Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

tai lieu boi duong mo dun 4 mon toan tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 81 trang )

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
(Mơ-đun 4.2)
MƠN TỐN

HÀ NỘI, 2021

1


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chương trình giáo dục phổ thơng: CTGDPT
Giáo dục phổ thông: GDPT
Giáo viên: GV
Hoạt động giáo dục: HĐGD
Học sinh: HS
Học viên: HV
Kế hoạch dạy học: KHDH
Kế hoạch giáo dục: KHGD
Kĩ thuật dạy học: KTDH
Kiểm tra đánh giá: KTĐG
Năng lực: NL
Phẩm chất: PC
Phương pháp dạy học: PPDH
Thiết bị dạy học: TBDH
Tiểu học: TH
Yêu cầu cần đạt: YCCĐ

2



BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU
PGS. TS Đỗ Tiến Đạt
TS Trần Ngọc

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Bích
TS Trần Thuý Ngà Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Ths Đỗ Đức Bình

Nghiên cứu sinh - Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội

3


MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................................2
A. MỤC TIÊU...................................................................................................................6
B. NỘI DUNG CHÍNH.................................................................................................... 6
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG..................................................................... 6
D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC......................................................................... 6
PHẦN 1: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
……................................................................................................................................
7
CHƯƠNG I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MƠN TỐN THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH............................................... 7

1.1 Khái quát về chương trình giáo dục phổ thơng 2018 – mơn Toán............................ 7
1.2. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục mơn Tốn................................................. 7
1.2.1. Khái niệm kế hoạch dạy học và giáo dục môn học.................................... 7
1.2.2. Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học............ 8
1.2.3. Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục mơn học............ 9
1.2.4. Vai trị của giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học
và giáo dục môn học............................................................................................ 10
1.2.5. Định hướng cấu trúc và nội dung của kế hoạch dạy học và giáo dục mơn
Tốn..................................................................................................................... 10
1.2.6. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục mơn Tốn................. 12
1.2.7. Tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học và giáo dục môn học......................... 15
1.2.8. Kế hoạch giáo dục minh họa..................................................................... 17
CHƯƠNG II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC MƠN
TỐN Ở TIỂU HỌC…………………………………………………………………23
2.1 Quan niệm về kế hoạch dạy học theo chủ đề/bài học và vị trí, quan hệ Kế hoạch
bài học với Kế hoạch môn học....................................................................................... 23
2.2 Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/bài học....................................23
2.3 Vai trò của kế hoạch dạy học chủ đề/bài học...........................................................25
2.4. Định hướng cấu trúc kế hoạch bài dạy.................................................................... 26
2.5. Định hướng quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy.................................................. 27
2.5.1. Quy trình.................................................................................................... 28
4


2.5.2. Ví dụ xây dựng kế hoạch bài dạy cụ thể................................................... 32
2.6. Phân tích, đánh giá kế hoạch bài dạy...................................................................... 37
2.6.1. Các bước phân tích hoạt động học của HS............................................... 37
2.6.2. Các tiêu chí phân tích bài học................................................................... 38
2.6.3. Phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học...................................................... 39
CHƯƠNG III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁ NHÂN TRONG NĂM

HỌC…………………………………………………………………………………...42
3.1. Quan niệm về kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học.................... 42
3.2. Vai trò của kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học.........................42
3.3. Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học..43
3.4. Định hướng cấu trúc kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học......... 44
3.5. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học........... 53
CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỰ HỌC, HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP ĐỂ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC MÔN HỌC/HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC…………………………………………………………………...63
4.1. Xây dựng kế hoạch tự học....................................................................................... 63
4.2. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng, điều chỉnh và tổ chức
hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu
học................................................................................................................................... 66
PHẦN 2: GIÁO ÁN MINH HỌA................................................................................. 72
I. Giáo án minh họa 1......................................................................................................72
II. Giáo án minh họa 2.................................................................................................... 74

5


A. MỤC TIÊU
Sau khi học mơ–đun này, học viên có thể:
Phân tích được mục tiêu, YCCĐ về phẩm chất năng lực, nội dung, PPDH, kế
hoạch dạy học của mơn Tốn ở cấp Tiểu học theo chương trình GDPT 2018;
Xây dựng kế hoạch giáo dục mơn Tốn;
Xây dựng kế hoạch dạy học của một chủ đề/bài học mơn Tốn theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh (bao gồm: mục tiêu, YCCĐ về phẩm chất, năng lực;
PPDH, tiến trình dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả);
Phân tích, đánh giá được kế hoạch dạy học của một chủ đề/bài học mơn Tốn

thơng qua trường hợp thực tiễn;
Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của cá nhân trong năm học mơn Tốn;
Xây dựng được kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp về vấn đề “Xây dựng kế
hoạch dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
mơn Tốn.
B. NỘI DUNG CHÍNH
Phần 1: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục nhà trường theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học
Chương I. Xây dựng kế hoạch giáo dục mơn Tốn
Chương II. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/bài học mơn Tốn ở tiểu học
Chương III. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học
Chương IV. Xây dựng kế hoạch tự học, hỗ trợ đồng nghiệp để xây dựng kế hoạch dạy
học và giáo dục mơn Tốn ở tiểu học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh
Phần 2. Các giáo án minh họa
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG
- Bồi dưỡng trực tiếp
- Bồi dưỡng qua mạng
D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Tài liệu đọc của Mô đun 4
- Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Tốn 2018
- Video bài giảng tương ứng với các nội dung Mô đun 4 mơn Tốn
- Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá theo các nội dung
- Máy tính, máy chiếu nối mạng internet
6


