sáng tác vào năm 1969, trong thời kì cuộc
kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn
sinh viên đã gác bút nghiên cứu để lên đường đánh giặc và điểm nóng lúc bấy giờ là
tuyến đường Trường Sơn-Đây là con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tuyền
tuyến. Phạm Tiến Duật đã ghi lại bằng những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường
Sơn. Có thể nói hiện thực đã đi vào trong thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của
cuộc chiến. Ra đời trong hoàn cảnh ấy bài thơ đã thật sự trở thành hồi kèn xung trận, trở
thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Cảm hứng từ những
chiếc xe không kinh đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công người chiến sĩ
lái xe: ung dung, thực tai, lạc quan sơi nổi, bất chấp khó khăn gian khổ, tinh đồng chí,
đồng đợi gắn bó tinh u đất nước thiết tha.
Hình tượng người lái xe trong bài thơ hiện lên với tư thế hiên ngang, bất khuất:
“Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.”
Trước hết hình tượng người lính lái xe trong bài thơ hiện lên với tư thế hiên ngang bất
khuất. Tác giả đã tái hiện một cách chân thực sự khốc liệt của chiến tranh thơng qua hình
ảnh những chiếc xe khơng có kính-đây là bằng chứng xác đáng cho sự tàn phá khủng


khiếp của một thời đã qua và để rồi trên cái nền của cuộc kháng chiến gian khổ, khốc liệt
ấy, tác giả Phạm Tiến Duật đã xây dựng thành công hình ảnh người lính lái xe Trường
Sơn với tư thế ung dung, hiên ngang, luôn sẵn sàng ra trận:
‘Ung dung buồng ái ta ngồi,
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.’
Từ ‘ung dung’ được đặt trong phép đảo ngữ như đang diễn tả thái độ tự tin bình tĩnh,
khơng một chút nao núng, run sợ của người chiến sĩ. Bất chấp mọi trở ngại gian khổ, mặc
kệ những hiểm nguy, người lính vẫn sẵn sàng ngồi vào buồng lái để làm nhiệm vụ. Thái


độ ấy xuất phát từ phẩm chất gan dạ, anh hùng và từ chiếc xa khơng kính, người chiến sĩ
đã quan sát cảnh vật bên ngồi ‘nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng’. Câu thơ viết theo nhịp
2/2/2 thật cân đối. Nó thể hiện sự nhịp nhàng, thăng bằng của chiếc xe đang lăn bánh và
nhất là thái độ tự tin, bình tĩnh của người cầm lái. Điệp từ ‘nhìn’ đã nhấn mạnh, khắc sâu
vẻ đẹp từ cách quan sát của người chiến sĩ. Một vẻ đẹp xuất phát từ tâm hồn, tấm lịng
của anh. Cách nhìn chăm chú đó biểu lộ niềm yêu thương với thiên nhiên, cuộc sống, sự
quyết tâm vững vàng trong nhiệm vụ. Các anh ‘nhìn đất’ để thêm gắn bó yêu thương con
đường Trường Sơn hào hùng, thân thuộc để dẫn đưa chiếc xe đến chỗ nơi an tồn. Anh
‘nhìn trời’ để tâm hồn thêm lạc quan bay bổng, thêm tin tưởng vào ngày mai. Anh ‘nhìn
thẳng’ là nhìn về phía trước, nhìn vào con đường trước mắt cần vượt qua, nhìn vào nhiệm
vụ đầy gian khổ, khó khăn thử thách. Bởi thế mặc cho bom đạn gào thét các anh vẫn cứ
tiến lên. Các anh thật dũng cảm và hào hùng biết bao.
Hơn thế tư thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe ra trận cịn được khắc hoạ
đậm nét qua những hình ảnh hồ nhập với thiên nhiên:
‘Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.’
Cả khơng gian đất trời phía trước thu vào tầm mắt của các anh. Người lính lái xe như
tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài với những cảm giác thú vị: ‘gió xoa mắt đắng,

con đường chạy thẳng vào tim, sao trời và cánh chim như sa như ùa vào buồng lái’.
Những chi tiết tả thực tái hiện hiện thực gian khổ mà các anh phải đối mặt nhưng người
chiến sĩ đã cảm nhận chúng bằng tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, bằng nghị lực bản lĩnh phi
thường nên nó trở nên thú vị: cảm giác về tốc độ, của những chiếc xe đang lao nhanh trên
đường, cảm giác hoà vào thiên nhiên gần gũi. Điệp ngữ ‘nhìn’, phép ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác kết hợp với biện pháp nghệ thuật so sánh đã cho thấy sự tập trung cao độ, một
tinh thần trách nhiệm dũng cảm nhưng của một tâm hồn lãng mạn, bình thản, chủ động
chiêm ngưỡng tận hưởng từng vẻ đẹp của thiên nhiên qua ơ của kính vỡ. Những hình ảnh
‘gió-con đường-sao trời-cánh chim’ vừa thực vừa thơ, là cái thi vị nảy sinh trên đường
bom rơi đạn nổ. Từ đó cho thấy một tâm hồn tươi trẻ lạc quan, một tư thế bình thản, điềm
nhiên của người lính.
Tin tưởng vào chiến thắng, ln hướng về Miền Nam những người lính trong bài
thơ còn là những con người tràn đầy tinh thần lạc quan sôi nổi bất chấp mọi hiểm
nguy coi thường mọi gian khổ:
‘Khơng có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì pheo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Khơng có kính ừ thì ướt áo


