Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lo lắng của người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Ngoại đầu cổ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.45 KB, 10 trang )

HỘI THẢO PHÒNG CHỐNG UNG THƯ HÀ NỘI NĂM 2022

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LO LẮNG CỦA
NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT TẠI KHOA NGOẠI ĐẦU CỔ
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI NĂM 2020
Phạm Thị Ngọc Ánh*, Đàm Trọng Nghĩa**
TÓM TẮT

28

Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành với 2
mục tiêu:
1.Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lo
lắng của người bệnh (NB) trước phẫu thuật (PT)
tại khoa Ngoại đầu cổ.
2.Nhu cầu được cung cấp thông tin của người
bệnh trước phẫu thuật
Đối tượng, phương pháp: Mô tả cắt ngang
trên tất cả người bệnh nằm điều trị tại khoa
Ngoại đầu cổ trước khi mổ. Phỏng vấn trực tiếp
người bệnh bằng bộ công cụ thiết kế sẵn dựa theo
thang đo Likert. Số liệu xử lý bằng phần mềm
IBM SPSS Statistics 20.
Kết quả: Trong 292 NB tham gia nghiên cứu
nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam, độ tuổi 30 - dưới 50
là nhiều nhất, đa số ở ngoại thành, trình độ THCS
chiếm 41.8%, nơng dân và nghề nghiệp tự do tới
66.4%, chủ yếu có BHYT. NB có chẩn đoán ung
thư chiếm 50.7%. Tỷ lệ NB lo lắng về kết quả PT
chiếm 6,2%, tỷ lệ NB lo lắng về thời gian hồi
phục và rủi ro sau PT chiếm 5,5%, và 5,1%


người bệnh lo lắng về tình trạng đau sau phẫu
*Điều dưỡng trưởng khoa Ngoại đầu cổ - Bệnh
viện Ung bướu Hà Nội
**Trưởng khoa Ngoại đầu cổ - Bệnh viện Ung
bướu Hà Nội
Tác giả liên hệ: Phạm Thị Ngọc Ánh
Số điện thoại: 0387639298
Email:
Ngày nộp bài: 25/07/2022
Ngày phản biện: 07/10/2022
Ngày phê duyệt: 10/10/2022

232

thuật. Về nhu cầu được cung cấp thông tin:
71,9% NB có mong muốn được cung cấp thơng
tin từ phẫu thuật viên, và 64,7% mong muốn
được điều dưỡng cung cấp thông tin. 67,5%
mong muốn được cung cấp thông tin về kíp mổ,
phẫu thuật viên chính. Tỷ lệ người bệnh quan
tâm đến thời gian dự kiến ca phẫu thuật và những
nội dung người bệnh cần chuẩn bị trước phẫu
thuật chiếm 67,1%.
Kết luận: Tình trạng ăn uống, tình trạng giấc
ngủ, thái độ của NVYT và khơng khí buồng bệnh
là các yếu tố ảnh hưởng đến sự lo lẵng của người
bệnh. Phần lớn người bệnh có nhu cầu được cung
cấp thơng tin về kíp mổ, thời gian dự kiến và
những lưu ý trước phẫu thuật. Người bệnh muốn
được tư vấn trực tiếp từ bác sỹ phẫu thuật chiếm

tỷ lệ cao.
Từ khóa: Sự lo lắng của NB, trước PT.

SUMMARY
SURVEY ON PATIENTS’S
PREOPERATIVE ANXIETY AT THE
HEAD AND NECK SURGERY
DEPARTMET, HANOI ONCOLOGY
HOSPITAL 2020
Objects: To investigate patients’ anxiety
before operation and their demand for being
provided information preoperatively at the Head
and neck surgery department of Hanoi Oncology
Hospital.
Subjects and methods: cross-sectional study
with all the hospitalized preoperative patients at
Head and neck surgery department. Patients were
interviewed using structured questionnaire


