Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá đặc điểm lâm sàng kết quả của phương pháp mở sọ lấy máu tụ ở bệnh nhân đột quỵ chảy máu não trên lều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.84 KB, 10 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP MỞ SỌ
LẤY MÁU TỤ Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ CHẢY MÁU NÃO TRÊN LỀU
Thạch Thị Ngọc Khanh*, Đặng Hồi Lân*,
Đỗ Thị Tuyết*, Xn Thị Thu Hương *
TĨM TẮT

29

Mục đích: Chỉ định của phẫu thuật cho những
bệnh nhân (BN) đột quỵ chảy máu não (ĐQ
CMN) còn chưa rõ ràng. Mục đích của nghiên
cứu là đánh giá đặc điểm lâm sàng và kết quả của
phương pháp mở sọ lấy máu ở những BN
ĐQCMN trên lều. Đối tượng và phương pháp:
55 BN ĐQCMN trên lều được điều trị bằng
phương pháp mở sọ lấy máu tụ từ 12/2016 đến
4/2020 tại Khoa Đột quỵ, BVTWQĐ 108. Các
đặc điểm lâm sàng của BN bao gồm tuổi, giới, độ
nặng của đột quỵ (thang điểm của Đột quỵ NIHSS)), hình ảnh CTscan sọ não (hình ảnh
thốt vị não, vị trí và kích thước ổ máu tụ, đè đẩy
đường giữa), thời gian từ khi khởi phát đến khi
phẫu thuật, đặc điểm phẫu thuật và thời gian thở
máy, tỷ lệ tử vong và mức độ khuyết tật của BN
theo thang điểm Rankin sửa đổi (mRS) tại thời
điểm 6 tháng sau đột quỵ. Kết quả: 55 BN
(81,8% nam giới, tuổi trung bình 55 ± 11) được
điều trị bằng phương pháp mở sọ lấy máu tụ.
Điểm NIHSS trung bình là 26 (9-32); CMN vùng
nhân xám 69,1% BN; CMN thùy 30,9% BN.


Mức độ đè đẩy đường giữa trung bình là 10,9
mm (4-20 mm). 23 BN có giãn não thất trước
phẫu thuật, 14 BN có giãn não thất sau phẫu
thuật. Sau phẫu thuật, khơng có BN nào có biến
chứng viêm màng não. 4 BN phải đặt dẫn lưu
*Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Chịu trách nhiệm chính: Thạc Thị Ngọc Khanh
Email:
Ngày nhận bài: 10.7.2022
Ngày phản biện khoa học: 16.8.2022
Ngày duyệt bài: 20.8.2022

228

não thất-ổ bụng. Điểm mRS của BN tại thời điểm
ra viện là 5 (4-6). Sau 6 tháng, 17 (30,9%) BN có
kết quả tốt (mRS 0- 3). Tỷ lệ tử vong là 14
(25,5%) BN. Khi so sánh giữa nhóm có kết quả
hồi phục tốt và xấu, nhóm có kết quả tốt có điểm
Glasgow cao hơn (trung bình 9.5 [SD=2.5] so với
8.0 [SD=1.9]; p=0.013). Những BN có kết cục
xấu có tuổi trung bình cao hơn (trung bình 57.2
[SD=10.4] với 49.7 [SD=10.7]; p=0.017) và thể
tích khối máu tụ lớn hơn (trung bình 95.8;
[SD=32] với 71.6; [SD=33.0]; p=0.018) so với
nhóm có kết cục tốt. Kết luận: phẫu thuật mở sọ
lấy máu tụ có hiệu quả đối với những bệnh nhân
chảy máu não trên lều trẻ tuổi.
Từ khóa: Chảy máu não, chảy máu não trên
lều, phẫu thuật mở sọ, lấy máu tụ, kết cục

