Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá hiệu quả các hình thức truyền thông của chính quyền TP hồ chí minh với công chúng trong đại dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.65 KB, 9 trang )

Đánh giá hiệu quả các hình thức truyền thơng của chính quyền TP. Hồ
Chí Minh với cơng chúng trong đại dịch Covid-19
Trong bối cảnh có nhiều bất thường của xã hội như hiện nay, sẽ không
chỉ là một cuộc khủng hoảng xảy ra như đại dịch Covid-19 vừa qua làm
ảnh hưởng đến sức khỏe thông thường mà kéo theo sau đó cịn là cuộc
khủng hoảng về thơng tin và khủng hoảng về kinh tế – xã hội. Do
đó, các chiến lược, biện pháp, quyết định cần được truyền tải đến
người dân thơng qua các cấp chính quyền địa phương với các hình thức
truyền thơng phù hợp.

Các hình thức truyền thơng được sử dụng nhiều trong đại dịch Covid 19 của chính quyền TP. Hồ Chí Minh
Nhìn lại 4 làn sóng dịch đã đi qua, có thể thấy, truyền thơng đóng m ột vai
trò quan trọng trong việc phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt đối với
chính quyền TP. Hồ Chí Minh trong làn sóng d ịch thứ tư (kể từ ngày
27/4/2021) qua sự tiếp nhận của người dân. Truyền thông là q trình liên
tục trao đổi thơng tin, tư tư ởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghi ệm
giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi
nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái đ ộ phù hợp với nhu cầu phát
triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội 1 . Qua các nghiên cứu
thực tiễn, hình thức của truyền thơng gồm ba dạng chính: truy ền thơng đại
chúng; truyền thông xã hội và truyền thông liên cá nhân. Trong truy ền
thơng về đại dịch Covid-19, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã sử dụng cả


ba hình thức này, tuy nhiên mức độ và sự tiếp nhận của công chúng là
không giống nhau.
– Truyền thông đại chúng (TTĐC). TTĐC là hoạt động truyền thông hư ớng
tới nhóm cơng chúng l ớn, đại trà trong xã hội. Trong truyền thơng nguy cơ,
truyền thơng đại chúng đóng một vai trị đặc biệt quan trọng do chính đặc
điểm, loại hình đa dạng cũng như lượng cơng chúng đơng đảo mà nó tác
động đến. Các loại hình của TTĐC có thể kể tới gồm: báo chí (báo in, phát


thanh, truyền hình và báo đi ện tử); cổng/trang thơng tin điện tử; sách; tờ
rơi; quảng cáo; pa nơ -áp phích; phim ảnh… Có thể nói, chính quyền TP.
Hồ Chí Minh đã sử dụng đầy đủ các loại hình của TTĐC trong truy ền thơng
về đại dịch Covid -19.
Về báo chí. Có thể kể tới một số cơ quan báo chí c ủa TP. Hồ Chí Minh như
Sài Gịn giải phóng; Tuổi trẻ; Người lao động; Phụ nữ TP.Hồ Chí Minh;
Pháp luật thành phố TP. Hồ Chí Minh…Ngồi ra, cịn có Đài ti ếng nói nhân
dân TP. Hồ Chí Minh (VOH) và Đài truy ền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV).
Trong đại dịch Covid-19 các cơ quan báo chí của thành phố đã phát huy vai
trị chủ lực của mình trong truyền thông nguy cơ v ề đại dịch. Các tờ báo,
các cơ quan báo chí đã cung c ấp thơng tin nhanh chóng, chính xác, k ịp thời
về tình hình dịch bệnh và các giải pháp của Chính phủ cũng như của chính
quyền thành phố. Các cơ quan báo chí luôn ph ản ánh đậm nét, trung thực,
kịp thời những diễn biến quan trọng trong cơng tác phịng ch ống dịch;
truyền thông về nguy cơ và các biện pháp ngăn chặn, phịng ngừa, bảo vệ
người có nguy cơ, góp phần thành công đẩy lùi dịch bệnh.
Để tăng cường hiệu quả truyền thông về Covid-19 trong thời kỳ đại dịch,
tất cả các tờ báo, đài tiếng nói nhân dân, đài truy ền hình của thành phố đều
xây dựng các chuyên trang, chuyên m ục, chương trình riêng v ề Covid-19
để thuận tiện cho người dân (cơng chúng báo chí) trong khi tìm ki ếm các
thơng tin liên quan đến Covid-19. Trong khoảng 100 ngày từ giữa tháng 6
đến hết tháng 9/2021, cả Thành phố đã trải qua những ngày tháng l ịch sử
khi phải ứng phó với một đợt dịch hết sức khốc liệt, chưa từng có trong
tiền lệ. Khi áp lực từ dịch bệnh ngày càng tăng, sức ép từ nhu cầu được
thông tin của người dân cũng là một khó khăn rất lớn với chính quyền
thành phố, các cơ quan chuyên môn đ ặc biệt là ngành Y tế. Cùng với nỗ lực
của các cơ quan chức năng báo chí “truyền thơng an dân” trong giai đo ạn
này đã góp phần ổn định dư luận xã hội, chung tay đẩy lùi đại dịch.