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

developed from Likert Scale. Data were
analyzed by IBM SPSS Statistic 20 software.
Results: 292 patients were included in the
study, with majority being female, the 30-to-50year-old group had the highest proportion; Most
patients live in the countryside, secondary school
education accounted for 41.8%, farmers and free
jobs accounted for 66.4%. Most patients have
public medical insurance. Patients diagnosed

with cancer accounted for 50.7%. 6.2% of
patients expressed their worry about the
operation
result,
5.5%
worried
about
complication and recovering time after operation,
5.1% worried about postoperative pain. Patients
were interested in being provided information by
surgeons (71.9%) and nurses (64.7%) about
surgical team and the principal surgeon (67.5%);
67.1% patients were interested in expected
duration of the operation and in patients’
necessary preparation before operation.
Conclusions: Patients’ diet and sleeping
status, medical staff’s behavior and ward
environment are related factors of patients’
anxiety. Most patients have demand of being
provided information on surgical team, expected
duration of the operation, and what should be
noticed and prepared preoperatively. High
proportion of them preferred being counselled by
surgeons
Key words: patients’ anxiety, preoperative.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị
gây sang chấn và có ảnh hưởng nhất định tới
người bệnh. Để đảm bảo an tồn cho bệnh

nhân, kiểm sốt được tai biến, hạn chế biến
chứng có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật
thì công tác chuẩn bị trước phẫu thuật là rất
quan trọng, đặc biệt chuẩn bị về tâm lý của
người bệnh - một trong những yếu tố quyết
định thành công của cuộc mổ [1],[2].

Yếu tố tinh thần của người bệnh có vai trị
quan trọng và có tác động đến hiệu quả của
q trình khám chữa bệnh. Muốn nâng cao
hiệu quả điều trị và chăm sóc, cán bộ y tế cần
quan tâm nhận định, đánh giá những diễn
biến tâm lý, sự lo lắng của người bệnh ngay
khi bắt đầu điều trị đến khi kết thúc điều trị.
Nhân viên y tế cần lưu ý cung cấp thông tin
dễ hiểu, phù hợp với khả năng tiếp nhận
thông tin của người bệnh. Điều dưỡng là
người nâng đỡ tinh thần và giúp người bệnh
giảm đau buồn, giảm sợ hãi để duy trì và hồi
phục niềm tin cho người bệnh [3]
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc của
điều dưỡng, đặc biệt là chuẩn bị tốt về tinh
thần cho người bệnh trước phẫu thuật, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lo
lắng của người bệnh trước phẫu thuật và mô
tả nhu cầu được cung cấp thông tin của
người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Ngoại
đầu cổ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các BN
nằm điều trị tại khoa Ngoại Đầu cổ và có can
thiệp PT từ ngày 28/5/2020 đến 30/6/2020
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Người bệnh >18 tuổi có chỉ định phẫu
thuật
+ Người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Người bệnh mổ cấp cứu
Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
- N = 292 người bệnh. Cỡ mẫu tối thiểu =
143, được tính theo cơng thức ước lượng 1 tỷ
lệ với P = 76% theo nghiên cứu của Ramsay
và cộng sự [4]
Nghiên cứu lấy toàn bộ những bệnh nhân
đủ tiêu chuẩn lựa chọn

233


HỘI THẢO PHÒNG CHỐNG UNG THƯ HÀ NỘI NĂM 2022

- Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt
ngang.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu
Bệnh nhân nữ giới chiếm 79,1% cao hơn
nam giới 20,9%; nhóm tuổi 30 đến dưới 50
chiếm tỷ lệ cao nhất 44,9%. Bệnh nhân ngoại

thành chiếm số đơng 73,3%; trình độ học vấn
trung học cơ sở chiếm 41,8%. Bệnh nhân có
nghề nghiệp nơng dân và nghề nghiệp tự do
là 66,4%; người có BHYT chiếm
93,8%. Bệnh nhân được khảo sát là bệnh

nhân ung thư chiếm 50,7%; bệnh nhân có
tình trạng khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường
chiếm 96,6%.
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lo lắng
của người bệnh trước phẫu thuật
Về môi trường điều trị
Người bệnh đánh giá khá cao về môi
trường điều trị của khoa. Vệ sinh buồng bệnh
sạch sẽ, thoáng mát chiếm tới 91,1%; trang
thiết bị, máy móc hiện đại, đầy đủ chiếm
82,5%; khơng khí buồng bệnh vui vẻ, thoải
mái chiếm 89,7%; thủ tục hành chính đơn
giản, nhanh chóng chiếm 90,1%.