PHẦN 1: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU
HỌC

CHƯƠNG I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MƠN TỐN THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
1.1 Khái qt về chương trình giáo dục phổ thơng 2018 – mơn Tốn
Chương trình mơn Tốn qn triệt các quy định cơ bản được nêu trong chương
trình tổng thể, kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành và các chương
trình trước đó, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng chương trình mơn Tốn của
các nước tiên tiến trên thế giới, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, có
tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam. Chương trình bảo đảm định hướng phát
triển phẩm chất và năng lực của người học, xác định các thành tố cốt lõi của năng lực
Toán học như: năng lực tư duy và lập luận tốn học; năng lực mơ hình hóa tốn học;
năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp tốn học; năng lực sử dụng
phương tiện, cơng cụ tốn học. Chương trình mơn Tốn bảo đảm tính tinh giảm, thiết
thực, hiện đại, chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn, liên mơn; bảo đảm tính
mở; bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp
với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế. Điểm nhấn chủ yếu nhất của
chương trình mơn Tốn 2018 là đổi mới phương pháp dạy học và việc đánh giá năng
lực người học được thực hiện thông qua các bằng chứng thể hiện kết quả đạt được
trong quá trình thực hiện các hành động của người học, vận dụng kết hợp một cách đa
dạng nhiều hình thức đánh giá, nhiều phương pháp đánh giá.
(* Những vấn đề khái qt về CTGDPT 2018 mơn Tốn; Định hướng Phương
pháp dạy học mơn Tốn; Định hướng các cơng cụ kiểm tra, đánh giá trong mơn Tốn,
GV có thể tham khảo thêm trong các tài liệu Mô đun 1, 2, 3.)
1.2. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục mơn Tốn
1.2.1. Khái niệm kế hoạch dạy học và giáo dục môn học
KHDH&GD mơn học là sự cụ thể hóa nội dung và cách thức triển khai tất cả các
hoạt động của tổ chuyên môn trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát
triển của tổ chuyên môn và của nhà trường.
KHDH&GD môn học gồm nhiều nội dung như: Đặc điểm tình hình; các mục tiêu
năm học; các nhiệm vụ, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện (Tổ chức thực hiện CTGDPT,
Bồi dưỡng HS có năng khiếu, dạy học theo chủ đề; dạy học trải nghiệm; STEM); những

đề xuất khác liên quan đến việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục mơn Tốn.
Đặc trưng của CTGD các mơn học trong CTGDPT 2018 là tính mở. Tính mở thể
hiện trong nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có thể hiện ở cách thức tổ chức, sắp xếp
nội dung dạy học và thời gian dạy mỗi nội dung. Nghĩa là, chương trình mơn học chỉ
quy định tổng số tiết học trong năm học của khối lớp (VD: Lớp 1 có 105 tiết/lớp/năm)
7


và % số tiết cho mỗi chủ đề học tập tương ứng nội dung chương trình từng lớp học.
Chương trình được xây dựng thành các chủ đề lớn gồm các nội dung dạy học cốt lõi
được thực hiện trong nhiều tiết nhằm hướng tới các YCCĐ. Bên cạnh đó, SGK cũng
khơng cịn được coi là một văn bản pháp lý mà chỉ là một tài liệu cụ thể hóa chương
trình nên có nhiều bộ sách, việc lựa chọn bộ SGK nào để dạy học trong nhà trường là
tùy thuộc vào Sở, Phòng GDĐT, tùy thuộc vào quyết định của nhà trường. Điều này
cũng gây ra lúng túng không nhỏ cho giáo viên khi thực hiện CTGDPT mới. Do đó, việc
hướng dẫn GV kĩ năng phân tích mục tiêu, nội dung cụ thể cần tổ chức dạy học từ các
YCCĐ của chương trình mơn học, từ đó xây dựng KHDH&GD mơn học cho phù hợp
với hoàn cảnh thực tiễn là rất quan trọng. Điều này giúp cho GV thực sự hiểu được
chương trình và từ đó có thể phân tích, phản biện, đánh giá và tư vấn cho các cấp quản
lý lựa chọn, sử dụng SGK một cách phù hợp.
1.2.2. Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học
1.2.2.1. Đối với cán bộ quản lý
- Việc xây dựng KHDH&GD môn học là một bước cụ thể hóa các chủ trương, kế
hoạch ở mức độ khái qt, vì thế nó là khâu quan trọng để thực hiện các mục tiêu chung
một cách hiệu quả. Việc lập kế hoạch giúp chỉ ra các công việc cụ thể cần làm trong
năm học để có sự chuẩn bị một cách phù hợp và lên kế hoạch để hoàn thành chúng. Bên
cạnh đó, KHDH&GD mơn học là cơ sở để các tổ trưởng chuyên môn, Ban Giám hiệu
nhà trường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện cũng như đánh giá việc thực hiện các kế
hoạch, định hướng công tác trong năm học đối với mơn học đó nhằm đảm bảo thực hiện
có hiệu quả các cơng việc đã đề ra.

- Ở chiều ngược lại, KHDH&GD các môn học cũng là căn cứ quan trọng để các
trường xây dựng KHGD của nhà trường nhằm thống nhất các công việc chung của nhà
trường trong năm học, trọng tâm là thực hiện CTGDPT theo hướng phù hợp với điều
kiện thực tiễn của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, thực hiện
có hiệu quả các mục tiêu giáo dục.
1.2.2.2. Đối với giáo viên
- KHDH&GD môn học giống như nhịp cầu nối giữa các mục tiêu của chương trình
với các nhiệm vụ cụ thể của người GV, đặc biệt là nhiệm vụ giảng dạy. Đây là một bước
cụ thể hóa những vấn đề lớn thành các nhiệm vụ cần phải thực hiện trong năm học,
giúp cho việc thực hiện chúng diễn ra một cách chủ động, toàn diện. Với một
KHDH&GD được xây dựng khoa học và phù hợp, GV có thể sử dụng nó như một
8


danh sách theo dõi các công việc của GV trong năm học. Mặc dù q trình dạy học
tiếp theo thơng qua các kế hoạch bài học cịn có sự phân hóa sâu hơn, tuy nhiên, một
KHDH&GD mơn học cũng giúp tạo nên sự thống nhất nhất định giữa các GV bộ
môn trong việc thực hiện KHDH&GD môn học.
- KHDH&GD môn học là một căn cứ để triển khai dạy học của GV. Dựa vào
KHDH&GD môn học được xây dựng hiệu quả, GV có cơ sở để có thể phát triển các kế
hoạch bài học hoặc chủ đề cụ thể để tiến hành giảng dạy hiệu quả. Những vấn đề được
xác định trong KHDH&GD môn học, đặc biệt là xác định mạch nội dung, cách thức tổ
chức dạy học, tài nguyên và phương án đánh giá giúp cân đối giữa các nội dung, từ đó
việc triển khai dạy học thuận lợi và tiết kiệm thời gian.
1.2.3. Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học
- Xây dựng KHDH&GD môn học phải dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể: Khi
xây dựng KHDH&GD môn học, cần dựa trên các văn bản, kế hoạch khác, chẳng hạn
như hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và đào tạo; KHDH&GD của nhà
trường; Công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học… Thực hiện nguyên tắc này nhằm đảm
bảo sự thống nhất trong việc thực hiện các kế hoạch theo hướng ngày càng cụ thể hóa và