SUMMARY

DECOMPRESSIVE CRANIECTOMY
COMBINED WITH HEMATOMA
EVACUATION FOR PATIENTS WITH
SUPRATENTORIAL
INTRACEREBRAL HEMORRHAGE
Background and Purpose: There has been
no clear indication for surgical procedures for
patients with intracerebral hemorrhage (ICH).
The aim of this study was to investigate the
effectiveness of decompressive craniectomy with
hematoma evacuation for treating patients with
supratentorial ICH. Methods: All patients with
supratentorial ICH treated with decompressive
craniectomy (DC) and hematoma removal
between December 2016 and April 2020 at
Stroke center of the 108 Military Central


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Hospital, Vietnam were included in this study.
Patient characteristics and clinical information
were analyzed, including age, sex, stroke severity
(e.g, National Institutes of Health Stroke Scale),
computed tomography (CT) scan data (signs of
herniation, side and size of hematoma, midline
shift), the time interval between ictus and surgery
(time to indication for surgery), surgical

characteristics, and time of ventilation. Study
outcomes were: case fatality and modified
Rankin Scale (mRS) at six months following
stroke. Results: There were 55 patients (82%
males; mean, 55 years; SD 11) were treated by
DC. Median NIHSS (National Institutes of
Health Stroke Scale) score at admission was 26
(interquartile range [IQR] 9-32). Approximately
two third of patients (69.1%) had hematoma
being located within the basal ganglia, while
30.9% had lobar. The median midline shift was
10.9 mm (IQR 4-20 mm). Intraventricular
extensions were observed in 23 patients on the
pre-operative CT scan, and 14 patients on the
post-operative CT scan. Complications after DC,
meningitis was observed in none of all patients
(0%). Four patients (7.3%) had undergone
placement of a ventriculoperitoneal shunt (VPS)
for hydrocephalus. At discharge, the median
modified Rankin Scale (mRS) score was 5 (IQR
4-6). Six months after hemorrhage, 17 patients
(30.9%) had favorable outcomes (mRS score 0-3)
and the remaining had poor outcomes (mRS
score 4-6). The mortality rate was 25.5% (n=14
patients). Compared to poor outcome group,
those with favorable outcomes had significantly
higher GCS score (mean, 9.5 [SD=2.5] vs 8.0
[SD=1.9]; p=0.013). By contrast, those who had
poor outcomes were more likely to be older
(mean 57.2 [SD=10.4] vs 49.7 [SD=10.7];

p=0.017) and had greater hematoma volume
(mean 95.8; [SD=32] vs 71.6; [SD=33.0];
p=0.018). Conclusions: DC with hematoma

evacuation could be useful for selected group of
young patients with large hemispheric ICH.
Keywords:
Intracerebral
hemorrhage.
Supratentorial
intracerebral
hemorrhage.
Decompressive
craniectomy.
Hematoma
evacuation. Outcomes.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chảy máu não là một thể đột quỵ nặng,
với tỷ lệ tử vong trong 1 tháng chiếm khoảng
[1]. Khoảng 1/4 số BN CMN có CMN tiếp
diễn đặc biệt là trong 3 giờ đầu kể từ khi
khởi phát [2]. Một trong những thử nghiệm
lâm sàng phân tích lớn nhất là STICH cho
thấy việc phẫu thuật lấy bỏ khối máu tụ
(phẫu thuật mở sọ) đã không cải thiện kết
quả của BN CMN sau 6 tháng so với những
người được điều trị nội khoa tối ưu [3].
Những BN hôn mê do CMN luôn có suy
giảm thần kinh hoặc thốt vị não điều này có

thể gây nên những tổn thương thần kinh thứ
phát do hiệu ứng khối và mang lại kết cục
xấu cho BN. Phẫu thuật mở sọ giải chèn ép
có hoặc khơng có lấy bỏ khối máu tụ đóng
một vai trị quan trọng trong điều trị những
BN CMN có đè đẩy đường giữa, thể tích
khối máu tụ lớn hoặc những BN có tăng áp
lực nội sọ kháng trị. Tuy nhiên, những bằng
chứng về vai trò của phẫu thuật mở sọ đối
với những BN CMN trên lều còn hạn chế ở
những nghiên cứu quan sát nhỏ hoặc những
ca lâm sàng [4] [5] [6]. Ngược lại, một số
nghiên cứu lại cho thấy rằng kết cục điều trị
ở những BN CMN có mở sọ xấu hơn so với
những BN được điều trị nội khoa bảo tồn [7].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá
đặc điểm lâm sàng và hiệu quả của phương
pháp mở sọ kết hợp lấy máu tụ ở những BN
CMN trên lều.
229


