Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua đại dịch covid 19 – thực tiễn tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.33 KB, 7 trang )

Phân tích chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua đại dịch
Covid-19 – thực tiễn tại thành phố Hà Nội
Trong thời gian qua, Chính ph ủ đã có những bước đi kiên quyết và
đúng đắn kiềm chế sự lây lan, bùng phát c ủa đại dịch Covid-19. Tuy
nhiên, để có thể chiến thắng dịch bệnh trên cả hai mặt trận y tế và kinh
tế, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp phịng, chống dịch bệnh cần
có những chính sách hợp lý nhằm tăng cường “sức đề kháng” của nền
kinh tế, chuẩn bị đủ năng lực ứng phó khi dịch bệnh kéo dài, từ đó tăng
cường tiềm lực để phục hồi kinh tế nhanh chóng ngay khi dịch bệnh
được khống chế, không để nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Ảnh minh họa (internet).
Tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và
vừa
Ở Việt Nam hiện nay, loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm
97% tổng số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, đóng góp tới 45% vào
GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 tri ệu lao động 1 .
DNNVV ngày càng phát huy vai trò, hi ệu quả trong việc huy động các


nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà
nước, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia, tạo sự năng động và cạnh tranh
cho nền kinh tế. Đây là kết quả tất yếu của việc thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng, với quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó ln khuyến khích
và coi kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng của nền kinh
tế.
Năm 2020, Việt Nam là một trong những nền kinh tế trên thế giới duy trì
được đà tăng trưởng, nhưng tăng trư ởng kinh tế chỉ đạt 2,91%, thấp nhất
trong giai đoạn 2011 – 2020. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
năm 2020 giảm 25% so với năm 2019, trong 6 tháng đ ầu năm 2021 giảm


2,6%. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng. Năm 2020, t ỷ lệ thất nghiệp
của lao động trong độ tuổi là 2,48% (năm 2019 là 2,17%), tỷ lệ thiếu việc
làm là 2,51% (năm 2019 là 1,5%) 2 . Trong 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ
tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,64%, thấp hơn mục tiêu đề ra, mặc dù được cải
thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2020 (1,82%) nhưng v ẫn chưa hồi phục
được tốc độ tăng như cùng k ỳ các năm 2018 và 2019 (7,05% và 6,77%); thu
hút vốn đầu tư phát triển của khu vực ngoài nhà nư ớc và khu vực đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt thấp, chỉ tăng 7,4% so với cùng kỳ. Trong
quý II/2021, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động lần lượt
là 2,4% và 2,6%, đ ều tăng so với quý I/2021 (2,19% và 2,2%) 3 .
Trước tác động mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng
không nhỏ đến sự tồn tại, phát triển của các DNNVV, Chính ph ủ và chính
quyền địa phương các cấp đã có nhiều chủ trương, giải pháp giúp DNNVV
tháo gỡ khó khăn. Tính chung 10 tháng đ ầu năm 2022, cả nước có 125,8
nghìn DN đăng ký thành l ập mới với tổng số vốn đăng ký gần 1.379,2
nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 835 nghìn lao đ ộng, tăng
34,3% về số DN, tăng 5,7% v ề vốn đăng ký tăng 18% v ề số lao động so với
cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới trong
tháng 10 năm 2022 đạt 11 tỷ đồng, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Nếu tính cả 2.784,1 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 42,6 nghìn
lượt DN tăng vốn đăng ký thêm c ủa 42,6 nghìn lượt DN tăng vốn, tổng số
vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 10 tháng năm 2022 là 4.173,3
nghìn tỷ đồng, tăng 31,1% so v ới cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cịn có
52,7 nghìn DN quay trở lại hoạt động (tăng 49% so với cùng kỳ năm 2021),
nâng tổng số DN thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động trong 10


tháng năm 2022 lên gần 178,5 nghìn DN, tăng 38,3% so v ới cùng kỳ năm
trước 4 .
Thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt

qua đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nhận thức rõ vị trí, vai trị quan tr ọng của DNNVV đối với sự phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách phát triển, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp các DNNVV phát triển.
Đặc biệt từ khi Luật Hỗ trợ DNNVV (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) cùng
với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đã chứng tỏ vai trò
quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động hỗ trợ DNNVV, tạo hành lang
pháp lý tương đối hoàn chỉnh, xác lập nguyên tắc hỗ trợ; trách nhiệm của
các cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, các tổ
chức và cá nhân có liên quan đ ến cơng tác hỗ trợ DNNVV.
Thành phố Hà Nội xác định “sức khỏe” của DN là “sức khỏe” của nền kinh
tế nên chính quyền thành phố đã và đang nỗ lực hết mình, thực hiện đồng
bộ các biện pháp để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh sớm nhất và nhanh nhất.
Đồng thời tập trung tháo g ỡ khó khăn, hỗ trợ DN vượt qua khó khăn đ ể duy
trì và phục hồi sản xuất – kinh doanh, giảm thiểu tác động tiêu cực từ đại
dịch Covid-19.
Trong hai năm (2019 – 2020), UBND thành ph ố Hà Nội đã ban hành Quy ết
định số 4889/QĐ-UBND ngày 09/9/2019 phê duy ệt Đề án “Hỗ trợ khởi
nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm
2019 – 2025” và Quyết định số 5742/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 phê
duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2021 – 2025”. Trong đó Đề án tập trung vào 3 nhóm nhi ệm
vụ, giải pháp để hỗ trợ thực hiện gồm: (1) Hỗ trợ chung cho các DNNVV;
(2) Hỗ trợ cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN, DNNVV tham gia c ụm
liên kết ngành, chuỗi giá trị; (3) Hỗ trợ theo cơ chế của Hà Nội.
Theo đó, thành ph ố phấn đấu đạt mục tiêu: (1) Đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính và ứng dụng dịch vụ cơng trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; (2)
Phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tạo
điều kiện thuận lợi cho các DN gia nhập thị trường, góp phần cải thiện Chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố; (3) Nâng cao ch ất

lượng, hiệu quả hoạt động của DNNVV, phấn đấu tốc độ phát triển DN mới


bình quân khoảng 10%/năm (bình quân kho ảng 30.000 DN mới/năm), phấn
đấu giai đoạn 2021 – 2025, thành phố có thêm 150.000 DN thành l ập mới.
Theo mục tiêu của UBND thành phố, giai đoạn 2021 – 2025, DNNVV phấn
đấu đạt được các chỉ tiêu: tạo thêm khoảng 1,5 triệu việc làm mới cho
người lao động; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực DNNVV chiếm
trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố; đóng góp trên 40% tăng
trưởng tổng sản phẩm (GRDP) và trên 30% ngân sách thành ph ố. Cùng với
đó, củng cố, nâng cấp các mơ hình sản xuất tập trung, liên kết sản xuất
hiện có để phát triển hình thành khoảng 10 cụm liên kết ngành, chuỗi giá
trị thuộc 5 ngành tiềm năng phát triển gồm: công nghệ thông tin; công
nghiệp điện tử; cơ khí chế tạo; nơng nghiệp cơng nghệ cao; bảo quản và
chế biến nông sản, thực phẩm 5 .
Các DN đã chủ động lên kế hoạch ứng phó với dịch bệnh theo nhiều kịch
bản khác nhau, khơng ch ỉ duy trì được hoạt động của DN mà còn giúp cho
nền kinh tế không bị suy giảm sâu và sẵn sàng cho quá trình ph ục hồi. Mặc
dù những tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế vẫn còn dai dẳng, nhưng
nhờ thực hiện thành cơng mục tiêu kép “vừa phịng chống dịch bệnh, vừa
phát triển kinh tế – xã hội”, niềm tin của cộng đồng DN vào đư ờng lối, chủ
trương, chính sách phát tri ển kinh tế của Đảng, của Chính phủ trong nhiệm
kỳ 2021 – 2025 tăng lên. Đi ều đó cho thấy chính sách hỗ trợ DNNVV đã
được phát huy có hi ệu quả.
Một số hạn chế
Thứ nhất, việc ban hành các văn b ản pháp lý, đề án, chương trình tri ển
khai Luật Hỗ trợ DNNVV cịn chậm. Tuy nhiên, các nghị định và thơng tư
hướng dẫn đến năm 2019 và 2020 m ới được ban hành. Hầu hết các kế
hoạch, chương trình, đề án hỗ trợ DNNVV của các địa phương cũng mới
được xây dựng và ban hành trong năm 2020, do đó chưa có cơ s ở để bố trí