Biểu đồ 1. Đánh giá môi trường điều trị
Về công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật
Người bệnh được NVYT chủ động giải thích về thuốc và xét nghiệm khi thực hiện chiếm
94,5%; giải thích chuẩn bị trước khi phẫu thuật đầy đủ, rõ ràng chiếm 96,6%; được hướng
dẫn GDSK cụ thể, tỉ mỉ chiếm 99,3%; được thông báo ngày giờ, thông tin cần thiết và chuẩn
bị tâm lý trước phẫu thuật chiếm 98,3%. Tuy nhiên vẫn có một vài bệnh nhân đánh giá chỉ
được hướng dẫn, giải thích qua loa trước phẫu thuật.

Biểu đồ 2. Đánh giá công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật
234



TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Về thái độ của NVYT đối với họ

Nhận xét: Về thái độ của nhân viên y tế, 63% bệnh nhân rất hài lòng; 32,2% hài lịng và
khơng có bệnh nhân nào khơng hài lịng.
Về tình trạng ăn ngủ của người bệnh
Đa số người bệnh ăn uống bình thường chiếm 97,3% ăn kém và khơng ăn được chủ yếu
do bệnh lý về họng miệng. Ngủ bình thường chiếm 83,2% cịn lại là khó ngủ; ngun nhân
gây mất ngủ cho người bệnh phần lớn do lo lắng, hồi hộp chiếm 43,9%.
Bảng 1: Tình trạng lo lắng của người bệnh
Mức độ lo lắng
Không
Lo
Lo
Rất lo
Nội dung
Lo lắng
lo lắng lắng ít
lắng
lắng
nhiều %
%
%
%
%
Sợ bị gây mê, khơng thể tỉnh lại
42.1

31.8
20.9
1.7
3.4
Tử vong
48.6
20.9
23.3
2.4
4.1
Kết quả phẫu thuật
37.0
26.7
27.1
2.4
6.2
Sai lầm phẫu thuật
45.9
31.2
16.4
1.4
4.1
Sợ cởi bỏ trang phục
69.9
20.5
7.5
0.3
0.7
Tiếp xúc với mùi bệnh viện
67.5

21.9
7.5
1.0
1.4
Đau
38.7
30.8
21.9
5.1
3.1
Kinh tế
47.9
30.8
13.0
4.1
3.8
Không được bác sỹ giỏi mổ
47.3
27.4
19.5
1.7
3.4
Sợ bị gây mê
52.1
25.3
16.8
2.4
2.7
Thời gian hồi phục
33.2

34.9
21.9
3.8
5.5
Rủi ro
34.6
34.2
22.3
3.4
5.5
Không được ĐD chăm sóc tận tình
52.4
26.0
18.2
1.4
1.4
Ảnh hưởng tới cơng việc
41.8
31.2
20.2
1.4
4.5

235


HỘI THẢO PHÒNG CHỐNG UNG THƯ HÀ NỘI NĂM 2022

Nhận xét: NB rất lo lắng về kết quả PTchiếm 6,2%; thời gian hồi phục và rủi ro sau PT
đều chiếm 5,5%; NB lo lắng nhiều về đau sau PT 5,1%.

Bảng 2: Mức độ mong muốn được cung cấp thông tin phẫu thuật
Mức độ mong muốn
Rất
Khơng
Bình
Rất
Nội dung
Muốn
khơng
muốn
thường
muốn
%
muốn%
%
%
%
Thơng tin về tình trạng bệnh tật
3.8
0.7
7.5
23.3
64.4
Thơng tin về kíp PT, PTV chính
1.7
0.7
6.8
22.3
67.5
Thơng tin về thời gian dự kiến ca PT

2.4
0.3
7.9
21.6
67.1
Thơng tin về kinh phí cho ca PT
1.0
2.1
15.8
23.6
56.5
Thông tin về phương pháp vô cảm
1.0
2.4
15.8
22.3
55.1
Thông tin về biến chứng rủi ro có
1.7
1.4
12.3
20.9
63.4
thể xảy ra
Cách thức tiến hành cuộc PT
0.7
1.4
15.1
21.9
59.6

Những lưu ý trước khi PT
0.3
0.3
7.2
24.0
67.1
Thông tin về tình trạng bệnh tật
3.8
0.7
7.5
23.3
64.4
Người cung cấp thơng tin
Phẫu thuật viên
0.7
0
4.8
20.2
71.9
Điều dưỡng
0
0.3
6.5
21.9
64.7
Gia đình, bạn bè
0.3
1.0
15.1
21.2

