Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài thơ ĐỒNG CHÍ (7 câu đầu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.64 KB, 4 trang )

Thanh Tình 9/1
Bài thơ ĐỒNG CHÍ (7 câu
đầu)
Khi nhắc đến Chính Hữu, ta thường nhắc đến một nhà thơ chiến sĩ trưởng
thành trong kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm của ơng thường viết về chiến
tranh và hình ảnh người lính với những ngôn từ hàm súc, giản dị. Bài thơ
“Đồng chí” là một trong những tác phẩm tiêu biểu và thành công nhất của
ông. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp người lính trong kháng chiến chống Pháp. Đọc
bài thơ ta thật sự ấn tượng về cơ sở hình thành tình đồng chí ở 7 câu thơ đầu :
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đơi tri kỷ
Đồng chí!”
Bài thơ “Đồng chí” được viết vào đầu năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng
đội tham gia chiến dịch năm 1947. Với cái nhìn chân thực của người lính –
người trong cuộc – người trực tiếp cầm súng ra mặt trận, Chính Hữu đã khắc
họa thành cơng vẻ đẹp từ hồn cảnh đến tâm hồn và ý chí nghị lực, mạnh mẽ,
dũng cảm, chan chứa tình đồng chí của người lính cách mạng. Trong 7 câu
thơ đầu, nhà thơ đã lí giải cơ sở tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những
người lính cách mạng.
Trước hết, những người lính trong kháng chiến chống Pháp có chung hồn
cảnh xuất thân :
“Q hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Hai câu thơ đầu với cấu trúc câu thơ song hành, thành ngữ dân gian “nước
mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá”, cách xưng hô “anh – tôi” cùng với giọng



thơ thủ thỉ tâm tình gợi cảnh hai người lính đang tâm sự cho nhau nghe về
q hương mình. Đó là những vùng quê nghèo khó, lam lũ một người miền
biển “nước mặn đồng chua”, một người ở miền trung du “đất cày lên sỏi đá”.
Từ những vùng đất nghèo khó ấy, họ đã tạm biệt quê người thân, tạm biệt
xóm làng để tập hợp trong hàng ngũ cách mạng, trở nên thân quen. Hai câu
thơ đã diễn tả sự tương đồng về cảnh ngộ và chính sự tương đồng về cảnh
ngộ ấy đã trở thành niềm đồng cảm sâu sắc, là cơ sở cho tình đồng chí, đồng
đội của người lính.
Khơng chỉ vậy, tình đồng chí cịn có cơ sở từ chung mục đích lí tưởng gợi
trong ta bao cảm phục :
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
Những câu thơ mộc mạc, tự nhiên, mặn mà như một lời thăm hỏi. Họ hiểu
nhau, thương nhau, tri kỉ với nhau bằng tình tương thân tương ái vốn có từ
lâu giữa những người nghèo, người lao động. Nhưng “tự phương trời” họ về
đây không phải do cái nghèo xô đẩy mà họ về đây đứng trong cùng một hàng
ngũ qn đội do họ có một lí tưởng chung, cùng một mục đích cao cả : chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh “anh – tơi” riêng biệt đã mờ nhịa, hình ảnh
sóng đơi đã thể hiện sự gắn kết tương đồng của họ trong nhiệm vụ và lí tưởng
chiến đấu :
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
“Súng” và “đầu” là những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa tượng trưng. “Súng”
biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu”’ biểu tượng cho lí tưởng. “Súng
bên súng” là cách nói biểu tưởng chỉ những con người chung lí tưởng chiến
đấu, “đầu sát bên đầu” chỉ sự đồng tâm, đồng lịng, chung chí hướng. Hình
ảnh thơ sóng đơi cùng phép điệp ngữ, tạo âm điệu khỏe chắc, góp phần nhấn
mạnh sự gắn kết của những người lính. Cơ sở chung mục đích lí tưởng là cơ
sở quan trọng nhất tạo nên tình đồng chí thiêng liêng, xúc động.
Khơng chỉ chung hồn cảnh, chung mục đích, tình đồng chí của người lính

cịn có cơ sở từ chung gian khổ, thiếu thốn của những ngày đầu kháng chiến
:


“Đêm rét chung chăn thành đơi tri kỷ”
Hình ảnh “đêm rét chung chăn” là một hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa đã cho ta
thấy được sự sẻ chia những thiếu thốn, gian lao trong cuộc đời người lính.
Cũng sự chia sẻ ấy, Tố Hữu đã từng viết : “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp
cùng”. Tấm chăn tuy mỏng nhưng ấm tình đồng chí, đồng đội mà người lính
khơng thể nào qn. Nó đã vun đắp lên tình đồng chí của các anh, cái tình ấy
ngày một thắm thiết, càng đậm sâu. Các anh giờ đây không chỉ là “tri kỉ” thân
thiết của nhau mà đã trở thành những người đồng chí.
Từ chung hồn cảnh sống, mục đích, gian khổ những người lính trở thành
tình cảm thiêng liêng “đồng chí”. Nếu ở đầu bài thơ từ “anh’ với “tôi” tách
riêng thì đến giữa đoạn thơ “anh với tơi” đứng cạnh nhau từ “đôi người xa lạ”
thành “tri kỉ” rồi “đồng chí”. Hai tiếng “đồng chí” vang lên đầy xúc động.
Câu thơ ngắn, cùng với hình thức cảm thán mang âm điệu vui tươi như một
sự phát hiện, một lời khẳng định tình đồng chí lớn lao, đẹp đẽ. Câu thơ có ý
nghĩa như một bản lề khép lại cơ sở tình đồng chí, mở ra biểu hiện sức mạnh
tình đồng chí. Câu thơ ngân vang như một nốt ngân của một bản đàn. Tình
đồng chí là đỉnh cao của tình bạn, tình người, là kết tinh của mọi tình cảm, là
cội nguồn sức mạnh để người lính vượt qua những tháng ngày gian khổ. Hai
tiếng “đồng chí” đơn sơ mà cảm động đến nao lòng, làm bừng sáng ý nghĩa
của đoạn thơ và bài thơ. Có lẽ vì vậy mà Chính Hữu chọn câu thơ này làm
nhan đề cho bài thơ.
Với giọng điệu tâm tình thiết tha, lời thơ giản dị, đồng ấm cộng với các biện
pháp nghệ thuật điệp từ, dùng thành ngữ, câu thơ sóng đơi…Đoạn thơ đã đi
sâu khám phá, lí giải cơ sở nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi
gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn. Từ hình ảnh người lính trong bài thơ
“Đồng chí” khiến ta liên tưởng đến “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của

Phạm Tiến Duật, trong bài “Tây tiến” của nhà thơ Quang Dũng,... là kết tinh
cao độ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta trong suốt 4000 năm dựng
nước. Họ mãi là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, mãi là chân dung đẹp của
thời đại chúng ta.
Đã hơn nửa thế kỉ trơi qua, vẻ đẹp về cơ sở hình thành tình đồng chí giữa
những người lính vẫn ln khiến ta trân trọng và cảm phục. Nhà thơ Chính
Hữu đã để lại cho nền thơ ca Việt Nam một bài thơ xuất sắc về đề tài người


lính. Có lẽ vì thế mà người đọc khơng thể nào quên.



×