Cổng/Trang thơng tin đi ện tử. Bên cạnh báo chí, cổng/trang thơng tin điện
tử của chính quyền các cấp và các cơ quan chun mơn cũng góp m ột tiếng
nói không nhỏ trong truyền thông nguy cơ về đại dịch Covid-19. Trên giao
diện thiết kế của các cổng/trang thông tin điện tử giai đoạn này hầu hết đều
thiết kế một mục riêng về Covid -19, có đường link dẫn tới đường dây
nóng để truyền thơng phịng, chống dịch Covid-19 hoặc các chỉ dẫn có liên
quan. Chỉ tính riêng Cổng thơng tin điện tử của Ủy ban nhân dân TP. H ồ
Chí Minh () đã có 10.680 văn b ản chỉ đạo,
điều hành liên quan đến Covid -19 từ thời điểm xuất hiện dịch cho đến hiện
nay. Tra cứu trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân TP. H ồ Chí
Minh với từ khóa “Covid -19” chúng tơi thu đư ợc 3.407 kết quả; trang
thông tin điện tử của Trung tâm kiểm sốt bệnh tật TP. Hồ Chí Minh; Sở Y
tế không hiển thị số lượng sau từ khóa, tuy nhiên cho đ ến thời điểm hiện
nay, hầu hết các nội dung được đăng tải vẫn là các thông tin truy ền thông
về Covid-19. Đặc biệt, trong giai đo ạn dịch bùng phát, để giải đáp thắc
mắc và truyền thông hiệu quả hơn, thành phố thành lập Cổng thông tin
Covid-19 do Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm vận hành.
Ngồi Cổng thơng tin Covid -19 TP. Hồ Chí Minh, Cổng thơng tin 1022
cũng là một địa chỉ truyền thông về những nguy cơ của đại dịch hiệu quả,
thể hiện rõ tính cơng khai, minh b ạch trong các chính sách c ủa chính quyền
thành phố.
Tờ rơi, pa nơ, áp phích, băng rơn, qu ảng cáo. Trong truyền thông về đại
dịch Covid -19, băng rôn, kh ẩu hiệu tuyên truyền được sử dụng rộng rãi
trên các tuyến phố, vỉa hè, trước cổng cơ quan chính quy ền các cấp với
những slogan, khẩu hiệu ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu.
Một hình thức khác được sử dụng để truyền thông về đại dịch Covid -19 là
sử dụng quảng cáo, đặc biệt quảng cáo ngoài trời, quảng cáo ở các khu vực
công cộng: bến xe, bến tàu, trạm xe bus, quảng cáo tại các bảng điện tử
trong các khu dân cư (tron g thang máy của các chung cư cao tầng, các công
ty); quảng cáo trên các phương ti ện công cộng…

Ngay từ khi bắt đầu xuất hiện những ca Covid -19 đầu tiên, tờ rơi, cẩm
nang hướng dẫn phòng chống dich, tờ rơi, cẩm nang hướng dẫn điều trị
được sử dụng phổ biến. Tại thời điểm dịch bắt đầu xuất hiện, TP. Hồ Chí
Minh đã cho in 5 triệu tờ rơi, tài liệu tuyên truyền về corona vi rút. Ngoài
số lượng tờ rơi được cung cấp từ thành phố, trung tâm y tế các quận, huyện
trực thuộc cũng chủ động in tờ rơi phát cho ngư ời dân với mục tiêu “đến