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng: gồm 55 BN CMN trên
lều được điều trị phẫu thuật mở sọ lấy máu
tụ.
- Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu:
+ BN CMN trên lều không do dị dạng

mạch hay tân sinh mạch
- Tất cả BN đều được chẩn đoán xác định
bằng chụp cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não.
Các BN này khơng có các rối loạn đơng máu
đi kèm chống chỉ định cho phẫu thuật.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên
cứu hồi cứu, không đối chứng
- Một số chỉ tiêu trong nghiên cứu: tuổi,
giới, tiền sử các bệnh lý trước đây, điểm
Glasgow trước phẫu thuật, mức độ nặng của
đột quỵ theo thang điểm NIHSS, thời gian
nằm viện trung bình và kết cục của BN sau 6
tháng theo thang điểm mRS. BN được phân
loại thành hai nhóm, nhóm có kết cục tốt
(mRS 0-3) và nhóm có kết cục xấu (4-6).
- Đặc điểm hình ảnh CLVT của BN: vị trí
ổ máu tụ, thể tích khối máu tụ, mức độ đè

đẩy đường giữa, tràn máu não thất.
- Cơng thức tính thể tích ổ máu tụ: Sử
dụng công thức ABC/2 (A, B là đường kính
vng góc lớn nhất của khối máu tụ, C là
tồng chiều dài các lớp cắt trên mặt cắt dọc)
[8].
- Chỉ định mở sọ giải áp: được đưa ra bởi
nhóm phẫu thuật thần kinh và đột quỵ khi
BN có suy giảm ý thức trên lâm sàng so với
thời điểm nhập viện, có bằng chứng của hiệu
ứng khối trên CLVT sọ não mặc dù bệnh
nhân đã được điều trị nội khoa tiêu chuẩn.

- Kỹ thuật mở sọ: BN được mở sọ rộng
theo đường kinh điển (trán, thái dương đỉnh,
mở rộng rãi, mở màng cứng theo hình sao
hoặc hình cung).
- Xử lý số liệu: Số liệu được trình bày
dưới dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn
hoặc tỷ lệ phần trăm. Phân tích tương quan
tuyến tính giữa các biến liên tục. Giá trị
p<0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. Xử
lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 (IBM
Inc, USA).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Giới
Tuổi
Tiền sử tăng huyết áp
Tiền sử lạm dụng rượu
Glasgow Coma Scale (GCS)
NIHSS tại thời điểm nhập viện
HATT khi vào viện (mmHg)
HATTr khi vào viện (mmHg)
Ngày nằm viện trung bình (ngày)
Thời gian thở máy trung bình

230

Nữ
10 (18,2%)

Nam
45 (81,8%)
55±11 (31-79)
37 (67,3%)
15 (27,3%)
8,45 (5-14)
26 (9-32)
162,0 ±25,5
94,0±19,0
13,0±7,0
5 ±2,4


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Thời gian từ khởi phát đến phẫu thuật (giờ)

34 ±23 (8-117)
Bình thường
35 (63.6%)
Đồng tử
Giãn 1 bên
19 (34.5%)
Giãn hai bên
1 (1.8%)
Nhận xét: Tuổi trung bình của BN: 55±11 năm; Nam 45 (81,8%); 37(67,3%) có tiền sử
tăng HA; 15 (27,3%) có tiền sử lạm dụng rượu; Điểm Glasgow trung bình: 8.45 (5-14). Điểm
NIHSS tại thời điểm nhập viện là 26 (9-32).
Bảng 2. Đặc điểm CLVT sọ não của đối tượng nghiên cứu
Trái