47.9
Cán bộ cơng tác xã hội
0.7
2.4
16.1
21.2
43.8
Bệnh nhân đã mổ trước đó
0.7
2.7
16.1
24.3
41.1
Nhận xét: Người bệnh rất mong muốn được cung cấp thơng tin về kíp mổ, người mổ
chính chiếm 67,5%; thông tin về thời gian dự kiến ca phẫu thuật và những lưu ý trước phẫu
thuật đều 67,1%. Nhu cầu của người bệnh rất mong muốn được phẫu thuật viên là người cung
cấp thông tin chiếm 71,9% sau đó tới điều dưỡng chiếm 64,7%

Biểu đờ 4 : Nhu cầu mong muốn được hỗ trợ tâm lý của NB

236


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Nhận xét: Có tới 67,1% người bệnh được nghiên cứu rất mong muốn được hỗ trợ về tâm
lý trước phẫu thuật.
Thời điểm mong muốn được cung cấp thông tin PT
Người bệnh rất muốn được cung cấp thông tin phẫu thuật bất cứ lúc nào khi cần thiết
chiếm 65,1% và cung cấp thông tin ngay sau khi có kế hoạch phẫu thuật chiếm 61,6%. Cịn

lại là vào các thời điểm khác
Bảng 3. Hình thức mong muốn được cung cấp thông tin PT
Nội dung
Mức độ mong muốn
Rất khơng
Khơng
Bình
Muốn
Rất
mong
mong
thường
%
muốn
muốn %
muốn %
%
%
Tư vấn trực tiếp từ bác sỹ
0
0
2.4
16.1
79.5
Tập trung các bệnh nhân mổ có
0.3
2.7
6.5
14.7
49.0

kế hoạch rồi tư vấn
Tư vấn qua sách báo tranh ảnh,
0.3
3.4
8.9
17.5
44.2
video về bệnh tật
Những chia sẻ từ bệnh nhân đã
0
1.7
5.1
18.5
52.4
PT thành công
Nhận xét: NB muốn được bác sĩ là người tư vấn, cung cấp thông tin phẫu thuật trực tiếp
cho họ chiếm 79,5%
Những mong muốn sau phẫu thuật

Nhận xét: bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều mong muốn khơng có biến chứng gì xảy ra
sau phẫu thuật chiếm 95,2% và được hồi phục sớm chiếm 90,4%
3.3 Các yếu tố liên quan
- Vệ sinh buồng bệnh khơng có mối tương
quan với tình trạng giấc ngủ với P = 0.086 (>
0.05)
- Tình trạng ăn uống và tình trạng giấc
ngủ của bệnh nhân có mối tương quan chặt
chẽ với nhau với P = 0,001 (<0.05)

- Tình trạng giấc ngủ có mối tương quan

với mức độ lo lắng về kết quả phẫu thuật với
P = 0, 001 (< 0.05)
- Đối tượng KCB khơng có mối tương
quan với mức độ lo lắng về kinh tế của người
bệnh vì P = 0.785 (> 0.05)

237


HỘI THẢO PHÒNG CHỐNG UNG THƯ HÀ NỘI NĂM 2022

- 100% bệnh nhân cảm thấy lo lắng hồi
hộp có mối tương quan chặt chẽ với khơng
khí buồng bệnh với P = 0.001 (< 0.05)
- Mức độ mong muốn của NB về nhu cầu
được cung cấp thông tin chuẩn bị trước phẫu
thuật cũng có mối tương quan với P = 0.01
(< 0.05)
- Giải thích trước phẫu thuật cũng có mối
tương quan với mức độ lo lắng về kết quả
phẫu thuật của người bệnhvới P = 0.019 (<
0.05)
- Đánh giá của người bệnh về thái độ của
NVYT có mối tương quan với mức độ mong
muốn người cung cấp thông tin trước phẫu
thuật là điều dưỡng với P = 0.002 (< 0.05)
IV. BÀN LUẬN
Trong 292 bệnh nhân tham gia nghiên cứu
nữ giới chiếm tỉ lệ cao 79.1%, độ tuổi 30 dưới 50 chiếm tỉ lệ nhiều nhất 44.9%, trình
độ THCS chiếm 41.8%, nghề nghiệp là nơng