chi tiết hóa các kế hoạch tổng thể, các định hướng chung.
- Căn cứ vào khối lượng nội dung dạy học và thời lượng dạy học để phân chia các
nội dung dạy học sao cho đảm bảo tính khả thi và vừa sức đối với trình độ HS: Cần chú
trọng đến sự phân hóa các điều kiện, đối tượng dạy học để đề xuất nội dung và thời
lượng dạy học phù hợp. Những điều này GV sẽ còn tiếp tục làm cụ thể khi xây dựng kế
hoạch bài học và khi đó, KHDH&GD môn học là một căn cứ để thực hiện.
- Đảm bảo tính logic của mạch kiến thức và tính thống nhất trong và giữa các môn
học, hoạt động giáo dục: KHDH&GD môn học theo từng khối lớp cần sắp xếp các nội
dung theo thời gian thực hiện, chú trọng đến sự thống nhất với các môn học, hoạt động
giáo dục khác về khung thời gian, bố trí thời gian đánh giá.
- Đảm bảo tính linh hoạt: KHDH&GD mơn học là bản kế hoạch các nhiệm vụ
được đề ra để thực hiện trong năm học, nhưng nó có thể được điều chỉnh trong các
trường hợp cần thiết, và việc thực hiện theo lộ trình thời gian có thể linh động tùy theo
từng GV và bối cảnh dạy học cụ thể của họ1.
Bộ GD và Đào tạo (2020) , Xây dựng kế hoạch
tập huấn cho tổ trưởng chuyên môn
1

giáo dục và đổi mới kiểm tra, đánh giá mơn Tốn, Tài liệu
9


1.2.4. Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học
và giáo dục môn học
- Mỗi GV bộ mơn đều phải góp phần vào xây dựng KHDH&GD môn học này.
Thông qua việc thảo luận, mỗi GV sẽ đóng góp các ý kiến cá nhân vào xây dựng
KHDH&GD môn học. Các ý kiến này dựa trên kiến thức, kinh nghiệm cá nhân có được
trong quá trình giảng dạy sẽ góp phần xây dựng một kế hoạch phù hợp để triển khai thực
hiện trên thực tế. Mặc dù việc đề xuất, lập kế hoạch dự thảo là nhiệm vụ của tổ trưởng
chuyên môn, tuy nhiên, các GV bộ mơn cũng góp phần trong việc xây dựng nó, đặc biệt

là cụ thể hóa và hồn thiện.
- KHDH&GD môn học khi được phê duyệt bởi Hiệu trưởng của nhà trường sẽ là
căn cứ để GV triển khai thực hiện. GV cần nắm rõ các công việc và nhiệm vụ đặt ra
trong kế hoạch để thực hiện theo đúng lịch trình. Mỗi GV có thể cụ thể hóa KHDH&GD
mơn học thành kế hoạch cá nhân chi tiết và cụ thể hơn để thực hiện các nhiệm vụ một
cách hiệu quả. Quá trình thực hiện các nhiệm vụ của KHDH&GD mơn học vì thế vừa là
q trình thực hiện các kế hoạch đặt ra, vừa là quá trình cá nhân hóa các nhiệm vụ phù
hợp với mỗi GV trong năm học.
1.2.5. Định hướng cấu trúc và nội dung của kế hoạch dạy học và giáo dục mơn
Tốn
Bảng 2.1. Cấu trúc và nội dung của kế hoạch dạy học và giáo dục mơn Tốn
TRƯỜNG TIỂU HỌC…

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

TỔ...

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …..
KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC MƠN TỐN
NĂM HỌC 20… – 20..

A. PHẦN CĂN CỨ
- Thơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT.
- Kế hoạch giáo dục nhà trường
- ……………………………………………………………………………….
B. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
10



1. Đặc điểm tình hình
1.1. Cơ cấu tổ chức :
- Số lớp học
- Số lớp học chuyên đề/câu lạc bộ mơn Tốn
- Cơ cấu giáo viên dạy các lớp và chun đề/câu lạc bộ mơn Tốn
1.2. Tình hình trang thiết bị, phương tiện dạy học/học liệu
- Trang thiết bị hỗ trợ dạy học mơn Tốn
- Phương tiện dạy học
- Học liệu
1.3. Tình hình tài chính
2. Mục tiêu dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn
Mục tiêu 1:……………………………………………………………………………
Mục tiêu 2:……………………………………………………………………………
Mục tiêu …:………………………………………………………………………….
3. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn
3.1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mơn Tốn
 Khung kế hoạch dạy học và giáo dục mơn Tốn, khối lớp 1

* Đinh hướng chung về phương pháp dạy học môn Tốn
* Định hướng chung về kiểm tra đánh giá mơn Toán
3.2. Các nhiệm vụ khác
3.2.1. Giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành
3.2.2. Hướng dẫn học sinh thực hành trải nghiệm
3.2.3. Tổ chức chuyên đề/câu lạc bộ

PHÊ DUYỆT

Tổ trưởng


(Hiệu trưởng ký tên, đóng dấu)

(ký tên)