26 (47.3%)
Bán cầu tổn thương
Phải
29 (52.7%)
Nhân xám
38 (69.1%)
Vị trí chảy máu
Thùy
17 (30.9%)
Thể tích khối máu tụ (ml)
88,3±34
Đè đẩy đường giữa (mm)
10,9 ± 4.1
Chảy máu não thất
33 (60%)
Giãn não thất trước phẫu thuật
23 (41.8%)
Giãn não thất sau phẫu thuật
14 (25.5%)
Nhận xét: 26 (47.3%) BN có CMN bán cầu trái; 29 (52.7%) CMN bán cầu phải. 38
(69,1%) CMN vùng nhân xám; 17 (30.9%) CMN thùy. Thể tích khối máu tụ trung bình
(88,3±34 ml); 33 (60%) có tràn máu não thất kèm theo; 23 (41.8%) có giãn não thất trước
phẫu thuật; 14 (25,5%) có giãn não thất sau phẫu thuật.
Bảng 3: Một số biến chứng của đối tượng nghiên cứu sau phẫu thuật
Biến chứng
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Nhiễm khuẩn huyết
1
1,8

Viêm màng não
0
0
Viêm phổi
8
14,5
Xuất huyết tiêu hố
2
3,6
Nhận xét: Có 1 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết đường vào từ viêm phổi,
Bảng 3: Kết cục của bệnh nhân tại thời điểm ra viện và sau 6 tháng theo dõi
Thời điểm
Ra viện
Tỷ lệ (%)
6 tháng
Tỷ lệ (%)
Kết quả
mRS (0-3)
1
1,8
17
30,9
mRS (4-6)
54
98,2
38
69,1
mRS trung bình
5 (4 - 6)
4 (0-6)

n
55
100
100
100
Tỷ lệ tử vong
14
25.5

231


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022

Nhận xét: Tại thời điểm ra viện, 1 BN có kết cục tốt, 54 BN (98,2%) BN có kết cục xấu.
Tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật: có 17 (30,9%) BN có kết cục tốt, 69,1% BN có kết cục
xấu (khuyết tật nặng hoặc tử vong).
Bảng 4: Một số yếu tố liên quan đến kết cục của đối tượng nghiên cứu
Một số các đặc điểm
Kết cục tốt (n=17)
Kết cục xấu (n=38)
P
Tuổi, năm
49,7 ± 10,7
57,2 ± 10,4
0,018
Giới, n
14
31
0,945

Tiền sử tăng HA
8
29
0,017
Điểm GCS trước phẫu thuật
9,5 ± 2,5
8,0 ± 1,9
0,013
Ổ máu tụ bán cầu trái, n
6
20
0,234
Nhân xám
11
27
Vị trí khối máu
trung ương
0,638
tụ, n
Thùy
6
11
Thể tích khối máu tụ, ml
71,6 ± 33,0
95,8± 32,0
0,017
Mức đè đẩy đường giữa, mm
9,8 ± 3.7
115, ± 4.3
0,159

Chảy máu não thất
9
24
0,475
Giãn não thất sau phẫu thuật, n
3
11
0,374
Nhận xét: BN hồi phục kém có tuổi trung bình 57,2 ± 10,4; kết cục tốt 49,7 ± 10; thể tích
khối máu tụ trung bình 95,8± 32,0 (ml), cao hơn nhưng bệnh nhân có kết cục tốt 71,6 ± 33,0
(p=0,017). Ngược lại, những bệnh nhân có kết quả hồi phục tốt có điểm Glasgow tại thời
điểm nhập viện là 9,5 ± 2,5, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có kết cục xấu 8,0 ±
1,9 (p=0,013).