dân và nghề nghiệp tự do có tỉ lệ cao 66.4%.
Bệnh nhân có chẩn đốn ung thư chiếm
50.7%, hầu hết đều khỏe mạnh sinh hoạt
bình thường 96.6%. So với nghiên cứu của
BVĐK An Phú tỷ lệ nữ 74.84% đông hơn
nam; tuổi 18 - 30 của họ cao nhất 53.37%,
phần lớn sống bằng nghề nông 63.80%, chủ
yếu ở nông thơn 81.59% 7
Vấn đề tâm lí người bệnh trước mổ:
Qua khảo sát cho thấy đánh giá của bệnh
nhân về môi trường điều trị và công tác
chuẩn bị trước phẫu thuật khá tốt, điều này
chứng tỏ việc giải thích của nhân viên y tế tại
khoa Ngoại đầu cổ cho người bệnh là tương
đối hiệu quả. Người bệnh được giải thích
trước mổ chiếm 96.6% tương đương với
nghiên cứu của Đoàn Quốc Hưng tại khoa
phẫu thuật tim mạch bệnh viện Việt Đức cho
thấy mức độ giải thích về phẫu thuật đạt tỷ lệ
9.8% 8, nghiên cứu của Bùi Thị Thu tỷ lệ
238

bệnh nhân được tư vấn, giải thích về tình
trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật trước
mổ là 91,3% . Vẫn còn một số bệnh nhân
đánh giá chỉ ở mức bình thường và giải thích
cịn qua loa nên nhân viên trong khoa cần cố
gắng hơn nữa trong việc nắm bắt tâm lý
người bệnh để họ nhận được sự thoải mái
nhất, tin tưởng hơn trong công tác điều trị.

Biểu đồ 3 cho thấy tỷ lệ người bệnh rất
hài lòng về thái độ của NVYT là 63%, hài
lòng chiếm 32,2%. Mức độ đánh giá của
người bệnh về vấn đề này khá tốt, là động
lực để toàn thể nhân viên trong khoa cố gắng
duy trì thái độ giao tiếp ứng xử với người
bệnh, thân nhân người bệnh và phấn đấu hơn
nữa để làm đúng trách nhiệm của mình trong
sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tương đương với nghiên cứu của Viện tim
mạch – BV Bạch Mai mức độ hài lòng của
NB về NVYT là 77% 8.
Hầu hết bệnh nhân đều ăn uống bình
thường chiếm 97.3%, trường hợp ít bệnh
nhân khơng ăn được hay ăn uống kém là do
bệnh lý. Ngủ bình thường chiếm 83.2%, chủ
yếu nguyên nhân gây mất ngủ là vì lo lắng,
hồi hộp cho cuộc mổ chiếm 19.9% còn lại do
một số yếu tố khác. Ăn uống kém hay giấc
ngủ không đủ đều ảnh hưởng đến tâm lý của
người bệnh khi tới ngày mổ, người bệnh sẽ
rất mệt mỏi, yếu ớt; đặc biệt với người có
tuổi, bệnh nhân lo sợ sẽ có thể dẫn đến mạch
nhanh, huyết áp tăng và cịn phải hỗn mổ
nếu biểu hiện này vượt quá kiểm soát. Tỷ lệ
ăn – ngủ này cao hơn so với nghiên cứu của
Viện tim mạch – BV Bạch Mai ăn uống bình
thường là 87.4%, ngủ bình thường là 41.4%
8; và nghiên cứu của BVĐK Định Quán đa
số bệnh nhân ăn ngủ bình thường 69.38%.

Việc nâng đỡ tâm lý cho bệnh nhân từ lâu
đã được đặt ra, nhằm giúp bệnh nhân mau
chóng lành bệnh, hịa nhập cuộc sống dễ