Hướng dẫn:
11


(1) Phần Căn cứ: Liệt kê các công văn, thông tư, văn bản chỉ đạo xây dựng và
tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục môn học.
(2) Đặc điểm tình hình: Trình bày, phân tích thuận lợi, khó khăn về những vấn
đề liên quan trực tiếp đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học và giáo
dục mơn Tốn, bao gồm những vấn đề về cơ cấu lớp học, cơ cấu nhân sự, tình hình cơ
sở vật chất, tài chính ...
(3) Mục tiêu dạy học và giáo dục của tổ bộ môn: Xác định các mục tiêu cụ
thể cần đạt được của tổ bộ mơn trong năm học.
Ví dụ: - 100% giáo viên thực hiện đúng chương trình giáo dục mơn học.
- 100% học sinh yếu sẽ đạt kết quả đạt sau quá trình giúp đỡ.
(4) Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mơn Tốn: Căn cứ vào kết luận
phân cơng nhiệm vụ năm học cho từng tổ bộ môn của nhà trường, căn cứ vào kế hoạch
giáo dục của nhà trường, tổ bộ môn tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm
vụ dạy học và giáo dục mơn tốn của tổ bộ môn. Bao gồm các nhiệm vụ về dạy học
môn học; bồi dưỡng học sinh giỏi; giúp đỡ học sinh yếu ...
(5) Khung kế hoạch dạy học và giáo dục mơn Tốn:
- Tùy theo mức độ đồng đều về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các giáo
viên trong tổ bộ môn và sự thống nhất của tổ, có thể chỉ rõ thơng tin về phẩm chất,
năng lực hướng đến của từng chủ đề và đề xuất phương pháp dạy học, phương pháp
kiểm tra đánh giá cụ thể, định hướng chung về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh
giá.
- Đánh giá định kì (giữa kì, cuối kì) cần thể hiện được: nội dung đánh giá, hình

thức, cơng cụ đánh giá, thời gian và thời điểm đánh giá (bao nhiêu phút, sau khi học
xong chủ đề gì).
1.2.6. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục mơn Tốn
Quy trình này tập trung hướng dẫn học viên thực hiện khung KHDH&GD mơn
Tốn, các nội dung khác GV tham khảo tài liệu tập huấn về “Xây dựng KHDH&GD
và đổi mới kiểm tra, đánh giá mơn Tốn” cho tổ trưởng chuyên môn năm 2020 mà Bộ
GD và Đào tạo đã triển khai).

12


Ngoài việc xác định nội dung kiến thức cần dạy, xác định chủ đề/bài học (gọi
chung là chủ đề) thì KHDH&GD mơn học cịn cụ thể hóa được việc thực hiện các
điểm mới của chương trình như: giáo dục trải nghiệm, tích hợp, STEM... Theo đó, quy
trình xây dựng KHDH&GD môn học cần xuất phát từ từng mạch nội dung và YCCĐ
thể hiện qua hình 2.1.

Hình 1.1. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học
Theo đó:
 Giai đoạn 1: Xác định các nội dung chính trong KHDH môn học
Ý nghĩa: Giúp GV xác định được tổng thể các nội dung chính cần thực hiện
trong KHDH&GD của một khối lớp trong năm học và thời lượng mà CT môn học gợi
ý, làm cơ sở cho các giai đoạn tiếp theo.
Cách thực hiện:
Từ CT môn học (phần nội dung GD và hướng dẫn thực hiện CT), GV liệt kê các
mạch nội dung (chủ đề lớn), ôn tập (nếu có), kiểm tra, đánh giá (định kì), thực hành –
trải nghiệm, các chuyên đề và thời lượng tương ứng của khối lớp trong năm học mà
CT gợi ý.
 Giai đoạn 2: Xây dựng khung KHDH môn học
Xuất phát từ một mạch nội dung (chủ đề cụ thể) và gợi ý số tiết trong CT môn

học, thực hiện phần này gồm 3 bước:
Bước 1: Xác định nội dung dạy học từ YCCĐ
Ý nghĩa: Trên cơ sở các YCCĐ của chủ đề đã được công bố trong CT môn học,
GV cần chỉ ra được các nội dung cần dạy mà CT yêu cầu.
13


Cách thực hiện:
Mỗi YCCĐ được cấu trúc gồm 2 phần: phần đầu (1) là động từ mô tả yêu cầu của
hoạt động, phần sau (2) là nội dung cần dạy của hoạt động đó (thể hiện bằng cụm danh
từ).
Bước 2: Xây dựng mạch phát triển nội dung và xác định các tiểu chủ đề
Ý nghĩa: Giúp GV xác định được chuỗi các hoạt động dạy học cần tổ chức, sắp
xếp mạch nội dung kiến thức cần dạy học phù hợp, xây dựng các tiểu chủ đề và phân
phối thời gian dạy học cụ thể.
Cách thức:
- Xây dựng mạch phát triển nội dung:
+ Từ các nội dung cần dạy, đánh số thứ tự các nội dung (1), (2), (3), … (n).
+ Căn cứ vào đặc điểm mạch phát triển nội dung, đặc điểm của kiến thức, GV
sắp xếp mạch nội dung kiến thức cần dạy theo các phương án khác nhau (chính là các
phương án dạy học chủ đề) dựa trên phương tiện dạy học, đặc điểm HS. Như vậy, cùng
một chủ đề dạy học có thể có nhiều phương án dạy học khác nhau, trong đó phương án
dạy học (cách sắp xếp nội dung kiến thức) theo trật tự của nội dung mà CT thể hiện
thường là phương án hiệu quả hơn. Thực hiện tốt được hoạt động này chính là một căn
cứ quan trọng để GV có thể tham gia đánh giá và lựa chọn SGK phù hợp nhất sau này.
Các mạch phát triển nội dung (phương án tổ chức dạy học) có thể là:
+ Phương án 1: Tổ chức dạy học các nội dung theo đúng thứ tự của mạch CT: (1)
 (2)  (3)  …  (n).
+ Phương án 2: Tổ chức dạy học các nội dung căn cứ vào tính độc lập của nội
dung: (1)  (3)  (4)  (2) …  (n)

+ Phương án 3: Tổ chức dạy học các nội dung tiếp cận GD STEM: (n)  (1) 
(2)  (3) …  (n -1).
+ Phương án 4: Tổ chức dạy học theo chu trình trải nghiệm. Dựa vào chu trình
trải nghiệm, các nội dung học tập sẽ đi theo chu trình: Trải nghiệm – Phân tích – rút ra
bài học và áp dụng/vận dụng.
- Xác định các tiểu chủ đề và phân phối thời gian dạy học cụ thể:
Sau khi xác định được mạch phát triển nội dung, căn cứ vào tính logic, đặc điểm
của kiến thức, tính trọn vẹn của vấn đề, GV sắp xếp thành các tiểu chủ đề hoặc bài học
và phân phối thời gian tổ chức dạy học cụ thể cho từng tiểu chủ đề/bài học, điền vào cột
(2), (5) bảng 2.1.
Lưu ý: Việc phân phối thời gian có thể căn cứ vào số lượng các YCCĐ và mức
độ cần đạt trong mỗi yêu cầu (thể hiện qua động từ diễn đạt), dựa vào đặc điểm của loại
kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn dạy học của GV. Đối với những YCCĐ được mô tả
14