kinh phí hỗ trợ DNNVV. Dự thảo Chương trình h ỗ trợ DNNVV giai đoạn
2021 – 2025 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và trình Thủ tướng
Chính phủ từ tháng 12/2019, đ ến nay vẫn chưa được ban hành để có căn cứ
triển khai thực hiện. Tiếp đó, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Hỗ trợ DNNVV đã được ban hành nhưng đến nay vẫn chưa có
thơng tư hướng dẫn thực hiện.


Thứ hai, một số chính sách hỗ trợ DNNVV quy định tại Luật Hỗ trợ
DNNVV và các nghị định hướng dẫn thi hành nhưng chưa đư ợc ban hành
hoặc gặp khó khăn trong triển khai thực hiện.
Về thuế suất, Luật Hỗ trợ DNNVV được áp dụng có thời hạn mức thuế suất
thuế thu nhập DN thấp hơn mức thuế suất thơng thường. Năm 2019, B ộ Tài
chính đã báo cáo Chính ph ủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về chính
sách ưu đãi thuế thu nhập DN đối với DNNVV, tuy nhiên, đến nay, chính
sách này chưa được ban hành và DNNVV chưa đư ợc hưởng thuế suất ưu
đãi theo quy định, do Luật Thuế thu nhập DN sửa đổi chưa được trình Quốc
hội xem xét ban hành.
Về đối tượng hỗ trợ, Luật Hỗ trợ DNNVV quy định 2 nhóm DNNVV để hỗ
trợ trọng tâm là DNNVV kh ởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia các
cụm, chuỗi liên kết, tuy nhiên trên thực tế, rất khó để tìm kiếm những
doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí để thực hiện hỗ trợ hoặc nếu tìm kiếm
được thì các doanh nghiệp này đã được các nhà đầu tư khác đầu tư với thủ
tục đơn giản hơn và mức hỗ trợ cao hơn hẳn so với mức hỗ trợ, gây khó
khăn cho cơ quan h ỗ trợ DNNVV trong quá trình thực hiện. Đây cũng là
một trong những nguyên nhân d ẫn đến kết quả giải ngân của Quỹ Phát triển
DNNVV còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu vốn cho DN.
Thứ ba, nguồn lực hỗ trợ DNNNVV còn hạn chế. Các hoạt động hỗ trợ
DNNVV ở cấp trung ương chủ yếu được lồng ghép trong các chương trình

phát triển ngành nên tác đ ộng còn hạn chế. Phần lớn các địa phương gặp
khó khăn trong việc bố trí nguồn lực để hỗ trợ DNNVV, đặc biệt ở các tỉnh
miền núi, trung du phía B ắc do mật độ DN ít, điều kiện kinh tế cịn nhiều
khó khăn, ngân sách chủ yếu do trung ương hỗ trợ. Ngoài ra, Luật Hỗ trợ
DNNVV có hiệu lực thi hành năm 201 8, vào thời điểm giữa kỳ lập kế hoạch
ngân sách nên các địa phương gặp khó khăn trong vi ệc bổ sung vào dự toán
ngân sách nhà nư ớc kế hoạch trung hạn 2016 – 2020.
Giải pháp, kiến nghị hồn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa vượt qua đại dịch Covid-19
Một là, các chính sách hỗ trợ DN cần tiếp tục được thực hiện theo hướng
tập trung hơn, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát nhu cầu của DN.
Cần có chọn lọc, phân loại ngành nghề để hỗ trợ, trên cơ sở đánh giá, khảo
sát tác động của dịch Covid-19 đến ngành, nghề cụ thể và có điều kiện,
tiêu chí. Cần tránh hiện tượng trục lợi chính sách hỗ trợ này.