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

dàng sau điều trị. Tùy theo từng trường hợp
mà có tác động tâm lý thích hợp. Đối với
bệnh cần can thiệp phẫu thuật người NVYT
phải chuẩn bị thật chu đáo vì bệnh nhân
thường sợ đau đớn, và lo sợ kết quả của cuộc
mổ.
Lo lắng là tâm trạng thường thấy ở mỗi
người bệnh khi có chỉ định phải phẫu thuật.
Mức độ lo lắng của mỗi người cũng tùy từng
cá nhân, không ai giống ai.
Bảng 1 cho ta thấy người bệnh lo lắng về
nhiều vấn đề 6.2% là tỷ lệ cao nhất người
bệnh rất lo lắng về kết quả phẫu thuật, 27.1%
ở mức độ có lo lắng, điều này thấy được
thành công của cuộc mổ, an toàn người bệnh
vẫn được quan tâm hàng đầu. Tỷ lệ mức độ
người bệnh có lo lắng về tai biến tử vong,
thời gian hồi phục và rủi ro sau phẫu thuật
tương đương nhau, khoảng 30%. Lo lắng
nhiều về đau sau phẫu thuật chỉ ở 5.1%, có lo
lắng lại ở mức 21.9%, theo kết quả của BV
ĐK Ba Tri tỷ lệ lo lắng về đau chiếm 58%,
nhiều hơn so với bệnh viện chúng ta 7. Căn

cứ bảng này thấy rằng mặc dù các vấn đề mà
người bệnh lo lắng thì tỷ lệ phần trăm lo lắng
của người bệnh nhỏ hơn so với khơng lo lắng
và lo lắng ít, ngun nhân có thể do kiến
thức hiểu biết của người bệnh hiện nay tiến
bộ hơn, họ tìm hiểu kĩ hơn. Nhưng khơng
phải vì thế mà vấn đề tâm lý của bệnh nhân
có thể xem nhẹ để bỏ qua vì nếu vẫn cịn vấn
đề bệnh nhân lo lắng thì nhiệm vụ của nhân
viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng vẫn cần có
trách nhiệm để quan tâm, động viên chăm
sóc họ một cách tốt nhất, toàn diện nhất.
Xuất phát từ những lo lắng, băn khoăn thì
những mong muốn của người bệnh về hỗ trợ
tâm lý và cung cấp các thông tin cần thiết
trước khi tiến hành phẫu thuật là nhu cầu hết
sức cần thiết và đáng quan tâm. Kể cả những
bệnh nhân không lo lắng hay lo lắng ít vẫn

mong muốn được đáp ứng nhu cầu này. Biểu
đồ 4 cho ta thấy bệnh nhân rất mong muốn
và mong muốn được hỗ trợ tâm lý trước phẫu
thuật chiếm tới 90.8%. Việc làm này khơng
những đóng góp sự thành cơng cho cuộc mổ
mà cịn giúp người bệnh được giải đáp, chọn
lọc được các thơng tin chính thống khi mà
trên mạng xã hội lan tràn các bài báo, bài viết
khiến cho người bệnh hoang mang. Từ đó
bệnh nhân và thân nhân có thể hiểu rõ về tình
trạng bệnh tật của mình, những tai biến và

nguy hiểm có thể xảy ra trước - trong - và
sau phẫu thuật, cũng như để họ biết được
hướng điều trị mà an tâm, tin tưởng.
Từ bảng 2 ta thấy mong muốn của người
về thông tin trước phẫu thuật khá cao, đặc
biệt là rất mong muốn về thơng tin kíp
mổ/người mổ chính 67.5%; tương tự rất
mong muốn thông tin về thời gian dự kiến ca
phẫu thuật và những lưu ý trước khi phẫu
thuật là 67.1%. Đối tượng mà bệnh nhân tin
tưởng muốn được cung cấp thông tin nhất là
phẫu thuật viên chiếm 71.9%, sau đó là từ
điều dưỡng khoa chiếm 64.7%. Với các chỉ
số có được qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy
khi bệnh nhân chuẩn bị mổ việc quan tâm,
động viên, giải thích của điều dưỡng và các
nhân viên y tế để chia sẻ, giúp họ vượt qua
được các lo sợ là hết sức cần thiết và quan
trọng.
Người bệnh trước phẫu thuật luôn có nhu
cầu được hỗ trợ tâm lý dù ít hay nhiều, trong
nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ rất mong muốn
là 67,1%.
Về thời điểm được cung cấp thông tin
người bệnh rất mong muốn được cung cấp
thông tin bất cứ khi nào khi cần thiết chiếm
65,1% và ngay sau khi có kế hoạch phẫu
thuật chiếm 61.6%, mong muốn này là hợp
lý vì có những người bệnh lần đầu tiên phải
nằm viện, họ không hiểu quy định bệnh viện