ở mức độ nhận thức cao, phức hợp thường phải dự kiến dành nhiều thời gian hơn các
YCCĐ ở mức độ nhận thức thấp.
Bước 3: Xây dựng khung KHDH môn học
Ý nghĩa 3: Việc xây dựng khung KHBD giúp GV hình dung một cách tổng thể
mối liên hệ của các thành tố dạy học trong chủ đề: YCCĐ, mạch phát triển nội dung,
hình thức, địa điểm tổ chức dạy học, phương tiện dạy học tối thiểu, phương án đánh giá.
Cách thức:
Dựa trên mạch nội dung và chuỗi các hoạt động đã “chốt” ở bước 2, bộ mơn xác
định hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học tối thiểu, phương án đánh giá để
đảm bảo YCCĐ. Dựa trên đặc điểm kiến thức, phương tiện, liên hệ các môn học khác
mà bộ mơn có thể lựa chọn các nội dung để dạy học chủ đề.
Lưu ý:
- Xác định hình thức, địa điểm tổ chức dạy học: chỉ ghi cột này với những tiểu
chủ đề/bài học mà bộ môn thống nhất tổ chức ngồi khơng gian lớp học thơng thường

như sân trường, dự án, tham quan,… (GV tham khảo Mô đun 2 của CT tập huấn).
- Xác định phương án đánh giá: chỉ cần nêu ngắn gọn hình thức đánh giá và công
cụ đánh giá (GV tham khảo Mô đun 3 của CT tập huấn).
 Giai đoạn 3: Xây dựng KHDH mơn học
Lặp lại quy trình 3 bước như trên cho các mạch nội dung khác hoặc chủ đề còn lại
được quy định trong chương trình của khối lớp và điền vào bảng 2.1.
1.2.7. Tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học và giáo dục môn học
Căn cứ vào cấu trúc, quy trình xây dựng khung kế hoạch dạy học và giáo dục môn
học và tham khảo Thông tư số: 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2017 về Quy
định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức
và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thơng, chúng
tơi đề xuất các tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học và giáo dục mơn học (trong chương
trình giáo dục phổ thông 2018) thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học và giáo dục mơn học
Tiêu chí

Mức độ biểu hiện
Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tiêu chí 1. Cấu trúc thể hiện Thể hiện chưa Thể hiện đầy Thể hiện đầy đủ,
được khung KHDH&GD của đầy đủ, chưa đủ nhưng chưa chính xác theo
các khối lớp trong năm học chính xác

chính xác (về chương trình quy

của cấp học; xác định được


thời lượng)

các nội dung chính (nội dung
15

định


học tập, kiểm tra, đánh giá
định kì, chuyên đề) cần thực
hiện và thời lượng trong
Khung KHDH&GD ở từng
khối lớp.
Tiêu chí 2. Thể hiện các nội Thể hiện được Thể hiện được Thể hiện được các
dung (Tên chủ đề/bài học; các nội dung các nội dung nội

dung

bên,

Yêu cầu cần đạt; Nội dung bên

thức

trình

khoa

học,


nhưng bên nhưng hình hình

dạy học; Thời lượng dự kiến; hình thức trình thức trình bày bày

Học liệu; Các lưu ý về địa bày chưa khoa khoa học khoa ngơn ngữ diễn đạt
điểm, hình thức, định hướng học, ngơn ngữ học, ngôn ngữ rõ ràng, cô đọng.
giáo dục mới), hình thức trình diễn đạt cịn diễn đạt cịn dài
bày khoa học, ngơn ngữ diễn dài dịng, chưa dịng
đạt rõ ràng, cơ đọng.

cụ thể
Trình bày đầy Trình bày đầy Trình bày đầy đủ
đủ các YCCĐ, đủ các YCCĐ, các YCCĐ, xác

Tiêu chí 3. Trong mỗi nội
dung chính, trình bày được
các YCCĐ, xác định được các
nội dung dạy học tương ứng

chưa xác định xác định đầy đủ định đầy đủ, diễn
đầy đủ các nội các nội dung đạt chính xác,
dung dạy học dạy học tương ngắn gọn các nội
tương

ứng ứng nhưng diễn dung

dạy

học


hoặc xác định đạt chưa ngắn tương ứng.
còn nhiều thiếu gọn, chính xác.
sót.
Xác định được Xác định được Xác định được
mạch
phát mạch phát triển hơn 1 mạch phát
triển nội dung nội

Tiêu chí 4. Xác định được ở

từng

mạch phát triển nội dung dung

ở triển

nội

dung

nội từng nội dung (hơn 1 phương án
chính/ chính/ chuyên dạy học) ở từng

(phương án dạy học) ở từng chuyên
nội dung chính/ chuyên đề

dung

đề đề và lí giải nội dung chính/


nhưng chưa lí được
giải được lí do



do chun đề và lí

nhưng cịn một giải được lí do sắp
số chỗ sắp xếp xếp một cách hợp
chưa hợp lí

lí.

Tiêu chí 5. Xác định được tên Xác định được Xác định được Xác định được tên
các chủ đề/bài học trong từng tên các chủ/bài đầy đủ tên các các chủ/bài học
nội dung chính/chuyên đề và học



thời chủ/bài học đầy đầy đủ, khoa học
16


phân phối được thời gian gian
tương ứng

nhưng đủ, nhưng phân và phân phối thời

chưa đầy đủ, phối thời gian gian hợp lí.

chưa hợp lí

chưa hợp lí

Tiêu chí 6. Xác định được học Đưa ra các học Đưa ra được Đưa ra được đầy
liệu tối thiểu cần thiết để được liệu cần thiết đẩy đủ các học đủ và cụ thể học
mục tiêu dạy học tối thiểu nhưng
(yêu cầu cần đạt)

chưa liệu cần thiết liệu cần thiết, học

đầy đủ và chưa nhưng
cụ thể

nhưng liệu gắn liền với

chưa tính đến thực

tiễn

nhà

điều kiện thực trường.
tiễn nhà trường.
Tiêu chí 7. Thể hiện được các Thể

được Thể

lưu ý về địa điểm, hình thức tổ nhưng


chưa tương đối đầy và phù hợp học

được Thể được đầy đủ

chức, định hướng giáo dục đầy đủ và chưa đủ nhưng một sinh và bối cảnh
mới (tích hợp, trải nghiệm, thực sự phù số nội dung nhà trường.
STEM,…) phù hợp với học hợp.
chưa sự phù
sinh và bối cảnh nhà trường.

hợp.

