Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân kết quả rong quá trình học tập của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.53 KB, 21 trang )

TI
ỂU
LU

N
M


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
5. Tổng quan về đề tài nghiên cứu...........................................................................2
6. Đóng góp của đề tài.............................................................................................2
7. Kết cấu của đề tài.................................................................................................3
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂNKẾT QUẢ..................................................................................................................4
1.1. Khái niệm nguyên nhân -kết quả......................................................................4
1.2. Tính chất của mối quan hệ nhân quả................................................................4
1.3. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả...........................................5
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận................................................................................7
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ VÀO HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY..........................................................................9
2.1. Thực trạng trong học tập của viên hiện nay.....................................................9
2.1.1. Về mặt tích cực..............................................................................................9
2.1.2. Về mặt tiêu cực :..........................................................................................10
2.2.1. Nguyên nhân khách quan:..............................................................................11
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan:..................................................................................12
2.3. Liên hệ đối với bản thân................................................................................13
2.4. Các giải pháp giúp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay.......16


KẾT LUẬN..............................................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................19


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự vận động của hiện thực, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ được lặp
đi lặp lại nhiều nhất, phổ biến nhất. Do đó có thể nói, mối liên hệ nhân quả là một
trong những mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào trong đầu óc của con
người. Chúng ta nói rằng, phạm trù là kết quả của những quá trình phản ánh những
mối liên hệ được lặp đi lặp lại của đời sống, và trong trường hợp này, phạm trù
nguyên nhân và kết quả là những phạm trù chứng minh cho quan niệm đó. Mối
liên hệ nguyên nhân và kết quả, hay gọi tắt là mối liên hệ nhân - quả là mối liên hệ
vốn có của thế giới vật chất. Nó khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người. Chính những tác động của các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất, nó
được phản ánh ở trong nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã làm cho thế giới vận
động, sự tác động đó nếu đặt trong mối quan hệ với kết quả thì đó là ngun nhân.
Vì vậy, bất kỳ một sự vận động nào ở trong thế giới vật chất suy cho cùng
đều là những mối liên hệ nhân quả, xét ở những phạm vi khác nhau, những thời
điểm khác nhau và những hình thức khác nhau. Nói một cách khác, nếu như vận
động là thuộc tính của thế giới vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất thì vận
động ln ln là sự tác động, hoặc là sự tác động giữa những bộ phận khác nhau
ở trong cùng một một sự vật hiện tượng, hoặc là sự tác động lẫn nhau giữa các sự
vật hiện tượng.
Vì vậy qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu , em đã quyết định chọn
đề tài : “Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân kết quả rong quá
trình học tập của sinh viên hiện nay” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình .
2. Mục đích nghiên cứu
Đối tượng mà bài viết tập trung xoay quay nghiên cứu về các lí luận về mối
quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, từ các lí luận đó ứng dụng vào thực tiễn học

tập của sinh viên hiên nay để làm rõ mối quan hệ của nguyên nhân kết quả trong
học tập.
1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ biện chứng nguyên nhân kết quả và
cuộc sống học tập của sinh viên hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: Trong lý luận của Mac-Lenin và biện chứng nguyên
nhân kết quả
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luân sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến là: phương pháp
lơgíc và lịch sử; so sánh, đối chiếu; phân tích và tổng hợp; điều tra xã hội học;
phương pháp đánh giá và phân tích tài liệu.
5. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Một số nghiên cứu sinh Việt Nam đã bảo vệ thành cơng luận án Phó tiến sĩ
tâm lí học ở Việt Nam trước đây chẳng hạn:
+ Phạm Thị Đức “Vai trị của triết học trong việc hình thành động cơ nhận
thức trong hoạt động học tập ở sinh viên hiện nay” (1988).
+ Trần Thị Thìn “Mối quan hệ nguyên nhân kết quả trong việc hình thành
tâm lý của sinh viên Sư phạm” (2004).
+ Dương Thị Kim Oanh “Động cơ chọ tập của sinh viên các ngành khoa học
kỹ thuật” (2009).
Ngoài ra một số tác giả đã đề cập tới vấn đề quan hệ nhân quả trong học tập
trong các tài liệu, các sách, các báo cáo và các bài báo khoa học, như các tác giả
Hồ Ngọc Đại, Đặng Xuân Hoài, Lê Ngọc Lan, Đào Thị Oanh, Nguyễn Hồi Loan
vv…
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu phân tích và đã đưa ra được các mặt tích cực cũng như
tiêu cực trong cuộc sống, học tập của sinh viên hiện nay. Từ đó đã làm nổi bật