Biểu đố 1: Tương quan giữa mRS tại thời điểm 6 tháng với tuổi của bệnh nhân
Nhận xét: Tuổi của bệnh nhân có tương quan thuận, mức độ trung bình với mRS của bệnh
nhân tại thời điểm 6 tháng theo dõi (r=0,383, p=0,004)
232


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Biểu đồ 2: Tương quan giữa mRS tại thời điểm 6 tháng và thể tích khối máu tụ
Nhận xét: Thể tích khối máu tụ có mối tương quan thuận, mức độ trung bình với kết cục
của BN sau 6 tháng theo dõi (r = 0,31, p = 0,02)

Biểu đồ 3: Tương quan giữa mRS tại thời điểm 6 tháng
và điểm Glasgow trước phẫu thuật của bệnh nhân
Nhận xét: Điểm Glasgow trước mổ của BN có tương quan nghịch, mức độ vừa với kết cục
của BN sau 6 tháng theo dõi (r=0,38, p=0,004)


233


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022

IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu trên 55 BN CMN trên lều, tỷ
lệ bệnh nhân nam chiếm đa số 81,8%, tuổi
trung bình là 55 (31- 79 tuổi). Điểm Glasgow
trung bình của bệnh nhân là 8,45 (5-14
điểm). Điểm NIHSS trung bình của bệnh
nhân là 26 (9-32).
Về đặc điểm CLVT của BN, có 26 BN có
ổ máu tụ ở bán cầu trái, 29 BN có ổ máu tụ
bán cầu phải; 38 (69,1%) BN có ổ máu tụ ở
nhân xám trung ương; 21 (21,8%) có chảy
máu thuỳ, 5 (9,1%) có chảy máu nhân xám
và chảy máu thuỳ đi kèm. 35 (63,6%) có
đồng tử mắt bình thường, 1 BN có giãn đồng
tử cả hai bên. Thể tích khối máu tụ trung
bình của BN là 88,3 ±34 ml; 23 (41,8%) có
tình trạng giãn não thất trước phẫu thuật; 14
BN có tình trạng giãn não thất sau phẫu thuật
trên phim chụp CLVT sọ não. Trong nghiên
cứu của chúng tơi, 4 BN có tình trạng giãn
não thất cần đặt dẫn lưu não thất mở trong
quá trình phẫu thuật, và được rút bỏ trong 610 ngày sau phẫu thuật. Dẫn lưu não thất mở
giải quyết được tình trạng giãn não thất,
không cần phải đặt dẫn lưu não thất ổ bụng

cho BN.
Trong nghiên cứu này, có 37 (67,3%) BN
có tiền sử tăng HA (HATT trung bình của
BN là 162,0 ±25,5 mmHg; 1 BN có CMN ở
ngày thứ 2 sau dùng alteplase và clopidogrel
điều trị nhồi máu não cấp. 15 (27,3%) BN có
tiền sử lạm dụng rượu. Tất cả các BN trong
nghiên cứu đều được phẫu thuật mở sọ kết
hợp lấy máu tụ. Tuy nhiên, 6 (11%) BN chỉ
lấy được 1 phần rất nhỏ của khối máu tụ do
khối máu tụ ở sâu và rất khó tiếp cận khi
phẫu thuật. Phẫu thuật được tiến hành trong
vòng 117 giờ kể từ khi khởi phát đến khi

234

phẫu thuật, với thời gian trung bình là 34 giờ.
Thời gian nằm viện trung bình là 13 ± 7
ngày. Thời gian thở máy trung bình của BN
là 5 ± 2,4 ngày. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng tương tự như các tác giả khác
[1] [9].
Chúng ta đã biết, CMN chiếm tỷ lệ 10 20% các trường hợp đột quỵ não và tỷ lệ tử
vong lên tới 44% trong vòng 30 ngày [1].
Mặc dù các kết luận âm tính của thử nghiệm
quốc tế (STICH) về vai trị của phẫu thuật
trong chảy máu não, phẫu thuật vẫn là vấn đề
còn tranh cãi và vai trò của phẫu thuật trong
cải thiện kết cục của BN CMN vẫn tiếp tục
được nghiên cứu [3]. Phẫu thuật mở sọ vẫn là