1.2.8. Kế hoạch giáo dục minh họa
Trong khuôn khổ tài liệu tập huấn, ban biên soạn giới thiệu kế hoạch giáo dục minh
họa học kì I, Tốn 1.
TRƯỜNG TIỂU HỌC..
TỔ...

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …..

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MƠN TỐN LỚP 1
NĂM HỌC 202… – 202..
A. Phần căn cứ
-

Căn cứ vào thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về việc ban hành
chương trình giáo dục phổ thơng (chương trình tổng thể và chương trình mơn
Tốn).


-

Căn cứ vào Kế hoạch giáo dục nhà trường

-

……………………………………………………………………………….

B. Phần nội dung chính
1. Đặc điểm tình hình
17


1.1. Cơ cấu tổ chức và giáo viên dạy học lớp 1
-

Số lớp : ….

-

Số câu lạc bộ/ chuyên đề mơn Tốn: …..

-

Cơ cấu giáo viên dạy chun đề/câu lạc bộ mơn Tốn: ……….

1.2. Tình hình trang thiết bị, phương tiện dạy học/học liệu
- Trang thiết bị hỗ trợ dạy học mơn Tốn
- Phương tiện dạy học

- Học liệu
1.3. Tình hình tài chính
2. Mục tiêu dạy học và giáo dục của Tổ chun mơn
- Có 100% giáo viên thực hiện đúng chương trình giáo dục mơn Tốn năm 2018
- Có 100% học sinh chưa hoàn thành sẽ hoàn thành sau q trình phụ đạo.
- Có .. đề tài/dự án của học sinh tham gia dự thi cấp Trường, … đề tài cấp Sở.
…..
3. Nhiệm vụ của tổ bộ môn
3.1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mơn Tốn
 Khung kế hoạch dạy học và giáo dục mơn Tốn, khối lớp 1
Bảng 2.2. Kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện chương trình khối lớp 1
Cả năm: 35 tuần (105 tiết);
Trong đó: Học kì 1: 18 tuần (54 tiết); Học kì 2: 17 tuần (51 tiết)
(Trong khn khổ tài liệu, nhóm biên soạn chỉ xây dựng kế hoạch thực hiện chương
trình cho học kì 1)
Tuần/ Chương trình và sách giáo khoa
Tháng

Chủ đề/mạch
Tên bài học
nội dung

Nội dung điều chỉnh,
bổ sung (nếu có)
(Những điều chỉnh
nội dung, thời lượng,
thiết bị dạy học và
Thời
học liệu tham khảo;
lượng

xây dựng chủ đề học
tập, bỏ sung tích hợp
liên mơn; thời gian
và hình thức tổ chức)
15 tiết

Chủ đề 1.
Các số đến
10
Tuần 1 - Nhận biết Trên – Dưới. Phải 1 tiết
được vị trí, ‒ Trái. Trước ‒
định
hướng Sau. Ở giữa
trong khơng
18

Ghi chú

Tích hợp với sử dụng Chú ý kết
vị trí trong thực tế nối với
cuộc sống
kinh
nghiệm


gian:
- Nhận dạng
được
hình
vng, hình

trịn, hình tam
giác,
hình
chữ nhật
- Thực hành
lắp ghép, xếp
hình
- Đếm, đọc,
Tuần 2 viết các số
trong phạm vi
10

Hình vng ‒ Hình
trịn ‒ Hình tam giác
‒ Hình chữ nhật
1 tiết

Các số 1, 2, 3
Các số 4, 5, 6
Các số 7, 8, 9
Số 0

1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết

Tuần 3 - So sánh các Số 10
số
trong Luyện tập

phạm vi 10
Tuần 4

của trẻ

1 tiết
1 tiết

Nhiều hơn ‒ Ít hơn 1 tiết
‒ Bằng nhau

Lớn hơn, dấu >. Bé
hơn, dấu <. Bằng
nhau, dấu =
Tuần 5
Luyện tập
Em ơn lại những gì
đã học
Hoạt
động Em vui học tốn
thực hành trải
nghiệm

2 tiết

- Tổ chức các hoạt
động
+ Đếm số lượng hình
thành số với sử dụng
các vật liệu/đồ dùng

khác nhau
+ Lấy cho đủ số đồ
vật phù hợp với một
số cho trước
+ Đếm thêm, đếm bớt
+ Sử dụng đồ dùng
Khay 10 để hỗ trợ tư
duy HS
- Tổ chức HS trải
nghiệm ghép tương
ứng sử dụng các thẻ
bát, đũa, thìa
- Chơi trị chơi “người
tìm ghế”

1 tiết
2 tiết
1 tiết

- Tổ chức HS trải
nghiệm đếm số lượng
trong thực tế (chẳng
hạn đếm ghế đá trong
sân trường,….)

Chủ đề 2.
39 tiết
Phép cộng,
phép
trừ

trong phạm
vi 10
Tuần 6 – Nhận biết Làm quen với phép 1 tiết - HS thao tác gộp trên
được ý nghĩa cộng ‒ Dấu cộng
đồ dùng, nêu phép
19

Khơng
hình thành
số 0 theo
cách bớt
dần

Không yêu
cầu HS
đếm


của
phép
cộng,
phép
trừ.
– Nhận biết
Tuần 7 được ý nghĩa
thực tiễn của
phép
tính
(cộng,
trừ)

thơng
qua
tranh
ảnh,
hình vẽ hoặc
tình
huống
thực tiễn.
Tuần 8 – Thực hiện
được
phép
cộng, phép trừ
(khơng nhớ)
các số trong
Tuần 9 phạm vi 10.
– Làm quen
với việc thực
hiện tính tốn
trong trường
hợp có hai
dấu phép tính
cộng,
trừ
(theo thứ tự
từ trái sang
phải).
Tuần
– Thực hiện
10
được

việc
cộng,
trừ
nhẩm trong
phạm vi 10.