được lên nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan đối với vấn đề học tập
của sinh viên. Từ các hạn chế nguyên nhân đó, bài tiểu luận đã đưa ra các giải
pháp giúp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay. Từ đó bài tiểu luận
2


cũng là một nguồn tài liệu để sinh viên có thể đọc và học tập để rút ra được những
hạn chế và yếu kém của mình, phát triển bản thân mình tốt hơn.
7. Kết cấu của đề tài
Ngồi mục lục, phần mở đầu, kết luận, cũng như các phần phụ lục khác, kết
cấu đề tài gồm 2 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về biện chứng giữa nguyên nhân -kết quả
Chương II: Ứng dụng quan hệ nguyên nhân kết quả vào học tập của sinh
viên hiện nay
Do kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều, lại bị hạn chế về thời gian nên bài
tiểu luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Với tinh thần thực sự muốn hiểu
biết thêm về đề tài “Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân kết quả
rong quá trình học tập của sinh viên hiện nay” và muốn có nhiều kiến thức thực tế,
em rất mong nhận được sự quan tâm, trao đổi và góp ý của các thầy cơ giáo và các
bạn để hoàn thiện hơn nữa bài tiểu luận cũng như kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
8.

3


CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂNKẾT QUẢ
1.1.

Khái niệm nguyên nhân -kết quả

Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ sản sinh ra nhau

giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
 Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
 Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
Chẳng hạn, không phải nguồn điện là nguyên nhân làm bóng đèn phát sáng
mà chỉ là tương tác của dòng điện với dây dẫn (trong trường hợp này, với dây tóc
của bóng đèn) mới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn là phát sáng. Cuộc
đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là nguyên nhân đưa đến kết quả là
cuộc cách mạng vơ sản nổ ra.
1.2.

Tính chất của mối quan hệ nhân quả
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách

quan, tính phổ biến, tính tất yếu.
Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản
thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay
khơng biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên
biến đổi nhất định. Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động
và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo
ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu mình. Quan điểm duy tâm
không thừa nhận mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan trong bản thân sự vật. Họ
cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do Thượng đế sinh ra hoặc do cảm giác con
người quy định.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong
xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Khơng có hiện tượng nào khơng có
4



nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi.
Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với
vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực.
Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những
điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế khơng
thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau.
Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: nguyên
nhân tác động trong những điều kiện và hồn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì
kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.
1.3.

Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

a. Nguyên nhân nào kết quả nấy
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân ln ln có trước kết
quả, cịn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Tuy
nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan
hệ nhân quả. Thí dụ, ngày kế tiếp đêm, mùa hè kế tiếp mùa xuân, sấm kế tiếp
chớp,..., nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày, mùa xuân là nguyên
nhân của mùa hè, chớp là nguyên nhân của sấm,... Cái phân biệt quan hệ nhân quả
với quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ
sản sinh ra nhau. Nguyên nhân của ngày và đêm là do sự quay của trái đất quanh
trục Bắc – Nam của nó, nên ánh sáng mặt trời chỉ chiếu sáng được phần bề mặt trái
đất hướng về phía mặt trời. Nguyên nhân của các mùa trong năm là do trái đất, khi
chuyển động trên quỹ đạo, trục của nó bao giờ cũng có độ nghiêng khơng đổi và
hướng về một phía, nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên chúc ngả về phía mặt
trời, sinh ra các mùa. Sấm và chớp đều do sự phóng điện giữa hai đám mây tích
điện trái dấu sinh ra. Nhưng vì vận tốc ánh sáng truyền trong không gian nhanh

hơn vận tốc tiếng động, do vậy chúng ta thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm.
Như vậy không phải chớp sinh ra sấm.
5


Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó cịn phụ thuộc vào
nhiều điều kiện và hồn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân
sinh ra. Thí dụ, nguyên nhân của mất mùa có thể do hạn hán, có thể do lũ lụt, có
thể do sâu bệnh, có thể do chăm bón khơng đúng kỹ thuật,... Mặt khác, một nguyên
nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác
nhau. Thí dụ, chặt phá rừng có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả như lũ lụt, hạn hán, thay
đổi khí hậu của cả một vùng, tiêu diệt một số loài sinh vật,...
Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật
thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả
xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo
các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng
của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả. Do vậy, trong hoạt động
thực tiễn cần phải phân tích vai trị của từng loại ngun nhân, có thể chủ động tạo
ra điều kiện thuận lợi cho những nguyên nhân quy định sự xuất hiện của kết quả
(mà con người mong muốn) phát huy tác dụng. Các thành phần kinh tế vừa tác
động hỗ trợ nhau, vừa mâu thuẫn nhau, thậm chí cịn cản trở nhau phát triển. Muốn
phát huy được tác dụng của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất, làm cho
dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, thì phải tạo điều kiện
cho các thành phần kinh tế đều có điều kiện phát triển, trong đó thành phần kinh tế
nhà nước phải đủ sức giữ vai trò chủ đạo, hướng các thành phần kinh tế khác hoạt
động theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà
nước đối với nền kinh tế bằng luật pháp, chính sách... thích hợp. Nếu khơng như
vậy, nền kinh tế sẽ trở nên hỗn loạn và năng lực sản xuất của các thành phần kinh
tế có thể triệt tiêu lẫn nhau. Do vậy phải tìm hiểu kỹ vị trí, vai trị của từng ngun
nhân.

Các ngun nhân khác nhau có vai trị khác nhau trong việc sản sinh ra kết
quả.
b. Sự tác động của kết quả lên nguyên nhân của nó
6


Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh
hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng:
thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực), hoặc cản trở sự hoạt
động của ngun nhân (hướng tiêu cực). Thí dụ, trình độ dân trí thấp do kinh tế
kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục. Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất
phát triển. Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh
tế và giáo dục đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực đến sự phát
triển kinh tế và giáo dục.
c. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là
nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Vì vậy,
Ph.Ăngghen nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý
nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt
nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối
liên hệ chung của nó với tồn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau
trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên
nhân và kết quả ln ln thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vơ cùng,
khơng có bắt đầu và khơng có kết thúc. Một hiện tượng nào đấy được coi là
nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể.
1.4.

Ý nghĩa phương pháp luận
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là khơng có


sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại khơng có ngun nhân. Nhiệm vụ
của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm ngun
nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại
trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con
người, tách rời thế giới hiện thực.
7


Vì ngun nhân ln có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một
hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước
khi hiện tượng đó xuất hiện.
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này
có vai trị khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực
tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên
nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ
quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động
của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho ngun nhân
có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có
tác động tiêu cực.
Một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả, trong mối quan hệ khác là
nguyên nhân nên để hiểu tác dụng của hiện tượng ấy cần xem xét nó trong những
quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ mà nó là
kết quả.
Kết quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn
chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc
đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.

8



CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ VÀO
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1.

Thực trạng trong học tập của viên hiện nay

2.1.1. Về mặt tích cực
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định
tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục
hiện nay là nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam.
Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc
để giành được một chiếc ghế lên giảng đường Đại học thì khơng ít sinh viên đã vội
vàng tự mãn, xem Đại học chỉ là nơi xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua đòi cùng
chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả của mình họ sẽ khơng ngừng học hỏi,
nâng cao trình độ chun mơn cho bản thân. Tại sao lại như vậy? Một trong những
lý do là khả năng tiếp cận thông tin của sinh viên ta cịn kém. Khi cịn học phổ
thơng, đặc biệt là cấp III, các bạn học sinh đã phải mang trên vai gánh nặng tâm lý
từ gia đình, người thân là phải vào Đại học. Nhưng bản thân những cô, cậu ấy chưa
hoặc không nhận thức được vào Đại học để làm gì? Và chun ngành mình chọn
có phù hợp với mục tiêu, sở thích, tính cách năng lực của bản thân hay khơng?
Chính vì thế mà khi đã đậu vào Đại học rồi thì cũng đồng nghĩa với việc đã làm
xong nghĩa vụ với bố mẹ và người thân chứ khơng phải đạt được ước mơ của
chính bản thân thì làm gì có được sự trân trọng thành quả cố gắng học tập.
Một lý do khác nữa là Sinh viên năm thứ nhất thường chịu ảnh hưởng nhiều
từ “sự hướng dẫn” của các anh chị đi trước. Các bạn đang cực kỳ thỏa mãn với
chính mình, 12 năm đèn sách rồi, chọi bao nhiêu đối thủ mới nghiễm nhiên trở
thành sinh viên Đại học, thỏa mãn mong ước của bố mẹ, thầy cô, bè bạn. Càng
nghĩ các bạn càng tự hào và hài lịng về bản thân mình lắm. Rồi các bạn dần cảm

