Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

6 sai lầm dạy con về tiền bạc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.56 KB, 3 trang )

6 sai lầm dạy con về tiền bạc
1. Nói dối khi bé đòi mua thứ gì đó

Các chuyên gia tâm lý trẻ em đã thống kê rằng, một bé có thể
đòi hơn 100 thứ mỗi ngày với cha mẹ mình. Phụ huynh vì muốn
bé chấm dứt đòi hỏi ngay lập tức thường trả lời ngay là: “Mẹ
không có đủ tiền” hoặc “Mẹ không đủ khả năng mua thứ này
đâu. Nhà mình nghèo lắm”. Khi đó bé sẽ thôi không vòi vĩnh, còn
mẹ cũng nhẹ nhõm vì giải tỏa được áp lực.

Tuy nhiên những lời nói dối tưởng như vô hại này về lâu dài lại
không có hiệu quả giáo dục với bé. Khi lớn hơn bé có thể biết là
cha mẹ luôn có tiền, đủ điều kiện kinh tế chứ không phải không
có tiền. Bởi vậy khi còn đòi mua thứ gì đó mà bạn muốn từ chối,
bạn hãy trung thực và đơn giản khi trả lời bé: “Mẹ có tiền đây
nhưng mẹ không thể mua món đồ chơi này cho con. Nó quá đắt”
hoặc “Mẹ còn tiền nhưng tiền này để mua rau, mua thịt, mua
sữa nữa”. Đồng thời, bạn có thể giải thích thêm lý do vì sao
bạn không thể mua thứ bé đòi hoặc chỉ cho bé được chọn mua
thứ gì cần thiết hơn cả. Điều này giúp bé có thói quen biết cân
nhắc khi muốn mẹ mua cho thứ gì.
2. Không nói về tiền bạc vì sợ làm hư con

Cùng với suy nghĩ này, nhiều phụ huynh thường né tránh những
chủ đề nhạy cảm như giới tính, chất nghiện trước mặt con cái.
Tuy nhiên đây là một cách dạy con hoàn toàn không khoa học vì
nó có thể khiến bé mắc phải nhiều nhận thức sai lầm vì không
được cha mẹ chỉ dẫn.

Nên nói chuyện với con về tiền nong ngay từ sớm, tùy độ tuổi mà
có cách dạy bé cho phù hợp. Điều này sẽ giúp bé biết trân trọng


đồng tiền và có thể tự quản lý tiền bạc một cách khôn ngoan về
sau.
3. Không định hướng cách chi tiêu cho bé

Nuôi dạy con trở thành người có ích không phải là dễ. Cha mẹ
luôn muốn những gì tốt đẹp nhất cho con cái của họ. Thế nên đôi
khi con cái có đòi hỏi quá nhiều thứ phi lý, các bậc phụ huynh
vẫn sẵn lòng đáp ứng.

Những sai lầm trong các bài học chi tiêu có thể hình thành rất
sớm ở các bé, nhất là khi gia đình có điều kiện và có thói quen
tiêu tiền phung phí. Bé sẽ biết bố mẹ có tiền nên không cần cân
nhắc, cứ mặc sức mua. Điều này khiến kỹ năng quản lý và tiêu
tiền ở bé rất kém.

Ở những giai đoạn đầu đời, bé học hỏi và bắt chước cha mẹ chi
tiêu như một cái máy. Tức là bé nhớ mẹ tiêu tiền hoang phí nên
“copy” theo. Bởi thế cha mẹ cần luôn là tấm gương về chi tiêu
hợp lý cho con.

Với những bé lớn hơn, có quan điểm và một số tiền nhỏ được tiêu
riêng thì cha mẹ cũng cần luôn định hướng cho bé. Nếu bạn thấy
bé muốn lãng phí tiền trong con lợn đất vào những món đồ nữ
trang ngớ ngẩn, hãy gợi ý để bé chỉ mua một món. Một món còn
lại, bé có thể mua sau, vào dịp khác.
4. Keo kiệt với mọi mong muốn của con

Nếu bé tới bên mẹ và nói thích một chiếc guitar đồ chơi, bạn hãy
lắng nghe nguyện vọng của bé cho dù bạn chẳng hề hứng thú với
âm nhạc. Nếu đó là mong ước chính đáng, bạn có thể đề nghị bé

phải hoàn thành một số việc gì đó trước khi có được phần thưởng
này. Khuyến khích bé suy nghĩ tích cực để hoàn thành việc mẹ
giao nhanh mà hiệu quả nhất.
5. Bố mẹ không thống nhất cách dạy con

Nếu cha mẹ không cùng quan điểm dạy con về chi tiêu thì bé có
thể biết là đòi mẹ không được thì ra xin bố, chắc chắn sẽ được
mua đồ chơi cho. Bởi thế khi dạy con về tiền, đòi hỏi cha mẹ phải
thống nhất quan điểm từ trước. Cùng thảo luận xem hàng tháng
vợ chồng bạn dành bao nhiêu tiền tiêu vặt cho con? Bé có thể
mua bất kỳ thứ bé muốn với số tiền này không? Nếu bé có số
tiền khác (ví dụ ông bà, cô bác cho) thì cha mẹ phải làm thế
nào?

×