Làm quen với phép 1 tiết
cộng ‒ Dấu cộng
(tiếp theo)
Phép cộng trong 2 tiết
phạm vi 6

Phép cộng trong 2 tiết
phạm vi 6 (tiếp
theo)
Luyện tập
1 tiết
Phép cộng trong 2 tiết
phạm vi 10

Luyện tập
Phép cộng trong
phạm vi 10 (tiếp
theo)
Luyện tập
Khối hộp chữ nhật
– Khối lập phương

1 tiết
2 tiết

1 tiết
1 tiết

Tuần
11

Làm quen với phép 1 tiết
trừ ‒ Dấu trừ
Phép trừ trong 2 tiết
phạm vi 6

Tuần
12

Luyện tập
1 tiết
Phép trừ trong 2 tiết
phạm vi 6 (tiếp
20

cộng tương ứng
- HS thao tác thêm
trên đồ dùng, nêu
phép cộng tương ứng
- Dạy rõ cách cộng
bằng cách đếm gộp,
cho HS luyện tập
- Sau đó mới hướng
dẫn HS cách cộng
bằng cách đếm thêm

- Sử dụng đồ dùng
Khay 10 để hỗ trợ tư
duy HS
HS chuẩn bị các thẻ
phép tính để lập bảng

HS có thể
sử dụng
que tính,
ngón tay, ..

Không yêu
cầu HS
học thuộc
bảng ngay

Dạy rõ cách cộng
bằng cách đếm gộp,
cho HS luyện tập
- Sau đó mới hướng
dẫn HS cách cộng
bằng cách đếm thêm
- Sử dụng đồ dùng
Khay 10 để hỗ trợ tư
duy HS

- HS mang đến những
vỏ hộp có dạng khối
hộp chữ nhật, khối lập
phương

HS thao tác bớt trên
đồ dùng, nêu phép trừ
- Dạy rõ cách trừ
bằng cách đếm bớt,
cho HS luyện tập
- Sử dụng đồ dùng
Khay 10 để hỗ trợ tư
duy HS

Khơng u
cầu HS nói
đặc điểm
của hình
HS có thể
sử dụng
que tính,
ngón tay, ..

HS chuẩn bị các thẻ Khơng yêu
phép tính để lập bảng cầu HS


theo)
Tuần
13

Luyện tập
Phép trừ
phạm vi 10


Tuần
14

Luyện tập
1 tiết
Phép trừ trong 2 tiết
phạm vi 10 (tiếp
theo)

Tuần
15

Luyện tập

2 tiết

Luyện tập
Luyện tập

2 tiết
2 tiết

Luyện tập chung

2 tiết

Tuần
16
Tuần
17

Tuần
18

1 tiết
trong 2 tiết

Em ơn lại những gì 2 tiết
đã học
Hoạt
động Em vui học tốn
1 tiết
thực hành trải
nghiệm
Ơn tập

2 tiết

học thuộc
bảng ngay
- Dạy rõ cách trừ
bằng cách đếm bớt,
cho HS luyện tập
- Sử dụng đồ dùng
Khay 10 để hỗ trợ tư
duy HS

HS có thể
sử dụng
que tính,
ngón tay, ..


HS chuẩn bị các thẻ Khơng u
phép tính để lập bảng cầu HS
học thuộc
bảng ngay

Thực
hành
trải Tổ chức
nghiệm ưng dụng các vào buổi 2
phép cộng, phép trừ
trong thực tiễn

3.2. Các nhiệm vụ khác
3.2.1. Giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học tập
............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
3.2.2. Tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm
............................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3.2.3. Tổ chức chuyên đề/câu lạc bộ
............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
PHÊ DUYỆT
(Hiệu trưởng ký tên, đóng dấu)

Tổ trưởng
(ký tên)
21



22


CHƯƠNG II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC MƠN
TỐN Ở TIỂU HỌC
2.1 Quan niệm về kế hoạch dạy học theo chủ đề/bài học và vị trí, quan hệ Kế
hoạch bài học với Kế hoạch môn học
Kế hoạch dạy học theo chủ đề/bài học được xem như bản đồ chỉ đường giúp GV
xác định những gì HS cần phải đạt được sau giờ học và những con đường đi đến đích
đó một cách thuận lợi và hợp lý nhất bao gồm các bước từ xác định mục tiêu/yêu cầu
cần đạt đến lựa chọn, sắp xếp nội dung, xác định các phương pháp, phương tiện, hình
thức tổ chức tập luyện cũng như xây dựng tiến trình giờ học và đánh giá kết quả học
tập/tập luyện của học sinh thông qua các phẩm chất, năng lực đạt được sau mỗi chủ
đề/bài học.
Kế hoạch dạy học theo chủ đề/bài học có vị trí vai trị rất quan trọng trong việc
triển khai hiệu quả kế hoạch môn học. Kế hoạch dạy học theo chủ đề/bài học giúp hiện
thực hóa kế hoạch mơn học phù hợp với đối tượng học sinh trong những điều kiện thời
gian và môi trường cụ thể. Việc lập kế hoạch bài học mơn Tốn giúp giáo viên cấu
trúc cấu trúc các hoạt động dạy học theo cách mà học sinh có thể dễ dàng tiếp cận phù
hợp với với học sinh.Kế hoạch dạy học theo chủ đề/bài học giúp Giáo viên kiểm soát
các yêu cầu đầu ra ở mỗi giai đoạn học tập từ đó thiết kế các hoạt động dạy học phù
hợp giúp HS từng bước đạt được những yêu cầu cần đạt của chương trình. Kế hoạch
dạy học theo chủ đề bài học giúp giáo viên và HS chủ động về thời gian, chủ động
trong lựa chọn phương pháp dạy học, sử dụng học liệu, thiết bị trong điều kiện có thể
một cách hiệu quả. Dự kiến trước những khó khăn, vướng mắc những tình huống sư
phạm phát sinh để ứng phó kịp thời.
2.2 Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/bài học
Tuân thủ chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn 2018
Phù hợp với đặc điểm của nhà trường địa phương