thấy cái lý lẽ “nghỉ xả hơi” rất có tình, có lý. Đúng q! Theo quan điểm năm nhất
ăn chơi, năm hai thong thả, năm ba cố gắng, năm tư chuẩn bị ra trường thì các bạn
chỉ mới ở giai đoạn I mà thơi vội gì. “Thả phanh” ung dung suốt học kỳ để rồi đến
9


kỳ thi lại lao đầu vào học, thức khuya dậy sớm chạy mãi mà vẫn không đuổi kịp
khối kiến thức mà cả học kỳ không thèm để mắt tới. Cứ chọn đại một “tủ” may
mắn thì trúng, cịn khơng thì... thi lại. Thi lại mà rớt thì ... học lại.... Những bạn này
thường đến lớp thi bằng khuôn mặt mệt mỏi và đương nhiên kết quả đạt được chỉ
có... trời mới biết. May mắn thì qua, coi như thốt hiểm, cịn khơng lại lục đục
mượn vở bạn bè ơn luyện, lại thi, qua được lần hai có thể thở phào, hú vía, cịn nếu
khơng, chuyện nhỏ, học lại với các em cũng vui. Kết quả là các cô cậu sinh viên
được “tốt nghiệp sớm” hoặc “tốt nghiệp trễ” hay tốt nghiệp đúng lúc nhưng khơng
biết gì? " Đây cũng là hiện trạng “học để lấy bằng cấp chứ không phải để lấy kiến
thức” - tấm bằng cử nhân của chúng ta lúc này có giá trị bằng một tờ giấy chứng
nhận “năng lực ảo" là công lao của những đêm thức trắng ôm tập “tụng” một cách
vội vã gấp gáp để rồi quên ngay sau khi kỳ thi vừa kết thúc.
2.1.2. Về mặt tiêu cực :
Với chức năng lãnh hội trí thức , ở trường đại học hoạt động học tập là đang
hoạt động chủ yếu nhất của sinh viên . Phần lớn xác định động cơ thi vào trường
một cách đúng đắn .
Với điều kiền hiện nay, cơ sở vật chất của trường học thiếu thốn trang thiết bị
kỹ thuật, sách giáo khoa, tài liệu không đáp ứng nhu cầu dạy và học, mà ý thức học
tập của thanh niên, sinh viên như vậy là điều đáng lo ngại, chắc rằng chất lượng sẽ
khơng đảm bảo, có ảnh hưởng xấu tới tương lai của họ .
Trong thi cử, một điều đáng buồn ở thanh niên, sinh viên hiện nay đó là
phần lớn thanh niên, sinh viên bước vào thi đều mang tư tưởng dùng tài liệu để sao
chép , quay cóp , trao đổi …Kèm theo đó là những kiểu cách sử dụng tài liệu “tinh
vi”, cán bộ coi thi rất khó giám sát .Hiện tượng lừa dối thầy cơ trong thi cử cũng

khơng ít . Những biểu hiện tiêu cực như vậy của sinh viên tất yếu dẫn đến kết quả
của học tập khơng hồn tồn phản ánh đúng thực chất học tập của họ chính điều
này đã che giấu đi hiện tượng tiêu cực của sinh viên trong học tập .
10