Mưa tn mưa xối như ngồi trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khơ mau thơi.’
Những câu thơ dung dị tự nhiên như văn xuôi, lời thơ thường ngày, giọng điệu thản
nhiên hóm hỉnh pha chút ngang tàn cùng lập cấu trúc “ khơng có kinh, ừ thì có bụi…chưa
cần…” thể hiện vẻ đẹp tự tin, tinh cách ngang tàn. Gian khổ của người lính ngồi lái
những chiếc xe khơng kính bị “bụi phun tóc trắng, bị mưa tn mưa xối như ngồi trời”
chẳng hề chi, hiểm nguy của mưa bom bão đạn chẳng là gì với những người chiến sĩ lạc
quan sôi nổi. Bụi đường mưa gió trên các nẻo đường rừng với họ là lẽ đương nhiên,

chẳng cần phải bận tâm. Các từ ngữ “ phì pheo, cười ha ha, mau khơ thơi” làm nỏi bật
niềm vui tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ hiểm nguy
của cuộc chiến đấu. Các anh sẵn sàng chập nhận thử thách gian lao như thể đó là điểm tất
yếu. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, của thái độ hiên ngang để thắng lại cái
vạn biến của chiến trường sinh tử. Khơng hề lùi bước trước khó khăn người lính bằng sự
sơi nổi lạc quan đã cất cao tiếng hát át tiếng bom. Bụi đường lấm lem lên tóc trắng,
khn mặt làm họ phì cười vì sự ngộ nghĩnh khi nhìn vào nhau. Cịn mưa làm họ ước áo
thì chỉ cần giá lùa là họ khơ thơi. Họ chấp nhận gian khổ và xem đó là thử thách để khẳng
định ý chí niềm tin lịng lạc quan u đời. Mở đầu khổ thơ là hình ảnh gian khổ, kết thúc
khổ thơ là bằng niềm lạc quan của người lính, thơ của Phạm Tiến Duật để lại cho ta dư vị
ấn tượng thật khó qn trước tâm hồn sơi nổi dũng cảm lạc quan của những “ chàng
Thạch Sanh của thế kỉ XX hiên ngang anh hùng”.
Không chỉ dùng lại ở thái độ coi thường bất chấp mọi hiểm nguy mà tình đồng chí,
đồng đội cao đẹp cũng là một trong số những vẻ đẹp đáng trân quý ở những người
lính lái xe:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

Bếp Hồng Cầm ta dựng dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chơng chênh d dường xe chạy
Lại đi,lại đi trời xanh thêm.
Mỗi ngày hành quân trên đường dài tiến vào giải phóng Miền Nam Những người lính gặp
gỡ thêm nhìu bạn bè, những cịn người cùng ý chí chiến đầu .Từ trong bom rơi, những
chiếc xe từ khắp mọi miền tổ quốc đã họp về đây thành tiểu đội .Họ gặp nhau giữa đường
rừng trong những khoảnh khắc sinh tử, ơ cửa kính vỡ trở thành điều kiện để họ trở thành