biện pháp giúp cứu tính mạng cho những BN
có suy giảm thần kinh nặng vì biện pháp này
gồm mở nắp hộp sọ, tháo bỏ một phần xương
sọ giúp vùng não phù ra được giải áp, tránh
làm tổn thương nhu mô não lành và bán cấu
đối bên. Vai trò của mở sọ giải áp đã được
chứng minh trong NMN ác tính, và hiện nay
nó được coi là một biện pháp đầy hứa hẹn
trong điều trị CMN có khối chốn chỗ [2].
Hơn nữa, mở sọ giải chèn ép kết hợp với lấy
máu tụ phù hợp cho những trường hợp CMN
có hiệu ứng khối lớn do phù não, khối máu
tụ tồn dư và CMN tái phát. Do đó, biện pháp
này giúp giảm áp lực nội sọ trong những
trường hợp trên và làm giảm đè ép vào như
mơ não lành cịn lại, giúp cải thiện tiên lượng
cho những BN CMN. Hơn thế nữa, một số
các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy
những kết quả có lợi ở những BN CMN được
mở sọ giải áp có hoặc khơng có lấy máu tụ
[10].
Trong nghiên cứu của chúng tơi, trong 55
BN CMN trên lều được mở sọ lấy máu tụ


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

giải chèn ép, có 50 (91%) BN sống tại thời
điểm ra viện. Kết quả sau 6 tháng, 17 (31%)
BN có kết quả tốt (mRS 0-3), 38 BN có kết

quả hồi phục kém (mRS 4-6). Tỷ lệ tử vong
chung do mọi nguyên nhân là 25,5%. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự
như kết quả của Dierssen và cộng sự (1983)
nhận thấy rằng kết cục tốt hơn hẳn ở những
BN CMN cấp tính với việc giảm tỷ lệ tử
vong từ 70 % xuống 32% khi được điều trị
kêt hợp mở sọ giải chèn ép với lấy máu tụ
[4]. Fung và cộng sự khi so sánh giữa nhóm
CMN trên lều được điều trị nội khoa tối ưu
với nhóm được phẫu thuật mở sọ giải ép
cũng nhận thấy rằng mở sọ lấy máu tụ là biện
pháp điều trị an tồn và có hiệu quả cho
những BN CMN [11]. Takeuchi S. (2013)
cũng nhận thấy rằng mở sọ giải áp kết hợp
với lấy máu tụ ở những BN CMN trên lều
lớn là một biện pháp có hiệu quả và an tồn
[12].
Trong giai đoạn hậu phẫu, chúng tơi
khơng gặp bất kỳ trường hợp nào viêm màng
não, có 1 BN bị nhiễm khuẩn huyết, đường
vào từ hô hấp. 8 (14,5%) BN bị viêm phổi
trên lâm sàng, Xquang phổi và cấy đờm.
Những trường hợp này cũng được điều trị ổn.
2 BN bị chảy máu tiêu hóa giai đoạn hậu
phẫu.
Khi tìm hiểu một số yếu tố lâm sàng, cận
lâm sàng và kết quả của phẫu thuật chúng tôi
nhận thấy tuổi của BN, điểm Glasgow trước
phẫu thuật, tiền sử tăng HA, và thể tích khối

máu tụ của nhóm có kết quả hồi phục tốt và
nhóm có kết cục xấu có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (bảng 4).
Về yếu tố tuổi của BN trước phẫu thuật,
chúng tơi nhận thấy những BN có kết quả hồi

phục tốt có tuổi trung bình là 49,7 ± 10,7,
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
khuyết tật và tử vong (p=0,018). Một số tác
giả cũng nhận thấy rằng tuổi là một yếu tố
tiên lượng đến kết cục của những BN sau
phẫu thuật mở sọ giải áp điều trị CMN [9]
[13].
Tình trạng hơn mê thơng qua đánh giá
điểm Glasgow trước phẫu thuật là một tiêu
chuẩn khách quan để đánh giá BN, mức độ
hôn mê càng sâu thì mức độ tổn thương thần
kinh càng nặng nề. Chúng tơi nhận thấy, BN
có kết cục tốt có điểm GCS trước phẫu thuật
là 9,5 ± 2,5, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm
có kết cục xấu 8,0 ± 1,9 (p=0,013). Khi tìm
hiểu mối tương quan giữa điểm GCS tại thời
điểm trước phẫu thuật với điểm mRS của BN
chúng tối nhận thấy điểm GCS có tương
quan nghịch, mức độ trung bình với mRS
(p=0,004). Takeuchi S (2013) cũng nhận
thấy rằng những BN có kết quả hồi phục tốt
có GCS cao hơn những BN có kết quả hồi
phục kém [12]. Một số tác giả cho rằng, điểm
GCS lý tưởng cho phẫu thuật là 9-12 [14].