Nó hình thành trong tư tưởng sinh viên sự ỷ lại trơng chờ ,kèm theo đó
những hoạt động thiếu nhân cách đạo đức .
2.2. Nguyên nhân
2.2.1. Nguyên nhân khách quan:
Từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta từ một nền kinh tế tự cung tự cấp
vận hành theo cơ chế quan hệ bao cấp sang một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nó đã góp phần
kích thích con người nắm bắt nhanh nhạy những nhu cầu thị trường, thúc đẩy họ áp
dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật & công nghệ nhằm đẩy mạnh tiến bộ sản xuất, tăng
năng suất lao động, hạ giá thành, đáp ứng hàng hoá đủ số lượng và đảm bảo về chất
lượng cũng như cho ra đời những hàng hoá với những mẫu mã phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng , nó kích thích lưu thơng phân phối hàng hố kịp thời thuận lợi,
nhưng cũng chính cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân cấp giầu nghèo, bất công xã
hội, làm cho con người chạy theo lợi ích trước mắt, lối sống chạy theo đồng tiền,
lối sống gấp, hưởng thụ không quan tâm đến giá trị cao quý, cùng với sự mở cửa
của luồng hàng và lối sống xa xỉ từ các nước phát triển tràn sang các nước đang
phát triển, thanh niên sinh viên là tầng lớp có trình độ cịn non trẻ, dễ bị tiêm nhiễm
và dễ bị lay động.
Chính vì vậy đất nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn cả về kinh tế cũng như
trong công tác quản lý giáo dục.
Kinh phí giành cho xây dựng cơ sở vật chất ở các trường đại học còn hạn
hẹp. Do vậy mà điều kiện phục vụ sinh hoạt văn hoá ,văn nghệ ... khá hạn chế. Tuy
rằng nó chưa phải là vấn đề quan trọng song có tác động khơng nhỏ đến tư tưởng
hoạt động của sinh viên.

Hiện nay đời sống của sinh viên gặp nhiều khó khăn, chế độ học bổng quá
thấp mà giá cả sinh hoạt lại cao, ăn uống kham khổ, khẩu phần ăn thiếu. Chính vì
vậy dẫn đến lượng dinh dưỡng không đủ đáp ứng cơ thể làm giảm thể lực và trí lực
một cách đáng lo ngại.
11


Trên đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến đời sống sinh viên. Sau đây
là những nhân tố mang tính xã hội nó ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của thanh niên
sinh viên.
Thế hệ thanh niên sinh viên hiện nay sinh ra và lớn lên trong thời đại với sự
phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật đã đem lại những bước tiến kỳ diệu do
sự tiến bộ xã hội. Trên phạm vi thế giới không khí chính trị cởi mở hơn, mở rộng
dân chủ giao lưu văn hố với các nước, nó tạo sự năng động trong tư duy song nó
cũng đặt ra thử thách mới đối mới việc xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa, giữ gìn
kỷ cương trật tự xã hội, dẫn đến khủng hoảng kinh tế kéo theo sự khủng hoảng về
chính trị đạo đức, thanh niên sinh viên là thành phần, là nhân tố trực tiếp chịu tác
động của nó hơn nữa trước tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn, công cuộc đổi
mới đang diễn ra hết sức phức tạp trong khi đó,các lực lượng thù địch ra sức chống
phá các nước xã hội chủ nghĩa bằng nhiều thủ đoạn nham hiểm. Nó tiến hành
những cuộc đấu tranh tâm lý vào thanh niên sinh viên và nó đã lơi cuốn thanh niên
sinh viên cả tin vào con đường tiêu cực phản bội ...Đứng trước hàng loạt những nhu
cầu của thế hệ trẻ nói chung, thanh niên sinh viên nói riêng nhà nước đang gặp khó
khăn trong việc giải quyết vấn đề học hành, nghề nghiệp, cống hiến hưởng thụ công
bằng xã hội.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan:
Trước những sự tác động mạnh mẽ, liên tục và thường xuyên của hiện
tượng tiêu cực bên ngoài xã hội, thanh niên sinh viên sẽ trở thành tốt hay xấu, tích
cực hay tiêu cực là do yếu tố chủ quan, ở đây nguyên nhân chủ quan đóng vai trị
quyết định hình thành mặt tiêu cực trong sinh viên hiện nay .