239


HỘI THẢO PHÒNG CHỐNG UNG THƯ HÀ NỘI NĂM 2022

ra sao, bác sĩ có quan tâm tới họ hay khơng,
hơn nữa bệnh tật của họ thế nào, có nguy
hiểm khơng, bệnh ung thư này có sống được
lâu khơng… Trong thời gian chờ mổ, tâm lý
mọi người bệnh đều muốn được mổ sớm
nhưng tới khi có lịch mổ, chuẩn bị lên bàn
mổ họ lại lo lắng về rủi ro, về kết quả của
cuộc phẫu thuật, hay mình sẽ phải làm gì,
chuẩn bị gì để cuộc mổ được thành cơng. Tư
vấn, cung cấp thông tin đúng thời điểm sẽ
giải tỏa được tâm lý hoang mang, lo lắng cho
người bệnh.
Theo bảng 3 thì hình thức tư vấn thơng tin
phẫu thuật từ bác sĩ phẫu thuật chiếm 79.5%
mức độ rất mong muốn của người bệnh.
Được lắng nghe tư vấn trực tiếp người mổ và
điều trị cho mình bất kể người bệnh nào cũng
cảm thấy thoải mái và tin tưởng hơn.
Ở biểu đồ 5, sau phẫu thuật hầu hết người
bệnh đều mong muốn khơng có biến chứng
xảy ra chiếm tỷ lệ 95.2%; hồi phục sớm
90.4% để giảm thiểu được tốn kém về kinh tế
cũng như rút ngắn được thời gian nằm viện;
mau lành 87.7% để sớm làm việc trở lại
81.2% hoặc tham gia các hoạt động xã hội

khác. Mong muốn giảm đau sau mổ chiếm
84.6%, trong khi ở bàn luận trên lo lắng về
đau lại có tỷ lệ nhỏ hơn nhiều, có lẽ do NB
đã tìm hiểu được các phương pháp giảm đau
và giảm đau sau phẫu thuật là vấn đề các bác
sĩ đều lưu ý, họ cũng biết được từ các bệnh
nhân trước đó đều được giảm đau sau mổ.
Các yếu tố liên quan đến tâm lý bệnh
nhân:
Trong cuộc sống mọi yếu tố không gian,
sự vật đều có tác động qua lại, tác động tới
tâm lý của con người dù nhiều hay ít, có tính
tích cực hay tính tiêu cực.
Bữa ăn giấc ngủ ln gắn liền với nhau,
có tác động tương hỗ lẫn nhau kể cả đối với
người lành chứ khơng riêng gì người bệnh.
240

Ăn ngủ kém khơng có lợi cho sức khoẻ, ảnh
hưởng tới tâm lý người bệnh, tăng sự lo lắng
trước phẫu thuật, nghiên cứu đã cho thấy mối
tương quan này.
Người bệnh khó ngủ, ngủ kém sẽ suy nghĩ
nhiều, tăng lo lắng đặc biệt vào ngày trước
mổ. Ngược lại người bệnh lo lắng quá nhiều
sẽ không ngủ được, ảnh hưởng sức khỏe,
người có bệnh nội khoa như tim mạch có thể
mạch tăng, huyết áp tăng phải hỗn mổ.
Khơng khí buồng bệnh có thoải mái, vui
vẻ, khơng gian sạch sẽ thống đãng, người