từng ngõ, gõ từng nhà” để tất cả người dân đều có thể tiếp cận được với
các thơng tin truyền thông về Covid -19.
– Truyền thông xã hội (TTXH). TTXH là cơng ngh ệ dựa trên máy tính tạo
điều kiện cho việc chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ và thông tin thông qua việc
xây dựng các trang mạng và cộng đồng ảo. Khơng nằm ngồi xu thế phát
triển chung, chính quyền TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan chuyên môn
cũng đã tiếp cận và sử dụng truyền thông xã hội trong hoạt động truyền
thơng của mình. Trong truyền thơng về đại dịch Covid -19, chính quyền
TP. Hồ Chí Minh đã sử dụng khá tốt hình thức này dưới hai loại hình là
Face book (Fanpage) và Zalo office.
Cơng tác truyền thơng của TP. Hồ Chí Minh trong th ời kỳ đại dịch (năm
2021), báo chí và ngư ời dân thành phố ấn tượng nhất với mơ hình chính
quyền thành phố cung cấp thông tin trực tiếp và trả lời trực diện những
thắc mắc của người dân trên nền tảng mạng xã hội Facebook của Trung tâm
Báo chí thành phố – Chương trình livestream “Dân h ỏi – Thành phố trả
lời”. Khách mời tham gia chương trình tr ả lời trực tiếp với người dân gồm
28 đại diện lãnh đạo cơ quan chính quyền thành phố, trong đó, có 5 lãnh
đạo thành phố, 7 lãnh đạo từ ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố
Thủ Đức và 18 đại diện từ lãnh đạo sở, ban, ngành. Chương trình đư ợc
thực hiện phát sóng trên các nền tảng Fanpage, YouTube và TikTok c ủa
Trung tâm Báo chí thành ph ố; đồng thời, được tiếp sóng qua 15 kênh
truyền thơng mạng xã hội Facebook và 5 kênh truy ền thông qua Youtube

của Cổng thơng tin Chính phủ, các cơ quan Trung ương và thơng t ấn báo
chí.


Chương trình livestream “Dân h ỏi – Thành phố trả lời”.
– Truyền thông liên cá nhân (TTLCN). TTCN là dạng thức truyền thơng
trong đó các cá nhân tham gia t ổ chức, thực hiện việc trao đổi thông tin,
kiến thức, suy nghĩ, tình c ảm… tạo ra sự hiểu biết và những ảnh hưởng lẫn
nhau về nhận thức, thái độ, hành vi. Đó là q trình thơng tin , giao tiếp và
liên kết các cá nhân, chịu tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. TTLCN đư ợc sử
dụng trong truyền thông nguy cơ về đại dịch Covid -19 thể hiện dưới một
số loại hình như: hội thảo, tọa đàm, nói chuyện, trao đổi, vận động, thuyết
phục… Ngoài hội thảo và tọa đàm, các loại hình cịn lại hầu hết được sử
dụng tại khu dân cư, trường học. Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng
nhà”, làm sao để mọi người dân đều có thể tiếp cận các thơng tin truyền
thơng về nguy cơ của Covid -19 một cách hiệu quả nhất, chính quyền cấp
xã ở TP. Hồ Chí Minh thơng qua các t ổ chức hội, đoàn thể, tổ dân phố cùng
hệ thống y tế xã, phường đã thực hiện có hiệu quả việc truyền thơng trực
tiếp tại khu dân cư.
Lựa chọn tiếp nhận của người dân TP. Hồ Chí Minh đối với các hình
thức truyền thơng


Để phân tích về lựa chọn tiếp nhận của người dân đối với các hình thức
truyền thơng của chính quyền thành phố, chúng tôi đã thực hiện khảo sát
bằng bảng hỏi dưới hai hình thức: khảo sát thơng qua google form và kh ảo
sát bằng bản in phát trực tiếp. Số lượng khảo sát được chúng tôi đặt mục
tiêu là 4.000 phiếu; trong đó google form nh ận 3.000 phiếu sẽ tự động khóa
khảo sát và bảng giấy là 1.000 phiếu.
Kết quả thu về sau khi sàng lọc để chạy số liệu có 3.000 phiếu khảo sát