Các hoạt động phải chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS như định
hướng của chương trình giáo dục quốc gia.
Các hoạt động được thiết kế phải thể hiện những quan điểm dạy học và đánh giá
theo định hướng phát triển năng lưc người học; phát huy thế mạnh và khắc phục những
hạn chế của địa phương, nhà trường, học sinh
Với mỗi hoạt động, xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, dự kiến kết
quả, sản phẩm đạt được, dự kiến thời gian, địa điểm, lực lượng tổ chức ở từng học kì
và cả năm học cho mỗi khối lớp.
23


Mục tiêu của bài học chỉ rõ cơ hội để hướng vào hình thành và phát triển một số
năng lực chung, cốt lõi;
Làm rõ những hoạt động học tập và sản phẩm của học sinh sau khi học, nhằm
đạt mục tiêu bài học, hướng vào phát triển được những thành tố của từng năng lực đề
cập;
Sử dụng những phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học theo định hướng phát
triển năng lực phẩm chất HS
Do phải đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực người học nên bài học có những
đặc trưng sau:
Tăng cường tích hợp, liên mơn: mục tiêu bài học phải đáp ứng vừa phát triển
những năng lực chuyên môn, vừa phát triển những năng lực chung, cốt lõi; nội dung
của bài học tích hợp được phối hợp từ nhiều khoa học, môn học (liên kết các nội dung
trong một ngành hoặc nhiều ngành khoa học, liên kết giữa tri thức và ứng dụng tri thức
vào thực tiễn…);
Tích cực hóa chủ thể: học sinh học một cách chủ động theo logic nhận thức của
người học, theo nhu cầu và khả năng của người học, thông qua những loại hoạt động
như: trải nghiệm, khám phá cái mới, thực hành để hiểu rõ hơn cái mới trong tình
huống quen thuộc, vận dụng cái mới vào giải quyết vấn đề trong tình huống mới;
thơng qua những hình thức học tập như: học cá nhân, học hợp tác, học ở trường, học ở

trong bối cảnh thực của đời sống; thông qua những hoạt động tư duy, như tư duy phê
phán, tư duy sáng tạo, thể hiện khả năng tư duy độc lập của cá nhân;
Tăng cường hoạt động học tập và thực hành, ứng dụng: giúp học sinh giải
quyết được vấn đề liên quan trong mỗi bài học, đáp ứng với yêu cầu làm được gì sau
khi học;
Sử dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học: học sinh được chỉ dẫn
chuẩn bị, sử dụng các phương tiện, thiết bị, để thực hiện những hoạt động học tập, như:
kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, những câu hỏi, bài tập, các nguồn tài liệu (sách giáo
khoa, tài liệu tham khảo dạng in, dạng kĩ thuật số trên mạng inernet), các mơ hình,
biểu bảng, dụng cụ thí nghiệm,…
Tăng cường đánh giá năng lực trong suốt quá trình dạy học: giáo viên cần sử
dụng nhiều hình thức, cơng cụ đánh giá để hỗ trợ việc học (đánh giá vì việc học), giúp
học sinh biết được đã đạt được những kết quả gì và làm thế nào để đạt những điều còn
thiếu.

24


2.3 Vai trò của kế hoạch dạy học chủ đề/bài học
Kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học mơn Tốn vạch rõ, sắp đặt tiến trình thực hiện
chương trình dạy học nội dung mơn Tốn cho phù hợp với đối tượng cụ thể trong hoàn
cảnh cụ thể về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và thời gian triển khai. Kế hoạch
dạy học chủ đề/bài học mơn Tốn hoạch định một trình tự lơ gic những hoạt động dự
kiến mà giáo viên mong muốn sẽ thực thi trên lớp của mình để đạt mục tiêu chủ đề/bài
dạy .
Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học là một khâu quan trọng để tạo nên
thành công một giờ dạy học, địi hỏi sự đầu tư trí tuệ, kinh nghiệm và thể hiện dấu ấn
sáng tạo của người giáo viên. Kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học còn thể hiện tinh thần
của sự đổi mới, các hoạt động dạy học được thiết kế giúp học sinh tích cực, chủ động
khám phá và kiến tạo tri thức, phát triển các năng lực, rèn luyện kĩ năng qua hoạt động

và hình thành nhận thức, tình cảm, thái độ cùng với kiến thức và kĩ năng đạt được. Kế
hoạch dạy học chủ đề/ bài học cũng thể hiện được những cách thức tổ chức dạy học
phong phú, sáng tạo, mới mẻ, hấp dẫn đối với học sinh, đảm bảo đặc trưng môn học,
phù hợp với cơ sở vật chất và điều kiện sư phạm của nhà trường.
Kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học cho phép các nhà quản lý tập trung sự chú ý
của mình vào các mục tiêu dạy học phát triển năng lực phẩm chất người học, làm rõ
hơn phương hướng hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường trong kỳ học, năm
học
Kế hoạch dạy học theo chủ đề/ bài học giúp hình thành các nỗ lực có tính phối
hợp giữa các giáo viên trong nhà trường. Nó tạo điều kiện cho tổ chuyên môn và các
giáo viên đánh giá khả năng của chính mình và phối hợp hoạt động để đạt mục tiêu.
Nó là cơ sở phối hợp hành động giữa các cá nhân và đơn vị, là cơ sở thống nhất hành
động trong tập thể.
Kế hoạch dạy học theo chủ đề/ bài học giúp giảm thiểu hoạt động trùng lặp,
chồng chéo giữa các nội dung và hoạt động dạy học, tạo khả năng hoạt động và sử
dụng nguồn lực một cách có hiệu quả.
Hình thành mục tiêu làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá (ngồi và trong).
Khơng xây dựng kế hoạch thì khơng thể kiểm tra, đánh giá được.
Là phương tiện thực hiện dân chủ hoá giáo dục và dân chủ hoá quản lý nhà
trường một cách có hiệu quả. Thơng qua việc bàn bạc xây dựng kế hoạch, thu hút trí
tuệ của các thành viên, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo cơ hội
lôi kéo mọi người tham gia xây dựng và triển khai những quyết định quan trọng.
25


×