tình cảm .Hình ảnh “ bắt tay nhau qua cửa kính vở rồi” là hình ảnh thơ độc đáo , giàu sức
gợi. Cái bắt tay từ tận sau trái tim là tấm lịng của người lính giành cho nhau vừa là lời
động viên , vừa là sự chia sẽ.Cái bắt tay ấy chính là cái bắt tay chan chưa tình yêu
thương, sự thấu hiểu ,gắn bó của những người linh.Nếu trong thơ Chính Hữu “ Thương
nhau tay nắm lấy bàn tay” là biểu tượng cao đẹp nồng ấm thiêng liêng của tình đồng chí
thì thì trong thơ Phạm Tiến Duật người lính bắt tay nhau qua cửa kính vỡ trên một trận
đường dài để gần nhau hơn .
Hình ảnh của những người lính lái xe thân thiết như ruột thịt như anh em trong nhà , “
Bếp Hoàng Cầm ta dựng “ những hình ảnh quen thuộc thân thương của gia đình như bếp,
bát đũa , võng mắc gợi cảm giác quen thuộc gắn bó làm ấm lịng người lính. Giữa rừng
Trường Sơn đầy đạn bom hiểm nguy , những chiếc bếp Hồng Cầm nhóm lên u thương
thu gia đình , đưa người lính xích lại gần nhau qua những cái chung : chung bát ,đũa
,chung nắm cơm , hoàn cảnh và chung con đường chiến đấu .Và từ những điều đó họ gắn
bó gần gũi thân thương như 1 gia đình .Các định nghĩa gia đình thật khác lạ, đơn sơ mà
thắm thiết nghĩ tình .Trong quân ngũ tình đồng chí ,đơng đội cũng là tình gia đình .Đó là
sự hồn quyện giữa tình người u thương , chia sẽ , gắn bó và tình đồng chí chung
nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu , Phạm Tiến Duật đã phát hiện 1 vẻ đẹp mới mẻ trong tâm
hồn , tình cảm của người lính thời chống Mĩ
Trên đường hành quân những phút sinh hoạt ngắn ngủi của người lính cũng rất giản
dị độc đáo giữa gian khổ “ Võng mắt chơng chênh đường xe chạy” .Chơng chênh vì
đường núi gập ghềnh ,đường rừng hiểm trở nhưng ý chí chiến đấu vẫn vững vàng kiên
định. Sức mạnh tinh thần lạc quan tình đồng chí đồng đội nâng đỡ bước chân họ tiếp tục
hành trình gian khổ : “ lại đi , lại đi trời xanh thêm” điệp ngữ “lại đi”như nhịp bước hành
quân của người lính , vọng lên âm vang khí thế khó khăn khơng nản chí ,hi sinh khơng
sờn lịng , đưa đồn xe băng băng tiến về phía trước là những khoảng trời phơi phới họ để
lại cho đời .
Hồn thiện vẻ đẹp bức chân dung người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn là ý
chí chiến đấu , tinh thần yêu thương nước của Miền Nam:
“Không có kính , rồi xe khơng có đèn,
Khơng có mui xe ,thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Sự gian khổ khốc liệt của chiến trường chống Mĩ càng nhân lên gấp bội qua những chiếc
xe bị tàn phá bị trần trụi ,biến dạng gần như hồn tồn : “Khơng có kính , khơng đèn ,
khơng có mui xe , thùng xe có xước” Điệp ngữ “Khơng” cùng phép liệt kê nhấn mạnh và
làm nổi bật hình ảnh chiếc xe khơng kính bị phá dữ dội bởi bom đạn chiến tranh , lột tả
hiện thực thử thánh đầy ác liệt của một cuộc chiến tranh chống Mĩ. Tác giả đã sử dụng


phép nghệ thuật tương phản để tạo nên sự đối lập giữa những cái “Khơng” và có , giữa
vật chất bên ngoài và sức mạnh bên trong , để từ đó làm nổi bật trái tim người lính .Hình
ảnh hốn dụ “một trái tim” chỉ người lính lái xe , cũng có thể xem là hình ảnh ẩn dụ cho
sức mạnh tình u nước , lịng dũng cảm và ý chí lạc quan của người lính .” trái tim” thể
hiện vẻ đẹp của người lính lái xe cũng là hình ảnh lí giải sức mạnh của những đồn xe ra
trận ,sức mạnh của cuộc kháng chiến đầy thử thách gian khổ. Với hình ảnh giàu ý nghĩa
này Phạm Tiến Duật đã mở ra một gốc nhìn mới cho hiện thực của người lính lái xe
khơng kính .Trái tim chính là cội nguồn sức mạnh của chiến thắng .Từ hình ảnh trái tim
cầm lái Phạm Tiến Duật đã khẳng định một chân lí của thời đại chống Mĩ đó là sức mạnh
quyết định chiến thắng không phải là phương tiện , vũ khí hiện đại mà là con người với
trái tim yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường dũng cảm .Câu thơ cuối bài mang ý nghĩa
như nhãn tự toả sáng cả bài thơ.
Với ngôn ngữ và giọng điệu thơ khoẻ khoắn với mang cái ngan tàn tinh nghịch của
những người lính trẻ Trường Sơn chọn hình ảnh những chiếc xe khơng kính . Cùng với
đó là kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ , 8 chữ , hình ảnh thơ chân thực cùng hiện thực đời
sống chiến trường vừa làm giàu thêm chất thơ ca vừa thể hiện chân thực người lính lái
xe .Chọn hình ảnh những chiếc xe khơng kính Phạm Tiến Duật đã xây dựng thành một
hiện tượng điển hình nó là chân dung người lính lái xe với những phẩm chất cao quý .Với
những phẩm chất đó người lính lái xe trở thành biểu tượng cho tuổi trẻ Việt Nam thời
chống Mĩ. Từ hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ khiến ta liên tưởng đến hình ảnh
người lính lái xe có đồng chí trong bài thơ đồng chí của Chính Hữu.Họ là kết tinh cao độ

của tình đồng chí ,đồng đội cho 1 cuộc kháng chiến họ mãi là biểu tượng đẹp của dân
tộc !
Hơm nay đất nước đã hồ bình sau hơn 30 năm giải phóng Miền Nam. Con đường
Trường Sơn đã đi vào lịch sử, đọc lại bài thơ này, chúng ta càng tự hào và khâm phục biết
bao các chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn ngày trước cùng bộ đội Trường Sơn đã góp phần
vào chiến thắng huy hoàng của dân tộc.



×