Do tuổi đời còn rất trẻ, nên nhận thức còn thấp:bản lĩnh, lập trường khơng
vững vàng, ý chí khơng kiên định. Hơn nữa vừa thoát khỏi cuộc sống phụ thuộc
bây giờ bước vào cuộc sống tự lập, vậy mà ý thức tự chủ kém , tư tưởng dựa dẫm
vẫn cịn chính vì vậy khi đứng trước những vấn đề phức tạp của khách quan tác
động vào, họ khơng xác định được mình, khơng biết định hình vấn đề, khơng có
12


cách xử lý vấn đề đúng đắn từ đó bị lôi cuốn bị những hiện tượng khách quan chi
phối và thậm chí điều khiển, đó là con đường đưa họ đến những sai lầm trong cuộc
sống.
Đồng thời truyền thống giáo dục quản lý của gia đình đối với thanh niên
sinh viên lúc họ còn sống phụ thuộc tức là ý thức chấp hành và tôn trọng quy luật
của nhà trường, xã hội. Điều dễ hiểu ở đây là tiêu cực của thanh niên sinh viên do
một phần không nhỏ của giáo dục lỏng lẻo của gia đình, xã hội lúc còn nhỏ. Để rồi
bây giờ họ quen với nếp sống bất chấp, bất cần quy định luật pháp của xã hội .
Nguy hại hơn cả lối sống buông thả bắt đầu phát sinh, thanh niên sinh viên
khơng cịn đóng vai trị làm chủ chi phối hồn cảnh mà lại bị hoàn cảnh chi phối
mọi hoạt động của bản thân.
Năng lực tự giáo dục, tự rèn luyện của chủ thể bị xố mịn thay vào đó là
những hành vi tiêu cực ngày càng nhiều hơn và thường xuyên hơn.
Với những điều kiện và khả năng của chủ quan là như vậy cộng với những
tác động tiêu cực của khách quan, điều tất yếu sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong
thanh niên sinh viên hiện nay .
Nguyên nhân chủ quan và ngun nhân khách quan nó khơng tách rời nhau,
mà có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có sự chi phối cho nhau nó làm tiền đề để phát
triển. Trong đó ngun nhân chủ quan đóng vai trị quyết định.
2.3.

Liên hệ đối với bản thân

Theo quan điểm của mối quan hệ giữa nguyên nhân kết quả thì trong học

tập bao giờ cũng xác định mục tiêu, động cơ, thái độ đúng đắn thì mới có kết quả
cao hơn. Việc vận dụng mối quan hệ giữa nguyên nhân kết quả trong học tập sẽ
giúp định hướng học tập sâu hơn và cao hơn, quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể
là thế giới quan của mỗi con người.
Để vận dụng quan điểm trên chúng ta cần phân tích, xem xét các mặt của
việc học một cách cụ thể, toàn diện, phù hợp với từng thời điểm :
13


- Học tập là suốt đời, học bằng cái gì: bằng mắt, bằng tai, bằng tay, bằng da,
bằng mũi, bằng miệng, học cái gì trước, cái gì sau, học cái gì để biết, cái gì để làm,
học để tồn tại, học để chung sống với con người, với vạn vật, với mn lồi...
- Người học phải biết khiêm tốn, học phải hỏi, học ở mọi người.
- Nhiều thứ con người muốn học, nhưng muốn hiểu kĩ và sâu sắc thì phải
tốn nhiều thời gian, kiên trì, kiên nhẫn. ví dụ như người trồng lúa: học biết các
giống lúa, loại nào phù hợp vùng đất nào, thời tiết nào, những điều kiện và cách
chăm bón đúng cách để đạt năng suất, khi phát hiện có sâu rầy phải giải quyết thế
nào...
- Học phải gắn với hành thì việc học có kết quả nhanh hơn. Người xưa vẫn
dạy rằng: “Trăm hay không bằng tay quen”. Lao động thời nào cũng vậy, phải ln
ý thực là lí thuyết hay cũng khơng bằng thực hành giỏi. Vai trò của thực hành được
đề cao là điều hiển nhiên.
Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành
được hiểu khác hơn, học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời nhau.
Trước hết ta cần hiểu : “học” là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở,
là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tếp
nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. “Học” là trau dồi kiến thức, mở
mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, khơng để tụt lùi, lạc hậu.