google form và 960 bảng giấy là phù hợp, vì vậy kết quả mà chúng tơi phân
tích trong phần này là kết quả của 3.960 phiếu khảo sát. Các câu hỏi được
thiết kế với lựa chọn mở, trong đó, ngư ời làm khảo sát có thể lựa chọn
nhiều phương án cho câu trả lời của mình theo mức độ ưu tiên.
Với câu hỏi anh, chị tiếp nhận thông tin về Covid -19 qua các hình thức
truyền thơng nào có 4 sự lựa chọn: truyền thông liên cá nhân; truy ền thông
đại chúng; truyền thông xã hội và cả 3 hình thức trên. Kết quả mà chúng
tơi nhận được có 2.241 ngư ời lựa chọn tiếp nhận thơng tin về Covid -19
qua cả 3 hình thức chiếm tỉ lệ 56,59%; có 791 người chọn TTĐC chiếm
19,97%; 680 ngư ời chọn TTXH chiếm 17,17% và 248 ngư ời lựa chọn
TTLCN chiếm tỉ lệ 6,27%. Từ kết quả khảo sát cho thấy, sự đa dạng trong
tiếp nhận thông tin về Covid -19 của công chúng. Tỉ lệ người tham gia
khảo sát trong độ tuổi 18-30 là nhiều nhất cho thấy, cơng chúng truy ền
thơng có khả năng đồng thời tiếp cận nhiều loại hình truyền thơng khác
nhau.
Để tiếp tục phát triển sâu về nội dung này, chúng tôi đ ặt câu hỏi khảo sát
về mức độ tiếp nhận của cơng chúng đối với các hình thức truyền thơng của
chính quyền thành phố.
Với câu hỏi anh/chị tiếp nhận thơng tin về Covid -19 nhiều nhất từ hình
thức truyền thông nào? Kết quả mà chúng tôi nhận được tương thích với
kết quả của câu hỏi phía trên. Có 2.300 ngư ời chọn tiếp nhận thông tin về
Covid -19 nhiều nhất từ TTĐC chiếm tỷ lệ 58,1%; có 1.510 ngư ời chọn
TTXH chiếm 38,1% và 1.500 ngư ời chọn TTLCN chiếm 3,8%. Từ kết quả
trên có thể thấy, TTĐC vẫn là hình thức hữu hiệu nhất hiện nay trong việc
tiếp cận tới công chúng. Trên thực tế, sự lựa chọn của cơng chúng cũng
phản ánh mức độ sử dụng hình thức này của chính quyền TP. Hồ Chí Minh.
Báo in, truyền hình, phát thanh, tờ rơi, pa nơ, áp phích, qu ảng cáo, phim
tuyên truyền… là những loại hình phổ biến của TTĐC và thực sự phát huy



hiệu quả trong truyền thông về Covid -19. Tuy nhiên, giữa các loại hình
của TTĐC cũng có sự phân hóa trong sử dụng của chính quyền cũng như
lựa chọn tiếp cận và tác động từ cơng chúng.
Với câu hỏi hình thức nào của TTĐC tác động nhiều nhất tới anh chị? Xếp
theo mức độ lựa chọn từ 1-10. Trong số 2.300 lựa chọn truyền thơng đại
chúng có 860 lựa chọn hình thức tác động nhiều nhất là truyền hình; 700
lựa chọn báo điện tử; 630 lựa chọn tin nhắn văn bản tin nhắn thoại từ tổng
đài tự động; 610 lựa chọn phát thanh; 450 lựa chọn báo in; 370 lựa chọn
chọn pa nơ, áp phích; 300 l ựa chọn tờ rơi; 300 lựa chọn phim ảnh; 260 lựa
chọn quảng cáo và 240 lựa chọn sách, cẩm nang hướng dẫn.
Từ kết quả khảo sát cho thấy, truyền hình và báo điện tử là hai hình thức
tác động nhiều nhất tới cơng chúng cho lựa chọn về TTĐC. Trong khi đó,
một hình thức được kỳ vọng và được sử dụng để truyền thông phổ biến ở
thời kỳ này là tờ rơi lại không đem lại hiệu quả như mong đợi. Theo kết
quả khảo sát, mức độ tác động của tờ rơi đứng ở vị trí thứ 7 trên tổng số 10
hình thức được lựa chọn.
Đối với 1.510 lựa chọn tiếp nhận thông tin từ TTXH, cũng giống như
TTĐC chúng tôi đưa ra các hình th ức khác nhau của TTXH để hiểu rõ hơn
về mức độ tác động của các hình thức này đối với cơng chúng. V ới câu hỏi
hình thức nào của truyền thông xã hội dưới đây tác động nhiều nhất tới
anh/chị: Face book; Zalo; youtube; Tiktok?
Kết quả khảo sát lần lượt là 590 lựa chọn face book; 510 l ựa chọn Zalo;
510 lựa chọn Youtube và 400 lựa chọn Tiktok. Hầu hết lựa chọn TTXH
nằm trong độ tuổi từ 18-45; độ tuổi trên 60 khơng có ai lựa chọn hình thức
này. Kết quả trên cũng phản ánh xu hướng chung trong sử dụng mạng xã
hội hiện nay cũng như xu hư ớng phát triển face book ở Việt Nam. Để hiểu
rõ hơn về tiếp nhận TTXH từ công chúng truyền thông, chúng tôi đ ặt câu
hỏi về sự lựa chọn theo dõi (follow) c ủa công chúng đối với các trang
mạng xã hội của chính quyền thành phố.
Kết quả có 2.200 người lựa chọn họ có theo dõi Zalo office và Fanpage c ủa