bệnh có chia sẻ giao lưu chuyện trị mới bớt
đi căng thẳng, lo âu. Người mổ trước truyền
lại kinh nghiệm cho người mổ sau. Điều
dưỡng buồng cũng có vai trị quan trọng
trường hợp này, điều dưỡng nắm bắt được
tâm lý NB tốt hỏi han, chia sẻ và giúp đỡ NB
giải đáp những băn khoăn, hạn chế những lo
lắng, sợ hãi không cần thiết.
Giải thích, thăm khám bệnh nhân trước
mổ là việc làm cần thiết đầu tiên cho tất cả
các hoạt động chăm sóc ngoại khoa tiếp theo.
Qua đây, người NVYT hiểu rõ được bệnh lý
ngoại khoa cũng như các hoạt động phẫu
thuật sẽ diễn ra, biết được tiền sử bệnh tật
của gia đình và bệnh nhân, thói quen và tình
trạng sức khoẻ hiện tại. Trên cơ sở đó, đánh
giá được một cách chính xác bệnh tật và các
nguy hiểm có thể xảy ra cũng như đề xuất
khám bổ sung, cho NB và người nhà viết
cam kết PT. Những lời giải thích và động
viên phù hợp sẽ giúp bệnh nhân hiểu, tin
tưởng và hợp tác với thầy thuốc. Phần lớn
người bệnh đều mong muốn được giải thích
đầy đủ, rõ ràng trước phẫu thuật. Những
thông tin về cuộc mổ, cần chuẩn bị những gì,
lưu ý những gì… nhờ đó sẽ hạn chế được lo
lắng, đem lại tin tưởng cho kết quả PT.
Vai trò của điều dưỡng là không nhỏ trong
công tác cung cấp thông tin trước mổ cho



TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

NB, nếu bác sĩ là người trực tiếp điều trị thì
điều dưỡng lại là người trực chăm sóc. Kể cả
trước hay sau mổ thì điều dưỡng là người
tiếp xúc nhiều nhất, thường xuyên nhất, và ta
thấy mối tương quan khá chặt chẽ giữa điều
dưỡng với cơng tác giải thích trước PT.
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu khảo sát tâm lý 292 người
bệnh trước phẫu thuật tại khoa Ngoại đầu cổ
- Bệnh viện Ung bướu Hà Nội chúng tôi đưa
ra một số kết luận như sau:
- Tình trạng ăn uống, tình trạng giấc ngủ,
thái độ của NVYT và khơng khí buồng bệnh
là các yếu tố ảnh hưởng đến sự lo lẵng của
người bệnh.
- Phần lớn người bệnh có nhu cầu được
cung cấp thơng tin về kíp mổ, thời gian dự
kiến và những lưu ý trước phẫu thuật
Kiến nghị với khối ngoại:
+ Việc tư vấn đầy đủ thông tin cho bệnh
nhân trước mổ là cần thiết và quan trọng.
Đề xuất mỗi khoa cần bố trí phịng tư vấn
riêng cho người bệnh trước mổ.
+ Điều dưỡng thường xuyên nhắc nhở cho
các nhân viên mình thực hiện tốt quy trình
chuẩn bị bệnh nhân trước mổ.
+ Nhân viên khoa phịng, nhất là điều

dưỡng cần tăng cường, quan tâm hơn nữa về
công tác tư vấn - giáo dục sức khỏe cho bệnh
nhân, đặc biệt bệnh nhân chuẩn bị làm thủ
thuật, phẫu thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2011), Thông tư 07/2011/TT-BYT
ngày 26/11/2011 “Hướng dẫn cơng tác chăm
sóc người bệnh trong bệnh viện”.
2. Nguyễn Tiến Thành (2009), Đánh giá tình
trạng nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh sau
phẫu thuật tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm
2009.
3. “Tư vấn trước mổ- Quyền của người
bệnh’’- Tuổi trẻ Online.
Tuoitrevn/tin/song-khoe/20141029/tu-van-truocmo/664372html.
4. Ramsay, M.A.E.(1972). A survey of preoperative fear. Anaesthesia, 27(4), 396-402
5. Bệnh viện Đa khoa Ba Tri (2013), Nghiên
cứu về khảo sát tâm lý bệnh nhân trước phẫu
thuật tại khoa Ngoại tổng hợp .
6. Đoàn Quốc Hưng và cộng sự , Nhận xét quy
trình chuẩn bị bệnh nhân trước mổ tim hở có
chuẩn bị ở người trưởng thành tại khoa
PTTM-LN- BV Hữu Nghị Việt Đức, Tạp chí
tim mạch học Việt Nam.
7. Thái Hoàng Để, Dương Thị Mỹ Thanh
(2011). Đánh giá tâm lý bệnh nhân trước và
sau phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa huyện
An Phú. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học bệnh viện

An Giang – Số tháng 10/2011.
8. Phí Thị Nguyệt và cộng sự (2015). Khảo sát
tâm lý người bệnh trước phẫu thuật tim hở tại
đơn vị Phẫu thật tim mạch – Bệnh viện Bạch
Mai. Báo cáo tổng kết năm 2014.

241



×