“Học” là tìm hiểu, khám phá những tri thức của loài người nhằm chinh phục thiên
nhiên, chinh phục vũ trụ. Còn “hành” nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến
thức, lí thuyết vào thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt
chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một qua trình thống nhất, nó khơng thể
tách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một.
Chúng ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập.
Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta khơng vận dụng vào
thực tiễn, thì học cũng trở nên vơ ích. Có nhiều bạn trẻ khi rời ghế nhà trường vào
một nhà máy, một cơ quan… Lúng túng không biết phải làm công việc mà chuyên
14


mơn mình đã được học như thế nào? Dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi là
sự hoang mang, chán nản. Nguyên do dẫn đến việc “học” mà không “hành” được
là do học khơng thấu đáo, khi cịn ngồi trên ghế nhà trường không thật sự chuyên
tâm, rèn luyện, trau dồi kiến thức hoặc thiếu môi trường hoạt động.
Ngược lại nếu hành mà khơng có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm
đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng, gặp rất nhiều
khó khăn trở ngại, thậm chí có khi còn dẫn đến những sai lầm to lớn nữa. Do vậy
việc học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm là nền tảng để mỗi người áp dụng
vào thực tế, thực hành trong thực tiễn cuộc sống.
Một thực tế cho thấy, sự thiếu liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn ở các
trường phổ thông đã khiến các sinh viên tương lai không biết nên lựa chọn ngành
học nào trước mùa thi. Đa số các em không biết sử dụng những kiến thức đã được
học vào việc gì ngồi việc để... thi đỗ đại học.
Hậu quả sâu xa hơn của việc “học” khơng đi đơi với “hành” là có nhiều học
sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào cuộc
sống, nhiều thủ khoa sau khi ra trường, va vấp cuộc sống mới tự hỏi: “Khơng biết
việc chọn trường chọn ngành của mình đã đúng hay chưa?”. Nhất là khi xã hội
đang cần những người có tay nghề cao phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hố hiện đại hố thì việc “Học đi đôi với hành” càng trở nên quan trọng hơn bao giờ

hết.
Tuy nhiên, nếu chỉ chăm vào học tập thôi thì chưa đủ, chúng ta cần phải rèn
luyện cả về phẩm chất, đạo đức như Bác đã từng dạy “Có tài mà khơng có đức là
người vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tài và đức là
những phẩm chất khác nhau nhưng luôn ln gắn bó mật thiết khơng thể tách rời.
Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, bởi tài năng đó khơng phục vụ cái
chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vơ giá trị. Con
người ta khơng thể sống một mình, khơng thể tách rời khỏi gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, nhân dân, nhân loại. Giá trị một con người được xem xét chính bởi tác
15


dụng của cá nhân đó trong mối quan hệ với đồng loại. Người khơng có đức là
người khơng quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ vun
vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích
của tập thể thì chẳng những vơ dụng mà cịn có tội. Người càng có tài mà kém đạo
đức thì tác hại mang đến cho gia đình, xã hội càng lớn.
Nhưng nếu chỉ có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, có
khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người nhưng khơng có kiến thức, năng lực
kém thì những ý định tốt cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp con người
lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở nên ít có tác dụng trong đời sống
con người. Rõ ràng là giá trị con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ
sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên tồn diện, mới đạt hiệu quả lao
động cao và mới có ích cho mọi người.
Chúng ta hiện nay đang là những sinh viên, là những người đang trong quá
trình phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ nhân cách...
cho nên thời kì này phải tranh thủ điều kiện để hoàn thiện bản thân, phải rèn luyện
cả phẩm chất, năng lực, cả đức cả tài, học hỏi bạn bè, gia đình, nhà trường và xã
hội để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội
hiện nay làm nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai.

2.4.

Các giải pháp giúp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay
Xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên là quá trình giúp người

học định hướng đúng đắn trong quá trình học tập, rèn luyện. Trong quá trình đào
tạo, trên cơ sở những tác động sư phạm làm cho học viên nhận thức, chuyển hoá
những mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở trường học thành những động lực thúc đẩy hoạt
động tích cực học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt nhất nội dung, chương trình đào
tạo đề ra. Giải quyết vấn đề này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm thiết
lập cơ sở khoa học để xác định nội dung, phương pháp tác động giáo dục. Để góp
phần xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho người học hiện nay cần tập trung
làm tốt một số biện pháp chủ yếu sau:
16


Thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, huấn luyện kết hợp
giải quyết hợp lý các nhu cầu cá nhân của người học trong quá trình đào tạo. Nội
dung chương trình, phương pháp huấn luyện là cơ sở quan trọng quyết định đến
chất lượng giáo dục - đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng cao hay thấp của quá trình
đào tạo cịn phụ thuộc vào các yếu tố như môi trường tâm lý sư phạm, đặc biệt là
nhu cầu nhận thức và đặc điểm nhận thức của người học. Vì vậy, phải thường
xuyên đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; tổ chức tốt các tác
động sư phạm nhằm gây dựng hứng thú, say mê, tin tưởng của người học đối với
các nội dung, kiến thức họ được truyền thụ. Bên cạnh đó, cần giải quyết các nhu
cầu chính đáng của cá nhân người học trong quá trình đào tạo. Việc thoả mãn các
nhu cầu về nhận thức, nhu cầu về tinh thần, nhu cầu vật chất, sinh hoạt một cách
hợp lý trong quá trình đào tạo là cơ sở hình thành động cơ hoạt động học tập tích
cực ở mỗi người học. Bằng việc tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng
bầu không khí dân chủ, khen thưởng cơng bằng, nghiêm minh, định hướng dư luận

tích cực, loại bỏ những tư tưởng, lối sống không phù hợp với hoạt động pháp giảng
dạy trong q trình đào tạo ở mơi trường học.

17


KẾT LUẬN
Vai trò của sinh viên trong bức tranh xã hội ngày nay được ghi nhận đậm
nét. Sinh viên Việt Nam là những tri thức tương lai của đất nước, khơng ai hết
chính họ sẽ là những người đóng vai trị chủ chốt trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa
- hiện đại hóa đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát
triển khoa học kỹ thuật nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và
năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và đặc biệt thay đổi
linh hoạt thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại
diện cho thế hệ tiên tiến mới. Tuổi trẻ là nền tảng cho một đời người. Một đất nước
Việt Nam có phồn vinh và vững mạnh trong tương lai hay không là phụ thuộc phần
lớn và thế hệ trẻ sau này, trong đó có sinh viên.
Mỗi sinh viên nên phải có phương pháp học khác nhau cho riêng mình. Để
quá trình học tập đạt được kết quả cao thì tất yếu những phương pháp này phải
khoa học và phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người. Để có được những phương
pháp ấy, ngoài việc áp dụng hiểu biết về khoa học mà còn phải hiểu những kiến
thức về Triết học. Cụ thể, đó là “quan hệ giữa vật chất và ý thức” trong quá trình
học tập. C.mác và Ăngghen đã giúp ta tìm ra nguyên tắc này và đã được vận dụng
rất nhiều vào đời sống con người trong các lĩnh vực khác nhau đối với cá nhân,
cộng đồng trong lịch sử, trong đó có lĩnh vực học tập. Phá vỡ những nguyên tắc
mang tính chất nền tảng ấy, sinh viên sẽ lạc khỏi những định hướng trong quá trình
đi tìm phương pháp khoa học cho chính mình. Q trình học tập vì thế mà khơng
đạt kết quả cao, ảnh hưởng đến những thế hệ sinh viên mai sau.

18



1.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo dục & Đào tạo (2007) , Giáo trình Triết học Mác-Lenin , Nxb Chính

Trị Quốc Gia, Hà Nội
2.
Bộ giáo dục & Đào tạo (2013) , Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác Lenin , Nxb Chính Trị Quốc Gia ,Hà Nội
3.
Bộ giáo dục & đào tạo (2019) , Giáo trình Triết học Mác-Lenin, Nxb Chính
Trị Quốc Gia , Hà Nội
4.
C.Mác và Ph. Angghen (1994) , Tồn tập ,Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội,
tập 3
5.
C.Mác và Ph. Angghen (1994) , Tồn tập ,Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội,
tập 17
6.
C.Mác và Ph. Angghen (1994) , Toàn tập ,Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội,
tập 20
7.
C.Mác và Ph. Angghen (1994) , Tồn tập ,Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội,
tập 37
8.
Ph. Angghen(1995), Tồn tập , Nxb Chính trị quốc gia , hà nội , tập 18
9.
V.I Lênin, Tồn tập , Nxb Chính trị quốc gia , hà nội , tập 18

10. V.I Lênin, Toàn tập , Nxb Chính trị quốc gia , hà nội , tập 20
11. V.I Lênin, Tồn tập , Nxb Chính trị quốc gia , hà nội , tập 36
12. V.I Lênin, Toàn tập , Nxb Chính trị quốc gia , hà nội , tập 39
13. Viện Mác – Lênin (1970) , V.I Lenin và quốc tế cộng sản, nxb Sách chính trị ,
Mát-xcơ- va , Tiếng nga

19



×