các cơ quan chuyên môn thu ộc ủy ban nhân dân thành ph ố (Sở Y tế; Sở
Thông tin và Truyền thông; Trung tâm ki ểm sốt bệnh tật TP. Hồ Chí
Minh) chiếm tỷ lệ 55,6%; 1.460 người có theo dõi Zalo office và Fanpage
của chính quyền các cấp (thành phố, quận, huyện, xã, phường) chiếm tỉ lệ
36,9%; có 1.220 khơng theo dõi b ất cứ trang mạng xã hội nào của chính


quyền thành phố chiếm 30,8% – số này hoàn toàn nằm trong nhóm đ ộ tuổi
từ 46 đến trên 60 tuổi. Kết quả khảo sát cho thấy, có sự phân hóa về độ
tuổi sử dụng cũng như mức độ tác động của các kênh truyền thơng xã hội
của chính quyền thành phố tới công chúng.
Đối với các lựa chọn tiếp nhận thông tin về Covid -19 nhiều nhất qua
TTLCN, mặc dù chiếm số lượng không nhiều (3,8%) nhưng kết quả khảo
sát cũng thể hiện sự khác biệt về mức độ trong các hình thức khác nhau.
Hình thức tác động nhiều nhất đến cơng chúng truyền thơng ở khía cạnh
này là thông tin, trao đ ổi trực tiếp với 140 lựa chọn. Hội thảo và tọa đàm là
hai hình thức có lựa chọn bằng nhau 110 lựa chọn và cuối cùng là truyền
thông trực tiếp tại khu dân cư nhận được 100 lựa chọn.

Chương trình Dân h ỏi? Chính quyền trả lời.
Đánh giá mức độ tác động truyền thơng của chính quyền thành phố đối
với công chúng
Từ kết quả khảo sát về mức độ tác động qua các hình thức truyền thơng của
chính quyền thành phố đối với cơng chúng truyền thơng có thể thấy, TTĐC
vẫn giữ vai trị tiên phon g trong truyền thông về nguy cơ của đại dịch
Covid -19, trong đó báo chí (4 lo ại hình của báo chí gồm: báo in, phát
thanh, truyền hình, báo điện tử) chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của các nền tảng xã hội và điện thoại thông minh,



TTXH (face book, youtube, zalo, tiktok…) là m ột xu hướng đang phát tri ển
mạnh mẽ và có sự tác động không nhỏ tới công chúng truy ền thông đặc biệt
là giới trẻ.
Trong số 1.510 lựa chọn TTXH có 100% nằm trong độ tuổi từ 18-30; 87%
nằm trong độ tuổi 31-45. TTLCN mặc dù kết quả khảo sát không cao 150
lựa chọn chiếm 3,8% nhưng là m ột hình thức không thể thiếu trong truyền
thông về đại dịch Covid -19 nói riêng và truy ền thơng nói chung. TTLCN
đặc biệt là thông tin, trao đ ổi trực tiếp và truyền thơng trực tiếp tại khu
dân cư là hai hình thức đặc biệt phát huy hiệu quả đối với nhóm cơng
chúng yếu thế – những người ít có khả năng tiếp cận với các hình thức
truyền thơng hiện đại cũng như hạn chế về mặt nhận thức và diễn giải vấn
đề. Truyền thông trực tiếp sẽ giúp họ giải đáp những thắc mắc (nếu có) và
hướng dẫn thực hiện theo đúng các hư ớng dẫn mà truyền thông hư ớng tới.
Truyền thông trực tiếp tại khu dân cư cũng thể hiện vai trò của tổ dân phố
và hệ thống y tế xã phường đặc biệt trong thời kỳ dịch bùng phát.
Từ lựa chọn tiếp nhận thông tin của người dân qua các hình thức truyền
thơng có thể giúp chính quyền TP. Hồ Chí Minh trong đánh giá và đ ịnh
hướng sử dụng các hình thức truyền thơng cho đại dịch Covid -19 nói riêng
và truyền thơng về các vấn đề trọng tâm của thành phố nói chung một cách
hiệu quả nhất.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng. Truyền thông lý thuy ết và kỹ năng
cơ bản. H. Chính trị quốc gia Sự thật.
2. Trần Thị Tuyết Hạnh, Nguyễn Việt Hùng. Truyền thông nguy cơ sức
khỏe môi trường: Khái niệm nguyên tắc cơ bản và một số thách thức. Tạp
chí Y học dự phịng, tập XXIII, số 4 (140), năm 2013.
3. Ellisa M. Abrams; Mathew Greenhawt (2020). Risk communication in
the Age of Covid-19.




×