Tuy nhiên, cũng cần thêm bằng chứng từ các
nghiên cứu để đưa ra chỉ định mở sọ phù hợp
cho những BN CMN làm tăng tỷ lệ hồi phục
cho bệnh nhân.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thể tích
khối máu tụ là một yếu tố dự đoán mạnh nhất
về tỷ lệ tử vong của BN [15]. Tỷ lệ tử vong
dự kiến với khối máu tụ > 60 ml là 71 - 83%
[15]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, khối
máu tụ của BN có ảnh hưởng cũng như
tương quan thuận với kết cục. Vì vậy, nên
mở sọ ở những BN có khối máu tụ lớn để
làm giảm tỷ lệ tử vong và khuyết tật của BN.
Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả

235


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022

khác trên thế giới [11], [16].
Khoảng 1/3 số BN CMN có gia tăng thể
tích khối máu tụ trong 24 giờ đầu sau khởi
phát, điều này dẫn đến tăng hiệu ứng khối,
mức độ đè đẩy đường giữa và dẫn đến tình
trạng suy giảm thần kinh cũng như kết cục
xấu của BN. Nguyên nhân có hiện tượng này
là do BN có tăng HA và tăng HA khó kiểm
sốt. Chúng tơi nhận thấy những BN có tiền
sử tăng HA có kết cục kém hơn những BN

khơng có tiền sử tăng HA (p=0,017).
V. KẾT LUẬN
Qua theo dõi 55 bệnh nhân chảy máu não
trên lều được phẫu thuật mở sọ lấy máu tụ tại
Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung
ương Quân đội 108 chúng tơi nhận thấy:
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu
là 55±11 (31-79), trong đó nam chiếm đa số
với tỷ lệ 81,8%. Điểm Glasgow trung bình
của bệnh nhân trước phẫu thuật là 8,45 (514).
Về hình ảnh CLVT của đối tượng nghiên
cứu: 26 bệnh nhân (47,3%) có chảy máu não
bán cầu trái, 38 bệnh nhân (69,1%) có chảy
máu não vùng nhân xám trung ương. Thể
tích khối máu tụ trung bình là 88,3 ± 34 ml,
mức độ đè đẩy đường giữa trung bình là 10,9
± 4,1ml. 33 bệnh nhân (60%) có chảy máu
não thất đi kèm.
Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân là 25,5%, 17
bệnh nhân (30,9%) có kết quả hồi phục tốt
(mRS 0-3), 61,9% bệnh nhân có kết quả hồi
phục kém (mRS 4-6).
Khi tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng với kết cục của bệnh
nhân thời điểm 6 tháng sau chảy máu não
236

chúng tôi nhận thấy: nhóm có kết quả tốt có
điểm Glasgow Coma Scale (GCS) cao hơn
(trung bình 9.5 [SD=2.5] với 8.0 [SD=1.9];

p=0.013). Những bệnh nhân có kết cục xấu
có tuổi trung bình cao hơn (trung bình 57.2
[SD=10.4] với 49.7 [SD=10.7]; p=0.017) và
thể tích khối máu tụ lớn hơn (trung bình
95.8; [SD=32] với 71.6; [SD=33.0];
p=0.018) so với nhóm có kết cục tốt. Tuổi
của bệnh nhân có tương quan thuận, mức độ
trung bình với mRS của bệnh nhân tại thời
điểm 6 tháng theo dõi (r=0,383, p=0,004).
Thể tích khối máu tụ có mối tương quan
thuận, mức độ trung bình với kết cục của
bệnh nhân sau 6 tháng theo dõi (r = 0,31, p =
0,02). Điểm Glasgow trước mổ của bệnh
nhân có tương quan nghịch, mức độ vừa với
kết cục của bệnh nhân sau 6 tháng theo dõi
(r=0,38, p=0,004).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Van Asch, C.J., et al., Incidence, case
fatality, and functional outcome of
intracerebral
haemorrhage
over
time,
according to age, sex, and ethnic origin: a
systematic review and meta-analysis. Lancet
Neurol, 2010. 9(2): p. 167-76.
2. Al-Shahi Salman, R., et al., Absolute risk
and predictors of the growth of acute
spontaneous intracerebral haemorrhage: a
systematic review and meta-analysis of