Hai là, nghiên cứu, thực hiện những chính sách giảm thuế, nhất là thuế giá
trị gia tăng (GTGT) cho DNNVV, b ởi đây là loại thuế mà diện điều tiết
rộng. Thuế GTGT phát sinh ngay khi DN cung c ấp hàng DNNVV, dịch vụ.
Giảm thuế GTGT nên tập trung cho các d ịch vụ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi
dịch Covid-19 như lưu trú, khách s ạn, du lịch, vận tải… Cần có chính sách
thuế hợp lý theo hư ớng “nuôi dưỡng nguồn thu” đối với các DNNVV để
bảo đảm cho các DN này đ ỡ chịu gánh nặng thuế quá lớn trong khi họ chưa
có đủ lực chống đỡ.
Ba là, tháo gỡ khó khăn cho DNNVV thơng qua chính sách t ạo môi trường
đầu tư và vay vốn. Các DNNVV cần các chính sách ưu tiên ngu ồn vốn tín
dụng thúc đẩy sản xuất – kinh doanh có hiệu quả. Nhà nước cần có chính
sách tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đi đơi với an
tồn, chất lượng tín dụng, bảo đảm cung ứng vốn cho nền kinh tế. Các
chính sách đa dạng DNNVV các hình thức cho vay, các sản phẩm cho vay,

đơn giản DNNVV thủ tục vay và thanh toán, đi đơi v ới an tồn, chất lượng
tín dụng, bảo đảm vốn cho các DN. Các th ủ tục liên quan đến đăng ký kinh
doanh, thuê đất đai, thành lập DN, các chính sách thu ế… cần được ưu tiên
nhiều hơn cho các DNNVV.
Bốn là, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật nhằm tháo gỡ khó khăn, trở ngại về
cơng nghệ, năng lực quản trị đối với các DNNVV. UBND thành ph ố Hà
Nội, Sở Công Thương và các s ở, ngành liên quan thư ờng xuyên cung c ấp
thông tin về thị trường, ngành hàng, các quy định, rào cản của các thị
trường xuất khẩu mục tiêu. Tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp
giữa DN với chính quyền Thành phố, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc,
khó khăn cho DN trong quá trình ho ạt động sản xuất – kinh doanh; nh ằm
giúp DN xác định chiến lược kinh doanh phù hợp, các kỹ năng quản trị DN,
hỗ trợ trong đầu tư đổi mới trang thiết bị và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng
cho nhà quản lý và công nhân c ủa các DNNVV.
Năm là, hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho DNVVN. Theo Luật Hỗ trợ DNNVV,
một trong những biện pháp hỗ trợ cho DNNVV là hỗ trợ thơng tin, tư vấn
và pháp lý. Theo đó, các b ộ, cơ quan ngang bộ xây dựng mạng lưới tư vấn
viên, các DNNVV được miễn giảm chi phí tư vấn khi sử dụng dịch vụ tư
vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên này. Tuy nhiên, bi ện pháp này chưa được
thực hiện triệt để đến cấp địa phương, đồng thời, tiếp tục nâng cao năng
lực của các chuyên gia tư v ấn như một trong những nguồn nhân lực quan
trọng để nâng cao năng lực quản lý của các DNNVV.


Chú thích:
1. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với tiêu chí tăng trưởng
xanh., ngày 20/12/2019.
2. Thơng cáo báo chí về tình hình kinh tế – xã hội q IV và năm 2020 .
, ngày 29/12/2020.
3. Tổng cục Thống kê. Báo cáo tình hình kinh t ế – xã hội quý II và 6 tháng

đầu năm 2021.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo tình hình triển khai Luật Hỗ trợ
DNNVV và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ
DNNVV.
5. Quyết định số 5742/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 c ủa Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025”.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo số 4032/KH&ĐT-THQH ngày 21/9/2021 c ủa Sở Kế hoạch và
Đầu tư Hà Nội về Kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế gắn với phòng,
chống dịch bệnh Covid-19.
2. Kế hoạch 246/KH-UBND ngày 01/11/2021 Ủy ban nhân dân thành ph ố
Hà Nội Phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an tồn, linh ho ạt, kiểm
sốt hiệu quả dịch Covid-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023.
3. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017.
4. Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 c ủa Hội đồng nhân dân
thành phố Hà Nội thông qua ch ủ trương ban hành Đề án hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và quy định một số chính sách, nội
dung, mức chi hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 c ủa Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV.
6. Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 09/09/2019 Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội phê duyệt Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019-2025”.
7. Quyết định 3457/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 Ủy ban nhân dân thành ph ố
Hà Nội phê duyệt đề án “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”.




×