individual patient data. Lancet Neurol, 2018.
17(10): p. 885-894.
3. Mendelow, A.D., et al., Early surgery versus
initial conservative treatment in patients with
spontaneous
supratentorial
intracerebral
haematomas in the International Surgical
Trial in Intracerebral Haemorrhage (STICH):


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

a randomised trial. Lancet, 2005. 365(9457):
p. 387-97.
4. Dierssen, G., R. Carda, and J.M. Coca, The
influence of large decompressive craniectomy
on the outcome of surgical treatment in
spontaneous intracerebral haematomas. Acta
Neurochir (Wien), 1983. 69(1-2): p. 53-60.
5. Heuts, S.G., et al., Decompressive
hemicraniectomy without clot evacuation in
dominant-sided intracerebral hemorrhage with
ICP crisis. Neurosurg Focus, 2013. 34(5): p.
E4.
6. Ramnarayan, R., et al., Decompressive
hemicraniectomy
in
large
putaminal

hematomas: an Indian experience. J Stroke
Cerebrovasc Dis, 2009. 18(1): p. 1-10.
7. Hu, R. and H.J.S. Feng, Abstract TP360:
Clot
Evacuation
With
or
Without
Decompressive Craniectomy for Spontaneous
Supratentorial Intracerebral Hemorrhage: A
Single Center, Prospective, Randomized,
Controlled Trial. 2016. 47(suppl_1): p.
ATP360-ATP360.
8. Kothari, R.U., et al., The ABCs of
measuring intracerebral hemorrhage volumes.
Stroke, 1996. 27(8): p. 1304-5.
9. Murthy, J.M., et al., Decompressive
craniectomy with clot evacuation in large
hemispheric
hypertensive
intracerebral
hemorrhage. Neurocrit Care, 2005. 2(3): p.
258-62.
10. Esquenazi, Y., et al., Decompressive
hemicraniectomy with or without clot

evacuation
for
large
spontaneous

supratentorial intracerebral hemorrhages. Clin
Neurol Neurosurg, 2015. 128: p. 117-22.
11. Fung, C., et al., Effect of Decompressive
Craniectomy on Perihematomal Edema in
Patients with Intracerebral Hemorrhage. PLoS
One, 2016. 11(2): p. e0149169.
12. Takeuchi, S., et al., Decompressive
hemicraniectomy
for
spontaneous
intracerebral hemorrhage. Neurosurg Focus,
2013. 34(5): p. E5.
13. Hansen, B.M., et al., Long term (13 years)
prognosis
after
primary
intracerebral
haemorrhage: a prospective population based
study of long term mortality, prognostic
factors and causes of death. J Neurol
Neurosurg Psychiatry, 2013. 84(10): p. 11505.
14. Teernstra, O.P., S.M. Evers, and A.H.
Kessels, Meta analyses in treatment of
spontaneous
supratentorial
intracerebral
haematoma. Acta Neurochir (Wien), 2006.
148(5): p. 521-8; discussion 528.
15.
Broderick, J.P., et al., Volume of

intracerebral hemorrhage. A powerful and
easy-to-use predictor of 30-day mortality.
Stroke, 1993. 24(7): p. 987-93.
16. Hemphill, J.C., 3rd, et al., Guidelines for
the Management of Spontaneous Intracerebral
Hemorrhage: A Guideline for Healthcare
Professionals From the American Heart
Association/American Stroke Association.
Stroke, 2015. 46(7): p. 2032-60.

237



×